Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tác động của chất lượng hệ thống ứng dụng tới niềm tin khách hàng trong hoạt động kinh tế chia sẻ, vai trò trung gian của lợi ích kinh tế và sự tự tin vào bản thân trường hợp khách hàng đặt xe taxi công nghệ tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 126 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CAO VĂN NGHĨA

TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG
ỨNG DỤNG TỚI NIỀM TIN KHÁCH HÀNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHIA SẺ, VAI
TRỊ TRUNG GIAN CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ
SỰ TỰ TIN VÀO BẢN THÂN: TRƯỜNG HỢP
KHÁCH HÀNG ĐẶT XE TAXI CƠNG NGHỆ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Thân Văn Hải
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 12 năm 2022
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Ngô Quang Huân - Phản biện 1
3. TS. Nguyễn Phan Thu Hằng - Phản biện 2
4. TS. Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên
5. TS. Lê Thị Kim Hoa - Thư ký


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA/VIỆN


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Cao Văn Nghĩa

MSHV: 20000261

Ngày, tháng, năm sinh: 04/05/1983
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Nơi sinh: Nam Định
Mã ngành: 8340101

I. TÊN ĐỀ TÀI: “TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG ỨNG DỤNG
TỚI NIỀM TIN KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHIA SẺ,
VAI TRỊ TRUNG GIAN CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ SỰ TỰ TIN VÀO BẢN
THÂN: TRƯỜNG HỢP KHÁCH HÀNG ĐẶT XE TAXI CƠNG NGHỆ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Tìm hiểu tác động của chất lượng hệ thống ứng dụng tới niềm tin khách hàng và vai
trị của lợi ích kinh tế, sự tự tin vào năng lực bản thân trong hoạt động kinh tế chia
sẻ. Đo lường và kiểm định mức độ tác động nói trên và đề xuất một số hàm ý quản
trị
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/04/2022.
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/10/2022.
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Thân Văn Hải
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20...
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS. Thân Văn Hải

TRƯỞNG KHOA/VIỆN


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên Em xin gởi lời tri ân chân thành đến Thầy, Cô tại Trường Đại học Cơng
Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, đã truyền đạt cho Em những kiến thức quí báu trong suốt
thời gian học tập và rèn luyện tại trường, từ đó giúp Em có được những nền tảng kiến
thức để vận dụng trong công việc thực tế và tạo tiền đề giúp Em hoàn thành luận văn
này và những định hướng xa hơn về học thuật và nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn, Em xin gởi lời biết ơn chân
thành tới thầy TS. Thân Văn Hải, người đã tận tâm chia sẻ và truyền cảm hứng cho
Em có tư duy nghiên cứu khoa học và hồn thiện hơn trong suy nghĩ về hoạt động

nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn.
Nhận thực được rằng nghiên cứu khoa học luôn là con đường không hề dễ dàng và
đầy thách thức, Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của q
Thầy, Cơ để luận văn được hồn thiện hơn và hồn thiện mình hơn trong nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Kinh tế chia sẻ là một hiện tượng kinh tế mới và đang phát triển mạnh mẽ. Tuy đã
được nghiên cứu ở các nước phát triển nhưng vẫn còn rất hạn chế những nghiên cứu
ở Việt Nam về lĩnh vực này. Tổng hợp từ những nghiên cứu trước cùng với những lý
thuyết nền hỗ trợ, tác giả đề xuất mơ hình và giả thuyết nghiên cứu về tác động của
chất lượng hệ thống ứng dụng tới niềm tin khách hàng với vài trò trung gian của lợi
ích kinh tế và sự tự tin vào bản thân.
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định tác động của các yếu tố trên tới niềm tin
của khách hàng bằng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính thơng qua tập dự liệu
khảo sát được thu thập từ 317 khách hàng sử dụng taxi công nghệ tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng hệ thống ứng dụng không chỉ tác động trực
tiếp cùng chiều tới niềm tin của khách hàng mà cịn có tác động gián tiếp thơng qua
hai yếu tố lợi ích kinh tế và sự tự tin vào bản thân của khách hàng, hơn nữa hai yếu
tố này còn làm gia tăng thêm mức độ của sự tác động này với hệ số hồi quy là 0.156
và 0.152 trong tác động trực tiếp tăng lên thành 0.340 và 0.371 trong hệ số hồi quy
tổng thông qua tác động gián tiếp. Dựa trên kết quả kiểm định mơ hình, nghiên cứu
đề xuất những hàm ý quản trị giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế chia sẻ ở Việt
Nam

ii



ABSTRACT
Sharing economy is a phenomenon in economy and being growth fast. Although it
has been studied in the developed countries, but not much in research in Vietnam.
From literature review and theorical background support, the research model and its
hypotheses are proposed for the impact of system quality on customer trust and
mediator role of economic benefit and sefl-efficacy.
This research is to test the impact of these dimensions on the customer trust by use
of structural equation modeling analysis, which is done based on the data of 317
surveys, these people provided the answers have been used technology-taxi in Ho Chi
Minh city.
The research result shows that system quality not only has positively direct impact
on the customer trust but also has an indirect impact via economic benefit and selfefficacy dimensions, furthermore, these dimessions increase the impact intensity by
increasing of correlation from 0.156 and 0.152 in direct impact to 0.340 and 0.371 of
total correlation in indirect impact. From the model test conclusion, the managerial
implications are suggested to expedite the development of sharing economy in Viet
Nam

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp “Tác động của chất lượng hệ thống ứng
dụng tới niềm tin khách hàng trong hoạt động kinh tế chia sẻ, Vai trị trung gian của
lợi ích kinh tế và sự tự tin vào bản thân: Trường hợp khách hàng đặt xe taxi cơng
nghệ tại thành phố hồ chí minh ” là của tác giả tự nghiên cứu, vận dụng các kiến thức
đã học và trao đổi với Giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè, tham khảo thông
tin từ các bài viết chính thống. Dữ liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn trung thực
và kết quả chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.

Học viên

Cao Văn Nghĩa

iv


MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. xi
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI..................................................................1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1

1.1.1 Từ bối cảnh lý thuyết nghiên cứu ...............................................................1
1.1.2 Từ bối cảnh thực tế thương mại trực tuyến và kinh tế chia sẻ ....................2
1.2

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................5

1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................5
1.3

Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................6


1.4

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................6

1.5

Đối tượng nghiên cứu..................................................................................7

1.6

Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................7

1.7

Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .....................................................................7

1.8

Kết cấu của luận văn ...................................................................................7

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................10
2.1

Một số khái niệm trong nghiên cứu ..........................................................10

2.1.1 Kinh tế chia sẻ và đồng tạo giá trị (sharing economy & value co-creation)10
2.1.2 Chất lượng hệ thống ứng dụng (system quality) .......................................12
2.1.3 Lợi ích kinh tế (economic benefit) ............................................................12
2.1.4 Sự tin tưởng vào năng lực bản thân (Self-efficacy) ..................................13
2.1.5 Niềm tin vào kinh tế chia sẻ (trust in sharing economy) ..........................14

2.2

Các mơ hình lý thuyết liên quan ...............................................................15

v


2.2.1 Lý thuyết trao đổi xã hội (Social Exchange Theory – SET) .....................16
2.2.2 Thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) ...................................16
2.2.3 Lý thuyết kỳ vọng (Expected utility theory) .............................................17
2.2.4 Lý thuyết quy kết (Attrribution theory) ....................................................17
2.3

Một số nghiên cứu liên quan .....................................................................18

2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài .............................................................................18
2.3.2 Nghiên cứu trong nước..............................................................................23
2.4

Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .............................24

2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................24
2.4.2 Đề xuất mơ hình nghiên cứu .....................................................................29
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................32
3.1

Quy trình nghiên cứu ................................................................................32

3.2


Phương pháp nghiên cứu...........................................................................33

3.2.1 Nghiên cứu định tính .................................................................................33
3.2.2 Nghiên cứu định lượng..............................................................................33
3.3

Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi ............................................................33

3.3.1 Thang đo chất lượng hệ thống ứng dụng ..................................................33
3.3.2 Thang đo lợi ích kinh tế ............................................................................35
3.3.3 Thang đo sự tự tin vào năng lực bản thân .................................................36
3.3.4 Thang đo niềm tin .....................................................................................37
3.4

Thiết kế mẫu nghiên cứu ...........................................................................38

3.4.1 Phương pháp chọn mẫu .............................................................................38
3.4.2 Kích thước mẫu .........................................................................................39
3.5

Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................39

3.5.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ...........................................................39
3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá - EFA ...........................................................40
3.5.3 Phân tích nhân tố khẳng định - CFA .........................................................41

vi


3.5.4 Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính - SEM ...........................................42

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................45
4.1

Giới thiệu về thị trường taxi công nghệ ....................................................45

4.2

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ...............................................................46

4.3

Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo ................................47

4.3.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo Khả năng tương tác .................................47
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Khả năng truy cập....................................47
4.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Lợi ích kinh tế .........................................48
4.3.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo Sự tự tin vào bản thân..............................48
4.3.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo Niềm tin ...................................................49
4.4

Phân tích nhân tố khám phá EFA..............................................................49

4.5

Phân tích nhân tố khẳng định - CFA .........................................................51

4.5.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình – Model fit ...............................51
4.5.2 Đánh giá chất lượng biến quan sát ............................................................52
4.5.3 Kiểm định tính phân biệt và tính hội tụ ....................................................53
4.5.4 Kết luận kết quả phân tích - CFA .............................................................54

4.6

Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính - SEM ...........................................55

4.6.1 Kiểm định mơ hình lý thuyết ....................................................................55
4.6.2 Kiểm định Bootstrap .................................................................................56
4.6.3 Kiểm định các mối quan hệ trong mơ hình ...............................................56
4.6.4 Phân tích cấu trúc đa nhóm nhân khẩu học (Multigroup analysis) ...........60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................63
5.1

Kết luận và Thảo luận về kết quả nghiên cứu ...........................................63

5.2

Hàm ý quản trị ...........................................................................................66

5.2.1 Hàm ý quản trị liên quan đến chất lượng hệ thống ứng dụng ...................67
5.2.2 Hàm ý quản trị liên quan đến lợi ích kinh tế .............................................67
5.2.3 Hàm ý quản trị liên quan đến sự tự tin vào bản thân ................................68

vii


5.2.4 Hàm ý quản trị liên quan đến vai trò trung gian của lợi ích kinh tế và sự tự
tin vào bản thân .........................................................................................69
5.2.5 Hàm ý quản trị liên quan đến Niềm tin khách hàng .................................70
5.3

Đóng góp của nghiên cứu .........................................................................70


5.4

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................74
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................81
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................83
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................86
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................89
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .................................................... 112

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu của Akande & cộng sự (2020) ..................................18
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu của Nadeem và cộng sự (2020) ................................19
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu của Negash & cộng sự (2016) ..................................21
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu của Barbu & cộng sự (2017) ....................................22
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu của Wang & cộng sự (2019) .....................................22
Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu đề xuất......................................................................30
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................32
Hình 4.1 Kết quả CFA chuẩn hóa ............................................................................51
Hình 4.2 Kết quả SEM mơ hình nghiên cứu (chuẩn hóa) ........................................55

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các giả thuyết nghiên cứu trong mơ hình đề xuất .....................................29
Bảng 3.1 Thang đo khả năng tương tác (KTT) .........................................................34
Bảng 3.2 Thang đo khả năng truy cập (KTC) ...........................................................35
Bảng 3.3 Thang đo lợi ích kinh tế (LKT) .................................................................36
Bảng 3.4 Thang đo sự tự tin vào năng lực bản thân (STT) .......................................37
Bảng 3.5 Thang đo niềm tin vào kinh tế chia sẻ (TIN).............................................38
Bảng 4.1 Đặc điểm thống kê mẫu trong nghiên cứu .................................................46
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Khả năng tương tác (KTT) ............47
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Khả năng truy cập (KTC) ..............48
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Lợi ích kinh tế (LKT) ....................48
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Sự tự tin vào bản thân (STT) .........49
Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Niềm tin khách hàng (TIN) ...........49
Bảng 4.7 Kết quả EFA - Ma trận xoay nhân tố.........................................................50
Bảng 4.8 Kết quả CFA – Mức ý nghĩa của các biến quan sát ..................................52
Bảng 4.9 Kết quả CFA – Hệ số hồi qui chuẩn hóa ...................................................53
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định hội tụ và phân biệt từ phân tích CFA ........................54
Bảng 4.11 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap ..........................................................56
Bảng 4.12 Hệ số hồi quy các mối quan hệ trong mơ hình (chưa chuẩn hóa) ...........57
Bảng 4.13 Hệ số hồi quy các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu (chuẩn hóa) .58
Bảng 4.14 Hệ số hồi quy tác động gián tiếp và tổng hợp .........................................59
Bảng 4.15 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..........................60
Bảng 4.16 Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm nhân khẩu học ................................61

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
B2C:

Business to Customer


CFA:

Confirmatory Factor Analysis

C2C:

Customer to Customer

EC:

Electronic Commerce hay E-commerce

EFA:

Exploratory Factor Analisis

SEM:

Structural Equational Modeling

SPSS:

Statistical Package for the Social Sciences

xi


CHƯƠNG 1
1.1


TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài

1.1.1 Từ bối cảnh lý thuyết nghiên cứu
Botsman & Rogers (2010) trong bài nghiên cứu của mình về xu hướng phát triển của
hợp tác sử dụng (collaborative consumption) đã tóm lược kinh tế chia sẻ trong câu
“what’s mine is yours” – tạm dịch là những thứ tôi đang sở hữu là của bạn – để nói
ngắn gọn về bản chất cốt lõi của kinh tế chia sẻ là chia sẻ quyền sử dụng.
Khi chia sẻ quyền sử dụng tài sản nhàn rỗi, không sử dụng tới hoặc không sử dựng
hết cho những người có nhu cầu trong ngắn hạn thì cả hai bên tham gia đểu có thể
nhận được những lợi ích kinh tế nhất định, bên chia sẻ thì tạo được thu nhập từ việc
chia sẻ tài sản, bên nhận chia sẻ thì có thể tiết kiệm hơn về chi phí thuê, sử dụng trong
ngắn hạn, chẳng hạn như trong nghiên cứu của Barnes & Mattsson (2017) đã chỉ ra
mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa lợi ích kinh tế và ý định tham gia kinh tế chia sẻ
của khách hàng trong lĩnh vực chia sẻ ô tô con trên nền tảng MinBilDinbil ở Đan
Mạch .
Giá trị cốt lõi của kinh tế chia sẻ là tận dụng nguồn lực nhàn rỗi, sẵn có với chi phí
thấp để tạo ra giá trị cho khách hàng và cho xã hội. Để có được sự tham gia của khách
hàng thì cần có một nền tảng tương tác có chất lượng để các bên tham gia có thể kết
nối với nhau một cách thông minh và tiện lợi nhất, để họ hiểu rõ được lợi ích của việc
tham gia và cùng tạo ra những giá trị.
Rất nhiều nghiên cứu đã áp dụng các thuyết hành động hợp lý, thuyết chấp nhận cơng
nghệ làm nền tảng lý thuyết để giải thích cho những yếu tố sẽ tác động tới hành vi
tham gia vào hoạt động kinh tế chia sẻ. Trong đó, một trong những yếu tố thúc đẩy
khách hàng tham gia vào hoạt động kinh tế chia sẻ là vì nhận thấy lợi ích, cụ thể thiết
thực nhất là lợi ích về mặt kinh tế.

1



Hơn nữa, từ đặc điểm dễ thấy của kinh tế chia sẻ đó là khách hàng tương tác trực
tuyến tuy có thể tiết kiệm thời gian, tiện lợi trong tìm kiếm thơng tin, đa dạng lựa
chon nhưng lại có thể đối mặt với vấn đề là làm sao có thể tin tưởng được về chất
lượng, sự phù hợp, tính an toàn hay ngay cả việc đánh giá rủi ro của việc tham gia
tương tác trực tuyến mà lại sử dụng sản phẩm dịch vụ hữu hình, thế nên yếu tố niềm
tin đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh tế chia sẻ. Hawlitschek và cộng sự
(2016, 2018) trong các nghiên cứu của mình đã lập luận rằng có mối quan hệ giữa
niềm tin tới ý định hành vi trong kinh tế chia sẻ ở cả khía cạnh khách hàng chia sẻ và
khách hàng nhận chia sẻ. Có thể thấy niềm tin như là một cầu nối vơ hình kết nối các
bên tham gia trong hoạt động kinh tế chia sẻ.
Nhiều nghiên cứu trước đó cũng đã đề cập về vấn đề niềm tin, cũng như phân tích
các khía cạnh của niềm tin (Kim và cộng sự, 2015; Barbu và cộng sự, 2017; Wang
và cộng sự, 2019). Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu vẫn chưa đặt trọng tâm vấn đề
nghiên cứu về niền tin, hoặc chỉ mới đặt niềm tin như một tiền tố tác động tới hành
vi. Niềm tin trong bối cảnh kinh tế chia sẻ có thể được xây dựng nhờ nền tảng cơng
nghệ có tính tương tác và truy cập linh hoạt cùng với lợi ích kinh tế mang lại với sự
tự tin vào năng lực của bản thân người tham gia. Rõ ràng vấn đề này cần được nghiên
cứu khi mà kinh tế chia sẻ đã cho thấy những mặt tích cực và đem lai nhiều lợi ích
cho sự phát triển của xã hội
1.1.2 Từ bối cảnh thực tế thương mại trực tuyến và kinh tế chia sẻ
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên của tương tác và chia sẻ, con
người đang sử dụng ngày càng nhiều hơn nhưng thiết bị điện tử được phát triển và
tích hợp với nền tảng cơng nghệ số như điện thoại thơng minh, máy tính bảng, máy
tính xách tay…Những thiết bị cơng nghệ này có một thuộc tính chung đó là kết nối
internet. Những thiết bị công nghệ và internet trở thành cầu nối giúp con người giao
tiếp, tương tác với nhau nhanh hơn trong hầu hết hoạt động cuộc sống, đáp ứng nhiều
nhu cầu từ vui chơi giải trí, đi lại, cơng việc, học tập và kinh doanh. Một điều mà có
lẽ ai cũng nhận ra, internet đã và đang tác động một cách sâu và rộng trong cuộc sống

của nhân loại. Internet xuất hiện đã mang lại sự thay đổi to lớn trong nhiều lĩnh vực

2


nhu kinh tế, khoa học, kỹ thuật.
Ngày nay internet là công cụ không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội. Tuy
nhiên, người dùng internet trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn cịn
gặp nhiều thách thức khi đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh trong không gian mạng
như tin/thư rác (spam), lạm dụng quảng cáo, tin tức không trung thực, an ninh mạng
(lừa đảo, đánh cắp thông tin…). Tuy nhiên, vượt qua những vấn đề trên, internet vẫn
cho thấy vai trò quan trọng và sâu rộng trong sự phát triển của xã hội. Một con số ấn
tượng theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) thì tới tháng 1
năm 2020 Việt nam có khoảng 68,17 triệu người sử dụng internet – chiếm 70% dân
số, là quốc gia đứng vị trí 18 trên thế giới về tỉ lệ người dùng internet
(giadinh.bvhttdl.gov.vn). Cũng theo thống kê của Bộ VHTTDL thì nước ta có tới 65
triệu người dùng mạng xã hội – chiếm 67% dân số và là nước đứng trong nhóm 10
quốc gia có lượng người dùng Facebook và Youtube cao nhất thế giới – đây là hai
mạng xã hội có tính kết nối, tương tác và chia sẻ phổ biến nhất thế giới.
Cùng bối cảnh phát triển chung của thế giới, Thương mại điện tử (EC) và công nghệ
số cũng phát triển nhanh chóng và đang trở thành xu thế tại Việt Nam. Theo sách
trắng thương mại điện tử của Bộ cơng Thương năm 2021 thì tỉ lệ mua sắm trực tuyến
của Việt Nam năm 2020 là 41% cao nhất trong Khu vực Đơng Nam Á (tỉ lệ trung
bình khu vực là 36%). Việt nam là một thị trường Thương mại điện tử năng động
nhất khu vực.
Không thể phủ nhận lợi ích to lớn mà EC nó đem lại cho xã hội và đặc biệt là trong
kinh doanh, từ sự tinh giảm nguồn lực giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành cùng
với sự tiện lợi trong mua sắm cũng như đa dạng lựa chọn cho người tiêu dùng từ đó
kích thích nhu cầu mua sắm. Tuy nhiên, cơ chế căn bản vẫn là dựa trên mối quan hệ
cơ bản mua và bán của các doanh nghiệp (Business to Business - B2B) hay giữa

doanh nghiêp (là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ) và khách hàng tiêu dùng
(Business to Customer – B2C). Ở đây quyền sở hữu của sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ được chuyển cho người mua thông qua hoạt động mua-bán trên các nền tảng

3


thương mại điện tử. Từ đó sẽ thấy mối quan hệ mua bán của các khách hàng với nhau
hoặc của người bán lẻ với người mua (Customer to Customer – C2C) vẫn cịn hạn
chế và khơng nhiều hỗ trợ trọng hoạt động thương mại điện tử.
Mối quan hệ C2C thực sự nổi lên khi nền tảng chia sẻ ứng dụng kỹ thuật số và internet
giải phóng các hạn chế về tương tác, ở đó các khách hàng có quyền chia sẻ, cập nhật
hàng hóa và dịch vụ trong một mạng lưới ngang hàng. Từ đó hình thành nên khái
niệm kinh tế chia sẻ (sharing economy), kinh tế ngang hàng (peer to peer economy)
hay tiêu dùng cộng tác (collaborative consumption). Tên gọi có thể khác nhau nhưng
đều dựa trên nguyên tắc chia sẻ quyền sử dụng tài sản trong ngắn hạn dựa trên nguồn
lực có sẵn và sự sẵn sàng chia sẻ của bên sở hữu thay vì chuyển quyền sở hữu như
hoạt động mua bán thông thường hay Thương mại điện tử. Hoạt động của kinh tế chia
sẽ cần dựa trên một nền tảng công nghệ (technological platform) nơi mà khách hàng
có thể tương tác ngang hàng (peer to peer).
Trong kinh tế chia sẻ, một trong những nền tảng được xem là thành công nhất là ứng
dụng gọi xe taxi công nghệ Grab – đây là ứng dụng kết nối những người cần sử dụng
xe trong ngắn hạn và người sở hữu xe mà khơng sử dụng hết và có thời gian cũng
như sẵn sàng tham gia vào làm dịch vụ chia sẻ, sử dụng xe để có nguồn thu nhập.
Ngồi ra, hoạt động kinh tế chia sẻ cịn đang phát triển trong các lĩnh vực khác như
dịch vụ chia sẻ phòng (AirBnB), dịch vụ du lịch (Triip.me), dịch vụ sửa chữa (Rada),
dịch vụ tài chính (Finhay; huydong.com; tima.vn, lendbiz.vn; …).
Như một xu thế tất yếu của xu hướng phát triển, trong những năm gần đây các nền
tảng hoạt động kinh tế chia sẻ đã được du nhập, hình thành ở nước ta và có sự phát
triển mạnh mẽ, đang cạnh tranh và phần nào thay thế kinh tế truyền thống trong cùng

lĩnh vực. Dù vậy những vấn đề đặt ra để kinh tế chia sẻ phát triển trong một môi
trường kinh tế ở nước ta cũng chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt như vấn đề niềm
tin của người sử dụng, lợi ích mang lại, mối quan tâm, sức ảnh hưởng, khung pháp
lý, vv. Những nghiên cứu chỉ giới hạn và chưa thực sự thành xu hướng, các nghiên
cứu trong nước mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng quan về thực trạng chưa có nhiều

4


nghiên cứu định tính. Hơn nữa yếu tố cốt lõi là niềm tin cũng chưa được đặt vào làm
trọng tâm nghiên cứu trong bối cảnh ở nước ta.
Với nền tảng lập luận như trên là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “TÁC ĐỘNG
CỦA CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG ỨNG DỤNG TỚI NIỀM TIN KHÁCH HÀNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHIA SẺ, VAI TRỊ TRUNG GIAN CỦA LỢI
ÍCH KINH TẾ VÀ SỰ TỰ TIN VÀO BẢN THÂN: TRƯỜNG HỢP KHÁCH HÀNG
ĐẶT XE TAXI CÔNG NGHỆ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. Nghiên cứu này
nhằm khảo sát tác động giữa các yếu tố chất lượng hệ thống ứng dung, lợi ích kinh
tế, sự tự tin vào năng lực bản thân tới niềm tin của khách hàng đặt xe taxi công nghệ.
Nghiên cứu là để đóng góp vào khung lý thuyết của yếu tố niềm tin trong bối cảnh
kinh tế chia sẻ, cũng như đề xuất một số hàm ý quản trị cho lĩnh vực kinh tế chia sẻ
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của chất lượng hệ thống ứng dụng tới niềm tin khách hàng và vai
trị của lợi ích kinh tế, sự tự tin vào năng lực bản thân trong hoạt động kinh tế chia
sẻ. Từ đó đề xuất các hàm ý chính sách và hàm ý quản trị cho sự phát triển của taxi
công nghệ nói riêng và kinh tế chia sẻ nói chung.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài nghiên cứu thực hiện nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
- Mục tiêu thứ nhất: Đo lường tác động của chất lượng hệ thống ứng dụng tới lợi ích
kinh tế, sự tự tin vào năng lực bản thân và niềm tin khách hàng đặt xe taxi công nghệ.
- Mục tiêu thứ hai: Đo lường tác động của lợi ích kinh tế và sự tự tin vào năng lực
bản thân tới niềm tin của khách hàng đặt xe taxi công nghệ.
- Mục tiêu thứ ba: Đánh giá vai trị trung gian của lợi ích kinh tế và sự tự tin vào năng
lực bản thân trong sự tác động của chất lượng hệ thống ứng dụng tới niềm tin khách
hàng đặt xe taxi công nghệ

5


- Mục tiêu thứ tư: Đề xuất hàm ý chính sách và hàm ý quản trị cho các nhà phát triển
nền tảng taxi công nghệ và nền tảng kinh tế chia sẻ
1.3

Câu hỏi nghiên cứu

- Chất lượng hệ thống ứng dụng tác động như thế nào tới niềm tin khách hàng trong
hoạt động kinh tế chia sẻ của khách hàng khi đặt xe taxi công nghệ tại tại Thành phố
Hồ Chí Minh?
- Yếu tố lợi ích kinh tế và sự tự tin vào năng lực bản thân có vai trị như thế nào trong
mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống ứng dụng và niềm tin khách hàng trong hoạt
động kinh tế chia sẻ của khách hàng khi đặt xe taxi cơng nghệ tại tại Thành phố Hồ
Chí Minh?
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể rút ra những kết luận và hàm ý nào trong
hoạt động taxi cơng nghệ nói riêng và trong kinh tế chia sẻ nói chung?
1.4

Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này sử dụng 2 phương pháp gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên
quan trước đây để đề xuất mơ hình nghiên cứu và thiết kế thang đo tương ứng. Tiếp
theo là thực hiện phỏng vấn để hiệu chỉnh lại các thang đo của các yếu tố trong mơ
hình nghiên cứu đề xuất làm cơ sở xây dựng thang đo cho bước nghiên cứu định
lượng tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: để kiểm định mơ hình lý thuyết thì nghiên
cứu định lượng thu thập thơng tin thông qua bảng câu hỏi khảo sát được hiệu chỉnh
từ nghiên cứu định tính, sử dụng phần mềm thống kê SPSS 22.0 để phân tích dữ liệu
gồm: phân tích độ tin cậy của các thang đo với kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường sự hội tụ các thang đo. Từ đó
đánh giá được độ tin cậy và giá trị của bộ số liệu và thang đo sử dụng.

6


Nghiên cứu định lượng tiếp theo là kiểm định mô hình đo lường qua phân tích nhân
tố khẳng định CFA và kiểm định giả thuyết mơ hình qua phân tích mơ hình hóa cấu
trúc tuyến tính SEM bằng phần mềm AMOS 24
1.5

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu đề tài này là tác động của chất lượng hệ thống ứng dụng tới
niềm tin khách hàng và vai trò lợi ích kinh tế, sự tự tin vào năng lực bản thân trong
hoạt động kinh tế chia sẻ.
- Đối tượng khảo sát: những khách hàng tại Thành Phố Hồ Chí Minh sử dụng xe taxi
công nghệ.

1.6

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: nghiên cứu này được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04/2022 đến tháng
10/2022.
1.7

Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu của đề tài này giúp cho chúng ta biết được mối quan hệ giữa niềm tin
của khách hàng sử dụng taxi công nghệ với chất lượng hệ thống ứng dụng, lợi ích
kinh tế và sự tự tin vào năng lực bản thân của khách hàng trong hoạt động kinh tế
chia sẻ là như thế nào. Đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm và những hiểu biết
nhất định về vai trò yếu tố niềm tin trong kinh tế chia sẻ.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cung cấp những thông tin cần thiết một cách định
lượng và khách quan, giúp nhà phát triển ứng dụng hiểu mối quan hệ của chất lượng
ứng dụng và niềm tin của khách hàng để có thể tạo ra những nền tảng ứng dụng đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Đồng thời cũng thấy được vai trò trung gian của lợi ích kinh
tế và sự tự tin vào bản thân trong mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống ứng dụng và
niền tin của khách hàng trong gia kinh tế chia sẻ.
1.8

Kết cấu của luận văn

7


Đề tài gồm 5 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài
Trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu của
đề tài và kết cấu của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Tổng quan về cơ sở lý thuyết, các mơ hình nghiên cứu trong nước, ngồi nước có liên
quan đến nội dung nghiên cứu; Đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên
cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Đề xuất quy trình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu (nghiên cứu định tính và định
lượng, xác định kích cỡ mẫu nghiên cứu, cách thức chọn mẫu và các cơ sở đánh giá
kết quả phân tích).
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu và kiểm định mơ hình, giả thuyết nghiên cứu
(kiểm định độ tin cậy của thang đo, độ phù hợp của mơ hình, kiểm định các giả thiết
nghiên cứu, kiểm định sự khác biệt và đánh giá kết quả nghiên cứu).
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Từ kết quả nghiên cứu định lượng ở chương 4, thảo luận về kết quả nghiên cứu và đề
xuất các hàm ý quản trị, đánh giá những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo.

8


TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Tác giả trình bày lý do chọn đề tài, đặt ra mục tiêu nghiên cứu chung và cụ thể, câu
hỏi nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên và phạm vi
nghiên cứu để từ đó tạo tiền đề để đề tài nghiên cứu được thực hiện một cách tuần tự
có hệ thống thơng qua kết cấu 5 chương của luận văn. Qua đó, nêu ra được ý nghĩa
của nghiên cứu.


9


CHƯƠNG 2
2.1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một số khái niệm trong nghiên cứu

2.1.1 Kinh tế chia sẻ và đồng tạo giá trị (sharing economy & value co-creation)
Kinh tế chia sẻ (sharing economy) là cách gọi của một hiện tượng (phenomenon)
được sinh ra bởi sự phát triển của internet (Belk, 2013). Những thuật ngữ khác như
kinh tế ngang hàng (peer to peer) hay hợp tác sử dụng (collaborative consumption)
cũng thường được dùng trong các nghiên cứu về kinh tế chia sẻ. Belk (2010) đã định
nghĩa kinh tế chia sẻ là những hoạt động trao đi, nhận lấy hoặc chia sẻ quyền sử dụng
sản phẩm và dịch vụ thông qua nền tảng tương tác cộng đồng trực tuyến (communitybased online service).
Nguyên lý chính của kinh tế chia sẻ là hệ thống kinh tế dựa trên sự chia sẻ những tài
sản và dich vụ khơng dùng hết có thể là miễn phí hoặc có một các trực tiếp giữa các
cá nhân (Botsman & Rogers, 2010). Cốt lõi trong khái niệm hóa của sự chia sẻ trong
mơi trường kinh tế chính là một nền tảng kỹ thuật số, nơi mà diễn ra sự trao đổi,
tương tác của các bên tham gia (Schor, 2016). Trong giai đoạn đầu của kinh tế chia
sẻ, các nhà nghiên cứu thường khái niệm hóa kinh tế chia sẻ bằng sự tập trung vào
những tương tác thông qua nghĩa của khái niệm chia sẻ vào mối quan hệ kinh tế đơn
lẻ (Belk, 2010, 2013). Tuy nhiên với sự phát triển của nền tảng tương tác đa chiều
(multi-sided platform) nó đã mở rộng hơn tầm ảnh hưởng kinh tế chia sẻ trong toàn
xã hội (Clauss và cộng sự, 2018)
Trong nghiên cứu của Hawlitschek và cộng sự (2018) đã tổng hợp và đưa ra bảy đặc
điểm xác định đối với kinh tế chia sẻ, bao gồm:

1) Tăng tỉ lệ sử dụng tài nguyên: những nguồn tài nguyên hiện có khơng được sử
dụng hết cơng suất ngày càng nhiều, ví dụ như phịng trống, máy móc thiết bị nhàn
rỗi và chỉ được sử dụng theo thời điểm
2) Nguyên tắc ngang hàng (peer to peer principle): Nguồn tài nguyên là được sử
hữu, chia sẻ, và sử dụng bởi các cá nhân.

10


3) Có khoản hồn trả: Nguồn lực được chia sẻ để đổi lấy tiền hoặc các khoản bồi
thường khác
4) Không chuyển quyền sở hữu: Nguồn tài nguyên được trả lại sau khi sử dụng, ý
này sẽ bao gồm cả hình thức cho thuê nhưng không bao gồm mua bán.
5) Nguồn tài nguyên phải là hữu hình: Nguồn tài nguyên tham gia trong chia sẻ phải
phần nào đó hoặc hồn tồn dự trên sản phẩm hữu hình như căn hộ hay phương tiện
giao thông.
6) Tận dụng hệ thống thông tin: Giao dịch được điều phối bởi hệ thống thông tin
giao tiếp dựa trên nền tảng ứng dựng công nghệ chứ không phải dự trên một trung
tâm thông tin kiểu tổng đài điều phối
7) Có tính tạm thời: quyền tiếp cận và sử dụng nguồn tài ngun có tính tạm thời
và dẫn tới giao dịch được thực hiện trong ngắn hạn, có tính thời điểm và bất chợt.
Những đặc điểm trên cho thấy được được rằng kinh tế chia sẻ được hình thành như
một nhu cầu và xu thế tất yếu để làm cho xã hội tốt hơn, nơi mà con người có thể sử
dụng các nguồn lực một cách tối ưu hơn, tạo ra những giá trị cho bản thân và cho
cộng đồng cũng như giảm sự tác động tới môi trường. Một thành phần thiết yếu của
kinh tế chia sẻ là khách hàng hay người dùng dịch vụ được chia sẻ, sự tham gia của
người dùng sẽ góp phần đồng tạo giá trị (co-creation value) một cách liên tục
(Nadeem & Al-Imamy, 2020).
Đồng tạo giá trị được xem như là quá trình tạo ra những giá trị cùng nhau giữa các
bên tham gia. Theo Prahalad & Ramaswamy (2004) đồng tạo giá trị là sự hợp tác

giữa khách hàng và người cung cấp để cùng lên ý tưởng, cùng thiết kế, cùng phát
triển sản phẩm mới. Trong marketing thì quan niệm phổ biến của đồng tạo giá trị là
khi khách hàng chuyển từ trạng thái là khán giả bị động sang thành đối tác chủ động
làm việc cùng với người cung cấp (Tajvidi và cộng sự, 2017). Giá trị cốt lõi và ý
nghĩa của sự chia sẻ chính là cùng nhau tạo ra giá trị làm cho cuộc sống văn minh và
tốt đẹp hơn.

11


×