Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế công lập có trình độ từ đại học trở lên tại tỉnh cà mau năm 2017 và định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

TRỊNH MINH KHÉN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ CƠNG LẬP
CĨ TRÌNH ĐỘ TỪ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN TẠI TỈNH CÀ MAU
NĂM 2017 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

TRỊNH MINH KHÉN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ CƠNG LẬP
CĨ TRÌNH ĐỘ TỪ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN TẠI TỈNH CÀ MAU
NĂM 2017 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030
Chuyên ngành: Y tế công cộng


Mã số: 62.72.03.01.CK

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN TRUNG KIÊN

CẦN THƠ – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nghiên cứu trong luận án là trung thực, chính xác và chưa từng được công
bố trong bất kỳ nghiên cứu nào./.

Cần Thơ, ngày 25 tháng 10 năm 2018
Ngƣời thực hiện luận án

Trịnh Minh Khén


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Trung Kiên, người
Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo các đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh Cà
Mau đã nhiệt tình tham gia giúp đỡ tơi thu thập số liệu điều tra để thực hiện

hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ tơi
rất nhiều trong quá trình học tập.
Xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn sâu sắc nhất./.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 10 năm 2018
Ngƣời thực hiện luận án

Trịnh Minh Khén


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Hệ thống y tế ...................................................................................................... 3
1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực y tế .................................................................. 10
1.3. Tình hình nguồn nhân lực y tế ........................................................................ 12
1.4. Cơ sở pháp lý đánh giá thực trạng nguồn nhân lực y tế ................................ 17
1.5. Nhu cầu về nguồn nhân lực y tế ..................................................................... 21
1.6. Một số nghiên cứu liên quan ........................................................................... 23
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26
2.l. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ..................................................... 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 26

2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................... 40
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 41
3.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế có trình độ từ đại học trở lên của tỉnh Cà
Mau, tháng 8/2017 (dân số tỉnh Cà Mau có 1.226.242 người) ............................ 41
3.2. Xác định tỉ lệ sự hài lòng và nhu cầu về điều kiện cơng tác của đội ngũ nhân
lực y tế trình độ đại học trở lên của tỉnh Cà Mau, năm 2017. .............................. 57


3.3. Nhu cầu về số lượng và đào tạo nguồn nhân lực y tế từ đại học trở lên tại các
cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn từ năm 2018 đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 ....................................................................... 61
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 65
4.1. Thực trạng về số lượng, trình độ, cơ cấu nhân lực y tế từ đại học trở lên tại
các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau, năm 2017............................... 65
4.2. Xác định tỉ lệ sự hài lịng và nhu cầu về điều kiện cơng tác của đội ngũ nhân
lực y tế trình độ đại học trở lên của tỉnh Cà Mau, năm 2017. .............................. 75
4.3. Nhu cầu về số lượng và đào tạo nguồn nhân lực y tế từ đại học trở lên tại các
cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn từ năm 2018 đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 ....................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng việt
ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm


BS

Bác sỹ

BSCK1

Bác sỹ chuyên khoa cấp 1

BSCK2

Bác sỹ chuyên khoa cấp 2

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y tế

BVĐK

Bệnh viện Đa khoa

CBYT


Cán bộ y tế

CK

Chuyên khoa

CK1

Chuyên khoa cấp 1

CK2

Chuyên khoa cấp 2

CNĐDĐK

Cử nhân điều dưỡng đa khoa

CNĐDPS

Cử nhân điều dưỡng phụ sản

CNGMHS

Cử nhân gây mê hồi sức

CNRHM

Cử nhân răng hàm mặt


CNYTCC

Cử nhân Y tế công cộng

CNXN

Cử nhân xét nghiệm

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

DS

Dược sỹ

ĐD

Điều dưỡng

ĐH

Đại học

ĐHCK


Định hướng chuyên khoa


KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KTV

Kỹ thuật viên

NQ

Nghị quyết

PKĐKKV

Phịng khám Đa khoa khu vực

PYT

Phòng Y tế

QL

Quản lý

SĐH

Sau đại học


STT

Số thư tự

SYT

Sở Y tế

ThS

Thạc sỹ

TS

Tiến sỹ

TP

Thành phố

TT

Thông tư

TYT

Trạm Y tế

TTYT


Trung tâm Y tế

TW

Trung ương

YTCC

Y tế công cộng

Tiếng Anh
AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

HIV

Human Immunodeficency Virus
(Siêu vi gây giảm miễn dịch người)

SARS

Severe Acute Repiratory Syndrome
(Hội chứng suy hô hấp cấp nặng)

WHO

Word Health Organization

(Tổ chức y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tỉ lệ Bs, Ds/10.000 dân 05 tỉnh miền Trung Tây Nguyên: ............ 15
Bảng 1.2. Tỉ lệ Bs, Ds/10.000 dân 04 tỉnh miền Đông Nam Bộ: ................... 16
Bảng 1.3. Tỷ lệ Bs, Ds/10.000 dân các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long
năm 2015 ......................................................................................................... 16
Bảng 1.4. Sự phát triển nhân lực BS, DS tỉnh Cà Mau từ năm 1976 đến năm
2015 ................................................................................................................. 17
Bảng 1.5. Chỉ tiêu BS, Ds, giường bệnh/ vạn dân .......................................... 18
Bảng 1.6. Chỉ tiêu BS, Ds, giường bệnh/ vạn dân ......................................... 18
Bảng 1.7. Định mức biên chế cở sở khám, chữa bệnh .................................... 18
Bảng 1.8. Cơ cấu cán bộ theo bộ phận, lĩnh vực chuyên môn ........................ 19
Bảng 1.9. Định mức biên các Trung tâm hệ dự phòng tuyến tỉnh .................. 19
Bảng 1.10. Định mức biên chế các Trung tâm Y tế huyện, thành phố ........... 20
Bảng 1.11. Cơ cấu cán bộ theo bộ phận, chun mơn hệ dự phịng ............... 20
Bảng 1.12. Chỉ tiêu BS, Ds, giường bệnh/ vạn dân ........................................ 21
Bảng 1.13. Chỉ tiêu Bác sỹ tuyến y tế xã ........................................................ 21
Bảng 1.14. Nhu cầu của một số tỉnh, thành phố từ năm 2010 – 2020 ............ 22
Bảng 2.1. Định mức biên chế cở sở khám, chữa bệnh .................................... 32
Bảng 2.2. Định mức biên các Trung tâm hệ dự phòng tuyến tỉnh .................. 32
Bảng 2.3. Định mức biên chế các Trung tâm Y tế huyện, thành phố ............. 33
Bảng 2.4. Cơ cấu cán bộ theo bộ phận hệ dự phòng....................................... 33
Bảng 2.5. Cơ cấu cán bộ theo bộ phận, lĩnh vực chuyên môn ........................ 34
Bảng 2.6. Cơ cấu cán bộ theo chun mơn hệ dự phịng ................................ 35
Bảng 2.7. Chỉ tiêu BS, Ds, giường bệnh/ vạn dân .......................................... 36
Bảng 2.8. Chỉ tiêu Bác sỹ tuyến y tế xã .......................................................... 36



Bảng 3.1. Số lượng theo dân tộc của đối tượng nghiên cứu ........................... 41
Bảng 3.2. Số lượng theo thời gian công tác của đối tượng ............................. 42
Bảng 3.3. Số lượng cán bộ y tế theo loại hình đào tạo ................................... 42
Bảng 3.4. Số lượng cán bộ theo tuyến công tác .............................................. 42
Bảng 3.5. Số lượng cán bộ theo nhóm đơn vị công tác .................................. 43
Bảng 3.6. Số lượng cán bộ theo lĩnh vực chuyên môn ................................... 43
Bảng 3.7. Số lượng cán bộ theo địa bàn huyện/thành phố.............................. 44
Bảng 3.8. Số lượng cán bộ theo tuyến, theo lĩnh vực chuyên môn cơng tác .. 45
Bảng 3.9. Trình độ cán bộ theo các loại hình đào tạo ..................................... 46
Bảng 3.10. Trình độ dược sĩ theo loại hình đào tạo ........................................ 47
Bảng 3.11. Trình độ Cử nhân y tế theo chuyên ngành đào tạo ....................... 47
Bảng 3.12. Cơ cấu nhân lực theo bộ phận tại các Bệnh viện tỉnh .................. 48
Bảng 3.13. Cơ cấu nhân lực theo bộ phận tại các đơn vị y tế ngành có giường
bệnh ................................................................................................................. 49
Bảng 3.14. Cơ cấu nhân lực theo bộ phận tại các Bệnh viện huyện ............... 50
Bảng 3.15. Cơ cấu nhân lực theo bộ phận tại các TTYT huyện ..................... 51
có giường bệnh ................................................................................................ 51
Bảng 3.16. Tổng hợp chung cơ cấu cán bộ theo bộ phận các bệnh viện và các
cơ sở điều trị .................................................................................................... 52
Bảng 3.17. Cơ cấu nhân lực BS tại các Trung tâm hệ dự phòng tuyến tỉnh ... 53
Bảng 3.18. Cơ cấu nhân lực BS tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện ............ 53
Bảng 3.19. Tỉ lệ cán bộ chuyên môn tại các Bệnh viện tỉnh .......................... 54
Bảng 3.20. Tỉ lệ cán bộ tại các Bệnh viện, đơn vị y tế ngành ........................ 54
Bảng 3.21. Tỉ lệ cán bộ chuyên môn tại các Bệnh viện huyện ....................... 55
Bảng 3.22. Tỉ lệ cán bộ chun mơn tại các TTYT huyện có giường bệnh ... 55
Bảng 3.23. Tỉ lệ cơ cấu cán bộ theo chuyên môn tại các bệnh viện và các cơ
sở điều trị ......................................................................................................... 56



Bảng 3.24. Sự phân bổ theo chuyên ngành được đào tạo ............................... 57
Bảng 3.25. Sự chấp nhận với điều kiện nơi cơng tác ...................................... 57
Bảng 3.26. Sự hài lịng về chế độ chính sách ................................................. 58
Bảng 3.27. Các nguyên nhân chưa thỏa đáng về chế độ chính sách .............. 59
Bảng 3.28. Sự hài lòng về thời gian thực hiện chế độ chính sách .................. 59
Bảng 3.29. Tình trạng làm thêm ngồi giờ cải thiện thu nhập........................ 60
Bảng 3.30. Các chính sách cần điều chỉnh cho cán bộ y tế ............................ 60
Bảng 3.31. Các chính sách cần điều chỉnh để thu hút cán bộ y tế .................. 60
Bảng 3.32. Đặc điểm nhu cầu học tập bồi dưỡng cho CBYT......................... 61
Bảng 3.33. Phản hồi của CBYT về công tác luân chuyển vị trí làm việc....... 61
Bảng 3.34. Số lượng cán bộ về hưu trong giai đoạn 2018 – 2030.................. 61
Bảng 3.35. Số lượng trình độ cán bộ về hưu trong giai đoạn 2018 – 2030 .... 62
Bảng 3.36. Nhu cầu số lượng bậc đại học đến năm 2020 ............................... 62
Bảng 3.37. Nhu cầu số lượng BS, DS, CN bậc sau đại học đến năm 2020 .... 63
Bảng 3.38. Nhu cầu số lượng bậc đại học từ năm 2021 đến năm 2030 ......... 63
Bảng 3.39. Nhu cầu số lượng BS, DS, CN sau đại học từ năm 2021 - 2030 . 64


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Số lượng theo giới tính của đối tượng nghiên cứu ..................... 41
Biểu đồ 3.2. Trình độ bác sỹ theo loại hình đào tạo (n=1.060BS) ................. 46
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ sự hài lòng về chế độ chính sách ....................................... 58


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Động lực cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là nhân tố con người, là nguồn

nhân lực được đào tạo và phát triển toàn diện, mà Nghị quyết Đại hội lần thứ
VIII của Đảng đã xác định: “Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của
sự phát triển và là Nhân tố quyết định mọi thắng lợi”.
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về cơng
tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình mới, đã khẳng định:
“Trong hơn 10 năm qua công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân
dân ở nước ta tiếp tục đạt nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt
là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy
hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày càng một đa dạng;
nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và
trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước. Bảo hiểm y tế được hình
thành và bước đầu phát huy tác dụng. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã
được chăm sóc sức khỏe tốt hơn; phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe
của nước ta đều vượt so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu
người” [2].
Ngày 05/10/2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
243/2005/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về cơng tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới [43] và Quyết định số
153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
[44]. Một trong những giải pháp chủ yếu của Ngành Y tế là đào tạo, chuẩn
hóa đội ngũ cán bộ y tế để có đủ nhân lực với chất lượng phù hợp, cơ cấu


2

đồng bộ để phục vụ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, thực hiện chiến lược
con người trong giai đoạn phát triển của đất nước.
Ngành Y tế tỉnh Cà Mau từ ngày tái thành lập tỉnh (ngày 01/01/1997)

đến nay đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân, góp phần hồn thành các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh nhà, đời sống
nhân dân từng bước được nâng lên, quốc phòng an ninh được giữ vững. Tuy
nhiên Cà Mau vẫn còn là một trong các tỉnh nghèo của khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, năm 2016 có tổng dân số 1.241.300 người, kinh tế chủ yếu là
nơng nghiệp đời sống vẫn cịn nhiều khó khăn [30], [57].
Trong những năm qua, Ngành Y tế đã có nhiều cố gắng, tranh thủ mọi
khả năng để đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu khám,
chữa bệnh, phịng bệnh góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay tỉnh Cà Mau vẫn còn trong tình trạng
thiếu cán bộ cả 3 tuyến (tỉnh, huyện, xã) so với nhu cầu đặt ra của tỉnh.
Để đánh giá thực trạng tình hình cán bộ y tế tại thời điểm năm 2017 và
xây dựng định hướng phát tiển nguồn nhân lực Ngành Y tế tỉnh Cà Mau giai
đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế cơng
lập có trình độ từ đại học trở lên tại tỉnh Cà Mau năm 2017 và định hướng
đến năm 2030”, với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định thực trạng về số lượng, trình độ và cơ cấu nhân lực y tế từ
đại học trở lên tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau, năm 2017.
2. Xác định tỉ lệ sự hài lòng và nhu cầu về điều kiện công tác của đội
ngũ nhân lực y tế trình độ đại học trở lên của tỉnh Cà Mau, năm 2017.
3. Xác định nhu cầu về số lượng và đào tạo nguồn nhân lực y tế từ đại
học trở lên tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn từ
năm 2018 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Hệ thống y tế
Các nền kinh tế trên thế giới, dù phát triển hay đang phát triển, theo
thời gian đều có một hệ thống y tế khác nhau ở mỗi lĩnh vực và mỗi chế độ.
1.1.1. Hệ thống y tế xã hội chủ nghĩa
Hệ thống y tế xã hội chủ nghĩa (XHCN) dựa trên cung ứng từ nguồn
tài chính cơng. Hệ thống này được áp dụng tại các nước XHCN trước đây ở
Đông Âu và ở Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Modambich. Hiện nay, hệ thống
y tế Cuba và hệ thống y tế Trung Quốc cho thấy có hai xu thế là duy trì xu thế
XHCN vốn có, mặt dù phải đương đầu với những khó khăn kinh tế và xu thế
đổi mới chuyển dịch hệ thống y tế sang một hệ thống y tế thị trường (Trung
Quốc).
Hệ thống y tế Cuba:
Dù phải chịu những thiệt hại nặng nề trong suốt hơn 40 năm bị Mỹ bao
vây cấm vận, Chính phủ Cuba vẫn dành ưu tiên số một cho ngành y tế. Ngay
từ lúc mới lên nắm quyền vào năm 1959, Chủ tịch Fidel đã khẳng định mong
muốn tạo ra một quyền lực y tế tồn cầu. Trọng tâm của hệ thống chăm sóc y
tế đất nước vùng Caribbe này chính là hệ thống bác sĩ gia đình. Cuba ln
chú trọng đào tạo đội ngũ y bác sỹ có trình độ cao, đồng thời thiết lập được
một hệ thống y tế bài bản ở tất cả các cấp, qua đó tạo điều kiện cho người dân
có thể tiếp cận ngay cơ sở y tế khi cần thiết. Từ năm 1959 đến nay, Cuba đã
đào tạo được hơn 78.000 bác sỹ, trong đó hơn 60.000 bác sỹ có bằng thạc sĩ,
và 96.000 y tá. Hệ thống y tế và mạng lưới các trường y, dược không ngừng
được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hóa với hơn 300 bệnh viện, 12 viện


4

nghiên cứu y tế, nhiều trung tâm dưỡng lão và hơn 20 trường đại học với tỷ lệ
bình quân một bác sĩ cho khoảng 150 người.
Cuba đã thực hiện phẫu thuật động mạch vành vào năm 1964, ghép tủy

xương và ghép gan vào năm 1985, ghép dây thần kinh trị bệnh Parkinson vào
năm 1987... Khi trường y thuộc Đại học Yale (Mỹ) thực hiện ca phẫu thuật
ghép tim thứ 5, thì 4 tháng sau đó, Bệnh viện Ameijeiras của Cuba đã thực
hiện ca thứ 10. Các trung tâm nghiên cứu của nước này cũng đã đạt được
nhiều thành tựu vượt bậc, như chế tạo ra các loại thuốc streptokinase, thuốc
phá các cục máu đông ở bệnh nhân đau tim. Vào những năm 90 của thế kỷ
20, Cuba trở thành quốc gia đầu tiên phát triển và tung ra thị trường vacine
viêm màng não B, sau đó là vacine viêm gan siêu vi B. Hiện vacine viêm gan
siêu vi B của Cuba được xuất khẩu sang 30 nước trên thế giới, trong đó có
Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Pakistan. Đặc biệt năm 2012, các nhà khoa học
Cuba đã mang đến cho bệnh nhân ung thư một niềm hy vọng lớn đó là việc
bào chế thành công sản phẩm điều trị bệnh ung thư từ nọc độc của bọ cạp
xanh - một loại bọ cạp đặc chủng của Cuba, mang tên gọi là sản phẩm
VidadoxPlus. Với cơ chế hoạt động cô lập tế bào ung thư, cô lập khối u
không cho mạch máu đến nuôi dưỡng khối u, làm cho khối u teo đi, đây được
xem là một cơng trình nghiên cứu thực sự làm thay đổi phương pháp chữa trị
căn bệnh ung thư quái ác hiện nay. Không chỉ quan tâm sức khỏe người dân
trong nước, các bác sĩ Cuba đã đi khắp nơi trên thế giới để thực hiện sứ mệnh
nhân đạo. Cuba là một trong những quốc gia có số lượng cán bộ y tế tham gia
các chương trình hợp tác y tế ở nước ngoài nhiều nhất với gần 39.000 người,
trong đó có khoảng 15.000 bác sỹ. Các nhân viên y tế Cuba đang làm việc tại
66 nước ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi, trong đó 40 nước là theo các
chương trình hợp tác miễn phí, giúp đỡ người dân địa phương công tác vệ
sinh chữa bệnh, phòng chữa bệnh truyền nhiễm... Sức khỏe là cơ sở cho con


5

người và xã hội phát triển. Sự giúp đỡ về y tế của Cuba đối với nhiều nước
đã mang lại hiệu quả tích cực. Hành động này khơng chỉ cải thiện rất lớn quan

hệ giữa Cuba với các nước, khiến Cuba giành được sự ủng hộ trên nhiều diễn
đàn quốc tế, mà còn đem lại cho Cuba sự giúp đỡ song phương hoặc đa
phương trong hoạt động mậu dịch, đầu tư... Có thể nói, trong bối cảnh bị bao
vây cấm vận hà khắc, Cuba vẫn đạt được những thành tựu đáng tự hào, và
những thành tựu về y tế được xem như là một trong những “quả ngọt” của
cách mạng trên hòn đảo tự do ở Tây bán cầu [50].
1.1.2. Hệ thống y tế Việt Nam
1.1.2.1. Giai đoạn 1945 đến 1954
Sau cuộc Cách mạng Tháng tám thành công, ngày 19/12/1946, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp,
vai trò ngành Y tế lúc bấy giờ là một trong những nội dung quan trọng, vừa là
một nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp, vừa là nội dung của
việc kiến quốc. Năm 1949 tồn quốc có được 3.505 cơ sở y tế xã và huyện, 54
bệnh viện, bệnh xá; năm 1953 là 14.308 cơ sở y tế xã và huyện, 136 bệnh
viện, bệnh xá tuyến tỉnh và Trung ương. Về đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo
rất ít, từ năm 1947 đến 1954 có 38 bác sĩ tốt nghiệp, từ năm 1950 đến 1954 có
54 dược sĩ tốt nghiệp. Cán bộ trung cấp: trong những năm 1948 - 1952, Bộ Y
tế mở thêm trường Y sĩ và Dược sĩ để đào tạo các y sĩ và dược sĩ trung cấp,
đến năm 1954 có 311 y sỹ và 61 dược sĩ trung cấp bổ sung cho các Khu và
tỉnh [34].
1.1.2.2. Giai đoạn 1955 đến 1975
Giai đoạn 1955 đến 1975 là giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng
và phát triển y tế. Ngành Dược và Vật tư y tế đã phát triển; mạng lưới quốc
doanh dược phẩm Trung ương và địa phương đã được hình thành. Đã sản xuất


6

được filatop, viên tô mộc, đạm thủy phân, cốm phytin, dextran...Xây dựng

mạng lưới y tế từ tuyến Trung ương đến các địa phương, đặc biệt là tuyến cơ
sở, nông thôn, phục vụ mọi người dân [52]. Hoạt động toàn ngành chuyển
hướng từ thời bình sang thời chiến, phục vụ chiến trường miền Nam, công tác
đào tạo, huấn luyện cán bộ được phát triển vượt bậc, hàng nghìn bác sĩ được
chi viện cho chiến trường. Hệ thống y tế đã dần dần được hình thành trên cơ
sở 4 tuyến sau: Y tế cơ sở (xã/phường và cơ quan), Y tế quận/huyện, Y tế
tỉnh/thành phố và Y tế tuyến Trung ương [52].
1.1.2.3. Giai đoạn 1975 đến 1986
Ngày 19/11/1977 Bộ Y tế có Thông tư số 42/BYT-TT hướng dẫn cải
tiến tổ chức y tế địa phương, quy định tổ chức y tế địa phương có 3 tuyến là
tuyến y tế cơ sở, tuyến y tế khu vực, huyện, thị xã và tương đương, tuyến y tế
tỉnh, thành phố trực thược Trung ương [5].
Các nội dung chăm sóc khỏe ban đầu của Việt Nam thực hiện qua
mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu mà quan trọng nhất là mạng lưới y tế
từ thôn, bản, ấp đến làng, xã và huyện, lồng ghép sức khỏe với các lĩnh vực
khác (cải thiện chính sách cơng) và tiếp tục các mơ hình hợp tác liên ngành
với sự tham gia của các tổ chức quần chúng, cộng đồng [37].
1.1.2.4. Giai đoạn 1986 đến 2016
Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã khởi xướng đường lối
đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đã có tác động đến mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân. Chủ trương “phát triển các hoạt động y tế bằng khả năng của
nhà nước và nhân dân” bắt đầu được triển khai thực hiện [25]. Từ năm 1986,
đất nước ta thực hiện chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng


7

XHCN, thì mặt trái của cơ chế thị trường đã có tác động rất lớn tới Ngành Y

tế nói chung và tổ chức y tế tuyến huyện nói riêng.
Để khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường Bộ Y tế đã
phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan, liên tục trong 5 năm từ 1989 đến 1994,
đã có một loạt thay đổi lớn trong định hướng tăng cường và củng cố nguồn
lực cho y tế Việt Nam, với sự ra đời của các chủ trương thu một phần viện phí
(1989), cho phép hành nghề y dược tư nhân (1989), thực hiện bảo hiểm y tế
(1992) và củng cố mạng lưới y tế cơ sở (1994) quan tâm những người có cơng
với nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số.
Về cơ chế quản lý, trước đây y tế nước ta quản lý theo địa giới hành
chính, phương thức này phù hợp và phát huy hiệu quả trong nền kinh tế tập
trung kế hoạch. Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì phương
thức quản lý trên khơng cịn hiệu quả; bộc lộ nhiều nhược điểm trong cơ chế
quản lý. Đổi mới tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý là hai khâu then chốt có
vai trị quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Thực hiện Nghị quyết
TW4 - khóa VII “về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân”. Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 58/QĐ-TTg
ngày 03/02/1994 [41] và Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 04/03/1995 [42]
Quy định một số vấn đề tổ chức và chế độ tài chính với y tế cơ sở. Ngày
20/4/1995 liên Bộ Tài Chính - Y tế - Lao động Thương binh xã hội và Ban Tổ
chức cán bộ Chính phủ đã có Thơng tư liên tịch số 08/1995/TTLT-BTCBYT-LĐTBXH-BTCCBCP hướng dẫn thực hiện hai Quyết định trên [3] xác
định y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm
trong hệ thống y tế nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật
chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện dịch sớm, chữa các bệnh và đỡ đẻ
thông thường, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia
đình, vệ sinh phòng bệnh, tăng cường sức khỏe. Mạng lưới y tế cơ sở từng


8

bước được củng cố và phát triển. Ở giai đoạn này, mơ hình TTYT huyện đã ra

đời và phát triển hơn 10 năm, nhưng đến ngày 31/12/1997 vẫn còn 5,03% số
huyện chưa thành lập TTYT; khó khăn lớn nhất là một số văn bản của Nhà
nước chậm được đổi mới, có nhiều điểm khơng cịn phù hợp nữa mà chưa
được thay đổi. Để khắc phục những vấn đề nêu trên ngày 03/01/1998 Chính
phủ ban hành Nghị định số 01/1998/NĐ-CP về hệ thống tổ chức y tế địa
phương [14], đây là văn bản pháp quy có tính kế thừa và đổi mới của Nghị
quyết 15/NQ-CP, phần đổi mới có ý nghĩa thực tiễn phù hợp với đường lối
đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày
03/01/1998 của Chính phủ quy định về hệ thống tổ chức y tế địa phương,
trong đó xác định vị trí, vai trị, tổ chức, phương thức hoạt động của tuyến y
tế cơ sở là trọng tâm, là mục tiêu để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Ngày 27/6/1998 liên Bộ Y tế - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay
là Bộ Nội vụ) ban hành Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP
[1] hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03/01/1998 của
Chính phủ quy định các phịng chức năng giúp việc Giám đốc Sở Y tế các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [14] gồm có: Phịng Kế hoạch - Tổng
hợp, Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Quản lý Dược, Phịng Tài chính - Kế tốn,
Phịng Tổ chức - Cán bộ, Thanh tra y tế và Phịng Hành chính - Quản trị;
đồng thời quy định các tổ chức chuyên môn, kỹ thuật các đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Sở Y tế [1].
Để hoàn thiện hơn bộ máy, tổ chức y tế cơ sở theo xu hướng chung về
phân cấp quản lý nhà nước ở địa phương, ngày 29/9/2004 Chính phủ ban
hành Nghị định số 171/2004/NĐ-CP [16] và Nghị định số 172/2004/NĐ-CP
[15] quy định các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh. Trên cơ sở đó, ngày 12/4/2005 liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ


9


có Thơng tư số 11/2005/TTLT-BYT-BNV xác định mơ hình tổ chức y tế
tuyến huyện bao gồm Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm Y tế dự phòng
huyện là 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế; Phòng Y tế huyện là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chịu trách nhiệm quản lý các
TYT tuyến xã [10].
Nhưng sau gần 04 năm tổ chức thực hiện Nghị định 171 và 172 mơ
hình tổ chức bộ máy tuyến y tế cơ sở có những điểm chưa thống nhất và hiệu
quả trong quản lý nhà nước ở địa phương vẫn cịn nhiều bật cập, ngày
14/02/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2008/NĐ-CP [17] và Nghị
định số 14/2008/NĐ-CP[18] thay thế cho Nghị định 171/2004/NĐ-CP và
Nghị định số 172/2004/NĐ-CP.
Thực hiện Nghị định 13 và 14 của Chính phủ về tổ chức y tế địa
phương, liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành Thông tư Liên tịch số
03/2008/TTLB-BYT-BNV ngày 25/4/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế trực thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện của thực tiễn [12] và ngày 14/5/2008 Bộ Y tế ban
hành Thông tư số 05/2008/TT-BYT Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức, bộ máy Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở địa phương [6].
Tuy nhiên, sau một thời gian 05 năm thực hiện Nghị định 13 và 14 của
Chính phủ về tổ chức y tế địa phương trên phạm vi toàn quốc, đồng thời trong
xu thể hội nhập quốc tế, để phù hợp với thực tiễn và sự phát triển nguồn lực
của Ngành Y tế Việt Nam, ngày 04/4/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số
24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [19] và ngày ngày 05/5/2014
Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh [20], Thông tư Liên tịch số 51/2015/TTLB-BYT-BNV ngày


10


11/12/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Sở Y tế, Phòng Y tế trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quy định
rõ chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên mơn thuộc cấp tỉnh, cấp huyện,
trong đó có cả hệ thống Ngành Y tế Việt Nam nói chung và Ngành Y tế địa
phương địa phương, do vậy có sự thay đổi rất lớn về cơ cấu tổ chức, bộ máy
trong Ngành Y tế từ Trung ương đến y tế tuyến xã, cho nên nhu cầu về nhân y
tế phải biến động và thay đổi theo để phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa
phương.
1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực y tế
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới: "Nguồn nhân lực là trình độ
lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có
thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng"
[65].
Ngân hàng thế giới cho rằng: “Nguồn nhân lực là tồn bộ vốn con
người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân”. Như
vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các
loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.
Theo tổ chức lao động quốc tế thì “Nguồn nhân lực của một quốc gia là
tồn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nguồn lực con người là quý
báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài
chính và nguồn lực vật chất cịn hạn hẹp” [25].
Theo Alan Nelson: “Nguồn nhân lực là toàn bộ q trình chun mơn
mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu
nhập trong tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là
kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai”
[64].



11

Dù có nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung,
khi nói đến nguồn nhân lực là chúng ta nói đến con người với tồn bộ kiến
thức, kinh nghiệm, kỹ năng,... của mình, có thể tham gia vào q trình lao
động xã hội.
Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất
lượng con người với tổng hồ các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm
chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã,
đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến
bộ xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng để đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của
vùng. Phát triển nguồn nhân lực chính là nâng cao vai trò của nguồn lực con
người trong sự phát triển kinh tế - xã hội, qua đó làm gia tăng giá trị của con
người.
Do đó, phát triển nguồn nhân lực địi hỏi có sự quan tâm và can thiệp
của nhà nước bằng các phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao sức lao động xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, khơng chỉ có các nguồn tài
ngun thiên nhiên là đủ, mà phải kể đến nguồn lực con người mới là chìa
khóa quyết định phát triển kinh tế. Vì thế, để đẩy mạnh cơng nghiệp – hiện
đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức thì các quốc gia, các địa phương cần
xác định nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao là khâu đột
phá cho q trình phát triển, trong đó có sự phát triển, sắp xếp hợp lý theo
quy định về nguồn nhân lực y tế có trình độ nhất định (đại học và sau đại học)



12

nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới hiện nay.
1.3. Tình hình nguồn nhân lực y tế
1.3.1. Tình hình nguồn nhân lực y tế trên thế giới
Theo báo cáo của tác giả Churnrurtai Kanchanachitra và cộng sự, số
liệu thống kê cơ bản tỷ lệ cán bộ chuyên môn Y tế giữa bác sĩ với điều dưỡng
và nữ hộ sinh trên 10000 dân tại các nước Đông Nam Á năm 2006 [26]:
Brunei 11/61, Singapore 15/44, Malaysia 7/18, Thái Lan 5/22, Philippines
12/61, Indonesia 2/17, Việt Nam 5/8, Lào 3/9, Myanmar 4/10, Asean 5/22,
Thế giới 13/28.
1.3.2. Tình hình nguồn nhân lực y tế trong nước
1.3.2.1. Trên toàn quốc
Hệ thống y tế nước ta được phân theo 4 cấp tương đương với 4 cấp
quản lý hành chính nhà nước là: Trung ương, Tỉnh, Huyện và Xã; ngồi ra để
phục vụ kịp thời cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong những
năm gần đây việc phát triển một nguồn nhân lực hết sức quan trọng là y tế
thôn bản.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI [25], nhân
lực y tế trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư, nhờ vậy đã có nhiều
tiến bộ. Tỷ lệ các loại hình cán bộ y tế chính như bác sĩ, điều dưỡng trên
10.000 dân tăng lên qua các năm; số lượng cán bộ y tế công tác tại các tuyến
tăng lên cả về số lượng và chất lượng; tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và sau
đại học tăng; một hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực y tế ở tất cả các bậc học
đã được hình thành và trải đều ở các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, trước
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng và đa dạng như
hiện nay, vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra về nhân lực y tế.



13

Số lượng nguồn nhân lực y tế Việt Nam năm 2014 [8]
- Tổng biên chế: 430.496 biên chế.
- Phân chia theo tuyến quản lý:
+ Bộ Y tế quản lý: 40.308 biên chế.
+ Y tế ngành quản lý: 23.755 biên chế.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý: 366.433 biên chế.
Chất lượng nguồn nhân lực y tế [8]
TSBS: 1.293 chiếm 0,30%; ThSBS: 6.669 chiếm 1,55%; BS: 62.400
chiếm 14,49%; TS, ThS YTCC: 166 chiếm 0,039%; TSDS: 258 chiếm
0,06%; ThSDS: 477 chiếm 0,11 %; DS: 21.108 chiếm 4,90%; CN YTCC:
1.567 chiếm 0,36%; CN ĐDĐK: 9.426 chiếm 2,19%; CN ĐDPS: 1.538 chiếm
0,35%; KTV y đại học: 3.020 chiếm 0,70%.
Tỷ lệ cán bộ y tế trên 10.000 dân năm 2014 [8]
Y, BS: 13,90; BS: 7,80; DSĐH: 2,41
1.3.2.2. Tình hình cán bộ y tế ở một số vùng miền [8]
* Tình hình cán bộ y tế ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên (2014).
Số lượng cán bộ y tế: Thanh Hoá dân số 3.496.100 người, tổng số cán
bộ 10.707: BS 2.266 (21,16%), dược sĩ 106 (0,99%), Cử nhân 457 (4,26%);
Ninh Thuận dân số 590.400 người, tổng số cán bộ 4.498: bác sĩ 390 (8,67%),
dược sĩ 19 (0,42%), Cử nhân 78 (1,73%).
Trình độ cán bộ y tế
- Cán bộ y: Thanh Hoá, bác sĩ 2.127 (93,86%), Bác sĩ sau đại học 139
(6,14%); Ninh Thuận, bác sĩ 372 (95,38%), Bs sau đại học 18 (4,62%).
- Dược các loại: Thanh Hoá, đại học 104 (98,11%) và sau đại học 02
(1,89%); Ninh Thuận, đại học 19 (100%) và sau đại học 00 (0%).
Tỷ lệ dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y học so với bác sĩ.
- Dược sĩ: Thanh Hố có đại học 0,04; Ninh Thuận có đại học 0,04.



×