Tải bản đầy đủ (.pdf) (558 trang)

Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế xã hội ở các tỉnh thuộc vùng tây bắc nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 558 trang )


Học viện chính trị - hành chính quốc gia hồ chí minh






báo cáo tổng hợp
kết quả nghiên cứu khoa học


Đề tài khoa học cấp bộ năm 2008

Đề tài :

đổi mới cơ chế, chính sách KT-XH
ở các tỉnh thuộc vùng tây bắc nớc ta





Cơ quan chủ trì : Học viện Chính trị Hành chính khu vực I
Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Cúc







7234
26/3/2009


Hà Nội - 2008

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: 3
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ
CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI PHÁT TRIỂN VÙNG 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH 10
1.1.1. Khái niệm chính sách 10
1.1.2. Phân loại chính sách 12
1.1.3. Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện chính sách 14
1.2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC
NƯỚC ASEAN 15
1.2.1. Khái niệm về vùng và phát triển vùng 15
1.2.2. Chính sách phát triển vùng và kinh nghiệm thực hiện chính sách vùng của
các nước ASEAN 20

1.3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
VÙNG VÀ CÁC VÙNG MIỀN NÚI 28
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÁC TỈNH THUỘC VÙNG TÂY
BẮC TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 31
1.4.1. Đặc điểm địa - kinh tế 31
1.4.2. Đặc điểm xã hội - nhân văn 37
1.4.3. Đặc điểm an ninh - quốc phòng 42


Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC
TỈNH THUỘC VÙNG TÂY BẮC NƯỚC TA THỜI GIAN QUA 45
2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC THỜI
GIAN QUA 45
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 45
2.1.2. Tăng trưởng của các ngành 47
2.1.3. Hạ tầng cơ sở nông thôn và việc tiếp cận thị trường 49
2.1.4. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 50
2.1.5. Đầu tư FDI 51
2.1.6. Các hoạt động kinh tế vùng biên giới, xuất nhập khẩu, phát triển và hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế 51
2.1.7.
Nguồn nhân lực và lao động 52
2.1.8. Vấn đề xoá đói, giảm nghèo 53

2.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC 55
2.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính sách kinh tế - xã hội phát
triển các tỉnh vùng Tây bắc 55
2.2.2. Đánh giá tác động của cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội đến sự phát triển
các tỉnh vùng Tây Bắc 63
2.2.3. Các địa phương triển khai thực hiện chính sách 99

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC 102
2.3.1. Kết quả thực hiện chính sách hiện hành 102

2
2.3.2. Những hạn chế của hệ thống chính sách đang hiện hành 103
2.3.3. Nguyên nhân 103


Chương 3: ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH
THUỘC VÙNG TÂY BẮC NƯỚC TA 105
3.1. TIỀM NĂNG, HẠN CHẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC 105
3.1.1. Tiềm năng 105
3.1.2. Hạn chế 107
3.1.3. Cơ hội 109
3.1.4. Thách thức 111
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUAN ĐIỂM VỀ ĐỔI MỚI HỆ
THỐNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH VÙNG TÂY
BẮC 112
3.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển các tỉnh vùng Tây Bắc 112
3.2.2. Đổi mới hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Tây
Bắc 114

3.3. ĐỔI MỚI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC NƯỚC TA 118
3.3.1. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể chiến lược phát triển các
tỉnh vùng Tây Bắc 118
3.3.2. Đổi mới chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 120
3.3.3. Đổi mới chính sách về phát triển các ngành trên địa bàn các tỉnh vùng Tây
Bắc 122
3.3.4. Chính sách và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng 139
3.3.5. Chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực và những vấn đề
xã hội 141

3.3.6. Củng cố hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, kết hợp phát triển kinh tế
với bảo vệ quốc phòng an ninh 156


3.3.7. Nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện chính sách cho cán bộ và sử dụng
cán bộ hợp lý ở địa phương 160
3.3.8. Chính sách phát triển khoa học công nghệ 161
3.3.9. Giải pháp bảo vệ môi trường vùng Tây Bắc 164
3.3.10. Chính sách và giải pháp về tài chính và đầu tư 168
3.3.11. Đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế liên vùng và hợp tác phát triển 171

KẾT LUẬN 175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 176
PHỤ LỤC 178


3
DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

1 PGS.TS Nguyễn Cúc Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
2 GS.TS Lê Du Phong Đại học Kinh tế Quốc dân
4 GS.TS Đàm Văn Nhuệ Đại học Kinh tế Quốc dân
5 PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc Tổng Cục Thống kế
6 PGS.TS Nguyễn Cảnh Hoan Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
7 PGS.TS Kiều Thế Việt Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
8 TS Nguyễn Đăng Thảo Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
9 TS Cẩm Đoàn Sơn La
10 TS Nguyễn Từ Học viện CT- HC QG HCM
11 TS Nguyễn Thị Hường Học viện CT- HC QG HCM
12 TS Đào Viết Hiền Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
13 TS Nguyễn Văn Sử Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
14 TS Nguyễn Chí Thành Văn phòng Chủ tịch nước
15 TS Đỗ Đức Quân Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
16 TS Nguyễn Thế Thuấn Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I

17 TS Hoàng Văn Phấn Uỷ ban Dân tộc miền núi
18 TS Hoàng Văn Cảnh Đại học Công Đoàn
19 TS Đoàn Minh Huấn Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
20 Th.S Nguyễn Hồng Phong Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
21 Th.S Nguyễn Văn Dũng Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
22 Th.S Lê Hữu Thành Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
23 Th.S Đặng Hồng Trung Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
24 TS Hoàng Văn Hoan Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
25 TS Nguyễn Vĩnh Thanh Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
26 Th.S Ninh Thị Minh Tâm Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
27 Th.S Vũ Xuân Bình Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
28 Th.S Nguyễn Mạnh Hùng Đại học Knh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
29 Th.S Hoàng Ngọc Hải Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
30 Th.S Hồ Sỹ Ngọc Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
31 Lê Sỹ Thọ Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
32 Nguyễn Đức Chính Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
33 Hồ Thanh Thủy Học viện CTHC Quốc gia Hồ Chí Minh

4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Các tỉnh vùng Tây Bắc
1
gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình với
diện tích tự nhiên hơn 3.563,7 nghìn km
2
, chiếm gần 12% diện tích cả nước, dân số
gần 3 triệu người. Đây là vùng có nhiều có nhiều tiềm năng, lợi thế về nông, lâm
nghiệp, thuỷ điện, tài nguyên khoáng sản, kinh tế cửa khẩu, du lịch; có nhiều đồng

bào các dân tộc sinh sống, đoàn kết gắn bó lâu đời và có truyền thống yêu nước, đấu
tranh cách mạng kiên cường chống giặc ngoại xâm.

Trong những năm qua, nhất là trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước
đã thường xuyên quan tâm đến vùng miền núi, đặc biệt là vùng Tây Bắc, thông qua
những chủ trương và chính sách quan trọng cùng nguồn lực đầu tư đáng kể nhằm ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Quyết định số
72 của HĐBT (nay là Chính phủ), Quyết định 186/TTg, Quyết định 138/TTg, Quyết
định 120/TTg, Ch
ương trình 135, thành lập Ban chỉ đạo Tây Bắc ). Nhờ đó, vùng
Tây Bắc có nhiều chuyển biến, đạt được những kết quả khả quan về phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng và phong trào
quần chúng. Trong lĩnh vực kinh tế, nổi bật nhất trong những năm qua là, tốc độ
tăng trường kinh tế đạt trung bình 11,2%, trong đó có tỉnh đạt hơn 12%; tỷ trọng
nông - lâm nghiệp gi
ảm còn 40,3%; công nghiệp - xây dựng 25,3%, dịch vụ 34,4%
trong GDP, Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, đạt 16% (năm 2005)
(Sơn La tăng 29,7%, Hoà Bình 18%, Lai Châu 16,7%). Đặc biệt, đã khởi công xây
dựng Nhà máy Thuỷ Điện Sơn La đúng kế hoạch, cùng với nhiều dự án thuỷ điện
khác cũng được khởi công xây dựng, đánh dấu bước phát triển mới trong khai thác
thế mạnh về nguồn thuỷ
năng của vùng Tây Bắc (chiếm 60% cả nước). Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, năng lực sản xuất mới được tăng thêm. Tổng
nguồn vốn đầu tư phát triển trên toàn vùng năm 2005 tăng 25% so với năm 2004,
Thương mại, dịch vụ phát triển khá, đóng góp tích cực cho chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, cải thiện đời sống nhân dân, t
ỷ lệ đói nghèo giảm. Có những tỉnh trong vùng đã
bắt đầu sản xuất hàng hoá bằng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và
chăn nuôi. Nạn phá rừng làm nương đã giảm, rừng đang được khôi phục, độ che
phủ đã tăng lên. Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - thông tin, phát

thanh, truyền hình được củng cố và phát triển. Phần lớn đồng bào vùng cao, vùng


1
Theo QĐ 712/CP năm 1997 về Phân vùng kinh tế của Chính phủ

5
sâu đã được nghe đài, xem phim, xem truyền hình, được đọc báo. Công tác an ninh
trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được bảo đảm, Hoạt động đối ngoại phát triển, cùng
nhau xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định lâu dài, cùng phát
triển, vì lợi ích của hai bên, Việc xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được tăng
cường.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều hạn chế,
yếu kém, đó là:
Điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa
vững chắc, chưa tương xứng tiềm năng của vùng, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, chưa
đủ tạo ra tích luỹ từ nội bộ kinh tế vùng để tăng cường cho đầu tư phát triển. Sản
xuất ở các tỉnh Vùng Tây Bắc vẫn còn lúng túng trong việc xác định phương hướng
sản xuất, cơ cấu cây tr
ồng, vật nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phương thức
sản xuất chủ yếu vẫn là tự cung, tự cấp, vùng núi cao còn chịu ảnh hưởng của kinh
tế tự nhiên. Nhiều rừng cây đồng bào trồng đã đến ngày khai thác mà chưa có nơi
tiêu thụ; Cơ sở hạ tầng cũng như các hoạt động dịch vụ về văn hoá, giáo dục, y tế,
nhất là đội ngũ
cán bộ cơ sở còn nhiều yếu kém, bất cập.
Nguyên nhân của thực trạng trên ngoài nguyên nhân khách quan, còn do
những bất cập trong hoạch định chính sách và tổ chức phát triển vùng; các chính
sách kinh tế - xã hội chưa tạo ra được những điều kiện cần thiết cho các tỉnh vùng
Tây Bắc phát triển. Thiếu sự tham gia của người dân và các bên hữu quan trong
việc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của vùng; chưa có sự coi

trọ
ng và kế thừa các tri thức bản địa trong các chương trình . Các chính sách còn
dừng ở mức vĩ mô, được áp dụng cho nhiều vùng, trong khi cần có những chính
sách đặc thù phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng. Các chương
trình, dự án chú trọng nhiều đến đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng mà chưa chú ý đúng
mức đến đầu tư cho nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, phát triể
n sản xuất để
nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân trong vùng phát triển bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn vấn đề “Đổi mới cơ chế,
chính sách kinh tế - xã hội ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta” làm chủ đề
nghiên cứu hy vọng có một số đóng góp vào chủ đề quan trọng này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay ở nước ta, vấn đề đổi mớ
i chính sách kinh tế - xã hội cho các
tỉnh vùng Tây Bắc nước ta chưa được đề cập và nghiên cứu một cách đầy đủ; mặc
dù lý thuyết về phát triển vùng địa phương, xây dựng hệ thống chính sách trong phát

6
triển kinh tế vùng địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi đã được nhiều nhà kinh tế
học, các chuyên gia trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
- Vấn đề phát triển kinh tế vùng địa phương: xung quanh vấn đề phát triển
kinh tế vùng phát triển vùng đã được nhiều học giả đề cập đến, như:
+ Lý thuyết phát triển vành đai nông nghiệp của I.G.Thunen (Đức, 1833).
Lý thuyết này cho rằng: Do ảnh hưởng của thành phố (trung tâm th
ị trường), dẫn
đến phân chia lãnh thổ của một quốc gia thành các vùng sử dụng đất khác nhau. Cơ
sở của mô hình này dựa trên nguyên tắc của cực tiểu hoá chi phí và cực đại hoá lợi
nhuận. Lý thuyết này coi thành phố là những nút trọng điểm của lãnh thổ có sức ảnh
hưởng lan toả lớn.
+ Lý thuyết về điểm trung tâm của Christaller (Mỹ, 1933). Lý thuyết này cho

rằng: Vùng nông thôn chịu cực hút của thành phố và coi thành ph
ố là cực hút và hạt
nhân của sự phát triển. Từ đó đối tượng đầu tư có trọng điểm cần được xác định trên
cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và ảnh hưởng của một trung tâm và cũng sẽ xác
định bán kính vùng tiêu thụ các sản phẩm của trung tâm. Trong giới hạn bán kính
vùng tiêu thụ, xác định giới hạn của thị trường ngoài ngưỡng giới hạn không có lợi
trong việc cung cấ
p hàng hoá của trung tâm. Điểm đáng lưu ý của lý thuyết điểm
trung tâm là đã xác định được quy luật phân bố không gian tương ứng giữa các
điểm dân cư từ đó có thể áp dụng quy hoạch các điểm dân cư, trên lãnh thổ mới
khai thác.
+ Lý thuyết cực phát triển của F.Perroux (Pháp). Lý thuyết cực phát triển
được F.Perroux đưa ra vào những năm 1950. Lý thuyết này cho rằng, một vùng
không thể phát triển kinh tế đều
đặn ở tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó có những
điểm phát triển nhanh trong khi ở những điểm khác lại chậm phát triển hoặc trì trệ.
Các điểm phát triển nhanh này là những trung tâm có lợi thế so sánh với toàn vùng.
Như vậy, có thể chú trọng tác động vào những khu vực trọng điểm làm phát sinh sự
tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ. Đó là ngành công nghiệp và dịch vụ có vai trò to
lớ
n đối với sự tăng trưởng của vùng và đi kèm theo với điểm tăng trưởng là một
ngành công nghiệp then chốt. Ngành công nghiệp then chốt phát triển thì lãnh thổ
được phân bố cũng phát triển.
+ Lý thuyết về phân bố doanh nghiệp trong phát triển lãnh thổ của A.Schoon
(Universite Libre de Bruxelles), thuyết Fordisme cho rằng, ở địa phương tồn tại một
hoặc nhiều doanh nghiệp coi như động lực phát triển và quanh đó người ta tập trung
một số doanh nghiệp khác thường là nhỏ hơn trong mối quan hệ kỹ thuật hay quan
hệ chủ thầu - gia công (được gọi là các thị trường tăng trưởng). Nhà nước tác động

7

đến phát triển các doanh nghiệp thông qua các luật, đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp
dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Quá trình phát triển nhằm tạo ra trung tâm tăng trưởng
vùng, đồng thời sẽ có tác động đến các vùng khác và các vùng khác có nguy cơ là
không được hưởng sự quan tâm và sẽ rơi vào tình trạng kém phát triển. Sau những
năm 1980, vai trò doanh nghiệp trong vùng có sự thay đổi, phát triển vùng lãnh thổ
có tính ưu tiên cao hơn và vai trò của vùng lãnh thổ theo đúng tên gọi của thự
c địa,
của môi trường. Mục tiêu bây giờ không còn tác động trực tiếp đến hoạt động của
doanh nghiệp mà tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào lãnh
thổ mong muốn. Từ đó vai trò hỗ trợ của chính quyền, các địa phương ngày càng
trở nên quan trọng. Chính quyền cũng phải sáng tạo để hỗ trợ, cổ vũ sự sáng tạo của
doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp l
ại đặt các vùng vào tình thế cạnh tranh
với nhau theo các tiêu chí như nhân công tại chỗ, dịch vụ cho các doanh nghiệp, cơ
sở hạ tầng.
Trong thực tế ở một số quốc gia cũng đã thành công với việc phát triển kinh
tế vùng, như Vùng Baden - Wurttemberd, Đức; Thành phố công nghiệp Worcester,
Masachusett, (Mỹ); Mô hình đặc khu kinh tế Thẩm Quyến và Hải Nam, (Trung
Quốc).
+ Kỳ họp thứ 53 của Đại Hội đồng LHQ tháng 11/1998, Liên Hợp Quố
c
tuyên bố lấy năm 2002 là Năm Quốc tế về Miền núi, kêu gọi Chính phủ các nước,
các tổ chức Phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế tự nguyện đóng góp và tập trung
quan tâm đến phát triển bền vững miền núi. Từ đó có nhiều dự án, đề tài nghiên cứu
về phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi trên thế giới.
- Ở nước ta vấn đề xây dựng hệ thống chính sách kinh tế
- xã hội trong phát
triển các tỉnh thuộc vùng miền núi: xung quanh vấn đề này đã có nhiều hội thảo, đề
án, công trình và các học giả đề cập đến, như:
+ Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 -2010

cũng đã định rõ phương hướng và kế hoạch phát triển cho tất cả các vùng, cho Tây
bắc, Đông bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ. Đồng thời, có nhiều công trình, sách
chuyên khảo của các nhà khoa học, các tổ ch
ức đã được công bố xoay quanh vấn đề
phát triển các vùng miền núi như:
1. Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh miền núi nước
ta hiện nay (2003), do PGS.TS Tô Huy Rứa, PGS.TS Nguyễn Cúc, PGS.TS Trần
Khắc Việt (đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia.
2. Đa dạng hoá thu nhập và nghèo ở vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam -
hình thức, xu hướng và kiến nghị chính sách (2003), do Ngân hàng hợp tác Quốc tế

8
Nhật bản tài trợ cho nghiên cứu và xuất bản và cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ Sĩ
tài trợ cho Ông Michaen Epprech.
3. Đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi phía
Bắc nước ta hiện nay (2006), do PGS.TS Nguyễn Cúc, PGS.TS Ngô Ngọc Thắng,
TS Đoàn Minh Huấn (đồng chủ biên), Nxb lý luận Chính trị.
4. Văn hoá các dân tộc Tây Bắc - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (2004),
do Trần Văn Bính (ch
ủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi (1996),
do Bế Văn Đẳng (chủ biên), Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
6. Chính sách cơ cấu vùng, kinh nghiệm quốc tế và sự vận dụng ở Việt Nam
(1996), Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam - thực trạng và giải pháp (2000), do Tô Đứ
c Hạnh và Phạm Văn Linh
(chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia.
8. Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn
miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta (2000), do

Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - Thực trạng
và giải pháp (2002), do Hà Quế Phẩm (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà N
ội.
10. Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (2005), do TS Lê Phương Thảo, PGS.TS
Nguyễn Cúc (chủ biên), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Ngoài ra, còn có hàng loạt các đề tài, bài viết, các cuộc Hội thảo, hội nghị
liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội miền núi nói chung, vùng tây bắc nói
riêng, như: “Hội nghị công tác khoa giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc”;
“Hội ngh
ị đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc” của Ban chỉ
đạo Tây Bắc; Đề án “Phát triển công nghiệp vùng Tây Bắc”, và hàng loạt bài viết
khác của các tác giả trong nước có liên quan đến vùng Tây Bắc nước ta. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và tổng kết thực tiễn thực trạng cơ chế
chính sách kinh tế - xã hội các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta, từ đó đề xuất giải
pháp nhằm đổi mớ
i chính sách kinh tế - xã hội các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta
thời gian tới, thì chưa có công trình nào nghiên cứu thấu đáo. Đây chính là hướng
nghiên cứu của đề tài.

9
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về vùng địa phương và chính sách phát triển
vùng địa phương, đặc biệt là vùng đặc thù; đề tài đã phân tích thực trạng thực trạng
cơ chế chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển các tỉnh thuộc vùng
Tây Bắc nước ta thời gian qua; từ đó, đề xuất quan điểm, giải pháp đổi m
ới cơ chế
chính sách kinh tế - xã hội các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế vùng, cơ chế
chính sách trong phát triển kinh tế điạ phương, các đặc điểm cơ bản của vùng tác
động tới việc xây dựng hệ thống và cơ chế chính sách kinh tế - xã h
ội nhằm phát triển
địa phương; qua đó xác định quy trình và nội dung cơ bản trong hoạch định hệ thống
chính sách và cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội địa phương miền núi.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống và cơ chế chính sách kinh tế - xã
hội tác động đến các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta thời gian qua, từ đó đề xuất
một số quan điểm, giải pháp nhằm đổ
i mới, hoàn thiện cơ chế chính sách kinh tế -
xã hội các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
phương pháp nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp như
phân tích hệ thống, tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn.
Đề tài đã sử dụng phương pháp
điều tra xã hội học bằng cách điều tra sâu
vào các nhóm đối tượng; thực hiện việc khảo sát tại các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc
nước ta thông qua việc tổ chức một số cuộc đối thoại với người dân và chính quyền
địa phương để có những kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầ
u, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết
cấu như sau:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ
CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI PHÁT TRIỂN VÙNG
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI
CÁC TỈNH THUỘC VÙNG TÂY BẮC NƯỚC TA THỜI GIAN QUA
Chương 3: ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC
TỈNH THUỘC VÙNG TÂY BẮC NƯỚC TA


10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ
CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI PHÁT TRIỂN VÙNG

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH
1.1.1. Khái niệm chính sách
Cho đến nay chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về chính sách, ở mỗi quốc gia,
mỗi lĩnh vực, mỗi giai đoạn lịch sử có những quan niệm khác nhau về chính sách.
Theo France Ellis "chính sách được xác định như là đường lối hoạt động của
Chính phủ lựa chọn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả mục tiêu mà Chính
phủ tìm kiếm và lựa chọn phươ
ng pháp để theo đuổi mục tiêu đó".
Thmas R.Dye đưa ra một định nghĩa ngắn gọn hơn: “chính sách công là cái
mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm”.
Có rất nhiều khái niệm về chính sách, có thể liệt kê như sau: Chính sách là một
quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách
kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 2003); Chính sách công là một
tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính tr
ị hay một nhóm các
nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục
tiêu đó (William Jenkin 1978); Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa
chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan
Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992); Chính sách
công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành (Peter Aucoin 1971);
Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà n
ước có ảnh hưởng một cách trực
tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter 1990);
Theo Charles O. Jones (1984), chính sách công là một tập hợp các yếu tố gồm:

i) Dự định (intentions): mong muốn của chính quyền; 2i) Mục tiêu (goals): dự định
được tuyên bố và cụ thể hóa; 3i) Đề xuất (proposals): các cách thức để đạt được mục
tiêu; 4i) Các quyết định hay các lựa chọn (decisions or choices); 5i) Hiệu lực (effects);
Kraft và Furlong (2004) đưa ra một định nghĩa t
ổng hợp hơn. Theo đó, chính sách công
là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn
đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp
thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức
năng thực hiện những chương trình.

11
Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, “chính sách là chủ trương và các biện
pháp của một Đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội: như
chính sách đối ngoại của nhà nước, chính sách dân tộc”. Giáo trình “Chính sách
kinh tế - xã hội” của trường Đại học kinh tế quốc dân, các tác giả đồng nghĩa chính
sách công với chính sách kinh tế xã hội và đưa ra định nghĩa: "Chính sách kinh tế -
xã hội là tổng thể các quan điể
m, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước
sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề
chính sách thực hiện mục tiêu nhất định theo hướng mục tiêu tổng thể của xã hội”.
Có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của chính sách:
- Chính sách là tư tưởng điển hình về kiểu can thiệp của nhà nước vào kinh
tế thị
trường.
- Chính sách là hành động can thiệp của nhà nước nhằm giải quyết một hoặc
một số vấn đề chín muồi. Đó là những vấn đề lớn, có tầm ảnh hưởng rộng mang
tính bức xúc trong đời sống xã hội.
- Chính sách giải quyết những mục tiêu bộ phận, có thể mang tính dài hạn,
trung hạn hoặc ngắn hạn nhưng phải hướng vào việc thực hiện những mụ
c tiêu

chung, mang tính tối cao của đất nước.
- Chính sách không chỉ thể hiện kế hoạch của các nhà hoạch định chính sách
mà còn bao gồm những hành vi thực hiện những kế hoạch trên.
- Chính sách của nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của nhiều người
hoặc của xã hội.
- Chính sách là một quá trình do nhiều người, nhiều tổ chức tham gia.
- Chính sách có phạm vi tác động rộng lớn. Chính sách có thể tác động đến
mọi l
ĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thể hiện sự cần thiết can thiệp của nhà
nước trong các lĩnh vực đó.
Khái quát các đặc trưng trên đây, có thể quan niệm: Chính sách là tổng thể
các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng tác động
lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định theo
hướng mụ
c tiêu tổng thể của đất nước. So với luật pháp, chính sách có độ co giãn
và mềm dẻo, khi đó chính sách là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân tố chủ quan với
các điều kiện khách quan.
Nội hàm của chính sách là các quan điểm định hướng đến mục tiêu, hệ thống
giải pháp, biện pháp và các công cụ tác động của Nhà nước. Hệ thống giải pháp,

12
biện pháp và các công cụ đó nhằm điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể trong
nền kinh tế - xã hội, tương thích với từng thời gian và đối tượng quản lý nhất định.
Những yếu tố cơ bản của chính sách bao gồm:
- Chủ thể của chính sách: cơ quan nào chịu trách nhiệm.
- Mục tiêu của chính sách: mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể.
- Đối tượng tác động của chính sách: ai là ngườ
i thụ hưởng.
- Công cụ và phương tiện để thực hiện chính sách: sử dụng cách thức tác
động gì, thông qua hình thức nào.

1.1.2. Phân loại chính sách
Phân loại chính sách là một việc làm mang tính quy ước, song có ý nghĩa
quan trọng vì nó làm rõ các loại đối tượng mà chính sách cần điều chỉnh mục tiêu
để thực hiện. Hiện nay đang tồn tại một số cách phân loại sau:
- Theo lĩnh vực tác động, có các loại chính sách sau:
+ Các chính sách kinh tế, là những chính sách điều tiết các m
ối quan hệ kinh
tế nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế. Các chính sách kinh tế bao gồm nhiều
chính sách: (1) Chính sách tài chính; (2) Chính sách tiền tệ, tín dụng; (3) Chính sách
phân phối; (4) Chính sách kinh tế đối ngoại; (5) Chính sách cơ cấu kinh tế; (6)
Chính sách cạnh tranh; (7) Chính sách phát triển các loại hình thị trường Các
chính sách kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của đất nước vì,
nó đóng vai trò tạo ra cơ sở để thực hiện tất cả các chính sách khác.
+ Các chính sách xã h
ội, là những chính sách điều tiết các mối quan hệ xã
hội, làm cho xã hội phát triển theo hướng công bằng, văn minh. Các chính sách xã
hội cơ bản bao gồm: Chính sách lao động và việc làm; Chính sách dân số và kế
hoạch hoá gia đình; Chính sách an sinh xã hội; Chính sách bảo đảm sức khoẻ toàn
dân; Chính sách xoá đói, giảm nghèo; Chính sách bảo vệ môi trường
+ Các chính sách văn hoá, là những chính sách nhằm phát triển nền văn hoá
với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lự
c phát triển xã hội. Các chính
sách văn hoá cơ bản gồm, chính sách giáo dục và đào tạo; Chính sách phát triển
khoa học - kỹ thuật và công nghệ; Chính sách văn hoá thông tin; Chính sách bảo tồn
và phát huy di sản và truyền thống dân tộc
+ Chính sách đối ngoại, là những chính sách điều tiết các mối quan hệ đối
ngoại của một đất nước với các quốc gia và các tổ chức trên thế giới. Đây là bộ
phận chính sách rất quan trọng vì trong đi
ều kiện thế giới đang ở xu thế tăng cường


13
mở cửa và hội nhập, nếu một quốc gia không có những quyết sách đối ngoại đúng
đắn thì sẽ bị cô lập và tụt hậu.
+ Chính sách an ninh, quốc phòng, bao gồm các chính sách an ninh và các
chính sách quốc phòng. Đó là những chính sách hướng vào việc tăng cường tiềm
lực quốc phòng, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Theo phạm vi ảnh hưởng và quy mô tác độ
ng, có thể chia chính sách thành:
+ Chính sách vĩ mô, là những chính sách được xây dựng nhằm vận hành nền
kinh tế quốc dân, có tác động đến những cân đối tổng thể (vĩ mô) của nền kinh tế -
xã hội, chi phối nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng đến lợi ích của đông đảo nhân dân.
Các chính sách vĩ mô thường có hiệu lực thực thi trên phạm vi cả nước. Ví dụ,
chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách phân phối, chính sách
kinh tế đối ngo
ại được coi là những chính sách vĩ mô quan trọng nhất.
+ Chính sách trung mô, là những chính sách có quy mô tác dụng lên những
bộ phận hay phân hệ của xã hội. Ví dụ như chính sách điều tiết cơ cấu của một ngành
kinh tế, chính sách phát triển cơ cấu thành phần kinh tế, chính sách phát triển vùng,
chính sách cấp tỉnh.
+ Chính sách vi mô là những chính sách tác động lên những chủ thể kinh tế -
xã hội cụ thể như các đơn vị cơ sở hay nhóm người riêng biệ
t trong xã hội. Các
chính sách vi mô bao gồm chính sách nhân sự tài chính doanh nghiệp, chính sách
thi tuyển công chức Ngay cả những chính sách như chính sách công nghiệp, chính
sách nông nghiệp cũng có thể được coi là chính sách vi mô vì điều tiết hoạt động
của các doanh nghiệp, các hộ, các cá nhân.
Tuy nhiên, mọi sự phân loại chỉ là tương đối. Chẳng hạn có quan điểm cho
rằng các chính sách ngành vừa là chính sách trung mô vừa là chính sách vi mô.
Trong thực tế, người ta thường nhắc đến chính sách vĩ mô và chính sách vi mô

nhiều hơn, ít nhắc đến chính sách trung mô.
- Phân theo thời gian phát huy hiệu lực, có các loại chính sách sau:
+ Chính sách dài hạn, là những chính sách được áp dụng lâu dài nhằm thực
hiện những mục tiêu chiến lược, dài hạn của đất nước. Một trong những chính sách
dài hạn quan trọng của nước ta hiện nay là chính sách phát triển các kinh tế nhiều
thành phần . Chính sách này có tác dụng khuyến khích các thành phần kinh tế phát
triển, yên tâm đầu tư mọi nguồn lực để sản xuất kinh doanh lâu dài, làm giàu cho
mình và cho đất nước.

14
+ Chính sách trung hạn, là những chính sách có hiệu lực trong khoảng thời
gian từ 3 đến 7 năm. Những chính sách này tập trung vào những vấn đề có ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội, nhưng có thể giải quyết được trong
một thời gian nhất định. Những chính sách loại này có thể là chính sách chống lạm
phát, chính sách xoá đói, giảm nghèo, chính sách chống suy thoái kinh tế
+ Chính sách ngắn hạn, là những chính sách được áp dụng trong khoảng thời
gian ng
ắn, dưới 3 năm nhằm vào những vấn đề có thể giải quyết nhanh chóng. Các
chính sách ngắn hạn có thể là chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách kiểm soát các
ngân hàng cổ phần, chính sách mức giá trần đối với thu mua nông sản phục vụ xuất
khẩu
- Phân theo cấp độ của chính sách: Phụ thuộc vào chủ thể quyết định chính
sách, có thể chia thành các loại chính sách sau:
+ Nhóm chính sách do Quốc hội ra quyết định;
+ Nhóm chính sách của Chính phủ;
+ Nhóm chính sách của đị
a phương, do chính quyền địa phương (Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân) quyết định.
Qua nghiên cứu hệ thống chính sách theo các tiêu chí khác nhau, cho thấy
mỗi chính sách có mục tiêu riêng, tác động vào các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế,

song đều có ảnh hưởng đến lĩnh vực khác, do vậy để đem lại hiệu quả cao cần đảm
bảo tính hệ thống, tính đồng bộ và tính thực tiễn trong hoạch định chính sách kinh
tế
nhằm "cộng hưởng" các tác động đồng hướng, hạn chế các tác động ngược chiều
giữa các chính sách.
1.1.3. Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện chính sách
Có thể nói, chính sách công gắn chặt với bản chất Nhà nước, nền tảng của
chính sách công là các chức năng của Nhà nước, cụ thể là tính chính trị với vai trò
cân bằng của các nhóm lợi ích, sự can thiệp của Nhà nước vào các thất bại thị
trường và sự th
ể hiện trong các quy định. Trên nền tảng đó, thiết kế chính sách công
thực chất là việc giải quyết vấn đề, dưới một loạt các ảnh hưởng, điều kiện đã nêu trên.
Chính sách thành công hay thất bại phụ thuộc vào việc có giải quyết được vấn đề hay
không.
Các mô hình thể hiện quá trình hoạch định và thực hiện chính sách công như
mô hình M.Guns (1966) và mô hình K.John (1970). Trong đó K.John đã đưa ra mô
hình cụ thể về m
ột quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, bao gồm các hoạt
động: hoạch định, thể chế hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện [ 43, tr. 30].

15
Nghiên cứu và chuẩn bị
Bao gồm các bước hình thành ý tưởng,
nghiên cứu, điều tra thu thập, xử lý
thông tin, tham khảo kinh nghiệm
Ban hành chính sách
Dự thảo, soạn thảo lấy ý kiến, thẩm tra,
đánh giá, lựa chọn, thông qua và ra
chính sách
Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám

sát việc thực hiện chính sách
Nhanh chóng triển khai, tổ chức lực
lượng thực hiện, phổ biến, tuyên
truyền, có chế độ và phương pháp kiểm
tra, xử lý thông tin phản hồi, điều chỉnh
kịp thời và bổ sung quyết định cần thiết
Tổng kết đánh giá việc thực hiện chính
sách
Đánh giá trung thực, cụ thể, chính xác
kết quả của chính sách tác động đến đối
tượng như thế nào
Quá trình hoạch định chính sách là hết sức quan trọng, cần điều tra, khảo sát
thực tế nền kinh tế, xã hội để đưa ra chính sách. Chính sách có thể giải quyết một
vấn đề bức xúc, một vấn đề mới trong thực tiễn hoặc tạo ra một khuôn khổ để dẫn
dắt, khuyến khích các nỗ lực phát triển của xã hội hoặc để phòng ngừa một vấn đề
không t
ốt có thể nảy sinh trong tương lai, Như vậy, cần có chính sách vừa giải
quyết vấn đề trước mắt, vừa mang tính lâu dài trong quá trình phát triển nền kinh tế
- xã hội. Đồng thời phải có những công cụ khoa học trong việc khảo sát, lấy ý kiến
và tôn trọng ý kiến của nhân dân, để chính sách phù hợp với thực tế, tăng tính khả
thi trong quá trình thực hiện.
1.2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ASEAN
1.2.1. Khái niệm về vùng và phát triển vùng
1.2.1.1. Khái niệm chung về vùng
Cho đến nay có rất nhiều khái niệm về vùng: “Vùng là một khái niệm được
sử dụng khá phổ biến, song đến nay các ngành khoa học khác nhau lại có cách hiểu
không giống nhau. Địa lý học coi “vùng” là một đơn nguyên địa lý bề mặt của trái
đất; kinh tế học hiểu “vùng” là một đơn nguyên kinh tế tương đối hoàn chỉnh trên
phương diện kinh tế; chính trị học thường cho “vùng” là đơn nguyên hành chính
th

ực hiện quản lý hành chính; xã hội học coi “vùng” là khu tụ cư có đặc trưng xã

16
hội tương đồng của một loại người nào đó (ngôn ngữ, tôn giáo, dân tộc, văn hoá).
Trong một số trường hợp, chưa phân biệt rõ ràng các thuật ngữ “vùng” “địa bàn”,
“khu vực”, “miền”, “đới”, “dải”, Mặc dù vậy, đa số ý kiến cho rằng vùng là một
bộ phận của lãnh thổ quốc gia, có đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù có thể
phân biệt vùng này với các vùng khác. Vùng nói chung có những dấu hi
ệu đặc trưng
sau đây:
Thứ nhất, vùng là một thực thế khách quan, chứ không phải do con người
“thiết kế”, “sáng tạo” ra để phục vụ cho mục đích riêng của mình.
Thứ hai, vùng là một không gian địa lý - một lãnh thổ xác định, thuộc quyền
sở hữu của một quốc gia. Các lãnh thổ này có vị trí, hình dàng, kích thước và quy
mô xác định. Vị trí của từng vùng được xác định qua hệ trục toạ độ
, qua sự tiếp giáp
với các địa danh hành chính hay tự nhiên. Mỗi vùng cũng có hình dáng, kích thước
chiều dài, chièu rộng xác định. Vùng có nhiều cấp theo quy mô (quy mô về diện
tích, dân số, quy mô về các hoạt động kinh tế - xã hội, ). Quy mô và số lượng vùng
có sự thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau.
Thứ ba, vùng là một thực thể khách quan, trong đó tồn tại những yếu tố tự
nhiên (đất đai, khí hậu, động thực vật, tài nguyên, khoáng sản, nguồ
n nước, địa
hình, sống hồ, thảm động thực vật, ); các yếu tố xã hội (dân cư, nguồn lao động,
dân tộc, văn hoá, lịch sử, ) các yếu kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp,
giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
các hoạt động kinh tế đó). Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đó là các yếu t
ố cấu
thành nên vùng.
Thứ tư, các yếu tố cấu thành nên vùng có sự tương đối đồng nhất bên trong

(nhưng không đồng chất với nhau) nhưng lại tương đối khác biệt với bên ngoài (tính
đồng nhất và khác biệt chính là căn cứ để phân vùng). Nói cách khác, vùng là một
bộ phận của lãnh thổ đặc thù trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Do tính đặc
thù, trong thực tế không có bất kỳ một quốc gia nào giống vùng nào.
Thứ
năm, trong vùng, ở các mức độ khác nhau, liên tục diễn ra các quá trình
tự nhiên, nhân khẩu học, kinh tế và xã hội. Các quá trình này có bản chất khác nhau,
cùng tồn tại và hoạt động theo những quy luật riêng của mình, nhưng đều là những
khâu tất yếu của chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin vận hành liên
tục trong không gian và thời gian.
Thứ sáu, trên giác độ quản lý đất nước, vùng được quan niệm là cấp trung
gian giữa quốc gia và địa phương/t
ỉnh. Vùng có thể bao gồm một số địa

17
phương/tỉnh và một quốc gia có một số vùng tuỳ theo cách phân chia trong từng
giai đoạn cụ thể.
Hệ thống các vùng luôn có sự thay đổi về số lượng và quy mô theo thời gian
vì sự tồn tại của vùng là khách quan nhưng lại được chủ quan hoá, tức là được con
người phân định và tổ chức theo nguyên tắc vì con người. Nói cách khác, các yếu tố
cấu thành vùng không ngừng vận động và phát triển theo các quy luật nhất định.
Các quá trình vận
động phát triển này đều là những khâu cần thiết không thể thiếu
trong chu trình trao đổi vật chất năng lượng và thông tin vận hành bên trong vùng
và giữa các vùng. Con người cần nắm bắt các quy luật của các quá trình vận động,
phát triển và sử dụng những thủ pháp làm cho vùng phát triển một cách có hiệu quả
cao phục vụ cho các nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của mình. Để làm được việc
này, con người cần phải quyết định một số
hành động can thiệp nhằm tổ chức lại
không gian cho phù hợp với đường lối chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế, điều

kiện công nghệ và kỹ thuật, thậm chí phù hợp với cả tâm lý dân tộc và khiếu thẩm
mỹ vốn có của các cộng đồng người.
Xét một cách tổng thể, mục tiêu tác động của con người vào hệ thống vùng
nói chung, từng vùng nói riêng là bố trí nhằm khai thác, sử dụ
ng các nguồn lực của
các vùng lãnh thổ một cách hợp lý nhằm đạt được sự phát triển nhanh, mạnh và bền
vững (cả về kinh tế - xã hội và môi trường) của mỗi vùng trên cơ sở bảo đảm sự cân
đối và hài hoà giữa các vùng trong toàn bộ hệ thống lãnh thổ của quốc gia.
Xét từ quan điểm kinh tế, tác động của con người vào hệ thống vùng trong quá
trình phát triển phải nhằm đạt được hi
ệu quả tối ưu cho xã hội, tức là phải sử dụng
hiệu quả các nguồn lực khan hiếm đối với toàn bộ hệ thống các vùng của quốc gia.
Như vậy, vùng là một bộ phận lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân, có cơ cấu
khá phức tạp và tổng hợp, có thể hoạt động một cách độc lập (tuy rằng, tất nhiên,
trong hầu hết các trường hợ
p thực tế, các vùng luôn có mối quan hệ chặt chẽ và hữu
cơ với các vùng còn lại của nền kinh tế). Vùng là đối tượng của tổ chức lãnh thổ
kinh tế - xã hội, là công cụ không thể thiếu trong việc hoạch định các chiến lược, kế
hoạch và chính sách phát triển của nền kinh tế quốc gia và là đơn vị để chúng ta
quản lý các quá trình phát triển của quốc gia trên lãnh thổ bảo đảm sự thống nh
ất
trong đa dạng

18
1.2.1.2. Phát triển vùng
Phát triển vùng, địa phương là tìm cách pháp huy các mặt mạnh, tìm kiếm và
tạo ra những thế mạnh mới, tạo ra các giá trị gia tăng trên phương diện kinh tế xã
hội, văn hoá, cơ sở hạ tầng, tài chính, môi trường, con người
Phát triển vùng còn được hiểu đó là việc đề ra cho lãnh thổ một chiến lược
phát triển; chiến lược này sẽ thường xuyên được đánh giá và định nghĩa lại theo sự

xu
ất hiện của các tình huống mới, các yếu tố và tác nhân mới, hay theo sự phát triển
tình hình; sự thay đổi các yếu tố và các tác nhân hiện thời.
Vai trò của tác nhân phát triển kinh tế là phải thu hút các doanh nghiệp từ các
vùng khác đến lãnh thổ của mình, giữ chân các xí nghiệp đang tồn tại, đồng thời
khuyến khích tạo ra các doanh nghiệp mới. Các tác nhân phát triển vùng lãnh thổ
bao gồm các cấp quản lý, các doanh nghiệp trong và ngoài lãnh thổ thuộc khu vực
Nhà nước và tư nhân, và các tổ
chức phi lợi nhuận, các hiệp hội doanh nghiệp.
Tại các nước đang phát triển, việc xây dựng và thực hiện các chiến lược phát
triển kinh tế vùng ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn. Có nhiều quan điểm
khác nhau về phát triển kinh tế vùng. Trong đó quan điểm đáng được chú ý của các
nhà nghiên cứu và quản lý đó là:
Thứ nhất, phát triển kinh tế vùng bao gồm các hoạt động xây dựng lợi thế
c
ạnh tranh của vùng và của các doanh nghiệp trong vùng nhằm tạo thu nhập và việc
làm. Đó là các hoạt động được thực hiện bởi chính quyền địa phương, các hiệp hội
doanh nghiệp, các doanh nghiệp và các đối tượng khác nhằm xoá bỏ những cản trở
và giảm chi phí cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh tính cạnh tranh của các doanh
nghiệp và tạo ra lợi thế hơn hẳn cho từng địa phương và các doanh nghiệp thuộc
vùng đó.
Thứ
hai, phát triển kinh tế vùng bao gồm tất cả các hoạt động nhằm khuyến
khích đầu tư tại vùng. Quan điểm này dẫn tới tập trung thu hút các doanh nghiệp
ngoài vùng vào đầu tư. Tuy nhiên, nếu quan tâm quá mức tới khuyến khích đầu tư
từ bên ngoài mà thiếu chủ ý đến phát triển các doanh nghiệp địa phương nhất là sự
ra đời của các doanh nghiệp mới thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển vùng.
Thứ ba
, phát triển kinh tế vùng bao gồm tất cả các hoạt động nhằm cải thiện
phúc lợi của người dân địa phương. Quan điểm này quá rộng, phát triển vùng là một

vấn đề rộng lớn hơn so với phát triển kinh tế vùng, bởi còn bao gồm cả phát triển cộng
đồng, phát triển xã hội và các chương trình sáng kiến khác.

19
Phát triển kinh tế vùng cần hướng tới mối quan hệ giữa chính quyền với khu
vực tư nhân và các tổ chức phi lợi nhuận cùng với cộng đồng dân cư ở địa phương.
Phát triển kinh tế vùng tập trung vào khả năng nâng cao cạnh tranh và sự tăng
trưởng bền vững. Phát triển kinh tế vùng bao gồm nhiều hoạt động như xây dựng kế
hoạch tổng thể, chính sách marketing, các chương trình phát triển kinh t
ế. Nó cũng
bao gồm nhiều chức năng khác nhau của chính quyền địa phương và khu vực tư nhân
như lập kế hoạch, cung cấp cơ sở hạ tầng, phát triển bất động sản và tài chính. Phát
triển kinh tế vùng tập trung vào việc nâng cấp môi trường đầu tư tại địa phương đó
nhằm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao thu nhập ngân sách của địa phương.
Thứ tư, phát tri
ển kinh tế vùng không chỉ liên quan tới việc thu hút doanh
nghiệp mà còn liên quan tới việc phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh nhằm nâng cao
tính cạnh tranh của doanh nghiệp và khuyến khích sự hình thành các doanh nghiệp
mới. Một trong những chiến lược chính là tập trung vào năng lực chính và chuyển
giao ra ngoài những công việc không mang lại lợi thế cạnh tranh cho họ. Điều này
làm tăng cầu tại địa phương cho các nhà cung cấp, các tổ chức cung cấp dịch vụ và
các tổ chức hỗ trợ. Sự cạnh tranh giữa các vùng xuất hiện, do muốn giữ chân hoặc
thu hút những doanh nghiệp nhằm tăng nguồn thu thuế và tạo việc làm.
Do đó phát triển kinh tế vùng không chỉ liên quan đến việc hội nhập với thị
trường bên ngoài mà còn liên quan tới sự xoá bỏ những lỗ hổng bên trong tại vùng
đó, nghĩa là khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm những nhà cung cấp khách
hàng ngay tại địa phương c
ủa mình, tạo ra sự hợp tác nhằm gia tăng cơ hội kinh
doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
Phát triển kinh tế vùng khác với phát triển kinh tế quốc gia ở một số khía

cạnh sau:
Công cụ: Có nhiều công cụ khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế
mà không nằm trong chương trình, sáng kiến của địa phương, vùng. Chẳng hạn như
tất cả các điều liên quan đến khuôn khổ chung (tỷ giá hối đoái, thuế suấ
t, chính sách
chống độc quyền và luật lao động).
Tác nhân: Chương trình phát triển kinh tế quốc gia được hình thành và thực
hiện bởi Chính phủ. Các tác nhân phi Chính phủ thường tham gia vào quá trình
chính sách. Song về vấn đề thực hiện chính sách, họ thường là đối tượng hơn là
những người thực hiện. Tại cấp độ vùng, địa phương, các đề xuất phát triển kinh tế
vùng có thể được đưa ra bởi tư nhân, không có sự tham gia của Chính phủ
.

20
Quản lý: Trong các chương trình phát triển kinh tế quốc gia, thường xác định
rõ ràng vai trò giữa cơ quan Lập pháp và Hành pháp. Các đề xuất và sáng kiến phát
triển kinh tế vùng thường liên quan đến việc xác định vai trò các bên, và việc xác
định vai trò các bên thường là một trong những thách thức lớn của các chương trình
phát triển kinh tế vùng.
1.2.2. Chính sách phát triển vùng và kinh nghiệm thực hiện chính sách vùng
của các nước ASEAN
1.2.2.1. Chính sách phát triển vùng
Như đã trình bày ở trên, chiến lược phát triển kinh tế cùng mục tiêu tă
ng
trưởng nhanh đã có tác động lớn đến trật tự không gian kinh tế và tiêu chuẩn sống
của con người. Sự tập trung hoá các nguồn lực trong đó có yếu tố lao động và vốn
cùng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nguyên nhân tạo ra sự khác nhau về
phát triển. Theo đó đã xuất hiện các trung tâm công nghiệp lớn bên cạnh các vùng
chậm phát triển hoặc vùng tụt hậu về kinh tế. Kết quả của việ
c tập trung các nguồn

lực đã làm nảy sinh hai vấn đề: một mặt tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế tại
vùng phát triển thông qua chuyển địch nguồn lực từ các vùng khác làm tiềm năng
sản xuất của vùng này được tăng lên và qua đó thu hút đầu tư, mặt khác làm giảm
tiềm lực và sự hấp dẫn thu hút đầu tư của các vùng còn lại dẫn đến chênh lệch về
phát triể
n kinh tế xã hội giữa các vùng. Sự hình thành hai thái cực phát triển đó nếu
không được can thiệp bằng các biện pháp kinh tế hữu hiệu sẽ gây lãng phí nguồn
lực cho phát triển do không tận dụng được các nguồn lực này một cách tối đa gây
nên những áp lực lớn về kinh tế xã hội. Để giải quyết vấn đề này các quốc gia đã
thực hiện các biện pháp chính sách khác nhau tuỳ theo điều kiện phát triể
n của mỗi
nước, nhưng với mục đích chung là tạo cho các vùng có cơ hội phát triển kinh tế một
cách toàn diện chứ không chỉ giới hạn ở một ngành hay một lĩnh vực kinh tế nào.
Chính sách phát triển vùng là tổng thể các biện pháp được thực hiện nhằm
hỗ trợ phát triển và kích thích các hoạt động kinh tế - xã hội trong một vùng nhất
định có khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội do nhiề
u nguyên nhân gây ra trong
đó có hậu quả của chuyển đổi cơ cấu. Qua đó tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho
phát triển kinh tế - xã hội, giảm bớt những bất lợi về địa lý, phát huy tiềm năng của
vùng để đạt được các mục tiêu của nó.
Chính sách phát triển vùng là một bộ phận của chính sách của quốc gia nên
mục tiêu của nó phải nằm trong mục tiêu phát triển kinh t
ế xã hội của một nước tuỳ
thuộc vào những yêu cầu và mục tiêu phát triển của nước đó. Tuy nhiên, do tình

21
hình phát triển, điều kiện tự nhiên và xã hội, của mỗi nước khác nhau nên mục tiêu
chính sách phát triển vùng cũng không đồng nhất giữa các nước. Chính sách phát
triển vùng có đặc điểm là hướng tới huy động tối đa các nguồn lực của tất cả các yếu
tố cho phát triển, trước hết ưu tiên khai thác và khuyến khích phát triển các tiềm năng

sẵn có nhằm đạt ba mục tiêu sau:
Một là, mục tiêu tăng tr
ưởng: Tăng trưởng là mục tiêu quan trọng nhất của
chính sách phát triển vùng. Xét dưới góc độ của chính sách phát triển vùng thì tăng
trưởng kinh tế vùng không nhất thiết phải bằng hoặc cao hơn tăng trưởng của các
vùng đang phát triển mà đó là tăng trưởng kinh tế tương ứng đạt được thông qua
phân bố tối ưu các yếu tố tăng trưởng tại vùng đó. Tăng trưởng kinh tế vùng do thực
hiện chính sách phát tri
ển vùng có thể đạt được bằng cách điều chỉnh các yếu tố sản
xuất theo hai cách: i) định hướng theo năng suất; 2i) định hướng theo tiềm năng.
Chính sách phát triển vùng định hướng theo năng suất có xu hướng tạo ra các
yếu tố sản xuất trong vùng sao cho chúng đạt được năng suất lao động cận biên cao
nhất, trong khi chính sách phát triển vùng định hướng tiềm năng lại hướng tới việc
tạ
o cho vùng có được các yếu tố tiềm năng nhất định quyết định đến sự phát triển
của vùng. Ví dụ xây dựng kết cấu hạ tầng vùng hoặc tăng độ tập trung, để thu hút
nguồn vốn và lao động. Kết quả của việc thực hiện chính sách phát triển vùng có
thể đạt được tăng trưởng kinh tế vùng trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Một vùng đạt
được tăng trưở
ng trong ngắn hạn nếu khối lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra
tăng lên thông qua áp dụng chính sách phát triển vùng, qua đó cải thiện sự phân bổ
các nguồn lực và các yếu tố sản xuất. Tăng trưởng dài hạn thực tế chỉ đạt được khi
nhu cầu sử dụng hàng hoá và dịch vụ của vùng tăng lên hoặc tạo ra được những tiến
bộ về khoa học, công nghệ, Các biện pháp c
ủa chính sách phát triển vùng như hỗ
trợ đầu tư tư nhân, khuyến khích đầu tư đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng
trong dài hạn.
Hai là, mục tiêu ổn định: Mục tiêu ổn định có ý nghĩa làm giảm những khó
khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu và trước nguy cơ suy thoái của vùng bằng
cách tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý. Thông qua các biện pháp khác nhau, chính sách

phát triển vùng hỗ trợ các hoạt động tạo ra vi
ệc làm mới, ổn định việc làm đã có
trong các vùng, hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao
động. Đối với mục tiêu ổn định của chính sách phát triển vùng thì con người là đối
tượng và tư bản là công cụ để đạt được mục tiêu. Có thể nói nguyên nhân chính dẫn

22
đến di chuyển lao động giữa các vùng chính là do khác nhau về mức tiền lương thực
tế, do thiếu việc làm, vì vậy mục tiêu ổn định góp phần ổn định xã hội trong vùng.
Ba là, mục tiêu phân phối thu nhập và cân đối sự phát triển: Mục tiêu này
nhằm nâng cao mức sống của người dân và giảm chênh lệch về thu nhập giữa các
vùng. Chính sách phát triển vùng giúp tạo ra sự cung cấp đồng đều hơn kết cấu hạ
tầ
ng cho các vùng và tạo sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng.
Do tác động ngoại lai nên ba mục tiêu trên của chính sách phát triển vùng
thường không đạt được trong cơ chế thị trường. Xét dưới góc độ không gian các tác
động ngoại lai thường nảy sinh do sự tập trung các nguồn lực dẫn đến hình thành
các trung tâm công nghiệp và đô thị lớn. Bên cạnh những ưu điểm như có kết cấu hạ
tầng tốt, thị trườ
ng tiêu thụ rộng lớn các trung tâm này còn có những nhược điểm
như tình trạng ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, sức ép về mật độ dân số,
v.v Hơn nữa, sự tập trung nguồn lực quá mức dẫn đến không khai thác một cách
hiệu quả các yếu tố sản xuất, đồng thời còn là nguyên nhân gây ra sự khác nhau về
thu nhập với các vùng còn lại, qua đó gây mất cân đối về cơ cấu kinh tế vùng và nả
y
sinh nhiều vấn đề xã hội. Do vậy để giải quyết mặt trái này của cơ chế thị trường tự
do, chính phủ các nước đã can thiệp bằng cách thực hiện chính sách kinh tế vùng
nhằm bảo đảm đạt được ba mục tiêu trên.
Các biện pháp của chính sách kinh tế vùng đóng vai trò là phía cung tạo ra
động lực hỗ trợ cho toàn bộ hoạt động kinh tế trong vùng thông qua các công cụ hỗ

trợ trực tiếp và gián tiế
p của nó. Từ mục tiêu của chính sách kinh tế vùng cho thấy,
nó còn góp phần bổ sung tích cực cho chính sách tăng trưởng, chính sách thị trường
lao động, chính sách nông nghiệp, chính sách công nghệ, giáo dục, giao thông vận
tải, cân đối tài chính ngang và dọc, v.v., thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo tăng
trưởng cho toàn bộ nền kinh tế.
1.2.2.2.Kinh nghiệm của một số nước ASEAN về chính sách phát triển vùng
Từ thập kỷ 60 cho đến nay các nước ASEAN đã liên tục đạt được những
thành tựu rực rỡ về kinh tế - xã hội, duy trì tăng trưởng kinh tế cao, ổn định kinh tế
vĩ mô, cải thiện đáng kể mức sống của đại đa số dân chúng.
Mặc dù thành tựu kinh tế xã hội đã đạt được nhưng các nước này cũng phải
đối mặt trước nhiều vấn đề như nghèo đói, di dân, khác biệt về phát triển giữa nông
thơn và thành thị, giữ
a các vùng với mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào chiến lược
phát triển và các chính sách đã được thực hiện ở mỗi nước. Trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của mình, ngay từ thập kỷ 60 và 70 các nước ASEAN đã theo

23
đuổi chính sách phát triển “Tập trung vào mục tiêu tăng trưởng trước, phân phối lại
sau”. Với chiến lược phát triển này các nước gần như chỉ tập trung mọi nguồn lực
nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá mà không chú trọng đến tác động của nó
đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự phân phối các thành quả lợi ích nói
riêng giữa các vùng khác nhau. Hu quả của chính sách đó là tạo nên sự mất cân đối
trong phát triển vùng, làm nảy sinh nhiều vấ
n đề kinh tế xã hội bao gồm:
- Tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các vùng,
- Chênh lệch mức sống, tình trạng nghèo đói gia tăng,
- Các vấn đề về ô nhiễm môi trường do tốc độ đô thị hoá nhanh,
- Di dân từ các vùng nông thôn, vùng nghèo đến các thành phố, v.v.,
- Các vấn đề về thị trường lao động như thiếu lao động có kỹ năng để đáp

ứng cho quá trình phát triển trong khi dư thừa sức lao động.
- Là m
ột trong các nguyên nhân tác động tiêu cực đến quá trình chuyển địch
cơ cấu trong nền kinh tế nói chung, cơ cấu ngành và vùng nói riêng.
Trước những vấn đề nảy sinh trên các nước ASEAN đã sửa sai bằng cách
thực hiện nhiều biện pháp chính sách khác nhau với mục tiêu chung đó là thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế tại vùng nghèo, giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa các vùng
và ngăn chặn tình trạng di dân quá nhiều từ nông thôn ra thành thị, từ các vùng
nghèo tới các đ
ô thị giàu hơn, phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Cái giá mà các
nước này phải trả để sửa sai là không nhỏ nhưng không phải nước nào cũng thành
công với chính sách của mình. Sau đây là kinh nghiệm về phát triển vùng của một
số nước điển hình trong khối ASEAN, các biện pháp chính sách mà các nước đó đã
và đang thực hiện nhằm tiếp cận các mục tiêu của chính sách kinh tế vùng.
1.2.2.2.1. Thái Lan
Trong hơn 3 thập kỷ, Thái Lan đã trải qua thời k
ỳ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tập trung thực hiện chính sách công nghiệp hóa nhanh theo mô hình “tăng trưởng
theo cực” với những hoạt động và thành tựu kinh tế tập trung phần lớn ở thủ đô
Băng Cốc và các tỉnh xung quanh. Vùng thủ đô Băng Cốc chỉ chiếm 16,1% tổng
dân số, nhưng chiếm tới 51,8 GDP của cả nước vào năm 1991. Bình quân GDP trên
đầu người của vùng này cao gấp 5,6 lần so vớ
i vùng Đông Bắc là vùng nghèo nhất
Thái Lan. Nhằm điều chỉnh sự mất cân đối đó, từ những năm 90, Chính phủ Thái
Lan đã có nhiều biện pháp như: Thực hiện chính sách phát triển vùng để khuyến
khích thiết lập các cơ sở công nghiệp tại các vùng nghèo, nhằm giảm bớt sự chênh

24
lệch về phát triển giữa các vùng, mặt khác, vẫn duy trì sự quản lý tập trung, đặc biệt
tập trung đầu tư dịch vụ công cộng cho thủ đô Băng Cốc, thực hiện chính sách nông

nghiệp có lợi cho người tiêu dùng thành thị. Việc làm này đã làm cho thủ đô Băng
Cốc và các tỉnh lân cận vẫn tiếp tục là trung tâm hấp dẫn đầu tư. Ngoài ra, chính
sách xuất khẩu lao động của Thái Lan cũng phần nào gi
ải quyết được vấn đề lao
động và thu nhập cho số lao động dư thừa, lao động không có tay nghề, qua đó tăng
thêm lợi ích cho nền kinh tế nói chung, góp phần vào giải quyết sự mất cân đối về
phát triển giữa các vùng. Với số lao động xuất khẩu ra nước ngoài, trung bình hàng
năm, số tiền chuyển qua ngân hàng xuất khẩu lao động đã đạt khoảng 1 tỷ USD và
có xu hướng tăng lên. Nhiều nghiên cứu cho thấ
y, những người nghèo ở Thái Lan là
người được hưởng nhiều nhất từ nguồn chuyển khoản này. Chính phủ Thái Lan
cũng đã giải quyết những thiếu hụt về lao động có kỹ năng bằng biện pháp du nhập
và khuyến khích lao động có tay nghề cao vào Thái Lan. Chính sách này kết hợp
với đầu tư cho giáo dục, đào tạo, và đây cũng là một trong những biện pháp dài hạn,
có tác động đến thị trườ
ng lao động theo hướng tích cực, gián tiếp ảnh hưởng đến
sự giảm chênh lệch về phát triển giữa Băng cốc và các vùng còn lại

1.2.2.2.2. Philipin
Do đặc thù về lãnh thổ chia cắt ngay từ đầu những năm 60, Chính phủ
Philipin đã đưa vấn đề phát triển vùng là mục tiêu phát triển quốc gia. Để thực hiện
mục tiêu phi tập trung hóa trong việc hoạch định, thực hiện, ra quyết định đầu tư
công cộng cho các vùng, Chính phủ Philipin đã thành lập Hội đồng phát triển vùng
với chức năng lập kế hoạch phát triển trong từng vùng, Văn phòng phát triể
n vùng với
chức năng giám sát và thực hiện các chương trình phát triển quan trọng do các cơ quan
quốc gia thực hiện trong vùng. Ngoài ra, còn thành lập một số cơ quan, chương trình
hỗ trợ cho việc xây dựng, thực hiện chính sách vùng, qua đó đã nâng cao hiệu quả của
các biện pháp hỗ trợ.
Từ cuối những năm 80-90, Chính phủ Philipin đã thực hiện nhiều biện pháp

kinh tế kết hợp thực hiện chính sách xã hội nh
ư chương trình xóa đói, giảm nghèo,
áp dụng chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo
thêm việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất cần
nhiều lao động, đẩy mạnh phát triển công-nông nghiệp ở nông thôn
Năm 1981, Luật đầu tư của Philipin đã khuyến khích thành lập doanh nghiệp
tại các vùng kém phát triển dưới hai dạng: Cung cấp tín dụng có giá trị bằng 100%

×