Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Dạy học chủ đề điện năng công suất điện vật lý 11 ban cơ bản theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.73 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẠM TẤU

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Vật lý)
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “ ĐIỆN NĂNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN” –
VẬT LÝ 11, BAN CƠ BẢN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

Tác giả: Hà Thị Chun
Trình độ chun mơn: ĐHSP Vật lý
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Trạm Tấu

Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2022
1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

3

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN

3


1. Tình trạng giải pháp đã biết

3

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

5

2.1. Mục đích của giải pháp

5

2.2. Nội dung giải pháp

5

2.3. Tính mới của giải pháp

8

3. Khả năng áp dụng của giải pháp

8

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được
do áp dụng giải pháp

8

5. Các thông tin cần được bảo mật


10

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

10

7. Tài liệu kèm theo

10

8. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

10

2


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Dạy học chủ đề “ Điện năng. Công suất điện” – Vật lý
11, Ban Cơ bản – theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vật lý
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường THPT Trạm Tấu
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Học kỳ I năm học 2021 - 2022 (Từ ngày
10/11 – 22/11/2021)
5. Tác giả
Họ và tên: Hà Thị Chun
Trình độ chun mơn: Đại học
Giảng dạy mơn: Vật lý
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Trạm Tấu

Điện thoại: 0911053992
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trước yêu cầu đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo được nêu trong Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013) và cụ thể hóa trong cơng văn số 5555/BDGĐT-GDTrH ngày 8 tháng
10 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là trong giai đoạn chuẩn bị
triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cả ba cấp học ( triển khai ở
cấp THPT từ năm học 2022 -2023) thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh (HS) là bắt buộc và cần thiết.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì
qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp
dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Dạy học phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng
lực tự học trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư
duy.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể
hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một là, dạy học thông qua tổ chức chuỗi các hoạt động học tập, giúp học
sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức
được sắp đặt sẵn. Giáo viên (GV) là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các
3


hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết
vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai là, chú trọng rèn luyện cho HS biết khai thác sách giáo khoa và các tài

liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tịi và phát
hiện kiến thức mới... Định hướng cho HS cách tư duy như phân tích, tổng hợp,
đặc biệt hố, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát
triển tiềm năng sáng tạo.
Ba là, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở
thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và
kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập
chung.
Bốn là, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt
tiến trình dạy học thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú
trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều
hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí
để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót (tạo
điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá).
Tại trường THPT Trạm Tấu, thực hiện theo tinh thần chung, GV trong nhà
trường đã tích cực đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS
thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập. Cơ bản việc dạy học trong nhà
trường đã đi theo xu thế đổi mới và tích cực. Tuy nhiên, thông qua dự giờ đồng
nghiệp, bản thân nhận thấy việc đổi mới là chưa đồng bộ, chưa thực sự hiệu quả
ở một số bộ môn.
Đối với môn Vật lý, theo xu thế chung của việc đổi mới, GV Vật lý đã tích
cực thay đổi phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp theo
hướng phát triển phẩm chất năng lực của HS đôi khi chưa thường xuyên và hiệu
quả chưa cao. Trong chương trình Vật lý 11, chương “Dịng điện khơng đổi” là
một trong những chương quan trọng, có nhiều nội dung kiến thức gắn liền với
thực tế đời sống. Tuy nhiên, đa số các tiết học mặc dù đã đổi mới phương pháp
nhưng GV vẫn thiết kế theo hướng tập trung vào việc tiếp cận nội dung chứ chưa
thực sự tiếp cận năng lực, phẩm chất của HS vì vậy các tiết học vẫn nặng về lý
thuyết chứ chưa thực sự gắn với thực tiễn.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới và tình hình thực tế dạy học mơn Vật lý 11,

chương “Dịng điện khơng đổi” ở trường THPT Trạm Tấu bản thân tôi đã mạnh
dạn đề xuất sáng kiến Dạy học chủ đề “Điện năng. Công suất điện” – Vật lý 11,
Ban Cơ bản – theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Sau khi
tiến hành áp dụng giải pháp tại 2 lớp khối 11 do tơi giảng dạy thì thu được những
kết quả tích cực cả về phía GV và HS. Kết quả bài kiểm tra khảo sát cao hơn hẳn
4


so với 2 lớp không áp dụng. Hơn nữa, sau khi áp dụng giải pháp, bước đầu đã
hình thành cho học sinh những phẩm chất, năng lực cần thiết chứ không chỉ tập
trung vào mục tiêu về nội dung.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh đối với bộ mơn Vật lý nói chung và
chương trình Vật lý 11 – Ban Cơ bản nói riêng.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy và triển khai dạy học theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực của HS đối với chủ đề “Điện năng. Cơng suất điện”. Từ đó
có thể áp dụng cho các chủ đề khác trong chương “Dịng điện khơng đổi” nói
riêng và chương trình mơn Vật lý nói chung.
2.2. Nội dung giải pháp
Bước 1: Nghiên cứu nội dung chủ đề
Chủ đề “ Điện năng. Công suất điện” thuộc chương 2 “Dịng điện khơng
đổi” – Vật lý 11 – Ban Cơ bản.
- Thời lượng: 2 tiết (bao gồm cả tiết bài tập)
- Các nội dung chính của chủ đề:
+ Điện năng tiêu thụ và công suất điện (nội dung trọng tâm)
+ Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dịng điện chạy qua
+ Cơng và cơng suất của nguồn điện
Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy

* Xác định mục tiêu bài học
- Các căn cứ xác định mục tiêu dạy học:
+ Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học theo chương trình
+ Căn cứ vào phẩm chất và năng lực hiện tại của HS lớp học: Tùy vào mức độ
năng lực của đối tượng HS mà GV xác định những năng lực, phẩm chất cần bồi dưỡng.
+ Căn cứ vào đặc điểm xây dựng nội dung kiến thức, vào phương tiện, thiết bị và
hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học: Dựa trên tình hình thực tế về cơ sở vật chất,
điều kiện dạy học của nhà trường và đặc điểm nội dung kiến thức, xác định các mục tiêu
phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù tương ứng.
- Cách thức thực hiện
+ Xác định yêu cầu cần đạt và nội dung kiến thức của bài học

5


+ Xác định mục tiêu năng lực chung và năng lực chun mơn có thể bồi dưỡng
cho HS thơng qua bài học
+ Xác định mục tiêu phẩm chất: Chỉ nêu những phẩm chất chính có thể bồi dưỡng
trực tiếp thơng qua bài học
Mục tiêu chủ đề được xác định cụ thể như sau:

(1) Năng lực
a. Năng lực Vật lý:
- Năng lực nhận thức Vật lý:
+ Hiểu được sự biến đổi năng lượng trong mạch điện, nắm được cơng
thức tính cơng và cơng suất của dịng điện ở một đoạn mạch tiêu thụ điện năng.
+ Ôn lại định luật Jun-lenxo và nắm được cơng thức tính cơng suất tỏa
nhiệt của vật dẫn khi có dịng điện chạy qua.
+ Vận dụng kiến thức đã học xây dựng được cơng thức tính cơng và công
suất của nguồn điện.

- Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức
giải quyết vấn đề tiết kiệm điện năng.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ
GV giao về nhà.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và
hợp tác thông qua hoạt động nhóm khi trao đổi, thảo luận, thống nhất để hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn
đề thông qua giải quyết các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thơng tin liên quan
từ nhiều nguồn khác nhau.
c. Năng lực chuyên môn:
- Năng lực ngôn ngữ: Biết trình bày, bảo vệ quan điểm cá nhân một cách
thuyết phục.
- Năng lực tính tốn: Thơng qua việc vận dụng các cơng thức tính được
điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, công và công suất tỏa nhiệt, công và công
suất tiêu thụ của nguồn điện
- Năng lực tin học: Góp phần phát triển năng lực tin học thơng qua việc tìm
kiếm thơng tin trên Internet, thiết kế bài thuyết trình để giải quyết vấn đề tiết
kiệm điện.
6


(2) Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm;

thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của cá nhân được phân cơng trong làm việc
nhóm; có ý thức vận dụng những hiểu biết, kiến thức vật lí vào thực tiễn cuộc

sống để tiết kiệm điện nói riêng và tiết kiệm năng lượng nói chung.
* Xây dựng chuỗi các hoạt động học tập
- Chuỗi hoạt động dạy học cần thể hiện được tiến trình tổ chức dạy học (theo phụ
lục 4 - Công văn 5512) gồm các hoạt động:
+ Mở đầu/xác định vấn đề cần nghiên cứu
+ Hình thành kiến thức mới (gồm 3 nội dung kiến thức cơ bản)
+ Luyện tập
+ Vận dụng
Trong từng hoạt động cần:
- Xác định mục tiêu của các hoạt động: Từ mục tiêu chung của kế hoạch bài dạy,
GV xác định mục tiêu cụ thể của các hoạt động tương ứng.
- Định hướng hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương án đánh giá
đáp ứng mục tiêu cụ thể của các hoạt động và mục tiêu chung của bài dạy.
- Xác định thời lượng: Tùy thuộc vào thời lượng được phân bố cho cả bài học,
dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, dung lượng kiến thức, độ khó của nhiệm vụ, trình độ
của HS, điều kiện cơ sở vật chất…để dự kiến được thời lượng tương ứng của từng hoạt
động.+ Thu thập và thiết kế dữ liệu dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của từng hoạt động
và phù hợp phương pháp; phương pháp đánh giá như các phương tiện trực quan, câu
hỏi, phiếu học tập, bài tập…
+ Biên soạn nội dung: “Nội dung” là nội dung của nhiệm vụ mà GV giao cho HS
trong bước “Chuyển giao nhiệm vụ” hay nội dung hoạt động học của HS. “Nội dung”
có thể là câu hỏi, bài tập, xử lí tình huống, thực hiện thí nghiệm, … có tác dụng kích
thích HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để thực hiện các thao tác tư
duy và các hành động học tập cụ thể, từ đó tạo ra “kết quả” thực hiện nhiệm vụ.
+ Xác định sản phẩm cần đạt được: “Sản phẩm” chính là câu trả lời tương ứng
với “nội dung” do GV biên soạn. “Sản phẩm” chính là căn cứ để GV định hướng cho
HS thực hiện nhiệm vụ, định hướng thảo luận và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
của HS. Đồng thời, “sản phẩm” cũng chính là vấn đề GV cần kết luận, cần “chốt” kiến
thức/ kĩ năng cho HS ghi vào vở sau mỗi hoạt động học tập. “Sản phẩm” cần tương thích
và đáp ứng mục tiêu dạy học.


7


+ Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học cụ thể. Tiến trình “tổ chức hoạt
động” bao gồm: (1) Chuyển giao nhiệm vụ; (2) Thực hiện nhiệm vụ; (3) Báo cáo, thảo
luận; (4) Kết luận, nhận định.
( Có kế hoạch dạy học kèm theo)
Bước 3: Tổ chức dạy học theo kế hoạch đã xây dựng

Sau khi xây dựng, chỉnh sửa lại kế hoạch cho phù hợp với các mục tiêu đã
xác định, tiến hành dạy học tại các lớp được phân cơng. Trong q trình dạy học,
bám sát kế hoạch đã xây dựng tuy nhiên vẫn phải vận dụng linh hoạt đối với từng
đối tượng học sinh.
2.3. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp:
- Xác định được mục tiêu của bài học dựa vào các căn cứ cụ thể, trong đó
xác định chi tiết các mục tiêu về năng lực, phẩm chất mà GV mong muốn hình
thành qua chủ đề chứ không chỉ tập trung vào các mục tiêu về nội dung.
- Xây dựng được kế hoạch bài dạy theo chuỗi các hoạt động học tập trong
đó xác định được mục tiêu, nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức từng hoạt
động chi tiết, cụ thể
- Vận dụng và kết hợp được các phương pháp dạy học tích cực, giúp HS
chủ động tìm tịi, xây dựng kiến thức chứ không chỉ thụ động tiếp thu.
- Xây dựng được phương pháp đánh giá nên giáo viên có thể đánh giá HS,
HS có thể đánh giá lẫn nhau trong nhóm (thơng qua phiếu đánh giá hoạt động
nhóm), các nhóm có thể tự đánh giá sản phẩm hoạt động của nhóm mình và các
nhóm khác (thơng qua bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm trong
hoạt động Vận dụng)
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Biện pháp mới hồn tồn có thể áp dụng và thực tế khi giảng dạy các nội

dung khác trong chương trình mơn Vật lý mơn Vật lý khối 11 nói riêng và chương
trình mơn Vật lý nói chung. Ngồi ra biện pháp cũng hồn tồn có thể áp dụng
cho các mơn học khác ở trường THPT Trạm Tấu góp phần đổi mới phương pháp
dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Tuy nhiên,
GV cần sáng tạo trong việc xác định mục tiêu về phẩm chất, năng lực cho phù
hợp với từng bộ mơn để từ đó xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học hiệu
quả.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp

8


* Góp phần nâng cao kết quả học tập của HS
Năm học 2021 – 2022, sau khi triển khai áp dụng sáng kiến tại trường THPT
Trạm Tấu từ ngày 10/11 – 22/11/2021, trong đó áp dụng với 11A và khơng áp
dụng với lớp 11B, kết quả bài kiểm tra 15 phút như sau:
Kết quả bài kiểm tra khảo sát
Lớp

Giỏi

Sĩ số

Khá

Yếu

TB


Số lượng

Tỷ lệ
(%)

Số lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

11A

38

6

15,79


20

52,63

12

31,58

0

0

11B

40

5

12,5

15

37,5

18

45

2


5

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, tỉ lệ HS đạt điểm Khá, Giỏi ở lớp 11A
là 68,42%; tỉ lệ HS đạt điểm Khá, Giỏi lớp 11B là 50%. Như vậy, lớp 11A khi
áp dụng giải pháp thì tỉ lệ Khá, Giỏi cao hơn 18,42% so với lớp không áp dụng
giải pháp. Với mức độ nhận thức tương đương (đánh giá qua điểm trung bình
năm học 2021-2022), từ bảng kết quả trên có thấy nhận thấy hiệu quả của giải
pháp đối với việc nâng cao kết quả học tập của HS.
* Góp phần hình thức phẩm chất, năng lực cho HS :
Sau khi áp dụng giải pháp, HS phát triển các phẩm chất và năng lực được
xác định ở đầu chủ đề.
- Thông qua 3 hoạt động hình thành kiến thức với hình thức hoạt động nhóm
thì HS phát triển mạnh năng lực Vật lý, năng lực ngôn ngữ và các năng lực chung
như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Thông qua hoạt động Luyện tập, HS phát triển năng lực tính tốn khi vận
dụng kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan, phát triển năng lực ngơn ngữ
khi trình bày kết quả hoạt động.
- Thơng qua hoạt động Vận dụng, ngồi những năng lực hình thành khi hoạt
động nhóm, HS cịn phát triển mạnh năng lực tin học thơng qua việc tìm kiếm
thơng tin trên Internet, thiết kế bài thuyết trình trên phần mềm Power Point, thiết
kế video…

9


Một số hình ảnh triển khai tiết học trên lớp
5. Các thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- GV nắm vững lý luận về dạy học, chủ động, sáng tạo trong đổi mới
phương pháp dạy học; có khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học.

- HS chủ động, chịu khó và có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, tham gia tích cực
các hoạt động học tập đặc biệt là hoạt động nhóm
- Nhà trường được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho học tập như
máy tính, máy chiếu…; tạo điều kiện cho GV về mặt thời gian để tập trung nghiên
cứu chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học.
7. Tài liệu kèm theo: Kế hoạch dạy học chủ đề “Điện năng. Công suất
điện”; Đề kiểm tra 15 phút; Phiếu đánh giá kết quả hoạt động nhóm; Sản phẩm
phần vận dụng kiến thức (bài trình chiếu, video) của HS.
8. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi cam kết những nội dung trên là không sao chép hoặc vi phạm bản
quyền. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.
10


Trạm Tấu, ngày 20 tháng 01 năm 2022
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

Hà Thị Chuyên
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

11




×