Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Thực trạng kiến thức thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ tham gia lớp tiền sản tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.77 KB, 32 trang )

iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………..…iv
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………..v
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I ............................................................................................................................. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận: ........................................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về ung thư cổ tử cung.......................................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.......................... 3
1.1.3. Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung ............................................................. 4
1.1.4. Các biện pháp phòng ung thư cổ tử cung: ............................................................ 7
1.1.5.

Khái niệm và mục đích của truyền thông giáo dục sức khoẻ [13] ................. 7

1.2. Cơ sở thực tiễn: ...................................................................................................... 11
CHƯƠNG II. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ......................................................... 15
2.1.

Tổng quan địa bàn nghiên cứu. ....................................................................... 15

2.2.

Kết quả khảo sát ................................................................................................ 18

CHƯƠNG III: BÀN LUẬN.................................................................................................. 21
1.1.



Ưu điểm............................................................................................................. 21

1.2.

Một số hạn chế trong nghiên cứu: ..................................................................... 21

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 25
PHIẾU KHÁO SÁT


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1.

UTCTC

Ung thư cổ tử cung

2.

ĐTNC


Đối tượng nghiên cứu

3.

HPV

Human Papilloma Virus

4.

TT GDSK

Truyền thông giáo dục sức
khỏe

5.

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Các giai đoạn tiến triển của UTCTC .................................................................... 6
Bảng 2. 1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu


18

Bảng 2. 2 Tỷ lệ có kiến thức thực hành về phịng bệnh UTCTC

18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2018, ung thư cổ tử
cung (UTCTC) đứng thứ tư về tỷ lệ mắc và tử vong, ước tính 570.000 trường hợp mắc
mới và 311.000 trường hợp tử vong do UTCTC. Tỷ lệ mắc mới và tử vong do UTCTC
cao nhất là Châu Phi và thấp hơn từ 7 đến 10 lần ở Bắc Mỹ, Úc và Tây Á [4]. Tại
Mỹ dự kiến năm 2019 có 13.170 phụ nữ mắc UTCTC mới và 4.250 phụ nữ tử vong
vì bệnh này [34]. Tổ chức Y tế thế giới báo cáo rằng nếu khơng có hành động ngay
lập tức, số người chết vì ung thư trên tồn cầu sẽ tăng khoảng 80% vào năm 2030, với
hầu hết xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. WHO đã khuyến nghị khám
sàng lọc UTCTC cho phụ nữ từ 30 đến 49 tuổi thông qua các biện pháp khám sàng lọc
như VIA, VILIA, Pap mear, xét nghiệm HPV… định kỳ. Với trẻ em gái trong độ tuổi
từ 9 – 26 tuổi (chưa QHTD) tiêm vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả, giảm chi phí
trong phịng bệnh UTCTC [24] và điều trị các tổn thương tiền UTCTC ở phụ nữ. Nếu
UTCTC được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi [31].
Tại Việt Nam UTCTC là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới,
thống kê của GLOBOCAN năm 2020 cho biết, hàng năm nước ta có khoảng 4000 ca
mắc mới ung thư cổ tử cung và có hơn 2000 ca tử vong vì căn bệnh này, ước tính cứ
100000 phụ nữ thì sẽ có 20 trường hợp mắc UTCTC và 11 trường hợp tử vong [38].
UTCTC tạo ra các gánh nặng bệnh tật lớn cho người bệnh, hệ thống y tế và toàn xã
hội [5]. Gánh nặng trực tiếp của UTCTC khoảng 1.755 tỷ đồng; gánh nặng gián tiếp
khoảng 418 tỷ và chiếm 0,015% tổng GDP [4]. UTCTC có thể phòng ngừa được và

làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội [4]. Có kiến thức về
UTCTC là một trong những yếu tố dự báo quan trọng [29] để phòng ngừa và giảm gánh
nặng cho gia đình, xã hội. “Kế hoạch hành động Quốc gia dự phịng và kiểm sốt ung
thư cổ tử cung giai đoạn 2016 – 2025” nhằm mục đích phát hiện sớm tổn thương tiền
ung thư và UTCTC, giảm tỷ lệ mắc mới, điều trị hiệu quả các trường hợp xâm lấn
UTCTC thơng qua việc nâng cao nhận thức, dự phịng, sàng lọc và điều trị [5]. Bộ Y
tế đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn dự phịng và kiểm sốt ung thư cổ tử cung” theo
Quyết định số 2402/QĐ-BYT cập nhật và bổ sung nhiều nội dung so với tài liệu năm
2011 và là tài liệu bổ sung cho “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản” được Bộ Y tế ban hành năm 2016 [6].


2

Sàng lọc UTCTC đã được triển khai tại nhiều nước phát triển, làm giảm đáng kể
tỷ lệ tử vong. Tại Việt Nam chương trình phịng chống ung đã bắt đầu từ 2008. Một
trong những mục tiêu của các chương trình này là xây dựng mơ hình sàng lọc phát hiện
sớm ung thư tại cộng đồng.Hưởng ứng chương trình “Chiến lược Quốc gia phịng chống
bệnh khơng lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2025”, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội luôn đáp ứng
cơng tác khám chữa bệnh, chăm sóc, truyền thơng giáo dục sức khỏe và sức khoẻ sinh
sản cho phụ nữ trong toàn thành phố và các tỉnh lân cận tuy nhiên UTCTC là bệnh có
thể phịng ngừa nên kiến thức, thái độ của người phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong
công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. Người phụ nữ nếu có kiến thức tốt về phịng
UTCTC sẽ giúp họ phịng bệnh, đồng thời góp phần làm giảm tỷ lệ mắc mới, giảm
gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng
kiến thức thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ tham gia lớp
tiền sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022” với mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ
tham gia lớp tiền sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022

2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử
cung cho phụ nữ tham gia lớp tiền sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.


3

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Khái niệm về ung thư cổ tử cung
- Khái niệm ung thư:
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (TCYTTG): “Ung thư là sự tăng trưởng khơng được
kiểm sốt và sự xâm lấn lan rộng của tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào,
khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vơ hạn,
khơng tn theo một cơ chế kiểm soát về mặt phát triển của cơ thể” [4].
Phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus Human Papilloma
ở người (HPV), với DNA được xác định trong khoảng 95% là ác tính gây tổn thương
cổ tử cung. Một số trường hợp nhiễm HPV có thể tự khỏi [35]. Tuy nhiên, nếu khơng
được điều trị kịp thời thì tế bào ung thư phát triển thầm lặng (được gọi là tiền
ung thư cổ tử cung) có thể tiến triển thành ung thư sau từ 10 đến 20 năm [4], [31].
- Khái niệm tiền ung thư cổ tử cung
Tiền ung thư cổ tử cung là một sự thay đổi rõ rệt trong các tế bào biểu mô của
sự biến đổi vùng cổ tử cung; các tế bào bắt đầu phát triển một cách bất thường khi bị
nhiễm virus HPV dai dẳng hoặc lâu dài [31].
- Khái niệm ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là u ác tính nguyên phát ở cổ tử cung, có thể xuất phát từ các
tế bào biểu mô vảy, biểu mô tuyến hoặc các tế bào của mô đệm. Tuy nhiên, hầu hết các
ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mơ, trong đó chủ yếu là ung thư biểu mô vảy [3].
1.1.2. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
1.2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung là triệu chứng của nhiễm trùng tự
do, dai dẳng hoặc mạn tính với một hoặc nhiều yếu tố có nguy cơ gây ung thư cổ tử
cung cao. Trong đó, nhiễm Human Papiloma Virus (HPV) được xác định khoảng 95%
là ác tính gây tổn thương cổ tử cung. HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ
biến nhất [24], [31].
Mặc dù virus HPV được xác định là yếu tố nguy cơ cao gây UTCTC nhưng không
phải tất cả các trường hợp nhiễm HPV đều bị UTCTC. Trong số hơn 100 loại HPV chỉ
có hai loại HPV gây ra ung tử cổ tử cung cao là 16 và 18, có 4 loại có nguy cơ cao


4

là 31, 33, 45 và 48 nhưng ít được tìm thấy có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Hai
loại HPV là 6 và 11 không gây ung thư cổ tử cung nhưng là nguyên nhân của hầu hết
các mụn cóc sinh dục hoặc condylomas, bựa sinh dục trong vỏ bao quy đầu, chlamydia
và lậu [31], [38].
1.2.2. Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung [7]
(1) Những người có quan hệ tình dục sớm;
(2) Quan hệ tình dục với nhiều người (kể cả vợ hoặc chồng);
(3) Sinh nhiều con;
(4) Vệ sinh sinh dục không đúng cách;
(5) Viêm cổ tử cung mạn tính; viêm nhiễm các bệnh lây truyền qua đường
tình dục;
(6) Nhiễm các bệnh gây u nhú ở người (HPV), nhiễm Herpes;
(7) Điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp;
(8) Thường xuyên hút thuốc lá;
(9) Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm;
(10) Người mắc bệnh suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV).
1.1.3. Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung
1.1.3.1. Chẩn đoán ung thư cổ tử cung [3]

Dấu hiệu cơ năng
Chảy máu khi quan hệ: chảy máu khi quan hệ là triệu chứng nổi bật nhất của
bệnh ung thư cổ tử cung. Các biểu hiện thường thấy như:
(1) Sau khi quan hệ xong hoặc kiểm tra phụ khoa, dịch âm đạo có lẫn máu;
(2) Xuất huyết âm đạo bất thường: đối với phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng
nhiên ra máu khơng lí do. Lượng máu khơng nhiều, hơn nữa không kèm theo các triệu
chứng đau bụng, đau lưng, thì khơng được bỏ qua dễ dàng những triệu chứng này.
Hiện tượng chảy máu bất thường này là triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai
đoạn sớm, có rất nhiều chị em phụ nữ lớn tuổi khi thấy hiện tượng này đã đến để

kiểm tra, phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung và được điều trị kịp thời;
(3) Đau: thường xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới hoặc đau thắt lưng, đơi
lúc cịn đau ở bụng trên, đùi và các khớp, mỗi khi đến kì kinh, đại tiện hoặc quan
hệ sẽ đau trầm trọng hơn;


5

(4) Tiết dịch âm đạo nhiều: biểu hiện bất thường của tiết dịch âm đạo này
thường là dịch âm đạo màu trắng nhiều có thể kèm theo viêm nhiễm, đó là hiện
tượng của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
Cận lâm sàng
Soi cổ tử cung
- Xác định các hình ảnh bất thường
- Nghi ngờ ung thư xâm lấn qua soi cổ tử cung: vùng loét, sùi, tổn thương loét sùi.
- Các tổn thương nghi ngờ soi CTC cần được bấm sinh thiết làm mơ bệnh học.
Chẩn đốn tế bào học phụ khoa
Có các loại kỹ thuật: Papanicolaou (Pap) thơng thường, kỹ thuật Thin Prep và
phương pháp tế bào học chất lỏng thế hệ 2 (LiquiPrep). Các kỹ thuật Thin Prep và Liqui
- Prep có ưu điểm là hình ảnh mơ học đẹp hơn, dễ đọc hơn qua đó làm tăng độ nhậy,

độ đặc hiệu của việc phát hiện các tế bào biểu mơ bất thường và vẫn có giá trị dự báo
dương tính, trong đó, kỹ thuật LiquiPrep có nhiều ưu điểm hơn so với ThinPrep.
Sinh thiết cổ tử cung: Sau khi soi cổ tử cung và xác định có tổn thương nghi ngờ hoặc
có kết quả tế bào khơng bình thường. Sinh thiết hai mảnh: một mảnh ở ranh giới lát
- trụ, một mảnh ở chính giữa tổn thương. Nếu nghi ngờ tổn thương trong ống cổ tử
cung thì dùng thìa nạo sinh thiết.
Chẩn đốn hình ảnh: Để đánh giá đầy đủ và chính xác mức độ lan tràn của ung thư cổ
tử cung có thể chỉ định một số xét nghiệm sau: chụp MRI, PET CT
1.1.3.2. Chẩn đoán xác định:
Ung thư tại chỗ và vi xâm lấn: Dựa vào phiến đồ âm đạo kết hợp soi và sinh thiết
cổ tử cung hoặc nạo ống cổ tử cung, LEEP hoặc khoét chóp cổ tử cung.
Giai đoạn muộn: dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả sinh thiết.
1.1.3.3. Chẩn đoán phân biệt:
Trên lâm sàng, các ung thư cổ tử cung cần phân biệt với các tổn thương sau ở
cổ tử cung:
- Lộ tuyến, loét trợt cổ tử cung;
- Polip cổ tử cung;
- Lạc nội mạc cổ tử cung;
- Giang mai cổ tử cung;
- Lao cổ tử cung


6

1.1.3.4. Chẩn đoán giai đoạn
- Giai đoạn tại chỗ, vi xâm nhập: ở giai đoạn này triệu chứng cơ năng rất
nghèo nàn. Khi khám cổ tử cung có thể thấy hình thái bình thường hoặc có vết lt trợt
hoặc vùng trắng khơng điển hình hoặc tăng sinh mạch máu.
- Giai đoạn ung thư xâm nhập:
+ Ra máu âm đạo bất thường hay ra máu sau giao hợp;

+ Khám bằng mỏ vịt thường thấy khối sùi, dễ chảy máu khi chạm vào;
+ Giai đoạn muộn có thể thấy cổ tử cung biến dạng, có loét sâu hoặc cổ tử
cung mất hẳn hình dạng;
+ Suy giảm sức khoẻ tồn thân, đái máu, đại tiện ra máu, đau hông lưng.

Bảng 1. 1 Các giai đoạn tiến triển của UTCTC
Giai đoạn

Mô tả tổn thương

0

Ung thư tại chỗ ( CIS), ung thư nội biểu mô.

I

Ung thư chỉ giới hạn tại cổ tử cung

IA

Ung thư tiền lâm sàng, chỉ chuẩn đoán được bởi vi thể

IA1

Xâm nhập rõ tối thiểu chất đệm. Tổn thương sâu ≤ 3mm từ màng
đáy, rộng ≤ 7 mm từ bề mặt hay tuyến mà nó phát sinh.

IA2

Tổn thương sâu ≤ 5mm, rộng ≤ 7 mm, nếu rộng hơn ở nhóm IB

Tổn thương có kích thước lớn hơn ở giai đoạn IA dù có thấy được
trên lâm sàng hay khơng tổn thương vùng khơng gian có trước khơng

IB

làm thay đổi việc định giai đoạn mà cần ghi lại đặc biệt để dùng cho
quyết định điều trị tương lai.

IB1

Đường kính lớn nhất của tổn thương là ≤ 4 mm.

IB2

Đường kính lớn nhất của tổn thương là ≥ 4 mm.

II

Ung thư xâm lấn quá cổ tử cung nhưng chưa đến thành xương chậu
hay chưa đến 1/3 dưới âm đạo.

IIA

Chưa xâm lấn dây chằng rộn

IIB

Xâm lấn dây chằng rộng

III


Ung thư lan đến thành xương chậu hoặc tới 1/3 dưới âm đạo hoặc đến
niệu quản.

III

Ung thư lan đến 1/3 dưới âm đạo, chưa đến thành xương chậu


7

Giai đoạn

Mô tả tổn thương
Ung thư lan đến thành xương chậu chèn ép niệu quản, làm thận ứ

III

nước hoăc mất chức năng.
Ung thư lan đến ngoài khung chậu hay là xâm lấn niêm mạc bàng

lV

quang và trực tràng.
IVA

Xâm lấn các cơ quan lân cận.

IVB


Di căn xa

1.1.4. Các biện pháp phòng ung thư cổ tử cung:
Khái niệm về phòng chống ung thư:
“Phịng bệnh ung thư là nhằm mục đích làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhờ loại trừ những
yếu tố nguy cơ và làm tăng sức chống đỡ của cơ thể với quá trình tác động của quá
trình sinh ung thư” [4].
Ung thư không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa. Theo TCYTTG, 1/3 các loại
ung thư có thể dự phịng được, 1/3 ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm,
điều trị kịp thời và 1/3 số bệnh nhân ung thư cịn lại có thể kéo dài thời gian và nâng
cao chất lượng cuộc sống bằng các phương pháp điều trị, chăm sóc [4].
Khái niệm về sàng lọc ung thư cổ tử cung:
Sàng lọc: “là một quá trình áp dụng một biện pháp kỹ thuật (trắc nghiệm) để phát hiện
những cá thể đang có nguy cơ phát triển thành bệnh hoặc đã có những biểu hiện bệnh
tiềm ẩn ở giai đoạn tiền lâm sàng hoặc một bệnh ở thời kỳ sớm trong cộng đồng mà
bệnh đó chưa biểu hiện những triệu chứng lâm sàng dễ thấy” [4].
Nghiệm pháp sàng lọc: “là một nghiệm pháp kỹ thuật tiến hành đối với những cá thể
trong cộng đồng nhằm phát hiện sớm tình trạng bệnh tật của cộng đồng đó, phục
vụ nội dung chẩn đoán cộng đồng” [4].
1.1.5. Khái niệm và mục đích của truyền thơng giáo dục sức khoẻ [13]
Truyền thơng: là một q trình trao đổi thơng tin hai chiều giữa người cung
cấp thông tin và người nhận thơng tin. Mục đích chủ yếu của truyền thơng là trao
đổi thơng tin.
Giáo dục sức khoẻ: là một q trình tác động có mục đích và có kế hoạch đến
tính cảm và lí trí của người dân nhằm làm thay đổi hành vi sức khoẻ có lợi cho cá
nhân và cộng đồng.


8


Mục đích của truyền thơng giáo dục sức khoẻ (TT - GDSK): nhằm giúp
người dân thay đổi hành vi có hại cho sức khoẻ, đồng thời duy trì có hiệu quả và lâu
dài hành vi sức khoẻ có lợi cho cộng đồng.
1.1.6. Nội dung các cấp dự phòng ung thư cổ tử cung:
Các phương pháp dự phịng và kiểm sốt ung thư cổ tử cung đã được Tổ chức
Y tế thế giới khuyến cáo và nhiều quốc gia trên thế giới triển khai bao gồm dự phòng
cấp 1, cấp 2 và cấp 3:
- Dự phòng cấp 1: bao gồm tuyên truyền giáo dục nhằm giảm lối sống tình dục
có nguy cơ cao, quan hệ tình dục an tồn, tiêm vắc-xin phòng nhiễm HPV, tránh hoặc
làm giảm các yếu tố nguy cơ khác như lập gia đình sớm, có con sớm, hút thuốc lá (kể
cả chủ động và thụ động).
- Dự phòng cấp 2: bao gồm phát hiện các tổn thương tân sản nội biểu mơ cổ tử
cung và xử trí phù hợp. Các phương pháp hiện được dùng trong phát hiện các tổn thương
tiền ung thư cổ tử cung bao gồm xét nghiệm tế bào cổ tử cung, quan sát cổ tử cung
với dung dịch acid acetic hoặc dung dịch Lugol, xét nghiệm ADN HPV. Sau khi
được phát hiện, tổn thương tiền ung thư có thể được điều trị bằng các phương
pháp cắt bỏ (khoét chóp bằng dao, dao điện, laser, LEEP) hoặc phá hủy (áp lạnh, đốt
điện, hóa hơi bằng laser).
- Dự phòng cấp 3: bao gồm phát hiện các trường hợp ung thư xâm lấn ở giai
đoạn sớm và điều trị tại các cơ sở có đủ điều kiện.
Điều trị ung thư giai đoạn tiến xa và chăm sóc giảm nhẹ là các thành tố khơng thể thiếu
trong dự phịng và kiểm sốt ung thư cổ tử cung.
1.1.7. Nội dung các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung
Khám phụ khoa: thầy thuốc sẽ kiểm tra cổ tử cung với khám các cơ quan khác
trong vùng chậu. Thầy thuốc dùng mỏ vịt để quan sát cổ tử cung. Khi phát hiện bất
thường ở cổ tử cung bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm tiếp theo để chẩn đoán xác
định bệnh.
Phương pháp xét nghiệm tế bào học cổ tử cung: là phương pháp thường dùng
nhất để sàng lọc UTCTC, đã được giới y khoa toàn cầu thừa nhận từ nhiều thập
niên qua do thỏa mãn các điều kiện: độ nhạy khá, có thể lặp lại nhiều lần và đã chứng

minh được tính hữu hiệu khi hạ thấp tần suất ung thư xâm lấn cổ tử cung ở các nước
phát triển.


9

Phương pháp xét nghiệm HPV: Hiện nay một số xét nghiệm xét nghiệm chẩn
đốn có thể phát hiện các týp HPV nguy cơ cao sinh ung thư, chúng có thể được sử
dụng trong lâm sàng như là xét nghiệm sàng lọc sơ cấp riêng biệt hoặc phối hợp với
phương pháp khác. Xét nghiệm HPV có độ nhạy cao và giá trị dự báo âm tính cao.
Nếu xét nghiệm HPV (-) gần như khơng có nguy cơ hình thành CIN III trong vịng 5
năm sau đó. Điều này cho phép giãn thời gian sàng lọc và giảm số lần sàng lọc trong
cuộc đời người phụ nữ.
Phương pháp quan sát cổ tử cung với acid acetic (VIA - Visual Inspection
with Acetic acid): đã được nghiên cứu và đề xuất như là phương pháp bổ sung/ thay thế
cho xét nghiệm tế bào học ở những cơ sở y tế không làm được xét nghiệm này.
Dung dịch acid acetic 3-5% gây đơng vón protein tế bào và làm xuất hiện hình
ảnh trắng với acid acetic ở vùng biểu mô bất thường. Đây là phương pháp dễ thực hiện,
phù hợp trong sàng lọc và phòng chống ung thư cổ tử cung tại tất cả các tuyến y tế, đặc
biệt đối với tuyến y tế cơ sở.
Phương pháp quan sát cổ tử cung với Lugol (VILI - Visual Inspection with
Lugol’s Iodine) dựa trên nguyên lý bắt màu của glycogen có trong biểu mơ vảy ngun
thủy và biểu mô dị sản vảy trưởng thành của cổ tử cung khi tiếp xúc với dung dịch
Lugol chứa iod. Các biểu mơ dị sản vảy mới hình thành, mơ viêm, mô tiền ung thư và
ung thư cổ tử cung không chứa hoặc chỉ chứa rất ít glycogen, do đó khơng bắt màu
dung dịch Lugol hoặc bắt màu không đáng kể, chỉ có màu vàng nhạt của dung dịch
Lugol nằm trên biểu mơ. Có thể thực hiện VILI riêng hoặc phối hợp ngay sau khi đã
làm xét nghiệm VIA.
Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, VILI có độ đặc hiệu cao nhưng độ
nhạy thấp trong phát hiện tổn thương, vì vậy nên hạn chế sử dụng khi chưa được

huấn luyện đầy đủ.
Vắc xin HPV

Theo hướng dẫn của tổ chức chống ung thư Hoa Kỳ (CDC) về virus HPV: Virus
sinh u nhú (HPV) ở bộ phận sinh dục người là loại virus lây truyền qua đường tình dục
phổ biến nhất ở người. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều khơng có bất kỳ triệu
chứng nào và tự khỏi. Nhưng HPV có thể gây ra UTCTC ở phụ nữ [8]. Sử dụng tiêm
vắc xin phòng ngừa nhiễm HPV là loại virus dễ gây UTCTC, chủ yếu là typ 16 và typ
18. Lưu ý: cho dù có tiêm ngừa hay khơng vẫn phải tầm soát UTCTC bằng xét nghiệm


10

tế bào học cổ tử cung vì có nhiều ngun nhân khác gây UTCTC ngoài nhiễm HPV
[4]. Vắc xin HPV không điều trị hay chữa khỏi HPV nhưng hiệu quả nó đem lại cao
từ 95 – 98%. Tiêm vắc xin tốt nhất là trước khi bắt đầu có quan hệ tình dục, lứa tuổi
tiêm từ 9 - 26 tuổi [10].
Tiêm vắc xin 1 đợt có 3 mũi tiêm:
+ Tiêm mũi 1: tiêm bây giờ
+ Tiêm mũi 2: tiêm sau mũi tiêm 1 từ 1 đến 2 tháng
+ Tiêm mũi 3: tiêm sau mũi tiêm 1 là 6 tháng
Vệ sinh bộ phận sinh dục

Bộ phận sinh dục nữ từ bên ngoài (âm hộ, âm đạo) thông với tử cung vào ổ bụng
qua ống dẫn trứng, nên vi khuẩn có thể xâm nhập từ âm hộ vào bên trong gây viêm.
Hàng ngày, đại, tiểu tiện nhiều lần, vùng sinh dục bị bẩn, nếu người phụ nữ khơng vệ
sinh tốt, có thể là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm [20]. Bởi vậy
vệ sinh bộ phận sinh dục là một điều không thể thiếu [2], phụ nữ cần vệ sinh sạch sẽ
hàng ngày cũng như những ngày kinh nguyệt để giảm viêm nhiễm và phòng ngừa bệnh
tật đường sinh dục nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng.

Cách vệ sinh hàng ngày và vệ sinh khi có kinh nguyệt [20] như sau:
Vệ sinh hàng ngày
- Cách rửa:
+ Dùng nước sạch: nước máy, nước giếng hoặc nước mưa để rửa.
+ Dùng xà phịng có độ kiềm nhẹ để rửa (xà phòng tắm)
+ Dùng vòi nước hoặc gáo múc nước để dội, chứ không cần ngâm trong chậu.
+ Rửa từ trước ra sau, rửa âm hộ trước, hậu môn sau cùng. Chú ý trong khi rửa
không cho tay vào trong âm đạo vì có thể đưa bẩn vào trong âm đạo hoặc làm xước niêm
mạc âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
- Nên làm vệ sinh ở nhà tắm, không làm vệ sinh ở nơi đại tiểu tiện.
- Thay quần áo lót sạch sẽ hàng ngày, quần áo phải rộng, thống, tốt nhất là bằng
các loại vải bơng.
- Hàng ngày, rửa bộ phận sinh dục ngồi ít nhất một lần trước khi đi ngủ và
sau khi đi đại tiện.
Vệ sinh kinh nguyệt


11

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ buồng tử
cung ra ngoài. Kinh nguyệt là môi trường thuận lợi cho vi khẩn phát triển. Vìvậy,
trong những ngày kinh nguyệt khơng vệ sinh tốt, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường sinh
sản.
Đặc trưng của chu kỳ kinh nguyệt bình thường
+ Độ dài vịng kinh: 28 ± 7 ngày
+ Thời gian hành kinh: 4 ± 2 ngày
+ Lượng máu mất: 40 – 100ml
Mỗi ngày rửa âm hộ nhiều lần tùy thuộc vào lượng kinh nguyệt ra nhiều hay
ít, nhưng ít nhất cũng phải rửa 3 lần/ ngày (sáng, trưa, tối). Mỗi lần rửa xong phải
thay băng vệ sinh mới. Băng vệ sinh được sản xuất sẵn, dùng 1 lần rồi bỏ, p h ả i

bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
Cách rửa vệ sinh kinh nguyệt tương tự như cách vệ sinh hàng ngày. Khi có kinh
vẫn có thể tắm được, nhất là về mùa đơng. Nên tắm bằng nước ấm và tránh nơi có gió
lùa tránh ngâm mình trong ao, hồ, bể tắm…
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Tình hình kiến thức thực hành phịng bệnh ung thư cổ tử cung trên thế giới:
Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về ung thư tử cung còn hạn chế [18]. Ở Kampong
Speu - Campuchia, nghiên cứu cắt ngang trên 440 phụ nữ về kiến thức, thái độ và thực
hành phịng chống UTCTC thì 74% phụ nữ đã từng nghe về ung thư cổ tử cung trong
đó 34% phụ nữ đã từng nghe về xét nghiệm Pap [36]. Tuy nhiên kiến thức về UTCTC
đạt của phụ nữ ở nông thôn Kenya là 17,6% [32] và theo nghiên cứu của Said và
cộng sự phụ nữ có kiến thức tốt về UTCTC là 10,8% [33]. Ở Tân Cương - Trung
Quốc theo nghiên cứu của Abudukadeer, Abida và cộng sựcó 27,0% phụ nữ đã nghe
nói về ung thư cổ tử cung [22].
Theo WHO năm 2019, Papillomavirus ở người là một nhóm virus cực kỳ phổ
biến trên tồn thế giới, khoảng 99,7% người bị UTCTC là do papillomavirus gây nên
[30]. Tiêm vắc-xin HPV là một phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa ung thư cổ tử
cung [36], tỷ lệ phụ nữ đã từng sống tại Mỹ di cư đến Tây Ban Nha sinh sống 5 năm có
kiến thức về HPV và dự kiến sẽ tiêm HPV lần lượt là 56% và 49% [25]. Tại các trung
tâm ở Bharin số phụ nữ đến chăm sóc sức khoẻ thì 3,7% phụ nữ đã nghe nói về vắc-xin


12

HPV [26]. Nghiên cứu cắt ngang tại Tân Cương – Trung Quốc cho thấy 13,0% phụ nữ
có kiến thức về HPV [22].
Tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
(BLTQĐTD) như nghiên cứu của Haiyan Zhu và các cộng sự năm 2016 về nguy cơ
viêm nhiễm do mắc C. trachomatis liên quan đến UTCTC cho thấy phụ nữ mắc C.
trachomatis có nguy cơ mắc UTCTC cao hơn [38].

Điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp, thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng
thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm, người mắc bệnh đái tháo đường,
suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV) là một trong những yếu tố nguy cơ mắc UTCTC [7].
Tại Tân Cương – Trung Quốc phụ nữ có kiến thức về một số yếu tố nguy cơ như: hút
thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai và sinh nhiều con lần lượt là 1,34%; 0,84%; 1,28%
và 1,58% [22].
Thay đổi toàn cầu hiện nay, từ y học chữa bệnh sang y tế dự phòng cần nhiều nỗ
lực hơn trong việc cải thiện kiến thức của phụ nữ về ung thư cổ tử cung và tiêm vắc-xin
HPV [29]. Tiêm vắc-xin dự phòng HPV là phương pháp hiệu quả phòng ngừa tiên phát
chống lại UTCTC [27]. Theo nghiên cứu của Sothy Touch và Jin- Kyoung Oh (2018)
có 35% phụ nữ nhận thức được rằng ung thư cổ tử cung có thể phịng ngừa được bằng
cách tiêm vắc-xin [36].
Ở Campuchia chỉ 7% phụ nữ từng trải qua xét nghiệm Pap [36]. Theo Jassim và
cộng sự có 44,3% phụ nữ tin rằng họ nên làm xét nghiệm Pap ít nhất 3 năm một lần
[26]. Nghiên cứu của Ncube Butho và cộng sự cho thấy hơn một nửa (53%) phụ nữ chưa
từng phết tế bào Pap ở nhóm tuổi trẻ nhất từ 19 đến 29 và 78% phụ nữ độc thân chưa
bao giờ làm xét nghiệm Pap [28]. Những phát hiện này cho thấy mức độ hiểu biết về
sàng lọc ung thư cổ tử cung vẫn còn thấp [36].
Tình hình kiến thức thực hành phịng bệnh ung thư cổ tử cung tại Việt Nam:
Việt Nam, theo nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà và cộng sự trên 178 phụ nữ thì
78,9% phụ nữ nghe/ biết đến bệnh UTCTC [12], tuy nhiên theo nghiên cứu của Vũ Thị
Minh Thi trên 200 phụ nữ tại Sông Lô – Vĩnh Phúc thì số phụ nữ có kiến thức đạt về
dự phịng UTCTC là 27,5% [16], ở Quảng Bình năm 2019 số phụ nữ có kiến thức chung
đúng về bệnh rất thấp chỉ có 1,8% [14], phụ nữ biết về khả năng phòng tránh UTCTC
là 29,1% [18], kiến thức của người dân về UTCTC là 68,5% [18].


13

Tỷ lệ phụ nữ ở Sông Lô - Vĩnh Phúc năm 2018 có tỷ lệ phụ nữ có biết về một

số yếu tố nguy cơ UTCTC như: hút thuốc lá, quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều
bạn tình, sinh đẻ nhiều, viêm nhiễm bệnh phụ khoa tương ứng là 51,0%; 47,5%; 45%;
64,5% 66,5%. Tuy nhiên điểm kiến thức về một số yếu tố nguy cơ UTCTC của phụ nữ
trong nghiên cứu vẫn thấp chỉ 28,0% [16]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Như
Tú thì tỷ lệ phụ nữ tại Quảng Bình biết về yếu tố nguy cơ rất thấp như dinh dưỡng 0,8%;
viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn BLTQĐTD là 17,3%. Trong khi số phụ nữ
không biết bất kỳ một yếu tố nguy cơ nào về UTCTC là 61,4% [14].
Vắc xin HPV được FDA chấp thuận và CDC khuyên dùng cho cả phụ nữ và
đàn ông. Vắc xin này thường được tiêm ở độ tuổi 11 hoặc 12, nhưng có thể tiêm bắt đầu
ở độ tuổi từ 9 - 26 [8]. Tiêm vắc xin HPV một đợt gồm 3 mũi tiêm: mũi thứ 2 tiêm
cách mũi tiêm thứ 1 từ 1 - 2 tháng. Mũi thứ 3 tiêm sau mũi tiêm thứ 1 là 6 tháng
[9].
Tại Việt Nam, Vắc xin Gardasil® được triển khai bởi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
Ương và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia theo hai chiến lược: tiêm chủng
tại trường học cho học sinh lớp 6 (có theo dõi tại cộng đồng) và tiêm chủng tại trạm y
tế cho trẻ em gái tuổi 11 ở khu vực thành thị, nơng thơn và miền núi. Tổng số có trên
6.400 trẻ em gái đã nhận được ít nhất 1 liều vắc xin. Mỗi chiến lược có sự quan tâm và
chú ý khác nhau do ưu nhược điểm của chúng, nhưng nhìn chung các bên liên quan đều
chấp nhận và độ bao phủ lớn, khoảng 94% trẻ em gái được tiêm chủng đầy đủ trong
năm thứ hai triển khai nếu tiêm tại trường học (năm đầu tiên đạt 83%) và 98% tại cơ sở
y tế khi triển khai năm thứ 2 (93% trong năm đầu tiên). Phòng chống ung thư là lý do
chính khiến bố mẹ, cán bộ y tế, giáo viên và các em gái chấp nhận và tham gia vào
chương trình. Vắc-xin HPV hiện đang được cung cấp dưới dạng vắc-xin dịch vụ cho
trẻ em nữ và phụ nữ trong độ tuổi 9 – 26 với liệu trình 3 mũi tiêm trong vịng 6
tháng. Tính đến tháng 12/2015 đã có khoảng 514.000 liều vắc-xin nhị giá và 811.000
liều vắc-xin tứ giá được nhập vào Việt Nam, số phụ nữ được tiêm ước tính là 350.000
- 400.000 phụ nữ.
Năm 2019, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch triển khai vắc xin HPV phòng bệnh
ung thư cổ tử cung tại 5 tỉnh, dự kiến sẽ bắt đầu triển khai từ năm 2021 và kéo dài trong
giai đoạn 2021 - 2015 trên địa bàn 100% xã/phường của 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội,

Quảng Ninh, Khánh Hòa, Cần Thơ và Đồng Tháp. Đối tượng của kế hoạch này sẽ tập


14

trung vào trẻ em gái 12 tuổi (học sinh lớp 6). Dự kiến vắc-xin được lựa chọn sẽ là vắcxin HPV tứ giá chứa 4 typ vi rút là HPV 6, HPV 11, HPV 16 vàHPV 18. Nhu cầu
vắc xin HPV cho 5 năm ước tính khoảng 2 triệu liều [6].
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ biết về tiêm vắc xin HPV phòng
UTCTC vẫn chưa cao. Nghiên cứu của Nguyễn Điền và Huỳnh Thị Thuỷ tại Bệnh viện
Từ Dũ (2011) cho thấy người bệnh có kiến thức về HPV là 55,1% [11], kết quả này
cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà tại Thái Bình năm 2013
cho thấy phụ nữ biết về vắc xin HPV là 55,9% [12]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như
Tú cho phụ nữ có độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi ở Quảng Bình phụ nữ đã từng nghe về vắc
xin HPV chiếm 51,1% nhưng có 4,4% đã được tiêm vắc xin phòng HPV [14].
Tại Việt Nam, một số các biện pháp sàng lọc UTCTC đã được áp dụng như:
Phương pháp xét nghiệm tế bào học cổ tử cung, phương pháp xét nghiệm HPV, phương
pháp quan sát cổ tử cung với acid acetic, phương pháp quan sát cổ tử cung với Lugol
[17]. Tuy nhiên, phụ nữ biết về các phương pháp sàng lọc còn hạn chế, nghiên cứu của
Bùi Thị Thu Hà ở phụ nữ đã có chồng độ tuổi từ 35 đến 60 tuổi cho thấy điểm kiến thức
trung bình của phụ nữ là 5,1/13 điểm và phụ nữ biết đến 2 phương pháp sàng lọc UTCTC
là hơn 51% [12].


15

CHƯƠNG II. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1.

Tổng quan địa bàn nghiên cứu.


2.1.1. Giới thiệu về bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện Chuyên khoa Hạng I, đầu ngành trong
lĩnh vực Phụ Sản của thành phố Hà Nội, đồng thời là 1 trong 4 đơn vị tuyến cuối của cả
nước về lĩnh vực Sản phụ khoa. Trung bình mỗi năm khám điều trị cho 1 triệu lượt BN
ngoại trú, hàng năm đón chào 40.000 em bé chào đời.
Trải qua 43 năm xây dựng và phát triển bệnh viện vinh dự được Đảng và Nhà
nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhất. danh hiệu "Anh hùng Lao động trong
thời kỳ đổi mới”. Bệnh viện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Sản
Phụ khoa: chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chun mơn, kỹ thuật về
chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn Thành phố; tổ chức thực hiện các dịch vụ công
về y tế theo quy định của pháp luật.
- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được công nhận là bệnh viện tuyến cuối về chuyên
môn kỹ thuật sản phụ khoa theo Quyết định số 2963/QĐ-BYT ngày 16/5/2018 của Bộ
Y tế, để đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản từ cơ bản đến nâng cao và các kỹ
thuật chuyên môn khác như:
+ Hỗ trợ sinh sản;
+ Chẩn đoán, sàng lọc trước sinh và sơ sinh;
+ Gây mê hồi sức, các kỹ thuật giảm đau trong sản phụ khoa;
+ Khám và điều trị các bệnh lý sàn chậu, niệu dục;
+ Phẫu thuật nội soi;
+ Ung thư phụ khoa và ung thư vú;
+ Điều trị và chăm sóc sơ sinh non tháng.
+ Can thiệp bào thai.
- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
mở tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Thương mại theo quy định của pháp luật.
- Năm 2019, bệnh viện được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở
Y tế đã tự đảm bảo toàn bộ chi hoạt động thường xuyên (đợt 1) giai đoạn 2019-2021;



16

- Năm 2022, bệnh viện được giao 650 giường bệnh kế hoạch, thực kê 750 giường.
Tổng số 1004 biên chế: 990 viên chức và 14 LĐHĐ 68.

BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
NƠI TRAO NHẬN NIỀM TIN, KHƠI THÊM NGUỒN HẠNH PHÚC
2.1.2. Giới thiệu về phòng Huấn luyện trước sinh của bệnh viện Phụ sản Hà Nội:

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN PHÒNG HUẤN LUYỆN TRƯỚC SINH


17

Phòng Huấn luyện trước sinh được thành lập năm 1995, trải qua 27 năm hình thành và
phát triển, phịng Huấn luyện trước sinh đã trở thành một địa chỉ tin cậy của các khách
hàng có nhu cầu tham gia với các chuyên đề hữu ích như: Ung thư cổ tử cung – dấu hiệu
nhận biết và biện pháp dự phòng, tư vấn các dịch vụ tại bện viện, thể dục sau sinh bài
tập sàn chậu, chăm sóc phụ nữ khi mang thai….
Phòng Huấn luyện trước sinh được đặt ngay tại khoa Khám bệnh dịch vụ của bệnh
viện, thời gian thực hiện tư vấn và giáo dục sức khỏe cho khách hàng hồn tồn miễn
phí vào: Thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Mỗi tháng, phòng Huấn luyện trước sinh tiếp nhận khoảng 200 lượt phụ nữ cần
sự hỗ trợ tư vấn về chăm sóc sức khỏe tại phịng Huấn luyện trước sinh.
Thực tế có 147 khách hàng đồng ý tham gia trả lời phiếu khảo sát và được đánh
giá một cách khách quan không gợi ý nhắc nhở.

KHẢO SÁT KIẾN THỨC HỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG UTCTC
PHỤ NỮ TẠI PHÒNG HUẤN LUYỆN TRƯỚC SINH


2.1.2. Bộ công cụ thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập với hình thức phỏng vấn thơng qua bộ câu hỏi – phiếu
phỏng vấn phụ nữ kiến thức thực hành về phòng UTCTC của phụ nữ tham gia lớp tiền
sản tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Bộ công cụ thu thập số liệu được phát triển dựa trên các hướng dẫn của Bộ Y tế
cụ thể :
-

Hướng dẫn dự phịng và kiểm sốt ung thư cổ tử cung, Bộ Y tế năm 2015.

-

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa, ban hành kèm theo Quyết



×