Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài thu hoạch MNh III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.87 KB, 14 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LAI CHÂU

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHỀ NGHIỆP
Cho Giáo viên mầm non hạng III
Học viên : Ngô Thị Hồng Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác : Trường Mầm non Phăng Sô Lin- huyện
Sì Hồ
Địa điểm bồi dưỡng: Trường CĐCĐ Lai Châu

LAI CHÂU - 2021
1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và
thẩm mỹ cho trẻ em. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa
tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong
tương lai của trẻ. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm
sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này
của trẻ, là nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Qua quá trình học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu cũng như sự hướng
dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non ở hạng III,
tôi nắm bắt được các nội dung kiến thức, kĩ năng để vận dụng vào q trình
cơng tác giảng dạy ở nhà trường như sau:
Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục
mầm non; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt


chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và
giáo dục mầm non nói riêng. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục mầm
non; hướng dẫn đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo
dục mầm non.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong cơng tác giáo dục mầm
non như là vẫn cịn xảy ra các vụ bạo hành trẻ em đã bị báo chí đưa ra gần
đây, đã làm ảnh hưởng mất đi hình tượng trong mắt của trẻ và phụ huynh.
Vì thế, vấn đề nâng cao chuẩn mực đạo đức của người giáo viên đang
được ngành giáo dục vô cùng quan tâm. Với bản thân tôi cũng vậy là một
người giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày tơi
đang dần nỗ lực tự hồn thiện bản thân, tạo niềm tin đối với trẻ và các bậc
phụ huynh.
Chính vì vậy qua q trình học tơi thấy tâm đắc nhất với chuyên đề 11 :
"Đạo đức của giáo viên mầm non trong việc xử lý các tình huống sư phạm mầm
non".
Chuyên đề này giúp tôi hiểu rõ hơn về các khái niệm tình huống sư
phạm trong nhóm, lớp học mầm non. Hiểu đạo đức của giáo viên mầm non và
cách biểu hiện hành vi đạo đức trong việc xử lý các tình huống sư phạm trong
nhóm, lớp học mầm non. Thực hành cách biểu hiện hành vi đạo đức trong
việc xử lý các tình huống sư phạm thực tế.
B. PHẦN NỘI DUNG
2


CHUYÊN ĐỀ 11
ĐẠO ĐỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG XỬ LÝ TÌNH
HUỐNG SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG MẦM NON
I.Mục tiêu
- Kiến thức
+ Biết được những tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non

+ Hiểu được những yêu cầu về đạo đức người giáo viên mầm non trong
giáo dục trẻ mầm non
+ Nắm vững các nguyên tắc trong chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, đặc
biệt trong xử lý các tình huống cụ thể.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được các hành vi đạo đức phù hợp trong giao tiếp ứng xử
với trẻ mầm non
+ Giải quyết được các tình huống trong hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ mầm non trên cơ sở đảm bào tốt các yêu cầu về đạo đức nghề
nghiệp.
- Thái độ
+ Có ý thức tự bồi dưỡng để nâng cao đạo đứcvà có hành vi đạo đức
trong giáo dục trẻ.
+ Yêu nghề, mếm trẻ. coi trẻ như con.
II. Nội dung của chuyên đề
- Hiểu thế nào là tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non;
- Phân tích khái niệm, phẩm chất, hành vi đạo đức và các yêu cầu đạo
đức người GVMN và cách biểu hiện hành vi đạo đức trong xử lý tình huống
sư phạm trong nhóm, lớp mầm non;
- Xác định hành vi đạo đức phù hợp và các yêu cầu đạo đức người
GVMN và cách biểu hiện hành vi đạo đức trong xử lý tình huống sư phạm
trong nhóm, lớp mầm non;
- Vận dụng lý thuyết đã học vào xác định các kĩ năng cách biểu hiện hành
vi đạo đức trong xử lý 1 số tình huống sư phạm thực tế.
1. Những tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non.
1.l. Khái niệm
Tình huống sư phạm trong nhóm, lớp mầm non: Là tình huống có
vấn đề nảy sinh trong q trình giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường
3



mầm non, đó là những tình huống xảy ra tự phát hoặc chủ đích của chính
người giáo viên.
1.2. Phân loại tình huống sư phạm
- Dựa vào tình huống có vấn đề: Loại độc đáo và loại tương tự.
- Dựa vào điểm nảy sinh và diễn biến: Tình huống trong nhà trường và
ngoài nhà trường.
- Dựa vào chức năng của quá trình giáo dục và dạy học: Lý luận và thực tiễn.
- Dựa vào mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể giáo dục: Giáo viên - tập
thể học sinh, Giáo viên - cá nhân học sinh, Giáo viên - Giáo viên , Giáo
viên – Phụ huynh học sinh.
- Dựa vào khả năng đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp của sinh
viên và giáo viên: Tình huống tích lũy thơng tin, tình huống phát triển các
kĩ năng tổ chức, quản lý sư phạm.
- Dựa vào đặc điểm nhận thức nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng: Tình huống
địi hỏi giải quyết các vấn đề lý luận như bình luận, phân tích, chứng minh.
- Dựa vào các yếu tố cấu thành hoạt động sư phạm tình huống nảy sinh
ngồi giao tiếp, tình huống nảy sinh trong giao tiếp.
1.3. Các tình huống sư phạm trong nhóm/lớp mầm non
- Các tình huống nảy sinh trong việc tiếp nhận, xử lý các sự kiện trong việc
giải quyết các mâu thuẫn của quá trình sư phạm.
- Các tình huống nảy sinh trong dự đốn của giáo viên
- Các tình huống nảy sinh trong dự đốn của giáo viên
- Các tình huống nảy sinh trong cơng tác tổ chức của GV
- Các tình huống nảy sinh trong hoạt động tiếp nhận của giáo viên
- Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp giữa giáo viên với đối tượng giáo dục
- Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp giữa GV với các chủ thể GD khác
- Tình huống, đồng nghiệp, phụ huynh.
- Mỗi tình huống sư phạm thường có 3 thành phần cơ bản:
+ Cái mới, cái chưa biết mà người GV cần tìm hiểu, khám phá và giải quyết

+ Những cái đã biết được sử dụng để xử lý tình huống sư phạm đạt
được mục đích
+ Nhu cầu giải quyết các tình huống sư phạm
1.4. Ý nghĩa của các tình huống sư phạm trong giáo dục
ý nghĩa của các tình huống trong CS, GD trẻ: Việc phân tích và giải quyết các
tình huống sư phạm nhằm nâng cao khả năng ứng xử sư phạm của người giáo
viên, xuất phát từ lương tâm nghề nghiệp, niềm tin u và lịng tơn trọng đối
tượng mà mình dạy học.
4


2. Đạo đức người GVMN và cách biểu hiện hành vi đạo đức trong
xử lý tình huống sư phạm trong nhóm, lớp mầm non.
2.1.Đạo đức của giáo viên mầm non
2.1.1. Khái niệm đạo đức của giáo viên mầm non
Đạo đức của người GVMN là tập hợp những quy tắc, nguyên tắc,
chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của giáo viên
mầm non trong quan hệ với trẻ, với đồng nghiệp với phụ huynh và cộng đồng.
2.1.2. Phẩm chất, hành vi đạo đức trong mơ hình nhân cách người
giáo viên mầm non hiện nay
- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng chính trị.
- Kiến thức, kỹ năng nghề giáo viên Mầm non.
*. Yêu nước, có niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa
+ Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH
+ Chấp hành tốt luật pháp nhà nước, chủ trương, chính sách của Đảng
và những quy định của ngành, của trường Mầm non.
+ Có định hướng tốt trong đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc,
giáo dục , bảo vệ và ni dưỡng trẻ
+ Làm một cơng dân tốt có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, tham gia
phát triển văn hóa- xã hội của cộng đồng; mẫu mực trong hành vi giao tiếp,

ứng xử là tấm gương cho trẻ noi theo
*. Yêu thương, tôn trọng và công bằng với trẻ
+ Không phân biệt đối xử với trẻ và chấp nhận sự đa dạng của trẻ
+ Tận tụy chăm sóc trẻ và kiên nhẫn trong giáo dục mầm non
+ Xây dựng mối quan hệ thân mật, gần gũi, ân cần, chu đáo với trẻ ở
các độ tuổi khác nhau
+ Coi trọng tính tích cực chủ động, sáng tạo cá nhân của trẻ mầm non; động
viên, khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động chung, hoạt động nhóm
+ Xây dựng và duy trì việc phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc –
giáo dục trẻ; tun truyền và phổ biến thơng tin về PPGD trẻ.
*. Yêu nghề, tâm huyết, gắn bó và có trách nhiệm cao với nghề
+ Có tình cảm và yêu trẻ, có động cơ nghề nghiệp, say mê sáng tạo ,
nhanh chóng thích ứng với tình huống mới.
+ Có ý thức tự học tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực chun
mơn, nghiệp vụ chăm sóc , giáo dục trẻ trong độ tuổi.
+ Có quan hệ tin cậy dễ chịu với người khác, hợp tác thiện chí, trao đổi
kinh nghiệm tự hoàn thiện bản thân.

5


+ Có suy nghĩ và quan điểm tích cực, hồn thành tốt các công việc
được giao nhằm đáp ứng các yêu cầu đối mới mục tiêu chăm sóc, giáo dục ,
bảo vệ và ni dưỡng trẻ.
*. Có ý thức tổ chức, có đạo đức tốt thương yêu đồng cảm với người
kgacs, mềm dẻo, hiểu biết, sáng tạo, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị
phù hợp với văn hóa dân tộc.
*. Có suy nghĩ và quan điểm tích cực.
2.2. u cầu về biểu hiện hành vi đạo đức của người giáo viên mầm
non trong xử lý tình huống sư phạm trong nhóm, lớp mầm non

Phẩm chất, hành vi đạo đức trong mơ hình nhân cách người giáo viên
mầm non hiện nay
Cấu trúc nhân cách nghề của GV được xác định trong 3 thành phần cơ bản:
+ Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị
+ Năng lực gồm: kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp
2.2.1. Với trẻ
Một số nguyên tăc ứng xử với trẻ
- Yêu thương trẻ như con em của mình
- Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng sự thành tâm, thiện ý của giáo viên
- Thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cơ bản của trẻ
- Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng những hành vi, cử chỉ dịu hiền, nhẹ
nhàng, cởi mở, vui tươi
- Dạy và dỗ
- Bình tĩnh, khơng vội vàng, nóng nảy
- GV ứng xử cơng bằng với tất cả trẻ
- Tạo ra một bầu không khí thân thiện , cởi mở
- Giáo viên nên tìm ra những điều tốt, tích cực để nêu gương
- Cần linh hoạt trong cách xử lý tình huống với trẻ
Giáo viên phải có kiến thức về con người, hiểu tâm lý và yêu trẻ, có
hiểu biết rộng về các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề trong học đường.
Trong các tình huống ứng xử sư phạm, giáo viên ln tơn trọng nhân
cách trẻ, có niềm tin vào trẻ, không vụ lợi, không thiên vị hay thành kiến, làm
chủ cảm xúc, không để các quan hệ đời thường chi phối việc xử lý các tình
huống sư phạm.
Xử lý tình huống phải nhanh, khơng ảnh hưởng đến giờ học. Tùy từng
tình huống, các vấn đề nảy sinh, giáo viên cần xử lý ngay nhưng cũng có thể
tạm dừng lại cho đến thời điểm phù hợp.
Ứng xử trong các tình huống sư phạm mang tính giáo dục, định hướng
phát triển nhân cách chứ khơng phải nằm ở mục đích kỷ luật trẻ.
6



Khơng bỏ qua các tình huống sư phạm bằng cách quan sát, tìm hiểu kỹ
trẻ/lớp mầm non đang quản lý.
Trong quá trình xử lý tình huống sư phạm phải bình tĩnh, tự chủ trong
mọi hồn cảnh.
Khơng ngừng học hỏi, nâng cao khả năng xử lý các tình huống sư phạm
thơng qua phương pháp tự học, học hỏi đồng nghiệp…
Tự đặt ra, dự kiến các tình huống sư phạm để có phương án xử lý tốt,
tránh bị bất ngờ, dẫn đến lúng túng, xử lý không hiệu quả.
2.2.2. Với đồng nghiệp
Một số nguyên tăc ứng xử với đồng nghiệp
- Phải tôn trọng đồng nghiệp
- Có thái độ văn minh lịch sự trong quan hệ xã hội và trong giao tiếp
với đồng nghiệp
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp
- Quan hệ ứng xử đúng mực và gần gũi với đồng nghiệp
- Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc vận
động đồng nghiệp chấp hành các quy định của trường, kỉ luật lao động
Yêu cầu về biểu hiện hành vi đạo đức trong xử lý tình huống với đồng nghiệp
- Giữ thái độ bình tĩnh
- Góp ý chân thành
- Lắng nghe góp ý từ đồng nghiệp
- Nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khách quan và trung thực
- Cùng đồng nghiệp bàn bạc và thống nhất đưa ra phương án giải quyết
hữu hiệu
- Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn, hoạn nạn
2.2.3. Với phụ huynh
Một số nguyên tăc ứng xử với phụ huynh
- Cần phối hợp tốt với gia đình trong quá trình chăm sóc trẻ

- Cần thực hiện đúng cam kết với phụ huynh trong q trình
chăm sóc, giáo dục.
- Trong q trình giao tiếp cần phải trân trọng phụ huynh và nhu cầu
của phụ huynh.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh.
Yêu cầu về biểu hiện hành vi đạo đức trong xử lý tình huống với phụ huynh
- Tơn trọng phụ huynh, tôn trọng PP giáo dục của phụ huynh
- Trước một vấn đề cần hợp tác với phụ huynh trong cách trao đổi
khơng mang tính đổ lỗi cho trẻ
7


- Giáo viên khơng nên nói q nhiều về khuyết điểm của trẻ nhất là
trước mặt người khác.
Để hình thành hành vi đạo đức tốt của giáo viên cần có sự sẻ chia từ cộng đồng.
3. Thực hành cách biểu hiện hành vi đạo đức trong xử lý 1 số tình
huống sư phạm thực tế.
3.1. Nội dung tình huống giao tiếp trong các mối quan hệ: Đồng
nghiệp, trẻ, phụ huynh, cộng đồng
Những khó khăn trong cơng tác SP của GVMN
- Lớp học có nhiều trẻ, sự khác biệt về tâm sinh lý, về đặc điểm học, về
văn hóa gia đình...tạo nên sự khác biệt về nhân cách của trẻ. Do đó cơ thường
xun phải xử lý các tình huống xảy ra trong q trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Đối tượng của giáo dục MN là trẻ nhỏ, còn non yếu và đang trong giai
đoạn phát triển với tốc độ nhanh. Sự thay đổi thường xuyên về sinh lý có ảnh
hưởng đến yếu tố tâm lý của trẻ và ngược lại.
- Trong quá trình chơi giữa trẻ với trẻ hay nảy sinh xung đột. Do đó cơ
phải có cách xử lý sao cho mọi trẻ không bị tổn thương.
Chúng tôi luôn ý thức được rằng: Nghề GVMN không hề đơn giản
Những khó khăn trong cơng tác SP của GVMN

Ngân sách nhà nước không đủ nguồn lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục
Mầm non quá tải.
Áp lực công việc, thời gian, tiền lương
Đối tượng trẻ (Có đối tượng trẻ khuyết tật)
Áp lực từ phía phụ huynh : Kết quả học tập, cân nặng
Giáo viên một trong những công việc khó khăn nhất thế giới
Những tình huống sư phạm với trẻ là một dạng bài tập tình huống mà ở
đó người học tìm hiểu và đưa ra cách xử lý hợp lý, phù hợp với đối tượng là
trẻ em lứa tuổi Mầm non và hoạt động
- Việc xử lý các tình huống sư phạm cịn tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau:
+ Lứa tuổi của trẻ: lứa tuổi nhà trẻ hay mẫu giáo.
+ Đặc điểm tâm lý cá nhân: nghịch ngợm/ sơi nổi hay trầm tĩnh, trẻ nói
nhiều, thích chỉ huy các bạn hay trẻ chịu sự phân công của bạn chơi cùng...
+ Hoạt động giáo dục, dạy học hay chăm sóc, ni dưỡng. Ở trường cơ
cần kết hợp các tình huống để giáo dục trẻ sao cho trong ni dưỡng cũng có
kết hợp giáo dục trẻ và ngược lại.
Để xử lý tốt các tình huống sư phạm với trẻ, cơ cần:
+ Lắng nghe các đối tượng trình bày
+ Hiểu rõ tình huống và hiểu kĩ đặc điểm tính cách riêng của từng trẻ.
8


+ Giải thích để trẻ hiểu và giúp trẻ học cách chia sẻ, hợp tác, cùng chơi
với bạn. Đôi khi có thể đặt trẻ vào tình huống để trẻ tự lựa chọn cách thức giải
quyết vấn đề nêu ý kiến trên tinh thần tự nguyện và hợp tác.
3.2. Phân tích và đề xuất cách giải quyết một số tình huống sư
phạm
3.2.1. Tình huống với trẻ
Tình huống: Ở lớp mẫu giáo, có một số trẻ rất nhút nhát, khơng tham
gia các hoạt động, ít giao lưu chia sẻ với cơ giáo. Khi cơ giáo hỏi đến thì tỏ ra

sợ sệt, lo lắng khơng nói chuyện?
* VẬN DỤNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
Tình huống 1: Ở lớp mẫu giáo khi dạy trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài
hát: “Chú bộ đội đi xa” nhịp ¾ có bạn Tuấn ngồi nghịch ghế và khơng làm
theo cơ Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Giải quyết tình huống
Nếu học sinh lớp tơi trực tiếp giảng dạy có học sinh như tình huống trên tơi sẽ
xử lý như sau:
* Phân tích:
- Có thể do trẻ khơng biết vỗ tay theo nhip 3/4 theo cơ giáo
- Có thể do trẻ khơng tập chung
- Do trẻ khơng thích bài hát mà hơm đó học
* Cách giải quyết:
- Cơ đến gần và nhẹ nhàng hỏi trẻ lý do vì sao trẻ lại ngồi im và không
vỗ tay theo cô
- Cô thử hướng trẻ vào nội dung bài hát và cho trẻ đóng vai chú bộ đội
đang hành quân và dạy cho trẻ cách vỗ tay theo nhịp 3/4
- Cuối giờ cô nhận xét và khen ngợi Tuấn và nhắc nhở nhẹ nhàng để
Tuấn thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn trong lớp.
Tình huống 2: Ơ lớp mẫu giáo 4 tuổi Nam là học sinh ln có hành vi
đánh bạn trên lớp nhưng không nhận lỗi khi bạn mách cô giáo, Nam không
thừa nhận ngay. Khi bị đưa ra chứng cớ thì lúc đó Nam mới nhận lỗi và xin
lỗi. Tuy nhiên, khi cô giáo quay đi, Nam lại tiếp tục đánh bạn.Nam bình
thường rất tuân theo các quy định, u cầu của cơ giáo trong giờ học.
Giải quyết tình huống
Nếu bé Nam là học sinh lớp tôi trực tiếp giảng dạy ln có hành vi đánh
bạn trên lớp nhưng không nhận lỗi khi bạn mách cô giáo, Nam không thừa nhận
ngay. Khi bị đưa ra chứng cớ thì lúc đó Nam mới nhận lỗi và xin lỗi. Tuy nhiên,
9



khi Tôi vắng mặt, Nam lại tiếp tục đánh bạn thì Tơi sẽ xử lý tình huống này như
sau:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao Nam lại đánh các bạn bằng cách hỏi Nam:
Vì sao con lại đánh bạn?
- Tơi sẽ giải thích cho trẻ hiểu khơng nên đánh bạn vì đánh bạn như vậy là
một hành vi xấu, các bạn trong lớp phải chơi đoàn kết với nhau.
- Giáo dục cho cả lớp cùng nghe là phải luôn yêu thương, quý mến nhau
và biết nhường nhịn, giúp đỡ, hòa đồng với nhau .Phải biết nhận lỗi khi làm
sai thì mới là trẻ ngoan, mới được cô giáo và bạn bè yêu quý.
- Nếu Nam vẫn tiếp tục có hành vi đánh bạn khi khơng có tơi ở đó thì
Tơi sẽ trao đổi với phụ huynh của Nam để cùng phối hợp tìm ra nguyên nhân
và giải pháp giúp Nam hịa đồng với các bạn, khơng đánh bạn nữa.
- Dành những lời động viên, khen ngợi N khi N có hành vi tốt, hòa đồng
với bạn bè.
* Thực trạng việc thực hiện chuyên đề 11: “ Đạo đức của giáo viên
mầm non trong xử lý tình huống sư phạm ở trường Mầm non” tại trường mầm
non Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ - Lai Châu
* Thuận lợi
- Tập thể nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương và phịng GD&ĐT thành phố để
nhà trường hồn thánh tốt nhiệm vụ năm học
- Đội ngũ CB,GV,VN có trình độ đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp
vụ đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Tập thể CBGV, NV nhà trường đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao
trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, năng động sáng tạo trong công tác
quản lý và chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ.
- Được đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định. Các đồn thể
hoạt động tích cực, có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt các nhiệm vụ.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được tuyên truyền phổ biến, học

tập các văn bản về dân vận, dân chủ của Đảng, Nhà nước gắn với việc “Học
tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Nhân rộng các gương điển hình tiên tiến về “Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của đơn vị.
10


- Cán bộ quản lý phụ trách và trực điểm trường đảm bảo bám trường,
lớp, hồn thành tốt cơng việc được giao; kiểm tra, sử lý công việc đúng nguyên
tắc, đảm bảo linh hoạt, mềm dẻo; thực hiện công tác kiểm tra đúng kế hoạch,
đúng trách nhiệm, xử lý công việc đảm bảo hiệu quả.
- Giáo viên trong nhà trường đã kết hợp cùng phụ huynh xây dựng
trường, lớp xanh, sạch, đẹp; trong năm học đã lồng ghép các nội dung giáo
dục văn hoá truyền thống địa phương, giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt
động giáo dục cho trẻ. 100% trẻ được biết chào hỏi, lễ phép, bạo dạn tự tin.
- Ban giám hiệu nhà trường vận dụng linh hoạt... vận dụng các văn bản
chỉ đạo..
-Thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực của mỗi đồng chí; tạo điều
kiện cho các đồng chí có tay nghề vững được tham gia các lớp bồi dưỡng để
nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời chủ động giúp đỡ các
đồng chí cịn hạn chế về năng lực dần dần phát triển
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính
quyền địa phương đặc biệt là sự quan tâm của, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện Than Uyên, sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh.
- Các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường đã tuyên truyền phổ biến
những quy định về quyền và nghĩa vụ của CBGV, NV đến 100% CBGVNV
được biết, những vấn đề liên quan đến lợi ích và đời sống của CBGVNV. Có
chế độ và hình thức báo cáo cơng khai trước tập thể trường về các công việc
của trường như: Việc sử dụng công quỹ, tài sản, việc thu chi tài chính, quyết
tốn các cơng trình sửa chữa nhỏ, cơng tác khen thưởng, kỉ luật, …

* Khó khăn
- Một số giáo viên trẻ còn hạn chế về kỹ năng sư phạm, khả năng sáng
tạo, linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ.
- Một số giáo viên chưa tạo khơng khí gần gũi với trẻ làm trẻ khó gần
- Cịn một vài giáo viên chưa thật sự phát huy hết khả năng việc học tập
nâng cao chất lượng chuyên môn của bản thân đặc biệt trong đổi mới phương
pháp, nâng cao chất lượng giáo dục tại nhóm lớp, đa số giáo viên đã đạt
chuẩn về trình độ chun mơn nghiệp vụ, nhưng kinh nghiệm về thực tiễn
giảng dạy và giáo dục,cách xử lý tình huống cịn hạn chế,chưa khéo léo về kỹ
năng nghiệp vụ, cơng tác chuyên môn, khả năng giao tiếp tuyên truyền, phối
hợp với các bậc cha mẹ trong cơng tác chăm sóc, giáo dục có lúc có thời điểm
hiệu quả chưa cao.
11


- Một số giáo viên đôi khi không kiềm chế được cảm xúc nên vẫn cịn hiện
tượng nóng giận, bực bội, la mắng, trách móc trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến
tâm lý của trẻ như: trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, không tự tin, sợ đến trường
-95% học sinh là con em dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế khó khăn,
một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ đi
làm ăn xa nhà hầu hết giao phó cho các cơ giáo ở trường lớp.
Một số giáo viên vẫn cịn nói ngọng tiếng việt nhiều.
* Nguyên nhân của thực trạng
- Giáo viên đơi khi khơng kìm chế được cảm xúc nên ảnh hưởng đến trẻ.
- Trẻ trong lớp quá đông cũng tạo nhiều áp lực cho giáo viên , giáo viên
sẽ thường xuyên bị căng thẳng, từ đó mà tâm trạng không tốt.
- GV chưa hiểu trẻ và đáp ứng nhu cầu cho trẻ trong các hoạt động ở
trường mầm non.
- Do khối lượng công việc quá nhiều, áp lực của công việc khiến giáo
viên cảm thấy mệt mỏi sẽ ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp với trẻ.

*Đề xuất biện pháp
- Giám sát hỗ trợ và điều chỉnh giáo viên mầm non trong giao tiếp ứng
xử với trẻ mầm non.
- Giáo viên phải là tấm gương sáng, mẫu mực về phong cách trước tập
thể từ việc đi đứng, nói năng điềm đạm, ăn mặc giản dị, đúng mực, làm việc
khoa học. Giáo viên cần dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho trẻ, vì trẻ
đảm bảo cho trẻ phát triển tối đa những tiềm năng vốn có.
- Trong chăm sóc, giáo dục trẻ giáo viên cần phải luôn luôn yêu
thương trẻ như con, khéo léo và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của trẻ.
- Giáo viên cần dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho trẻ, vì trẻ đảm
bảo cho trẻ phát triển tối đa những tiềm năng vốn có.
- Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng những hành vi cử chỉ dịu hiền, nhẹ
nhàng, cởi mở, vui tươi tạo cho trẻ một cảm giác an tồn, bình yên, dễ chịu
được khi đến trường.
- Tạo ra một bầu khơng khí thân thiện, cởi mở trong suốt q trình
chăm sóc và giáo dục trẻ là điều rất quan trọng.
- Giáo viên cần hiểu trẻ, nên tìm những điểm tốt, điểm tích cực của trẻ
để nêu gương, khích lệ trẻ tạo cho trẻ có được sự tự tin, phấn khởi.
- Cần tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ và sẵn sàng giải đáp mọi
thắc mắc của trẻ, không nên lờ đi trước ý kiến của trẻ.
- Giáo viên ứng xử công bằng với tất cả trẻ, không phân biệt, so sánh
trẻ này với trẻ khác
12


- Trước mỗi tình huống, giáo viên cần bình tĩnh khơng nên vội vàng,
nóng nảy.
- Cần linh hoạt trong cách xử lý tình huống với trẻ, khơng nên cứng
nhắc vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, một tính cách và sở thích khác nhau.
- Thường xuyên sinh hoạt chun mơn, cán bộ quản lý có thể nêu ra

các tình huống để giáo viên giải quyết.
- Hướng dẫn giáo viên cách phân tích tình huống dựa trên đặc điểm của
trẻ từ đó đưa ra cách giải quyết tình huống trong giao tiếp, ứng xử với trẻ, tính
ứng dụng cao.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Phần kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiêm túc học tập,nghiên cứu và học tập dưới sự
hướng dẫn của các thầy cô trường Cao đẳng cộng đồng Lai Châu phụ trách
giảng dạy chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
giáo viên Mầm non hạng III, tôi đã nắm bắt được một số kinh nghiệm từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. Khả năng truyền đạt cho trẻ
mầm non phải được trau dồi liên tục. Để giúp cho cô giáo mầm non đỡ lúng
túng khi tìm các giải pháp cho các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức các
hoạt động giáo dục trẻ,
Kiến nghị
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục, lãnh đạo nhà trường tiếp tục
tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi
dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường đầu tư, trang bị
tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện
thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
- Phịng giáo dục và đào tạo tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng về chuyên
môn, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc... cho giáo viên tham gia học tập tại địa
phương tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tìm hiểu, học tập của cán bộ giáo
viên. Để đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay, tôi mong rằng sở nội vụ, sở giáo
dục ban hành văn bản tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên được nâng ngạch và
cho giáo viên chuẩn mã ngạch sớm nhất để hưởng đúng bậc lương.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!.
13



Người viết bài thu hoạch

Ngô Thị Hồng Thanh

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×