Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận cao học những nguyên lý của v i lê nin về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân trong tác phẩm một bước tiến, hai bước lùi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.91 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt nam được thành lập ngày 3-2-1930, từ khi thành lập
đến nay Đảng ta luôn trung thành và vận sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam, mới chưa đầy một thế kỷ ĐCSVN (Đảng Cộng sản Việt
Nam) đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Đảng ta luôn quan tâm và tổ chức thực
hiện nghiêm các nguyên tắc về Đảng kiểu mới của Lênin, kiên quyết đấu tranh
chống những biểu hiện của tư tưởng cơ hội, chấp hành không nghiêm những
nguyên tắc tổ chức của Đảng nhằm làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững
mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được thông qua tại Đại hội lần thứ VII của ĐCSVN, Đảng đã xác định: “Để lãnh
đạo thắng lợi công cuộc đổi mới cũng như toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH( chủ
nghĩa xã hội) và bảo vệ tổ quốc, Đảng ta phải tự đổi mới và chỉnh đốn để có kiến
thức năng lực và sức chiến đấu mới, khắc phục có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực
và các mặt yếu kém, khôi phục và nâng cao uy tín của Đảng trong nhân dân. Đảng
phải được xây dựng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thực sự là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”1. Tiếp
đến trong Báo cáo Chính trị của BCHTW Đảng khố IX về cơng tác xây dựng
Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ những yếu kém
về mặt tổ chức “ Công tác tổ chức trên một số mặt còn yếu; chưa thực hiện đầy đủ
các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Chậm xây dựng và hoàn thiện tổ
chức và cơ chế giám sát trong Đảng và trong hệ thống chính trị, giám sát của nhân
dân đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên. còn thiếu những
quy chế cụ thể bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung
1 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb , chính trị quốc gia, H, 2005, tr 300


2


2

dân chủ. Một số cấp uỷ, tổ chức đảngvà cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và phát
huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới; cán bộ lãnh đạo ở một số
nơi gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức” 2
trong các kỳ đại hội trong thời kỳ đổi mới Đảng ta ln xác định đổi mới tồn diện,
trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt.. vì vậy Đảng ta
ln coi trọng cơng tác tổng kết thực tiễn, phát triển, bổ sung lý luận sao cho đáp
ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, do đó nghiên cứu và vận dụng trung thành sáng tạo
học thuyết Mác- lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là vấn đề có tính chất cấp
thiết . Nghiên cứu tác phẩm “ một bước tiến hai bước lùi ” của V.I.Lênin chúng ta
thấy rằng đây là một tác phẩm chuyên khảo về xây dựng ĐCS, trong tác phẩm đã
đề cập rất cơ bản những nguyên tắc về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công
nhân.
Khi nghiên cứu học thuyết về xây dựng Đảng kiểu mới của V.I.Lênin, chúng ta
nhận thấy V.I.Lênin đã có những cống hiến vô cùng to lớn về mặt lý luận và thực
tiễn. Ông đã phát triển sáng tạo lý luận khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen về
ĐCS và hoàn chỉnh học thuyết xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác. Trong quá trình
thực hiện chủ trương thành lập một đảng kiểu mới, V.I.Lênin đã đấu tranh kiên
quyết với các trào lưu cơ hội chủ nghĩa nhằm chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng, tổ
chức để thành lập một chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời
ông đã đưa ra những nguyên tắc tổ chức trong việc xây dựng một chính Đảng cách
mạng, một Đảng kiểu mới, đây là những nguyên tắc có giá trị cả về lý luận và thực
tiễn, là kim chỉ nam cho phong trào công nhân và các Đảng cộng sản trên toàn thế
giới tuân theo trong đó có Đảng cộng sản Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu các tác phẩm của V.I Lê nin về Đảng và Xây dựng Đảng, em
xin chọn đề tài: Những nguyên lý của V.I Lê nin về Đảng kiểu mới của giai cấp

2 Văn kiện Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb, chính trị quốc gia, ST, H, 2006, tr
270



3

3

công nhân trong tác phẩm Một bước tiến, hai bước lùi. Vận dụng nững nguyên
lý đó trong xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay Làm tiểu luận môn học.
NỘI DUNG
I. Những nguyên lý xây dựng Đảng về tổ chức của V.I. Lênin
Như chúng ta đã biết, một trong những công lao, cống hiến to lớn của V.I.
Lênin là Ông đã đề ra một cách hoàn chỉnh cơ sở tổ chức của Đảng, nâng công tác
xây

dựng

Đảng

về

tổ

chức

lên

thành

một


khoa

học.

Những cơ sở tổ chức của Đảng được V.I. Lênin nghiên cứu, đề cập trong tác phẩm
“ một bước tiến hai bước lùi” Thông qua các tác phẩm của mình V.I. Lênin đã đúc
kết thành những nguyên tắc về tổ chức của một Đảng kiểu mới của giai cấp cơng
nhân. Những ngun tắc đó là:
1. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân.
Nguyên lý Đảng là đội tiên phong của gccn đã được C.Mác và P.h.Ăng ghen
nêu ra trong “ tuyên ngôn của Đảng cộng sản” từ năm 1848. nhưng phái thiểu số
( tức phái Men sê vích) chủ trương xố nhồ ranh giới giữa Đảng với giai cấp , theo
phái thiểu số họ cho rằng “ Dĩ nhiên, trước hết, chúng ta thành lập một tổ chức,
gồm những phần tử tích cực nhất của đảng, một tổ chức những người cách mạng;
nhưng, là đảng của giai cấp, chúng ta cần chú ý đừng bỏ ở ngồi đảng những
người có ý thức gắn bó với đảng, dù họ có thể khơng tỏ ra tích cực lắm”3 như vậy
theo quan điểm của phái thiểu số thì số lượng đảng viên càng đơng càng tốt, và có
xu hướng hạ thấp vị trí của đảng . V.I.Lênin đã kịch liệt phản đối diều đó và xác
định : “ Thật vậy, không được lẫn lộn đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp công
nhân, với toàn bộ giai cấp ”4 Đảng là một bộ phận của giai cấp, nhưng phải phân
biệt với toàn bộ giai cấp. Theo V.I. Lênin, Đảng là đội tiên phong chính trị và là đội
3 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr289
4 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr289


4

4

ngũ có tổ chức chặt chẽ, có giác ngộ cách mạng nhất của giai cấp, Đảng là người

đưa yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, là người định hướng chính trị và là
người giáo dục, động viên, tổ chức quần chúng hành động cách mạng. Đảng phải
cải tổ tồn bộ cơng tác của mình, khơng được hạ thấp Đảng ngang trình độ của
quần chúng bình thường. V.I. Lênin viết: “Không được lẫn lộn đảng, tức là đội
tiền phong của giai cấp cơng nhân, với tồn bộ giai cấp... Chúng ta sẽ chỉ tự lừa
dối mình, nhắm mắt trước những nhiệm vụ bao la của chúng ta, thu hẹp những
nhiệm vụ đó lại, nếu chúng ta quên mất sự khác nhau giữa đội tiền phong và tất cả
số quần chúng hướng theo đội tiền phong đó; nếu chúng ta quên mất rằng đội tiền
phong có nghĩa vụ thường xuyên phải nâng các tầng lớp ngày càng đơng đảo đó
lên trình độ tiên tiến ấy”5.
Cũng như C. Mác khẳng định trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản”, V.I. Lênin đã nhấn mạnh vai trò tiên phong của Đảng cộng sản được thể hiện
trước hết trên lĩnh vực lý luận, V.I. Lênin đã chỉ rõ: Chỉ đảng nào được một lý luận
tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong. Đối
với người đảng viên Đảng cộng sản ( ĐCS), điều đòi hỏi đầu tiên về tư cách là phải
giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa (CSCN), có trình độ lý luận nhất định về chủ
nghĩa xã hội khoa học, nắm được đường lối, chính sách của Đảng. V.I. Lênin cịn
nêu lên vai trò tiên phong của Đảng được thể hiện về mặt tổ chức và sự gương mẫu
của mỗi đảng viên trong hoạt động thực tiễn. V.I. Lênin đã chỉ ra sai lầm cơ bản của
phái Mensêvích là phạm phải chủ nghĩa cơ hội trên những vấn đề tổ chức, đánh giá
thấp ý nghĩa quan trọng của tổ chức trong cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vổ
sản (gcvs). Người khẳng định Đảng phải được tổ chức chặt chẽ để bảo đảm là một
đội ngũ thống nhất ý chí và hành động, có kỷ luật nghiêm minh.
Đảng tồn tại khơng chỉ với vai trị tiên phong của mình mà Đảng phải tập
hợp, lãnh đạo quần chúng nâng cao trình độ giác ngộ cho quần chúng lên ngang
5. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, Tr.289 - 290


5


5

tầm trình độ của những người cách mạng, song khơng theo đi quần chúng, khơng
được hạ thấp trình độ tổ chức của Đảng ngang với trình độ của quần chúng. Người
chỉ rõ: “Nếu chúng ta quên mất sự khác nhau giữa đội tiên phong và tất cả số quần
chúng hướng theo đội tiên phong đó, nếu chúng ta quên mất rằng đội tiên phong có
nghĩa vụ thường xuyên phải nâng các tầng lớp ngày càng đơng đảo đó lên trình độ
tiên tiến ấy ”6 Để xây dưng Đảng mạnh đủ sức lãnh đạo gccn thực hiện sứ mệnh
lịch sử của mình khơng chỉ là vấn đề đảng viên có giác ngộ và tiên phong hay
khơng? khi đã có cương lĩnh và sách lược đúng, đòi hỏi sự thống nhất về mặt tổ
chức, V.I. Lênin chỉ ra: “Sự thống nhất trong những vấn đề cương lĩnh và sách lược
là điều kiện tất yếu, nhưng chưa đầy đủ để đảm bảo sự thống nhất của đảng...
Muốn đạt được sự thống nhất trên đây, thì cịn phải có sự thống nhất về tổ chức
nữa”7. V.I. Lênin đòi hỏi Đảng phải là một bộ phận có tổ chức chặt chẽ của gccn,
đảng viên phải tham gia hoạt động trong một tổ chức của Đảng, phải chịu sự lãnh
đạo và kiểm soát của tổ chức, trong Đảng phải có kỷ luật tập trung.
Theo V.I. Lênin, Đảng là của giai cấp, nhưng khơng phải tồn bộ giai cấp.
Không được lẫn lộn giữa Đảng và giai cấp, Đảng chỉ thu hút, kết nạp vào đội ngũ
của mình những người giác ngộ cách mạng nhất, có ý thức tổ chức kỷ luật cao nhất
trong gccn và nhân dân lao động.
Vân dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về xây dựng ĐCSVN về mặt tổ chức,
khi nói về vai trị quyết định hàng đầu của ĐCSVN đưa cách mạng Việt Nam đến
thắng lợi hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Cách mạng trước hết phải có cái gì ? Trước hết
phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên
lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới
thành cơng, cùng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” 8 Như vậy Hồ Chí
6 V.I.Lênin, tồn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 290
7. V.I. Lênin, Toàn tập, Sđd, 1979, T8, Tr.454 - 455
8 Hồ Chí Minh; Tồn tập, Nxb, Chính tri quốc gia, H, tập 2, tr 267, 268



6

6

Minh đã thấy rõ vai trò của ĐCS , vận dụng các nguyên tắc của Lênịn và phát triển
cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam .
2: Đảng là bộ phận có tổ chức của giai cấp cơng nhân, có kỷ luật mà tất cả
mọi đảng viên phải tuân theo
Để chống phái Mensêvích, cho rằng mọi người bãi cơng đều có thể tun bố
vào Đảng, Lênin khẳng định lại: Đảng là đội tiên phong của gccn nhưng phải là 1
bộ phận có tổ chức tức là 1 cơ thể cấu kết vững chắc, có kỷ luật nghiêm minh, được
quy định bởi những mối liên hệ về bản chất, mọi đảng viên phải chấp hành; không
phải là kỷ luật được xây dựng trên tình bằng hữu mà xây dựng trên các mối quan hệ
giữa cá nhân với tổ chức, địa phương với trung ương, bộ phận với toàn thể thành
những quy chế, nguyên tắc dựa trên mối liên hệ nội tại của Đảng. Việc thừa nhận
hay không thừa nhận điều đó là ranh giới phân biệt người cách mạng hay kẻ cơ hội.
Xuất phát từ mục đích nhiệm vụ và đặc điểm của cuộc đấu tranh chống gcts, muốn
chiến thắng kẻ thù tất yếu Đảng phải được tổ chức. V.I. Lênin nhấn mạnh rằng:
trong cuộc đấu tranh chống gcts, gcvs khơng có vũ khí nào tốt hơn là sự tổ chức .
V.I.Lênin phê phán quan điểm của phái thiểu số cho rằng, điều lệ là cái chật

hẹp,

là hình thức mà nội dung quan trọng hơn hình thức; cương lĩnh, sách lược quan
trọng hơn tổ chức, những quan điểm của phái Men sêvích được bộc lộ trên báo tia
lửa mới “ toàn bộ lời lẽ của báo “ tia lửa” mới đều để lộ rõ cái “ tư tưởng’’ sâu sắc
cho rằng nội dung quan trọng hơn hình thức; rằng “ một tổ chức có sức sống nhiều
hay ít là tuỳ theo quy mô và ý nghĩa của nội dung mà tổ chức đó mang lại cho
phong trào ”; rằng chế độ tập trung không phải là một “ Cái gì độc lập tự tại”

rằng đó khơng phải là một thứ “ bùa van ứng”9
V.I. Lênin viết: “Sự thống nhất trong những vấn đề cương lĩnh và sách lược
là điều kiện tất yếu, nhưng chưa đủ để bảo đảm sự thống nhất của Đảng và sự tập
trung hố cơng tác đảng... Muốn đạt được sự thống nhất trên đây, thì cịn phải có
9 V.I. Lênin, Tồn tập, Sđd, 1979, T8, Tr.453


7

7

sự thống nhất về tổ chức nữa’’10 và điều này không thể thực hiện được đối với một
Đảng vừa mới ít nhiều vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của 1 tiểu tổ và chưa có 1
bản điều lệ được chính thức quy định, chưa có ngun tắc thiểu số phục tùng đa số,
bộ phận phục tùng toàn bộ... V.I.Lênin nhấn mạnh: Đối với gcvs, tổ chức là vũ khí
đấu tranh giai cấp, là thứ vũ khí mà nhờ đó gcvs tự giải phóng mình. Người viết:
Trong cuộc đấu tranh chống gcts, gcvs khơng có vũ khí nào tốt hơn là sự có tổ chức
.
Để xứng đáng với vai trị tiên phong đòi hỏi Đảng phải là 1 bộ phận có tổ
chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh. Đảng phẩi là một chỉnh thể có cố kết vững
chắc, có kỷ luật nghiêm minh chặt chẽ, quy định rõ những mối quan hệ giữa cá
nhân với tổ chức, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa bộ phận và tồn bộ v.v..
Đảng phải có đường lối, cương lĩnh, điều lệ thống nhất, có cơ quan lãnh đạo thống
nhất, phải được tổ chức, sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ ;
cán bộ, đảng viên phải có ý thức tổ chức tổ chức kỷ luật cao, tự giác. như vậy muốn
có sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và có kỷ luật nghiêm trong Đảng đòi hỏi
phải được bảo đảm bằng sự thống nhất về mặt tổ chức.
3: Đảng tổ chức cao nhất của giai cấp cơng nhân
Để xứng đáng với vai trị tiên phong, vai trị lãnh đạo thì Đảng chẳng những
phải là đội tiên phong, đội tiên phong có tổ chức mà cịn là tổ chức cao nhất của

gccn. V.I. Lnin viết: “Chúng ta là Đảng của giai cấp bởi vậy hầu như toàn bộ giai
cấp (và trong thời kỳ chiến tranh, trong thời kỳ nội chiến thì tồn bộ giai cấp khơng
trừ 1 người nào cả) cần phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, phải triệt để
xiết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng”11.
10 V.I. Lênin, Toàn tập, Sđd, 1979, T8, Tr.244, 245
11 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 289


8

8

V.I.Lênin chỉ rõ sự khác nhau giữa tổ chức Đảng với tổ chức quần chúng là ở
chỗ Đảng phải có lý luận tiên phong, có tính tổ chức cao. Đảng có trách nhiệm và
có khả năng lãnh đạo các tổ chức khác của gccn, hướng hành động của họ vào 1
mục đích chung là thủ tiêu chế độ bóc lột, xây dựng chế độ XHCN . không được
nhầm lẫn giữa trình độ tổ chức cao của Đảng với địa vị của Đảng trong xã hội. Để
bảo đảm cho Đảng thực sự là tổ chức cao nhất của gccn, Đảng chỉ kết nạp những
người ưu tú, tiên tiến, giác ngộ lý luận, có ý thức tổ chức kỷ luật, có khả năng thu
phục quần chúng vì vậy khi thảo luận tiết 1 điều lệ Đảng Lênin trình bày rõ quan
điểm của mình : “ Tơi muốn trình bày một cách tuyệt đối rõ ràng và chính xác
rằng tơi muốn và tơi đòi hỏi đảng, đội tiền phong của giai cấp, phải hết sức có tổ
chức, rằng đảng chỉ nên thu nhận những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một
tính tổ chức tối thiểu”12
Theo V.I.Lênin đảng viên khác với quần chúng ở 2 điểm cơ bản là: phải có
giác ngộ hơn về trình độ lý luận và phải có ý thức tổ chức cao hơn, có kỷ luật chặt
chẽ hơn, biết tổ chức, lãnh đạo quần chúng.
4: Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng
Để xứng đáng là đội tiên phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của gccn thì
Đảng phải được tổ chức theo chế độ tập trung, đặc biệt trong thời kỳ nội chiến.

Sau này khi thành lập quốc tế 3 , V.I. Lênin coi nguyên tắc tập trung dân chủ là
nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả những Đảng gia nhập quốc tế 3.
Tư tưởng của V.I.Lênin về chế độ tập trung là:
Đảng phải có 1 điều lệ chính thức quy định thành văn do đại hội đề
ra; toàn Đảng phải chịu sự lãnh đạo của cơ quan lãnh đạo tối cao là Đại hội Đảng ,
giữa 2 kỳ đại hội là BCHTW.

Mọi hoạt động của đảng viên và tổ chức Đảng

12 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 286


9

9

phải dựa vào và tuân theo cương lĩnh ,điều lệ Đảng .. Lênin phê phán quan điểm
của phái Men sêvích về: chống lại chế độ tập trung , nhằm kéo lùi đảng trở lại thời
kỳ phân tán tiểu tổ , chúng cho rằng nếu theo nguyên tắc do V.I.Lênin đề ra là biến
đảng thành cỗ máy, mỗi đảng viên chỉ như những ố vít, nghững bánh xe thiếu chủ
động, sáng tạo “ Họ đã quên rằng trước kia đảng ta chưa phải là một khối chính
thức có tổ chức, mà chỉ là một tổng số những nhóm riêng biệt và do đó, giữa các
nhóm ấy khơng thể có những quan hệ nào khác, ngoài sự tác động về mặt tư tưởng.
Hiện nay chúng ta đã trở thành một dảng có tổ chức, điều đó có nghĩa là chúng ta
đã tạo ra một quyền lực, biến uy tín về tư tưởng thành uy tín về quyền lực , khiến
cấp dưới phải phục tùng cấp trên của đảng…”13 .
Đảng phải có 1 kỷ luật thống nhất, 1 cơ quan lãnh đạo thống nhất theo
nguyên tắc cá nhân phục tùng tổ chức , số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng
cấp trên, địa phương phục tùng TW, toàn Đảng phục tùng Đại hội Đảng tồn quốc
và BCHTW. Có như vậy mới bảo đảm sự thống nhất về ý chí và hành động trong

Đảng, để Đảng thực sự có sức mạnh.
Lênin vạch trần quan điểm của chủ nghĩa cơ hội : “lẽ tự nhiên là chủ nghĩa
cơ hội về mặt cương lĩnh gắn liền với chủ nghĩa cơ hội về mặt sách lược, và gắn
liền với chủ nghĩa cơ hội trong các vấn đề tổ chức”; “bênh vực chế độ tự trị, chống
lại chế độ tập trung là 1 đặc điểm có tính nguyên tắc của chủ nghiã cơ hội về mặt
tổ chức”14.

Đồng thời Lênin cũng nhấn mạnh tập trung khơng có nghĩa là xem

nhẹ dân chủ, tập trung phải đi đôi với dân chủ, tập trung và dân chủ là 2 mặt không
thể tách rời trong chế độ tổ chức của Đảng mác-xít.
5: Đảng liên hệ mật thiết với quần chúng, là hiện thân của mối liên hệ giữa đội
tiên phong của gccn với quần chúngvà nhân dân lao động .
13 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 429
14 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 468


10

10

Đảng là đội tiên phong của giâi cấp, lãnh đạo được giai cấp chính là do Đảng đã
liên hệ chặt chẽ với giai cấp và được quần chúng ủng hộ: “Muốn trở thành Đảng
dân chủ – xã hội thì cần phải được sự ủng hộ của chính giai cấp...” 15. Mối liên hệ
Đảng với quần chúng là một nguyên tắc là vấn đề thuộc về bản chất của Đảng và là
nguồn sức mạnh của Đảng.
Lênin cho rằng mối liên hệ Đảng với quần chúng không phải chủ yếu do số
lượng đảng viên nhiều hay ít quy định định mà do chất lượng đội ngũ đảng viên
quyết định, Lênin viết: “Các tổ chức Đảng của chúng ta bao gồm những người dân
chủ xã hội chân chính mà càng mạnh mẽ bao nhiêu, và trong nội bộ Đảng càng ít

có tình trạng dao động và khơng kiên quyết bao nhiêu, thì ảnh hưởng của Đảng đối
với những người trong quần chúng công nhân xung quanh Đảng và chịu sự lãnh
đạo của Đảng, sẽ càng rộng rãi, càng nhiều mặt, càng phong phú, càng hiệu quả
bấy nhiêu”16. Chất lượng đảng viên là do ý thức giác ngộ, lòng trung thành đối với
cách mạng và ý thức tổ chức kỷ luật của từng đảng viên, khả năng tổ chức quần
chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng . Để củng cố, giữ vững mối liên hệ
giữa Đảng với quần chúng thì Đảng cần phải đi sâu vào các giâi cấp, các tầng lớp
với tư cách là người truyền bá lý luận của Đảng, thông qua các tổ chức khác thấp
hơn để lôi kéo giáo dục và tập hợp quần chúng. Đồng thời phải khắc phục những
khuynh hướng lệch lạc như: vượt quá xa trình độ của quần chúng hoặc hạ thấp trình
độ của Đảng xuống ngang với trình độ của quần chúng, đề phịng khuynh hướng
theo đi quần chúng.
6: Tự Phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng
Theo Lênin: Đảng phải ln tự phê bình và phê bình, tự vạch ra sai lầm
15 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 293
16 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 288, 289


11

11

khuyết điểm, phân tích rõ ngun nhân và tìm cách sửa chữa. Lênin coi đây là một
trong những căn cứ để xem xét đánh giá một Đảng có chun chính và cách mạng
hay khơng, người viết:. “ Nếu một chính đảng nào khơng dám nói thật bệnh tật
của mình ra, khơng dám chuẩn đốn bệnh một cách thẳng tay, và tìm phương cứu
chữa bệnh đó, thì đảng đó sẽ khơng xứng đáng được người ta tôn trọng . ” 17
V.I.Lênin địi hỏi tự phê bình và phê bình phải được tiến hành một cách nghiêm túc
có tổ chức, có nguyên tắc, bảo đảm tính trung thực thẳng thắn vì sự tiến bộ của
Đảng và của mỗi đảng viên. Lênin vạch mặt phái Men xơvích phê bình vơ tổ chức,

vơ ngun tắc theo kiểu “ngồi lê đơi mách” ở bên ngồi đại hội, đó là hành động vu
khống, hành động thiếu nguyên tắc.Lênin chỉ rõ phương pháp phê bình “ Theo tơi
thì những lời đồn đại và những câu chuyện ngồi lê đơi mách ở bên ngồi đại hội về
phẩm chất và hành động của các cá nhân là điều thiếu nhân cách và khơng xứng
đáng ( bởi vì trong 100 trường hợp thì có đến 99 trường hợp những hành động đó
là một điều bí mật về tổ chức, mà người ta chỉ thổ lộ với cấp tối cao của đảng mà
thơi ) . Theo tơi thì dùng những câu chuyện ngồi lê đôi mách ấy để tiến hành đấu
tranh ở bên ngồi đại hội, thì chẳng khác nào thủ đoạn đơm đặt ” 18 Người cho
rằng đó là hành vi vu khống, là hành động thiếu nhân cách và không xứng đáng .
II. Vận dụng những nguyên lý xây dựng Đảng về tổ chức của V.I. Lênin đối
với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay
Những nguyên tắc xây dựng Đảng về tổ chức của V.I. Lênin có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng đối với cơng tác xây dựng, củng cố các ĐCS trên thế giới hiện nay.
Đối với ĐCSVN, ngay từ khi thành lập đến nay, Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
ln tn thủ những nguyên tắc xây dựng Đảng về tổ chức của V.I.Lênin, trong quá
trình đề ra phương hướng, biện pháp xây dựng Đảng, Đảng ta luôn coi trọng nghiên
cứu đầy đủ các nguyên tắc trên và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều
17 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 366
18 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 404


12

12

kiện, đặc điểm của ĐCSVN, của cách mạng Việt Nam, từ đó đã lãnh đạo cách
mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi to
lớn trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Trong
quá trình cùng Đảng ta lãnh đạo cách mạng Việt Nam HCM luôn coi xây dựng và
chỉnh đốn Đảng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì thế người đưa ra một luận điểm: “

Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dãn
lớn, khơng nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người u mến và ca
ngợi, nếu lịng dạ khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” 19 Đây là
lời dạy, một chân lý để cho các tổ chức Đảng và các đảng viên phải học tập suốt
đời, Ngày nay Đảng ta luôn tự đổi mới tự chỉnh đốn, đặc biệt công cuộc đổi mới do
Đảng ta ,khởi xướng và lãnh đạo bước đầu thành cơng. Chính vì vậy, chúng ta có
cơ sở và niềm tin chắc chắn để khẳng định rằng: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là
nhân tố hàng đầu quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Nhằm xây dựng, củng cố Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự trong sạch vững
mạnh, có đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất
nước theo định hướng XHCN giành những thành tựu to lớn hơn, đưa đất nước thốt
khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Địi hỏi trong những năm tới tồn Đảng phải
tiếp tục nghiên cứu nắm vững và vận dụng sáng tạo những nguyên tắc xây dựng
Đảng về tổ chức của V.I. Lênin. Trước mắt phải thực hiện tốt chủ trương, phương
hướng xây dựng Đảng nêu trong văn kiện Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng
là: “ Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp cơng
nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạovà sức chiến đấu của Đảng;
xây dưng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị tư tưởng và tổ
chức…… có phương thức lãnh đạo khoa học, ln gắn bó với nhân dân”20
19 Hồ Chí Minh; Tồn tập, Nxb, Chính tri quốc gia, H, tập 12, tr 557, 558
20 Văn kiện Đại hội đải biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb, chính trị quốc gia, ST, H, 2006,
tr279


13

13

Để biến chủ trương, phương hướng xây dựng Đảng nêu trên thành kết quả

hiện thực, các tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên cần nắm vững và thực hiện có
hiệu quả các yêu cầu sau:
Trước hết, trong nội bộ Đảng phải chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tập
trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình nhằm giữ
gìn đồn kết, thống nhất trong Đảng. Phải : Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường
kỷ luật trong Đảng. Mọi cán bộ, đảng viên có quyền bàn bạc, tham gia quyết định
công việc của Đảng; quyền được thông tin, tranh luận, nêu ý kiến riêng, bảo lưu ý
kiến trong tổ chức; khi đã thành nghị quyết thì phải nói và làm theo nghị quyết của
Đảng. Thường xuyên giáo dục bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của
giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch vững mạnh theo
lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân. Tăng cường củng cố mối quan hệ
gắn bó mật thiết với nhân dân, với khối đại đoàn kết toàn dân; chăm lo đời sống của
nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trung thành với chủ nghĩa quốc tế
của gccn, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong cơng cuộc đổi
mới, Đảng khơng thể hồn thành những nhiệm vụ chính trị của mình với tư cách là
người chiến sĩ tiên phong lãnh đạo xã hội nếu trong nội bộ Đảng khơng có sự đồn
kết, thống nhất. Sự đồn kết đó phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, thể hiện ở đường lối chính trị của Đảng, trên cơ sở sự giác ngộ của tồn thể
đảng viên về mục đích, lý tưởng và những nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng của Đảng
đặt ra.
Hai là, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc
biệt là Nhà nước XHCN. Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải
thường xuyên đổi mới và chỉnh đốn Đảng để lãnh đạo hệ thống chính trị, nhất là đối
với Nhà nước có chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Trong Báo cáo chính trị
trình Đại hội X Đảng ta xác Định: “ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà


14

14


nước trong việc thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối……. Đảng lãnh đạo nhưng
không làm thay nhà nướcvà các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đề phịng và khắc
phục khuynh hướng tổ chức đảng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc bao biên làm
thay…. ”21 Điều kiện quyết định để tăng cường và nâng cao hiệu lực của Nhà nước
là bảo đảm tốt sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng, kiện tồn sử dụng, phát
huy vai trị và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Nhà nước vững mạnh, hoạt động có
hiệu quả là điều kiện khơng thể thiếu để bảo đảm hồn thành nhiệm vụ chính trị do
Đảng đề ra và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Vai trò và hiệu
lực quản lý của Nhà nước được nâng cao là một dấu hiệu quan trọng nhất nói lên
trình độ và năng lực tổ chức, lãnh đạo của Đảng. Đó cũng là một yêu cầu mới về
nâng cao tính chất giai cấp công nhân của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Do vậy,
mọi khuynh hướng coi nhẹ sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đều là sai lầm,
làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực tế là hạ thấp vai trò lãnh đạo của
Đảng. Đồng thời, phải khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay cơng việc của
cơ quan Nhà nước, lẫn lộn chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của
Nhà nước.
Ba là, phải xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, thắt chặt mối quan hệ gắn
bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, kiên quyết chống quan liêu, tham nhũng trong
văn kiện Đảng ta chỉ rõ: “Lãnh đạo các cấp phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới,
của đảng viên và nhân dân . Xây dựng quy chế ra quyết định của Đảng, bảo đảm
phát huy trí tuệ tập thể ; có cơ chế để nhân dân bày tỏ ý kiến đối với những quyết
định lớn, tham gia các công việc của Đảng; Khắc phục lối làm việc quan liêu, xa
dân ”22. ở nước ta, nguồn gốc sâu xa của “chủ nghĩa quan liêu” khơng những là ở
tình trạng nền sản xuất nhỏ mà còn do chịu ảnh hưởng của những tàn dư, tập tục
21 Văn kiện Đại hội đải biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb, chính trị quốc gia, ST, H, 2006,
tr307
22. Văn kiện Đại hội đải biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb, chính trị quốc gia, ST, H, 2006,
tr124



15

15

phong kiến và tư sản, song nguyên nhân trực tiếp là do tư tưởng cá nhân, do thiếu
tinh thần trách nhiệm, do trình độ tổ chức và quản lý yếu kém của một số cán bộ,
đảng viên gây ra. Vì vậy, phải tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho
cán bộ, đảng viên, phải hướng vào việc nêu cao phẩm chất cách mạng, nêu cao ý
thức phục vụ nhân dân, thực sự tôn trọng và bảo đảm quyền làm chủ tập thể của
nhân dân; rèn luyện phong cách làm việc khoa học, thiết thực cụ thể, sát cơ sở và
quần chúng. Đồng thời, phải nâng cao trình độ kiến thức khoa học xã hội, tự nhiên,
năng lực quản lý và tổ chức thực hiện. Phải tăng cường công tác tổ chức, kiểm tra
việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức của Đảng.
Bên cạnh đó, phải kiên quyết đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Tệ nạn tham nhũng hiện nay là vấn đề bức xúc, gây nhiều tác hại, thất thoát cho
ngân sách Nhà nước, gây hậu quả tai hại và trực tiếp cản trở sự phát triển của đất
nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Việc chống tham nhũng,
trừng trị các hành vi tham nhũng là vấn đề phức tạp và lâu dài, phải có nhiều biện
pháp tổng hợp, bằng thể chế, bằng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao
phẩm chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cuộc đấu tranh chống và ngăn
chặn tệ nạn tham nhũng là một cuộc đấu tranh đòi hỏi phải kiên quyết và thường
xuyên, với nhiều biện pháp hữu hiệu thì mới có thể ngăn chặn được.
Bốn là, phải bảo đảm vai trị nền tảng và hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở
đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây là một trong những vấn
đề rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng hiện nay nhằn góp phần nâng cao vai
trị lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Để bảo đảm vai trị nền tảng và hạt nhân
chính trị của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
phải tiến hành bằng nhiều biện pháp, trong đó:
- Phải thường xun kiện tồn hệ thống tổ chức cơ sở đảng. Xác định vị thế

pháp lý, thể chế hố về mặt Nhà nước vai trị, chức năng, nhiệm vụ của các loại
hình cơ sở. Mỗi tổ chức cơ sở đảng có trách nhiệm tổ chức và quy tụ sức mạnh của


16

16

tồn đơn vị hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao; làm tốt cơng tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, quản lý và giám sát đảng viên về năng lực hoàn thành nhiệm vụ
và phẩm chất, đạo đức, lối sống; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và các hiện
tượng tiêu cực trong Đảng.
- Phải căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng mà tăng cường, đổi mới,
nâng cao chất lượng cơng tác chính trị, tư tưởng, lý luận phục vụ tốt cho u cầu
nâng cao trình độ trí tuệ trong Đảng, xây dựng lập trường giai cấp công nhân cho
cán bộ, đảng viên và củng cố sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng. Giữ gìn phẩm
chất, đạo đức cách mạng đi đôi với việc ra sức nâng cao kiến thức, năng lực của cán
bộ, đảng viên tương xứng với nhiệm vụ chính trị của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
- Công tác kết nạp đảng viên nhất thiết phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, phải
căn cứ vào Điều lệ Đảng để xét, kết nạp đảng viên. Thông qua hoạt động thực tiễn,
sinh hoạt Đảng, tự phê bình và phê bình để mọi đảng viên ra sức rèn luyện, học tập,
có đủ phẩm chất, kiến thức và năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng
thời, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thoái hoá, biến chất về chính trị
và đạo đức, gây chia rẽ, bè phái, tham nhũng.
Năm là, phải tăng cường mối liên hệ mật thiết với quần chúng, thông qua
phong trào cách mạng của quần chúng để làm tốt công tác xây dựng Đảng. Trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng mối liên hệ giữa
Đảng và quần chúng. Mỗi giai đoạn, thời kỳ cách mạng có hình thức, nội dung biểu
hiện mối liên hệ này khác nhau. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng
càng cần phải tăng cường vận động quần chúng tham gia xây dựng Đảng. Đảng là

người lãnh đạo quần chúng và phong trào cách mạng của quần chúng, nhưng cũng
chính từ quần chúng và phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng cũng mạnh và
trưởng thành lên. Hiện nay, mối liên hệ trên cần có sự bổ sung nội dung, yêu cầu
mới cao hơn, đó là phải thực sự tơn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
lấy đó làm động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; quan tâm đến


17

17

lợi ích của quần chúng, chăm lo đến đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân;
giáo dục quần chúng, làm cho quần chúng tự giác thực hiện đường lối, chính sách
của Đảng và đấu tranh bảo vệ cho đường lối, chính sách đó được thực hiện có hiệu
quả.
Sáu là, phải đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền
của Đảng. Để đảm bảo cho thắng lợi của cuộc cách mạng, một yếu tố đầu tiên
quyết định là Đảng phải có đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, sáng tạo.
Nhưng để cho đường lối đó đi vào cuộc sống, thì Đảng phải có phương pháp cách
mạng, phương thức lãnh đạo phù hợp, khoa học. Trong văn kiện Nghị quyết hội
nghị lần thứ ba BCHTW Đảng (khoá VII) đã nhấn mạnh: Tiếp tục đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng. Là Đảng cầm quyền, Đảng ta có trách nhiệm lãnh đạo tất
cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong tình hình mới, cần có phương thức thích hợp
để nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát huy mạnh mẽ vai trò,
hiệu lực của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, xây dựng một hệ thống chính trị
hoạt động năng động, có hiệu lực và hiệu quả và Cần có quy chế về phương thức
lãnh đạo, quan hệ công tác giữa Đảng với cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó, Đảng ta
cũng đã xác định một số quan điểm quan trọng định hướng cho quá trình đổi mới
phương thức lãnh đạo như: Mục tiêu của đổi mới là giữ vững và nâng cao hiệu quả
lãnh đạo của Đảng, đồng thời phải củng cố và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà

nước, vai trị các đồn thể nhân dân. Trọng tâm của đổi mới là giải quyết tốt mối
quan hệ giữa Đảng và Nhà nước. Phương châm đổi mới là tiến hành đồng bộ đổi
mới tư duy với đổi mới tổ chức - cán bộ, quá trình đổi mới phải tiến hành thận
trọng, từng bước. Cách làm phải thực sự dân chủ, chống sự áp đặt, chủ quan, hình
thức.


18

18

KẾT LUẬN
Trong hơn tám thập kỷ qua, bằng sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo những
nguyên tắc xây dựng đảng về tổ chức của V.I. Lênin vào công tác xây dựng đảng đã
làm cho Đảng ln vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đảng luôn lãnh đạo
nhân dân ta hồn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi thời kỳ cách mạng.
Trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay,
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thực chất là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng, nhằm làm cho Đảng có đủ sức mạnh vượt qua mọi khó
khăn, thử thách để hồn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình, đưa đất nước
vững bước tiến theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn 26 năm đổi mới đất nước vừa qua đã chứng minh: ĐCSVN khơng
những giữ vững được vai trị lãnh đạo mà cịn lãnh đạo thành cơng, mang lại những
thành tựu rất quan trọng, thực hiện ngày càng tốt hơn sứ mệnh và trách nhiệm lịch
sử trước đất nước, trước giai cấp và dân tộc . Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết
định nhất đến thắng lợi của cơng cuộc đổi mới. Vai trị và hiệu quả lãnh đạo của
ĐCSVN được nhân dân ta thừa nhận, tin tưởng và được các lực lượng tiến bộ, bàn
bè trên thế giới đánh giá cao. Tuy nhiên, đứng trước tình hình mới, với vai trị là
Đảng cầm quyền, Đảng cần phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo để không
ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả lãnh đạo, phát huy mạnh mẽ vai

trò, hiệu lực của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, xây dựng một hệ thống chính


19

19

trị hoạt động năng động và hiệu quả đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, của sự
nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I Lê nin Toàn tập, tập 8, Nxb tiến bộ M 1979.
2. V.I Lênin Toàn tập, tập 35, 37, 41, Nxb tiên bộ M 1979.
3. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG.
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX.
5. ĐCSVN, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thười kỳ quá độ lên

CNXH, Nxbst, H , 1991.
6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H ,2006



×