Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SKKN t NHIEU 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92 KB, 9 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Viên An, ngày 12 tháng 05 năm 2022
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
- Họ và tên: Lê Minh Nhiều
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học 2 xã Viên An
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 22/11/2021 đến 10/05/2022
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học”
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về
phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.
Ngồi ra, phương pháp dạy học cịn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh
nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến
phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ
học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản,
toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản
chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người
học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.


Thực tế việc dạy học của trường Tiểu học 2 xã Viên An hiện nay có nhiều
yếu tố chủ quan, khách quan tác động như: Học sinh thiếu tự tin, thụ động trong
học các tập mơn học; Học sinh khơng có bạn tốt để cùng nhau học tập. Hay nói
chuyện riêng trong lớp; Thiếu sự quan tâm từ phía gia đình vì cha mẹ học sinh cho
rằng đây vẫn cịn có một số môn học phụ; Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ
huynh chưa thật sự mật thiết. Đặc biệt, cái mà nhà trường trăn trở nhất là giáo viên
chưa nắm bắt được đầy đủ tình hình học sinh của lớp học mình dạy, của từng hồn


2

cảnh học sinh; chưa nhận thức đầy đủ về dạy học theo định hướng phát triển năng
lực người học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
1. Thực trạng vấn đề :
Thực hiện đánh giá học sinh theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT
ngày 28/9/2016 của Bộ GD&ĐT đáp ứng yêu cầu NQ số: 29 - NQ/TW ngày 4
tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Về căn bản vẫn giữ mục tiêu và yêu
cầu về đánh giá học sinh trên 3 phương diện, gồm: kiến thức-kĩ năng, năng lực và
phẩm chất. Mục tiêu của số 1 là “Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình
và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến
bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự
vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu
điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học”.
Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực,

phẩm chất cũng không phải là mới nhưng giáo viên còn khá mơ hồ về bản chất của
nó. Đây là q trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát huy năng lực
cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính sáng tạo và phối hợp,
tương trợ lẫn nhau trong học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt
động giáo dục vẫn cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên. Một thay
đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để dạy học hình thành, phát triển phẩm
chất, năng lực của cá nhân là lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học.
2. Giải quyết vấn đề
2.1 Nắm chắc một số yêu cầu và thiết kế một bài giảng phát huy năng
lực học sinh
Giáo viên đã tự học , tự bồi dưỡng kiến thức lý luận sau:
2.1.1 Năng lực của con người:
Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự
nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy
động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc
trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc
thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần
phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực
khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển
do đặc điểm của mơn học đó tạo nên.
2.1.2 Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.
Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng:


3

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các
yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc
hình thành, phát triển nhân cách.
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội

dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề,
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa
các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu
cầu cao hơn, mức độ khó hơn, địi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực
giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây,
việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được
tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con
người.
2.1.3 Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực:
Khơng chỉ chú ý tích cực hố học sinh về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn
luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng
cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – Học sinh theo hướng
cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học
tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung
các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức
hợp.
Giờ học đổi mới Phương pháp dạy học có những yêu cầu mới như: được
thực hiện thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo
hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu
hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều:
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau. Về bản chất, đó là giờ học có
sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình
thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức
với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các
phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và
những ứng dụng của công nghệ thông tin…; chú trọng cả hoạt động đánh giá của
giáo viên và tự đánh giá của Học sinh. Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi
mới phương pháp dạy học như trên, để có được những giờ dạy học tốt, cần phải

nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt
động cần có những kĩ thuật riêng.Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào
cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ học
tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
2.1.4 Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực
Năm học 2021-2022, thực hiện chỉ đạo của Bộ phận chuyên môn Phịng
Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển, tồn trường tổ chức nghiên cứu văn bản, tổ
chức sinh hoạt chuyên môn thống nhất soạn giáo án (kế hoạch bài học) như sau:
- Mục tiêu bài học:


4

+ Nêu rõ yêu cầu Học sinh cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ;
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mơ hình, hiện vật, hố
chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, Tivi, đầu video, máy tính,...) và tài
liệu dạy học cần thiết;
+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài
liệu và đồ dùng học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học gồm: 1.Khởi động, 2.Khám phá kiến thức
mới, 3.Luyện tập-thực hành, 4.Vận dụng trải nghiệm Sáng tạo). Trình bày rõ cách
thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động;
+ Mục tiêu của hoạt động;
+ Cách tiến hành hoạt động;
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;
+ Kết luận của giáo viên về: những kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần
có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng,

thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy
ra nếu khơng có cách giải quyết phù hợp;...
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc học sinh cần phải
tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng
dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia
đình, làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
2.2. Một số biện pháp “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển
năng lực, phẩm cất của học sinh”:
Trong năm học 2021-2022, sinh hoạt chuyên môn theo Ngiên cứu bài học đã
tập trung thảo luận những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh gặp phải
trong từng môn học, bài học cụ thể để cùng nhau tháo gở sao cho dạy học đạt hiệu
quả phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, Tổ khối 4 còn đưa vào thảo luận các
nội dung:
2.2.1 Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống và Kết hợp đa dạng
các phương pháp dạy học thông qua sinh hoạt chuyên môn theo Nghiên cứu bài
học:
- Các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương
pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong
thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.
- Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong tồn
bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và


5

nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đơi và dạy
học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một
hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tơn của dạy học tồn lớp và sự
lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thơng qua làm
việc nhóm. Hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, khơng chỉ giới hạn ở việc giải

quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà cịn có những
hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, chiếm nhiều tiết
học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên
cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc
nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hố “bên ngồi”
của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hố “bên trong” cần chú ý đến mặt bên
trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các
phương pháp dạy học tích cực khác.
2.2.2 Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư
duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống
có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thơng qua việc giải
quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức
của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự
lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa
học chun mơn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Vì vậy bên
cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học
theo tình huống.
2.2.3 Vận dụng dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học
được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống
và nghề nghiệp. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên
quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Vì
vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời
thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn
với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với
thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực
tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông.

2.2.4 Vận dụng dạy học định hướng hành động
Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt
động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học
tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hồn thành các sản phẩm hành
động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là


6

một quan điểm dạy học tích cực hố và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định
hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết
hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Dạy học
theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó
học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các
vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể
cơng bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm
dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp
tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy
học định hướng hành động.
2.2.5 Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp
lý hỗ trợ dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp
dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học.
Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông
từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo
viên ln có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ
thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện
đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần
tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử
dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối.

2.2.6 Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học
sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình
dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.
Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương
pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú
trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo
của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy...
2.2.7 Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ mơn
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc
sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trị quan trọng trong dạy học bộ
môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận
dạy học bộ mơn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan
trọng của các môn khoa học tự nhiên; các phương pháp dạy học như trình diễn vật
phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật,
lắp ráp mơ hình, các dự án là những phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật;
phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học các môn
khoa học...


7

2.2.8 Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trị quan trọng trong việc tích
cực hố, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức
chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức
làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt
của từng bộ mơn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các
phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.
Kết quả: Giáo viên trong tổ đã nắm chắc và thực hiện khá tốt việc cải tiến

các phương pháp dạy học truyền thống và kết hợp đa dạng các phương pháp dạy
học thông qua dự giờ các tiết dạy minh họa và áp dụng giảng dạy hàng ngày trên
lớp. 5/5 giáo viên trong tổ thực hiện soạn giáo án điện tử đúng tinh thần đã thống
nhất, dạy trực tiếp, trực tuyến trên nền tảng các phần mềm Zoom, Meetting và trình
chiếu trên màn hình ti vi. Chất lượng các giờ dạy tốt. Học sinh học tập chăm chỉ,
phát biểu hăng hái, tự tin, có trách nhiệm với cơng việc, biết đồn kết giúp đỡ yêu
thương nhau. Các em có ý thức cao trong việc học bài, làm bài, chuẩn bị bài học
hôm sau; biết cách giao tiếp đúng chuẩn mực, biết đặt và trả lời đúng câu hỏi; biết
cách tự học; biết tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cơ, cha mẹ; biết nêu thắc
mắc khi có vấn đề mới phát sinh.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI,
PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Tính mới của sáng kiến
Sáng kiến đã nêu được những nét mới giúp giáo viên có cái nhìn đúng đắn
trong việc đổi mới phương pháp dạy học và những yêu cầu cơ bản về dạy học theo
hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học hiện nay. Đồng thời giúp nhà giáo
trong việc dạy học thông qua công tác trọng tâm của giáo viên như: phối hợp nhiều
phương pháp cho từng đối tượng học sinh, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học
sinh, thành lập câu lạc bộ học tập vui nhộn, hiệu quả ...
Sáng kiến giải quyết được những khó khăn, hạn chế trong việc dạy học theo
hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học hiện nay nói chung và thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên trường Tiểu học 2 Viên An nói riêng.
2. Tính hiệu quả và khả thi của sáng kiến
- Tính khả thi của sáng kiến:
+ Sáng kiến mang tính khả thi cao do những giải pháp đưa ra củng cố, mở
rộng những hiểu biết của giáo viên về dạy học theo hướng phát triển năng lực,
phẩm chất người học hiện nay. Giải pháp hoàn toàn phù hợp với thực tế tâm lí và
đặc thù của học sinh cấp tiểu học.
+ Sáng kiến viết ra dựa trên cơ sở thực tiễn được đút rút từ sự trải nghiệm
của bản thân trong giảng dạy.

- Tính Hiệu quả của sáng kiến:


8

+ Từ khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, kết quả giảng dạy và học tập của
học sinh được nâng cao rõ rệt cụ thể như sau:
Giáo viên:
Thời điểm

Năm học
Năm học 2021 -2022

Giữa HKI
Giáo
Tỷ lệ
viên có
tiết dạy
tốt
3/5
60,00%

Giữa Học kì II
Giáo
Tỷ lệ
viên có
tiết dạy
tốt
4/5
80,00%


Học sinh:

Thời điểm

Năm học

Giữa HKI
Số học sinh
Tỷ lệ
có năng
lực “tự học
và giải
quyết vấn
đê”đạt mức
Tốt
10/22
45,45%

Giữa HK II
Số học sinh Tỷ lệ
có năng
lực “tự học
và giải
quyết vấn
đê”đạt mức
Tốt
15/22
68,18%


Năm học 2021 -2022
3. Phạm vi áp dụng
Sáng kiến này đã áp dụng dạy học các môn học tại trường Tiểu học 2 xã
Viên An đạt hiệu quả và có thể áp dụng cho tất cả giáo viên trên địa bàn huyện
Ngọc Hiển.
IV. KẾT LUẬN:
Qua thời gian thực hiện tơi thấy có kết quả tốt, khơng những hình thành cho
học sinh sự say mê, hứng thú trong học tập mà cịn có tác dụng thúc đẩy việc học
tập của các em đạt kết quả cao, đồng thời hình thành, phát triển ở các em những
nhân cách, phẩm chất tốt và phương pháp học tập khoa học. Đây được xem như là
hành trang quý giá cùng theo chân các em trên con đường học tập về sau.
Trên đây là q trình tích lũy kinh nghiệm trong công tác của bản than tôi,
rất mong hội đồng khoa học huyện Ngọc Hiển và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý
kiến để bản thân rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN

Người báo cáo


9

Lê Minh Nhiều
XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×