Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TL CSVHVN đặc trưng văn hóa trang phục việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 23 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Những vấn đề về trang phục - từ truyền thống đến hiện đại - là những
vấn đề của văn hóa, của mơ hình thẩm mỹ, của sáng tạo và khoa học thích
nghi, lại càng khó hơn khi nghiên cứu trang phục với tư cách của một phạm
trù lịch sử. Dân tộc Việt Nam đã có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước oanh liệt với một nền văn hóa phong phú, độc đáo, lâu đời. Nền văn hóa
ấy được tìm hiểu và giới thiệu về nhiều mặt, trong đó có văn hóa trang phục.
Khơng ngoa khi nói rằng áo quần là thước đo văn minh của một nền
văn hóa Á Đơng như Việt Nam, bởi nó đại diện cho tư tưởng, thẩm mỹ và cả
nền tảng kỹ nghệ đất nước. Nghề dệt may trong lịch sử luôn là một ngành kỹ
thuật tinh xảo và có mối liên hệ sâu sắc với sự thịnh vượng kinh tế và thể diện
quốc gia. Việt Nam từ xưa tới nay qua các thời kỳ, các triều đại khi xây dựng
đất nước đều đặt phục trang là một yếu tố ưu tiên, bởi trang phục chính là
“nhận dạng” của quốc gia dân tộc.
Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài này để tìm hiểu một cách sâu sắc về văn
hóa trang phục Việt Nam, với mong muốn được hiểu thêm về văn hóa trang
phục – một văn hóa rực rỡ của Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu chi tiết về văn hóa trang phục Việt Nam qua các thời kỳ, chủ
yếu là trang phục dân gian vì văn hóa trang phục Việt Nam bắt nguồn từ trang
phục dân gian dân dã, bình dị, đặc biệt là thời kỳ các triều đại phong kiến bởi
đây là thời kỳ văn hóa trang phục Việt Nam được kiến tạo và phát triển một
cách rực rỡ nhất.
3. Kết cấu tiểu luận
1


Ngoài phần mở đầu, kết thúc và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 3


chương.
Vì nhiều vấn đề em cịn khơng hiểu hoặc trong lúc tìm kiếm tư liệu để
nghiên cứu có sai sót, đặc biệt thời kỳ tiền sử em khơng tìm được tư liệu, nên
bài làm sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự phản hồi và
góp ý từ cơ để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm
ơn cô!

2


CHƯƠNG 1
TRANG PHỤC THỜI KỲ TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ
1.1. Một số nét thời kỳ tiền sử
Từ thời tiền sử con người đã biết dùng các vật dùng từ tự nhiên để tạo
trang phục cho mình, ví dụ như trang phục được chế tác từ vỏ cây, lá cây, dây
rừng,...
1.2. Thời kỳ sơ sử
Cách đây hàng ngàn năm, vào thời đại đồng thau phát triển, nước Việt
Nam có tên gọi là Văn Lang. Người dân ở đây đã sinh sống bằng săn bắn, hái
lượm và trồng trọt. Trang phục cũng có sự thay đổi, họ khơng dùng vỏ cây
làm áo nữa mà đã biết trồng gai, đay, dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt vải.
Trên trống đồng hay nhiều tượng, phù điêu bằng đồng đều có khắc họa
những cảnh sinh hoạt thời kỳ này, cho thấy các loại trang phục được thể hiện
dù được thể hiện bằng biện pháp nghệ thuật cách điệu và trừu tượng hóa
những cho thấy sự phong phú của trang phục thời kỳ này.

Trống đồng được trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương
3



(Nguồn ảnh: vovworld.vn)
Phụ nữ thời này thường mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát vào
người, phía trong mặc yếm cổ trịn sát cổ, kín ngực, trang trí những hình chấm
hạt gạo. Thắt lưng có 3 hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng,
đầu và cuối thắt lưng thả xuống phía trước và sau thân người, tận cùng có
những tua rủ. Váy kín bó sát vào thân, trang trí chấm trịn, những đường gạch
chéo song song và hai vịng trịn có chấm ở giữa. Bình thường váy ngắn mặc
chấm đầu gối, một kiểu váy khác dài hơn, đến gót chân, đây có lẽ là trang
phục khi khơng lao động.
Đàn ơng thường cởi trần, đóng khố (là một dải vải). Tùy theo chiều dài
của khổ vải mà người ta quấn một hoặc nhiều vịng quanh bụng, thả đi khố
về phía sau hoặc về phía trước. Một số hiện vật khác cho thấy, đàn ơng thời
kỳ này có thể cũng đã mặc áo, ví dụ như áo chồng có hoa văn trang trí, v.v...

Trang phục thời Hùng Vương
(Nguồn: Đồn Thị Tình, “Trang phục Việt Nam”, Nxb. Mỹ thuật 2006)
Vào nửa sau thế kỷ III TCN, Thục Phán, một thủ lĩnh người Âu Việt từ
miền trên đã tràn xuống đánh chiếm nước Văn Lang, thống nhất hai lãnh thổ,
dựng nên nước Âu Lạc. Về trang phục, hầu như khơng có sự thay đổi, thay
vào đó văn hóa trang phục thêm phát triển, ví dụ như truyền thuyết Mị Châu –
Trọng Thủy có chi tiết chiếc áo lơng ngỗng, cho thấy sự phát triển về trang
phục.
4


Về sau, đất nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược, cai trị, cộng với ba lần
bị phong kiến phương Bắc thống trị hơn một ngàn năm, tuy nhiên nhân dân ta
thời đó khơng hề bị đồng hóa hồn tồn về trang phục, mà tiếp nhận các yếu
tố văn hóa phương Bắc để bổ sung và làm giàu thêm văn hóa trang phục
truyền thống. Thời này người Việt xưa đã biết dùng tơ để dệt vải.


5


CHƯƠNG 2
TRANG PHỤC THỜI KỲ CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN
2.1. Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê
Tư liệu và di vật về trang phục thời kỳ này rất hiếm, các tư liệu thành
văn cũng chỉ chủ yếu đề cập đến trang phục triều đình nhưng lại khơng có ghi
chép tỉ mỉ, cặn kẽ. Hình nét trên các di vật bằng gỗ, đá để lại khơng được rõ
ràng, nên rất khó xác định.
Thời nhà Ngô, dựa trên một vài hiện vật như tượng Ngơ Quyền ở đình
Hàng Kênh, Hải Phịng, có thể thấy tượng mặc long bào, có trang trí rồng, cổ
trịn, tay thụng.

Tượng Ngơ Quyền ở đình Hàng Kênh, Hải Phòng
(Nguồn: haiphongnews.gov.vn)
Đến thời nhà Đinh, sử sách, tài liệu ghi chép về trang phục nhân dân
cũng rất ít hoặc khơng có, chủ yếu chỉ có ghi chép về trang phục triều đình,
quan phẩm hoặc binh lính.
6


Thời Tiền Lê, tư liệu ghi chép cũng chỉ có trang phục triều đình và
trang phục binh lính, khơng thấy có tư liệu về trang phục nhân dân thời này.
2.2. Thời Lý – Trần
2.2.1. Thời Lý
Ngoài các ghi chép về trang phục triều đình, trang phục của quan hay
giới quý tộc, cịn có một số tư liệu, ghi chép về trang phục nhân dân thời Lý.
Mô tả người Việt thời Lý, Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi người Tống

có viết như sau, “Người nước ấy áo thâm, răng đen, búi tóc chuy kế, đi đất,
sang hèn đều như vậy. […] Những người cịn lại, ngày thường trên thì vận áo
Sam
đen cổ trịn bó sát, bốn vạt như áo Bối Tử, gọi là áo Tứ Điên; dưới thì
vận
thường đen. [...] Thường đen là phục sức quây bên ngoài của đàn ông.”
(Nguồn: Ngàn năm áo mũ, dịch bởi Trần Quang Đức). Mã Đoan Lâm tham
khảo ghi
chép của Chu Khứ Phi, đồng thời chú thích: “Những người cịn lại đều
mặc
áo cổ trịn bốn vạt, áo Sam đen khơng thắt lưng, dưới áo Sam thắt
thường đen, …” (Nguồn: Ngàn năm áo mũ, dịch bởi Trần Quang Đức).

7


Hình ảnh phỏng dựng áo Tứ Điên
(Nguồn: daivietcophong.wordpress.com)
Mã Đoan Lâm cũng ghi chép: “Phụ nữ nhiều người trắng trẻo, khác hẳn
đàn ơng, thích mặc áo trực lĩnh màu lục thụng tay, đều thắt bằng thường đen.”
(Nguồn: Ngàn năm áo mũ, dịch bởi Trần Quang Đức). Đối với trang phục của
nữ giới, qua miêu tả của Mã Đoan Lâm, phụ nữ Đại Việt đều thích mặc áo
trực lĩnh màu lục, thụng tay, đều thắt bằng váy đen. Khái niệm áo trực lĩnh
thường được hiểu là áo giao lĩnh, sở dĩ gọi trực lĩnh (cổ thẳng) chủ yếu nhằm
phân biệt với loại áo viên lĩnh (cổ tròn).
2.2.2. Thời Trần
Dưới thời Trần, trang phục dân gian Trần vẫn tiếp tục kế thừa trang
phục thời Lý với áo Sam cổ tròn bốn vạt, thường màu đen, quần lụa trắng. An
Nam chí lược cho biết: “Vương hầu và thứ dân thường mặc áo cổ tròn,
thường màu đen huyền, quần bằng là trắng, hài chuộng loại bằng da”. Sứ thần

8


nhà Nguyên Trần Cương Trung cũng miêu tả: “Người trong nước đều mặc
màu đen, áo đen bốn vạt, cổ tròn làm bằng là. Phụ nữ cũng mặc áo đen, song
áo trắng bên trong lộ rõ ra ngồi, ơm lấy cổ, rộng bốn tấc là khác biệt. Các
màu xanh, đỏ, vàng, tía tuyệt nhiên khơng có.” Tuy nhiên, nói như vậy khơng
có nghĩa rằng tồn bộ người Đại Việt, ai nấy đều mặc cùng một kiểu áo.
Ngồi loại áo cổ trịn, chắc chắn vẫn cịn có các loại áo tứ thân, giao lĩnh mà
qua bức tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ chúng ta vẫn bắt gặp.

Một phần bức “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ”
Nguồn (vi.wikipedia.org)
2.2.3. Thời nhà Hồ
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, tự lên làm vua, lấy quốc
hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ. Ngồi các ghi chép về trang phục triều đình,
trang phục dân gian dưới thời nhà Hồ được ghi chép lại rằng: “Hồ Hán
Thương cấm mọi người trong thiên hạ dùng loại lụa phiếu kỹ làm áo, chỉ cho
phiếu sơ qua” (Toàn thư), tức chỉ cho phép dân gian được dùng loại lụa thô
may quần áo, không được dùng lụa mịn.
Năm 1406, nhà Minh sang xâm lược nước ta, năm 1407, nhà Hồ sụp
đổ. Nhà Minh bắt đầu đặt bộ máy cai trị, âm mưu đồng hóa nước ta: Nhà
Minh cấm nam nữ khơng được cắt tóc. Phụ nữ mặc áo dài, váy dài, đổi theo
9


phong tục phương Bắc” (Toàn thư). Tuy nhiên, nhân dân ta không khuất phục,
chống trả quyết liệt bảo vệ văn hóa dân tộc.
2.3. Thời Hậu Lê (Lê sơ) – Mạc – Lê Trung Hưng
2.3.1. Thời Lê sơ

Ghi chép cụ thể về trang phục dân gian thời kỳ này không rõ, chỉ biết
khi lao động, đàn bà thường mặc yếm cổ xây (yếm có một góc kht hình trịn
làm cổ yếm), cánh tay để trần, mặc váy ngắn, thắt lưng thả múi phía trước;
trang phục đàn ơng khơng có gì đặc biệt, khi lao động thường cởi trần, đóng
khố.
2.3.2. Thời Mạc
Với sự cai trị của các ông “vua quỷ” Lê Uy Mục và “vua lợn” Lê
Tương Dực, nhà Lê sơ sụp đổ sau 100 năm trị vì. Tháng 6 năm 1527, quyền
thần Mạc Đăng Dung phế truất vị vua cuối cùng của triều Lê sơ, tự xưng
hoàng đế.
Tuy nhiên, tư liệu thời Mạc có ghi chép về trang phục khơng nhiều, đặc
biệt là trang phục dân gian, dựa theo các pho tượng, chỉ có thể phỏng dựng lại
trang phục của triều đình thời Mạc.
2.3.3 Thời Lê Trung Hưng
Ngồi các tài liệu ghi chép về trang phục triều đình, trang phục dân
gian cũng được ghi chép lại dù không nhiều nhưng vẫn thể hiện được trang
phục dân gian thời kỳ này. Dạng trang phục được sử dụng rộng rãi trong dân
gian thời này chính là áo giao lĩnh – tràng vạt.
Vào năm 1681, Jean Baptiste Tavernier mô tả cách ăn mặc của người
Việt trang trọng và đơn giản: “Đó là một cái áo dài đến gót chân, gần giống áo
dài của Nhật Bản, đàn ông và đàn bà ăn mặc giống nhau không phân biệt. Áo
dài họ mặc được thắt ở khoảng giữa thân bằng một cái thắt lưng lụa, đeo đồ
vàng, bạc đánh rất đẹp.” Loại áo này chính là áo giao lĩnh.
10


Năm 1776, Lê Quý Đôn ở chức Hiệp trấn tham tán quân cơ tại Thuận
Hóa nhắc nhở: “[…]Thường phục đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng, ngắn tay,
cửa ống tay rộng, hẹp tùy tiện. Hai bên nách áo trở xuống phải khâu liền cho
kín, khơng được để hở hang. Đàn ơng muốn mặc áo cổ trịn và hẹp tay cho

tiện làm việc cũng được. […]”

Một số áo giao lĩnh thời Lê Trung Hưng được khai quật tại vườn đào Nhật Tân
(Ảnh: GS. TS. Nguyễn Lân Cường)
Trịnh Hoài Đức cũng cho biết, trước khi diễn ra cuộc cải cách y phục
Đàng Trong năm 1744, người Việt tại thành Gia Định vẫn tuân theo tập tục cũ
của Giao Chỉ: “[…] nam nữ đều dùng áo trực lĩnh ngắn tay, áo may khép lại
hai bên nách, khơng có quần, đàn ơng dùng một khổ vải quấn quanh eo, đến
dưới mơng thì bó lại thắt vào vùng rốn, gọi là cái khố, đàn bà có loại váy qy
khơng gấp nếp […]”.
Qua lời ghi nhận của cả Trịnh Hồi Đức và Lê Q Đơn, có thể thấy loại
áo giao lĩnh sử dụng rộng rãi đương thời không chiết eo và cũng không xẻ vạt
quá cao như loại áo dài kiểu Khách, tiền thân của dạng áo dài năm thân. Mặt
khác, nam giới thường dân người Việt thường chỉ đóng khố, mặc trùm áo giao
lĩnh ra bên ngoài.

11


Hiện vật áo giao lĩnh liệm cùng thi hài quan Đại Tư Đồ Nguyễn Bá Khanh
(thế kỷ XVIII), phát hiện tại xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
(Nguồn: Phim tài liệu “Trang phục Việt” của đì VTV)
Ngồi kiểu áo giao lĩnh, cổ trịn thì các dạng áo tứ thân, váy đụp, yếm
và khố đều là những kiểu trang phục truyền thống, cố cựu đã hiện diện từ thời
Lý – Trần và tiếp tục được kế thừa vào thời Lê – Nguyễn.
Jerome Richard miêu tả người Việt Đàng Ngoài năm 1778: “Những
người phụ nữ nói chung ăn mặc khá khiêm nhã. Họ mặc một chiếc váy dài và
12



một hoặc nhiều áo cùng kiểu như của nam giới nhưng chúng ngắn hơn. Họ
buộc quanh ngực một chiếc yếm là một mảnh vải hoặc một mảnh lụa có hình
trái tim, dùng để làm đẹp cho họ […] Quần áo của dân Đàng Ngồi đa dạng
về màu sắc. Thơng thường nhất là màu trắng. Có nghĩa là màu sắc tự nhiên
của lụa hoặc của vải.” Thanh triều văn hiến thông khảo cũng có ghi nhận
tương tự: “[…] Quần áo hoặc làm bằng vải hoặc làm bằng lụa, phần lớn dùng
sắc trắng. Đàn ơng dùng vải thắt lưng, sau đó luồn xuống dưới mơng trở ra
phía trước thắt bọc lại. Đàn bà dùng vải lụa che ngực.”

Phục dựng áo Viên lĩnh của nam giới Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII
(Nguồn: daivietcophong.wordpress.com)
Về sau, cuộc cải cách y phục Đàng Trong năm 1744 đánh dấu sự ra đời
và quá trình phổ cập của áo dài năm thân.
2.4. Thời Tây Sơn
Sau cải cách y phục của chúa Nguyễn Phúc Khốt, quần chân áo chít
dần trở thành dạng trang phục truyền thống của toàn Đàng Trong, bất kể là
13


vùng đất của dòng dõi chúa Nguyễn hay vùng đất của anh em Tây Sơn.
Chapman mô tả trang phục dân gian Đàng Trong dưới sự cai trị của Nguyễn
Nhạc năm 1778 cho biết, đàn ông và phụ nữ Nam Hà đều mặc cùng một loại
áo cổ nhỏ cài cúc bắt chéo trên ngực.
John Barrow miêu tả trang phục vùng Gia Định và Nam bộ năm 1792
cho biết: “Y phục của người dân Nam Hà không chỉ đã trải qua một cuộc biến
cách mà còn được rút bớt đi rất nhiều […] Quần áo của giới nữ khơng có gì là
hấp dẫn. Nhìn chung một chiếc áo vải bơng dài lụng thụng, màu nâu hoặc
xanh, buông rủ xuống tận giữa bắp đùi, một chiếc quần đen bằng vải thô dày,
may rất rộng, là y phục thông thường của họ. […] Y phục của người đàn ơng
ít phân biệt với y phục nữ giới, nếu có là một chiếc áo khốc và đôi ống quần

dài.”
2.5. Thời Nguyễn
Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, triều đại
lưu lại nhiều ấn tượng mặc định và những ảnh hưởng lâu dài trong quan niệm
của người Việt hiện đại về phong tục tập qn của ơng cha, trong đó có quan
niệm về trang phục. Triều Nguyễn là triều đại phong kiến gần nhất hiện nay
nên tư liệu và hiện vật, ghi chép còn rất nhiều, bên cạnh các ghi chép về trang
phục triều đình như trang phục hồng đế, hậu phi, bá quan, binh lính, thì trang
phục dân gian cũng được ghi chép, miêu tả chi tiết, tỉ mỉ.
Loại trang phục phổ biến nhất trong dân gian Việt Nam thời Nguyễn
hiển nhiên là bộ quần chân áo chít. Song theo ghi nhận của Thái Đình Lan thì
vào năm 1835 thời vua Minh Mạng, nam giới người Việt ở Trung, Nam kỳ
thường mặc áo chít màu đen cài khuy hẹp tay kết hợp với quần nhiễu đỏ,
“(họ) đều dùng lụa đen vấn đầu, mặc áo đen ống tay hẹp, quần may bằng lĩnh
đỏ, đi chân đất.” Riêng loại quần chân áo chít của nữ giới, theo Phan Kế Bính,
trong khoảng những năm 1910-1915, quần thì phần nhiều mặc quần sồi, quần
lĩnh thâm, đơi khi cũng có người mặc quần nhiễu đỏ.
14


Đối với tầng lớp dân nghèo, sử gia Trần Trọng Kim cho biết: “Cách ăn
mặc thì chỉ có đồ vải đồ nâu, người nghèo khổ chỉ có manh áo cánh và thường
thì đóng cái khố, có đi đâu mới mặc cái quần vải dài đến đầu gối”.
Dưới triều Nguyễn, nhân dân lao động, đặc biệt là đàn bà thường mặc
áo cánh ngắn, cổ tròn, viền nhỏ, tà mở, đa số không cài cúc trước ngực. Bên
trong là tấm yếm màu vàng tơ tằm hay bằng vải màu hoa hiên hoặc nâu non,
thông thường đàn bà mặc hai loại yếm: yếm cổ xây (một góc kht hình trịn
làm cổ yếm), yếm cổ xẻ/yếm con nhạn (một góc kht hình chữ V làm cổ
yếm); thường cổ yếm xẻ nơng nhưng cũng có loại xẻ sâu xuống phía dưới.
Váy (có nơi ở Bắc Trung Bộ gọi là mấm) thường mặc ngắn đến ống chân, khi

làm ruộng thìxắn váy cao lên trên đầu gối rồi buộc túm gấu váy trước và sau
vào nhau. Họ thường quấn thắt lưng bằng vải màu một hoặc hai vịng ngồi
cạp váy, hoặc dùng hai thắt lưng khác màu nhau để quấn. Khi làm việc, đầu
thắt lưng giắt gọn lên cạp váy cho đỡ vướng. Mùa rét, phụ nữ nông thôn
thường mặc thêm tấm áo cánh hoặc mặc một kiểu áo cộc tay bằng vải thô,
buộc một sợi dây quanh bụng cho gọn gàng.
Từ năm 1827 cho đến năm thứ 1837, vua Minh Mạng đã 4 lần ra chỉ dụ
bắt nhân dân miền Bắc phải thay đổi trang phục theo kiểu của nhân dân từ
Quảng Bình trở vào Nam, với lý do: “Nhà nước ta, cõi đất hợp làm một, văn
hóa cùng nhau” nên phải thống nhất ăn mặc. Theo đó, chỉ dụ cấm đàn bà mặc
váy (quần khơng đáy), lệnh cho phụ nữ Bắc Kỳ ra đường phải mặc quần hai
ống như phụ nữ Nam Kỳ. Tuy vậy, phụ nữ Bắc Kỳ vẫn mặc áo tứ thân, váy
đụp, vẫn sử dụng các loại thắt lưng lớn nhỏ, thắt lại ở trước bụng, thoát khỏi
những cấm lệnh khắt khe dưới triều vua Minh Mạng. Đối phó lại lệnh vua,
nhân dân miền Bắc bấy giờ truyền nhau ca dao châm biếm:
“Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần khơng đáy người ta hãi hùng
Khơng đi thì chợ khơng đơng
15


Đi thì phải lột quần chồng sao đang!
Có quần ra quán bán hàng
Không quần ra đứng đầu làng trông quan.”
Từ cuối thế kỷ XIX, sau những phong trào cải lương nêu cao tinh thần
đoạn tuyệt lạc hậu, hướng tới văn minh, khơng ít người Việt, đặc biệt là giới
trí thức Tây học đã dần đổi sang mặc trang phục châu Âu. Trang phục của nữ
giới lúc này cũng trải qua những đợt biến cách về kiểu dáng nhằm lược bớt sự
lụng thụng của loại áo truyền thống trước đây. Những cải cách kiểu dáng áo
dài nữ tiêu biểu phải kể đến áo dài Le Mur của họa sĩ Cát Tường năm 1930 và

áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ năm 1934.

Áo dài Le Mur
(Nguồn: aodaicosau.com)

16


Áo dài Lẻ Phổ
(Nguồn: aodaicosau.com)

17


CHƯƠNG 3
TRANG PHỤC HIỆN ĐẠI
Trái ngược với văn hóa trang phục của người Việt khi tiếp xúc với văn
hóa Trung Quốc dù có bị ảnh hưởng những cũng chỉ thay đổi một vài đặc
điểm, văn hóa trang phục của người Việt khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây
lại khơng chỉ thay đổi mà là thay đổi một cách rất mạnh mẽ, thay đổi rất
nhiều. Thời gian trôi qua, trang phục truyền thống như áo giao lĩnh, tứ thân,
ngũ thân khơng cịn được sử dụng rộng rãi do khơng cịn phù hợp với xã hội
biến chuyển, thời thế thay đổi, những trang phục đó khơng cịn phù hợp với
xã hội hiện đại ngày nay.
Theo đó, sự thay đổi trang phục ở nữ giới là rõ nét nhất. Từ áo tứ thân,
ngũ thân, trang phục hiện đại ngày nay của nữ giới cũng không kém phần đa
dạng: áo phông, áo sơ mi, áo liền váy, áo liền quần, quần/váy ngắn, dài, v.v…
đa dạng không chỉ về màu sắc, kiểu dáng mà còn đa dạng cả về mẫu mã, về
“mốt” thời trang. Bên cạnh đó, cả trang phục của nam giới cũng thay đổi đáng
kể, giờ trang phục của họ là những bộ vest, comple, hay là những bộ quần áo

cũng vô cùng đa dạng, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, khơng chỉ
phù hợp với từng hồn cảnh mà cịn thể hiện rõ khí chất nam giới của họ. Để
phục vụ nhu cầu ăn mặc, một ngành nghề cũng phát triển theo: thiết kế thời
trang. Mối liên hệ giữa ngành thiết kế thời trang và trang phục là vô cùng mật
thiết, trang phục càng phát triển thì thiết kế thời trang càng phát triển và
ngược lại.
Trang phục hiện đại thay thế gần như hoàn toàn trang phục ngày xưa
của người Việt, hình ảnh trang phục truyền thống duy nhất được lưu giữ đến
ngày nay chính là chiếc áo dài của phụ nữ. Mặc dù nét truyền thống chỉ còn
giữ lại được một nửa, nhưng bằng sự thông minh, sáng tạo và tinh tế của
người Việt khi lưu giữ và truyền lại hình ảnh chiếc áo dài truyền thống, áo dài
hiện nay đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho văn hóa trang phục của Việt
18


Nam, là niềm tự hào của người dân đất Việt, đồng thời cịn là phương tiện để
quảng bá hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, khơng phải
văn hóa trang phục truyền thống của Việt Nam đã “chết”, mà chỉ là khơng cịn
hợp với thời đại, trang phục truyền thống giờ vẫn xuất hiện, chỉ là chỉ xuất
hiện ở những lễ hội hoặc trong các dịp lễ sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc
thù như hát quan họ ở Bắc Ninh, v.v… Và khơng chỉ hình ảnh về những chiếc
áo giao lĩnh, viên lĩnh, tứ thân, ngũ thân mới là hình ảnh về văn hóa trang
phục truyền thống của người Việt, cịn có bao nhiêu những bộ trang phục dân
tộc truyền thống từ hơn 50 dân tộc anh em trên mọi miền đất nước, mỗi dân
tộc lại có nét văn hóa trang phục đặc trưng. Vì vậy mà đến nay, áo dài vẫn
chưa có được sự công nhận như là quốc phục của Việt Nam, một phần do
thiếu pháp lý, phần do còn nhiều tranh cãi xung quanh hai chữ “quốc phục”,
vì áo dài mới chỉ đại diện cho nữ giới, cịn nam giới thì chưa hề có tiêu chí
hay hình ảnh trang phục truyền thống cụ thể.


19


KẾT THÚC
Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, văn hóa trang phục Việt Nam cũng
theo bề dày lịch sử đó mà phát triển qua từng thời kỳ với đặc trưng vơ cùng
đa dạng, phong phú. Trang phục chính là thước đo văn minh của một nền văn
hóa Á Đơng như Việt Nam, bởi không chỉ là “nhận diện” của đất nước mà
trang phục còn đại diện cho tư tưởng, thẩm mỹ và cả nền tảng kỹ nghệ của
một quốc gia.
Mặc dù trang phục truyền thống hiện nay xuất hiện rất ít trong đời
sống, nhưng rất nhiều người Việt hiện nay có đam mê với trang phục truyền
thống của nước nhà, đã và đang triển khai các dự án phỏng dựng, phục dựng
cổ phục của người Việt xưa. Đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay rất có hứng thú
tìm hiểu trang phục truyền thống, tìm cách đưa sự sáng tạo của bản thân vào
thiết kế trang phục truyền thống xưa, nhằm làm sống dậy một phần nét văn
hóa trang phục truyền thống, cũng như quảng bá về đặc trưng văn hóa trang
phục của người Việt và tạo sự thu hút không chỉ với mọi người trong nước mà
cả bạn bè quốc tế, để tất cả mọi người đều có thể biết tới văn hóa trang phục
của Việt Nam – một nét văn hóa vơ cùng đa dạng, phong phú nhưng cũng
không kém phần đặc sắc, độc đáo.

20


Áo Nhật Bình triều Nguyễn
(Nguồn: Ỷ Vân các)

21



Áo Tấc
(Nguồn: V’style – Việt Cổ Phục Cách Tân)

22


DANH MỤC THAM KHẢO
1. Đồn Thị Tình, Trang phục Việt Nam, Nxb. Mỹ thuật, 2006
2. Trần Quang Đức, Ngàn năm áo mũ, Cơng ty Văn hóa và Truyền
thơng Nhã Nam, 2013
3. Vietnam Centre, Dệt nên triều đại, Nxb. Dân Trí, 2020
4. Nguyễn Thị Hồng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, 2016
5. Trang web của nhóm Đại Việt Cổ Phong về phần trang phục
/>
23



×