Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TL CNXHKH lý luận về hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.64 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................... 3
PHẦN 1. Hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.............................................3
1.1. Khái niệm hình thái kinh tế................................................................................3
1.2. Cấu trúc của hình thái kinh tế.............................................................................3
1.2.2. Quan hệ sản xuất.............................................................................................3
1.4. Phân kì hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa...........................................7
1.5. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa...........7
PHẦN 2. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.........................................8
2.1. Khái niệm chủ nghĩa xã hội................................................................................8
2.2. Điều kiện ra đời của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam............................................8
2.3. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay........................9
2.4. Nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay..............................10
KẾT LUẬN............................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................13


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tìm hiểu Lý luận về hình thái kinh tế Xã hội cộng sản chủ nghĩa và con
đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giúp sinh viên hiểu được tính qui
luật, tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa cộng sản và tính tất yếu của việc lựa
chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tìm hiểu Lý luận về hình thái kinh tế Xã hội cộng sản chủ nghĩa và con
đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giúp sinh viên hiểu được lí do của
sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng và nhiều
quốc gia trên thế giới.
Nhận thức khoa học về hình thái kinh tế Chủ nghĩa cộng sản và con
đường đi lên Chủ nghĩa xã hội giúp cho mỗi sinh viên tin tưởng hơn vào sự
lựa chọn của Đảng và nhà nước Việt Nam.


Công dân Việt Nam, là sinh viên Việt Nam – công dân Việt Nam – thế
hệ những người được sinh ra và lớn lên trong hồ bình, ổn định, hội nhập và
tồn cầu hố, chúng em được hưởng những ưu đãi từ tiến bộ xã hội.Việc tìm
hiểu và lí giải về những “đặc ân” đó là trách nhiệm của mỗi người trẻ. Đề tài
này đã phần nào giúp chúng em có được câu trả lời khoa học. Đó là lí do em
chọn nghiên cứu đề tài này
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ nhiệm vụ, con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tiểu luận đề ra 2 nhiệm vụ nghiên cứu sau
+ Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
+ Đề ra phương hướng và nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay
1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và con
đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam trong bối cảnh đất nước đi lên xã hội
chủ nghĩa
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề hình
thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa cộng sản
ở Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật với các phương pháp như: thống nhất lơgic và lịch sử, phân tích, tổng
hợp, khái qt hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Cho mọi người hiểu, nhận thức rõ ràng và hiểu nhiều hơn về hình thái
kinh tế xã hội xã hội cộng sản chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam
Bên cạnh đó cịn cho nhiều người hiểu được ý nghĩa của hình thái kinh
tế xã hội xã hội cộng sản chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam

2


NỘI DUNG
PHẦN 1
Hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa
1.1. Khái niệm hình thái kinh tế
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch
sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan
hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định
của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây
dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Nó chính là các xã hội cụ thể được tạo
thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống xã hội và tồn
tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định
Trên cơ sở khái niệm chung về hình thái kinh tế – xã hội, chúng ta có
khái niệm cụ thể hơn về hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế
độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu cơng cộng
về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo
thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư
bản; có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ
xã hội hố ngày càng cao.
1.2. Cấu trúc của hình thái kinh tế
Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế bao gồm: lực lượng sản xuất;

quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng và các yếu tố khác
1.2.1. Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái
kinh tế xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau thì có lực lượng sản xuất
khác nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành,
phát triển và thay thế của hình thái kinh tế - xã hội.
1.2.2. Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết đinh mọi
quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản
3


xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân
biệt các chế độ xã hội.
Karl marx đã cho rằng: “Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất cấu thành
cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, cái gọi là xã hội mà lại là một xã
hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc
đáo, riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là những
tổng hợp các quan hệ sản xuất theo loại đó mà mỗi tổng thể ấy đồng thời lại
tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại”
1.2.3. Kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với kiến
trúc hạ tầng, nhưng nó là cơng cụ bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng
đã sinh ra nó
1.2.4. Các yếu tố khác
Hình thái kinh tế-xã hội các hình thái kinh tế - xã hội cịn có quan hệ về
gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Nó cịn bao gồm các lĩnh vực
chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực của hình thái
kinh tế-xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất
với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của

quan hệ sản xuất.
1.3. Các điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế xã hội chủ
nghĩa cộng sản
1.3.1. Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế – xã
hội cộng sản chủ nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển cao
Những lực lượng sản xuất đặc biệt là các nền công nghiệp hiện đại
được dựa trên các thành tựu khoa học – kĩ thuật cao của chủ nghĩa tư bản,
càng phát triển cao thì trình độ xã hội hố cũng càng cao. Sự kiện đó tạo ra
mâu thuẫn ngày càng gay gắt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên
chế dộ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu. Chủ thể tạo ra các thành
quả lực lượng sản xuất đó chủ yếu là giai cấp công nhân và nhân dân lao
4


động, trong đó chủ thể chiếm hữu sản phẩm sản xuất chủ yếu là giai cấp tư
sản thống trị
Trong chủ nghĩa tư bản có hai giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất, đối lập
nhau về lợi ích cơ bản đó là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản thống trị xã
hội. Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau ngày càng rõ rệt, sâu sắc. Các cuộc
đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân (gắn với nhân dân lao động bị áp
bức bóc lột) chống giai cấp tư sản áp bức bóc lột phát triển từ trình độ thấp,
quy mơ nhỏ, tự phát tiến tới trình độ cao hơn, quy mơ lớn hơn và tính tự giác
ngày càng thể hiện rõ hơn. Đến độ chín muồi của sự phát triển, phong trào
cơng nhân hình thành đảng chính trị của mình với hệ tư tưởng và tổ chức tiên
phong để lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại, lật đổ
ách thống trị của giai cấp tư sản. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai
cấp tư sản là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư bản.
Cùng với những thành tựu to lớn về nhiều mặt của chủ nghĩa tư bản

giai cấp tư sản, trong các thế kỷ phát triển của nó cũng đồng thời tạo ra bao
nhiêu tai họa cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cho cả nhân loại
cũng như môi trường thiên nhiên (chế độ áp bức bóc lột, bất cơng, phân hoá
giàu nghèo ngày càng tăng, phân biệt chủng tộc, chiến tranh xâm lược giết hại
hàng trăm triệu người, lối sống phản văn hoá, đạo đức suy đồi, tệ nạn xã hội
phức tạp, tàn phá thiên nhiên, v.v.).
Song những mâu thuẫn, tai hoạ nêu trên không hề giảm đi. Cho đến khi
xuất hiện những tình thế, thời cơ tạo ra những điều kiện cần và đủ thì cách
mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu sẽ xảy ra – cuộc cách mạng do giai cấp công
nhân hiện đại và Đảng lãnh đạo thành cơng.
1.3.2. Những điều kiện có bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa các nước tư bản chủ nghĩa trung bình và các nước
chưa qua chủ nghĩa tư bản
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, đã có một số nước “bỏ qua”một
vài hình thái kinh tế xã hội tiến lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn. Chủ
5


nghĩa Mac – Lenin cho rằng, sự thật đó cũng nằm trong qui luật chung của
lịch sử và trong thời đại hiện nay nó đang tiếp tục diễn ra, Sẽ có những nước
tư bản chủ nghĩa ở trình độ phát triển trung bình và những nước chưa qua chủ
nghĩa tư bản cũng có thể nổ ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành cơng
và bước vào thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhân loại đã chuyển sang “giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản” –
tức chủ nghiax đế quôc đi xâm lược, đô hộ,, áp bức bóc lột và khai thác thuộc
địa, chiến tranh đế quốc chia lại thị trường thế giới …. Gây ra nhiều tai hoạ
cho hàng trăm quốc gia bị áp bức bóc lột – hầu hết là các quốc gia nơn nghiệp
lạc hậu. Do đó xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản và găy gắt của thời đại mới:
1. Mâu thuẫn giai cấp tư sản và giai cấp công nhân
2. Mâu thuẫn chủ nghĩa đế quôc xâm lược với các quốc gia dân tộc bị

xân lược và đô hộ
3. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản – đế quốc với nhau
4. Ở hàng trăm nước cơng nghiệp vẫn cịn mâu thuẫn với địa chủ và
nông dân tư sản và nông dân. Chính ở những nước nơng nghiệp này (khi cơng
nghiệp chưa phát triển, đội ngũ giai cấp công nhân và tư sản chưa hình thành
đáng kể) lại nổi lên mâu thuẫn chủ yếu là: giữa một bên là tư bản – đế quốc
xâm lược gắn với bè lũ tay sai phong kiến, tư sản phản động với một bên là cả
dân tộc gồm nơng dân, cơng nhân, trí thức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo,
phú nông, địa chủ yêu nước, tư sản dân tộc… bị áp bức, bị nô lệ, mất độc lập
tự do.
Có tác động tồn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
của hệ tư tưởng giai cấp công nhân (chủ nghĩa Mác-Lênin), đặc biệt là những
luận điểm về chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị áp bức… làm thức tỉnh
nhiều dân tộc, dấy lên phong trào yêu nước, giành độc lập dân tộc. Từ đó tất
yếu hình thành các đảng chính trị lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm hệ tư tưởng
để lãnh đạo các dân tộc giành lại quyền độc lập, tự do và đi theo con đường
xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh, với tư cách ủy viên quốc tế cộng sản, lãnh tụ
6


của dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều cống hiến về lý luận và thực tiễn trong
vấn đề này, chẳng những có ý nghĩa đối với Việt Nam, mà cịn đối với hàng
trăm nước bị nơ lệ, phụ thuộc chủ nghĩa đế quốc. Trong những cống hiến đó,
có vấn đề khái quát về các nhân tố hình thành đảng Mác-Lênin ở các nước
nông nghiệp, thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
1.4. Phân kì hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa
Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ
nghĩa ra đời và có q trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên
trình độ cao hơn.
 “Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản” (hay “giai đoạn đầu của xã hội

cộng sản”). Sau này Lênin và các đảng cộng sản gọi giai đoạn này là “chủ
nghĩa xã hội” (hay “xã hội xã hội chủ nghĩa”).”Giai đoạn cao hơn của xã hội
cộng sản”. Sau này Lênin và các đảng cộng sản gọi giai đoạn này là “chủ
nghĩa cộng sản” (hay xã hội cộng sản chủ nghĩa).
 “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời
kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia… một thời kỳ quá độ
chính trị…, chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”, và C. Mác gọi thời
kỳ quá độ này bằng hình tượng: “những cơn đau đẻ kéo dài” để cho chủ nghĩa
xã hội lọt lòng từ xã hội cũ mà ra…
1.5. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản
chủ nghĩa
+ Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+ Xã hội chủ nghĩa
+ Giai đoạn cao của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.

7


PHẦN 2
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1. Khái niệm chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội được hiểu theo 4 nghĩa:
1. Là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động
chống lại áp bức, bất công chống các giai cấp thống trị.
2. Là trào lưu tư tưởng, lí luận phản ánh ý tưởng giải phóng nhân dân
lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng.
3. Là một khoa học – chủ nghĩa xã hội khoa học, khoa học về sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân.
4. Là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa.

2.2. Điều kiện ra đời của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã thừa nhận vai trò to lớn
của chủ nghĩa tư bản khi khẳng định: “Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là một
giai đoạn mới trong lịch sử phát triển mới của nhân loại. Nhờ những bước tiến
to lớn của lực lượng sản xuất, biểu hiện tập trung nhất là sự ra đời của cơng
nghiệp cơ khí (cách mạng cơng nghiệp lần thứ hai), chủ nghĩa tư bản đã tạo ra
được bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất. Trong vòng chưa đầy
một thế kỉ, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra được một lực lượng sản xuất nhiều hơn
và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất mà nhân loại tạo ra lúc đó
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền đại cơng nghiệp cơ khí là sự
truoẻng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân,
con đẻ của nền đại cơng nghiệp. Chính sự phát triển về lực lượng sản xuất và
sự trưởng thành của giai cấp công nhân là tiền đề của kinh tế - xã hội dẫn tới
sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự truoẻng thành thực sự của
giai cáp công nhân là tiền đề, điều kiện cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, do khác về bản chất với tất cả các hình
8


thái kinh tế - xã hội trước đó, nên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa không tự nhiên ra đời, trái lại, nó chỉ được hình thành qua cách mạng
vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng giai cấp công nhân – Đảng Cộng sản, thực
hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản.
2.3. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Một là, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước gắn với phát
triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường
Hai là, phát triển kinh tế thị trường định hường xã hội chủ nghĩa
Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây

dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hữu
nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết
toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhân dân, do
dân và vì dân
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó, Đảng yêu cầu
phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lơn: quan
hệ đổi mới, ổn định và phát triển, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị;
giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hố, thực hiện tiến bộ và
cơng bằng xã hội; gữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa,…..
9


2.4. Nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
(1) Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, phát triển kinh tế tri thức,
nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnh vực, xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá
trị toàn cầu
(2) Tiếp tục hoàn thành thể chế, phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỉ luật, kỉ cương, công
khai, minh bạch trong quản lí kinh tế, năng lực quản lí của Nhà nước và năng

lực quản lí doanh nghiệp
(3) Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học,
….
(4) Xây dựng nền văn goá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước và bảo vệ chăc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
(5) Quản lí tốt sự phát triển xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao
phúc lợi xã hội
(6) Khai thác, sử dụng và quản lí hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
mơi trường, chủ động phịng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
(7) Kiê quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an tồn xã hội
(8) Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương tiện hoá,
đa dạng hoá,….. tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
(9) Hoàn thiện, phát huy, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ
của nhân dân, không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết
dân tộc, tăng cường sự đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của Mặt trần Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
10


(10) Tiép tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chue nghĩa, xây
dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh
(11) Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo, tăng cường bản chất giai cấp cơng nhân và tính tiên phong, sức chiến
đấu, phát hy truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng.
(12) Tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn; quan hệ giữa đổi

mới, ổn định và phát triển , giữ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, giữa tuân
theo các qui luật thị trường và bảo đảm định hướng chủ nghĩa xã hội

11


KẾT LUẬN
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng đối với đất nước Việt Nam.
Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng con
người và giải phóng xã hội, tạo điều kiện để con người phát triển tồn diện.
Hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa là một phần của con đường đi lên xã hội
cộng sản chủ nghĩa. Hình thái kinh tế - xã hội cũng có điều kiện ra đời, cũng
có những giai đoạn phát triển và cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội. Bên
cạnh đó, những phương hướng và nhiệm vụ đề ra là một phần không thể thiếu
trên con đường đưa đất nước Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hồng Thiêm, Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa -Giáo

trình chủ nghĩa xã hội khoa học, />2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

/>3. Giáo trình mơn Chủ nghĩa khoa học xã hội, chương 3 từ trang 48 đến trang
66.

13




×