Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

(Luận án tiến sĩ) Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 241 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRẦN THỊ YẾN ANH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI - NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRẦN THỊ YẾN ANH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số

: 9310105


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1. TS. Trần Hồng Quang
2. TS. Nguyễn Quang Vinh

HÀ NỘI - NĂM 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận án là cơng trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các kết quả, số liệu
trong luận án là trung thực, được nghiên cứu từ thực tế và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả Luận án

Trần Thị Yến Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành cơng trình này, tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới TS. Trần
Hồng Quang, TS. Nguyễn Quang Vinh, đã định hướng, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo và các Ban chuyên môn Viện Chiến
lược Phát triển đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập và nghiên cứu tại
Viện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học chuyển đổi tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn UBND tỉnh, thành phố; Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch; các Sở, Ban, Ngành có liên quan; các doanh nghiệp du lịch, cộng
đồng địa phương trên địa bàn vùng đồng bằng sơng Hồng đã nhiệt tình giúp đỡ và
cung cấp thông tin, tư liệu cũng như đóng góp ý kiến cho việc nghiên cứu và hồn
thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du
lịch, Tạp chí Du lịch,… đã cung cấp số liệu, đăng bài để phục vụ mục đích nghiên
cứu của cơng trình này.
Tơi xin chân thành cảm ơn đơn vị công tác - Khoa Du lịch học, Ban Giám
hiệu và các Phòng ban của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình tơi tham gia
học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình; các thầy, cô
giáo; bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên… đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện luận án.
Tơi xin cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và q báu đó.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………… vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ..........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................xi

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................5
5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................5
6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................6
7. Kết cấu của luận án .................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG ............................................................................................................7
1.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch ....................................................................7
1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch trên thế giới và ở Việt Nam....................7
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch ở vùng đồng bằng sông Hồng ..............10
1.2. Các nghiên cứu về liên kết vùng trong phát triển du lịch ..................................11
1.2.1. Các nghiên cứu về liên kết vùng trong phát triển du lịch trên thế giới và ở
Việt Nam ...................................................................................................................11
1.2.2. Các nghiên cứu về liên kết vùng trong phát triển du lịch ở vùng đồng bằng
sông Hồng .................................................................................................................14
1.3. Các nghiên cứu về phát triển du lịch nông thôn ................................................15
1.3.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam 15
1.3.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng ..25


iv

Tiểu kết chương 1......................................................................................................27
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH NÔNG THÔN ...............................................................................................28
2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................28

2.1.1. Du lịch nông thôn ............................................................................................28
2.1.2. Phát triển du lịch nông thôn ............................................................................44
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................58
2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia và trong nước đối với việc phát triển du
lịch nông thôn ............................................................................................................58
2.2.2. Bài học vận dụng cho phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng...66
Tiểu kết chương 2......................................................................................................67
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG
ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG .................................................................................68
3.1. Tiềm năng phát triển du lịch nơng thôn vùng đồng bằng sông Hồng ................68
3.1.1. Khái quát về nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ......................................68
3.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên khu vực nông thôn đồng bằng sơng Hồng .........69
3.1.3. Tài ngun du lịch văn hóa khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng ..........74
3.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông
thôn đồng bằng sông Hồng .......................................................................................78
3.1.5. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng................................................................................................82
3.2. Thị trường khách du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng .....................83
3.2.1. Quy mô và nguồn khách thị trường khách du lịch nông thôn .........................83
3.2.2. Cơ cấu thị trường khách du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng ................85
3.2.3. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch nông thôn ...........................................91
3.3. Thực trạng cung du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng .......................94
3.3.1. Sản phẩm du lịch nông thôn ............................................................................94
3.3.2. Cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn .............................................................100
3.3.3. Đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn .................102


v

3.3.4. Hoạt động và kết quả kinh doanh của du lịch nơng thơn ..............................105

3.3.5. Các chính sách có liên quan đến phát triển du lịch nông thôn ......................110
3.3.6. Đầu tư cho phát triển du lịch nơng thơn ........................................................112
3.3.7. Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch nông thôn vùng đồng
bằng sông Hồng .......................................................................................................113
3.4. Thách thức, cơ hội, hạn chế và thành công của du lịch nông thôn vùng đồng
bằng sông Hồng .......................................................................................................120
3.4.1. Thách thức của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ....................120
3.4.2. Cơ hội của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ...........................121
3.4.3. Hạn chế của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ........................123
3.4.4. Thành công của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ...................124
3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................125
3.5.1. Thị trường du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ...........................125
3.5.2. Các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng..........126
3.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch nông thôn vùng đồng
bằng sông Hồng .......................................................................................................127
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................129
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ......................130
4.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................130
4.1.1. Quan điểm phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................130
4.1.2. Định hướng chung phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sơng Hồng
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ..................................................................132
4.2. Giải pháp phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sơng Hồng đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................135
4.2.1. Rà sốt, hồn thiện chính sách, cơ chế về phát triển du lịch nông thôn .......135


vi


4.2.2. Tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn và phát triển
du lịch nông thôn .....................................................................................................141
4.2.3. Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn theo mơ hình OCOP để phát huy lợi
thế và khả năng phát triển du lịch gắn với thế mạnh của từng địa phương và khu vực
trong vùng ...............................................................................................................142
4.2.4. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch nông thôn .........................................142
4.2.5. Bảo tồn các giá trị về tài nguyên du lịch nông thôn ......................................146
4.2.6. Tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nông thôn ..147
4.2.7. Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng và giữa vùng đồng bằng
sông Hồng với các vùng trong cả nước ...................................................................148
4.2.8. Ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông
thôn vùng đồng bằng sông Hồng ............................................................................150
4.2.9. Xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng...151
Tiểu kết chương 4....................................................................................................153
KẾT LUẬN ............................................................................................................154
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN
QUAN CỦA TÁC GIẢ .........................................................................................156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................158
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ
CFA
DLNT
ĐBSH
ĐBSH&DHĐB

EFA

GDP
KT - XH
KTS
MICE

NN & PTNT
Nxb
OCOP
OECD
PTDLNT
PGS
TNDL
TS
UBND
UNESCO

UNWTO
USD

Diễn giải tiếng Việt
Phân tích nhân tố khẳng định
Du lịch nông thôn
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng và Duyên
hải Đông Bắc
phương pháp đánh giá hai loại giá
trị quan trọng trong thang đo, là giá
trị hội tụ và giá trị phân biệt.

tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản
phẩm quốc nội
Kinh tế - Xã hội
Kiến trúc sư
loại hình du lịch kết hợp hội nghị,
hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện,
du lịch khen thưởng của các công
ty cho nhân viên, đối tác
Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
Nhà xuất bản
Mỗi xã, phường một sản phẩm
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế
Phát triển du lịch nơng thơn
Phó giáo sư
Tài ngun du lịch
Tiến sĩ
Ủy ban Nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên Hiệp Quốc
Tổ chức Du lịch Thế giới
Đơ la Mỹ

Diễn giải tiếng Anh
Confirmatory Factor Analysis

Exploratory Factor Analysis

Gross Domestic Product


Meeting Incentive Conference
Event

One commune, one product
Organization for Economic
Cooperation and Development

United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organization
World Tourism Organization
United States dollar


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đánh giá của du khách về không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật của du
lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng .......................................................................96
Bảng 3.2. Đánh giá của du khách về nhân lực phục vụ du lịch nông thôn đồng bằng
sông Hồng .................................................................................................................97
Bảng 3.3. Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ của du lịch nông thôn đồng
bằng sông Hồng .........................................................................................................98
Bảng 3.4. Cơ cấu diện tích của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn ...............101
Bảng 3.5. Cơ cấu tổng mức đầu tư cho một cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn ..102
Bảng 3.6. Số lượng lao động của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn ............103
Bảng 3.7. Cơ cấu độ tuổi của lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn ...104
Bảng 3.8. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn
(chia theo kỹ năng, nghiệp vụ) ................................................................................104

Bảng 3.9. Hình thức đào tạo của các lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở kinh
doanh du lịch nông thôn ..........................................................................................105
Bảng 3.10. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo công suất kinh
doanh .......................................................................................................................107
Bảng 3.11. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo tổng số khách đến
trong 01 năm ...........................................................................................................107
Bảng 3.12. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo tổng nguồn thu trên
01 khách ..................................................................................................................108
Bảng 3.13. Cơ cấu chi phí của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn ................109
Bảng 3.14. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo tỷ lệ lợi nhuận/
doanh thu .................................................................................................................110
Bảng 3.15. Đánh giá về Khả năng tiếp cận đối với các điểm du lịch nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng..............................................................................................113
Bảng 3.16. Đánh giá về nguồn lực kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng
sông Hồng ...............................................................................................................115


ix

Bảng 3.17. Đánh giá về môi trường kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng
sông Hồng ...............................................................................................................117
Bảng 3.18. Đánh giá về khả năng quản trị hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn
vùng đồng bằng sông Hồng.....................................................................................119
Bảng 3.19. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và mức độ, xu hướng phát triển
của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng .................................................127


x

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch đến vùng đồng bằng sông
Hồng giai đoạn 2015 - 2019 ......................................................................................84
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nguồn khách du lịch nông thôn ................................................85
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu giới tính khách du lịch nơng thơn.............................................86
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu độ tuổi của khách du lịch nông thôn ........................................86
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch nông thôn ...............................87
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu phương tiện và thời gian di chuyển của khách du lịch nông thôn ...87
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu quy mô và người đi cùng của khách du lịch nông thôn ...........88
Biểu đồ 3.8. Mục đích chuyến đi của khách du lịch nơng thơn ................................89
Biểu đồ 3.9. Hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch nông thôn ..................90
Biểu đồ 3.10. Tần suất đi du lịch nông thôn của du khách .......................................90
Biểu đồ 3.11. Nguồn thông tin về du lịch nông thôn của du khách ..........................91
Biểu đồ 3.12. Mức độ tham gia dịch vụ của khách du lịch nông thôn .....................92
Biểu đồ 3.13. Thời gian lưu trú của khách du lịch nông thôn...................................92
Biểu đồ 3.14. Đánh giá của khách du lịch nông thôn về mức chi tiêu......................93
Biểu đồ 3.15. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nông thôn ......................................93
Biểu đồ 3.16. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng du lịch nông thôn ............99
Biểu đồ 3.17. Dự định của khách du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng ..........100
Biểu đồ 3.18. Loại hình cơ sở kinh doanh du lịch nơng thơn .................................100
Biểu đồ 3.19. Thời gian kinh doanh du lịch nông thôn...........................................101
Biểu đồ 3.20. Quy mô dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn ..........102
Biểu đồ 3.21. Phân bổ lượng khách theo tháng của du lịch nông thôn ...................105
Biểu đồ 3.22. Tỷ lệ khách cuối tuần và các ngày trong tuần của du lịch nông thôn ......106
Biểu đồ 3.23. Phân bổ số lượng đánh giá về khả năng tiếp cận các khu điểm du lịch
nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ...................................................................114
Biểu đồ 3.24. Phân bổ số lượng đánh giá về nguồn lực kinh doanh du lịch nông thôn
vùng đồng bằng sông Hồng.....................................................................................116
Biểu đồ 3.25. Phân bổ số lượng đánh giá về môi trường kinh doanh du lịch nông
thôn vùng đồng bằng sông Hồng ............................................................................118
Biểu đồ 3.26. Phân bổ số lượng đánh giá về khả năng quản trị hoạt động kinh doanh

du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng .......................................................120


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Định nghĩa về du lịch nơng thơn ...............................................................28
Hình 2.2. Khái niệm về du lịch nơng thơn ................................................................30
Hình 2.3. Mơ hình khái niệm du lịch nơng thơn như một chuỗi liên tục ..................30
Hình 2.4. Hệ thống định nghĩa về du lịch nơng thơn ................................................31
Hình 2.5. Du lịch nơng thơn theo nhận định của Beeton ..........................................33
Hình 2.6. Khái niệm du lịch nơng thơn của UNWTO. .............................................35
Hình 2.7. Phân loại các hoạt động du lịch nơng thơn ...............................................38
Hình 2.8. Các hình thức du lịch nơng thơn ...............................................................39
Hình 2.9. Các hình thức du lịch nơng thơn ...............................................................40
Hình 2.10. Sự tương tác giữa hợp tác xã nông thôn và phát triển du lịch nơng thơn ....49
Hình 2.11. Mơ hình tam giác phát triển du lịch nơng thơn .......................................49
Hình 2.12. Mơ hình nơng thơn tổng hợp kết hợp với chiến lược phù hợp ...............51


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên thế
giới. Trong cả các nước phát triển và các nước đang phát triển thì du lịch thường
được coi là một phương tiện hữu hiệu để nâng cao hoạt động kinh tế khu vực. Ngoài
ra, du lịch phát triển cịn quảng bá hình ảnh điểm đến, bảo tồn các giá trị văn hóa
truyền thống, nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương, giúp khu vực đạt được
nhiều mục tiêu khác. Trong q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa phát triển nhanh
chóng, sự chuyển dịch lao động từ các khu vực nông thôn lên thành thị ngày càng

gia tăng, áp lực của cuộc sống đô thị ngày càng cao, khách du lịch có xu hướng tìm
khơng gian bình yên cho các kỳ nghỉ.
Theo thống kê của thế giới qui mơ thị trường DLNT tồn cầu dự kiến đạt gần
120 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,4%. Trong khi du
lịch truyền thống chỉ tăng trung bình 4%. Xu hướng du lịch xanh đang nhận được
sự chú ý của du khách cũng như các nhà làm du lịch trong những năm gần đây.
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó xác định đến năm
2020 du lịch cơ bản là ngành kinh tế mũi nhọn với tổng thu 35 tỷ USD, đóng góp
10% cho GDP. Trong vịng 10 năm sau đó, du lịch cần thực sự là ngành kinh tế mũi
nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các lĩnh vực khác. Trong chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, du lịch được xác định phát triển thành ngành
kinh tế mũi nhọn, góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa,
xã hội của đất nước. Bên cạnh các dòng sản phẩm ưu thế, chiến lược như du lịch
biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, việc phát triển loại hình du lịch nơng
thơn được coi là một định hướng phát triển quan trọng. Phát triển nông nghiệp,
nông thôn và nâng cao chất lượng đời sống người dân nông thôn luôn là quan tâm
hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam [19].
Du lịch nông thơn (DLNT) là loại hình khai thác các giá trị vùng nông thôn
như một nguồn tài nguyên du lịch quý giá trong việc thu hút các thị trường khách du
lịch. DLNT khơng chỉ là loại hình du lịch mới, tạo sự khác biệt mà cịn đóng góp to
lớn về mặt kinh tế, văn hóa- xã hội và bảo vệ mơi trường hay nói cách khác là một


2
hướng phát triển bền vững.
Nhiều cuộc khảo sát ở phạm vi toàn cầu đã chỉ ra rằng những hoạt động phi
nông nghiệp đang tạo ra từ 30% - 45% thu nhập của các hộ nông dân. Ở các nước
phát triển, DLNT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập phi nông nghiệp. Do
không gian nông thôn ngày càng bị thu hẹp, DLNT ở các nước này có xu hướng

phát triển theo chiều sâu, với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Trong khi đó, tại
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, DLNT mới bắt đầu được khai thác,
chủ yếu phát triển theo chiều rộng và được xem như một cơng cụ chống đói nghèo,
đa dạng hóa thu nhập cho cư dân nơng thơn.
Việt Nam là nước nông nghiệp với khoảng 64,08% dân cư sống ở nông thôn,
gần 40% lao động cả nước thuộc lĩnh vực kinh tế nông nghiệp [23], ngành nông
nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu kinh tế. Hiện nay, trong tổng thu nhập của
người dân nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu
nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%, trong đó du
lịch, dịch vụ nơng thơn chiếm khoảng 40% tổng thu nhập của cư dân nông thôn [1].
Khu vực nông thôn ở Việt Nam chiếm trên 92% diện tích của cả nước, được phân
bố theo 7 vùng du lịch phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh
tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế, trong đó có các địa
bàn du lịch trọng điểm với nhiều điểm du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ thống
làng nghề đa dạng… tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Mỗi
vùng đều có những giá trị đặc thù, độc đáo về tập tục sinh hoạt, phong tục tập quán,
canh tác nông nghiệp, bản sắc văn hóa, kiến trúc nhà ở, làng nghề truyền thống, giá
trị ẩm thực…, đã tạo nên bức tranh văn hóa nông nghiệp nông thôn đa màu sắc của
cả nước và là những giá trị đặc biệt cho phát triển du lịch nông thôn (PTDLNT) đặc
thù của mỗi vùng miền.
Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải
Phịng và các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc
Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc. Vùng ĐBSH với địa hình chủ yếu là đồng bằng châu
thổ sông Hồng gắn liền với một phần trung du đồi núi và phần ven biển và hải đảo,
có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú; đặc biệt là nơi có lịch sử lâu đời,
nơi đây là cái nơi của nền văn minh lúa nước, văn hóa làng xã Bắc Bộ với “Cây đa,


3
bến nước, sân đình”, với nơng nghiệp nơng thơn, các làng cổ, các làng nông nghiệp,

các làng nghề thủ công truyền thống, với không gian làng xã sinh động và cảnh
quan đồng q đẹp trữ tình có tiềm năng trở thành điểm du lịch nông thôn hấp dẫn
du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, so với tiềm năng lợi thế của vùng thì loại hình DLNT ở vùng
chưa phát triển, cịn thiếu định hướng tổng thể cho tồn vùng và cho mỗi địa
phương có chăng chỉ là tự phát, nhỏ lẻ, trùng lặp, chưa phát huy được giá trị cốt lõi
của bản sắc văn hóa truyền thống, sự tinh tế, dấu ấn đặc trưng vùng, miền trong các
sản phẩm đặc thù của vùng DLNT gắn với nền Văn minh Lúa nước Sơng Hồng,
chưa thu hút được các dịng khách trong và ngoài nước, chi tiêu cho hoạt động du
lịch chưa cao....
Lý luận về phát triển du lịch, phát triển du lịch gắn với liên kết trong vùng,
DLNT đã xuất hiện trong các tài liệu của Việt Nam và trên thế giới. Lý luận này
cung cấp cũng như làm dày dặn thêm hệ thống lý thuyết cho ngành Du lịch và tạo
nền tảng cho những thực tiễn của vấn đề này. PTDLNT ở ĐBSH rất cần có những
nghiên cứu khoa học làm căn cứ. Tuy nhiên, qua tổng quan nghiên cứu hiện nay
chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về PTDLNT vùng ĐBSH.
Trước thực tế đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch nông
thôn vùng đồng bằng sông Hồng” làm luận án tiến sĩ là một hướng đi phù hợp và
mang tính thực tiễn cao, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
cũng như góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích các tiềm năng và thực trạng của DLNT, đề xuất các
quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự PTDLNT vùng ĐBSH.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Từ mục tiêu nghiên cứu, luận án thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa chọn lọc các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch,
DLNT, PTDLNT, tính liên kết vùng trong PTDLNT;
- Khảo sát, phân tích các tiềm năng PTDLNT vùng ĐBSH;



4
- Phân tích thực trạng PTDLNT vùng ĐBSH
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và thành công đối với việc
PTDLNT vùng ĐBSH
- Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm PTDLNT vùng ĐBSH đến năm
2025 tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Là loại hình DLNT trên địa bàn vùng ĐBSH
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hoạt động DLNT vùng ĐBSH
theo cách tiếp cận cả về phía cầu và cung du lịch.
Khách thể nghiên cứu:
- Về phía cầu là thị trường khách DLNT đến vùng ĐBSH.
- Về phía cung du lịch là hoạt động kinh doanh DLNT tại vùng ĐBSH và các
đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn như tài nguyên
du lịch nông thôn, sản phẩm du lịch nông thôn, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực du
lịch v.v…
b. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung giải quyết những nội dung cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển du lịch, liên kết vùng trong phát triển du lịch, DLNT và
PTDLNT; Đánh giá hiện trạng PTDLNT vùng ĐBSH thông qua đánh giá tiềm
năng, hiện trạng cầu và cung và qua các nhân tố tác động đến sự PTDLNT, chỉ ra
điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và thành công của DLNT ĐBSH; Quan điểm, định
hướng và giải pháp PTDLNT vùng ĐBSH.
Về không gian nghiên cứu:
- Vùng ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng là khu vực hạ lưu sông Hồng và sơng
Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đây vùng đất cổ được người Việt lựa chọn quần
cư từ lâu đời với đặc trưng văn hóa lúa nước. Vùng này gồm các 10 tỉnh thành trong

đó 2 thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm thủ đô Hà Nội, thành phố Hải
Phịng và các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc
Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc.
- Luận án tập trung nghiên cứu khu vực nông thôn vùng ĐBSH: Phần lãnh


5
thổ không thuộc nội thành nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi
cấp hành chính cơ sở là Ủy ban Nhân dân xã, cộng đồng chủ yếu là nông dân (Các
xã, làng, thôn/bản).
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2020, các số liệu
thứ cấp sử dụng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019. Số liệu điều tra sơ cấp
được tiến hành trong năm 2020, điều tra bổ sung tháng 3,4/2022. Đề xuất giải pháp
cho các năm tiếp theo.
Do điều kiện dịch bệnh nên lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và
đi DLNT tại ĐBSH giảm sút mạnh, thậm chí nhiều điểm DLNT số lượng khách
quốc tế đến bằng 0. Quy mô các mẫu khảo sát khách du lịch quốc tế khơng đảm bảo
tính đại diện, do vậy luận án chỉ sử dụng kết quả khảo sát được khách du lịch nội
địa trong các phân tích của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đưa ra định hướng và tìm ra giải pháp PTDLNT vùng ĐBSH, tác giả sử
dụng cả phương pháp định tính và định lượng:
Phương pháp định tính: Việc sử dụng phương pháp này được chia làm 2 giai
đoạn: giai đoạn 1 tìm hiểu các dữ liệu thứ cấp, các cơng trình nghiên cứu để đưa ra
các nhân tố PTDLNT vùng ĐBSH, mối quan hệ giữa các nhân tố đó. Từ dữ liệu thứ
cấp xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia để điều chỉnh các nhận định ban
đầu. Giai đoạn 2: sau khi có kết quả điều tra chính thức, tiến hành phỏng vấn sâu
chuyên gia để tham vấn về kết quả điều tra cũng như những kiến nghị, giải pháp cho
đề tài.
Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và từ dữ liệu

của phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách du lịch cũng như các nhà quản lý du
lịch… (chi tiết phụ lục)
5. Những đóng góp mới của luận án
a. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển du lịch, DLNT,
PTDLNT; chỉ ra 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự PTDLNT.
b. Về mặt thực tiễn
Làm rõ được những tiềm năng trong việc PTDLNT của vùng ĐBSH.


6
Phân tích thực trạng hoạt động DLNT của vùng
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến DLNT vùng ĐBSH.
Nêu được định hướng và các nhóm giải pháp PTDLNT vùng ĐBSH đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030
Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH
PTDLNT.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm đầy những khoảng trống về lý thuyết cũng như đáp ứng được tính
cấp thiết của thực tiễn, nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau:
a. Về mặt lý lý thuyết: 1) PTDLNT là gì? PTDLNT bao gồm những nội
dung gì? PTDLNT có đặc thù gì?; 2) Cần làm gì để PTDLNT?; 3) Nhân tố nào tác
động đến PTDLNT?
b. Về mặt thực tiễn: 1) Vùng ĐBSH có tiềm năng, điều kiện để PTDLNT
hay không?; 2) Đâu là thị trường DLNT vùng ĐBSH? Thị trường này có những đặc
điểm gì?; 3) Quy mơ, đặc điểm hiện trạng hoạt động kinh doanh DLNT vùng ĐBSH
thế nào?; 4) Những nhân tố nào tác động đến sự PTDLNT vùng ĐBSH?; 5)
PTDLNT ở vùng ĐBSH hiện nay đang gặp rào cản gì, những khó khăn vướng mắc,
những hạn chế, hướng giải quyết và khắc phục?
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì luận án được kết cấu thành 4
chương như sau: Chương 1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến
phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; Chương 2. Cơ sở lý luận
và thực tiễn về phát triển du lịch nông thôn; Chương 3. Hiện trạng phát triển du lịch
nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; và Chương 4. Quan điểm, định hướng và
giải pháp phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.


7
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch
1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch trên thế giới và ở Việt Nam
Theo các tài liệu cho thấy Du lịch xuất hiện sớm từ trong thời kỳ Ai Cập và
Hy Lạp cổ đại… cùng với sự hình thành và phát triển của du lịch là các tài liệu, các
công trình nghiên cứu liên quan đến sự hình thành và phát triển của du lịch trên thế
giới và Việt Nam.
Cuối thế kỷ 16, Tư bản chủ nghĩa hình thành tạo điều kiện cho du lịch được
phát triển, mở rộng, sách hướng dẫn du lịch “Hướng dẫn về đường sá ở Pháp” năm
1552, “Cuộc du hành ở Pháp” năm 1589, “Travel record literature” (youji
wenxue), “The Voyage of Italy”, cuốn “Sách tra cứu về y học, lý học và lịch sử học
về Libenstain” năm 1610 (Libenstain, Đức là một trung tâm nước khống chữ bệnh
nổi tiếng - minh chứng cho loại hình du lịch chữ bệnh phát triển mạnh trong thời kỳ
này). Từ đó, ngày càng nhiều các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và sâu rộng hơn của các
học giả trên khắp thế giới về phát triển du lịch như L.I.Mukhina (1973) về đánh giá
tổng thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí; N.X.Kandaxkia (1973) về các tài
nguyên giải trí theo lãnh thổ các vùng du lịch; I.I.Piroinik (1985) nghiên cứu về tổ
chức lãnh thổ các vùng du lịch… và gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung nghiên
cứu vào phát triển du lịch tại một điểm đến nhất định hoặc đưa ra những cái nhìn

tổng thể và tồn diện hơn về phát triển du lịch. Trong số những nghiên cứu mới
nhất, có một nhóm cố gắng thiết lập mối liên hệ giữa nghiên cứu phát triển và du
lịch và giải quyết một số vấn đề cơ bản liên quan đến du lịch với tư cách là tác nhân
thúc đẩy phát triển (Sharpley, 2002 [138]; Sharpley & Telfer, 2008 [146]; Smith &
Duffy, 2003 [148] ; Ante Mandić ljko Mrnjavac Lana Kordić, 2018 [46]; Jeetesh
Kumar and Anshul Garg, 2020 [89]). Những nghiên cứu khác bảo vệ và thách thức
khái niệm bền vững du lịch đã trở thành mơ hình phát triển chính trong lĩnh vực này
(Hall & Brown, 2006 [83]; Mowforth & Munt, 2009 [111]; Sharpley, 2009
[139]…). Những cuốn sách này đưa ra các vấn đề đa dạng về phát triển du lịch liên
quan đến nghèo đói, phát triển khu vực, chính sách, chiến lược và các nghiên cứu


8
điển hình về phát triển du lịch từ khắp nơi trên thế giới (Burns & Novelli, 2008
[61]; Kumral & Önder, 2012 [96]; Leslie, 2009 [99]; Liburd & Edwards, 2010
[101]; Sharpley & Telfer, 2002 [145]; Xiao, 2002 [161], 2007 [162]). Mỗi cuốn
sách này đóng góp phần riêng của mình vào cuộc tranh luận về phát triển du lịch,
khám phá các cách tiếp cận và thách thức mới phản ánh bối cảnh kinh tế và xã hội
ngày càng phát triển và phản ánh hiểu biết hiện tại của chúng ta về mối tương quan
giữa du lịch và phát triển. Và từ đó cho đến này có rất nhiều nghiên cứu.
Ở Việt Nam, xoay quanh vấn đề phát triển du lịch có rất nhiều nghiên cứu ở mọi
lĩnh vực như: phát triển du lịch mang tính chất bền vững, phát triển sản phẩm, phát
triển thị trường khách du lịch, phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển các loại hình du lịch, …
Đối với các vùng miền, khu du lịch, điểm du lịch các nghiên cứu nằm trong
các đề tài, luận án…:
Với phát triển du lịch theo địa phương có những nghiên cứu tiêu biểu như:
Tác giả Nguyễn Lan Anh (2014) [14] đã hệ thống hóa phần cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển du lịch và TNDL. Nghiên cứu sự phát triển của du lịch Thái
Nguyên gắn với khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận. Từ đó, đưa ra định hướng

và đề xuất giải pháp cụ thể cho du lịch Thái Nguyên phát triển trong tương lai.
Tác giả Nguyễn Thị Phương Nga (2016) [17]. Đề tài hệ thống cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và vận dụng vào địa bàn tỉnh Hà
Giang; Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá điểm du lịch, tuyến du lịch của tỉnh, xác
định các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập trong du lịch cấp tỉnh; phân tích thực
trạng TNDL tỉnh Hà Giang, đánh giá bước đầu những yếu tố tác động chủ yếu đến sự
phát triển của du lịch Hà Giang; hiện trạng phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2010
- 2014, đưa ra đặc điểm của du lịch Hà Giang trong xu thế hội nhập. Từ đó đưa ra các
định hướng và giải pháp phát triển du lịch Hà Giang trong xu thế hội nhập.
Tác giả Dương Hoàng Hương (2017) [7], Luận án đã góp phần hệ thống, bổ
sung lý thuyết về phát triển du lịch bền vững ở địa phương cấp tỉnh; Rút ra bài học từ
kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững của các nước, vùng lãnh thổ và các địa
phương cho tỉnh Phú Thọ; Làm rõ thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo các
nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững; Đề xuất các mục tiêu, định


9
hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hịa Bình (2018) [24]. Đề tài nghiên
cứu cơ sở lý luận về đầu tư và thu hút đầu tư phát triển du lịch. Đánh giá được thực
trạng tài nguyên du lịch, tình hình tổ chức và quản lý ngành du lịch tỉnh Hịa Bình.
Trên cơ sở đó đưa ra các định hướng phát triển du lịch tỉnh trong những năm tiếp
theo; đồng thời đề xuất 7 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư phát
triển du lịch tỉnh Hịa Bình và điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao thu hút
đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình.
Cùng với đó là các nghiên cứu phát triển du lịch cấp vùng như:
Tác giả Lê Văn Minh (chủ nhiệm đề tài cấp Bộ) (2007) [12]. Đề tài tập trung
nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về khu du lịch, về đầu tư phát triển
các khu du lịch, thực trạng khai thác và kinh doanh tại một số khu du lịch; Xây
dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp khuyến khích và đầu tư để phát triển các

khu du lịch, khai thác sử dụng có hiệu quả và bảo tồn các nguồn tài nguyên ở các
khu du lịch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng thời gian lưu trú của
khách và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch”
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì (2016) [4]. Đề án nghiên cứu lý
thuyết, kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá
điểm đến du lịch, từ đó xác định các tiêu chí khung cho đánh giá điểm đến du lịch
Việt Nam. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm đến là các khu du lịch, các điểm
du lịch quốc gia của Việt Nam. Từ đó đề xuất quy trình đánh giá điểm đến là các khu
du lịch, các điểm du lịch quốc gia của Việt Nam theo các tiêu chí đã xác định.
Tác giả Trịnh Thị Phan (2019) [34], Về mặt lý luận, luận án đã kế thừa, cập
nhật và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du lịch. Lựa chọn
được các tiêu chí đánh giá phát triển ngành du lịch, các điểm du lịch vận dụng cho
lãnh thổ cấp vùng. Về thực tiễn, luận án đã làm rõ những thế mạnh và hạn chế của
các nhân tố với tác động đến phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, đặc biệt bổ sung
một số nhân tố, yếu tố mang tính cập nhật so với quy hoạch tổng thể đã ban hành (ví
dụ: nhân tố đơ thị hóa và hệ thống đơ thị, tồn cầu hóa và hợp tác quốc tế, an ninh
chính trị và an tồn xã hội; một số yếu tố về tài nguyên, về mơi trường...); Phân tích
những thành tựu và thách thức trong phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn


10
2000 - 2015 dựa trên các chỉ tiêu đã xác định và qua điều tra xã hội học. Cập nhật
và chính xác các chỉ tiêu phát triển du lịch để so sánh, đối chiếu với dự báo của
Tổng Cục du lịch cho năm 2015. Từ đó bổ sung vào các chỉ tiêu phát triển du lịch
cho quy hoạch của Tổng cục du lịch, đóng góp tích cực hơn cho phát triển du lịch
của vùng Bắc Trung Bộ và du lịch cả nước cũng như sự phát triển KT - XH của
vùng và các địa phương trong vùng và đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp
phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ để đẩy mạnh phát triển du lịch hiệu quả trong
thời gian tới.
Ngồi ra cịn có những đề tài nghiên cứu đến những nhân tố tác động đến

sự phát triển du lịch như các tài liệu liên quan đến xúc tiến điểm đến: Một loạt các
đề án thu hút thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của Tổng cục du lịch
tháng 6 năm 2012: [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31]. Các đề án trên đã khái quát
được đặc điểm tiêu dùng của một số thị trường khách du lịch tiêu biểu đến Việt
Nam; trên cở sở đó đưa ra các giải pháp nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú
của khách du lịch.
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch ở vùng đồng bằng sơng Hồng
Có rất ít tài liệu nghiên cứu một cách tập trung về phát triển du lịch vùng
ĐBSH. Thường là các nghiên cứu ở từng tỉnh riêng biệt trong vùng.
Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch [2015] [13], đề án đã
chỉ ra những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù, đánh giá được các điều
kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSH; hệ thống hóa các sản phẩm du
lịch vùng ĐBSH từ đó chỉ ra các sản phẩm du lịch đặc thù cũng như đưa ra các giải
pháp phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSH.
Tác giả Trần Thị Lan (chủ nhiệm đề tài cấp Bộ) (2017) [33]. Đề tài đánh giá
tiềm năng phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng của vùng ven biển, đồng
thời hướng tới mục tiêu bảo tồn bền vững đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng
ngập mặn và hệ sinh thái thuỷ sinh vùng ven biển. Từ đó góp phần tăng thu nhập
cho người dân, cải thiện đời sống; xây dựng khối liên minh chiến lược giữa cộng
đồng - cơ quan quản lý - các cơng ty du lịch; góp phần khơi phục, bảo tồn và gìn
giữ các giá trị văn hóa, các làng nghề truyền thống; tạo ra những sản phẩm không
gây ô nhiễm môi trường.


11
Tác giả Vũ Thị Hậu (2019) [35], luận án đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của du
lịch MICE, lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá du lịch MICE để vận dụng vào nghiên
cứu ở vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB).
Về thực tiễn, luận án đã làm rõ thế mạnh và hạn chế của nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển du lịch MICE vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, tập trung vào thành phố Hà

Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh; Dựa vào các tiêu chí đã lựa chọn, số
liệu thu thập được và kết quả điều tra xã hội học về du lịch MICE, luận án đã phân
tích thực trạng phát triển du lịch MICE ở địa bàn nghiên cứu, trường hợp thành phố
Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh và đề xuất được một số giải pháp
và khuyến nghị nhằm phát triển du lịch MICE vùng ĐBSH&DHĐB có hiệu quả
trong tương lai.
1.2. Các nghiên cứu về liên kết vùng trong phát triển du lịch
1.2.1. Các nghiên cứu về liên kết vùng trong phát triển du lịch trên thế giới
và ở Việt Nam
Vấn đề liên kết vùng trong du lịch được đặt ra và chú trọng trong bối cảnh
cạnh tranh vùng và những thay đổi trong Ngành du lịch có những bước phát triển
mới như sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, nhu cầu du lịch của người
tiêu dùng mới. Theo Mills and Law (2004), internet đang thay đổi cấu trúc ngành du
lịch bằng cách thay đổi các rào cản gia nhập, cách mạng hóa các kênh phân phối,
tạo điều kiện minh bạch giá cả và cạnh tranh; như kết quả, nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Nhiều học giả cho rằng cơ sở lý thuyết về liên kết vùng trong du lịch xuất
phát từ chiến lược điểm đến của Porter (1985), quan niệm của Gilbert (1984) về
trạng thái và hàng hóa du lịch hoặc khái niệm chun mơn hóa năng động và đổi
mới thường xun của Poon (1994).
Liên kết vùng được nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận từ liên kết tiếp cận
điểm đến, liên kết năng lực kinh doanh du lịch, liên kết vùng trong phát triển bền
vững hay trong góc độ liên kết giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp.
Liên kết vùng từ tiếp cận điểm đến, đối với Wang, Y. & Shaul, S (2008) [157]
thì liên kết du lịch đã chuyển từ cách tiếp cận dựa trên cạnh tranh sang cách tiếp cận
hợp tác theo hướng các điểm đến du lịch được quảng bá, tiếp thị và kinh doanh như
một nỗ lực chung. Bài báo biểu hiện mối quan hệ kinh doanh giữa các bên liên quan


12
trong ngành du lịch trong việc thực hiện các hoạt động tiếp thị điểm đến hợp tác. Bài

báo cũng chỉ ra rằng các mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh và hợp tác khác nhau cùng
tồn tại giữa các bên liên quan du lịch. Có liên quan đến bốn mối quan hệ hợp tác với
nhiều mức độ chính thức hóa, hội nhập và cấu trúc phức tạp. Ngoài ra, bốn yếu tố đã
được xác định là ảnh hưởng đến cấu hình mối quan hệ này. Mối quan hệ nhận thức
giữa hợp tác và cạnh tranh cũng được coi là rất quan trọng khi tham chiếu đến việc
tiếp thị một điểm đến. Bài báo đưa ra những ý nghĩa thiết thực đối với các doanh
nghiệp du lịch trong nỗ lực tiếp thị chung cho điểm đến của họ, đặc biệt liên quan
đến cách họ cân bằng mối quan hệ giữa hợp tác và cạnh tranh, lợi ích cá nhân và lợi
ích chung để đạt được thành công cho cả điểm đến và doanh nghiệp cá nhân của họ.
Liên kết vùng góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh trong khu vực,
Anderson, J. C., Hakansson, H. & Johanson, J (1994) [43] cho rằng việc hình thành
các mối quan hệ hợp tác hoặc liên minh chặt chẽ giữa các chủ thể là quan trọng để
nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy liên kết du lịch.
Liên kết giúp phát triển triển du lịch một cách bền vững, cuốn sách kinh điển
của tác giả Clare A. Gunn (1997) [64] đã tích hợp ý tưởng cân bằng giữa du lịch với
bảo vệ các nguồn tài nguyên mà nó phụ thuộc vào, nhấn mạnh vai trò của cộng
đồng, xác định những cạm bẫy tiềm ẩn và đặt ra các vấn đề về đạo đức phát triển.
Nó bao gồm các chủ đề như tác động mơi trường, tính bền vững và du lịch sinh thái.
Đặc biệt chú trọng đến nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp nhằm thực hiện
bảo vệ mơi trường và tính tồn vẹn sinh thái như một phần thiết yếu của phát triển
kinh tế. Coi điểm đến là một loại hình du lịch đặc thù, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
nhu cầu hợp tác và liên kết. Đạt được mức độ liên kết cao, với các sản phẩm và dịch
vụ khác biệt dựa trên sự đổi mới thường xuyên, là một chiến lược nhằm tăng khả
năng cạnh tranh của các điểm đến du lịch một cách bền vững, vì lợi ích của cộng
đồng địa phương.
Liên kết giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp, một nghiên cứu điển
hình của thiên đường du lịch Thái Lan của Sanjay Nepal (2010) [134] đã chỉ ra mối
liên kết giữa chính quyền địa phương - doanh nghiệp du lịch - cộng đồng địa
phương và chính ngành du lịch với các ngành kinh tế khác của địa phương. Bài viết
đã nêu bật được tầm quan trọng của liên kết này, bởi một trong số nhưng mắt xích



×