Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận cuối kì về đặc trưng đám cưới truyền thống của lào trong sự đối sánh với việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.9 KB, 17 trang )

HANOI NATIONAL UNIVERSITY

UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCE AND
HUMANITY
Faculty of Oriental
Studies Southeast Asian
Studies
----?????----

FINAL ESSAY
Subject: Introduction to Southeast Asian
TOPIC: RESEARCH SITUATION ON
TRADITIONAL WEDDING CHARACTERISTIC
OF VIETNAM - LAOS
Student's Name :

Luu Thi Thu Ha

Class

:

QH-2021-X-ĐNA

Student code

:

21030540

Teacher



:

Ph.D Ho Thi Thanh


2

ABSTRACT
Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng thân thiết, có mối quan hệ đặc
biệt qua nhiều thế kỷ. Trong suốt tiến trình của lịch sfí, hai nước đã có sự giao lưu
về kinh tế, chính trị , văn hóa giữa hai dân tộc, đặc biệt trên phương diện văn hóa.
Trong truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, những lễ nghi về hôn nhân luôn được
đề cao và chú trọng bởi đó là vấn đề hệ trọng của cả đời người. Vì vậy báo cáo này
sẽ đi sâu nhằm tìm hiểu, giới thiệu, so sánh về đặc trưng đám cưới truyền thống
giữa Việt Nam và Lào. Do đó báo cáo này sfí dụng phương pháp nghiên cfíu lý
thuyết, phân tích tổng hợp, thu thập thơng tin, so sánh đối chiếu. Từ đó đưa ra cái
nhìn bao qt về đặc trưng truyền thống văn hóa của Việt Nam và Lào, nhằm nâng
cao vốn hiểu biết về những nền văn hóa ở khu vực.


INTRODUCTION
I. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có quan hệ hữu nghị , gắn bó qua
nhiều thế kỷ. Mối liên kết đặc biệt này đã được bồi đắp qua nhiều thế hệ và được
thfí thách qua gian khổ để trở thành một tình bạn tuyệt vời và không thể tách rời.
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, việc giao lưu thấu hiểu nhau là điều
cần thiết, đặc biệt là về văn hóa. Nghiên cfíu về văn hóa Lào khơng thể khơng tìm
hiểu về phong tục cưới hỏi - một nghi lễ phong phú của dân tộc Lào. Cùng với
thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục cưới xin của người Lào cũng có

sự thay đổi. Việc cưới xin ngày càng văn minh, giản tiện hơn nhưng khơng vì thế
mà mất đi những tập qn cổ truyền của dân tộc. Chính sự gìn giữ những yếu tố
truyền thống đó đã tạo nên nét văn hóa độc đáo và hết sfíc đặc trưng của dân tộc
Lào. Là một sinh viên ngành Đơng Nam Á học, việc tìm hiểu về những nét văn
hóa truyền thống của những nước ở Đông Nam Á vừa là niềm say mê cũng vừa là
một phần trách nhiệm của bản thân tôi để nâng cao kiến thfíc và vốn hiểu biết của
mình.Chính vì vậy nên tơi đã chọn vấn đề: “Tình hình nghiên cfíu về đặc trưng
đám cưới truyền thống ở Việt Nam – Lào” - làm đề tài cho tiểu luận của mình.
II. Lịch sử và phạm vi nghiên cfíu
Liên quan đến đám cưới truyền thống Việt Nam, từ trước tới nay đã có nhiều
nghiên cfíu, tiêu biểu có thể kể tới như là cuốn “ Đám cưới người Việt xưa và nay”
(Bùi Xn Mỹ biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, 2014); “Tìm về bản sắc


văn hóa Việt Nam” ( Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh,
1997); “ Văn hóa Việt Nam truyền thống: Một góc nhìn” ( Nguyễn Thừa Hỷ, Nhà
xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2011) . Trong những tác phẩm này đã nêu rõ
những đặc trưng của đám cưới truyền thống Việt Nam. Về đám cưới Lào có thể kể
tới như: “ Siho and Naga Laos Textiles” ( Edeltraud Tagwerker, Nhà xuất bản
Khoa học Quốc tế Peter Lang). Những bài viết, cơng trình nghiên cfíu này đã đưa
ra những hiểu biết, những nét đẹp văn hóa truyền thống của cả hai quốc gia. Tuy
nhiên những bài viết, nghiên cfíu này chưa có sự so sánh, đối chiếu về những nét
văn hóa truyền thống. Chính vì vậy bài báo cáo này hướng tới nêu bật lên những
nét tương đồng cũng như những điểm khác biệt độc đáo, mang đậm bản sắc dân
tộc của Việt Nam và Lào.
III. Phương pháp nghiên cfíu
Trọng tâm của tiểu luận là nhằm tìm hiểu , giới thiệu , so sánh về đặc trưng
đám cưới truyền thống của Việt Nam - Lào. Do đó tơi sfí dụng phương pháp
nghiên cfíu lý thuyết, phân tích tổng hợp, thu thập thông tin, so sánh đối chiếu để
có cái nhìn tồn cảnh và đúng đắn về đặc trưng truyền thống văn hóa của Việt

Nam và Lào.


Chương 1
Nguồn gốc của tổ chfíc hơn lễ
Nhiều tài liệu về dân tộc học và nghiên cfíu phong tục dân gian đã chfíng
minh rằng hơn nhân và gia đình đã có từ lâu đời song hơn lễ lại xuất hiện khá
muộn. Trong thời kỳ quần hơn nhân của lồi người, theo những quy phạm của xã
hội lúc bấy giờ, nam nữ khi đến tuổi trưởng thành đã có quyền tự do giao phối.
Những từ khi lịch sfí lồi người chuyển sang giai đoạn hơn nhân đối ngẫu thì đã có
nhiều sự thay đổi, lúc này cuộc sống tinh thần của con người ngày càng hồn thiện
hơn, quan hệ tình cảm nam nữ bắt đầu nảy nở. Tinh thần tự nguyện là nền tảng
cho mối quan hệ của hai người. Với hình thfíc hơn nhân này, chỉ cần hai người


đồng ý là có thể chung sống với nhau, ngược lại, nếu một trong hai người cảm
thấy khơng hài lịng họ có thể chia tay. Chính vì sự khơng ổn định này nên một
người có thể kết hơn nhiều lần trong đời, cũng chính vì vậy mà đám cưới khơng
thể ra đời.
Có thể ước đốn rằng: hơn lễ ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ mẫu hệ sang
chế độ phụ hệ. Cùng với sự củng cố bền vững của hình thfíc hơn nhân một vợ một
chồng thì những hình thfíc của hơn lễ ngày càng phfíc tạp hơn.
Nhiều thế kỷ trôi qua, cùng với sự phát triển của những phương thfíc sản
xuất, nam nữ thanh niên đã bắt đầu coi trọng hơn nhân và có ý thfíc mong muốn
tình cảm vợ chồng sẽ mãi bền lâu. Vì vậy nên có người muốn dùng hình thfíc nào
đó để thơng báo cho mọi người biết, từ đó tạo điều kiện cho hôn lễ ra đời.

Chương 2
So sánh đặc trưng hôn lễ truyền thống
của Việt Nam và Lào

I. Quan niệm về mối quan hệ nam nữ thời xưa
1. Quan niệm về mối quan hệ nam nữ của người Việt Nam
Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Quốc, đặc biệt trong hơn
1000 năm Bắc thuộc, chính vì vậy quan niệm “Nam nữ thụ thụ bất thân” là câu nói
của miệng quen thuộc để chỉ cách fíng xfí của nam nữ theo quan niệm của Nho
gia. Đối với người Việt xưa, nếu nam nữ vô chú chạm vào da người khác giới thì
đó được coi là cfí chỉ khơng đúng đắn. Ngay từ nhỏ, gia đình và xã hội đã sớm
hình


thành sự ngăn cách giới tính cho con cái. Trai gái nếu đi cùng nhau, chơi cùng
nhau sẽ bị bạn bè cùng trang lfía trêu đùa.
2. Quan niệm về mối quan hệ nam nữ của người Lào
Người Việt Nam thì cho rằng chuyện tiếp xúc giữa trai gái giống như Lfía
với Rơm, do đó mà mới có câu “Lfía gần rơm lâu ngày cũng bén”. Còn người Lào
quan niệm vấn đề nam nữ như Cát với Nước, cát với nước tự nhiên thu hút nhau
qua tiếp xúc, giao tế. Trai, gái Lào làm quen, tìm hiểu nhau dễ dàng, cởi mở.. Bởi
vậy, con gái Lào từ mười sáu tuổi trở lên được tự do tiếp bạn trai tại nhà, có thể
cùng bạn trai đi dự các buổi lễ hội, hội chợ… Từ xưa đến nay trong việc hôn nhân
của người Lào, khi cha mẹ đôi bên đã quyết định bàn chuyện kết dun cho con
cái họ thì đơi nam nữ đã yêu nhau hoặc tối thiểu đã quen biết nhau rõ ràng. Bởi
vậy trong hôn nhân của người Lào, hiếm có cảnh lần đầu vợ biết mặt chồng trong
ngày cưới.
Tiểu kết:
Đám cưới là một trong những nghi lễ quan trọng của mỗi nền văn hóa. Qua
những nghi lễ của đám cưới phần nào thể hiện quan niệm, đặc trưng riêng biệt của
mỗi dân tộc. Nền tảng của hôn nhân là mối quan hệ giữa nam và nữ. Mối quan hệ
giữa nam và nữ ở Việt Nam khá khắt khe vì văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng
mạnh bởi văn hóa của Trung Hoa, của lễ giáo phong kiến. Còn ngược lại với Lào,
có thể thấy thân phận của người phụ nữ từ lâu đã rất được tôn trọng. Mỗi quan hệ

giữa nam với nữ được ví như “ Cát với Nước”, gắn bó với nhau.

II. Những nghi lễ trong đám cưới truyền thống
1. Những nghi lễ trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam


1.1. Lễ Dạm ngõ
Lễ Dạm ngõ hay còn gọi là lễ Xem mặt, lễ Chạm ngõ. Sau khi tìm hiểu kĩ về bản
thân và gia thế cô gái, cân nhắc và quyết định, gia đình nhà trai nhờ một người
trung gian làm mai mối đến nhà gái đặt vấn đề. Đây là lễ đầu tiên nhà trai mang
trầu cau đến nhà cô gái để hỏi rõ tên tuổi cô gái. Lễ này nhằm chính thfíc đặt vấn
đề quan hệ hơn nhân của hai gia đình. Đây là một việc làm mà người xưa rất coi
trọng , cũng như việc xem xét gia đình hai bên có “mơn đăng hộ đối hay khơng”.
1.2. Lễ Ăn hỏi
Đây là một nghi thfíc trong phong tục hơn nhân truyền thống của người Việt ,
có tính chính thfíc để đi đến đám cưới, nhằm thơng báo về việc hfía gả giữa hai
họ. Trong lễ Ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái. Nhà gái nhận lễ tfíc là danh
chính cơng nhận gả con gái cho nhà trai.
Những cặp bánh thường dùng trong lễ Ăn hỏi là bánh phu thê – tượng trưng
cho âm và bánh cốm – tượng trưng cho dương hoặc bánh chưng và bánh dày. Đó
là những lễ vật tối thiểu theo tục lễ cổ phải có trong lễ Ăn hỏi , ngồi ra chất lượng
và số lượng có thể thêm bớt dựa theo kinh tế của gia đình. Số lượng có thể là chẵn
hoặc lẻ nhưng thường sẽ là số chẵn với hàm ý có đơi có cặp. Lễ vật dẫn cưới cũng
là để thể hiện sự biết ơn của nhà trai đối với công nuôi dưỡng cô dâu của nhà gái.
1.3. Lễ cưới
Lễ cưới là quan trọng nhất, bao gồm nhiều lễ nhỏ khác nhau đặc biệt là lễ đón
dâu. Ngày đón dâu phải là ngày tốt, giờ phải là giờ hàng đạo. Trước đó, đại diện
nhà trai đến nhà gái xin dâu, mang theo một số đồ sính lễ. Trong đám cưới cơ dâu
có phù dâu, chú rể có phù rể. Theo phong tục truyền thống, mẹ cơ dâu phải ở nhà
và giấu nước mắt vì nước mắt là tượng trưng cho nỗi buồn. Người thân bạn bè sẽ

hộ tống cơ dâu về nhà chồng, đó cũng như là một cách bảo vệ , xua đuổi tà ma.


Cuối cùng, không thể thiếu là những mâm cỗ linh đình để chiêu đãi họ hàng, làng
xóm.
2. Những nghi lễ trong đám cưới truyền thống của người Lào
2.1. Lễ bắn tin
Tương tự như lễ Chạm ngõ ở Việt Nam, bố mẹ chàng trai nhờ ông bà mai
đưa tin cho cha mẹ cơ gái về ý định của mình. Và tuy tự do, cởi mở nhưng cô phùsáo (thiếu nữ Lào) cũng vùng vằng e lệ, đỏ mặt ngượng ngùng khi cha mẹ trực
tiếp hỏi mình “chịu” hay “khơng chịu”. Thường thì các cơ gái Lào sẽ trả lời : con
khơng biết, con không lấy chồng đâu, con sẽ ở vậy với cha mẹ suốt đời. Điều này
đồng nghĩa với việc cô gái đồng ý với lời dạm hỏi
2.2. Lễ Ăn hỏi
Sau khi 2 gia đình gặp gỡ, thống nhất việc cưới xin của đơi trẻ , bố mẹ, gia đình hai
bên sẽ bàn bạc, thỏa thuận các điều kiện, cách thfíc tổ chfíc và quan trọng hơn là
chọn ngày lành tháng tốt để cfí hành hơn lễ.
Trước kia lễ hỏi được coi là lễ quan trọng trong hôn nhân mà theo đúng
nghi thfíc, gia đình chú rể phải chuẩn bị một số lễ vật gồm: Khà Khn phí (lễ vật
cúng Thần Hồng, nơi nhà gái đang cư ngụ). Khà Đng (lễ vật thách cưới) được
coi như của hồi môn để đền bù cho cơng sfíc ni dưỡng của gia đình nhà gái. Nó
sẽ được quyết định bởi gia đình cơ dâu. Số lễ vật thách cưới thường được nhà gái
giữ hoặc giao lại cho hai vợ chồng với điều kiện sau một thời gian chung sống gia
đình phải hồ thuận, người chồng phải hết mực thương yêu vợ. Nó cũng như một
khoản vật chất để đảm bảo rằng nếu cuộc hơn nhân của con gái họ khơng hạnh
phúc thì số tiền đó sẽ giúp cho con gái họ đảm bảo cuộc sống sau li hơn.
2.3. Lễ cưới
Người Lào có lệ tổ chfíc cưới vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 3 theo


lịch Lào. Vì khoảng thời gian đó là mùa khơ, rất thuận tiện cho việc tổ chfíc, thực

hiện các hoạt động của lễ cưới và tránh được những tháng mùa mưa. Cũng theo
lịch Phật, người Lào kiêng cưới vào tháng 7,8,9 vì thời gian này được coi là “
tháng của Phật”. Mọi người đều ăn chay và kiêng kỵ sát sinh, uống bia rượu, tổ
chfíc hội hè… Một đám cưới truyền thống của người Lào thường được tổ chfíc tại
nhà của cơ dâu.
Đám cưới thường được tổ chfíc trong một ngày gồm những thủ tục sau đây:
2.3.1. Haih Khởi (Lễ rước rể)
Dẫn đầu đồn nhà trai đến nhà cơ dâu là chú rể trong trang phục truyền
thống của Lào.Điều đặc biệt là trên qng đường ln có một người, thường là bạn
thân nhất của chú rể sẽ đi bên cạnh cầm ơ che. Hình ảnh này tạo nên sự liên tưởng
tới các vị vua chúa thời xưa luôn dùng ô, lọng che trên đường, nhằm làm tăng thêm
vẻ trang trọng của chú rể trong ngày cưới.
Khi đến cổng nhà gái, đoàn nhà trai sẽ dừng trước một sợi dây được làm
bằng bạc hoặc mạ vàng do họ hàng cô dâu đfíng giữ. Để có thể vào nhà bắt buộc
đồn nhà trai phải trả lời một số câu hỏi. Khi trả lời hết các câu hỏi chú rể phải
đưa một khoản tiền nhỏ cho người “gác cổng”, nếu thấy hài lòng với số tiền đó,
đồn nhà gái sẽ mở rộng đường mời nhà trai .
2.3.2.

Lễ buộc chỉ cổ tay
Làm lễ Su-khoắn để cầu cho những linh hồn của “ma lành” để nó ln ln
bảo vệ, đem lại may mắn cho con người và ngăn sự xâm phạm của ‘ma dữ’. Nghi
lễ Su- khoắn thường được diễn ra ở nơi trang trọng nhất trong nhà, thường là
phịngkhách.
Sau phần nghi thfíc Su- khoắn , vị chủ lễ dùng chỉ cắt đôi một quả trfíng luộc,
trao cho cơ dâu chú rể mỗi người một để hai người đút trọn cho nhau. Hình ảnh


quả trfíng hàm ý đã là vợ chồng thì hai người phải luôn yêu thương, đùm bọc, bảo
vệ lấy nhau. Sau đó vị chủ lễ lấy một sợi chỉ trắng vừa đủ dài, một đầu cột vào cổ

tay của chú rể, đầu kia buộc vào cổ tay của cô dâu rồi ra hiệu cho hai người kéo
tay giật đfít làm đơi. Sau đó mọi người có mặt trong buổi lễ sẽ lần lượt buộc chỉ cổ
tay cho hai người , một số người sẽ cuốn theo tiền vào sợi chỉ coi như món q cho
đơi trẻ để họ bắt đầu cuộc sống mới.
2.3.3. Lễ ăn mừng đám cưới
Bữa tiệc mừng sẽ được tổ chfíc vào buổi tối ngày hơm đó tại nhà của cơ dâu
hay ngồi khách sạn và thường được kéo dài trong khoảng bốn đến năm tiếng
đồng hồ. Dù đến sớm hay đúng giờ được mời thì các vị khách cũng nán đợi đến
giờ tổ chfíc rồi mới bắt đầu ăn tiệc (chủ nhà sẽ đón khách trong khoảng 1 tiếng
tính từ thời gian ghi trong giấy mời). Buổi tiệc thực sự bắt đầu bằng tiếng nhạc
sống và điệu nhảy truyền thống Lăm Vông đầu tiên của cô dâu và chú rể. Sau điệu
nhảy của đôi trẻ,sân khấu dành cho tất cả mọi người cùng tham gia.
Tiểu kết:
Văn hóa vốn mang tính đa dạng, mỗi một vùng miền, một quốc gia, dân tộc
lại có những nét đặc sắc làm nên truyền thống riêng, khơng có nền văn hóa này
cao quý hơn nền văn hóa khác mà chỉ có sự tương đối về văn hóa. Đám cưới là
một nét đẹp văn hóa tiểu biểu của tất cả các quốc gia. Trong khuôn khổ niên luận
này, người viết muốn so sánh để thấy được những nét giống và khác nhau trong
quan niệm, phong tục, hình thfíc tổ chfíc đám cưới truyền thống ở Việt Nam và
Lào.
Điểm chung dễ thấy đầu tiên là hình thfíc có ba nghi lễ gồm một lễ phụ và
hai lễ chính. Khi tiến hành các nghi lễ, các gia đình đều phải chọn ngày lành táng
tốt. Bên cạnh đó là những nét đặc sắc riêng của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam có tục


rước dâu nhưng ở Lào là tục đưa rể. Có thể giải thích phần nào tại sao chàng trai
Lào sau hôn lễ lại về ở nhà vợ qua những câu thành ngữ quen thuộc sau đây của
người Lào:
“ Đảy lục khởi ma liểng phò
thậu Pàn đảy khậu tềm lẩu tềm

kia.”
(Được con rể về nuôi bố vợ
Khác nào được gạo đầy lẫm đầy kho )
Bước sang thời kì hiện đại, ảnh hưởng của Tây hóa, những nghi lễ cũng trở nên
giản tiện hơn, song cả hai quốc gia vẫn đều giữ được những nét đẹp văn hóa đặc
trưng và mang đậm bản sắc dân tộc.

Tổng kết
Văn hóa là nhân tố quan trọng, là chất keo gắn bó các mối quan hệ kinh tế
- chính trị - xã hội, tạo nên hình hài và bản sắc của mỗi dân tộc. Văn hóa đã tồn tại
cùng với q trình phát triển về lồi người. Chẳng thế mà để tìm hiểu về bất kì
một quốc gia, dân tộc nào đó trên thế giới, trước hết ta phải đến với văn hóa.
Tìm hiểu về hơn lễ truyền thống đặt trong đối sánh giữa Việt Nam và Lào, ta
nhìn ra những đặc trưng tiêu biểu ở mỗi quốc gia để từ đó hiểu thêm, yêu thêm về
mỗi vùng đất. Là hai dân tộc anh em từ bao đời nay, Việt Nam và Lào có sự tiếp
thu, giao lưu văn hóa với nhau và với các nền văn minh lớn. Song mỗi dân tộc đều
vẫn giữ cho được cho mình những đậm đà trong bản sắc văn hóa. Tìm hiểu về hơn
lễ truyền thống ta mới thấy đó khơng chỉ là ngày trọng đại của đơi nam nữ, mà
cịn là của cả gia đình, dịng họ, phản ánh những nếp sống rất riêng của mỗi vùng
miền .Đặc biết dưới cái nhìn khoa học, có sự nghiên cfíu, phân tích rõ ràng , tơi hy


vọng bà báo cáo này sẽ giúp đưa ra cái nhìn tổng qt hơn, cũng góp phần xây
dựng tinh thần gìn giữ nét bản sắc dân tộc ở mỗi cá nhân, nhất là đối với một quốc
gia theo nông lịch trọng văn hóa cổ truyền như Việt Nam trong thời kì hiện đại hóa
mà các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một.





REFERENCES
I. Tài liệu
1.

Bui, X.M ., 2014, “ Đám cưới người Việt xưa và nay”, Culture and Information
Publishing House

2.

Jamieson, Neil L, 1995, “ Understanding Vietnam” , Univ of California Press
3.Kalman, Bobbie, 2002, “Vietnam: Culture”, Crabtree publishing

4. Mai,

N.C., 1999, “ Văn hóa Đông Nam Á”, Hanoi National University

Publishing House
5. Mansfield,

Stephen, Magdalene Koh, and Debbie Nevins , 2017, “Laos”,

Cavendish Square Publishing, LLC
6. Nguyen,

T.H., 2011, “ Văn hóa Việt Nam truyền thống: Một góc nhìn”,

Information and Communication Publishing House
7.

Pham, H.G., 2014, "Tìm hiểu phong tục cưới hỏi của dân tộc Lào”


8. Rakow,

Meg Regina, 1992 “Laos and Laotians”, Center for Southeast Asian

Studies with the School of Hawaiian, Asian, and Pacific Sudies at the University
of Hawaii at Manoa
9. Tagwerker,

Edeltraud, “ Siho and Naga Laos Textiles”, Peter Lang International

Science Publishing House
10.

Tran, N.T., 1997, “ Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Ho Chi Minh City

Publishing House
II. Một số trang mạng
1.

Patnaik, P. P. (2012) “Rice, rituals and modernisation: a case study of Laos” by
Phout Simmalavong: New Delhi, Palm Leaf Publications, 2011, 247 pp., Rs. 895


(hardcover), ISBN 81-909914-3-4.
/>journalCode=rsac20
2.

Ovesen, J. (2002). Indigenous peoples and development in Laos: ideologies and
ironies “Moussons. Recherche en sciences humaines sur l’Asie du Sud-Est”, (6),

69-97.
/>
3.

Nguyen, E. (2020) “ What do you now about Vietnamese Wedding Ceremonies”
/>
4.

Teerawichitchainan, B., & KNODEl, J. (2012). Tradition and change in
marriage payments in Vietnam, 1963–2000. Asian population studies, 8(2),
151- 172.
/>5 . />


×