Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen ổi trong vườn cam để hạn chế bệnh vàng lá greening trên cây cam tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.55 KB, 67 trang )

DANH MỤC HÌNH
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1. STT Số thứ tự
2. FAO Tổ chức nông lương thế giới
3. UBND Ủy ban nhân dân
4. CV (%) Hệ số biến động (Coefficient of varation)
5. LSD Sai số nhỏ nhất (Least Significant Defference Test)
6. LSD05 Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95 %

MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC
5
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây có múi (cam, chanh, quýt) là loại cây ăn quả phổ biến và quan
trọng của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hiện tại và
tương lai.
Cây cam sành (Citrus nobilis Lour) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
nóng ẩm và ưa khí hậu ẩm, sinh trưởng và phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ
23
o
C – 29
o
C, nhưng cũng có thể chịu rét và sinh trưởng ở nhiệt độ 12
o
C. Vùng
có thể trồng được cây cam sành từ 35 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam.
Việt Nam là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây


có múi (Trung tâm Đông Nam Á), nên cây có múi đã được trồng rất lâu đời
và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam. Trong đó có một số nơi nổi tiếng với
cây cam như: cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Bắc Quang (Hà
Giang), cam sành Bố Hạ (Bắc Giang), cam sành đồng bằng sông Cửu Long.
Cam sành là một trong những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế và dinh dưỡng
cao như: giàu vitamin, gluxit, chất khoáng, … được nhiều người tiêu dùng
trong nước cũng như trên thế giới rất ưa chuộng bởi nó có hương vị thơm
ngon và bảo quản được lâu trong quá trình sử dụng.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc cũng có điều kiện phát triển
cam quýt, đặc biệt là các xã vùng cam thuộc huyện Hàm Yên từ lâu đã có
kinh nghiệm trồng cam quýt với các giống cam Sành và quýt vỏ vàng.
Là cây ăn quả đặc sản nhưng trước đây cam quýt Hàm Yên hầu như
không được chú ý phát triển. Người dân canh tác theo phương thức quảng
canh: không đầu tư chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, chọn giống nên cam quýt
dần bị thoái hoá, năng suất và phẩm chất có chiều hướng giảm. Hầu hết
những vườn cam quýt lâu năm đã bị chặt bỏ bởi sâu bệnh, đất cạn kiệt và
nghèo dinh dưỡng.
Kết quả điều tra của trung tâm Cây ăn quả Hàm Yên cho thấy, trên cam
quýt tại Hàm Yên có tới trên 20 loài sâu và nhện hại, trong đó có xuất hiện
rầy chổng cánh, là côn trùng môi giới truyền bệnh vàng lá greening. Bệnh
vàng lá greening (còn gọi là bệnh vàng đọt lá cam, bệnh vàng bạc…) là một
bệnh rất nguy hiểm đối với cam quýt. Bệnh thường xuất hiện ở một vài cành,
6
nếu nặng mới biểu hiện toàn cây, trên cây bị bệnh quả nhỏ, lệch tâm, chín
không đều hạt bị trẩm, vị chua chất lượng giảm rõ rệt.
Để nâng cao năng suất, chất lượng và duy trì ổn định vùng trồng cam
quýt tại huyện Hàm Yên cần thiết phải áp dụng nhiều cơ chế chính sách và
biện pháp kỹ thuật, trong đó việc phòng trừ bệnh hại có ý nghĩa quan trọng,
đặc biệt là bệnh vàng lá greening. Bệnh này lan truyền thành dịch nhờ môi
giới là 2 loài côn trùng miệng hút Diaphorina citri (ở châu Á) và Trioza

erytrae (ở châu Phi), đồng thời là do chiết ghép từ cây có nguồn bệnh. Trong
các năm qua Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã thử nghiệm thành
công việc trồng xen ổi trong vườn cam quýt và đã hạn chế được rầy chổng
cánh, rầy mềm. Chính vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật có tính
khả thi cao, dễ áp dụng, không gây độc hại với các sản phẩm nhằm hạn chế
tác hại của bệnh vàng lá greening và tăng thêm thu nhập cho người dân là
việc rất cần thiết
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, từ những lý do trên tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen ổi trong vườn cam để hạn chế bệnh
vàng lá Greening trên cây cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen ổi trong vườn trồng cam đến việc
xua đuổi rầy chồng cánh, hạn chế bệnh vàng lá greening tại vườn cam xã Yên
Lâm, huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
1.3. Yêu cầu
- Theo dõi và mô tả đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển
của cam sành Hàm Yên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen giống ổi Đài Loan trong vườn
cam đến 1 số loại sâu bệnh hại.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hoá những kiến thức đã học trong
nhà trường vào nghiên cứu khoa học và trau dồi những kiến thức, kinh
nghiệm thực tế.
7
+ Là cơ hội tiếp cận thực tế để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề.
+ Giúp sinh viên nắm được cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học
+ Giúp sinh viên biết phương pháp thu thập, xử lý số liệu và trình bày
một báo cáo khoa học.
+ Là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong việc

trồng và chăm sóc cây có múi.
+ Là cơ sở để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về việc lựa chọn giống
cam, quýt phù hợp cho từng vùng.
+ Là cơ sở để lựa chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản
xuất cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
+ Giúp cho người dân bước đầu tiếp cận và hiểu rõ hơn về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cam của vùng từ đó áp dụng biện
pháp kỹ thuật mới trong việc trồng và chăm sóc cây cam, quýt nói riêng và
cây ăn quả nói chung, góp phần tăng năng suất, chất lượng quả, hạn chế sâu
bệnh nâng cao thu nhập cho người làm vườn.
8
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Cây cam, quýt được trồng lâu đời ở nước ta. Mỗi vùng miền đều có
những điều kiện sinh thái nhất định ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát
triển, khả năng cho năng suất và phẩm chất của quả.
Cam sành là loài cây được trồng từ rất lâu đời ở Hàm Yên - Tuyên
Quang và chịu ảnh hưởng rất rõ của các điều kiện khí hậu, thời tiết của địa
phương, các ảnh hưởng đó sẽ được phản ánh ra trên bản thân của cây bằng
các biểu hiện của sự sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất, phẩm
chất quả. Những đặc trưng, đặc tính biểu hiện trong một đời của cây hay một
năm đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống và điều kiện
ngoại cảnh [3]. Vì vậy,việc phòng trừ sâu bệnh hại phát sinh phát triển trên
diện rộng là một vấn đề rất cấp bách. Sâu bệnh có thể phá hại tất cả các bộ
phận của cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển chính vì vậy nó có
thể làm giảm năng suất, phẩm chất thậm chí dẫn tới không cho thu hoạch[5].
Hiện nay thiệt hại do sâu bệnh gây ra cho cây cam cũng tương đối lớn làm
giảm năng suất, chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là bệnh vàng lá Grrening.

Theo các nghiên cứu trên thế giới và trong nước thì bệnh greening gây
hại trên cây có múi là một bệnh mang tính huỷ diệt, nhiều vùng trồng cam quýt
trên thế giới và trong nước đã bị xoá sổ và mang lại những thiệt hại to lớn cho
nghề trồng cam quýt. Bệnh greening do vi khuẩn Liberobacter Asiaticum,
thuộc nhóm Procaryote, sống trong mô libe của cây bệnh gây ra. Bệnh lan
truyền qua rầy chổng cánh (Diaphorina citri) là môi giới truyền bệnh. Cây biểu
hiện triệu chứng bệnh sau 4 - 6 tháng bị lây nhiễm. Bệnh làm cho lộc nhỏ lại,
phiến lá chuyển sang màu vàng, gân lá vẫn giữ màu xanh. Cây bị bệnh nặng
cho các lá rất nhỏ, mọc thẳng đứng, phiến lá vàng, chỉ còn gân chính màu xanh.
Cây bị bệnh thường cho quả trái vụ, quả biến dạng, quả nhỏ, vỏ dày, quả chín
rồi mà vỏ vẫn còn xanh, múi bị khô sượng, tép có vị đắng, hạt thui lép, không
phát triển, tâm quả bị vẹo và sau 1 vài năm cây sẽ chết.
Để hạn chế bệnh greening đã có nhiều biện pháp về giống, canh tác và
bảo vệ thực vật, trong đó biện pháp phòng trừ rầy chống cánh là biện pháp có
hiệu quả nhất. Đã có nhiều biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh: phun thuốc
bảo vệ thực vật, trồng các đai rừng cách ly, trồng cây dẫn dụ để phun thuốc
9
diệt trừ , tuy nhiên các biện pháp phòng trừ trên cũng còn nhiều hạn chế do
tốn kém và khó mở rộng, áp dụng. Sử dụng thuốc trừ sâu có hiệu quả nhưng
những tàn dư nó để lại cho cây trồng và môi trường sống là rất lớn. Ô nhiễm
môi trường đất, không khí, để lại dư lượng thuốc trong sản phẩm sẽ trực tiếp
và gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người và vật nuôi.
Gần đây Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã thử nghiệm thành
công việc trồng xen ổi trên vườn cam sành, hạn chế được rầy chổng cánh, rầy
mềm gây bệnh vàng lá gân xanh (bệnh greening). Tháng 4/2005 tiến sĩ
Katsuya Ichiniose – chuyên gia của trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc
tế Nhật Bản (JIRCAS) đã được cử sang Việt Nam để nghiên cứu sâu hơn về
mối quan hệ (ổi - cam - rầy) sau thời gian nghiên cứu ông đã xác định: mùi
của chất dịch terpenoids (nhóm hương ổi) có trong lá ổi chính là “kẻ thù của
rầy”, chất này có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh đến trú ngụ và chích hút,

lây nhiễm bệnh greening trên các vườn cam quýt. Với kết quả nghiên cứu trên
cần phải tiến hành thí nghiệm trồng xen ổi trong vườn cam quýt để khắc phục
bệnh vàng lá greening tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cam quýt trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây cam quýt trên thế giới
Mặc dù nguồn gốc cam quýt xuất phát từ vùng Đông Nam Á nhưng hiện
nay cam, quýt được trồng ở nhiều vùng trên thế giới với tổng số hơn 100 quốc
gia. Quá trình sản xuất và tiêu thụ cam, quýt được ghi nhận phát triển từ giữa
thập niên 1980 đến nay gồm nhiều chủng loại quả cam, chanh, quýt, bưởi có
lượng gia tăng rất nhanh, sự phát triển cam, quýt bao gồm số lượng tiêu thụ quả
tươi, trên đầu người hàng năm trên thế giới tăng, ngay cả chế biến đóng hộp
cũng gia tăng đồng bộ với hình thức vận chuyển và bao bì cho sản phẩm, chất
lượng đã được cải thiện rất nhiều và chi phí cho đầu tư giảm đáng kể.
Theo thống kê của FAO năm 2009 thì năm 2005 tình hình xuất nhập
khẩu cam, quýt trên thế giới như sau: nhập khẩu 37,13 nghìn tấn có giá trị
31.272,38 nghìn USD, xuất khẩu 63,71 nghìn tấn có giá trị 38.112,3 nghìn
USD. Như vậy sản phẩm cam, quýt có giá trị thương mại rất lớn trong nền
kinh tế thế giới.
10
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cam và quýt trên thế giới
giai đoạn 2002 - 2010
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2002 7.640.276 140.689 107.490.468
2003 7.712.571 137.961 106.403.954
2004 7.942.740 142.774 113.401.980
2005 7.885.232 140.799 111.023.743
2006 8.345.461 140.182 116.989.100
2007 8.753.484 132.006 115.551.552
2008 8.867.779 137.753 122.157.195
2009 8.886.939 137.695 122.368.732

2010 8.643.501 143.178 123.755.750
(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012)
Từ năm 2002 đến năm 2010 diện tích trồng cam, quýt trên thế giới tăng
thêm được 1.003.225 ha, từ 7.640.276 ha (2002) tăng lên đến 8.643.501 ha
(năm 2010) cam, quýt mới. Sản lượng cam, quýt toàn thế giới từ năm 2002
đến 2010 có tăng lên nhưng còn khá chậm từ 107.490.468 tấn (năm 2002) lên
123.755.750 tấn (năm 2010).
Bảng 2.2. Sản lượng cam, quýt các châu lục năm 2010
(đơn vị: tấn)
Vùng lãnh thổ Cam Quýt
Châu Mỹ 34.898.652 3.192.911
Châu Á 20.960.153 14.147.836
Châu Âu 6.495.029 2.199.197
Châu Phi 6.749.760 1.678.423
Châu Đại Dương 404.023 99.225
(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012)
Kết quả thống kê của FAO cho thấy sản lượng cam quýt trên thế giới
rất cao nhưng lại không đồng đều giữa các châu lục, sản lượng cam chiếm tỷ
lệ cao nhất (63.012.588 tấn), Châu Mỹ có sản lượng cam lớn nhất so với các
châu lục khác (34.898.652 tấn) và thấp nhất là châu Đại Dương (chỉ có
404.023 tấn).
11
Những năm tới đây theo dự đoán sẽ có hai hướng phát triển về nhu cầu
cam, quýt. Đầu tiên là sự phát triển về nhu cầu cam sẽ chậm lại, một số nước
hiện nay đang phải đối phó với hai vấn đề trong sản xuất là bệnh loét (cakel)
và hiện tượng biến vàng trên cam, quýt (Citrut varriegatet chlorosis), ngoài ra
thu nhập người trồng cam thấp do giá thành không cao nên diện tích trồng
mới sẽ không tăng. Hai là xu hướng sử dụng quả cam tươi đối với các quốc
gia phát triển sẽ giảm và công nghiệp chế biến cam sẽ tiếp tục phát triển ở
những quốc gia đang phát triển mặc dù thị trường chính vẫn là các nước Bắc

Mỹ và châu Âu.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cam, quýt ở các châu lục trên thế giới năm 2010
Đvt: ha
Chỉ tiêu Châu lục
Năm
2008 2009 2010
Diện tích
(ha)
Châu Phi 1.635.580 1.679.635 1.449.543
Châu Mỹ 2.491.642 2.423.009 2.491.284
Châu Á 4.113.896 4.169.898 4.145.870
Châu Âu 593.488 584.202 525.178
Châu Đại Dương 33.173 30.195 31.626
Thế giới 8.867.779 8.886.939 8.643.501
Năng suất
(tạ/ha)
Châu Phi 85.716 87.432 97.895
Châu Mỹ 196.275 190.052 188.555
Châu Á 115.249 121.685 125.526
Châu Âu 189.201 177.428 190.171
Châu Đại Dương 178.302 174.218 177.811
Thế giới 137.753 137.695 143.178
Sản
lượng
(tấn)
Châu Phi 14.019.595 14.685.525 14.190.274
Châu Mỹ 48.904.766 46.049.959 46.974.350
Châu Á 47.412.474 50.741.784 52.041.427
Châu Âu 11.228.878 10.365.411 9.987.354
Châu Đại Dương 591.482 526.053 562.344

Thế giới 122.157.195 122.368.732
123.755.75
0
12
(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012)
Năm 2008 diện tích cam quýt của toàn thế giới là 8.867.779ha, năng
suất trung bình đạt 137.75 tạ/ha, sản lượng đạt 122.157.195tấn. Đến năm
2010 diện tích (8.643.501ha) và sản lượng đạt cao hơn (122.368.732tấn) vì
năng suất tăng (143.178tạ/ha).
So sánh về diện tích của 5 châu lục, châu Á có tổng diện tích lớn nhất
sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu
Đại Dương (31.626ha)
- Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa,
Costarica, Braxin, Achentina tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành
muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu
cầu đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đây
phát triển rất mạnh. Về năng suất cam năm 2008 đạt 196.275tạ/ha, đến năm
2010 năng suất trung bình đạt 188.555tạ/ha đây là vùng cam có năng suất cao
nhất trên thế giới
- Vùng châu Á: được khẳng định là quê hương của cam, quýt, hầu hết
các nước châu Á đều sản xuất cam quýt. Tuy nhiên năng suất bình quân vẫn
còn đang ở mức thấp, đó là do điều kiện kinh tế, xã hội của các nước này có
những hạn chế nhất định, nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều và
đang tồn tại sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Hàn Quốc) và sự
canh tác truyền thống của Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin tình trạng sâu bệnh
hại nhiều nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của FAO về tình hình sản xuất cam
quýt ở một số nước châu Á năm 2010 như sau:
13
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất cam và quýt ở một số nước vùng châu Á

năm 2010
TT Vùng lãnh thổ
Năm 2010
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1 Trung Quốc 2.011.210 119.171 23.967.720
2 Ấn Độ 1.029.000 100.987 10.391.600
3 Inđônêsia 58.000 350.460 2.032.670
4 Nhật Bản 56.260 166.033 934.100
5 Philippin 37.839 65.102 246.338
6 Thái Lan 96.335 116.698 1.124.213
7 Việt Nam 63.500 118.425 752.000
(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012)
Diện tích lớn nhất ở vùng này là Trung Quốc năm 2010 có trên 2 triệu
ha năng suất đạt 119.171 tạ/ha và sản lượng đứng đầu thế giới với xấp xỉ 24
triệu tấn quả chiếm 19,36% sản lượng quả có múi trên toàn thế giới.
Inđônexia là nước có năng suất cao nhất 350.460 tạ/ha.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở trong nước
Cam, quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta, cho đến nay cam quýt
đã được nhiều nhà quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất
cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước. Theo các tác giả
Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (năm 2000) cho thấy cây ăn
quả có diện tích, sản lượng cao đó là: chuối, cam, quýt, dứa, xoài trong đó
cam, quýt đứng vị trí thứ 2 sau chuối.
Từ những năm hòa bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ trước cam
quýt ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng

chuyên canh như xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang) đây là 2 vùng
14
chuyên canh cam có kinh nghiệm, 1 số gia đình cũng đã biết làm giàu từ trồng
cam nhưng trên thị trường cam quýt vẫn là một mặt hàng vô cùng quý hiếm.
Thời kỳ từ 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam có
xu hướng giảm dần, những diện tích được trồng vào thời kỳ từ 1960 - 1965
thì nay đã già cỗi, sâu bệnh nặng vì vậy đã chuyển sang trồng các loại cây
khác hoặc trồng lại. Tuy nhiên vào thời điểm đó ở miền Nam diện tích và sản
lượng cam quýt lại tăng lên nhất là khu vực tư nhân, các tỉnh có diện tích cam
nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp… Vào đầu những
năm của thế kỷ 21 trở lại đây so những năm 1975 của thế kỷ trước diện tích
năng suất và sản lượng của cam được tăng lên rất mạnh và dần ổn định.
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất cam và quýt của nước ta
giai đoạn 2002 - 2010
STT
Tình hình
sản xuất cam
Năm
2002 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1 Diện tích (1000 ha) 75,7 87,2 84,8 100,4 117,3 111,2 115,4
2
Diện tích cho sản
phẩm (1000 ha)
53,5 60,1 62,3 64,6 67,8 87,5 89,4
3 Năng suất (tạ/ha) 87,85 99,41 98,07 102,48 98,85 117,3 118,6
4 Sản lượng (1000 tấn) 470,0 606,4 611,0 662,0 670,2 683,3 720,1
(Bộ NN & PTNT 2011)
Kết quả thống kê của bộ NN và PTNN cho thấy diện tích sản xuất cam,
quýt được tăng vọt từ năm 2002 (75.700) đến 2005 (87.200) sau đó ổn định
qua các năm từ 2005-2008. Diện tích cao nhất đạt 89.900 ha. Cùng với tổng

diện tích thì diện tích thu hoạch sản phẩm cũng tăng dần đều, thấp nhất là
năm 2002 (53.500ha) cao nhất là năm 2008 (67.800ha). Năng suất trung bình
năm 2002 rất thấp chỉ đạt 87,85 tạ/ha và chúng tăng dần từ năm 2005 từ 99,41
tạ/ha lên 102,48 tạ/ha năm 2007. Tổng sản lượng cam quýt đạt cao nhất vào
năm 2010 đạt 720.100 tấn do diện tích cho thu hoạch tăng lên.
15
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2010
STT Vùng trồng
Diện tích
thu hoạch
(1000 ha)
Năng suất
trung bình
(tạ/ha)
Tổng sản
lượng
(1000 tấn)
1 Đồng bằng sông Hồng 5,9 104,3 53,2
2 Vùng Đông Bắc 15,5 49,4 57,8
3 Vùng Tây Bắc 1,5 45,6 6,6
4 Bắc Trung Bộ 8,3 76,9 55,1
5 Nam Trung Bộ 0,8 42,9 2,2
6 Tây Nguyên 0,9 60,0 3,0
7 Đông Nam Bộ 7,9 86,4 71,5
8 Đồng bằng sông Cửu Long 46,7 149,5 433,9
Tổng cộng 87,5 117,3 683,3
(Nguồn: Bộ NN&PTNT - 2011)
Diện tích cây cam ở các vùng hiện đang cho thu hoạch cao nhất là vùng
Đồng bằng sông Cửu Long 46.700 ha, thấp nhất là vùng cam Nam Trung Bộ
diện tích cho thu hoạch sản phẩm là 800 ha. Năng suất bình quân của cả nước

hiện rất thấp, chỉ đạt 117,3 tạ/ha. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 117,3 tạ/ha
Nam trung bộ đạt năng suất thấp nhất là 42,9tạ/ha. Tổng sản lượng cam năm
2009 đạt 683.300 tấn riêng vùng cam của Đồng bằng sông Cửu Long đạt
433.900 tấn, chiếm sản lượng cao nhất trong 8 vùng trồng cam trong cả nước.
Thấp nhất là vùng Nam Trung bộ đạt 2.200 tấn.
Trong những năm gần đây nhìn chung xu thế phát triển cam quýt chậm
lại, giảm đi nhất là miền Bắc. Nguyên nhận chính là sâu, bệnh nhiều, chưa có
biện pháp phòng trừ hiệu quả, chưa tạo ra được những giống tốt có khả năng
chống chịu sâu bệnh, để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
2.2.3. Các vùng trồng cam trong nước
2.2.3.1. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long
Gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí địa lý từ 9
0
15’ – 10
0
30’ vĩ độ Bắc
16
và 105
0
– 106
0
45’ độ kinh Đông. Đây là vùng tận cùng phía Nam đất nước
thuộc châu thổ sông Cửu Long, địa hình rất bằng phẳng.
Vùng đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi về khí
hậu để phát triển sản xuất cây có múi, có chế độ nhiệt độ cao và rất ôn hòa.
Nhiệt độ trung bình năm 25,5 - 29,8
0
C, tháng nhiệt độ thấp nhất là tháng 12
và tháng 1, nhiệt độ trung bình 24 - 25

0
C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 21 -
22
0
C. Tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ trung bình 28 - 29
0
C, nhiệt độ tối
cao không quá 38 - 39
0
C. Bức xạ nhiệt lớn và ổn định.
Về chế độ mưa và độ ẩm: lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long dao động từ 1.300 - 1.600 mm. Tập trung vào mùa mưa
(90%), chỉ có 10% ở các tháng mùa khô, tháng 11 là mưa ổn định nhất, còn
các tháng khác đặc biệt là tháng 7 và tháng 8 số ngày mưa và lượng mưa rất
biến động. Mùa khô có 2 tháng, tháng 1 và 2 là mưa ít nhất, mỗi tháng chỉ có
2 - 3 ngày. Độ ẩm không khí trung bình 83 - 85%, tháng khô hạn nhất độ ẩm
không khí còn 75%.
Tuy nhiên vùng đồng bằng Sông Cửu Long còn có nhiều hạn chế nhất
định là:
Vùng đồng bằng Sông Cửu Long không có mùa đông lạnh biên độ
nhiệt ngày đêm những tháng quá chín nên khả năng hình thành các sắc tố
anthoxyan ở vỏ cam quýt kém, mã quả xấu, khi chín vỏ quả vẫn còn xanh.
Cũng do nhiệt độ cao nên quả thường nhiều hạt, tỷ lệ xơ bã cao, vách múi dai.
Đất phù sa: là loại đất tốt thích hợp với cam quýt, song ven các sông
Tiền, sông Hậu hoặc các cù lao mạch nước ngầm cao gây cản trở tới việc ăn
sâu của rễ cam quýt và ảnh hưởng tới tuổi thọ của chúng.
Sâu bệnh sẽ phát triển rất nhanh, do vậy chi phí cho công tác bảo vệ
thực vật phòng trừ sâu bệnh rất tốn kém.
2.2.3.2. Vùng khu IV cũ
Gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ vĩ độ 18

0
đến
20
0
30’ vĩ độ Bắc. Trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ -
Nghệ An, gồm một cụm gồm các nông trường chuyên trồng cam, với diện tích
năm 1990 là 1.600 ha.
17
Vùng Phủ Quỳ nằm ở phía tây Bắc thuộc tỉnh Nghệ An. Diện tích tự
nhiên 730.000 ha. Là vùng đồi núi, nhưng phần lớn diện tích đất có độ dốc từ
3
0
- 6
0
rất thuận lợi cho trồng cam quýt và các cây trồng lâu năm khác, ảnh
hưởng của 2 loại gió mùa Đông - Bắc (gió lạnh) và Tây – Nam (gió nóng),
nên khí hậu vùng Phủ Quỳ phân thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa Đông vùng Phủ Quỳ từ 15
0
– 17
0
C.
Nhiệt độ tối thấp trong tháng lạnh nhất (tháng 1) xuống tới 2
0
C. Số ngày có
nhiệt độ thấp dưới 10
0
C ở Phủ Quỳ thường có tới 10 ngày. Đây là một hạn chế
lớn đối với vùng sinh trưởng của cam quýt.
Ngược lại về mùa Hè do ảnh hưởng của gió Tây – Nam nên khí hậu rất

khô và nóng. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa nóng từ 27
0
- 30
0
C,
nhiệt độ tối cao trung bình là 33
0
- 33,6
0
C. Nhiệt độ tuyệt đối cao trong tháng
nóng nhất (tháng 7) lên tới 42
0
C. Lượng mưa ở vùng Phủ Quỳ xấp xỉ 1.600
mm/năm, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa nóng, gây
hiện tượng xói mòn đất, trong khi các tháng mùa đông lại ít mưa, lượng bốc
hơi lớn, gây hiện tượng hanh khô thiếu nước.
Do những hạn chế về mặt khí hậu, thời tiết cho nên mặc dù có nhiều ưu
thế về mặt đất đai và trình độ khoa học kỹ thuật, song sản xuất cam ở vùng
Phủ Quỳ vẫn thường không ổn định.
2.2.3.3. Vùng miền núi phía Bắc
Gồm các tỉnh nằm trong dải vĩ độ từ 22
0
– 23
0
vĩ độ Bắc như: Tuyên
Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Thái
Nguyên, điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với 2 vùng kể trên.
Về điều kiện khí hậu, do vị trí địa lý nằm sát vành đai á nhiệt đới, lại có
địa hình đồi núi và độ cao so với mặt nước biển tương đối cao, cho nên điều
kiện khí hậu có mùa Đông lạnh và mùa Hè tương đối nóng. Nhiệt độ trung bình

năm vào khoảng 21
0
- 22
0
C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) từ
14
0
- 15
0
C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) từ 27
0
- 28
0
C. Tuy
nhiên do ảnh hưởng của địa hình ở mỗi tỉnh và mỗi địa phương trong tỉnh
khác nhau cũng gây nên sự biến đổi phức tạp về điều kiện khí hậu. Đây là một
trong những khó khăn đối với việc bố trí cơ cấu giống cây trồng ở các tỉnh
miền núi phía Bắc.
18
Lượng mưa trung bình ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ 1.600 – 1.800mm.
Riêng trung tâm Bắc Quang lượng mưa rất lớn từ 2.500 – 3.200mm. Tuy nhiên,
sự phân bố của mưa không đều .
Hạn chế cơ bản của việc phát triển cam quýt ở vùng miền núi phía Bắc là:
+ Địa bàn phân tán, ít có vùng tập trung lớn như vùng Phủ Quỳ - Nghệ
An hoặc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Địa hình dốc, giao thông đi lại khó khăn, hạn chế nhiều đến việc mở
rộng vùng sản xuất cam quýt làm hàng hoá.
+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn
do trình độ dân trí còn thấp, tính thích ứng với nền kinh tế hàng hoá còn chậm.
Sản xuất chủ yếu theo lối kinh nghiệm, thường chỉ độc canh một giống,

nên dễ bị ứ đọng sản phẩm, sâu bệnh phát sinh gây hại nhiều, công tác tuyển
chọn nhân giống chưa được chú trọng dẫn đến sự thoái hoá giống, phẩm chất
ngày càng xuống cấp.
Khắc phục những trở ngại trên, phát huy thế mạnh của các tỉnh miền
núi phía Bắc về điều kiện tự nhiên khí hậu để sản xuất hàng hoá quả có múi,
chỉ có thể làm từng bước và bắt đầu từ việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật mới, đặc biệt là những tiến bộ kỹ thuật về giống vào những vùng sản
xuất có kinh nghiệm, trên cơ sở đó phát triển ra các vùng khác.
2.3. Một số giống cam quýt được trồng ở Việt Nam
2.3.1. Một số giống cam
* Giống cam Valencia
Có nguồn gốc từ Mỹ, cây phân cành ngắn, tán hình cầu hay hình ôvan,
lá gồ ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm, phản quang, càn ít gai, quả to, có khối
lượng trung bình đạt 200 - 500g, hình ôvan, vỏ hơi dày mọng nước, ít sơ bã,
giòn. Quả có từ 9 - 12 múi, tép nhỏ mịn, vàng đậm, nhiều nước, vị ngọt thanh,
thơm, rất thích hợp cho ăn tươi cũng như chế biến nước quả, cây 9 năm tuổi
có chiều cao 4 - 5 m, đường kính tán 3,5 - 4m. Cam Valencia chín muộn vào
tháng 1, 2 năm sau và có khả năng giữ quả trên cây tới 2 tháng sau khi quả đã
chín. Năng suất quả cao, trong giai đoạn cho năng suất ổn định, năng suất đạt
từ 8 - 22 tấn/ha. Hiện tại được trồng nhiều ở tỉnh Hòa Bình và Nghệ An.
19
* Giống cam Xã Đoài
Cam Xã Đoài có nguồn gốc từ xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An. Giống cam này do một thầy tu người Pháp mang quả từ giống cam
Valecia sang Việt Nam vào năm 1880. Người dân địa phương thấy phẩm chất
tốt đã lấy hạt trồng và giống này được nhân ra từ đó. Giống cam này có lá
màu xanh đậm, hình lá thuôn dài, cành có gai, lá đứng, eo lá rộng. Quả có
chất lượng thơm ngon, hương vị thơm ngon nhưng tỷ lệ xơ cao và nhiều hạt
Có 2 dạng quả: quả tròn và dạng quả tròn dài . Dạng quả tròn dài cho năng
suất cao hơn, trọng lượng quả trung bình 180 - 200g. Đây là giống có khả

năng thích ứng khá rộng, chịu hạn tốt, chịu đất tốt đất ven biển. Hiện nay
giống này được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,
Hòa Bình, Hưng Yên.
* Giống cam Sông Con.
Giống cam này được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc từ một giống
nhập nội, có thể là do dạng đột biến mầm của cam Washington Navel. Cây
sinh trưởng khỏe, tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập trung. Lá
cam bầu, gân phía lưng nổi rõ, hoa màu xanh bóng có phản quang, hoa bất
dục đực 50%. Khối lượng quả trung bình đạt 200 – 220 g, quả hình cầu, mọng
nước, vỏ quả mỏng, ít hạt, ngọt đậm và thơm. Cây chiết hoặc cây từ giâm
cành sau 3 năm cho quả. Giống cam Sông Con cho năng suất trung bình có
khả năng chống chịu được một số sâu bệnh và có tính thích ứng rộng nên đã
được trồng ở trung du, miền núi, ven biển và vùng đồng bằng. Cam Sông Con
còn được trồng phổ biến khắp các vùng trong cả nước.
* Giống cam Vân Du .
Được nhập nội từ những năm của thập kỷ 40 do trạm nghiên cứu cam
Vân Du (Thanh Hóa) chọn lọc. Đây là một trong các giống cam chủ lực của
nước ta, cây phân cành khỏe, tán hình trụ, cành dày, có gai. Lá hơi thuôn, màu
xanh đậm, eo lá hơi to. Quả hình tròn ôvan, vỏ dày, mọng nước, giòn, ngọt
nhiều hạt. Giống cam này cho năng suất khá cao, chống chịu tốt với một số
sâu bệnh hại, chịu hạn và được phổ biến rộng. Được trồng phổ biến ở các
nông trường thuộc các tỉnh miền Trung và phía Bắc.
20
* Giống cam Bù Hà Tĩnh
Được trồng từ lâu ở Hương Sơn - Hà Tĩnh, có nơi gọi là quýt. Có 3
dạng hình chủ yếu:
- Dạng vỏ dày, quả có thành cao, phẩm chất tốt, ăn rất ngon.
- Dạng hoàn toàn giống cam sành nhưng quả có thành cao, vỏ mỏng
hơn, nhiều hạt.
- Dạng có quả hình cầu, chín muộn, vỏ quả đẹp

Cam Bù Hà Tĩnh có tính chống chịu khá, thích nghi với điều kiện khí
hậu, đất đai ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các vùng đồng bằng, Trung du, miền
núi phía bắc. Năng suất ở cây 9 - 10 năm tuổi có thể đạt 35 - 40 tấn/ha.
* Giống cam Dây (cam Mật)
Phổ biến ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông
Nam Bộ. Cây đạt 5 năm tuổi cao 3 - 4 m, đường kính tán 5 - 6 m, cành ít gai,
gai ngắn, lá xanh đậm có eo nhỏ, cây có thể ra hoa 3 vụ trong năm. Năng suất
có thể đạt 1000 - 1200 quả/cây/năm. Khối lượng quả trung bình đạt 220 - 260g.
Khi cam chín có vỏ màu vàng, thịt quả vàng đậm, ngọt, nhiều hạt, vỏ quả hơi
dày, ít thơm hơn các giống cam trồng ở phía Bắc.
2.3.2. Một số giống quýt
* Cam Sành (quýt King)
Là loại quýt được trồng phổ biến ở nước ta có tên là cam Sành. Ở miền
Bắc cam Sành mang tên theo từng địa phương trồng như: Cam Sành Bố Hạ
(Hà Bắc), cam Sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam Sành Bắc Quang (Hà
Giang)… lá to, dày, xanh đậm, eo lá to, răng cưa trên mép lá thưa và nông,
hình thức quả không đẹp vỏ dày thô, sần sùi nhưng màu sắc vỏ đẹp, thịt quả
rất đẹp, thơm ngon, chất lượng cao.
* Quýt Phủ Quỳ Nghệ An.
Giống này có đặc điểm thân cây dạng thẳng đứng, không có gai, góc
phân cành hẹp. Tán cây hình elip, mật độ cành trung bình, cành dẻo, tán gọn,
lá non có màu xanh nhạt, lá trưởng thành có màu xanh đậm. Hoa đơn và hoa
chùm mọc ở nách lá. Quả có hình cầu dẹt, đáy quả, đỉnh quả lõm khi chín, bề
mặt quả nhẵn bóng. Vỏ quả rất dễ bóc, số quả bình quân trên kg đạt 6 - 6,5
quả/kg. Hạt có dạng hình nêm dẹt 2 đầu. Quýt Phủ Quỳ cho năng suất cao,
phẩm chất khá, chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh Greening, chín muộn
vào tháng 1, tháng 2.
21
* Quýt Đường (Quýt Xiêm)
Trồng ở các tỉnh phía Nam đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu long. Cây

5 năm tuổi có thể cho 600 – 1000 quả, khối lượng trung bình đạt 100 – 120 g.
Quả hình cầu,vỏ mỏng dai, khi chín có màu vàng tươi, thịt quả mọng
nước, ngọt thơm, ít xơ bã nhưng tương đối nhiều hạt.
* Quýt Tích Giang
Được trồng nhiều ở Hải Dương, Hưng Yên và được gọi là quýt Tiền,
ngày xưa được dùng để tiến vua, giống quýt này được trồng nhiều ở xã Tích
Giang từ đó có tên gọi là quýt Tích Giang. Lá dày, thuôn dài, quả to đẹp,
đường kính quả lớn hơn chiều cao quả, vỏ hạt dày và giòn, thịt quả mọng
nước, nhiều hạt, hạt to, thịt nhiều xơ bã nhưng ngọt đậm.
* Quýt Vỏ Vàng Lạng Sơn.
Cây mọc thẳng và cao, phân cành nhiều và nhỏ. Lá giống lá quýt Tích
Giang, nhưng nhỏ và dài hơn, trên lá có nhiều túi hình dầu, mùi thơm đặc
biệt. Thịt quả mọng nước, vách múi mỏng, ít hạt hương vị thơm ngon, hấp
dẫn, ngọt đậm hơi có vị chua. Tính chống chịu tốt với điều kiện sinh thái cao,
khả năng thích nghi lớn được trồng nhiều ở các tỉnh như: Lạng Sơn, Bắc Cạn,
Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng.
2.3.3. Một số giống cam quýt trồng tại Tuyên Quang
* Cam sành: quả to trung bình 180 - 200g, vỏ dày thô, sần sùi, màu sắc
vỏ quả và thịt quả đẹp, vị quả ngọt đậm, ít xơ, chín muộn vào dịp tết (tháng
12 - tháng 1 năm sau).
* Quýt sen: cây sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, chín sớm, vị ngọt mát,
thơm nhưng xơ bã nhiều, dai, thích hợp trồng để dải vụ.
* Quýt đỏ Ngọc Hồi: sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, mẫu mã đẹp, quả còn
xanh mọng nước và rất chua. Khi chín vỏ quả chuyển màu đỏ, có vị ngọt đậm.
* Quýt vàng: quả hình cầu hơi dẹt, khi chín vỏ quả màu vàng, giòn, thịt
quả mọng nước, vị ngọt đậm, hơi chua, ít xơ.
* Quýt chum: quả hình quả lê, có núm lồi, vỏ màu vàng da cam, hơi
sần sùi, dễ bóc, vị ngọt hoàn toàn, không chua
22
2.4. Quy trình trồng và chăm sóc cam quýt.

- Làm đất: cam được trồng nhiều trên các loại đất nhưng nói chung cam
không thích đất ẩm ướt hoặc quá khô hạn. Tốt nhất là trồng cam nơi khô ráo
nhưng đủ nước. Nếu đất trồng lại cam thì phải luân canh cây họ đậu ít nhất là
2 năm để cải tạo đất, đồng thời hạn chế sâu bệnh còn tàn dư trong đất ở chu
kỳ trước. Trước khi trồng 2 tháng đất phải được khai hoang, dọn sạch cỏ dại,
cầy bừa kỹ, đào hồ, bón phân lót.
- Đào hố: hố được thiết kế theo đường thẳng ở đất đồng bằng hoặc theo
đường đồng mức, ở đất đồi theo kiểu nanh sấu. Kích thước tùy theo từng loại
đất. Nếu đất tốt và tơi xốp đào hố 80cm x 80cm x 80cm, đất đá và đất cằn có
thể đào 100cm x 100cm x 100cm.
- Khoảng cách và mật độ: đất tốt trồng khoảng cách 5m x 4m (500
cây/ha), đất xấu trồng khoảng cách 4m x 4m (625 cây/ha).
- Trộn phân lấp hố: phân chuồng hoai mục 40 – 50 kg (hố từ 0,5 – 1kg
P
2
O
5
+ 0,5 kg CaO) lấp đầy hố ủ 1 – 2 tháng trước khi trồng.
- Thời vụ trồng: vụ Xuân trồng tháng 2 – 3, vụ Thu trồng tháng 8 – 10
- Kỹ thuật trồng: đặt bầu cây thẳng đứng và cao ngang mặt đất ở giữa hố
đã đào, mắt ghép quay về hướng gió chính, lấp đất và nén chặt. Sau đó tưới nước
và giử ẩm và tủ gốc bằng các loại cỏ khô hoặc rơm rạ, trồng xen kẽ với các cây
họ đậu, cây phân xanh trong vườn cam để tăng độ màu mỡ cho đất.
- Trồng dặm: sau khi trồng mới 15 – 20 ngày tiến hành trồng dặm kịp
thời những cây bị chết.
- Làm cỏ, tủ gốc: vườn cam phải luôn sạch cỏ dại, đặc biệt xung quanh
gốc cam không để cho cỏ tranh chấp dinh dưỡng với cây cam. Thường xuyên
tủ gốc cho cây để giữ ẩm giảm được việc tưới nước. Những nơi bị mối nhiều
cần tủ gốc xa cây 20 cm để tránh mối leo lên cây cắn phá.
- Tưới nước: cây cam rất cần nước thiếu cây sẽ sinh trưởng phát triển

kém. Vì vậy sau khi trồng không có mưa phải tiến hành tưới nước hàng ngày
để cây chóng bén rễ và phục hồi tốt. Trong thời gian chăm sóc nếu bị khô hạn
phải tiến hành tưới để cung cấp đầy đủ nước cho cây, tạo điều kiện cho cây
sinh trưởng, phát triển tốt. Cây cam rất sợ đất úng nước nên những vùng đồng
bằng mùa mưa cần chú ý tiêu nước cho cam.
23
- Vệ sinh vườn: vườn cam bị bệnh khô cằn hoặc bị vàng lá do nhiều
nguyên nhân khác nhau vì vậy cần thường xuyên cắt tỉa các cành bị sâu bệnh
bị sâu đốt, xung quanh vườn cam phải luôn thoáng, sạch cỏ dại để tránh hiện
tượng ẩn nấp của sâu bệnh hại.
- Tạo hình, tỉa tán: để cây ra hoa, đậu quả cao cần phải tạo cho cây một
khung tán cân đối, thoáng, ánh sáng đầy đủ. Thường xuyên cắt tỉa các cành bị
sâu bệnh, cành nhỏ, cành vượt, cành tăm nhằm tạo cho tán luôn thông thoáng.
- Bón phân thúc cho cam: tăng lượng phân chuồng, giảm phân hóa học,
phun bổ sung phân bón lá thường xuyên để giữ bộ lá luôn luôn có màu xanh.
Sau khi trồng mới cây đã ổn định và ra lộc thì bón thúc một đợt với 1 lượng
100 kg ure + 100 kg kali, sau đó bón thúc theo độ tuổi của cây.
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu vẽ Bùa: là sâu phổ biến nhất trên cây cam, sâu tập trung cây hại
trên các vườn ươm và vườn cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Khi nở sâu
đục những đường hầm để ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục, các đường hầm do
sâu gây trên lá có thể làm lá uốn cong và biến dạng. Sâu non phá hoại quanh
năm nhất là các đợt lộc non từ tháng 4 đến tháng 10.
Phòng trừ: dùng thuốc Selecron 500 EC (0,2 %), Decil 2,5 EC (0,1 %)
Padan 95 SP (0,1 – 0,2 %) phun vào các đợt lộc non 2 lần (lần 1 phun khi mới
nhú lộc, lần 2 phun khi cây ra lộc rộ), phun thuốc kết hợp với dầu khoáng để
tăng hiệu quả cao hơn .
+ Sâu Nhớt: sâu non và sâu trưởng thành phá hoại lá non, quả non
trong mùa Xuân thường từ tháng 2 đến tháng 4.
Phòng trừ: Supracid 0,2 %, Selecron 500 EC (0,2 %), Viphensa 0,2 %

kết hợp với dầu khoáng.
+ Nhện đỏ và Nhện trắng: cả 2 loại đều chích hút cả lá lẫn quả. Nhện
trắng gây hại quả nhiều hơn là nguyên nhân gây nên rám quả và rám lá. Nhện
đỏ gây hại lá nhiều hơn gây nên các đốm mầu nâu và vàng ở lá và quả.
Phòng trừ: dùng Caltex Oil/DC – Tron PS (0,5 %), Danitol 10 EC
(0,2%), Selecron 500 EC (0,1 %), Zinep (0,3 %), kết hợp các loại thuốc này
với dầu khoáng Caltex Oil/DC – Tron PS sẽ tăng hiệu quả trừ nhện tốt hơn.
24
Ngoài các loại thuốc trên có thể dùng lưu huỳnh – vôi 0,5 -1
0
. Vì nhện rất dễ
quen thuốc nên cần phải thường xuyên thay thuốc nếu thấy hiệu quả thuốc.
+ Rệp Nâu: Rệp Nâu phát triển vào mùa Xuân và mùa Thu là loại rệp
môi giới truyền bệnh Tristeza hại cam quýt và là môi giới thích hợp cho nấm
muội đen phát triển và gây hại.
Phòng trừ: Selecron, Bassa, Vifel 0,2 % kết hợp với dầu khoáng Caltex
Oil/DC – Tron PS.
+ Bệnh loét (ghẻ): bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri gây ra, gây hại
lá, quả, cành.
Phòng trừ: phun Boocđo, Zinep, Ridomil, Chanpion kết hợp với dầu khoáng.
+ Bệnh chảy gôm (Phytophthora Citropthora): bệnh thường phát sinh ở
phần gốc cây cam quýt các mặt đất từ 20-30cm trở xuống cổ rễ.
Phòng trừ: dung thuốc boocđô 1-2% để phun trên cây và đổ trực tiếp
vào vết bệnh. Nếu cả rễ bị bệnh có thể đào lên loại bỏ rễ thối và xử lý thuốc.
+ Bệnh Sẹo: bệnh do nấm Elsinoe fawcetti gây ra phá hoại các bộ phận
mềm của cành non, lá hoa và quả nhỏ.
Phòng trừ: cắt và đốt cành bệnh, diệt nguồn nấm bệnh qua Đông. Chú ý
bảo vệ các đợt lộc non, quả non. Đầu mùa Hè cần phun Boocđo 1%, Zinep 0,5% .
+ Bệnh đốm thâm quả: Do nấm gây ra, nấm có sợi và các bọc bào tử
với kích cỡ rất nhỏ. Làm cho quả xuất hiện các đốm thâm, tròn, mặt vết thâm

hơi lõm xuống. Khi bổ thấy có mùi ủng, bên trong các múi không có sâu bọ
hoặc dòi. Quả dễ bị rụng và không sử dụng được.
Phòng trừ: Nhanh chóng tạo độ thông thoáng cho cây, thu gom những
quả rụng để tập trung tiêu huỷ. Phun thuốc Boocđô, Aliette, chú ý phun cả
mặt đất dưới tán cây và xung quanh gốc.
+ Bệnh Greening: gây hại nặng trên cây cam và quýt. Cây bị bệnh cành
nhỏ, cành tăm mọc chụm vào nhau, tán cây nhỏ lại, lá vàng và bé, lá có gân xanh
thịt vàng, phiến lá con hình thìa, quả nhỏ chín không đều ít nước và chua, phầm
chất kém, hạt lép nhiều và có màu nâu có khi có hiện tượng chảy nhựa.
Phòng trừ: hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa bệnh này, vì vậy cần
phải được áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
25
+ Trồng mới bằng giống sạch bệnh .
+ Chọn tổ hợp gốc ghép và mắt ghép chống chịu bệnh
+ Nếu phát hiện cây bị bệnh phải bỏ và đốt đi không để cây lan sang
cây khỏe
+ Phun thuốc diệt trừ rầy chổng cánh là môi giới truyền bênh vàng lá
Greening. Phun vào các đợt lộc non trong năm, mỗi đợt lộc cần phun 2 lần,
lần 1 cần phun khi cây nhú lộc, lần 2 phun khi cây ra lộc.
2.5. Quy trình trồng và chăm sóc ổi
2.5.1 Chọn đất, đào hố, bón lót chuẩn bị trồng
- Chọn đất: chọn đất màu mỡ, thoát nước, có thể trồng trên đất có lẫn đá.
- Đào hố ổi giữa các hàng cam, khoảng cách 4m x 4m (mật độ 625
cây/ha). Kích thước hố 40 x 40 x 40 (cm)
Xử lí khử trùng hố bằng Foocmalin theo tỷ lệ 2%, pha thuốc, phun đều
xuống hố và đất đã đào.
Lượng phân cho mỗi hố: + Phân chuồng: 10 - 15 kg/hố.
+ NPK: 1kg/hố
Tất cả các loại phân trên được trộn đều với 10 - 20g chất xử lý đất
Diaphos và lớp đất mặt xuống đáy hố, vun cao hơn mặt đất 15 - 20 cm.

2.5.2 Thời vụ trồng
Nếu trồng trong vườn, chăm sóc chu đáo, trồng vào thời gian nào cũng
sống. Tuy nhiên miền Bắc trồng vào tháng 4/2 - 13/3 và ở miền Nam trồng
vào tháng 4, 5 đầu mùa mưa để đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.
2.5.3 Kỹ thuật trồng
Kỹ thuật trồng không có gì đặc biệt, chú ý không làm vỡ bầu, không trồng
quá sâu hoặc quá nông, phải tính đến độ lún của đất, để sau khi tưới đẫm hoặc
mưa to làm cho cây lún sâu xuống đất, cổ cây vẫn ngang với mặt đất.
Dùng cuốc bới một hố nhỏ ở giữa hố đã lấp đầy đất, xé bỏ túi bầu, đặt
bầu cây chính giữa hố, điều chỉnh cho cây đứng thẳng, mắt ghép quay về
hướng gió chính, dùng đất nhỏ vun vào xung quanh bầu,dùng tay ấn nhẹ đất
để đất tiếp xúc với rễ cây.
Dùng cỏ, rơm, rạ tủ kín một lớp dày 10 - 15 cm, cách gốc 10 - 20 cm để
giữ ẩm. Dùng que nhỏ, cắm xiên 45
o
để cố định cây tránh đổ bởi những tác
động ngoại cảnh.
Tưới đẫm nước 10 - 15 lít/cây

×