Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.84 KB, 6 trang )

VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỢI Ở VIỆT NAM
PGS.TS. Hồng Mạnh Cừ
Phó Trưởng khoa, Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm
Học viện Tài chính
Tóm tắt
Hoạt đợng bảo hiểm kinh doanh có vai trị quan trọng đối với sự ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, tuy đã đạt được những kết quả đáng kể, song hoạt động của thị
trường bảo hiểm trong thời gian qua vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định: quy mơ thị trường
cịn nhỏ, vốn kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) cịn hạn chế, văn bản
pháp lý chi phới còn bất cập, cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tiếp diễn... Nhằm đáp ứng
các yêu cầu, xu hướng mới trong điều kiện nước ta hiện nay thì cần phải thực hiện đồng bộ
các giải pháp đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm hơn nữa.
Từ khóa: Vai trò của bảo hiểm, bảo hiểm ổn định kinh tế - xã hội, bảo hiểm phát triển
kinh tế - xã hội
1. Sự phát triển của thị trường bảo hiểm đã từng bước đáp ứng được yêu cầu ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Sau gần 30 năm mở cửa thị trường, hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã
đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh, đóng góp đáng kể cho việc giảm thiểu rủi ro
trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, giảm bớt gánh
nặng cho ngân sách nhà nước, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó
được thể hiện qua số liệu tại Bảng 1 sau đây.
Bảng 1. Tình hình phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021
TT

Chỉ tiêu

1

Số lượng các doanh nghiệp


2

3

Năm 2018 Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

65

67

71

72

Doanh thu phí (tỷ đồng)

133.146

160.185

185.960

217.338

- Bảo hiểm phi nhân thọ


46.970

53.366

56.669

57.880

- Bảo hiểm nhân thọ

86.176

106.819

129.291

159.458

2,36

2,65

2.98

3,37

Tỷ trọng phí bảo hiểm/GDP (%)

73



TT

Năm 2018 Năm 2019

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2021

4

Bồi thường, trả tiền (tỷ đồng)

39.260

43.761

48.768

52.169

5

Dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng)

241.092

291.735


364.793

449.669

6

Đầu tư trở lại nền kinh tế (tỷ đồng)

324.262

378.504

468.563

577.069

7

Giải quyết việc làm (người)

929.562

1.068.151

1.102.297

1.204.714*

(*: Tính toán của tác giả)

Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bợ Tài chính,
Hiệp hợi Bảo hiểm Việt Nam
Tính đến ngày 31/12/2021, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 72 doanh nghiệp được
phép hoạt động (trong đó có 32 DNBH phi nhân thọ, 19 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp
tái bảo hiểm, 19 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 01 chi nhánh nước ngoài. Trong những
năm qua, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19,
song hoạt động bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam đã đạt được kết quả tương đối khả quan.
- Thị trường đạt tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng GDP. Tổng doanh thu phí
bảo hiểm tồn thị trường giai đoạn 2018 - 2021 tăng bình quân hơn 21%/năm. Cơ cấu tỷ
trọng doanh thu phí bảo hiểm trong GDP cũng tăng nhanh, từ 2,36% GDP (năm 2018) lên
2,98% (năm 2020) và đạt 3,37% (năm 2021). Thị trường ngày càng được hoàn thiện với đầy
đủ các yếu tố; số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng nhằm phục vụ tốt hơn nhu
cầu bảo hiểm của nền kinh tế, tổ chức và dân cư
- Hoạt động bảo hiểm đã đóng vai trị tích cực đến việc ổn định nền kinh tế - xã hội và
đời sống nhân dân. Tổng số tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong 4 năm gần đây là
183.958 tỷ đồng, riêng năm 2021 là 52.169 tỷ đồng, trong đó có nhiều vụ tổn thất lớn như:
vụ hỏa hoạn tại Cơng ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đơng, theo ước tính, số tiền
bảo hiểm là 450 tỷ đồng, số tiền bồi thường thuộc phạm vi bảo hiểm khoảng 150 tỷ đồng
(Công ty này đã mua bảo hiểm cháy nổ tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt
Nam – PVI); vụ tổn thất cháy kho hàng hóa gia dụng của Cơng ty Sunhouse miền Nam với
tổng số tiền Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh chi trả trên 43 tỷ đồng… Việc giải quyết bồi
thường tốt giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh; giúp người dân sớm ổn
định đời sống; giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
- Các DNBH đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã
hội: Tổng số tiền các DNBH đã huy động để đầu tư trở lại cho nền kinh tế lên đến 577.069
tỷ đồng năm 2021. Vốn đầu tư này chủ yếu từ dự phòng nghiệp vụ. Năm 2021, tổng dự

74



phòng nghiệp vụ của các DNBH đạt 449.669 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn rất có ý nghĩa để
đầu tư phát triển kinh tế.
- Hoạt động của thị trường bảo hiểm đã góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước,
giải quyết công ăn việc làm cho xã hội và nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm.
Các DNBH đã đóng góp các khoản thuế vào ngân sách nhà nước. Số lượng lao động trong
ngành Bảo hiểm đến năm 2020 đã lên tới 1.102.297 người (nhân viên và đại lý bảo hiểm).
Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm đã được nâng cao. Nhiều cá nhân, tổ chức đã
coi bảo hiểm là giải pháp ổn định tài chính mà khơng trơng đợi vào các hoạt động cứu trợ
hoặc bao cấp từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, hoạt động bảo hiểm kinh doanh tại Việt Nam trong những năm qua đạt
tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển và ổn
định nền kinh tế. Tuy nhiên, so với tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm và nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa, thị trường
bảo hiểm còn bộc lộ một số vấn đề do những nguyên nhân nhất định.
2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Quy mơ thị trường cịn nhỏ
Tuy đạt đạt được tốc độ tăng trưởng cao, song quy mô của thị trường bảo hiểm Việt
Nam cịn nhỏ. Quy mơ thị trường bảo hiểm của các nước trong khu vực như: Indonesia, Thái
Lan, Malaysia, Singapore... lớn hơn nhiều lần so với Việt Nam.
Tiềm năng thị trường còn chưa được khai thác hết
Thực tế những năm qua cho thấy, các DNBH trên thị trường bảo hiểm Việt Nam mới
chỉ kinh doanh theo kiểu “hớt váng” chứ chưa đi vào chiều sâu, tiềm năng của thị trường chưa được khai thác hết. Cho đến nay, hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm còn bỏ ngỏ những bộ
phận thị trường rất lớn.
Công tác phòng tránh rủi ro còn bất cập
Tuy các DNBH đã có nhiều nỗ lực nhằm khai thác dịch vụ mới song chưa quan tâm
đầy đủ tới việc đánh giá rủi ro, chưa chú ý tới vấn đề phòng ngừa và hạn chế tổn thất. Vẫn có
nhiều nghiệp vụ, nhiều DNBH tỷ lệ bồi thường, trả tiền bảo hiểm cao và vẫn còn nhiều vụ
tổn thất lớn xảy ra.
Khả năng giữ lại thấp
Năng lực bảo hiểm của thị trường còn thấp. Tỷ lệ giữ lại của các nghiệp vụ có tái bảo

hiểm của tồn thị trường trong những năm qua chỉ đạt 60% - 70% trên tổng doanh thu.
Chẳng hạn đối với bảo hiểm hàng khơng, tỷ lệ tái bảo hiểm ra nước ngồi năm 2020 chiếm
tới 81,8%. Do vậy, mặc dù đạt doanh thu phí bảo hiểm cao, song ở những nghiệp vụ có tỷ
trọng doanh thu lớn, các DNBH lại phải chuyển phần lớn phí bảo hiểm tái ra nước ngồi.
75


Việc này đã làm hạn chế khả năng tài chính và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của
các DNBH.
Hoạt động đầu tư còn hạn chế
Các DNBH đã góp phần đáng kể vào việc sớm hình thành thị trường vốn ở Việt
Nam. Tuy nhiên, đầu tư của các DNBH ở Việt Nam còn đơn điệu, tập trung chủ yếu vào
những cơng cụ đầu tư có tính thanh khoản cao để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả
thường xun.
Cạnh tranh khơng lành mạnh vẫn tồn tại
Do cịn thiếu văn bản pháp lý và chưa có những người thực sự giám sát, vì vậy, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH vẫn chưa được đẩy lùi. Tình trạng trên
khơng chỉ gây ra hậu quả xấu cho các DNBH mà còn gây ra tâm lý e ngại ở khách hàng, hạn
chế sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Hợp tác giữa các DNBH còn thiếu chặt chẽ
Khả năng hợp tác giữa các DNBH vì lợi ích chung của tồn thị trường cịn rất hạn
chế. Đối với một số nghiệp vụ, các DNBH đã ký được thỏa thuận hợp tác nhưng không
thực hiện được, làm ảnh hưởng đến uy tín chung của thị trường, gây khó khăn cho cơng tác
quản lý.
Sở dĩ có tình trạng trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nhiều doanh nghiệp và đại bộ phận dân cư còn hạn chế về khả năng tài chính để
mua các loại bảo hiểm. Những khó khăn về kinh tế, hậu quả của những đợt hạn hán kéo dài,
mưa báo triền miên, đại dịch SARS, cúm gà, COVID-19… ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân
dân. Những yếu tố trên đã làm sức mua xã hội tăng chậm và gây tác động tiêu cực đến hoạt
động kinh doanh bảo hiểm.
- Nhận thức của người dân về bảo hiểm còn chưa đầy đủ. Nhiều người còn nhầm lẫn

giữa bảo hiểm kinh doanh với bảo hiểm xã hội; tập quán mua bảo hiểm hầu như chưa có,
nhiều trường hợp cịn xem bảo hiểm là điều bắt buộc, trong tâm lý của khách hàng vẫn còn lo
ngại trước các DNBH.
- Khả năng tài chính của các DNBH còn hạn chế. Hầu hết các DNBH phi nhân
thọ đều có vốn nhỏ từ 300 - 500 tỷ đồng. Điều này đã hạn chế sự tin tưởng của khách
hàng bảo hiểm, khiến các DNBH ở Việt Nam phải chuyển một phần lớn phí tái bảo
hiểm ra nước ngồi.
- Thị trường dịch vụ tài chính chưa phát triển để hỗ trợ hoạt động đầu tư của các
DNBH, môi trường đầu tư tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và rủi ro, các cơng cụ tài chính tiền tệ chưa phong phú, điều này rõ ràng đã làm ảnh hưởng tới khả năng đa dạng hóa đầu tư
của các DNBH. Nhiều DNBH phi nhân thọ chỉ quan tâm tới hoạt động khai thác, chưa chú
trọng tới hoạt động đầu tư.
76


- Năng lực hoạt động các DNBH còn hạn chế. Do chưa có bề dày hoạt động nên các
DNBH ở Việt Nam còn thiếu đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm, tính
phí và dự phòng nghiệp vụ, thẩm định bảo hiểm, quản lý rủi ro và đầu tư, thiếu kinh nghiệm
quản trị, công nghệ bảo hiểm còn đơn điệu...
- Hệ thống pháp luật về bảo hiểm còn thiếu, quản lý của Nhà nước đối với thị trường
bảo hiểm chưa đồng bộ, chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề nảy sinh, do đó cịn bị động khi
định hướng cho thị trường bảo hiểm hoạt động ổn định và lành mạnh. Việc kiểm tra, giám sát
cịn nặng về hành chính. Bên cạnh đó, chính sự non nớt, yếu kém trong hoạt động kinh doanh
đã làm cho các DNBH thực hiện các chính sách cạnh tranh không lành mạnh.
- Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam chưa xây dựng quy chế gắn kết quyền lợi các thành
viên, chưa có thỏa thuận thống nhất các nguyên tắc cạnh tranh, hợp tác và xây dựng quy chế
tự quản nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Từ thực trạng trên cho thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự
phát triển và còn nhiều bất cập về vốn, năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ, hệ thống luật
pháp... Để bảo hiểm thực sự là “lá chắn kinh tế” trước các nguy cơ rủi ro bất ngờ, đồng thời
huy động thêm nguồn lực trong nước đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế và

đóng vai trị là dịch vụ tài chính liên kết tồn cầu, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, đủ sức
cạnh tranh một cách lành mạnh với thị trường bảo hiểm quốc tế, đòi hỏi phải có những giải
pháp phù hợp.
3. Giải pháp nâng cao vai trò kinh tế – xã hội của bảo hiểm ở Việt Nam
Để giải quyết những vấn đề trên nhằm đảm bảo cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát
triển ổn định, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, ngày càng phát huy vai trò kinh tế xã hội của mình, theo chúng tơi, cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, các DNBH cần tăng cường khả năng tài chính bằng cách tăng thêm vốn điều
lệ hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp khác. Có như vậy, năng lực bảo hiểm mới được nâng
cao, tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng mức giữ lại ở thị trường trong nước, đảm bảo
cung cấp vốn đầu tư phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, những nỗ lực của các DNBH cần được phát huy hơn nữa, khơng chỉ tập trung
vào việc đa dạng hóa sản phẩm, thiết lập kênh phân phối, đào tạo rèn luyện kỹ năng khai
thác… mà còn cần phải chú ý tới hoạt động ứng dụng công nghệ 4.0; quan tâm cơng tác đánh
giá rủi ro, đề phịng hạn chế. Làm được điều này, DNBH mới tiếp cận được mơ hình quản trị
hiện đại; hoạt động bảo hiểm mới thực sự thể hiện vai trị tích cực của mình trong việc đảm
bảo an toàn xã hội.
Thứ ba, để ngăn chặn chiều hướng cạnh tranh khơng lành mạnh bằng cách giảm phí,
các DNBH cần hợp tác chặt chẽ và phối hợp với nhau trong khai thác bảo hiểm thông qua
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Có như vậy mới duy trì được tốc độ tăng trưởng của thị trường
77


bảo hiểm một cách ổn định, đồng thời đảm bảo được quyền lợi của cả người bảo hiểm và
người tham gia bảo hiểm.
Thứ tư, khi thực hiện nghiệp vụ nhượng tái, các DNBH cần chú trọng vào khả năng tài
chính và năng lực bảo hiểm của các công ty nhận tái bảo hiểm hơn là giá cả; còn khi thực
hiện nhận tái, cần chú ý tới chất lượng dịch vụ bảo hiểm thông qua việc yêu cầu cung cấp
thông tin; đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm cần phối hợp với các doanh
nghiệp tái bảo hiểm trong nước (Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam –
VINARE, Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI – PVI Re) có biện pháp kiểm soát và tư

vấn cho các DNBH trong các nghiệp vụ nhượng và nhận tái bảo hiểm. Đây được coi là
phương thức tốt nhất nhằm đảm bảo sự an toàn về tài chính cho các DNBH.
Thứ năm, Bộ Tài chính cần sớm hoàn thiện Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm trình
Quốc hội thơng qua và ban hành thơng tư hướng dẫn thực hiện theo nghị định của Chính phủ
một cách cụ thể, chi tiết. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNBH trong công tác
khai thác, mở rộng thị trường, chủ động trong kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Tuy cịn có những vấn đề cần phải quan tâm, song những năm vừa qua được coi là
những năm “được mùa” của thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là trong điều kiện thị trường
bảo hiểm thế giới có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
Điều đó khẳng định tiềm năng to lớn của thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng như sự cần
thiết và vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế thị trường là khơng thể phủ nhận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2018 - 2020), Thị trường bảo hiểm Việt Nam các năm 2018, 2019, 2020.
2. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Tổng kết thị trường bảo hiểm năm 2021.
3. />4. />
78



×