Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Vai trò của bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.35 KB, 10 trang )

VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI SỰ ỔN ĐỊNH XÃ HỘI VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Thị Kim Hằng
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn - Trường Đại học Khánh Hịa
Tóm tắt
Trong giai đoạn hiện nay, việc ổn định xã hội vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho
đổi mới và phát triển thành cơng. Bài viết phân tích vai trị cần thiết của bảo hiểm đối với sự
ổn định xã hội thông qua việc góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các ́u tớ gây
mất an tồn xã hợi, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự bình đẳng xã hợi, hạn chế
xung đợt. Từ đó, tác giả đề xuất một số ý kiến phát huy vai trị của bảo hiểm.
Từ khóa: Bảo hiểm, ổn định xã hội, đổi mới
1. Đặt vấn đề
“Ổn định xã hội là trạng thái thống nhất trên các lĩnh vực chủ yếu thuộc đời sống xã
hội trong quá trình vận động, biến đổi theo những quy luật khách quan vốn có của xã hội.
Nội hàm của khái niệm “ổn định xã hội” là trạng thái đối lập với rối loạn, khủng hoảng, mất
ổn định, là điều kiện thuận lợi cho phát triển, tiến bộ xã hội” (Phan Huy Đường, 2015).
Trong quá trình đổi mới, “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định 8 mối quan hệ lớn cần phải giải
quyết, trong đó mối quan hệ lớn đầu tiên là quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) bổ sung mối quan hệ lớn thứ 9; Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021) bổ sung mối quan hệ lớn thứ 10 và đều giữ
nguyên vị trí quan trọng đầu tiên của mối quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển.
Hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Các vấn đề xã hội phát sinh phức tạp và chưa được
giải quyết triệt để như: khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội; tình trạng thiếu
việc làm; bất ổn và xung đột xã hội gia tăng; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe yếu kém; mơi
trường bị ơ nhiễm và suy thoái đến mức báo động... Trong bối cảnh đó, sự phát triển của
ngành Bảo hiểm đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ sự ổn định của xã hội.

113



2. Nội dung
2.1. Khái niệm bảo hiểm và phân loại bảo hiểm
“Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thơng qua đó, một cá nhân hay một tổ
chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo
hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền
bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro
hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê” (Nguyễn Văn Định, 2012).
Hiện nay, có rất nhiều loại bảo hiểm được khai thác phục vụ cho mọi mặt đời sống xã
hội và được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Với cách phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm,
bảo hiểm được chia ra làm hai loại: bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro
có tính chất ổn định tương đối theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người) và
bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi rõ rệt theo thời
gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người), tương ứng với hai kỹ thuật là
“phân bổ” và “tồn tích vốn”. Với cách phân loại theo đối tượng bảo hiểm, tồn bộ các loại
hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản (đối tượng bảo hiểm là
tài sản), bảo hiểm con người (đối tượng bảo hiểm là tính mạng, thân thể, sức khỏe của con
người) và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng
buộc của các quy định trong Luật Dân sự). Với cách phân loại theo phương thức quản lý, các
nghiệp vụ bảo hiểm được chia làm hai hình thức là bắt buộc (bảo hiểm được hình thành trên
cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của
tồn bộ nền kinh tế - xã hội) và tự nguyện (hợp đồng bảo hiểm được kết lập dựa hoàn toàn
trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm). Với cách phân loại theo mục đích
hoạt động, các loại hình bảo hiểm được chia làm hai hình thức: bảo hiểm xã hội và bảo hiểm
thương mại. Trong đó, bảo hiểm xã hội nhằm phục vụ cho các chính sách xã hội của Nhà
nước, bảo hiểm thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Sự đa dạng của các loại hình bảo hiểm, trong đó có những bảo hiểm mang tính chất bắt
buộc cho thấy ngành Bảo hiểm ngày càng phát triển và bảo hiểm đã trở thành một phần thiết
yếu trong đời sống xã hội.
2.2. Vai trò ổn định xã hội của bảo hiểm ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay
Khi bắt đầu thực hiện đổi mới, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986),

Đảng ta đã nhận thức được vai trò của sự ổn định chính trị - xã hội, coi đó như một điều kiện
- tiền đề để đổi mới và phát triển thành công. “Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong
quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được” (Đảng
Cộng sản Việt Nam, 1986).

114


Các kỳ Đại hội tiếp theo, Đảng Cộng sản Việt Nam đều khẳng định vai trò quan trọng
của việc đảm bảo sự ổn định xã hội, nó có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện thắng lợi mục
tiêu chiến lược “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Bảo hiểm là một trong những công cụ thực hiện chính sách an sinh xã hội, góp phần vào
sự ổn định xã hội. Vai trò ổn định xã hội của bảo hiểm được thể hiện như sau:
Thứ nhất, bảo hiểm góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các ́u tớ nguy hiểm,
gây mất an tồn xã hợi, qua đó góp phần duy trì sự phát triển ổn định của xã hội.
Bảo hiểm phối hợp với các cơ quan, tổ chức tham gia vào việc cảnh báo những yếu tố
gây nguy hiểm, ngăn chặn những thiệt hại cho xã hội vì việc giảm tổn thất khiến số tiền bảo
hiểm phải chi trả ít hơn và có thể tiết kiệm nhiều hơn (Santosh và Upinder, 2003).
Trong quá trình hoạt động, các cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã đăng tin
trên các trang web, tổ chức những buổi hội nghị khách hàng, hội thảo bảo hiểm để thông tin
tuyên truyền về những rủi ro, nguy hiểm trong cuộc sống như: tai nạn lao động, cháy nổ…
Dưới đây là một trích đoạn bài viết “Mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động tại
Điện Biên” đăng trên trang web Bảo hiểm trực tuyến />“Tai nạn lao động đã trở thành nỗi ám ảnh khi cướp đi tính mạng hoặc làm suy yếu
khả năng lao động của người lao động. Không những thế, đằng sau mỗi vụ tai nạn lao động
còn kéo theo nhiều tổn thất về kinh tế. Theo thống kê sơ bộ, năm 2018, thiệt hại về chi phí
tiền thuốc, mai táng phí, bồi thường cho gia đình nạn nhân, người bị thương là gần 1.500 tỷ
đồng; thiệt hại về tài sản là 5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nguy cơ mất an tồn lao động vẫn cịn hiện hữu, nhiều vụ tai nạn lao động trên
địa bàn tỉnh đã xảy ra mà khơng ít những trường hợp do chính người lao động chủ quan, không
chú ý đến vấn đề bảo hộ lao động, bảo đảm an tồn cho chính mình.

Vậy làm gì để giảm thiểu tai nạn lao động? Để hạn chế được tai nạn lao động thì thực
sự cần phải có sự chung tay của nhiều đối tượng. Về phía lãnh đạo của tỉnh cũng như lãnh
đạo các doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ phải tăng cường hơn nữa các cơng tác đảm bảo an
tồn lao động. Về phía người lao động, đặc biệt là những lao động tự do cần phải tập trung
cao độ khi làm việc, giảm thiểu mọi tác nhân gây mất tập trung, mất an tồn lao động.
Một vấn đề nữa đó chính là chủ doanh nghiệp sử dụng lao động và cá nhân người lao
động cần phải chủ động thực hiện công tác sử dụng bảo hiểm tai nạn để được hỗ trợ, giảm
nhẹ các tổn thất về tài chính khi tai nạn không may xảy ra…”
Như vậy, để thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm, DNBH đã cung cấp thông tin về
thiệt hại về người và của do tai nạn lao động, tuyên truyền về trách nhiệm giảm thiểu tai nạn lao
động thuộc về lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp sử dụng lao động và cá nhân người lao động.

115


Thông qua những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, các DNBH yêu cầu người
tham gia bảo hiểm có ý thức tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo
vệ đối tượng bảo hiểm, góp phần đảm bảo an tồn cho tính mạng, sức khỏe con người, của
cải và vật chất của xã hội. Ví dụ như yêu cầu những đối tượng khi tham gia bảo hiểm cháy,
nổ phải thực hiện các quy định về phịng cháy, chữa cháy.
Thứ hai, bảo hiểm góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua tạo việc làm và giảm thiểu
tác động tiêu cực của rủi ro.
Lĩnh vực bảo hiểm sử dụng lao động trực tiếp với số lượng hàng triệu người trên tồn
thế giới và nếu tính cả các nhà cung cấp dịch vụ phụ như: đại lý, nhà môi giới bảo hiểm, nhân
viên hỗ trợ công nghệ thông tin, vận chuyển, kiểm toán viên và tư vấn tài chính… thì con số
cịn nhiều hơn nữa (Grant, 2012).
Bảo hiểm đã góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động. Năm 2020, thị
trường bảo hiểm Việt Nam có 70 doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm
(bao gồm 30 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên, 9 công ty TNHH 2 thành
viên trở lên, 30 công ty cổ phần và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài tại Việt

Nam). Tổng đại lý bảo hiểm năm 2020 đạt 1.066.835 đại lý, tăng 3,10% so với năm 2019.
Trong đó, số lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ là 895.438 người, tăng 2,87% so với năm 2019;
số lượng đại lý bảo hiểm phi nhân thọ là 171.397 người, tăng 4,28% so với năm 2019 (Cục
Quản lý, giám sát bảo hiểm, 2020). Như vậy, hoạt động bảo hiểm đã thu hút khoảng 1% dân
số đất nước. Điều đó chứng tỏ hoạt động bảo hiểm là lĩnh vực thu hút lao động xã hội không
nhỏ. Ngồi ra, thơng qua đầu tư dưới nhiều hình thức, bảo hiểm còn gián tiếp tạo thêm nhiều
việc làm cho các ngành khác như: giáo dục, xây dựng… Việc làm đem lại thu nhập cho
người lao động, giúp họ có cơ hội thốt khỏi đói nghèo.
Xã hội ln tiềm ẩn những rủi ro như: thiệt hại tài sản, ốm đau, tàn tật, tai nạn và cả
cái chết. Rủi ro gây nên những hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính, đời
sống của cá nhân và gia đình. Bảo hiểm là biện pháp giảm thiểu rủi ro tổn thất có hiệu quả vì
hậu quả của rủi ro thơng qua bảo hiểm sẽ được phân tán cho nhiều người cùng gánh chịu.
Dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít, bảo hiểm chia nhỏ tổn thất dẫn đến hậu quả lẽ ra rất
nặng nề, nghiêm trọng với một hoặc một số người sẽ trở nên không đáng kể và có thể chấp
nhận được đối với cả cộng đồng những người tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm hỗ trợ tài chính,
giảm thiểu tác động tiêu cực của các cú sốc kinh tế, tăng khả năng phục hồi sau rủi ro và bảo
vệ họ khỏi đói nghèo và cơ cực (World Bank, 2012).
Ví dụ như trường hợp bồi thường bảo hiểm vào tháng 12/2020, Công ty Cổ phần Bảo
hiểm Bảo Long (Thành phố Hồ Chí Minh) đã thực hiện chi trả tiền bảo hiểm thân tàu với
tổng số tiền bồi thường là 4 tỷ đồng cho hai tàu cá của ông Lê Vạn, số hiệu BĐ 96388 -TS ở
phường Hoài Thanh và tàu cá của ông Võ Ngọc Đô, số hiệu BĐ 97486 - TS ở xã Hoài Hải,
116


tỉnh Bình Định bị chìm trên biển. Nhờ vậy mà họ sớm ổn định lại cuộc sống và khôi phục
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu khơng có bảo hiểm thì chủ tàu sẽ bị thiệt hại rất lớn về
tài sản, mất thu nhập, khơng trả nổi nợ (nếu có vay mượn), có khả năng sẽ phải bán nhà, lâm
vào tình trạng đói nghèo, thậm chí có những hành vi trộm cắp, lừa đảo làm mất an ninh, trật
tự xã hội do khó khăn về tài chính.
Thứ ba, bảo hiểm thúc đẩy sự bình đẳng về cơ hợi tiếp cận các dịch vụ xã hội, hỗ trợ

các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Với nguyên tắc lấy số đông bù số ít của bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm chỉ đóng
một số tiền nhỏ nhưng khi gặp rủi ro sẽ nhận được số tiền bồi thường lớn hơn nhiều lần so
với số tiền đã đóng. Khoản phí bảo hiểm nhỏ (so với những thiệt hại, tổn thất khi rủi ro xảy
ra) giúp cho toàn bộ các thành viên trong xã hội có khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội,
được bảo vệ trước những thiệt hại về tài chính (nếu có) khi gặp các vấn đề liên quan đến sức
khỏe, lão hóa, tai nạn lao động, thất nghiệp…
Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) đã
góp phần vào việc phân phối lại thu nhập một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân
cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Phạm vi
đối tượng tham gia BHXH được mở rộng và ngày càng tăng. Nếu như trước đây, đối tượng
BHXH của nước ta chỉ bó hẹp trong phạm vi cơng nhân, viên chức nhà nước và lực lượng vũ
trang thì hiện nay BHXH được mở rộng tới mọi đối tượng trong tồn xã hội. Chính sách
BHXH dựa trên ngun tắc “đóng - hưởng” đã tạo ra sự bình đẳng cho mọi người lao động
cho dù họ làm việc ở các thành phần kinh tế, các ngành nghề, ở các địa bàn hoặc theo các
hình thức lao động khác nhau khi tham gia BHXH.
Với BHYT, mọi người tham gia bảo hiểm, khơng phân biệt giàu - nghèo, có bệnh đều
được điều trị. Đặc biệt, những năm qua, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách BHYT miễn
phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, một số đối tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ BHYT cho
các hộ cận nghèo. Điều này đã tạo điều kiện chăm sóc tốt hơn về y tế cho các tầng lớp dân cư
trong xã hội. BHYT góp phần hạn chế những vi phạm pháp luật như: do tiền khám, chữa
bệnh q lớn khơng có điều kiện chi trả dẫn đến hành vi trộm cắp tài sản để kiếm tiền.
Những đối tượng yếu thế trong xã hội như: người nghèo, người có hồn cảnh khó
khăn, trẻ em… được nhà nước và DNBH quan tâm, hỗ trợ. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày
23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã
chủ trương: hỗ trợ phù hợp từ ngân sách nhà nước cho nơng dân, người nghèo, người có thu
nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức khi tham gia BHXH tự nguyện; rà sốt, sửa đổi,
hồn thiện cách tính lương hưu, bảo đảm công bằng giữa nam và nữ, giữa khu vực nhà nước
và khu vực ngoài nhà nước, kết hợp hài hịa các ngun tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa


117


người có mức lương cao với người có mức lương thấp để thu hẹp khoảng cách về thu nhập
trong các đối tượng hưởng chế độ hưu trí.
Các DNBH tham gia các hoạt động xã hội và ủng hộ nhân đạo dưới nhiều hình thức như:
trao tặng học bổng trẻ em nghèo hiếu học; xây nhà tình nghĩa... (Cơng ty Prudential); chương
trình học bổng “An sinh giáo dục - Xe đạp đến trường” của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ;
học bổng “Thịnh trí thành tài cùng Cathay” của Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam; trao tặng
thẻ BHYT cho người nghèo, tài trợ tiền xây dựng nhà tình thương, trung tâm y tế, trường học
của Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam… Trong cơng tác phịng, chống dịch COVID-19, các
đơn vị bảo hiểm như: BHXH Việt Nam, Bảo hiểm Quân đội, Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm
Nhân thọ Fubon Việt Nam, Bảo hiểm Bảo Minh… đã quyên góp nhiều tỷ đồng tiền mặt và
trang thiết bị y tế.
Thứ tư, bảo hiểm tạo nên sự an tâm cho cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm, góp phần
làm giảm xung đợt xã hội.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, đời sống kinh tế - xã hội thay đổi nhanh chóng, cuộc
sống nhiều áp lực, căng thẳng, tác động của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đã tác
động đến mâu thuẫn và xung đột xã hội có chiều hướng gia tăng, tính chất xung đột ngày
càng phức tạp (Đào Quang Vinh, 2020). Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần, tạo sự ổn định về tài
chính cho các cá nhân, tổ chức, góp phần làm giảm xung đột giữa người lao động và chủ sử
dụng lao động, xung đột giữa các cộng đồng dân cư với các công ty, doanh nghiệp hủy hoại
môi trường.
Bảo hiểm giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế khi cá nhân hoặc tổ chức gặp rủi ro, tạo
điều kiện cho các gia đình và doanh nghiệp ổn định tài chính. Tham gia và khơng tham gia
bảo hiểm dẫn đến sự khác biệt giữa an ninh tài chính và nghèo đói hoặc phá sản. Bảo hiểm
chu cấp cho một gia đình sau khi trụ cột gia đình qua đời, khuyến khích một người tìm
kiếm sự trợ giúp y tế mà khơng sợ hãi chi phí, loại bỏ nguy cơ kiệt quệ nếu ai đó ngã bệnh
trong thời gian dài, hỗ trợ chủ nhà hoặc chủ doanh nghiệp trong việc xây dựng lại tài sản
của mình sau hỏa hoạn hoặc lũ lụt... Bảo hiểm có thể ngăn chặn sự gián đoạn kinh doanh có

thể dẫn đến phá sản, do đó có thể dẫn đến việc mất mát và khó khăn về kinh tế cho người
lao động (Grant, 2012). Như vậy, khi tham gia bảo hiểm, cá nhân và tổ chức đã chuyển
phần rủi ro trong cuộc sống và hoạt động kinh doanh sang DNBH, nên giải tỏa được nỗi sợ
hãi và lo lắng về những tổn thất có thể xảy ra. Áp lực tài chính giảm, sự an tâm góp phần
hạn chế tình trạng dễ bị tổn thương về tâm lý, bị ức chế, từ đó hạn chế xung đột xã hội.
Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có
những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, thời gian lao động, điều kiện làm việc...
Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hịa và giải quyết. Người sử dụng lao
động đóng BHXH, đảm bảo những quyền lợi: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
118


nghiệp, hưu trí và tử tuất cho người lao động. Khi ốm đau, người lao động sẽ được khám,
chữa bệnh và được quỹ BHYT chi trả chi phí và được trợ cấp ốm đau, được nghỉ chăm con
khi con ốm; khi thai sản được nghỉ khám thai, được nghỉ sinh đẻ và nuôi con, được nhận
trợ cấp khi sinh con và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ
nhận được phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra;
được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau hay điều trị thương tật;
được hưởng trợ cấp thất nghiệp và được giới thiệu việc làm hoặc được học nghề để có cơ
hội tìm kiếm việc làm mới; được chi trả lương hưu khi đã hết tuổi làm việc theo quy định
của pháp luật nhằm đảm bảo khi về già có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và
chăm sóc sức khỏe; khi người lao động chết, người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai
táng, thân nhân người lao động khơng có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn
mức lương cơ sở được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Ngoài tham gia BHXH bắt buộc theo quy định, nhiều cơng ty đã áp dụng chính sách
mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động. Khi quyền lợi được quan tâm, đảm bảo, người
lao động phấn khởi, có tâm lý ổn định, an tâm làm việc, gắn bó với cơng ty. Nếu cơng ty
khơng đóng BHXH, khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khơng có bảo
hiểm chi trả, khơng có nguồn thu nhập, khơng có chi phí thuốc men… đời sống của họ bị ảnh
hưởng thì mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ trở nên gay gắt, có

thể dẫn đến xung đột, đình cơng gây thiệt hại đến lợi ích của các bên, làm ảnh hưởng đến tình
hình kinh tế, an ninh, trật tự chung.
Những năm gần đây, thiên tai, biến đổi khí hậu, phá rừng, khai thác mỏ, rác thải công
nghiệp, ô nhiễm môi trường… dẫn đến môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng, gây
tâm lý bức xúc. Chẳng hạn như các vụ việc: năm 2010, hàng trăm người dân xã Đại Sơn
(huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) vô cùng bức xúc trước tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày
càng tiếp diễn và thêm phần trầm trọng đã kéo đến Công ty TNHH Chăn ni lợn Thái
Dương đập phá máy móc nhà xưởng; hay năm 2021, Công ty TNHH Quang Sơn và Công ty
TNHH Đại Hưng Phát chế biến hạt điều gây hôi thối, bụi thải và khí thải ở thơn Mậu Lâm
Bắc, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên làm người dân phản ứng gay gắt, gửi
đơn phản ánh đến nhiều cơ quan chức năng ở tỉnh Phú Yên và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nếu những bức xúc của người dân không được giải quyết thỏa đáng sẽ dẫn đến mâu
thuẫn, xung đột giữa các cộng đồng dân cư với các công ty hủy hoại môi trường, làm mất niềm
tin của người dân vào năng lực quản lý của Nhà nước, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.
Trước tình hình đó, tại Điều 31 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ
môi trường đã quy định tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí, sản xuất, kinh doanh hóa chất,
xăng dầu, sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc
các hàng hóa nguy hiểm khác, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phải có trách
119


nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Bảo hiểm chi trả cho
những tổn thất phát sinh, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm đất, nước, khơng khí và thiệt hại về
đa dạng sinh học.
2.3. Một số ý kiến đề xuất phát huy vai trò của bảo hiểm
Bảo hiểm có vai trị quan trọng trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội – một
trong giải pháp bảo đảm sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, công tác thông tin tuyên truyền về bảo
hiểm còn hạn chế; việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm còn chậm; các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia
bảo hiểm chưa được xử lý triệt để; hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm chưa tạo động

lực, sức hút đối với người tham gia bảo hiểm.
Để phát huy vai trò của bảo hiểm trong thời kỳ đổi mới hiện nay, tác giả đề xuất một
số ý kiến như sau:
Đối với Nhà nước:
- Nhà nước cần có biện pháp hiện thực hóa chủ trương của Đảng về cải cách hệ thống
BHXH đa tầng dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ - bền vững, hiện đại hóa quản lý
BHXH theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả.
- Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến làm rõ về lợi ích, tính ưu
việt của chính sách BHXH tự nguyện, giúp người dân, người lao động tự do hiểu và tích cực
tham gia.
- Nhà nước cần hồn thiện quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, xử lý nghiêm
những trường hợp doanh nghiệp vi phạm về BHXH.
Đối với DNBH:
- DNBH cần thực hiện tốt các nghĩa vụ như giải thích cho bên mua bảo hiểm về các
điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm; trả tiền bảo hiểm
kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm; giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về
những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. “Những hiểu lầm về
bảo hiểm gắn với một trách nhiệm thường được chia sẻ bởi người được bảo hiểm và người
bảo hiểm, trong đó người trước khơng chịu khó đọc và người sau khơng giải thích đầy đủ”
(Insurance Europe, 2015).
- DNBH cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại lý bảo hiểm. Trong trường hợp
đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp
của khách hàng được bảo hiểm thì DNBH cần chủ động chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo
hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết.
120


- DNBH nên quan tâm phát triển các hoạt động từ thiện, chia sẻ, xây dựng cộng đồng,

vừa tạo thương hiệu cho doanh nghiệp vừa tăng hiệu quả tuyên truyền về bảo hiểm, mở rộng
và phát triển thị trường khách hàng.
- Việc đa dạng hóa sản phẩm của DNBH trên nền tảng số sẽ giúp khách hàng tiếp cận
các sản phẩm bảo hiểm dễ dàng, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng với chi phí hợp lý và
dịch vụ tận tâm.
Đối với người mua bảo hiểm:
- Người mua bảo hiểm cần nhận thức sâu sắc rằng, tham gia BHXH là đóng góp cho
bản thân mình, cho con cháu mình, đồng bào mình; là sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp “tương
thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, chia sẻ cho những người kém may mắn
hơn mình.
- Trước khi mua bảo hiểm, người mua bảo hiểm nên nghiên cứu kỹ hợp đồng bảo hiểm,
hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi giao kết hợp đồng để lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp với
nhu cầu và điều kiện tài chính. Khi có rủi ro xảy ra, người mua bảo hiểm cần nắm vững quy
trình, thủ tục bồi thường và khiếu nại (nếu có).
3. Kết luận
Bảo hiểm là trụ cột trong hệ thống chính sách an sinh xã hội, có vai trị quan trọng đối
với sự ổn định xã hội. Phát triển các loại hình bảo hiểm, thực hiện tốt BHXH góp phần thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với
mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm để phục vụ, ngành Bảo hiểm
Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng tích cực trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2018), Nghị qút sớ 28-NQ/TW ngày
23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, truy cập 06/4/2022 từ
/>2. Bảo hiểm trực tuyến, Mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động tại Điện Biên, truy
cập ngày 01/4/2022 từ />3. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2020), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2020,
truy cập ngày 03/4/2022 từ />4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn q́c lần thứ VI,
NXB Sự thật, Hà Nội.
121



5. Đào Quang Vinh (2020), Giải quyết mâu thuẫn, xung đột xã hội hiện nay, truy cập
ngày 05/4/2022 từ />6. Grant, E. (2012), The Social and Economic Value of Insurance, Zurich: The Geneva
Association.
7. Insurance Europe (2015), The Benefits of Insurance, Brussels.
8. Nguyễn Văn Định (chủ biên) (2012), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
9. Phan Huy Đường (2015), Chính sách xã hợi: Các vấn đề và sự lựa chọn theo hướng
phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Santosh, D. & Upinder, D. (2003), Dimensions of insurance: A perceptual study of future
managers, Journal of Risk Management and Insurance, 8 (5), pp. 51 - 60.
11. World Bank (2012), Resilience, equity, and opportunity: The World Bank’s social
protection and labor strategy 2012 - 2022, Washington: World Bank.

122



×