Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Báo cáo thực tập công ty CP hanosimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 25 trang )



LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp Dệt May là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam
và là một ngành cơng nghiệp mũi nhọn đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của
nước ta. Ngành may mặc đã góp phần làm đẹp cho cuộc sống hàng ngày của con
người đáp ứng nhu cầu “mặc” nằm trong 4 nhu cầu cơ bản của con người là “ăn”,
“mặc”, “ở”, “đi lại”. Khơng những vậy ngành may cịn đóng góp cho nhà nước thông
qua việc kim ngạch xuất khẩu ngành liên tục tăng và đứng trong nhóm những sản
phẩm xuất khẩu có đóng góp ngoại tệ lớn nhất là ngành xuất khẩu mũi nhọn, chiếm
khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong nhiều năm gần đây.
Công nghệ dệt may trên cả nước cũng phát triển rất mạnh, hiện nay các cơng ty
và xí nghiệp may, các cơ sở may lớn đều đã được trang bị những trang thiết bị hiện đại
nhằm đạt năng suất và chất lượng cao hơn. Thông qua gia công xuất khẩu, ngành may
nước ta đã tiếp cận với nhiều loại mặt hàng mới và công nghệ hiện đại của các nước
phát triển trên thế giới như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Ngành may không chỉ
giữ vị trí nhất định trong q trình thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước mà còn đi đầu, mở đường cho mối liên kết kinh tế trong khu vực và quốc tế
ngày càng lớn mạnh.
So với các ngành khác về lĩnh vực xuất khẩu, ngành may cũng đã phát triển rất
nhanh và được coi là ngành xuất khẩu mũi nhọn trong thập niên 90. Cho đến hiện tại,
ngành may vẫn là ngành xuất khẩu chủ yếu có tốc độ tăng trưởng cao, từ đó Việt Nam
là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành may theo đó
cũng là thành viên chính thức của Hiệp hội dệt may Đơng Nam Á. Do vậy ngành may
Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những
ngành kinh tế chủ yếu của nước ta.
Cụ thể qua quá trình thực tập trải nghiệm tại CƠNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG
MỸ-HANOSIMEX em được biết mặc hàng sản xuất chủ yếu của công ty là các sản
phẩm may mặc xuất khẩu. Số lượng và chủng loại, mẫu mã sản phẩm phụ thuộc vào các
hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng của khách hàng tập trung một số mặt hàng chính
như áo Poloshirt, Hi-neck, T.shirt, quần áo thể thao, quần áo ngủ …. cho người lớn và


trẻ em

1


Do điều kiện và thời gian thực tập trải nghiệm có hạn nên báo cáo của em khơng
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý
của thầy cơ để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo tổng cơng ty, các phịng ban, các đơn vị sản
xuất đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực tập trải nghiệm tại công
ty.
Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................
MỤC LỤC...........................................................................................................................
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY...........................................................
1. Giới thiệu về cơng ty........................................................................................................
2. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty....................................................................
3. Quy mơ............................................................................................................................
3.1. Quy mơ:........................................................................................................................
3.2. Các dịng sản phẩm:......................................................................................................
3.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty..................................................
CHƯƠNG II: THU NHẬN TỪ THỰC TẬP TẠI CƠNG TY..............................................
1. Tình trạng cơng nghệ........................................................................................................
2. Hình thức tổ chức sản xuất...............................................................................................

3. Các nội quy, quy định trong sản xuất và chế độ khen thưởng người lao
động…
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, KẾT LUẬN CỦA BẢN THÂN..............................................

1. Cảm nhận của bản thân qua đợt thực tập..........................................................................
2. Bài học của bản thân qua đợt thực tập..............................................................................
3. Đề xuất ý kiến của bản thân vơi doanh nghiệp với nhà trường về việc tổ chức thực
tập tại doanh nghiệp.............................................................................................................

2


CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
1. GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY
Tên cơng ty: Cơng ty cổ phần may Đông Mỹ_ Hanosimex
Tên giao dịch: HANOSIMEX DONGMY GARMENT JOINT STOCK COMPAN
Tên viết tắt: HANOSIMEX DONGMY GARMENT JOINT STOCK
COMPANY
Địa chỉ : Thơn 2, xã Đơng Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Diện tích:2500m2
Năng lực sản xuất : 1.500.000 sản phẩm/năm
Máy móc thiết bị: - 10 Chuyền may
- Máy may: 300 máy Juki, Yamato, Brother, Kansai
- Máy thêu: 1 máy Tajima
- Các thiết bị phụ trợ khác: 40 máy
Công ty mẹ: Tổng công ty cổ phần Dệt _May Hà Nội
Người đại diện công ty: Giám đốc Nguyễn Quang Huy
Email:
Website:
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY
Trải qua hành trình hơn 20 năm phát triển, gặp mn vàn khó khăn thử thách,
Cơng ty cổ phần may Đơng Mỹ luôn sát cánh, đồng hành cùng sự trường tồn của
thương hiệu Hanosimex ngay cả những giây phút thăng hoa.
Ngày 19/11/1995 Tổng bí thư Đỗ Mười đến thăm và trồng cây đa lưu niệm tại

khuôn viên nhà máy sau một tháng cơng ty được thành lập.
* Đi lên từ gian khó.
Ngày 10/10/1995, Công ty cổ phần may Đông Mỹ được thành lập, tiền thân là
nhà máy may thêu Đông Mỹ, thuộc xí nghiệp Liên Hiệp Sợi Dệt Kim Hà Nội, nay là
Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội ( Hanosimex) có nhiệm vụ sản xuất gia cơng hàng
may mặc xuất khẩu mang thương hiệu Hanosimex. May Đông Mỹ bắt đầu từ những
bước đi chập chững non trẻ đầu tiên đầy gian nan trong thời điểm kinh tế thị trường có
nhiều biến động, xuất phát điểm thấp với nguồn vốn hạn hẹp, cơ sở vật chất và đội
ngũ công nhân thiếu thốn. Trong khi, đơn vị hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần
cịn rất mới lạ, do vậy tình hình sản xuất kinh doanh gặp mn vàn khó khăn.
3


Đặc biệt vào thời khắc khó khăn nhất cho sự tồn tại của Hanosimex là trong thời
gian 6 tháng (3-9/2014), Hanosimex phải gấp rút giải phóng mặt bằng hơn 14ha Mai
Động cho đối tác xây dựng dự án khu đô thị Times City Hà Nội. Theo đó, nhà máy bị
gián đoạn sản xuất, sản lượng bị giảm và mất thị trường tiềm năng …, số cơng nhân ở
Hanosimex khơng có việc làm đã chuyển về công tác tại May Đông Mỹ. Sau ngày
31/8/2011sau khi được Hanosimex chi trả chế độ thì số cơng nhân này lại nghỉ gần
hết, gây ra sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng cho công ty. Trong khi tổng cơng ty khơng
duy trì được sản xuất thì lúc đó may Đơng Mỹ vẫn đang là đơn vị phụ thuộc hoàn toàn
vào Hanosimex nên bị ảnh hưởng nặng nề, mất lượng lớn khách hàng.
Trong giờ phút quyết định vận mênh sống cịn của Hanosimex lúc này, May
Đơng Mỹ đã giữ 1 sứ mệnh lịch sử quan trọng, trở thành điểm tựa duy trì sức sống
cho thương hiệu Hanosimex, trở thành trung tâm giới thiệu sản phẩm thương hiệu của
Hanosimex, chuyên đón tiếp khách hàng đến thăm quan, đánh giá để khẳng định rằng
thương hiệu của Hanosimex vẫn đang trường tồn trên thương trường trong nước và
quốc tế. Đây cũng là giai đoạn May Đông Mỹ vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm, tập
chung tổ chức lại sản xuất, tìm những bước đi phù hợp để thâm nhập thị trường, tạo
dựng lòng tin đối với khách hàng, đặt nền móng cho chiến lược phát triển trong tương

lai.
Bứt phá đến thành công
Khoảng tháng 4/2012 May Đông Mỹ quyết định bứt phá phát triển, không phụ
thuộc vào Tổng công ty mẹ Hanosimex mà tự kiếm đơn hàng, khách hàng mới để tự
chủ trong mọi chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự bứt phá này đã đánh dấu một
trang sử mới cho sự phát triển của May Đông Mỹ đó là lượng khách hàng ngày một
nhiều hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhu cầu địi hỏi của khách hàng về mẫu mã, đơn
giá, chất lượng, thời gian giao hàng ngày càng khắt khe. Vì thế ban lãnh đạo May
Đơng Mỹ đã quyết định mạnh dạn thay đổi chiến lược, đổi mới tư duy trong quản lý
sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là việc nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm cắt giảm
chi phí, tinh gọn bộ máy nhân sự. Với phương châm 4 cao “ Năng suất cao - Chất
lượng cao -Thu nhập cao-Lợi nhuận cao” của lãnh đạo đơn vị đề ra đã tạo ra được
động lực mạnh mẽ và truyền lửa tới cán bộ công nhân _ lao động trong cơng ty.
Lấy chính sách đãi ngộ có nhiều tiêu chí, tiền lương, tiền thưởng,chế độ hợp lý
làm đòn bẩy để tăng năng suất lao động, khuyến khích người lao động tích cực làm
việc và sáng tạo trong công việc. Công ty đã thực hiện cách chi trả lương mới, trả
lương theo đơn giá, khoán lương theo nhóm, theo tổ sản xuất để thúc đẩy năng suất
lao động.Việc thực hiện khốn lương theo nhóm từ tháng 12/2012.
4


như cuộc lột xác thay chiếc áo mới cho công ty năng xuất lao động tăng 20%25%, chất lượng và thu nhập người lao động tăng trên 100% so với trước đây. Hiện
nay May Đơng Mỹ ln duy trì việc làm cho khoảng 350 cơng nhân, thu nhập bình
qn đạt hơn 6 triệu đồng / người/ tháng.
* Và hành trình mới tiếp nối
Đồng thời với chiến lược nâng cao năng suất lao động cơng ty cịn chủ động tìm
nguồn hàng mới, mở rộng chuỗi liên kết với các đơn vị gia cơng ngồi Hà Nội, đa dạng
hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm khẳng định tầm vóc của thương hiệu Hanosimex.
Đến nay, May Đông Mỹ đã sản xuất rất nhiều loại sản phẩm cao cấp khác nhau như :
quần áo thể thao, áo váy các loại, áo nỉ, sản xuất cho các hãng nổi tiếng trên thế giới …

Đặc biệt là hàng cho trẻ em, chất lượng đòi hỏi rất cao của hãng Sillvel Wingle.
Năm 2012, công ty đã đánh giá và được cấp chứng nhận tiêu chuẩn Warp (trách nhiệm
tồn cầu về sản phẩm may mặc, đó là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ
của công ty và cũng là cơ sở tạo dựng thương hiệu để khách hàng tin tưởng lựa chọn
kí kết các đơn hàng chất lượng cao với công ty.
Hơn nữa, điều đọng lại sâu sắc ấn tượng với mỗi khách hàng đến với May Đơng
Mỹ đó là văn hóa doanh nghiệp, là sự chuẩn mực nhân văn, là tình cảm thân tình của
ban lãnh đạo cơng ty đối với các thế hệ công nhân, bằng những hành động quan tâm
thiết thực, chân thành. Đến thăm công ty vào những ngày hè nắng nóng đến hơn 40 độ
C dịp vừa qua, người ta khơng khỏi xúc động trước hình ảnh của bà giám đốc Nguyễn
Thị Tứ thân tình đưa tới từng cốc nước chanh, từng bát cháo đậu bổ sung thêm vào
suất ăn của mỗi công nhân để đảm bảo sức khỏe chống lại cái nắng nóng khắc nghiệt,
tái sức lao động, đảm bảo năng suất lao động cho đơn vị. Về phía cơng ty cịn hỗ trợ
tiền điện sinh hoạt tại gia đình cho mỗi cơng nhân với số tiền 10000 đồng /ngày. Chỉ
những hành động nhỏ này thôi cũng đã làm ấm lịng tình đồn kết của người lao động
quyết tâm gắn bó với cơng ty (tránh được tình trạng công nhân bỏ việc).
Đồng hành với việc mở rộng, phát triển kinh doanh theo hướng doanh nghiệp
hiện đại,góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương.Cơng ty cổ phần
May Đơng Mỹ cịn là đơn vị điển hình trong lao động nhân đạo, từ thiện trên địa bàn
xã Đơng Mỹ - huyện Thanh Trì – tp Hà Nội.
Năm 2015 đánh dấu cột mốc tròn 20 năm hoạt động của cơng ty. Trên hành trình
20 năm ấy May Đơng Mỹ đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, khẳng định sức
sống bền bỉ của Hanosimex, một thương hiệu đáng tự hào của nghành Dệt May Việt
Nam trên thị trường quốc tế.Tồn thể CBCN-LĐ May Đơng Mỹ đã góp phần cơng sức
khơng nhỏ để xây dựng thương hiệu ngày càng phát triển bền vững.
5


Chưa một ngày ngơi nghỉ, hành trình sau hơn 20 năm qua của May Đông Mỹ
Hanosimex vẫn đang tiếp tục vươn xa với nhiều mục tiêu hồi bão thành cơng mới.

3. QUY MƠ
3.1. Quy mơ:
- Cơng ty cổ phần may Đơng Mỹ hoạt động trên tổng diện tích 9950m2
- Gồm: diện tích nhà xưởng, văn phịng, kho là 3.283m2 ; đường đi bộ là
2.449m2, diện tích sân vườn là 4.218m2.
- Cơng ty có 2 xưởng gồm xưởng may, xưởng cắt, phơi nhuộm và nhà kho.
3.2. Các dịng sản phẩm:
Sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế:
- Các đơn hàng gia công xuất khẩu: TokyoLife, Ecru, FTN, Canifa, Toàn Thắng,
Yody, Sao Việt, KG,…
- Mặt hàng thế mạnh: áo Poloshirt, T-shirt, đồng phục, quần áo thể thao cho
người lớn và trẻ em
3.3 Chức năng nhiệm vụ của các phịng ban trong cơng ty
* Hội đồng quản trị
Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu của công ty, là cơ quan quản lý cơng ty,
có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích
quyền lợi của cơng ty.
* Ban kiểm sốt:
Gồm 03 thành viên do Đại hội đồng bầu ra, trách nhiệm giám sát trong mọi mặt
hoạt động của công ty mẹ. Kiểm tra tính trung thực và hợp pháp trong quản lý và điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ.
* Ban giam đốc:
- Bao gồm giám đốc và phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm là người đại
diện theo pháp luật của cơng ty, có nhiệm vụ điều hành công việc hàng ngày tại công
ty,chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao.
- Chức năng: Điều hành phụ trách chung toàn bộ các hoạt động của công ty. Trực
tiếp phụ trách các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, tổ chức kế tốn tài chính, hạch tốn thống
kê,cơng tác phân phối tiền lương, thu nhập, quản lí và điều hành công tác đào tạo, chiến

lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn dài hạn, thi đua khen thưởng, kỉ
6


luật, quản lí thương hiệu, hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm, công tác đầu tư, bảo vệ,
an ninh quốc phịng, qn sự, cơng tác SA, trách nhiệm xã hội và các đánh giá của khách
hàng.
* Phòng tổ chức hành chinh:
Chức năng:
- Tham mưu cho giám đốc cong ty về công tác tổ chức công ty về công tác tổ
chức cán bộ, tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, điều chuyển, đề đạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm
cán bộ, đào tạo, chế độ chính sách, bảo vệ an ninh, đổi mới doanh nghiệp.
- Tổ chức bộ máy, công tác lao động tiền lương, tiền thưởng, chế độ BHXH,
BHYT,BHTN, và bảo trợ xã hội theo chính sách nhà nước,chế độ bảo hộ lao động
Nhiệm vụ:
- Quản lí và thực hiện chế độ những chính sách liên uan đến người lao
động.Xây dựng các nội quy, quy chế liên quan đến chế độ chính sách trong tồn cơng
ty.
- Triển khai tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng lao động, các chế độ bảo
hiểm xã hội, chế độ thi đua khen thưởng và kỷ luạt trong tồn cơng ty
- Quản lí và thực hiện công tác đào tạo mới,đào tạo kiêm nghề, đào tạo yếu nghề.
- Tổ chức và thực hiện xét nâng bậc và thi nâng bậc hàng năm.
- Theo dõi việc sắp xếp chuyền lương, đăng ký thang bảng lương với sở lao động
thương binh xã hội.
- Quản lí hồ sơ pháp lí của cơng ty.
- Quản lí bảo vệ cơng tác an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, củng cố lực
lượng bảo vệ, tự vệ vững mạnh
- Quản lí việc thực hiện kiểm tra, kiểm sốt người và phương tiện ra vào,nhập
xuất hàng hóa, bảo vệ tài sản, kho tàng, nhà xưởng trong cơng ty
- Quản lí việc thực hiện chất lượng bữa ăn cho cán bộ công nhân viên đảm bảo

an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thực hiện làm hợp đồng các mã hàng sản xuất tại cơng ty và đi gia cơng.
- Quản lí và thực hiện công tác IOS,trách nhiệm xã hội, các đánh giá của khách hàng.
* Phòng điều hành sản xuất:
Chức năng:

7


- Tham mưu cho ban giám đốc về công tác kỹ thuật công nghệ, kho tàng phục
vụ kịp thời cho sản xuất.
Nhiêm vụ:
- Căn cứ vào mục tiêu của lãnh đạo Công ty giao để xây dựng KHSX tháng, quý,
năm cho các bộ phận trình ban giám đốc phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Thực hiện triển khai công nghệ của các mã hàng công ty đang sản xuất.
- Tiếp nhận các thông tin từ lãnh đạo công ty hoặc khách hàng, triển khai đến các
tổ sản xuất về phạm vi được phân công.
- Quản lý triển khia công tác: Thiết kế, chế thử sản phẩm mẫu, ban hành định
mức kinh tế kỹ thuật, công tác gia công.
- Thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm trong công ty.
- Thực hiện cơng tác quản trị mạng máy tính, mã hóa vật tư, thiết bị phụ tùng.
- Trực tiếp tham gia chuẩn bị sản xuất cho các mã hàng mới, các mã hàng đang sản
xuất.
- Chịu trách nhiệm công tác đánh giá khách hàng về hệ thống chất lượng.
* Phịng tài chính kế tốn
Chức năng:
- Tham mưu giúp cho Ban giám đốc trong cơng tác tài chính kế tốn của công ty
nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng như mục đích, chế độ của Nhà nước, đảm bảo
cho q trình sản xuất kinh doanh của Cơng ty được duy trì liên tục đạt hiệu quả cao.
Nhiệm vụ

- Điều hành tồn bộ hoạt động của phịng tài chính kế toán theo chức năng
nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ghi chép, tính tốn,
phân tích, phản ánh chính xác trung thực kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và các hoạt
động tài chính của cơng ty. Ký các sổ kế tốn, báo cáo kế tốn và chịu trách nhiệm về
tính chính xác, trung thực kịp thời đầy đủ về số liệu kế toán.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ kế toán chế độ tài
chính trong kinh doanh.
- Tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh lệch kiểm tra kế tốn của cơ quan có thẩm
quyền.
- Bảo quản chính xác kịp thời và đúng hạn cho giám đốc về tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp thơng qua việc ghi chép, tính tốn, phản ánh số liệu hiện
8


có về tình hình ln chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn của cơng ty, tình hình
sử dụng nguồn vốn của đơn vị phản ánh các chi phí trong q trình sản xuất và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của tồn cơng ty.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, thực hiện đúng cam kết tài chính của cơng
ty với nhà nước, với khách hàng.
- Kiểm tra thường xun tình hình cơng nợ và đôn đốc công nợ không để khách
hàng chiếm dụng vốn.
- Kiểm tra việc thực hiện kê khai và nộp thuế hàng tháng, quý, hàng năm. Phụ trách
việc liên hệ làm việc với cơ quan quản lý cấp trên, ngân hàng và các tổ chức tín dụng
khác.
- Quản trị cơng tác thương hiệu.
* Một số bộ phận khác
- Bộ phận sản xuất phụ
+ Ban cơ: có nhiệm vụ lắp đặt dây chuyền sản xuất theo quy trình cơng nghệ, gia
cơng chế tạo các gá cữ, sửa chữa các thiết bị máy móc trong tồn cơng ty, quan tâm

theo dõi để đáp ứng kịp thời mọi sự cố về thiết bị máy móc.
+ Ban điện: có nhiệm vụ lắp đặt hệ thống điện sản xuất và sinh hoạt trong tồn
cơng ty, thường xuyên kiểm tra theo dõi an toàn về điện, hướng dẫn các bộ cơng nhân
viên trong tồn cơng ty nội dung an tồn lao động và phịng tránh cháy nổ.
- Bộ phận phục vụ:
+ Kho nguyên liệu; tiếp nhận vật tư do khách hàng cung cấp, tiến hành kiểm tra
đo khổ, sắp xếp theo khách hàng, chủng loại. Sau đó căn cứ định mức và lệch sản xuất
các phòng ban chức năng ban hành, làm nhiệm vụ cấp phát
+ phát vật tư ( vải, bơng, dựng ) đế từng xí nghiệp.
+ Kho phụ liệu: có nhiệm vụ như kho nguyên liệu, nhưng vật tư ở đây là các loại
phụ liệu như: chỉ, khóa, cúc và các loại thẻ bài, nhãn mác.
+ Kho phụ tùng: có nhiệm vụ quản lý và cấp phát phụ tùng cho thiêt bị máy may,
máy cắt,.. chuyển đổi ccs loại máy theo yêu cầu thiết kế chuyền của xí nghiệp may.
+ Phân xưởng hồn thành: tiếp nhận tồn bộ sản phẩm từ xí nghiệp may trong
cơng ty và các xí nghiệp liên doanh, sắp xếp theo khách hàng, mã hàng, đơn hàng,
đón hịm và vận chuyển lên container khi có lệnh giao hàng.
+ Đội xe: làm nhiệm vụ vận chuyển phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu trong tồn
cơng ty và các xí nghiệp liên doanh, đưa đón cán bộ- cơng nhân viên.
9


Nhìn chung, do tính chất của từng cơng việc khác nhau, nên có chức năng nhiệm vụ
khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau hỗ trợ lẫn nhau

10


CHƯƠNG II: THU NHẬN TỪ THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
1. TÌNH TRẠNG CƠNG NGHỆ.
Hiện nay, chúng ta đang sống thời đại công nghệ 4.0 phát triển vượt bậc. Đây là

cuộc cách mạng thứ tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới các
ngành kinh tế và trong số đó có ngành may mặc. Hầu hết các xưởng may trên toàn thế
giới đều đã áp dụng những thành tựu cơng nghệ vào q trình dệt may giúp mọi cơng
đoạn trở nên dễ dàng mà nhanh chóng hơn. Ứng dụng cơng nghệ tự động hóa là xu
hướng đang được các doanh nghiệp dệt may đặc biệt quan tâm và gấp rút xúc tiến đầu
tư. Bởi việc áp dụng cơng nghệ tự động hóa khơng chỉ là xu hướng của thế giới hiện
nay mà nhờ có tự động hóa, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đã có thay đổi
tốt.Từ những yếu tố đó các doanh nghiệp cũng thúc đẩy năng xuất của công ty bằng
việc đầu tư trang thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất. Cơng ty may Đơng Mỹ có: 7
máy cắt, 2 máy ép mex, 25 máy là, 1 máy thêu Tajima, 300 máy Juki, Yamato,
Brother, Kansai,….và mộ số loại máy móc phục vụ cho công việc sản xuất.

11


Đưa vào sử dụng các thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa phục vụ các cơng đoạn sản
xuất, tận dụng hết công xuất của các loại thiết bị may.
+ Chun mơn hóa cao trong tất cả các cơng đoạn sản xuất.
+ Tận dụng hết công suất của những người lao động có trình độ kỹ thuật cao, lao
động gián tiếp, thu được hết số lao động dư thừa trong xã hội.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của công nghệ 4.0 đối với ngành dệt may.
Nếu áp dụng được những cải tiến trong ngành may mặc, chắc chắn các doanh nghiệp
sẽ gặt hái được thành tựu đáng kể khi áp dụng cơng nghệ một cách hợp lý vào q
trình sản xuất và chiến lược kinh doanh.
2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Ngành dệt may là một trong những ngành cơng nghiệp ngày đang có xu hướng
phát triển, đặc biệt đối với các nước ở Châu Á. Vì ngành dệt may chiếm ít vốn sản
xuất, cũng như giúp giải quyết được số lượng lao động đang thất nghiệp. Và đây cũng
là ngành ít bị ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế.


12


Theo mỗi phương thức sản xuất khác nhau, mà quy trình cũng như các khoản chi
phí sẽ thay đổi khác nhau. Tùy vào đơn đặt hàng sản phẩm, mà mỗi phương thức sẽ
được đưa ra nhằm áp dụng phù hợp nhất. Vậy nên, lựa chọn phương thức sản xuất
ngành dệt may phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty sẽ có những đặc điểm riêng
biệt. Theo như sự quan sát và tìm hiểu trong thời gian 3 tháng thực tập trải nghiêm tại
công em nhận thấy rằng công ty đang áp dụng phương pháp sản xuất CMT.
Với phương thức sản xuất CMT này, xưởng may sẽ nhận toàn bộ nguyên liệu từ
người đặt may, sau đó tiến hành hoàn thiện sản phẩm. Vậy nên xưởng may chỉ là nơi
thực hiện quá trình may vá, nhằm tạo ra được sản phẩm đúng theo yêu cầu của người
đặt. Tất cả những vật dụng cần thiết sẽ không phải là sự chuẩn bị của xương may. Và
những nguyên liệu mà khách hàng phải cung cấp cho xưởng may bao gồm:
- Nguyên liệu sản xuất: Vải để may sản phẩm, các loại chi phí vận chuyển khác.
- Giao mẫu thiết kế cần thiết để gia công sản phẩm, quần áo.
- Những thiết bị công nghệ để tạo sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
* Ưu điểm của phương thức sản xuất ngành dệt may CMT:
- Đối với khách hàng:
+ Kiểm soát được chất lượng vải: Vải là do bên khách hàng cung cấp, vậy nên
chất lượng sản phẩm sẽ có thể được đảm bảo nhờ vào nguồn vải đã được chọn lọc
trước.
+ Kiểm soát được chất lượng sản phẩm: Khi nguồn vải có chất lượng được sử
dụng, thì sản phẩm tạo ra sẽ đúng với yêu cầu, cũng như được thực hiện theo đúng
mẫu đã thiết kế trước đó. Nhằm tăng sự tin cậy và hiệu quả kinh doanh của khách
hàng sau này, khi mà sản phẩm chất lượng được bán đến tay người tiêu dùng.
+ Kiểm sốt được chi phí: Chi phí mà bạn bỏ ra cho phương thức sản xuất ngành
dệt may CMT, chỉ là chi phí may và hồn thiện sản phẩm. Cịn những ngun liệu đã
có dự trù kinh phí từ trước, hạn chế được các vấn đề phát sinh về nguyên liệu.
- Đối với xưởng may

+ Không phải tốn quá nhiều vốn vận hành: Các xưởng may khi nhận đơn hàng,
không cần phải chi tiền để mua các nguyên vật liệu. Và nó cũng sẽ giúp giảm đi chi
phí nhân cơng cho cơng việc này. Thay vào đó, xưởng may chỉ cần gia cơng sản phẩm
là có thể tạo ra được sản phẩm để giao cho khách hàng.
+ Tiết kiệm được chi phí quản lý: Khi các khâu cơng việc càng nhiều, bắt buộc
cần có sự quản lý chặt chẽ hơn. Điều này sẽ gây tốn chi phí quản lý, tạo thêm một

13


khoản tiền ra trong danh sách chi phí sản xuất. Vậy nên khi tất cả đã có sẵn, thì khâu
quản lý cũng được bỏ bớt, cũng như giảm đi được một khoản chi phí đáng kể.
+ Khơng phải chịu về chất lượng đầu vào: Nếu sản phẩm được tạo ra có chất
lượng vải như thế nào, thì đây là trách nhiệm của khách hàng đặt may.

Trong thời gian tới ngành dệt may Việt Nam có định hướng quy hoạch lại cơ cấu
doanh nghiệp dệt may, tăng cường đầu tư cho ngành cơng nghiệp phụ trợ, các doanh
nghiệp may cần tính tốn lộ trình và đầu tư nguồn lực để tận dụng các lợi thế từ các
hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia và
có hiệu lực việc chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang phương thức sản
xuất cao hơn là bước đi giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, cạnh tranh thành cơng
trong q trình hội nhập kinh tế.
Theo như sự quan sát và tìm hiểu của em trong thời gian thực tập trải nghiệm tại
công ty em nhận thấy răng công ty đang thực hiện dây chuyền cụm trong sản xuất.
Dây chuyền cụm

14


Là dạng dây chuyền được chia thành từng nhóm, cụm nhỏ tương ứng với từng

loại công việc cùng một lúc, mỗi cụm thường gồm 4-6 hoặc 6-10 máy - áp dụng khi
sản lượng mã hàng nhiều, may nhiều mã hàng khác nhau cùng một lúc, sản xuất ổn
định trong một thời gian dài cơng nhân sẽ nhận bó hàng do trưởng nhóm giao, may
xong bó này mới lấy thêm bó khác. Bán thành phẩm sẽ được di chuyển bằng tay, xe
nhỏ hoặc giá đẩy.
Ưu điểm:
-

Sự vắng mặt hay gặp sự cố ở cá nhân này không ảnh hưởng đến công việc
của cá nhân khác trong cùng một cụm

-

Có nhiều hàng dự trữ cho chuyền

-

Nâng cao tay nghề của công nhân vì được làm nhiều cơng đoạn

Nhược điểm:
- Khó theo dõi và kiểm sốt để đánh giá chất lượng cơng việc của từng cá nhân
trong cụm.
- Khó cân đối hiệu suất giữa các nhóm.
- Thời gian ra hàng chậm, khó xác định chính xác.
- Phải có người đi lấy hàng riêng.
- Thành phẩm chưa hoàn thành nhiều nên dễ lẫn lộn.
- Cần nhiều thời gian huấn luyện nhân viên hơn vì phải làm nhiều công đoạn.

15



Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam đặt ra thách thức lớn với
ngành dệt may, đặt các doanh nghiệp may mặc Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh lớn
hơn, địi hỏi họ phải có khả năng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc với chất
lượng ngày càng cao, mức giá cạnh tranh và đáp ứng tốt yêu cầu về tiến độ giao hàng.
Do vậy, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần thực hiện việc dịch chuyển dần từ gia
công sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, đặc biệt là ở các khâu
thiết kế, tìm kiếm và phát triển nguyên liệu và quản trị chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng
tốt nhất yêu cầu của người đặt hàng và nâng cao vị thế của ngành dệt may trên bản đồ
dệt may thế giới
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT MÃ: APSG11S2KNY06 13/06/2022
I. Nguyên liệu Phụ:
1. Nguyên liệu:
- Vải phải được xả trước khi cắt 48h; Đối với các cây vải yêu cầu trước khi cắt
phải xếp các cây trồng lên nhau trước khi cắt 24h
- Đối với vải có chiều tuyết: các chi tiết trong cung sp (trong cùng lô hàng) sẽ
theo chỉ đingj cụ thể.
2. Cắt: Phôi cắt kiểm 100% lỗi chi tiết cắt bán triệt để:
- Bàn cắt không được trải vải giữa màu sáng và màu tối.
- Phôi cắt được kiểm tra 100% trước khi đưa vào may.

16


- Các chi tiết trong 1 sản phẩm, trong bó hàng phải cùng cây, cùng mẻ, cùng
chiều tuyết. Trường hợp vải có mặt dệt đặc biệt, các chi tiết khác biệt hoặc có 1 chiều
xổ dọc làm ảnh hưởn đến chất lượng sẽ chỉ định riêng biệt.
3. In:
- Hình in: kiểm in 100%, kiểm phơi và ghép phơi vào bó hàng.
- Vị trí theo định vị trên mẫu giấy + hình vẽ.

- Hình in phải có độ kết dính với nền và khơng được rạn nứt, khơng bị hằn bóng,
hình in phải sắc nét, bề mặt hình in khơng dính, hở nền, chồng màu…không làm biến
dạng chi tiết phôi sau khi in( do sấy và ép nhiệt)
- Kích thước, độ dày, màu sắc hình in phải đảm bảo theo mẫu duyệt xác
4. Mác ép:

- Nhiệt độ: 125 độ, thời gian: 14 giây; lực ép: 2,5kg ( THAM KHẢO)
- Mác ép xong phải đảm bảo chất lượng:
+ Sắc nét, không rỗ mặt, không nứt mặt.
+ Sau khi kéo: không nứt rạn mặt, khơng bong chân mác.
+ Khơng hằn bóng vải thân; không thấm chân mác ép sang mặt phải vải; không
làm mất màu, biến dạng chi tiết.
5. Mex: dùng mex vải valize #9220 – các chi tiết theo bảng thống kê chi tiết.
- Nhiệt độ: 130 độ, thời gian: 14 giây; lực ép: 2,5kg ( THAM KHẢO)
- Các chi tiết cần ép phải đảm bảo chắc chắn, không bong rộp biến màu vải.
- Các chi tiết sau khi ép phải đảm bảo form dáng theo mẫu dập.
II. TIÊU CHUẨN MAY
1. Mật độ mũi: Tất cả các đường may mật độ 2cm/9 mũi, trừ các đường may đặc biệt.
2. Chỉ:
- Chỉ đồng màu nguyên phụ liệu (trừ đường may có chỉ định phối màu chỉ)
- Các đường may trên sản phẩm dùng chỉ, Chỉ số chỉ Ne 60/3, trừ đường may có
kết cấu đặc biệt theo chỉ
3. Kim:
- Yêu cầu sử dụng kim đầu tròn. Chỉ số kim phù hợp với từng loại vải, không
được thủng rách, vỡ mặt vải.
4. Đường may: độ kéo đường may chần, 1 kim: tối thiểu 180%, Máy xén 160%,
máy bằng 140%
17



- Tất cả các đường may không căng chỉ, lỏng chỉ và có độ đàn hồi tốt, êm phẳng
khơng bai dúm cong vênh. Riêng đường máy chần phải có độ nở xốp, đảm bảo độ
kéo, độ đàn hồi của đường may.
- Các đường chỉ may mặt ngồi khơng được nối chỉ.
- Các đường mí 0,15cm. Các đường diễu 0,6cm.
 Máy bằng: Các đường máy bằng có lại mũi điểm đầu và điểm ra cuối
- Di chặc đường chần 2 kim: di lột khe đường xén, di vượt qua kim chần 0.1cm,
di chặn đầu chần gấu tay.
- Di chặn cheo các đầu đường xén bao chi tiết (gấp dấu đầu xén trước khi di): di
chặn các đầu đường xén chân nẹp
- Mí 0.15cm: mí xung quanh chan cổ, cạch nẹp phai bên trong (lưu ý: khi mí
cạch nẹp phía trong ăn sát vào đường may nẹp để không bị lộ đường vắt sổ nẹp)
- Diễu 0.6cm: diễu lá cổ, diễu cách đường mí chân cổ lớp trong.
- Nẹp cân xỏa mép trong cuốn, chân nẹp trong vắt sổ, chặn chân nẹp 1cm. Lưu ý
đuobngwf b ổ nẹp vắt sổ còn 0,.8-0.9, khi may chân cạch nẹp phía trong ăn sát đường
may nạp và không lỗ đường vắt sổ nẹp.
 Máy chần:
- Chân máy chần 2 kim, cự ly 0,28cm (0.32cm) đường chần trơn chần nối nhau
1.5cm, chần ôm sát bờ hoặc lé đều 0.1cm, đường nối phải trùng chỉ: Chần gấu tay.gấu
áo (chần tròn). Cự ly kim đường chần của tay đồng bộ với cự ly kim chần gấu áo.
- chần máy chần 1 kim, cự ly 0.6cm – chần diễu: các đường can vai
 Máy xén:
- Các đường xén máng xén 0.7, trừ các đường xén có đường may đặc biệt.
- vắt sơe chân nẹp cịn 1cm để dài đầu xén và gấp đầu xén vào mặt trong nẹp di
chặn cheo hai đầu xns chân nẹp
- Mác giặt xén vào sườn bên ttrais khi mặc áo trên thân sau
Máy bọ: Các đường di bọ đảm bảo độ mịn, không bị lộ lỗ chân kim, rộng bọ =
0.12cm,dài bọ 0.7cm.
Máy khuyết cúc: Áo có 3 khuyết cúc +1 cúc dự trữ: thùa khuyết bờ phải mượt,
săn chắc, đanh bờ khuyết, khi cài khơng chặt, khơng long cúc. Chữ trên cúc đính theo

chiều: cúc đinh lỏng chân 0.2cm (0.3cm tùy độ dày củ vải) cúc đính chéo thắt lương tai
thỏ.
18


- Khuyết chân cổ thùa ngang, đầu khuyết là tâm cúc. Lưu ý: Thùa không được
cheo, trúc đầu khuyết, mặt chỉ phải khuyết là mặt phai trong chân cổ.
- Kghuyets 2,3 thùa dọc, tâm khuyết là tâm hẹp: tâm khuyết 1 (khuyết chân cổ)
đến chặn đường nẹp dưới chia 3 thuầ khuyết 2.
- Cúc : tâm cúc là tâm nẹp
- Đính cúc dự trũ trên mác thành phần
5. Quy định các đường lật + Vị trí các đường can nối:
- Đường xén vòng nách lật về tay, gầm nách phải trung nhau tại ngã 4 đường xén
sườn và tra tay
- Đường xén vai, xén sườn, xén bụng tay lật về thân sau.
- Đường xén cai vai trai lật về mảnh can phai tay
- Đường nối chần của tay chia đôi đường xén bụng tay
III. QUY CÁCH MAY MÁC: ( CÓ THỂ THAY ĐỔI) + VỊ TRÍ ĐINH CÚC PHỤ
VÀO MÁC THANH PHẨN
- Mác chính (ép nhiệt): ép trên mặt trai thân sau- mác nằm giữa cổ sau và cách
mép dưới dây bọc cổ 1.5cm
- Mác thanh phần (khơng cỡ) có hướng dẫn sử dụng: xén vào sườn bên trái khi
mặc trên thân sau, cạch dưới mác cách gấu thành phẩm 10cm, mác thanh phần ở trên.
IV. VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
- Sản phẩm hồn thiện khơng dính chỉ mặt trong và mặt ngồi.
- Trên sản phẩm khơng dính dầu, hóa chất, vết bẩn…
- Kiểm soát đầu kim gãy, các mẫu cứng nhọn, tránh dính vào sản phẩm.
V.QUY CÁCH LÀ BAO TÚI
- Sản phẩm là khơng hằn bóng.
- Khơng là chết đường bẻ vai và đường sống tay.

- Là vét hết sườn áo và bụng tay.
- Sản phẩm sau là phải để tối thiểu sau 24 giờ mới đóng gói sản phẩm, tránh hấp
hơi sản phẩm gây mốc sau này.
- Khi bẻ lá cổ phải che kín chân cổ

19


VI.YÊU CẦU NGOẠI QUAN
- Vòng chân cổ khi bẻ đung vai, đựng cổ: chân cổ phải ngồi êm trên thân của
vịng cổ, khít nẹp (nẹp khơng được qi hoặc hở nẹp) Lưu ý chi vi chân cổ thanh
phẩm khi cái cúc.
- Chân ve cổ khi cài cúc không được chồng cổ hoặc hở cổ, khi cổ dựng ngồi độ
hở giao 2 đầu chân ve cổ 0.6cm, khi đặt nằm cổ chân ve cổ phải khít.
- Khi bẻ cổ mép cổ phải ơm kín chân cổ sau. Ve cổ khơng cao thấp, hai ve lệch
tâm không đều ( Do cổ méo,kẹp la 3 không đều, may lộn lá cổ bị lệch ve)
- Chân nẹp chặn vát góc, mép nẹp khơng cong ưỡn, góc nẹp khơng bị tt bục
góc.
- Nẹp thanh phẩm: Độ trúc mép nẹp tự nhiên theo vòng cổ 0.3cm, tâm nẹp ngoai
thấp hơn tâm nẹp trong 0.2cm
- Lưu ý: các đường can chắp êm phẳng đường may, không giật réo, vặn, bùng
đường may.
- May tra cô không đầu ruồi đầu chân cổ tại mép nẹp, bản chân cổ không được
cong mo.
- Tà áo: chân tà cân đối, không vảy tà, không bai nhọn hoặc cong vênh, dài ngắn.
- Độ dư đường gấp là, may lộn cổ tối ta 0.7cm
- Các lỗi ngoại quan bề mặt vải: Sợi màu. Rút sợi, loang màu,….làm theo xác
nhận các bộ phận chất lượng

3.CÁC NỘI QUY, QUY ĐỊNH TRONG SẢN XUẤT VÀ CHẾ ĐỘ KHEN

THƯỞNG NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Điều 1:
 Khách vào làm việc trong cơng ty phải xuất trình giấy tờ cho bảo vệ
thường trực và theo sự hướng dẫn của nhân viên bảo vệ.
 Khách muốn vào các khu vực sản xuất phải được sự đồng ý của của
giám đốc và sự hướng dẫn của các đơn vị cán bộ có liên quan
 Người khơng có trách nhiệm khơng được vào cơng ty.
Điều 2:
 Mọi người đến làm việc đều phải để xe đúng nơi quy định và chấp hành
nội quy của công ty.
Điều 3:

20


 Hàng hóa, vật tư khi mang ra hoặc mang vào phải được kiểm sốt ở
phịng bảo vệ.
Điều 4:
 Người và phương tiện khi qua cổng công ty đều phải chịu sự kiểm tra
của nhân viên bảo vệ.
Điều 5:
 CBCNV không tự ý đi lại trong công ty, không ra ngồi cơng ty trong
giờ làm việc và giờ ăn giữa ca.
 Trường hợp cần ra ngồi để giải quyết cơng việc riêng thì phải có thẻ ra
vào đã có chữ kí của phụ trách đơn vị.
Điều 6:
 Người nào vi phạm nội quy sẽ bị kỉ luật theo quy định.
 Chế độ khen thưởng người lao động:
Điều 1:
1. Quy định mức thưởng chuyên cần như sau:

 Đối tượng áp dụng: Công nhân trực tiếp sản xuất ở các tổ cắt, tổ may, tổ
hồn thành chất lượng.
 Mức khốn 1: Thực hiện đủ công huy động( gồm công kế hoạch và công
tăng ca) trong tháng theo từng bộ phận. Mức thưởng
400.000đ/người/tháng.
 Mức khốn 2: Thực hiện thiếu cơng huy động ( gồm công kế hoạch và
công tăng ca) trong tháng theo từng bộ phận. Nghỉ dưới 1 công F hoặc
đi muộn, về sớm cộng dồn dưới 1 công. Mức thưởng
200.000đ/người/tháng.
 Mức khốn 3: Thực hiện đủ cơng kế hoạch trong tháng. Mức thưởng
200.000đ/người/tháng. Áp dụng đối với công nhân vận chuyển.
 Các bộ phận hưởng lương thời gian như: Khối KT, NV, Bảo toàn, Bảo
vệ, Đời sống, Quét nhà khoog áp dụng mức khoản tiền thưởng trên.
2. Quy định về BHXH
 Người lao động đi làm đủ ngày công trong tháng sẽ được cơng ty đóng
BHXH theo quy định.
 Người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên, công ty báo giảm bảo hiểm theo
quy định. Tháng đó người lao động sẽ không tham gia BHXH.
 Người lao động nghỉ dươi 14 ngày, công ty không thực hiện báo giảm
BHXH. Người lao động sẽ phải tự đóng phần BHXH 21,5% ( phần của
Người sử dụng lao động đóng cho Người lao động ). Loại trừ 1 ngày
21


nghỉ F hoặc ngày nghỉ ốm, nghỉ cô, không loại trừ ngày nghỉ việc riêng
không hưởng lương.
3. Quy định về phân hạng thành tích
 Loại A: đảm bảo đủ ngày công trong tháng. Hưởng 100% tiền lương.
 Loại A2: do tay nghề hoặc do ý thức. Hưởng 95%.
 Loại B: do nghỉ ốm, hưởng 90% tiền lương.

 Loại C: do ý thức hoặc do nghỉ việc riêng không hưởng lương không đủ
ngày công trong tháng. Hưởng 85% tiền lương.
Trong trường hợp nếu người lao động bị bệnh hiểm nghèo, bệnh nguy hiểm. Tổ
trưởng cân nhắc đề xuất Giám đốc công ty xét duyệt cụ thể đảm bảo quyền lợi
cho người lao động.
Điều 2:
 Các ơng (bà): kế tốn trưởng, trưởng phịng TCHC, phụ trách các đơn vị
có liên quan thi hành quyết định này kể từ ngày 01/08/2018.
 Bổ sung Quy chế thưởng chuyên cần
Điều 1: Bổ sung Mức khoán 2 theo Điều 1 của Quy chế thưởng chuyên cần ban
hành ngày 12/07/2018, cụ thể như sau:
 Mục 1: Thực hiện thiếu công huy động ( gồm công kế hoạch và tăng ca)
trong tháng theo từng bộ phận. Nghỉ dưới 0,5 công như đi muộn hoặc về
sớm mà cộng dồn dưới 0,5 cơng thì mức thưởng là
300.000đ/người/tháng.
 Mục 2: Thực hiện thiếu công huy động( gồm công kế hoạch và công tăng
ca) trong tháng theo từng bộ phận. Nghỉ từ 0,5 công đến dưới 01 công
như đi muộn, về sớm, nghỉ ½ F thì mức thưởng là 200.000đ/người/tháng.
Điều 2: Các ơng ( bà ): kế tốn trưởng, trưởng phịng TCHC, phụ trách các đơn vị có
liên quan chiểu thi hành quyết định này kể từ ngày 01/08/2018

22


CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, KẾT LUẬN CỦA BẢN THÂN
1. CẢM NHẬN CỦA BẢN THÂN QUA ĐỢT THỰC TẬP.
Tuy chỉ đi thực tập tại cơng ty may Đơng mỹ có ba tháng thôi nhưng nơi này đã
cho em được nhiều trải nghiệm quý giá, giúp em hiểu thêm về ngành mà em đang theo
học tại trường. Ở trường học thì sẽ giúp em có được những kiến thức cơ bản về lý
thuyết sen lẫn thực hành tuy nhiên với lượng kiếm thức này thơi thì chưa đủ để hồn

thành tốt cơng việc được gia phó. Vì thế nhà trường đã sắp xếp cho sinh viên bọn em
đi trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp để hệ thống và bổ sung thêm những kiến thức
và kỹ năng tại môi trường làm việc thực tế bên ngoài nhà trường. Thời gian đầu khi
bước chân vào cơng ty thức tập em vẫn cịn nhiều bỡ ngỡ mặc dù học ở trường lớp rất
nhiều cũng đc giáo viên chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm thực tế nhiều nhưng khi bước
chân vào làm tại công ty thì vẫn cịn phát sinh ra nhiều tình huống và vấn đề. Điều đó
phải địi hỏi tinh thân làm việc và kỹ năng để xử lý tình huống một cách nhanh nhất để
kịp thích nghi vs cơng việc mà cơng ty đã giao cho. Từ đó em nhận thấy rằng không
chỉ những kiến thức chuyên môn là đủ mà việc quan sát và xử lý tính huống trên thực
tế là vô cùng quan trọng. Ngày đầu tiên khi bắt đầu hành trình trải nghiệp thực tập
chúng em vơ cùng hào hứng và mong chờ những ngày sắp tới tại công ty. Khi bước
chân đến công ty em và các bạn được cơ phó giám đốc ra đón và đước cô dẫn đi giới
thiệu tham quan nơi mà chúng em sẽ học tập và làm việc trong đợt thực tập trải
nghiệm này. Cô giới thiệu sơ bộ về công ty sau đó bọn em sẽ được xuống xưởng để
làm quen chào hỏi các cô chú. Bắt đầu làm tại công ty chúng em phải tuân thủ các quy
định về giờ giấc về sinh hoạt chấp hành mọi nội quy công ty để ra, từ đó em thấy mình
có trách nhiệm và tự giác, chủ động hơn về vấn đề giờ giấc. Tại công ty chúng em
được các cô chú tổ trưởng và cô chú công nhân trong công ty chỉ dạy, giúp đỡ tận tình.
Được sử dụng được xem những máy móc mà trước đây chỉ được nhìn trên sách vở.
Tuy chỉ với 3 tháng thực tập nhưng qua quá trình thực tập em đã được trau dồi và tiếp
thu nhiều kiến thức thực tế và được co sát được hiểu biết hơn về ngành học mà bản
thân đang theo đuổi. Em rất biết ơn các cô chú tổ trưởng và các cô chú công nhân đã
tạo điều kiện và chỉ dạy em trong suốt 3 tháng em học tập và làm việc tại nơi này
2. BÀI HỌC CỦA BẢN THÂN QUA ĐỢT THỰC TẬP
Đợt thực tập trải nghiệm vừa qua đã giúp em có được nhiều kiến thức kinh
nghiệm bổ ích về cơng việc. Từ đó rút ra được nhiều bài học quý giá để khiến bản
thân dần hoàn thiện và hiểu hơn về ngành mình đang theo học tại trường.

23



Đầu tiên phải nói đến đó là bài học về sự chủ động và tự tin, ở trường đơi lúc
cịn cần đến sự thúc dục của bạn bè thầy cô nhưng ở cơng ty thì lại khác tất cả mọi
người đều có những cơng việc riêng của mình họ khơng có thời gian để quan tâm đến
việc mình đang làm gì có hiểu có làm đc hay khơng mà chỉ quan tâm đến tiến độ và
hiệu quả công việc mà mình mang lại. Nên cơng việc của mình, mình phải chủ động
giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc sẽ hỏi mọi người xung quanh, sự chủ động và tự
tin trong công việc cũng như cuộc sống sẽ giúp ta làm chủ được cơng việc hướng nó
theo ý mình mong muốn “Chủ động là chìa khố của thành cơng”. Bên cạch đó sự chủ
động tự tin sẽ giúp mình có thêm nhiều lợi thế từ đó cơng việc trở nên thuận lợi và sẽ
trở thành hành trang quý báu để sinh viên vựng vàng sau khi rời giảng đường để
hướng đến nghề nghiệp vị trị mình mong muốn trong doanh nghiệp.
Tiếp đến k thể thiếu đó chính là kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là điều bất cứ sinh
viên nào cũng mong muốn để có được vì vậy mỗi mơi trường học tập tại giảng đường
thơi thì chưa đủ chính vì thế nên nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập
trải nghiệm tại doanh nghiệp để trau dồi rèn luyện nhũng kỹ năng đó. Sau đợt thực tập
trải nghiệm này giúp em trưởng thành hơn suy nghĩ chín chắn hơn bà đã có một số
định hương cho tương lai một cách rõ ràng nhất. Từ đó em hiểu bản thân mình cần gì
muốn gì, điểm mạnh của bản thân là gì. Với một mơi trường làm việc rộng lớn hơn
hằng ngày tiếp xúc với nhiều người từ đó dạy em các ứng sử với mọi người làm sao
cho phù hợp và khôn khéo hơn.
Khi đi học mối quan hệ của em chỉ có bạn bè, người thân, thầy cơ thì giờ đây sau
kỳ thực tập ta sẽ có thêm nhiều đồng nghiệp mới, bạn tâm giao giúp ích cho cơng việc
cuộc sống của mình sau này. Hơn nữa những mối quan hệ này cũng dạy cho em biết
thêm nhiều về ngành em đang theo học những kiến thức, mẹo cơng việc thực tế nằm
ngồi giáo trình học từ đó áp dụng vào cơng việc sẽ có hiểu quả cao.
Chương trình trải nghiệp thức thế này là cơ hội cho sinh viên chúng em được áp
dụng những kiến thức đã học trong nhà trường để đến với môi trường làm việc thực
tiễn. Môi trường doanh nghiệp rất khác so vs trường học vì đang ở vị trị thực tập sinh
nên em không ngừng tiếp thu và tích luỹ những kiến thức chun sâu mà cơng ty đã

chỉ dạy. Đó là những hành trang để sinh viên chúng em bước ra làm việc ngoài thực tế
những kiến thức bổ ích những kinh nghiệm bài học quý báu để sau này sẽ là hành
trang đi làm việc ngoài môi trường doanh nghiệp.

24


3. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN CỦA BẢN THÂN VƠI DOANH NGHIỆP VỚI
NHÀ TRƯỜNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC TẬP TẠI DOANH
NGHIỆP
Giáo dục và đào tạo gắn liền với thực tiện để làm tốt điều này trường học đã thiết
lập mối quan hệ vô cùng chặp chẽ với doanh nghiệp để cùng tham gia vào chương
trình đào tạo trải nghiệp thực tiện của sinh viên. Hoạt động thực tập gắn kết với doanh
nghiệp chính là hoạt động giúp cho sinh viên bọn em đưa những kiến thức từ giáo
trình ra để thực hành tiếp cận vs thực tiễn giúp nâng cao năng lực để đáp ứng được
những nhu cầu của doanh nghiệp khi ra trường sẽ có đc một lượng kiến thức nhất định
để tiếp cận môi trường làm việc một các hiệu quả nhất. Để nâng cao chất lượng
chương trình thực tập của sinh viên doanh nghiệp cần phối hợp và tạo điều kiện hơn
nữa cho sinh viên được tiếp cận với bộ phận, công việc phù hợp với ngành theo học
tại trường. Về phía nhà trường kế hoạch cho các khoá sinh viên chúng em đi thực tập
sớm nhất để sớm sinh viên sớm định hướng được mục tiêu, nhiệm vụ của bản thân
trong thời gian theo học tại giảng đường. Đợt thực tập này em thấy rất hữu ích đối với
sinh viên giúp cọ sát với thực tế. Từ những yếu tố trên em có ý kiến nhà trường nên
giữ vững mối quan hệ chặn chẽ với doanh nghiệp để tiếp tục duy trì tổ chức cho sinh
viên đi thực tập trải nghiệp tại doanh nghiệp giúp cho sinh viên bọn em trau dồi các kỹ
năng, kiến thức để chuẩn bị đầy đủ hành trang vững bước trên con đường sắp tới.

25



×