Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận PLĐĐBC thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo chuẩn mực đạo đức và pháp lý trong hoạt động báo chí và truyền thông trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.06 KB, 23 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta đã vươn lên mạnh mẽ. dưới sự
lãnh đại của Đảng, đội ngũ những người làm báo Việt Nam ngày càng trưởng
thành về mọi mặt và đã có những đóng góp tích cực vào cơng cuộc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.Kế thừa truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng nước
ta, những người làm báo Việt Nam luôn xứng đáng là chiến sĩ xung kích trên
mặt trận tư tưởng, góp phần cổ vũ tồn dân, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Phẩm chất, đạo đức của đội ngũ nhà báo khơng chỉ có ảnh hưởng trực tiếp
đến q trình lao động nhà báo, mà cịn tác động đến tồn xã hội nói chung và
đội ngũ báo chí nói riêng. Nói chung, báo chí nước ta giữ vững định hướng
chính trị, từng bước nâng cao chất lượng, những người làm báo Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với sự bùng nổ thông
tin đi kèm sự phát triển cơng nghệ địi hỏi báo chí cách mạng Việt Nam phải
có sự chuyển mình để phù hợp với hoàn cảnh mới. Điều này đặt ra vấn đề lớn
đối với báo chí hiện nay, đặc biệt là đội ngũ những nhà báo cần phải có cái
nhìn tổng quan, sâu rộng về báo chí thế giới. Muốn thế, đội ngũ những nhà
báo và đặc biệt là nhà báo trẻ cần được bồi dưỡng, không ngừng nâng cao
kiến thức, phẩm chất, năng lực, đạo đức để phù hợp với thời đại, từ đó nắm
bắt thêm nhiều cơ hội trong thời kỳ hội nhập.
Thông qua các hoạt động thực tiễn, qua quá trình quan sát, tìm hiểu tài
liệu và đặc biệt là qua mơn “Pháp Luật Và Đạo Đức Báo Chí Truyền Thơng”.
Em nhận thức được vai trị quan trọng trong việc xây dựng, tăng cường phẩm
chất, năng lực, đạo đức của người làm báo. Đó là lý do em chọn đề tài:
“Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo chuẩn mực đạo đức và pháp lý
trong hoạt động báo chí và truyền thông trong giai đoạn hiện nay”.
1


II. Mục tiêu và nhiệm vụ


1. Mục tiêu
Đề tài nghiên cứu thực trạng thực hiện phẩm chất, đạo đức nhà báo từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực, đạo đức đội
ngũ báo chí hiện nay.
2. Nhiệm vụ
Phân tích vai trị của nhà báo hiện nay.
Phân tích một cách có hệ thống các khái niệm phẩm chất, năng lực, đạo
đức nghề báo.
Phân tích thực trạng phẩm chất, năng lực, đạo đức nhà báo trong thời
đại hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục những
mặt hạn chế, nâng cao vai trị của đội ngũ báo chí trong thời đại mới.
3. Cơ sở lý luận
Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật
của Nhà nước về con người, phẩm chất, đạo đức, năng lực nghề báo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng,chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân
tích, tổng hợp,thống kê, logic – lich sử và các phương pháp khoa học xã hội
khác.

2


B. NỘI DUNG
I. Khái quát vai trò của nhà báo
Nền báo chí từ khi hình thành và phát triển thì vai trị của nhà báo là rất
quan trọng. Vì nó quyết định sự tồn tại của một tờ báo, định hướng thơng tin
một cách chính xác, giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước. Vài trò

của nhà báo hiện diễn trên tất cả các lĩnh vực đời sống từ: kinh tế, chính trị
đến văn hố – xã hội,... quan trọng nhất là vai trò đinh hướng dư luận xã hội.
II. Khái niệm và các quan điểm về phẩm chất, năng lực, đạo đức
nhà báo
1. Quan niệm về “phẩm chất nhà báo”.
Phẩm chất nhà báo là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa
nhận, nó tạo thành thói quen, nếp sống, nếp suy nghĩ, nếp hành đồng trong
cộng đồng, được mọi người trong nghề báo và cả cộng đồng đánh giá, thừa
nhận. Các phẩm chất giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của
người làm báo, nó được hình thành trong q trình sống, làm việc của họ.
Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm với cuộc sống đã hình thành nên quan
niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp. Chúng ta cần
phân biệt: nhờ những phẩm chất tốt đẹp này sẽ giúp cho họ trở thành một nhà
báo giỏi cả về chuyên môn lẫn đạo đức, đây chỉ mới là điều kiện cần.
2. Quan niệm về “năng lực nhà báo”
Là những khả năng, đặc tính mà nhà báo cần phải có nhằm đáp ứng nhu
cầu xây dựng và truyền tải thơng tin. Khơng chỉ cần có năng lực chun mơn
mà nhà báo phải có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực xã hội, được tích luỹ
lâu dài trong q trình hoạt động báo chí.
3. Quan niệm về “đạo đức nhà báo”

3


Đạo đức nghề nghiệp báo chí chính là những nguyên tăcs, những chuẩn
mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà báo,
khi được thể chế hoá, được các đồng nghiệp xã hội thừa nhận sẽ trở thành
chuẩn mực điều chỉnh hành vi của người làm báo.
III. Thực trạng về phẩm chất, năng lực, đạo đức của đội ngũ báo
chí và những vấn đề đặt ra hiện nay

1. Phẩm chất chính trị
1.1. Tích luỹ nâng cao phẩm chất chính trị
Là những chiến sĩ tiền phong trên mặt trận tư tưởng, đội ngũ nhà báo
trong bất kỳ hồn cảnh khó khăn nào, thử thách nào cũng đều nêu cao lòng
trung thanh với mục tiêu, lý tưởng đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay, chúng ta đã tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước vững bước tiến lên trong thế kỷ mới.
Trước mắt, chúng ta có cả thời cơ lẫn thách thức, cả những thuận lợi cùng
nhiều khó khăn đan xem. Phát triển kinh tế thị trường nhưng vẫn phải giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở cửa, hội nhập nhưng vẫn giữ gìn bản
sắc dân tộc và độc lập, chủ quyền.
Bản lĩnh chính trị của đội ngũ phóng viên báo chí nước ta lúc này được
thể hiện trước hết ở sự kiên định những vấn đề về quan điểm có tính ngun
tắc mà Đảng đã đề ra trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khố VIII. Đó là:
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của
Đảng, dân tộc ta.
Chủ nghĩa Mác – lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng
và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất cách mạng Việt
Nam, không chấp nhận “ đa nguyên, đa đảng”.
4


Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, thể hiện khối
đại đồn kết tồn dân trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ chi thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tập trung, dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và
hoạt động của Đảng.
Kết hợp với chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế

trong sáng của giai cấp công nhân.
Hiện nay các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu
“diễn biến hồ bình”, chiến tranh tư tưởng, kích động gây rối loạn nội bộ để
chống phá cách mạng Việt Nam. Hàng trăm tờ báo và các chương trình phát
thanh bằng tiếng Việt từ nước ngồi đang hằng ngày, hằng giờ xuyên tạc, nói
sai sự thật về tình hình đất nước ta, vu cáo ta vi phậm nhân quyền, mất dân
chủ, lợi dụng một số vụ việc xảy ra ở một vài nơi trong nước thời gian qua
như Thái Bình, Huế, Đồng tâm, Tây Ngun hịng làm trầm trọng thêm tình
hình.
Có thể nói lúc này, thái độ và tinh thần đấu tranh không khoan nhượng
đối với những luận điệu phản động, xuyên tác, những âm mưu thủ đoạn của
kẻ thù là một trong những thước đo phẩm chất của mỗi nhà báo.
Đội ngũ phóng viên báo chí cũng đã xonng vào trận chiến chống tiêu
cực, chống quan liê, tham nhũng, buôn lậu và các tệ nện xã hội khác. Nhiều
phóng viên đã tỉnh táo phân tích đánh giá, xác định vụ việc trọng tâm và trọng
điểm để phản ánh. Nhờ vậy báo chí đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhân dân,
giành được sự trân trọng và cảm phục trong dư luận xã hội.
1.2. những biểu hiện yếu kém
Trong khi khẳng đinh đại đa số nhà báo có phẩm chất chính trị tư tưởng
vững vàng, cũng cần thấy rõ là còn một bộ phận nhỏ trong đội ngũ các nhà
báo chưa đủ phẩm chất của một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng. Do
5


ít phóng viên khơng nắm vững những quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng
nên bên cạnh những nét tích cực, nhiều nhà báo, thậm chí có những tờ báo có
xu hướng xa rời vai trị định hướng của báo chí cách mạng. Nhiều nhà báo
khơng hào hứng với những thơng tin tích cực, những điển hình tiên tiến mà có
xu hướng chạy theo những những thơng tin tiêu cực, những vụ án hình sự
thiếu định hướng dư luận, thiếu tính giáo dục. Lạm dụng đề tài giới tính, tình

u hôn nhân để đưa những thông tin dung tục, câu khách, những mặt tối,
thậm chí những bê bối trong đời tư nghệ sĩ, những người nổi tiếng, đưa những
thông tin về lối sống trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Lợi dụng nhận
thức mới về đời sống tâm linh, khai thác thơng tin mê tín dị đoan, tiếp tay cho
những hủ tục lạc hậu, thiếu cơ sở khoa học. Những thơng tin đó đã gây ra
những nhận thức sai lệch bức tranh chân thực của xã hội, gây mơ hồ, thậm chí
bi quan trong dư luận, có tác động tiêu cực đến việc xây dựng chuẩn mực đạo
đức mới, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Có những nhà báo tuy sống trong nước nhưng lại tách mình khỏi cuộc
sống chính trị chung, khơng quan tâm đến chính trị hoặc cho rằng đó là việc
của người làm chính trị. Khi viết bài phản ánh họ lại đặt mình vào vị trí phản
bác, chê bai có cái nhìn tiêu cực thể hiện sự mơ hồ về chính trị, dễ dàng để
các thế lực thù địch lợi dụng.
2. Năng lực chuyên môn
2.1. Sự phấn đấu không ngừng nghỉ
Làm báo là một nghề mang tính sáng tạo cao nhiệm vụ của nhà báo là
phát triển, giải thích và dự báo chiều hướng phát triển của những vấn đề nảy
sinh trong đời sống xã hội. Nhiệm vụ này đòi hỏi người làm báo phải có năng
lực tư duy và phản ánh các sự vật, hiện tượng một cách biện chứng, độc lập
và sáng tạo. Để có được năng lực đó, trong nhiều năm qua đội ngũ nhà báo đã
không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao nhận thức sâu sắc về lý luận Mác
– lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách
6


pháp luật của nhà nước, trau dồi kiến thức chuyên sâu cũng như kiến thức
tổng hợp về các lĩnh vực khác nhau.
Khác với nhiều lĩnh vực, đội ngũ những người làm báo nước ta dường
như khơng có sự hụt hẫng về năng lực, trình độ giữa các thế hệ. Những số liệu
dẫn ra ở phần trên cho thấy trình độ học vấn của đội ngũ nhà báo ngày càng

được nâng cao hơn, nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây và ngày càng đáp
ứng yêu cầu tiêu chí về học vấn của Hội Nhà báo đối với hội viên là nhà báo
pjải có trình độ từ đại học trở lên. Nhiều phóng viên báo chí, biên tập viên,
cán bộ quản lý báo chí, một mặt, tự do, tự rèn luyện, mặt khác, do được đào
tạo, bồi dưỡng ở hệ thống trường lớp chính quy, nên đã nâng cao được trình
độ học vấn cũng như chun mơn, nghiệp vụ làm báo của mình. Điều đáng
mừng là trong một số những nhà báo trẻ, khơng ít người đã có trình độ
chun mơn và uy tín nghề nghiệp, họ đã từng tốt nghiệp hai đến ba trường
đại học, thông thạo ngoại ngữ và tin học, nhanh chóng nắm bắt được các vấn
đề mới mẻ, bức xúc của đời sống xã hội và đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm báo
chí hay, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, được dư luận hoan nghênh và đánh giá cao.
Lao động báo chí là lao động mang tính đặc thù. Vì thế, nó địi hỏi nhà
báo phải có năng lực thật sự. Cụ thể là:
Phải có tư duy độc lập, sáng tạo. Trước mỗi sự vật, hiện tượng muốn
thông tin, phản ánh, nhà báo phải phân tích đầy đủ bản chất của nó, xem nên
thơng tin những gì, thơng tin đến mức độ nào, thơng tin như thế có lợi hay có
hại. Nhà báo khơng thể thông tin, phản ánh một sự vật, hiện tượng nào theo
đơn đặt hàng, hoặc do sức ép của một tổ chức, một đơn vị hay một cá nhân
nào đó với động cơ thiếu lành mạnh. Làm như thế, nhà báo đã tự biến mình
thành kẻ bồi bút.
Phải am hiểu sâu sắc về lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thiếu
những thứ đó, nhà báo khơng thể có tư duy độc lập, sáng tạo, khơng thể có
7


quan điểm, lập trường đúng đắn, càng khơng thể có cách nhìn biện chứng, khả
năng phân tích các sự vật, hiện tượng một cách chính xác. Phải có trình độ
nghiệp vụ chuyên môn giỏi. Nhà báo trong giai đoạn cách mạng hiện nay phải
được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ báo chí; phải thơng thạo những kỹ năng

nghề nghiệp thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Ngồi kiến thức chun sâu thuộc
lĩnh vực phụ trách, nhà báo phải trau dồi, rèn luyện để có kiến thức rộng rãi
về các lĩnh vực khác, nhất là kiến thức về kinh tế, văn hóa, pháp luật. Yêu cầu
đối với nhà báo hiện nay là phải thật giỏi một lĩnh vực và làm tốt nhiều lĩnh
vực khác.
Ngồi trình độ chun mơn nghiệp vụ, trong thời buổi mở cửa, bùng nổ
thông tin và hội nhập quốc tế hiện nay, nhà báo cũng cần có trình độ ngoại
ngữ và trình độ tin học tương ứng. Đây đang là điểm yếu, thậm chí rất yếu mà
các nhà báo chúng ta cần ra sức khắc phục nếu không muốn để mình rơi vào
tình trạng tụt hậu so với mặt bằng chung của giới báo chí đương đại trên tồn
thế giới.
2.2. Một số hạn chế
Một là, khống ít phóng viên còn tỏ ra thiếu hiểu biết về lĩnh vực mà
mình điều tra, nghiên cứu. Khách quan mà nói, trong làng báo “chuyên gia”,
nhất là những nhà báo kinh tế. Một trong những chức năng quan trọng của
mảng bài viết kinh tế là phải dự đốn, dự báo được tình hình biến động của thị
trường trong nước và trên thế giới. Nhưng nhiều nhà báo thực hiện chức năng
này còn kém. Bằng chứng là khi thông tin về kinh tế thì khơng ít bài viết cịn
bất cập về “độ nhạy” và “độ sâu” viết khơng kịp thời và cịn nơng cạn, hợi
hợt. Các nhà doanh nghiệp thường phàn nàn về những hạn chế của nhiều bài
viết kinh tế, như nội dung thông tin nghèo nàn, thông tin trùng lặp, mang tính
“xào xáo”, chưa giúp được bao nhiêu cho các nhà doanh nghiệp cập nhật năm
bắt tình hình, diễn biến của thị trường. Có những bài viết theo kiểu “phong

8


trào”, viết thiếu luận cứ khoa học và điều tra kĩ lưỡng nên khen, chê khơng
đúng.
Xin dẫn ra một ví dụ: Về xi măng lò đứng. Bản thân xi măng lị đứng là

một cơng nghệ có thể sử dụng có lợi đối với một số nước có hồn cảnh như
nước ta: vốn không nhiều, tỷ lệ người dân nông thôn, vận tải khó khăn, lao
động dư thừa, thu nhập thấp. Chủ trương đầu tư cho phát triển xi măng lò
đứng vừa qua là khơng có gì sai. Cái sai là ở chỗ có những nơi đầu tư khống
hợp lý, người quản lý kém cỏi nên phải trả giá đắt.
Hai là, phong cách làm việc cịn quan liêu, xử lý thơng tin chủ quan,
nóng vội. Bên cạnh những phóng viên khơng ngại khó khăn, lăn lộn trong
cuộc sống để tìm những nguồn chất liệu phong phú làm cơ sở cho ra đời
nhiều tác phẩm báo chí hay, thì đây đó đã xuất hiện các thông tin, bài viết hời
hợt của một số phóng viên thiếu nghiêm túc ở vài tờ báo, nhất là những phóng
viên trẻ mới vào nghề, đã có biểu hiện quan liêu trong nghề, ngại lăn lộn vào
đời sống thực tế, ngại đến với những sự kiện, cụ thể để tìm hiểu, chia sẻ, cảm
nhận,… Họ ấy tin bằng cách nghe kể lại, hoặc chỉ dựa vào các báo cáo. Họ
ngồi bàn giấy gọi điện thoại đi các nơi, hẹn gặp một vài đối tượng ở đâu đó để
thu lượm thơng tin. Có phóng viên viết điều tra ở cơ sở sản xuất kinh doanh
những chỉ hỏi qua ý kiến của giám đốc và một vài cán bộ rồi đọc lướt qua các
báo các tổng kết, sơ kế, mà khơng xem xét kỹ càng tình hình thực tế tại chỗ.
Ba là, hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế. Trren thực tế phần
đông các nhà báo của chúng ta đã nêu gương tốt trong viêc thi hành pháp luật,
lấy pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các tác phẩm báo chí của mình, để phân
biệt đúng, sai, phải trái, góp phần bảo vệ tính nghiêm mình của pháp luật.
Nhưng cũng khơng ít phóng viên, do khơng nắm vững pháp luật, hoặc khơng
tìm hiều kỹ tình hình, xử lý thông tin thiêu thận trọng, không dựa vào chứng
cứ mang tính tpháp lý mà đã dẫn đến sai phạm “thơng tin sai sự thật”. Ngun
tổng biên tập bố Doanh nghiệp trước đây cũng đã mắc phải sai lầm này khi
9


đưa ra nhiều bài viế về vụ mua tàu cao tốc ở Tổng cục Hải quan. Có những
phóng viên vì động cơ vụ lợi cá nhân đã thổi phồng nhiều mơ hình “giả” gây

nhiễu thơng tin trong độc giả, có trường hợp cịn biểu dương cả những nơi
đang có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Khi Tăng Minh Phụng đã bị bắt tạm
giam để điều tra về những hành vi làm ăn mờ ám và những tai tiếng tài chính
trong hoạt động của cơng ty, thì vẫn có bài tiếp tục biểu dương để quảng cáo
trá hình cho cách làm ăn hợp pháp của hắn.
Bốn là, kỹ năng viết báo còn non kém. Đối với người làm báo, việc trả
lời được câu hỏi: “Viết cho ai? Nhằm mục đích gì? Và viết như thế nào?” là
vô cùng cần thiết, nhưng không đơn giản. Điểm qua một vài bài báo của các
ngành cơng an, luật pháp, có thể thấy ở một số bài viết về tệ nạn xã hội và các
vụ án tiêu cực, quan điểm chưa rõ ràng, cách thể hiện chưa khéo, viết quá độ
cần thiết. Việc lên án, phê phán các tệ nạn xã hội, các hành vi phạm pháp là
cần thiết nhưng nếu quá sa vào miêu tả chi tiết những lối sống đồi truỵ, những
hành vi giết người dã man, nhưng thủ đoạn lừa lọc,… thì thơng tin lại phản
tác dụng. Có những bài báo viết thiếu chuẩn xác về ngơn ngữ, diễn đạt dài
dịng, khó hiêu. Chẳng hạn viêt về vấn đề dân số - kế hoạch hố gia đình mà
đối tượng phục vụ là những người có học vấn thấp lẽ ra phải diễn đạt thật dễ
hiêu thì lại phải giải thích, lập luận vịng vo, lạm dụng q nhiều tiếng nước
ngồi, trình bày dài dòng, rối rắm.
Năm là, yêu kém về ngoại ngữ và tin học là một hạn chế lớn. Hạn chế
này làm giảm thiểu khả năng của phóng viên trong việc khai thác thơng tin đa
dạng từ bên ngồi. Như đã dẫn ở trên, số lượng nhà báo biết ngoại ngữ chỉ
chiếm khoảng 25% tổng số nhà báo tồn quốc. Trình độ tin học cũng không
khác, nhiều nhà báo đã đi học nâng cao trình độ tin học tại một số lớp đào tạo
tin học ngắn ngày. Tuy nhiên việc đào tạo trong thời gian ngắn nên chất lượng
kết quả đạt được khơng cao. Cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao
trình độ của đội ngũ báo chí.
10


3. Đạo đức nghề nghiệp

3.1. Tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức
Trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) Đảng ta đã đề ra
tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới, đó là:
“Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quá
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Khơng tham nhũng và kiên quyết
đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, khơng cơ
hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước có trình độ văn hố, chun
mơn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ được giao.
Hệ tiêu chuẩn cán bộ này được cụ thể hoá với từng loại cán bộ. Bản
Quy ước về đạo đức nghề nghiệp báo chí Việt Nam được chính thức thơng qua
tại Đại hội lần thứ VI của Hội Nhà báo Việt Nam đầu năm 1995 là sự thể hiện
theo đúng tinh thần của hệ tiêu chuẩn trên. Những điều trong Quy ước đề cập
một cách đầy đủ và tồn diện các khía cạnh thuộc về đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo. Có thể rằng, trong mấy năm qua đội ngũ các nhà báo đều lấy
bản Quy ước này làm chuẩn mực để tự phấn đấu, rèn luyện, nâng cao phẩm
chất đạo đức của người làm báo cách mạng.
Nói đến đạo đức của nhà báo thì trước hết phải nói đến tính trung thực
của số đơng những người làm báo hiện nay. Sự trung thực đó thể hiện ở
những khía cạnh sau:
Thứ nhất, trung thực với Đảng. Các nhà báo tỏ ra sự nhất trí cao của
mình đối với quan điểm đường lối của Đảng trên cơ sở nắm vững và biết phản
11


ánh đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước. Nhưng cũng có khơng ít nhà báo của nhiều tờ báo, do ít chịu dành thời
gian cho việc tự học tập để nâng cao tình độ trình trị, tư tưởng, ít chịu tìm
hiểu sau đường lối, chính sách, pháp luật, nen viết bài về lĩnh vực, lĩnh vực
kia rất hời hợt, chung chung, thiếu chiều sâu, thiếu tính thuyết phục và khơng
có tính chiến đấu.
Thứ hai, trung thực với nhân dân. Phóng viên là người có điều kiện
thuận lợi để gần gũi, gắn bó với nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, hiểu
được niềm vui, nỗi buồn của nhân dân. Biết tận dụng điều kiện thuận lợi đó
cùng với tấm lịng trung thực của mình đối với nhân, nhiều nhà bao đã có
được những bài viết phản ánh một cách đúng đắn phong trào cách mạng của
nhân dân, cũng như mọi tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân.
Nhưng nhà báo như thế rất xứng đáng với sự tín nhiệm và quý mến của nhân
dân những trong hoạt động báo chí, cũng khong phải khơng có những nhà báo
quan liêu, xa rời thực tế cuộc sống của nhân dân.
Thứ ba, trung thực trong thông tin. Những nhà báo chân chính đều thực
hiện rất nghiêm túc yêu cầu này và họ không thể chấp nhận trong đội ngũ của
mình những phóng viên cịn thiếu sự trung thực trong thơng tin, dù là vơ tình
hay có ý. Khơng ít phóng viên đưa ra thơng tin sai lệch do nhận thức chính trị
yếu kém. Cũng có nhà báo đưa ra những thông tin sai lệch xuất phát từ lợi ích
cá nhân. Hành động như thế là làm mờ đi cái tâm trong sáng của người làm
báo. Nếu nhà báo nghiêm túc xem xét lại tư cách để nhận ra được các sai và
để tự “tu thân” theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ,
thì sẽ tiến bộ. Đáng phê phán nghiêm khắc là việc nhà báo vì vụ lợi cá nhân
mà cố tình tung ra những thơng tín sai lệch, bóp méo, xun tạc sự thậtvới
dụng ý đả kích, bơi nhọ, gấy sự phân tâm, ngờ vực trong dư luận. Đó khơng
chỉ là một việc làm trái với đạo lý, mà còn là một tội ác, một hành vi phạm
pháp.
12



Thứ tư, phẩm chất trung thực của nhà báo còn thể hiện ở tấm lòng nhân
ái, chân thành, khiêm tốn, sống có tình nghĩa đối với đồng nghiệp, đồng chí,
biết đặt mình trong khn khổ của tổ chức, của cơ quan nơi có mình cơng tác.
Vật mà, trong thực tế hiện nay, có nhưng phóng viên đã ngộ nhận, tưh huyễn
hoặc đề cao qua mức khả năng cá nhân của mình, tự do vơ tổ chức, tự cho
phép mình địi hỏi những điều tư lợi. Có nhà báo khi viết bài thì lên giọng của
người giảng giải đạo đức, nhưng trong cuộc sống thường ngày thì lại là nười
thiếu văn hoá, thiếu trung thực, đố kị, bon chen, sẵn sàng nói xấu, bơi nhọ, vu
cáo đồng nghiệp,...
Tóm lại, thơng tin mà mỗi nhà báo cần đạt được đó là thơng tin trung
thực, khách quan nhưng không trần trụi mà phải vì lợi ích của Tổ quốc, của
nhân dân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, tăng
cường mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa nước ta và bạn bè trên thế giới.
Phẩm chất đạo đức của nhà báo cịn thể hiện ở tính chiến đấu mạnh mẽ, ở tinh
thần chủ động tấn công đối với mọi biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội
và đối với âm mưu diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch. Những biểu
hiện tiêu cực trong xã hội ta hiện nay mn hình, mn vẻ; đáng chú ý nhất là
tệ tham nhũng, hối lộ, sự thối hóa, biến chất về nhận thức tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống. Những biểu hiện tiêu cực đó đương nhiên phải đấu tranh,
phê phán quyết liệt, song vấn đề rất quan trọng là không để cho những kẻ xấu,
các thế lực thù địch lợi dụng. Đối với âm mưu diễn biến hịa bình của địch,
các nhà báo phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác và phải chủ động tấn công
quyết liệt. Các bài phê phán, đấu tranh phải có tính thuyết phục, đầy đủ cơ sở
lý luận và thực tiễn; hết sức tránh tình trạng lên gân, nói lấy được.
Những yêu cầu về lối sống của nhà báo. Nhà báo phải có tư chất riêng
về lối sống. Nói một cách cụ thể hơn thì yêu cầu đầu tiên về lối sống của nhà
báo là phải lăn lộn với cuộc sống, hịa mình với quần chúng, sống trong dân,
sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh. Khơng có tư chất đó khơng thể nào
13



có những tác phẩm báo chí có giá trị. Ngày nay, trong cơng cuộc đổi mới,
chúng ta có biết bao những nhân tố tốt đẹp, những điển hình tiên tiến; đồng
thời, cũng có khơng ít những biểu hiện tiêu cực.
Đã có rất nhiều nhà báo, rất nhiều bài báo viết về những mặt tích cực
và tiêu cực của đời sống xã hội. Và, thực tế cũng cho thấy những bài báo hay,
có giá trị, đều là sản phẩm của những nhà báo đã từng lăn lộn với cuộc sống,
không sợ gian khổ, hy sinh và có trách nhiệm với bài viết của mình. Sự hời
hợt và thói vơ trách nhiệm của nhà báo không thể nào làm ra được những tác
phẩm báo chí có giá trị. Muốn thâm nhập cuộc sống, hịa mình vào quần
chúng và sống trong dân thì nhà báo phải có lối sống giản dị, tiết kiệm. Sống
xa hoa, lãng phí, kênh kiệu thì nhà báo đã tự tách mình ra khỏi dân, tự tách
mình ra khỏi cộng đồng. Và như vậy thì sản phẩm báo chí của họ cũng khơng
thể tránh khỏi rơi vào tình trạng lệch lạc, bởi vì “văn là người”.
3.2. Những biểu hiện vi phạm
Biểu hiện yếu kém đáng báo động nhất trong đội ngũ phóng viên báo
chí là xu hướng thương mại hố báo chí, xa rời tơn chỉ, mục đích, nhiệm vụ
chính trị của tờ báo, điều mà Chỉ thị 22 của bộ Chính trị ngày 17-10-1997 đã
chỉ ra.
Những năm gần đây, hoạt động báo chí ở Việt Nam đã cho thấy nhiều
ưu điểm khi tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần vào sự phát triển của đời
sống xã hội. Qua báo chí, nhiều tấm gương tốt được biểu dương, nhiều vụ
việc tiêu cực được phơi bày, nhiều vấn đề bức xúc được giải quyết… Tuy
nhiên, cùng với các thành tựu, vẫn còn một số sai phạm trong hoạt động báo
chí tồn tại với biểu hiện, dạng thức khác nhau, và đáng nói là theo thống kê
của Bộ Thơng tin và Truyền thông, các vi phạm chủ yếu liên quan tới đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo, thể hiện qua việc thông tin sai sự thật. Sự
kiện nổi bật nhất của các sai phạm là gần đây, hàng loạt tờ báo đăng tải thông
tin sai sự thật về nước mắm truyền thống. Hậu quả là dư luận xã hội hết sức
14



hoang mang, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng và hoạt động sản
xuất nước mắm truyền thống cũng như tới thương hiệu hàng hóa của Việt
Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
Một sự kiện đáng tiếc khác là cuối tháng 8-2016, một số tờ báo và
trang tin điện tử đồng loạt đưa tin không đúng sự thật về sự việc Ksor Sôn một cậu bé 11 tuổi ở tỉnh Gia Lai tự tử vì “khơng có áo mới đến trường”. Sự
việc được làm sáng tỏ sau khi cơ quan chức năng xác minh nguyên nhân cậu
bé tự tử lại là do bất đồng ý kiến với gia đình, do tâm lý không ổn định của
lứa tuổi chứ không từ nguyên nhân như một số báo đã nêu. 14 cơ quan báo
chí đăng thơng tin này đã bị xử phạt, nhưng thông tin sai sự thật được đăng
tải cũng kịp gây dư luận không tốt, và đã bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc. Đó
mới chỉ là một số sự việc tiêu biểu cho tình trạng đăng tải thơng tin sai sự thật
trên báo chí thời gian qua. Ngồi ra cịn phải kể đến hiện tượng một số báo,
trang tin điện tử đăng thông tin giật gân, câu khách, khơng đúng sự thật qua
cách rút tít theo lối “treo đầu dê bán thịt chó”,... Thậm chí, một số bài báo cịn
cố tình đăng tải thơng tin mê tín dị đoan, lẫn lộn hư thực gây hoang mang
trong người đọc, tạo hiệu ứng không tốt trong dư luận xã hội. Chưa kể thời
gian qua, trong sinh hoạt báo chí cịn có hiện tượng một số nhà báo cố tình vi
phạm tính chân thực, khách quan để thực hiện hành vi “mưu lợi”, như: lợi
dụng danh nghĩa nhà báo tống tiền doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân; viết bài
tâng bốc, quảng cáo (có cả quảng cáo khơng đúng sự thật)…
IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức
của đội ngũ báo chí
1. Tự ý thức sự cần thiết và tầm quan trọng phải không ngừng học
tập lý luận chính trị, lập trường tư tưởng rõ ràng
Ở nước ta, báo chí là cơng cụ tun truyền của Đảng và Nhà nước,
ohục vụ cho lợi ích của nhân dân, là diễn đàn của nhân dân. Bởi thế báo chí
có nhiệm vụ góp phần giáo dục thế giới quan, lòng yêu nước, truyền thống,
15



lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào con đường mà Đảng đã lựa chọn, phản ánh
đúng đắn tình hình thực tế, góp phần tổng kết kinh nghiệp, làm luận cứ cho
Đảng và Nhà nước đưa ra những chính sách đúng đắn, sát hợp. Là người lính
xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hố, người phóng viên phải nhận thức
rõ rằng báo chí khơng đứng ngồi chính trị, báo chí khơng đọc lập với chính
trị. Vì thế, mỗi phóng viên phải không ngừng tự rèn luyện, nâng cao nhận
thức về lý luận, chính trị, nắm vững đường lối, chủ trương quan điểm của
Đảng, pháp luật của Nhà nước qua việc tự đọc, tự học, tự nghiên cứu tìm
hiểu, tham gia vào các buổi sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết,.. Đây là
yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các phóng viên, tuy ở các mức độ khác nhau
đối với các phóng viên làm ở các cơ quan báo chí khác nhau. Đối với phóng
viên là đảng viên thì yêu cầu này càng đặt cao hơn và mức độ tự giác cũng
phải cao hơn nữa.
Người làm báo có sự hiểu biết thấu đáo về lý luận, chính tị, hiêu sâu về
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ
ln có được một thế giới quan và phương pháp luận khoa học khi tìm hiểu,
phân tích vấn đề và đặc biệt khi thể hiện. Để tuyên truyền đường lối, chính
sách, người làm báo phải thơng hiểu, nắm vững các chủ trương, chính sách
đó, phải ln đi trước một bước thì mới có thể hướng dẫn dư luận. Nắm chắc
lý luận chính trị, pháp luật và đường lối là người phóng viên đã có một cẩm
nang để cho sự nhìn nhận của mình rõ ràng, cho bài viết của mình đi đúng
hướng. Khi ấy người phpngs viên có cơ sở để tạo cho mình một “bản lĩnh
chính tị”, sự “nhạy cảm chính trị”, ln ý thức được trách nhiệm chính trị của
mình đối với xã hội. Từ đó có thái độ đúng đắn, có lập trường rõ ràng trong
việc đưa thơng tin, xử lý thơng tin, bày tỏ thái độ, bình luận một sự kiện, hiện
tương, viết bài đấu tranh với các quan điểm sai trái, các luận điệu của kẻ thù,
tạo nên sự nhân thức đúng đắn trong cán bộ đảng viên nhân dân lao động.


16


2. Bổ sung và khơng ngừng nâng cao trình độ hiểu biết các lĩnh vực
khác nhau
Để trở thành một nhà báo địi hỏi bạn phải có sự hiểu biết tồn diện và
sâu rộng. Nâng cao trình độ kiến thức là phải học tập, nghiên cứu hiểu sâu
nhiều lĩnh vực khoa học, ngành nghề mà mình muốn viết. Bài báo muốn hay
thì phải có chất sống động trong đời sống của nhiều lĩnh vực, trong những nội
dung khoa học, trong những kiến thức mới mẻ được nêu ra.
Một kênh thông tin quan trọng giúp cho phóng viên, đặc biệt là những
phóng viên ở tạp chí nghiên cứu lý luận, khoa học chuyên ngành của Đảng và
Nhà nước là tham gia, theo dõi các cuộc hội thảo khoa học, hội nghị tổng kết,
những cuộctoạ đàm, sin hoạt chuyên đề, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa
học. Trong những cuộc toạ đàm, hơij thảo, tổng kểt, trí tuệ của nhiều nhà khoa
học, nghiên cứu, hoạt động thực tiễn. Vì thế, nhà báo được tiếp cận một cách
vừa tổng quát vừa cụ thể, vừa hình dung được bức tranh chung của chủ để
đang được thảo luận, lại vừa nắm được những vấn đề đang đặt ra cần có lời
giải. Tham gia nghiê túc vào kênh thông tin này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
các phóng viên có những bước đi tắt để tiếp cận vấn đề, qua đó phát hiện
thêm những vấn đề khác hoặc trên đó nảy sinh những ý tưởng mới, những suy
nghĩ sáng tạo.
Kinh nghiệp tích luỹ được qua quá trình làm báo cộng với kiến thức
chuyên sâu và lượng thông tin được liên tục bổ sung theo năm tháng sẽ làm
dày thêm kiến thức của các phóng viên và ngịi bút của họ, vì thế, cũng ngày
càng tự tin hơn, chắc chắn, sắc hơn.
3. Thường xuyên đi thực tế, bám sát tìm hiểu thực tiễn
Thực tiễn vừa là người bạn vừa là người thân tình, bao dung đầy hứng
thú, vừa là người thầy hết sức nghiêm túc và khắt khe đối với người làm báo.
Đi để hiểu, dẻd biết, phải “đi một ngày đàng” để “học một sàng khơn”, mỗi

các “khơn” ra của phóng viên khi biến thành bài viết sẽ thành sách khôn cho
17


bao người, giúp cho bao người cùng mở mang kiến thức. Thực tiễn đối với
nhà báo cũng để đối chiếu xem điều nào là giả điều nào là thật.
Như trên đã trình bày, các phóng viên có chức năng truyền tải thông tin
hai chiều: từ trên xuống và từ thực tiễn, từ cuộc sống và tiếng nói. Ý nguyện,
sự sáng tạo của người dân lên. Đi thực tế chính là thực hiện chiều thơng tin từ
dưới lên. Chính vì vậy, Đảng ta rất coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, các
báo chí cũng đánh giá cao những bài phản ánh thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn. Trong nhiều trường hợp, thực tiễn đã giúp đưa ra những câu trả lời
cho các vấn đề lý luận.
Những trăn trở của người dân, những suy nghĩ sáng tạo, những cách
làm hay, những điển hình tốt, những thực tiễn ở một địa phương cụ thể,...
mang lại cho bài viết những giá trị đích thực, cho bạn đọc lượng thơng tin và
những suy nghĩ bổ ích.
Phóng viên đi nhiều, gắn bó với thực tiễn sẽ hiểu cuộc sống thực tiễn
hơn, gần dân hơn và thơng cảm với người dân. Những tình cảm đó cộng với
những kiến thức thu thập được từ thực tế sẽ làm giàu thêm vốn sống, hoàn
thiện dần nhân cách, tư chất của người nhà báo. Có thể nói răng, trình độ lý
luận chính trị, kiến thức rộng và vốn sống thực tế phong phú sẽ tạo nên bản
lĩnh nghề nghiệp, giúp nhà báo có những suy nghĩ sáng tạo, năng động, độc
lập. Các yêu tố này kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn với nhau sẽ tạo nên yếu tố
đặc biệt là năng lực và phẩm chất của nhà báo. Hơn ai hết, người phóng viên,
nhà báo phải là nhà tư tưởng, là chiến sĩ tư tưởng, là nhà truyền giáo, nhà giáo
dục là người biết đúc rút thực tiễn. Có những chất liệu đó sẽ có được cáci lấp
lánh, cái phong phú và cái hồn trong nội dung bài viết.
4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn
Những chất liệu của bài viết được thể hiện như thế nào để người đọc

cảm nhận cái hay, sự thuyết phục của nó cịn phụ thc vào kỹ thuật nghiệp
vụ, khả năng thể hiện của từng phóng viên. Chính vì vậy, việc theo học lố
18


nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí, rèn luyện kỹ năng kỹ viết, cách thể hiện
qua từng loại hình báo chí, rút kinh nghiệm qua chính các bài viết của mình,
của đồng nghiệp, của những nhà báo giỏi phải được coi là việc làm cần thiết,
thường xuyên.
Trình độ nghiệp vụ chun mơn biểu hiển trước hết ở trình độ thao tác
nghiệp vụ, trình độ sử dụng cơng cụ là cây bút, là máy móc để đạt được
những vấn đề đang theo dõi, nghiên cứu. Nhưng có lẽ điều quan trong nhất lại
là cách thức thể hiện, sự trình diễn kỹ thuật tay nghề của phóng viên trong
từng trang viết. Bài báo hay không phải ở độ dài ngắn, chưa hẳn ở việc đề cập
đến vấn đề to hay nhỏ, mà chính là nói được điều gì mới, gợi cảm, lơi cuốn,
hấp dẫn, gieo vào lịng người đọc những điều tâm huyết của bài báo. Trình độ
nghiệp vụ chun mơn còn bao gồm cả nội dung lẫn phương pháp thể hiện
một tác phẩm báo chí. Ở đây, cả nội dung và hình thức có sự hồ quyện vào
nhai. Có những tác phẩm báo chí mà khi đọc xong độc giả nhận thấy như thể
vấn đề chỉ có thể được được biểu đạt như thế mới hay. Làm được điều đó,
người cầm bút phải có sự chắt lọc, lựa chọn thơng tin, phải có sự chắt lọc, lựa
chọn thơng tin, phải có bút pháp tinh thơng và nhất là phải biết mình, biết ta,
biết các bài báo khác, kể cả báo ở nước ngoài. Việc tiếp cận, học tập kỹ thuật
và nghiệp vụ của báo chí hiện đại cũng như những phương thức, những thủ
thuật thể thiện của báo chí nước ngoài, chọn lọc những cái hay, hợp lý để vận
dụng cũng là một khía cạnh quan trọng cần lưu tâm, nhất là trong điều kiện
thế giới mở và việc giao lưa, hội nhập quốc tế đã trở thành tất yếu như hiện
nay.
Việc học kỹ thuật, nghiệp vụ báo chí cần được nhấn mạnh hơn đối với
những phóng viên mới chỉ được đào tạo ở các trường chuyên ngành, chưa qua

các trường lớp dạy về báo chí.
5. Khơng ngừng rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lỗi sống

19


Những yêu cầu đã trình bày ở phần trên là việc mà mỗi phóng viên cần
thực hiện để nâng cao phẩm chất chính trị. Tuy nhiên, nghề báo là nghề cần
sự va chạm nên nhà báo phải ln có ý thức tự giác rèn luyện, ý thức tổ chức
kỷ luật, đạo đức, tác phong, lối sống, xây dựng cho mình đức tính khoa học,
trung thực, dũng cảm, khiêm tốn. Khoa học và trung thực không chỉ thể hiện
trong bài viết mà cịn trong cả lối sống, khi phát ngơn. Nếu quan điểm trong
bài viết và khi phát ngôn mẫu thuẫn, trái ngược nhau thì hiệu quả xã hội của
bài báo sẽ giảm và đặc biệt sẽ tạo nghi ngờ trong những người đã nghe ngóng
viên phát ngơn trai ngược với quan điểm đã thể hiện trong bài viết của mình.
Từ đó, vơ hình trung làm mai một, làm nhồ niềm tin vào bài báo chí của
nhân dân. Nhà báo phải là người trung thực và dũng cảm, dũng cảm đấu tránh
với cái sai, cái tiêu cực ngay từ khi nó còn chưa bộc lộ ra, dam bảo vệ lẽ phải,
bảo vệ pháp luật.
Nâng cao phẩm chất người làm báo còn thể hiện ở chỗ luôn ý thức
được quyền lực và trách nhiệm xã hội của người làm báo là làm cho cuộc
sống tốt đẹp hơn, xã hội trong lành hơn, vì thế phải ln tự rặn lịng mình
khơng được sử dụng lợi thế nghề nghiệp, dùng cây bút, trang giấy làm
phương tiện phục lợi ích cá nhân, bơi nhọ người khác, hạ thấp uy tín, xúc
phạm dan dự, bơi nhọ nhân phẩm người khác.
Nói đến nâng cao phẩm chất và năng lực của phóng viên cũng cần nhắc
tới cái tâm và cái tầm của người làm báo. Nâng cao đạo đức là phải coi trọng
chữ tâm, là làm sao tâm phải trong sáng. Tâm sáng thì mọi phẩm chất báo chí
nói xấu. Tâm sáng thì mọi tác phẩm báo chí nói về các xấu cái dở là để phê
phán và khắc phục, nói về cái hay, cái đẹp, cái tốt là để nhân rộng, để phổ cập

hoá cho mọi người. Tâm không sáng sẽ dễ dẫn đến chỗ bôi đén, bóp méo, xúc
phạm đến người khác trên báo. Tâm muốn sáng thì người viết phải tự vược
lên chính mình, phải trước hết là con người tốt, sống tốt, biết sống tốt thì mới

20


giúp người khác sống tốt. Làm báo là dạy người khác nên trước hết người làm
báo phải biết tự dạy mình, tức là biết tu thân sao cho phải đạo.

C. TỔNG KẾT
Bên cạnh những đóng góp to lớn của đội ngũ báo chí trong lĩnh vực
truyền thơng thì nhiều biểu hiện đã chỉ ra rằng bên cạnh những biểu hiện tích
cực cịn có những biểu hiện tiêu cực. Khuynh hướng thương mại hoá, thể hiện
ở việc chạy theo thị hiếu tầm thường của một số cơng chúng vì lợi nhuận,
thơng tin theo lối giật gân, câu khách rẻ tiền, xa rời tơn chỉ, mục đích phục vụ,
coi nhẹ việc biểu dương cổ vũ nhân tố mới. Điều đó khiến cho tính chiến đấu
của nhiều tờ báo và đội ngũ báo chí cịn chưa cao, các giải pháp nêu ra chưa
đủ sức thuyết phục. Một số cơ quan xem nhẹ việc giáo dục truyền thống cách
mạng. Những hiện tượng này tuy không phổ biến nhưng tác hại lại không
nhỏ, gây dư luận xã hội xấu đối với báo chí, làm giảm uy tín nghề nghiệp, làm
xói mịn niềm tin của cơng chúng, hồi nghi trước các thơng tin được báo chí
đưa ra. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là một vấn đề quan trọng, có vai trị
tác động trực tiếp, sâu sắc và quyết định tới chất lượng của tác phẩm báo chí.
Vì vậỵ, nâng cao phẩm chất, năng lực của nhà báo luôn là mối quan tâm hàng
đầu của nền báo chí cách mạng nước ta, nhất là trong hoàn cảnh của thời đại
mới.

21



22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Đăng (2002), “Nâng cao năng lực và phẩm chất của của phóng
viên báo chí trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố”, Nhà xuất bản
chính trị Quốc Gia.
2. Nguyễn thị Trường Giang (2009), “Cái Tấm của người làm báo”,
Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền Thơng.
3. Ban Tuyền giáo trung ương (2007), Tăng cương lãnh đạo, quản lý
tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời
gian tới, NXB lý luận chính trị, Hà Nội.

23



×