Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.08 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Trong quan hệ dân sự, khả năng các chủ thể có thể bị xâm phạm về quyền
và lợi ích là rất lớn. Vì vậy, nếu pháp luật chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền và
nghĩa vụ của các nên trong pháp luật nột dung là chưa đủ mà cần có một cơ chế
để đảm bảo quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện trên thực tế. Một trong các cơ
chế đó là Tịa án giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật nội
dung theo tố tụng dân sự. Sự ra đời của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS)
để thay thế cho BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 đã có những quy
định mới về vấn đề thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án, đặc biệt là thẩm
quyền theo lãnh thổ.
Chính vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn đề tài bài tập nhóm là: “Thẩm quyền
xét xử sơ thẩm của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của
đương sự”.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo lãnh
1.1.
Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo lãnh thổ

thổ

Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung tâm.
Theo cách giải thích của Từ điển Tiếng Việt thì “thẩm quyền là quyền xem xét để
kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật”1. Tiếp cận dưới góc độ pháp lý
thì thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định
của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Như
vậy có thể hiểu thẩm quyền là quyền của một chủ thể nhất định, là khả năng mà
pháp luật cho phép được thực hiện một công việc trong một lĩnh vực, phạm vi nhất
định. Thẩm quyền là một khái niệm gắn liền với phạm trù nhà nước, luôn được xác
định đối với mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước hay cịn gọi là cơ quan cơng
quyền2.
Thơng qua khái niệm về thẩm quyền, có thể hiểu thẩm quyền dân sự của Tòa


án là quyền xem xét, giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi
1

Viện Ngôn ngữ học (2003), từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, trg 992

Trần Cảnh Vinh (2018) – Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và thực tiễn
tại các Tòa án ở tỉnh Sơn La – Luận văn thạc sĩ luật học – Trường Đại học Luật Hà Nội, trg 8
2


xem xét, giải quyết các vụ việc đó theo trình tự tố tụng dân sự của Tòa án 3. Thực
hiện theo quy định tại Điều 17 BLTTDS năm 2015 về “Bảo đảm chế độ xét xử sơ
thẩm, phúc thẩm” thì đầu tiên sẽ xét xử sơ thẩm, nếu sau xét xử sơ thẩm mà đương
sự kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị với bản án, quyết định sơ thẩm thì
Tịa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm lại.
Theo từ điển Luật học thì sơ thẩm được hiểu là “xét xử lần đầu”. Chính vì vậy,
thẩm quyền sơ thẩm dân sự của toàn án được hiểu là quyền của Tòa án trong việc
xem xét, giải quyết các vụ việc dân sự và quyền ra bản án, quyết định khi lần đầu
tiên giải quyết vụ việc đó theo trình tự tố tụng dân sự. Ở Việt Nam, thẩm quyền sơ
thẩm dân sự của Tòa án được tiếp cận dưới 03 góc độ là: thẩm quyền sơ thẩm dân
sự theo loại việc; thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo cấp và thẩm quyền sơ thẩm dân
sự theo lãnh thổ.
Khái niệm thẩm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa án theo lãnh thổ được hiểu là
quyền của Tòa án cấp sơ thẩm trong việc xem xét giải quyết các vụ việc dân sự và
quyền hạn ra bản án, quyết định khi giải quyết các vụ việc dân sự lần đầu tiên giải
quyết các vụ việc đó được xác định dựa trên nơi cư trú nơi có có trụ sở của một
trong các bên đương sự, nơi có bất động sản hoặc nơi phát sinh sự kiện hoặc các
dấu hiệu khác mà pháp luật quy định.
1.2.


Cơ sở xác định thẩm quyền dân sự sơ thẩm theo lãnh thổ

Cơ sở xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự Tòa án theo lãnh thổ: được quy định
tại điều 35 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.Việc xác định thẩm quyền của tòa án
theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án
với nhau. Hiện nay, các quy định của BLTTDS về xác định thẩm quyền của tòa án
theo lãnh thổ cũng dựa trên cơ sở nhất định.
Về nguyên tắc, việc xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ phải được
tiến hành trên cơ sở đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự của tịa án được nhanh
chóng đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự; tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng, tránh việc
chồng chéo trong việc thực hiện thẩm quyền giữa các tòa án cùng cấp. Bên cạnh đó
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, NXB Cơng an nhân dân,
trg 59.
3


giải quyết các vụ việc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc tham
gia vào quá trình tố tụng cũng như cung cấp chứng cứ, đi lại có mặt khi được tịa
án triệu tập. Như vậy có thể thấy việc xét xử được thuận lợi, tiết kiệm công sức,
tiền bạc và thời gian của người tham gia tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.
Ngoài ra, việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ còn phải đảm bảo
quyết định tự định đoạt của đương sự. Trong một số trường hợp pháp luật quy định
cho nguyên đơn người, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tịa án có
u cầu giải quyết vụ việc mà khơng phụ thuộc vào ý chí của bị đơn, người bị yêu
cầu giải quyết vụ việc dân sự.
1.3.

Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ


Việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tịa án theo lãnh thổ có ý nghĩa
hết sức quan trọng với cả Tòa án và đương sự. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với Tòa án: Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác định
một vụ việc cụ thể có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay khơng, tránh được
việc áp dụng khơng thống nhất trong thực tiễn gây kéo dài thời gian giải quyết do
vụ việc phải chuyển đi chuyển lại giữa các Tòa án, quyết định bị hủy để xét xử lại
do vi phạm về thẩm quyền. Đồng thời thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ là cơ sở để
giải quyết trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền xét xử sơ thẩm dân sự
giữa các Tòa án cùng cấp với nhau. Mặt khác, quy định về thẩm quyền xét xử theo
lãnh thổ của Tòa án giúp tránh việc đương sự lạm dụng quyền khởi kiện để cùng
một lúc khởi kiện vụ việc ở nhiều Tòa án khác nhau gây ra tình trạng có nhiều tịa
án cùng giải quyết một vụ việc và ra những phán quyết trái ngược nhau gây mất
niềm tin và khó khăn cho cơ quan thi hành án.
Thứ hai, đối với đương sự: Đây là cơ sở pháp lý để nguyên đơn chủ động trong
việc xác định được Tịa án mà mình có thể gửi đơn khởi kiện hoặc lựa chọn Tòa án
thuận lợi nhất cho mình trong việc tham gia tố tụng. Thơng qua đó giúp đương sự
nhanh chóng thực hiện được quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
mình nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân.
2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo lãnh thổ


Với pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, thẩm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa án
theo lãnh thổ được quy định theo các nguyên tắc chung tại Điều 39 của Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015. Để xác định thẩm quyền của Tịa án theo lãnh thổ có thể chia
thành thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ đối với các tranh chấp dân sự và
thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ đối với các yêu cầu việc dân sự.
2.1. Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ đối với các tranh chấp dân
sự
Để xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo lãnh thổ đối với các tranh
chấp dân sự ta dựa vào một số tiêu chí cơ bản sau:

- Tịa án nơi có bất động sản đối với các tố quyền bất động sản
- Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của bị đơn
Như vậy, dựa vào các tiêu chí trên chúng ta lần lượt phân tích thẩm quyền xét xử
sơ thẩm của Tòa án theo lãnh thổ đối với các tranh chấp dân sự theo các tiêu chí
như sau:


Tiêu chí Tịa án nơi có bất động sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) thì bất
động sản bao gồm: đất đai; nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản
khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của
pháp luật. Bất động sản là loại tài sản khơng dịch chuyển được, bên cạnh đó, các
giấy tờ, tài liệu quan trọng liên quan đến bất động sản như giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, nhà ở do cơ quan địa phương cấp, quản lý.
Đối với các tranh chấp về bất động sản, theo quy định tại điểm c Khoản 1
Điều 39 BLTTDS thì Tịa án có thẩm quyền giải quyết chỉ là Tịa án nơi có bất
động sản. Để xác định được như thế nào là tranh chấp về bất động sản thì trước
tiên cần phải xác định bất động sản bao gồm những tài sản nào và tài sản đó có
đúng là đối tượng của việc tranh chấp hay khơng? Có thể coi vụ kiện có đối tượng
tranh chấp là bất động sản là các vụ kiện về quyền sở hữu: yêu cầu hủy bỏ giao
dịch về nhà, đất được thành lập do không có sự đồng ý của các đồng sở hữu chủ;
kiện đòi trả nhà, đất cho thuê, cho mượn…


Ngồi những vụ kiện có đối tượng tranh chấp là bất động sản thì cần quy
định theo hướng mở rộng thêm thẩm quyền của Tịa án nơi có bất động sản đối với
các tranh chấp về các quyền gắn liền với bất động sản như tranh chấp về quyền đối
với bất động sản liền kề, tranh chấp quyền hưởng dụng, quyền bề mặt….
Như vậy, việc quy định Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết

là quy định phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho Tịa án có thể xác minh, thu thập
các giấy tờ, tài liệu liên quan, xây dựng hồ sơ, giúp cho việc giải quyết vụ án được
nhanh chóng, chính xác nhất. Việc sửa đổi này nhằm khắc phục hạn chế do
BLTTDS 2004 quy định không rõ nên hiểu khác nhau về thẩm quyền Tòa án khi bị
đơn ở “nơi này”, bất động sản tranh chấp ở “nơi kia” thì thuộc về thẩm quyền của
Tòa án nơi bị đơn cư trú hay Tịa án nơi có bất động sản là đối tượng tranh chấp.
Tiêu chí Tịa án nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của bị đơn, người bị yêu cầu;
nơi có tài sản đối với các tố quyền đối nhân và tố quyền động sản


Tịa án nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của bị đơn

Tại điểm a Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định đối với các vụ việc dân sự
khác không phải là tranh chấp về bất động sản thì tịa án có thẩm quyền là tòa án
nơi bị đơn, người bị yêu cầu là cá nhân cư trú, làm việc hoặc tòa án nơi bị đơn,
người yêu cầu có trụ sở nếu họ là cơ quan, tổ chức.
Bị đơn trong vụ án dân sự, người bị yêu cầu trong việc dân sự là người bị buộc
phải tham gia tố tụng. Về mặt tâm lý bị đơn, người bị yêu cầu, người đại diện hợp
pháp của họ thường không muốn tham gia tố tụng và thường nêu ra những khó
khăn để khơng đến tịa án. Việc quy định tịa án có thẩm quyền giải quyết là tịa án
nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn, người bị yêu cầu sẽ tạo điều kiện thuận
lợi để bị đơn, người bị yêu cầu, người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng.
Mặt khác, tịa án này cũng có khả năng xác minh, nắm được các vấn đề của vụ
việc, trên cơ sở đó có đường lối giải quyết phù hợp. Mặt khác, nơi bị đơn cư trú
cũng là nơi cưỡng chế tài sản tốt nhất, khi quy định thẩm quyền giải quyết thuộc về
tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ quan tiến có
thẩm quyền trong q trình tố tụng nếu cần phải cưỡng chế tài sản hoặc thuận lợi
trong thi hành án. Đối với các vụ án dân sự này, các bên đương sự cũng có thể thỏa
thuận với nhau về việc yêu cầu tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết.



So với điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011
thì quy định này đã thể hiện sự thống nhất trong tư duy của các nhà lập pháp. Tuy
nhiên nó cũng bộc lộ một số khó khăn trong thực tế áp dụng, đơn cử:
- Đối với trường hợp bị đơn là cơ quan, tổ chức thì theo quy định tại điểm a Khoản
1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì Tịa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án
nơi đặt trụ sở của cơ quan, tổ chức đó. Theo quy định tại Điều 79 BLDS 2015 thì
nơi có trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Tuy
nhiên, trên thực tế một pháp nhân có thể có nhiều văn phịng đại diện và có các chi
nhánh khác nhau, có thể đặt các văn phịng đại diện và chi nhánh này ở nhiều nơi
khác với nơi đặt trụ sở của pháp nhân. Chính vì vậy, để xác định thẩm quyền theo
lãnh thổ của Tịa án cần có sự phân biệt trụ sở của pháp nhân với văn phòng đại
diện và chi nhánh của nó. Tịa án nơi pháp nhân đặt văn phịng đại diện hoặc chi
nhánh chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp khi nguyên đơn lựa chọn Tịa án
đó4.
2.2. Thẩm quyền dân sự của Tịa án theo lãnh thổ đối với các yêu cầu việc
dân sự
Đối với yêu cầu việc dân sự thì thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác
định qua các tiêu chí sau:
-

Tịa án nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở của người bị yêu cầu
Tòa án nơi người yêu cầu, người gửi đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở
Tịa án nơi người phải thi hành án phải thi hành án
Tòa án nơi phát sinh sự kiện pháp lý
Tịa án nơi tổ chức hành nghề cơng chứng, Văn phịng cơng chứng, cơ quan
thi hành án có trụ sở
Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các yêu cầu liên quan đến hoạt
động của Trọng tài thương mại Việt Nam


Tại Khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 các nhà làm luật đã làm rõ các trường hợp xác
định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, bổ sung thêm những trường hợp mới so
với BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung 2011. Cụ thể:

4 Trần

Cảnh Vinh (2018) – Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và thực tiễn tại
các Tòa án ở tỉnh Sơn La – Luận văn thạc sĩ luật học – Trường Đại học Luật Hà Nội, trg 31.




Thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở của người bị yêu
cầu

Thêm vào đó, tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 cũng quy
định về việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ với những trường hợp
người bị yêu cầu mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự
hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị u cầu thơng
báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết.
Trong trường hợp này thì Tịa án nơi mà người bị yêu cầu làm việc, sinh sống hoặc
có trụ sở. Cụ thể:
-

-

Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một
người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc

có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Tòa án nơi người bị u cầu thơng báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị
yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm
quyền giải quyết u cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
và quản lý tài sản của người đó, u cầu tun bố một người mất tích hoặc là
đã chết.

Những quy định này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp bởi các Tòa án này sẽ có
điều kiện tốt nhất để xác minh đúng tình trạng của người bị yêu cầu từ đó có những
quyết định đúng đắn và cũng tạo điều kiện cho những người bị u cầu tham gia
q trình tố tụng.


Thẩm quyền của Tòa án nơi người yêu cầu, người gửi đơn cư trí làm việc
hoặc có trụ sở

Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 “Tòa án nơi người yêu
cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư
trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực
hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi. Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc


là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người
mất tích hoặc là đã chết.”
Quy định này xuất phát từ thực trạng một người đã bị Tòa án tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…nhưng sau đó họ
khơng cịn trong trình trạng đó nữa. Để được cơng nhận năng lực hành vi như bình
thường thì chính họ hoặc người khác do pháp luật quy định có quyền làm đơn u

cầu Tịa án đã ra quyết định phải hủy bỏ quyết định. Như vậy, để tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ thể, pháp luật đã quy định họ có thể yêu cầu Tịa án nơi chính
họ đnag cư trú, làm việc. Tương tự như vậy với trường hợp người bị tuyên bố mất
tích trở về hoặc có tin tức xác thực là họ cịn sống, thì Tịa án đã ra quyết định
tun bố người đó mất tích hoặc là đã chết là Tịa án đang quản lý hồ sơ vụ việc.
Do đó sẽ có điều kiện tốt nhất để giải quyết việc hủy quyết định tuyên bố một
người bị mất tích hoặc là đã chết.
Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân
hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tịa án nước ngồi khơng có u
cầu thi hành tại Việt Nam (điểm đ Khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015). Quy định này
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi đơn yêu cầu không công nhận bản án,
quyết định dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của
Tịa án nước ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam.


Thẩm quyền của Tịa án nơi người phải thi hành án phải thi hành án

Trường hợp này được quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 theo
đó: “Tịa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tịa án nước ngồi cư trú, làm việc,
nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở,
nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến
việc thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi có thẩm quyền giải quyết
u cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án,
quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của
Tịa án nước ngồi”. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tòa án



giải quyết và cho người phải thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi về
dân sự, hơn nhân và gia đình, thương mại, lao động.
Ngồi ra đối với những phán quyết của Trọng tài nước ngồi thì Tòa án nơi người
phải thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải
thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành
là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của
Trọng tài nước ngồi có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngồi.


Thẩm quyền của Tịa án nơi phát sinh sự kiện pháp lý

+ Tịa án nơi việc đăng ký kết hơn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải
quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại điểm g Khoản 2
Điều 39 BLTTDS 2015. Quy định này nhằm bảo đảm sẽ tạo điều kiện cho cơ quan
tiến hành tố tụng xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án nhanh chóng và
chính xác. Đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án trong việc thi hành
quyết định của Tòa án.
+ Tịa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận về thay đổi nuôi con,
chia tài sản khi hôn cư trú, làm việc (điểm h Khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015).
Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự trong quá trình
tham gia tố tụng, đồng thời đảm bảo tốt nhất cho cơng tác thi hành án sau này.
+ Tịa án nơi một trong các bên thỏa thuận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con
sau ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết u cầu cơng nhận sự thỏa
thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (điểm i Khoản 2 Điều
39). Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp
ni con sau khi ly hơn thì Tịa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải
quyết.
+ Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền
giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc

quyền chăm non con sau khi ky hôn (điểm k khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015).


+ Tịa án nơi cha, mẹ ni hoặc con ni cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho Tòa án và cả đương sự tham gia tố tụng.


Thẩm quyền của Tịa án nơi Tổ chức hành nghề cơng chứng, Văn phịng
cơng chứng, cơ quan thi hành án có trụ sở

Theo quy định tại điểm m khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015, Tòa án nơi tổ chức
hành nghề công chứng đã thực hiện việc cơng chứng có trụ sở có thẩm quyền giải
quyết u cầu tun bố văn bản cơng chứng vơ hiệu.
Ngồi ra, tại điểm n Khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 cũng quy định Tịa án nơi cơ
quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan
đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo
quy định của Luật thi hành án dân sự.
Những quy định này góp phần bảo đảm sự thuận lợi cho việc xác minh, giải quyết
việc dân sự, nhằm tạo điều kiện cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ và giải quyết
vụ án được nhanh chóng. Đồng thời nhằm bảo đảm thuận lợi cho cơng tác thi hành
án sau này.
Có thể thấy rằng, so với BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 thì ở
BLTTDS 2015 các nhà làm luật đã bổ sung thêm rất nhiều trường hợp mới phù hợp
với thực tế có thể kể đến như5:
- Tịa án nơi có tài sản có thẩm quyền giải quyết u cầu cơng nhận tài sản đó có
trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý
đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
- Tòa án nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu

liên quan đến việc mang thai hộ.

5 Trần

Cảnh Vinh (2018) – Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và thực tiễn tại
các Tòa án ở tỉnh Sơn La – Luận văn thạc sĩ luật học – Trường Đại học Luật Hà Nội, trg 48.


- Tòa án nơi cư trú, làm việc của một trong những người có tài sản chung có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài
sản chung trong thời kì hơn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định.
3. Quyền lựa chọn tòa án của đương sự
Theo quy định của pháp luật, đối với các tranh chấp có đối tượng là bất động
sản việc xác định Tịa án có thẩm quyền được xác định theo nguyên tắc Tòa án nơi
có bất động sản và đây là quy định bắt buộc phải tuân thủ. Còn đối với các tranh
chấp và u cầu có đối tượng khơng phải là bất động sản thì việc xác định thẩm
quyền của Tịa án dựa trên tiêu chí nơi cư trú của bị đơn, nơi có tài sản hoặc nơi
phát sinh sự việc. Việc xây dựng quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ này dựa
trên cơ sở bảo đảm quyền tham gia tố tụng, quyền tự bảo vệ của đương sự và
khơng mang tính “bất di bất dịch” như đối với bất động sản6. Do vậy, trên cơ sở
quyền tự định đoạt của đương sự, pháp luật quy định về quyền lựa chọn Tòa án
theo lãnh thổ của đương sự . Theo đó, các bên đương sự trong tranh chấp có quyền
tự thỏa thuận về Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp (điểm b khoản 1 Điều 39) ,trong
trường hợp các bên không thỏa thuận được thì ngun đơn có quyền lựa chọn Tịa
án giải quyết tranh chấp (khoản 1 Điều 40). Tương tự như vậy, đối với yêu cầu dân
sự, pháp luật cũng cho phép người u cầu có quyền lựa chọn Tịa án giải quyết
việc dân sự của mình (khoản 2 Điều 40)
3.1. Quyền lựa chọn Tòa án của đương sự trong tranh chấp dân sự
*Quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận của đương sự:
Xuất phát từ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

được quy định tại Điều 5 BLTTDS năm 2015 cũng như đảm bảo quyền tham gia tố
tụng của đương sự, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án
giải quyết tranh chấp. Theo đó, điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định:
“Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa
án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có
6 Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 2015 / Trần Anh Tuấn chủ biên , năm 2017, NXB Tư pháp


trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh
chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định
tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”
Như vậy, các bên đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn Tòa
án giải quyết tranh chấp về dận sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại
và lao động theo quy định tại Điều 26, 28, 30 và 32 của BLTTDS năm 2015. Như
đã đề cập, các tranh chấp này phải là tranh chấp có đối tượng khơng phải là bất
động sản. Các bên đương sự chỉ được thỏa thuận chọn Tòa án nơi cư trú, làm việc
của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn,
nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức và phải đúng thẩm quyền theo cấp của Tòa án .
Chẳng hạn như tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện
nhưng các bên lại lựa chọn Tòa án cấp tỉnh nơi cư trú của nguyên đơn để giải quyết
tranh chấp thì thỏa thuận này sẽ bị vơ hiệu. Mặt khác, sự thỏa thuận về việc chọn
Tịa án trong các trường hợp này phải được lập bằng văn bản. Có thể thấy, quy
định này thể hiện được sự mềm dẻo, linh hoạt của pháp luật Việt Nam nhằm tạo
điều kiện tối đa cho các đương sự khi tham gia tố tụng đảm bảo quyền lợi của
mình.
*Quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp theo sự lựa chọn của ngun đơn:
Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về việc lựa chọn Tòa án giải
quyết tranh chấp thì để đảm bảo quyền tham gia tố tụng của ngun đơn thì ngun

đơn có quyền lựa chọn Tịa án giải quyết tranh chấp . Cụ thể, quyền lựa chọn Tòa
án của nguyên đơn được quy định cụ thể trong các trường hợp theo khoản 1 Điều
40 BLTTDS 2015 như sau:
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì ngun đơn có thể yêu
cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài
sản giải quyết (điểm a khoản 1). Trên thực tế, có nhiều trường hợp khi xảy ra trạnh
chấp, bị đơn bỏ trốn, di chuyển khỏi nơi cư trú ban đầu của mình 7. Việc cứng nhắc
áp dụng chọn Tịa án nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi bị đơn có trụ sở thì việc đảm
bảo quyền lợi của ngun đơn là khơng triệt để. Do đó, trong trường hợp nguyên
7 Trần

Cảnh Vinh, Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và thực tiễn tại các Tòa
án ở tỉnh Sơn La : luận văn thạc sĩ Luật học / Trần Cảnh Vinh ; TS. Trần Phương Thảo hướng
dẫn, năm 2018


đơn có quyền lựa chọn Tịa án giải quyết tranh chấp thì họ có thể linh hoạt lựa
chọn Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài
sản giải quyết nhằm đảm bảo cho quá trình tham gia tố tụng và thi hành án về sau.
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì ngun đơn có
thể u cầu Tịa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết
(điểm b khoản 1). Chi nhánh là một bộ phận của pháp nhân, có con dấu và trụ sở
riêng, pháp nhân có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của chi nhánh.
Do đó trường hợp tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì
ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi
nhánh giải quyết.
- Nếu bị đơn khơng có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh
chấp việc cấp dưỡng thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm
việc, có trụ sở giải quyết (điểm c khoản 1). Quan hệ cấp dưỡng theo quy định của
pháp luật hôn nhân và gia đình là quan hệ mang tính nhân thân. Việc xác định mức

cấp dưỡng hay phương thức cấp dưỡng có liên quan mật thiết tới các yếu tố nhân
thân như sức khỏe, đời sống riêng tư của cá nhân, gia đình,…Quyền nhân thân nói
chung và nghĩa vụ cấp dưỡng nói riêng một khi xảy ra trạnh chấp thì cần được
nhanh chóng bảo vệ. Chính vì vậy, để tiết kiệm thời gian, thuận lợi cho việc khởi
kiện, các tranh chấp việc cấp dưỡng thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi
mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì ngun đơn có thể u
cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại
giải quyết (điểm d khoản 1). Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 quy định :Người nào
có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,
trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Hành vi gây thiệt
hại ngoài hợp đồng ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền nhân thân và quyền tài sản
của người bị thiệt hại. Việc chp phép nguyên đơn yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú,
làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết tranh chấp về bồi
thường thiệt hại có ý nghĩa quan trọng giúp họ đòi lại quyền lợi xâm phạm và đảm
bảo sự công bằng.


- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan
đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người
lao động thì ngun đơn là người lao động có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú,
làm việc giải quyết(điểm đ khoản 1). Người lao động vốn là người yếu thế hơn
trong mối quan hệ với người sử dụng lao động. Các quy định vè bồi thường thiệt
hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và
các điều kiện lao động khác là những quy định nhằm bảo vệ và cân bằng lợi ích
cho người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Do đó, pháp luật quy định
những tranh chấp phát sinh trinh các lĩnh vực này mà chỉ nguyên đơn là người lao

động mới có quyền u cầu Tịa án nơi mình cư trú , làm việc giải quyết để tạo
điều kiện tối đa cho việc tham gia tố tụng của đối tượng này.
- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc
người có vai trị trung gian thì ngun đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử
dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu,
người có vai trị trung gian cư trú, làm việc giải quyết (điểm e khoản 1). Trong
quan hệ lao động, người cai thầu hay người có vai trị trung gian vốn khơng phải là
người sử dụng lao động. Bởi vậy việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong trường
hợp này , nguyên đơn vừa có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ
chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trị trung
gian cư trú, làm việc giải quyết.
- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì ngun đơn có thể u cầu Tòa
án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết(điểm g khoản 1). Thông thường các
tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nơi hợp đồng được thực hiện sẽ là nơi
có chứa đựng chứng cứ liên quan tới việc giải quyết tranh chấp. Để thuận lợi cho
quá trình thu thập, xác minh chứng cứ và tài liệu có liên quan thì ngun đơn có
quyền u cầu Tịa án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết.
- Nếu các Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì
ngun đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ
sở giải quyết; thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi một trong các bị đơn cư
trú, làm việc, có trụ sở giải quyết(điểm h khoản 1). Trên cơ sở quyền tự định đoạt


của đương sự, trường hợp bị đơn có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở những nơi khác
nhau thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án một trong các nơi đó giải quyết tranh
chấp. Nguyên đơn có thể dựa vào các tiêu chí về sự thuận tiện tham ra tố tụng của
mình, tiêu chí về nơi có tài sản nhiều nhất,…để yêu cầu.
- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau
thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết
(điểm I khoản 1). Theo nguyên tắc chung, những tranh chấp mà đối tượng là bất

động sản thì chỉ có Tịa án nơi có bất động sản giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên khi
đối tượng tranh chấp là bất động sản có ở nhiều nơi khác nhau thì ngun đơn có
quyền u cầu Tịa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. Quy định này
hoàn toàn hợp lý và không mâu thuẫn với nguyên tắc chung về thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của Tào án.
3.2. Quyền lựa chọn Tòa án giải quyết việc dân sự theo sự lựa chọn của người yêu
cầu
Tương tự như quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn trong các tranh chấp,
người yêu cầu trong việc dân sự cũng có quyền lựa chọn Tịa án giải quyết yêu cầu
của mình. Quyền lựa chọn này chỉ áp dụng với các yêu cầu liên quan đến lĩnh vực
dân sự, hơn nhân, gia đình (khoản 2 Điều 40). Cụ thể:
- Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10
Điều 27 của Bộ luật này thì người u cầu có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú,
làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết (điểm a
khoản 2 Điều 40). Theo quy định này thì người u cầu khơng có quyền lựa chọn
Tịa án giải quyết tranh chấp đối với yêu cầu tại khoản 5 Điều 27 đó là : u cầu
cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định
về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của
Tịa án nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định
về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tịa án nước ngồi
khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam. Sở dĩ việc giả quyết yêu cầu theo khoản 5
Điều 27 có những nét đặc thù và liên quan tới các thủ tục tố tụng trong tư pháp
quốc tế . Do đó việc giả quyết yêu cầu này có thể có tính chất phức tạp, địi hỏi
phải tn thủ những điều kiện nhất định nên thẩm quyền giải quyết yêu cầu này
được xác định theo quy định của pháp luật


- Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của
Bộ luật này thì người u cầu có thể u cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các
bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết(điểm b khoản 2 Điều 40). Quy định

này là hoàn toàn hợp lý, xuất phát từ tính chất của yêu cầu, việc lựa chọn Tịa án
giải quyết u cầu đều có thể là Tòa án một trong 2 bên cư trú.
- Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc
quyền thăm nom con sau khi ly hơn thì người u cầu có thể u cầu Tòa án nơi
người con cư trú giải quyết(điểm c khoản 2 Điều 40). Yêu cầu liên quan tới đối
tượng chưa thành niên, người u cầu có thể u cầu Tịa án nơi người con cư trú
giải quyết nhằm đảm bảo cho hoạt động học tập hay các hoạt động khác của người
con chưa thành biên đó khơng bị gián đoạn hoặc gặp nhiều khó khăn trong q
trình tham gia tố tụng.
3.3. Ý nghĩa của việc quy định quyền lựa chọn Tòa án của đương sự
Thứ nhất, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự
định đoạt của đương sự. Trong quá trình tham gia tố tụng, các đương sự có quyền
quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Việc lựa chọn
và yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự là một biểu hiện cụ thể của nguyên tắc
này. Thơng qua đó, đương sự tự quyết định , đảm bảo những điều kiện thuận lợi
nhất để đáp ứng quyền và lợi ích của mình.
Thứ hai, đảm bảo quyền tham gia tố tụng của các đương sự, đáp ứng nhanh
chóng quyền và lợi ích. Các quy định về quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn
hay người yêu cầu đều hướng tới mục đích cuối cùng là đảm bảo cho họ có những
điều kiện thuận lợi tham gia vào quá trình tố tụng. Đồng thời trên cơ sở lựa chọn
Tịa án của mình, khả năng giải quyết vụ việc dân sự sẽ nhanh chóng và thuận tiện
hơn.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giải quyết vụ việc của Tịa
án. Thơng thường việc lựa chọn Tịa án giải quyết vụ việc dân sự của nguyên đơn
thường dựa trên những cơ sở nhất định mà họ cho rằng nếu lựa chọn Tịa án đó sẽ
giúp họ giải quyết tốt hơn quyền lợi của mình. Chính vì vậy mà trên cơ sở lựa chọn
của đương sự, việc giải quyết vụ việc của Tịa án sẽ có những thuận lợi hơn, nhất là
trong các vấn đề như triệu tập đương sự, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ,…



KẾT LUẬN
Thẩm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa án theo lãnh thổ là quyền của Tòa án
cấp sơ thẩm trong việc xem xét, giải quyết các vụ việc dân sự được xác định theo
phạm vi lãnh thổ trên cơ sở nơi cư trú, nơi có trụ sở của một trong các bên đương
sự, noi có tài sản tranh chấp... Các quy định hiện hành của BLTTDS 2015 về thẩm
quyền xét xử sơ thẩm theo lãnh thổ của Tòa án được xây dựng từ yêu cầu đảm bảo
cho sự thuận lợi của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các tranh chấp
dân sự. Thêm vào đó cũng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương
sự, tơn trọng tính cơng bằng giữa các bên đương sự trong quá trình tham gia tố
tụng. Hiệu quả quả các quy định này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính cụ
thể, tính hợp lý trong các quy định của BLTTDS; năng lực chuyên môn, phẩm chất
đạo đức nghề nghiệp và sự độc lập khách quan của đội ngũ cán bộ Tịa án; sự minh
bạch hóa các vụ việc dân sự đã được Tòa án thụ lý, giải quyết và sự hiểu biết pháp
luật và ý thức tuân thủ pháp luật của đương sự.
Trên đây là những tìm hiểu của Nhóm 03 về đề tài “Thẩm quyền xét xử sơ
thẩm của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự”. Bài viết
còn nhiều thiếu sót kính mong thầy, cơ góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.
5.
6.
7.


Giáo trình Luật Tố tụng dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018.
Trần Cảnh Vinh (2018) – Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh
thổ và thực tiễn tại các Tòa án ở tỉnh Sơn La – Luận văn thạc sĩ luật học –
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2015 / Trần Anh Tuấn chủ biên , năm 2017, NXB Tư
pháp
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Bô luật Tố tụng dân sự năm 2004
Bộ luật Dân sự năm 2015
Trang thông tin:

/> /> />


×