Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Công Tác Xã Hội Nhóm Đối Với Phụ Nữ Bị Bạo Lực Gia Đình Tại Phường Bàng La, Quận Đồ Sơn, Thành Phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.09 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======================

PHAN THỊ HỒNG QUYÊN

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHĨM
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TẠI PHƢỜNG BÀNG LA, QUẬN ĐỒ SƠN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======================

PHAN THỊ HỒNG QUYÊN

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHĨM
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TẠI PHƢỜNG BÀNG LA, QUẬN ĐỒ SƠN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Công tác xã hội ứng dụng thực hành
Mã số: 60900101

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS NGUYỄN HỒI LOAN

HÀ NỘI 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS - TS Nguyễn Hồi
Loan Các số liệu, những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn
này hồn tồn trung thực.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà nội, ngày tháng năm 2019
Học viên

Phan Thị Hồng Quyên


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình làm luận văn, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGSTS Nguyễn Hồi Loan là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa và tất cả các Thầy, Cô
trong Khoa Xã hội học - Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã trang bị kiến thức, kỹ năng và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tại Trƣờng.
Tôi Trân trọng cảm ơn Thƣờng trực Hội Liên Hiệp Phụ Nữ quận Đồ
Sơn và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ phƣờng Bàng La, quận đồ Sơn, thành phố Hải
Phòng đã hỗ trợ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành việc
thu thập số liệu phục vụ luận văn này
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân trong gia

đình và các bạn, các em của tơi đã ln bên cạnh quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ,
giúp đỡ tơi trong suốt quá trình làm luận văn.
Trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu can thiệp................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp ....................................................... 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu can thiệp ........................................................ 13
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................................ 14
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 14
7. Cơ cấu luận văn .................................................................................................... 15
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI .... 17
PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ............................................................................ 17
1.1 Lý luận về phụ nữ bị bạo lực gia đình................................................................ 17
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình ......................... 22
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình . 30
1.4. Cơ sở chính trị - pháp lý của công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình
.................................................................................................................................. 37
Chƣơng 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC
GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN PHƢỜNG BÀNG LA, QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG ................................................................................................................ 42
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu...................................................... 42
2.2. Thực trạng công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình ........................ 45
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động công tác xã hội với phụ nữ bị
BLGĐ ....................................................................................................................... 57
Chƣơng 3: ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ

NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN PHƢỜNG BÀNG LA, QUẬN ĐỒ
SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .............................................................................. 68


3.1. Ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm ................................................. 68
3.2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực
gia đình. .................................................................................................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 93

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLGĐ:

Bạo lực gia đình

NVCTXH:

Nhân viên Cơng tác xã hội

CTXH:

Cơng tác xã hội

NXB:

Nhà xuất bản


PC BLGĐ:

Phịng chống bạo lực gia đình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nội dung tham vấn pháp lý............................................................. 49
Bảng 2.2: Các hoạt động trợ giúp sức khỏe cho phụ nữ bị BLGĐ ................. 50
Bảng 2.3: Các hình thức tƣ vấn ...................................................................... 52
Bảng 2.4: Hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bị BLGĐ và không bị bạo lực
gia đình tại phƣờng Bàng La quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng ................. 53
Bảng 2.5: Nội dung của truyền thông ............................................................. 57
Bảng 2.6: Nhận thức về hậu quả của BLGĐ................................................... 67
Bảng 2.7: Biện pháp ngăn chặn BLGĐ........................................................... 68
Bảng 3.1: Danh sách nhóm phụ nữ bị BLGĐ phƣờng Bàng La ..................... 75


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Nội dung tham vấn đối với phụ nữ bị BLGĐ phƣờng Bàng La,
quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phịng ................................................................ 43
Biểu đồ 2.2: Hình thức và phƣơng pháp truyền thông .................................... 55
Biểu đồ 2.3: Trình độ chun mơn của Nhân viên cơng tác xã hội ................ 59
Biểu đồ 2.4: Đánh giá năng lực làm việc của Nhân viên công tác xã hội ...... 61
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ kinh phí hoạt động............................................................. 65


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu can thiệp
Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam đƣợc Chính phủ Việt Nam và Liên hợp Quốc công bố ngày 25 tháng 11

năm 2010 cho thấy: Hơn một nửa phụ nữ tại Việt Nam đều có nguy cơ bị bạo
lực tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Báo cáo nêu rõ 32% phụ nữ từng
kết hôn cho biết đã trải qua bạo lực thể chất trong cuộc đời và 6% đã trải qua
bạo lực thể chất trong vòng 12 tháng qua. Tỷ lệ bạo lực tinh thần ở mức cao:
có 54% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực tinh thần trong cuộc đời và 25% bị
bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Tất cả những phụ nữ cho biết đã trải qua
bạo lực thể chất và tình dục thì đồng thời cũng chịu bạo lực tinh thần. Nếu kết
hợp dữ liệu của cả 3 hình thức bạo lực cho thấy 58% phụ nữ đã từng trải qua
cả bạo lực thể chất, tình dục và tinh thần. 27% phụ nữ cho biết đã chịu ít nhất
một trong 3 hình thức bạo lực này trong 12 tháng qua. Theo báo cáo của Vụ
Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, 2018) thì từ 2012 đến hết 2017 xảy
ra 139.395 vụ bạo lực gia đình. Trong đó bạo lực về thân thể 69.133 vụ, bạo lực
về tinh thần 51.227 vụ, bạo lực về kinh tế 14.331 vụ, bạo lực tình dục 4.338 vụ.

Nhƣ vậy, đa số phụ nữ Việt Nam đều có nguy cơ tiềm tàng bị bạo lực gia đình
ở một hay một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ. Tại một số vùng
ở Việt Nam đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số cứ 10 phụ nữ thì có 4 ngƣời nhận thấy gia đình khơng phải là
nơi an tồn đối với họ. (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, 2018)
Mặc dù bạo lực gia đình là một hiện tƣợng rất phổ biến nhƣng vấn đề
này vẫn bị giấu giếm nhiều. Sự kỳ thị và sự xấu hổ khiến phụ nữ phải giữ im
lặng, nhiều phụ nữ còn nghĩ rằng bạo lực trong quan hệ vợ chồng là
điều“bình thường” và người phụ nữ cần bao dung, nhẫn nhịn chịu đựng để
gìn giữ sự êm ấm cho gia đình. Rõ ràng là bạo lực gia đình đã gây nên những
hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, thể chất và tinh thần của ngƣời phụ
1


nữ. Ở Việt Nam, cứ bốn phụ nữ từng bị chồng bạo hành thể chất hoặc tình
dục thì có một ngƣời cho biết họ phải chịu đựng những vết thƣơng trên cơ thể

và hơn một nửa trong số này cho biết họ đã bị thƣơng tích nhiều lần.
Theo báo cáo số 82-BC/UBND của UBND thành phố Hải Phòng (ngày
14/11/2017), chỉ tính riêng năm 2016, tại Hải Phịng đã xảy ra trên 400 vụ bạo
lực gia đình dƣới các hình thức khác nhau, trong đó số vụ nạn nhân là nữ
chiếm khoảng 60%; xảy ra 17 vụ xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục
trẻ em là 12 vụ, với 12 nạn nhân. Trong 6 tháng đầu năm 2017, đã xảy ra 10
vụ xâm hại, bạo lực trẻ em, trong đó có 07 vụ xâm hại tình dục trẻ em với 07
nạn nhân; 03 vụ mua bán phụ nữ và trẻ em với số nạn nhân là 03 ngƣời. [4]
Nguyên nhân của bạo lực giới là tình trạng bất bình đẳng giới, định
kiến giới, tƣ tƣởng trọng nam, khinh nữ và một số nguyên nhân khác nhƣ
nghiện rƣợu, sử dụng ma túy, sức ép kinh tế, quan hệ hôn nhân bất chính…
nhưng yếu tố bất bình đẳng về quyền lực, tiếng nói và sự kiểm sốt giữa nam
giới và phụ nữ là nguyên nhân chính khiến cho hành vi bạo lực kéo dài.
Tháng 11/2007, Quốc hội Việt Nam đã thơng qua Luật Phịng, chống
bạo lực gia đình. Ngay sau đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn
bản pháp quy hƣớng dẫn thực hiện và triển khai thực hiện Luật Phịng, chống
bạo lực gia đình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng hiệu quả của cơng tác
phịng, chống bạo lực gia đình chƣa cao, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình
chƣa thực sự đi vào cuộc sống, đặc biệt ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực tế các chƣơng trình can thiệp hiện
nay tại Việt Nam trong thời gian qua chƣa quan tâm đến vai trò và sự tham
gia của công tác xã hội tại các địa phƣơng. Sự tham gia của đội ngũ nhân viên
CTXH trên địa bàn cộng đồng cƣ dân đang sinh sống sẽ góp phần nâng cao
nhận thức, thay đổi hành vi của ngƣời dân thì vấn đề bạo lực gia đình tại Việt
Nam sẽ giảm thiểu và tiến tới từng bƣớc xóa bỏ bạo lực. Vai trị của CTXH là
vơ cùng quan trọng trong việc truyền thông, vận động, giáo dục và thay đổi
hành vi của ngƣời dân để xây dựng đƣợc những mơ hình gia đình, cộng đồng
2



khơng có bạo lực, đảm bảo an sinh xã hội, nếp sống văn minh, hạnh phúc,
phát triển kinh tế bền vững.
Vì vậy, dựa trên thực tiễn xã hội và cộng đồng, tơi chọn đề tài Cơng tác
xã hội nhóm đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường Bàng La, quận Đồ
Sơn, thành phố Hải Phòng nhƣ là một cách tiếp cận khác với những hoạt
động can thiệp bạo lực gia đình trƣớc đây tại địa phƣơng để làm đề tài nghiên
cứu. Đề tài tập trung đi sâu tìm hiểu về thực trạng bạo lực gia đình đối với
phụ nữ trên địa bàn phƣờng Bàng La, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phịng,
góp phần phản ánh về vấn nạn phụ nữ bị bạo lực gia đình, cùng xã hội đẩy lùi
bạo lực gia đình, giúp phụ nữ giảm bớt phần nào những căng thẳng, khủng
hoảng từ bạo lực gia đình mang lại, giúp họ tự tin hơn để hòa nhập cộng
đồng, đồng thời, nhằm đƣa ra các giải pháp hiệu quả dƣới góc độ CTXH để
có thể giảm dần vấn đề bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu, góp phần đảm
bảo an sinh xã hội và quyền bình đẳng của ngƣời phụ nữ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Một nghiên cứu gần đây năm 2018 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
cho thấy cứ 100 phụ nữ thì có 15 phụ nữ phải chịu đựng một hình thức bạo
lực nào đó về thể xác, tinh thần hay tình dục ngay trong ngôi nhà của họ và
đây là vấn đề có tính chất tồn cầu hiện đang xảy ra ở cả các nƣớc phát triển
lẫn các nƣớc đang phát triển. Chi phí kinh tế cũng rất đáng quan tâm. Một báo
cáo năm 2003 cuả Trung tâm kiểm sốt và phịng bệnh Mỹ ƣớc tính rằng chi
phí cho những vụ bạo lực do ngƣời quen biết gây ra chỉ tính riêng ở Mỹ cũng
đã lên đến 5,8 tỷ USD mỗi năm; 4,1 tỷ cho các dịch vụ y tế và chăm sóc sức
khỏe trực tiếp và 1,8 tỷ cho những thiệt hại về khả năng lao động. [30]
Năm 2004, cuốn sách “Healing the trauma of domestic violence” (Hàn
gắn những khủng hoảng sang chấn của bạo lực gia đình) của Eswanrd
.S.Kubany xuất bản tại Canada đã đề cập đến các kỹ thuật giúp những phụ nữ
3



là những nạn nhân bị bạo lực gia đình có thể vƣợt qua đƣợc những khủng
hoảng, sang chấn do bạo lực đem lại.[40]
Với cách tiếp cận vào thủ phạm gây bạo lực, cuốn sách “Stop domestic
violence” (Chấm dứt bạo lực) của Davi.B Waxler xuất bản tại Mỹ năm 2006
đã đề xuất cách thức trị liệu nhóm dành cho nam giới là thủ phạm gây bạo lực
gia đình; trong đó, tập trung vào hình thức trị liệu nhận thức hành vi, xây
dựng các kỹ năng, cách thức kiểm soát cảm xúc bản thân với nguyên tắc lấy
thân chủ làm trọng tâm. [39]
Theo kết quả nghiên cứu, bạo lực gia tăng trong các cuộc xung đột và
khủng hoảng nhân đạo đã gây ra những hệ quả về thể chất và tinh thần cho
các nạn nhân. Ngay cả ở các quốc gia tiên tiến vẫn có nhiều phụ nữ trở thành
nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử và bạo hành, cũng nhƣ không đƣợc
tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế và pháp luật. Bà Claudia Garcia-Moreno năm
2008, bác sĩ tâm lý của WHO, cho rằng việc xác định sớm phụ nữ và trẻ em là
đối tƣợng của nạn bạo lực, đi đối với việc hỗ trợ và giải quyết có hiệu quả vấn
nạn này sẽ góp phần nâng cao đời sống của phụ nữ, giúp họ tiếp cận đƣợc với
các dịch vụếu trong cuộc sống.
“Mặc dù bạo lực gia đình là một hiện tượng rất phổ biến nhưng vấn đề
này vẫn bị giấu diếm nhiều”, bà Henrica A.F.M. Jansen, Trƣởng nhóm nghiên
cứu của dự án Nghiên cứu quốc gia… (2010) nói trên cho hay. Trƣởng Đại
diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam - ông Jean Marc Olive năm
2018 cho biết “phá bỏ sự im lặng” là một việc cần phải làm để chấm dứt nạn
BLGĐ. Bởi một thực tế rằng bạo lực gia đình gần nhƣ bị khép kín trƣớc
những giám sát của xã hội, khi nạn nhân thƣờng chọn cách chịu đựng khi cảm
thấy bị ràng buộc cả về tinh thần, con cái và tài sản đối với ngƣời bạo
hành.[31]
Bên cạnh đó, WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần thay đổi các
đạo luật và thể chế có tính phân biệt đối xử dẫn tới tình trạng bất bình đẳng và
4



bạo lực, đồng thời đề xuất chính phủ các nƣớc khuyến khích nghiên cứu và
nhanh chóng thực hiện các biện pháp đã đề ra nhằm ngăn chặn vấn nạn này.
Đã có rất dừng lại ở việc nêu lên thực nhiều cơng trình nghiên cứu về
bạo lực gia đình, tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu này mới chỉ trạng và
đƣa đến những giải pháp khơi dậy nội lực của chính ngƣời phụ nữ đƣờng đầu
với bạo lực và cũng chƣa cơng trình nghiên cứu nào xây dựng mơ hình can
thiệp cho nhóm phụ nữ chịu ảnh hƣởng của bạo lực gia đình trên góc độ của
ngành cơng tác xã hội. Do vậy, tác giả đã nghiên cứu đề tài này dƣới góc độ
CTXH với mong muốn đề xuất cách giải quyết, giúp đỡ những ngƣời phụ nữ
bị bạo lực gia đình có cơ hội đƣợc tiếp cận, làm quen với mơ hình sinh hoạt
nhóm để từ đó tăng năng lực và có khả năng giải quyết vấn đề của bản thân.
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối gây
ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trƣớc hết là vi phạm đến quyền con ngƣời,
danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em.
Bạo lực gia đình làm xói mịn các giá trị truyền thống tốt đẹp, tác động xấu
đến môi trƣờng giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hƣởng đến sự an toàn lành mạnh của
cộng đồng và trật tự xã hội.
Cơng trình nghiên cứu “Bạo lực gia đình trên cơ sở giới” của Vũ
Mạnh Lơi, Vũ Huy Tuấn, Nguyễn Hữu Minh đã tiến hành 3 nghiên cứu ở các
thành phố Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1999. Các tác
giả đã đi sâu xem xét thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực
trên cơ sở giới cũng nhƣ các phản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể chế
đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chƣa đƣa
ra đƣợc hƣớng giải quyết trực tiếp giúp chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình
nâng cao năng lực của bản thân để từ đó họ có thể tự giúp bản thân họ vƣơn
lên, thốt khỏi hồn cảnh.


5


Nghiên cứu của Khuất Thu Hồng (2010), Bạo lực gia đình vẫn chưa
giảm ở Việt Nam về bạo lực gia đình đã chỉ ra là nhận thức sai lầm của cộng
đồng về bạo lực gia đình đặc biệt là chị em phụ nữ, từ đó, tác giả đã chỉ ra
chính những nhận thức sai lầm của phụ nữ và nam giới đã cho phép ngƣời
chồng bạo hành tình dục với vợ của mình.[14]
Nghiên cứu của Hồng Bá Thịnh (2005), Bạo lực gia đình ở Việt Nam
và vai trị truyền thơng đại chúng trong sự phát triển phụ nữ ở một xã nơng
thơn ở đồng bằng Bắc Bộ, cho thấy có 87% số ngƣời đƣợc hỏi rằng ở thơn
xóm nơi họ sinh sống có hiện tƣợng bạo lực gia đình. Về bạo lực tinh thần có
94,4% chửi mắng vợ. Về bạo lực thể chất có 54,4% số ngƣời đƣợc hỏi cho
rằng có hiện tƣợng chồng đánh vợ và 8,9% số ngƣời đƣợc hỏi có hiện tƣợng
vợ đánh chồng.[32]
Ngồi ra cịn các cơng trình nghiên cứu khác về BLGĐ nhƣ:
“Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” của Hội Liên Hiệp phụ
nữ Việt Nam, 2001.
Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam đƣợc Chính phủ Việt Nam và Liên hợp Quốc công bố ngày 25 tháng 11
năm 2010 cho thấy: Hơn một nửa phụ nữ tại Việt Nam đều có nguy cơ bị bạo
lực tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Báo cáo nêu rõ 32% phụ nữ từng
kết hôn cho biết đã trải qua bạo lực thể chất trong cuộc đời và 6% đã trải qua
bạo lực thể chất trong vòng 12 tháng qua. Tỷ lệ bạo lực tinh thần ở mức cao:
có 54% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực tinh thần trong cuộc đời và 25% bị
bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua.[31]
Tất cả những phụ nữ cho biết đã trải qua bạo lực thể chất và tình dục
thì đồng thời cũng chịu bạo lực tinh thần. Nếu kết hợp dữ liệu của cả 3 hình
thức bạo lực cho thấy 58% phụ nữ đã từng trải qua cả bạo lực thể chất, tình
dục và tinh thần. 27% phụ nữ cho biết đã chịu ít nhất một trong 3 hình thức

bạo lực này trong 12 tháng qua. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả
6


năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng
họ bị ngƣời khác lạm dụng.
Các số liệu mới đƣợc đƣa ra đã nêu bật một thực trạng là đa số phụ nữ
Việt Nam đều có nguy cơ tiềm tàng bị bạo lực gia đình ở một hay một vài
thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ. Tại một số vùng ở Việt Nam đặc
biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
cứ 10 phụ nữ thì có 4 ngƣời nhận thấy gia đình khơng phải là nơi an toàn đối
với họ.
Mặc dù bạo lực gia đình là một hiện tƣợng rất phổ biến nhƣng vấn đề
này vẫn bị giấu giếm nhiều. Sự kỳ thị và sự xấu hổ khiến phụ nữ phải giữ im
lặng, nhiều phụ nữ còn nghĩ rằng bạo lực trong quan hệ vợ chồng là điều
“bình thƣờng” và ngƣời phụ nữ cần bao dung, nhẫn nhịn chịu đựng để gìn giữ
sự êm ấm cho gia đình. Rõ ràng là bạo lực gia đình đã gây nên những hậu
quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, thể chất và tinh thần của ngƣời phụ nữ. Ở
Việt Nam, cứ bốn phụ nữ từng bị chồng bạo hành thể chất hoặc tình dục thì
có một ngƣời cho biết họ phải chịu đựng những vết thƣơng trên cơ thể và hơn
một nửa trong số này cho biết họ đã bị thƣơng tích nhiều lần. So với những
phụ nữ chƣa từng bị bạo hành thì những ngƣời đã từng bị chồng bạo hành có
nhiều khả năng bị bệnh tật và sức khỏe kém hơn gần hai lần và khả năng nghĩ
đến việc tự tử nhiều hơn gấp ba lần. Phụ nữ có thai cũng là đối tƣợng có nguy
cơ bị bạo hành.
Theo báo cáo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ
ở Việt Nam đƣợc Chính phủ Việt Nam và Liên hợp Quốc công bố ngày 25
tháng 11 năm 2010 cho thấy, khoảng 5% phụ nữ từng có thai cho biết họ đã bị
đánh đập trong thời gian mang thai. Trong hầu hết các trƣờng hợp này, họ đã
bị chính ngƣời cha của đứa trẻ mình đang mang trong bụng lạm dụng. Bạo lực

gia đình khơng chỉ xảy ra phổ biến đối với phụ nữ mà trẻ em cũng là nạn nhân
của bạo lực gia đình. Cứ bốn phụ nữ có con dƣới 15 tuổi thì có một ngƣời cho
biết con của họ đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác. Nghiên cứu này đã chỉ
7


ra rằng bạo lực gia đình là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống
của trẻ em. Báo cáo nghiên cứu cho biết trẻ em sống trong những gia đình mà
mẹ bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các vấn đề về hành vi hơn so với
những trẻ em khác.[31]
Nghiên cứu khẳng định bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam là một
trong các vấn đề xã hội cấp bách cần đƣợc quan tâm, tập trung giải quyết,
nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số.
Nghiên cứu năm 2012 của Liên hợp Quốc tại Việt Nam chỉ ra rằng, bạo
lực gia đình gây ảnh hƣởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam. Ƣớc tính chi phí của bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam: chi
phí thực trả và thu nhập bị mất lên tới gần 1,41% GDP (khoảng 2.536.000 tỉ
đồng) năm 2010. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nêu rõ những phụ nữ là nạn nhân
của bạo lực có thu nhập ít hơn 35% so với những ngƣời khơng bị bạo lực,
điều đó tiếp tục ảnh hƣởng đáng kể đến nền kinh tế quốc dân. Tổng mức năng
suất lao động bị mất theo ƣớc tính là 1,78% GDP.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng bạo lực đối với phụ nữ là do sự bất
bình đẳng về giới và nhận thức sai lệch, chƣa đúng đắn về bình đẳng giới.
Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với gia đình, xã hội và
nền kinh tế quốc dân. Việc xóa bỏ bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm
của riêng ai mà là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, trong đó có Hội Nơng dân Việt Nam. Tháng 11/2006 và tháng
11/2007, Quốc hội Việt Nam đã thơng qua Luật Phịng, chống bạo lực gia
đình. Ngay sau đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy
hƣớng dẫn thực hiện và triển khai thực hiện Luật Phịng, chống bạo lực gia

đình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng hiệu quả của cơng tác phịng,
chống bạo lực gia đình chƣa cao, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình chƣa
thực sự đi vào cuộc sống, đặc biệt ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa,
8


vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực tế các chƣơng trình can thiệp hiện nay
tại Việt Nam trong thời gian qua chƣa quan tâm đến vai trò và sự tham gia
của nam giới trong việc xóa bỏ bạo lực gia đình. Trong khi đó, các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng nam giới đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phịng,
chống bạo lực gia đình, vì họ chủ yếu là ngƣời gây ra bạo lực gia đình và bạo
lực với phụ nữ. Nam giới là nguyên nhân chủ yếu của bạo lực gia đình thì họ
phải là một phần quan trọng của giải pháp. Nếu nam giới không vào cuộc,
không đƣợc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thì vấn đề bạo lực gia đình
tại Việt Nam vẫn còn là một vấn đề nhức nhối và thách thức lớn.
Từ năm 2015 tới 2018, cứ mỗi ngày ở Việt Nam lại có 64 phụ nữ, 10
trẻ em và 7 ngƣời cao tuổi là nạn nhân của bạo hành gia đình. Chỉ tính riêng
trong 6 tháng đầu năm 2017, theo con số thống kê chƣa đầy đủ, đã có hơn 20
phụ nữ và trẻ em thiệt mạng do bạo lực gia đình. Đây là kết quả thống kê của
Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) sau gần 9 năm áp
dụng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ). Số liệu thực tiễn cho thấy
tình trạng BLGĐ vẫn đang tồn tại, số vụ bạo hành gia đình gây hậu quả
nghiêm trọng bị phát hiện vẫn tăng cao trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ,
trẻ em và ngƣời già.
Trong tổng 157.859 vụ BLGĐ đƣợc phát hiện từ năm 2013 tới 2017,
nạn nhân là phụ nữ (từ 16-59 tuổi) chiếm tới 117.206 trƣờng hợp
(74,24%), 17.586 trƣờng hợp là trẻ em (11,14%) và 14.017 trƣờng hợp là
ngƣời cao tuổi (8,91%).
Trong vòng 5 năm (từ 2013-2017), trung bình mỗi năm xảy ra hơn

31.500 vụ BLGĐ. Năm 2012 thậm chí xảy ra tới 50.766 vụ BLGĐ, gấp hơn
1,5 lần con số bình quân hàng năm.
Đáng chú ý, kết quả khảo sát qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho
thấy hầu hết phụ nữ bị bạo lực tình dục cũng bị bạo lực thể xác và những
ngƣời bị cả bạo lực thể xác và bạo lực tình dục thì thƣờng họ bị bạo lực thể
xác nghiêm trọng hơn và phụ nữ thƣờng cho rằng bạo lực tinh thần có ảnh
9


hƣởng đến họ nhiều hơn so với bạo lực thể xác hay tình dục. Tuy nhiên, đa số
thƣờng khơng nhận biết đƣợc điều đang xảy ra với họ về khía cạnh “bạo lực”.
Khi gia đình lại là ngọn nguồn của bạo lực Kết quả nghiên cứu trên,
tính đến năm 2010, 34,4% số vụ BLGĐ ở Việt Nam liên quan tới bạo lực tình
dục hoặc bạo lực thể xác, hoặc cả hai, đối với phụ nữ do chồng gây ra. Tỷ lệ
này tập trung lớn nhất tại Đông Nam Bộ, kế đến là đồng bằng sơng Hồng.
Ngồi ba hình thức bạo lực phổ biến trên, cịn hình thức bạo lực về
kinh tế. Trong khảo sát, định nghĩa bạo lực về kinh tế là khi ngƣời chồng
chiếm đoạt những khoản thu nhập và tiền tiết kiệm của vợ hoặc từ chối đƣa
tiền để ni con cái và chi phí chung trong gia đình ngay cả khi bản thân có
tiền để tiêu vào những mục đích khác.[31]
Theo kết quả khảo sát trên, cứ 100 phụ nữ ở Việt Nam thì 9 ngƣời bị
bạo lực về kinh tế. Điều đáng nói là bản thân phụ nữ và những ngƣời khác
trong cộng đồng không nhận ra đó là hành vi bạo lực về kinh tế khi ngƣời
chồng kiểm sốt tất cả tài chính hoặc bắt vợ phải làm việc quá sức do không
chu cấp tiền. Việc bắt vợ ghi chép để giám sát từng khoản chi tiêu và chửi vợ
nếu những chi phí đó khơng rẻ nhƣ họ nghĩ cũng đƣợc cho là hành vi bạo lực
về kinh tế.
Ngồi ra, khơng chỉ phụ nữ và trẻ em gái, nam giới và đặc biệt là trẻ
em trai cũng có thể là “nạn nhân” của BLGĐ. Nhận thức về điều này giúp
tăng thêm hiểu biết về các khía cạnh của BLGĐ. Trong khi chỉ có khoảng

2,8% phụ nữ từng kết hôn tham gia khảo sát cho biết họ đã từng khởi xƣớng
cho việc bạo lực đối với chồng của mình thì 87,4% ngƣời bị chồng gây bạo
lực thể xác cho biết họ chƣa bao giờ phản ứng lại.
BLGĐ nghiêm trọng không chỉ ở số lƣợng. Theo thống kê chƣa đầy đủ
của cơ quan điều tra, trên cả nƣớc cứ khoảng 2-3 ngày lại có một vụ án mạng
liên quan đến BLGĐ. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng nhƣ vụ chồng cắt
gân chân tay vợ (Bắc Giang, 2015), chồng đổ xăng thiêu vợ con (Đăk Lăk,
2016)…
10


Những đứa trẻ đã chứng kiến BLGĐ có thể trở thành nạn nhân hoặc trở
thành ngƣời gây bạo lực do sao chép hành vi của bố mẹ.[30]
Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam, bạo lực đối với trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ với bạo lực đối với phụ
nữ do cùng một đối tƣợng gây ra. Con của phụ nữ có chồng bạo hành có nguy
cơ cũng bị đánh đập cao gấp hai lần và thậm chí là cao hơn nếu ngƣời chồng
bạo hành vợ nghiêm trọng.
Trong khi đó, phụ nữ có chồng bạo hành có mẹ từng bị cha đánh đập có
nguy cơ bị đánh đập cao gấp hai lần so với những phụ nữ khác. Nguy cơ này
tăng gấp ba lần nếu họ có mẹ chồng bị bố chồng đánh hoặc bản thân chồng
cũng bị đánh đập khi còn nhỏ.
Điều này cho thấy, trải nghiệm thơ ấu đối với ngƣời chồng và ngƣời vợ
là một yếu tố quan trọng dẫn tới việc ngƣời vợ/chồng có trở thành nạn
nhân/ngƣời gây bạo lực trong đời sống sau này hay khơng.
Xâm hại tình dục đối với trẻ em là một hình thức khác, nghiêm trọng
hơn của BLGĐ. Tình trạng loạn luân cha đẻ hiếp con gái chiếm 0,6%, cha
dƣợng hiếp con riêng của vợ chiếm 1% trong tổng số gần 1.200 vụ hiếp dâm
trẻ em, theo kết quả khảo sát năm 2013 do Bộ Lao động TB&XH thực hiện.
Tuy nhiên, cần hiểu là số liệu trên chỉ là bề nổi. Trên thực tế còn rất

nhiều vụ xâm hại mà nạn nhân khơng dám tố cáo vì sợ làm ảnh hƣởng đến uy
tín gia đình, bị đe dọa, xấu hổ do định kiến bao vây. Trong cuộc khảo sát về
BLGĐ nói trên, 56,6% phụ nữ có con dƣới 15 tuổi cho biết chồng mình làm
cho con sợ hãi hoặc dọa nạt, 15,7% cho biết đã tát, xô đẩy, ném đồ đạc vào
ngƣời con, nhƣng chỉ có một ngƣời đề cập đến hành vi lạm dụng tình dục.
Đối với các nạn nhân, phần lớn hoặc im lặng chịu đựng, hoặc cần phải
mất nhiều năm mới có thể lên tiếng. Trong nhiều trƣờng hợp, nạn nhân bị lạm
dụng tình dục thuở nhỏ bị rơi vào vịng xốy bán dâm hoặc trở thành tội phạm
xâm hại tình dục.
11



×