Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

sơ đồ quy trình sản xuất sữa đậu nành đóng chai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.12 KB, 3 trang )

QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA ĐẬU NÀNH ĐÓNG CHAI
I) Quy trình sản xuất:
Đậu nành khô
Ngâm
Nước + Đường
Gia nhiệt
Nghiền đậu
Lọc
Rửa, tách vỏ
Đóng chai
Tiệt trùng
Sữa đậu nành
II) Thuyết minh quy trình:
1) Nguyên liệu:
Đậu nành:
Đậu nành là nguyên liệu chính trong sản xuất sữa, nó quyết định tỷ lệ thu hồi
protein và chất lượng sản phẩm đặc biệt là giá trị cảm quan. Do đó trong sản xuất, đậu
nành cần được lựa chọn đúng tiêu chuẩn:
- Chín thành thục về mặt sinh học, loại bỏ những hạt non.
- Chọn hạt nguyên, khô, sạch, không sâu, không mọt, không có mùi hôi thối.
- Độ ẩm thấp (10 - 14%).
- Vỏ hạt màu nâu nhạt, tránh những hạt vỏ màu xanh vì hợp chất Chlorophyll
có trong vỏ hay trong lá mầm tạo vị đắng và chuyển thành hợp chất phyophytin màu nâu
trong quá trình chế biến.
- Hạt nứt không quá 5% khối lượng, hạt hư hỏng không quá 2% khối lượng,
hạt xanh không quá 2%.
- Tạp chất không quá 2% khối lượng.
Ngoài ra nguyên liệu để chế biến sữa đậu nành còn gồm có nước, đường.
2) Ngâm:
Mục đích:
Làm cho hạt đậu hút nước và trương nở lên, hydat hóa các thành phần có trong


hạt đậu.
Làm mềm đậu, giảm lực liên kết giữa vỏ và nhân giúp cho quá trình xay dễ
dàng hơn, giảm chi phí năng lượng trong quá trình nghiền đông thời làm giảm lượng
oligosaccharide, tiêu diệt một phần vi sinh vật.
Tiến hành:
Rửa sạch đậu sau đó ngâm trong nước, lượng nước ngâm theo tỷ lệ 2:1.
Ngâm trong 6-8h ở nhiệt độ 20-25
0
C. Trong quá trình ngâm phải thường xuyên
thay nước.
3) Rửa:
Quá trình này nhằm loại bỏ tạp chất và một phần vi sinh vật.
4) Nghiền:
Nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc tế bào hạt đậu, trích ly các chất ra ngoài.
Đậu sau khi rửa sạch cho vào máy nghiền. Lượng nước nghiền có tỷ lệ
đậu:nước là 1:5.
5) Lọc:
Mục đích: Loại bỏ thành phần bã và thu lấy dịch huyền phù.
Giúp cho quá trình truyền nhiệt tốt hơn trong các giai đoạn sau.
Sau khi lọc dịch sữa phải đảm bảo tiêu chuẩn hàm lượng các chất khô, đặc biệt
là protein và lipit
Sau khi lọc dịch sữa có màu đặc trưng của sữa đậu nành, tinh thể đồng nhất,
không có cặn hay lợn cợn.
6) Gia nhiệt:
Mục đích:
- Tiêu diệt vi sinh vật có hại và diệt một sô enzym.
- phân hủy một số chất có hại trong đậu như chất ức chế trypsin.
- Khử mùi tanh đồng thời tăng giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan.
- Giúp bảo quản sữa lâu hơn.
Đồng thời trong quá trình này bổ sung thêm đường để tạo vị ngọt cho sản

phẩm.
Gia nhiệt ở 85-90
0
C trong 20 phút dồng thời kết hợp khuấy đảo tránh cho sữa
bị đóng dưới đáy nồi nấu.
7) Đóng chai:
Nhằm mục đích bảo quản sản phẩm, tránh sự xâm nhập của các chất bẩn và vi
sinh vật từ bên ngoài vào. Hoàn thiện tính thẩm mỹ cho sản phẩm, thuận lợi cho quá trình
tiệt trùng, vận chuyển và phân phối.
Dịch sữa được chiết rót nóng vào chai thủy tinh ở 80-85
0
C nhằm bài khí còn
trong chai, giảm độ nhớt trong quá trình chiết rót. Sau đó tiến hành đóng nắp.
8) tiệt trùng:
Mục đích:
- Tiêu diệt hoặc ức chế đến mức tối đa sự hoạy động của vi sinh vật và bào tử
của chúng trong sữa đậu nành, giữ gìn và bảo quản tốt những tính chất cưa sản phẩm để
sản phẩm không hư hỏng và biến chất trong thời gian bảo quản.
- Loại bỏ những chất gây mùi khó chịu còn sót trong sữa.
- kéo dài thời gian bảo quản, chất lượng sản phẩm được ổn định.
Tiệt trùng ở 121
0
C trong 20 phút.
9) Làm nguội:
Đưa sản phẩm về nhiệt độ phòng nhằm thuận lợi cho quá trình bảo quản.
Ngăn cản sự phát triển trở lại của các bào tử.
Đưa các chai sữa đậu nành vào bồn nước đã được xả đẩy để làm nguội.

×