Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

sâm ngọc linh và thực phẩm chức năng từ sâm ngọc linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.5 KB, 28 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Khoa: Công Nghệ Thực Phẩm
&
Đề tài: SÂM NGỌC LINH VÀ THỰC PHẨM CHỨC
NĂNG TỪ SÂM NGỌC LINH
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Phú Đức
Lớp: 01DHLTP1
Khoá : 2012-2013
Tp, Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2012
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ SÂM NGỌC LINH 1
1.1. Phân bố 2
1.2. Điều kiện sống 3
1.3. Đặc điểm sinh thái 5
CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN CÁC HỢP CHẤT, NHÓM CHẤT SINH
HỌC CỦA SÂM NGỌC LINH 6
2.1. Các thành phần hoạt chất chính của sâm ngọc linh 6
2.1.1. Hợp chất saponin từ phần dưới mặt đất của sâm ngọc linh 6
2.1.2. Hợp chất saponin ở phần trên mặt đất của sâm ngọc linh 10
2.2. Các thành phần phụ trong sâm ngọc linh 12
2.2.1. Thành phần acid béo 12
2.2.2. Thành phần acid amin 13
2.2.3. Thành phần các nguyên tố vi đa lượng 14
2.2.4. Hợp chất sterol 14
2.2.5. Hợp chất gluxit 14
2.2.6. Các thành phần khác 14
CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA THÀNH PHẦN
CHÍNH TRONG SÂM NGỌC LINH 15
CHƯƠNG 4: CÁC KHUYẾN CÁO KHI SỬ DỤNG SÂM NGỌC
LINH 17


CHƯƠNG 5: NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐƯỢC KHAI THÁC CHỦ
YẾU HIỆN NAY 18
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ SẢN PHẨM TPCN ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ
SÂM NGỌC 19
6.1. Viên nang mềm sâm ngọc linh 19
6.2. Sâm ngọc linh mật ong 21
6.3. Diệp linh sâm 22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
i
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Cây và củ Sâm Ngọc Linh hoang dại 1
Hình 1.2: Củ cây lá và chùm quả cây nhân sâm Ngọc Linh hoang dại
Trọng lượng 60r0gam, tuổi gần 60 năm 2
Hình 1.3: Cây Sâm Ngọc Linh sống trên đất mùn 3
Hình 1.4: Cây và qủa Sâm Ngọc Linh 5
Hình 5.1: Cây sâm ngọc linh được nhân giống vô tính 18
Hình 6.1: Viên nang mềm Sâm Ngọc Linh 19
Hình 6.2: Sâm ngọc linh mât ong 21
Hình 6.3: Diệp linh sâm 22
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Yêu cầu đặc thù về khí hậu vùng sâm Ngọc Linh 3
Bảng 1.2. Yêu cầu về thổ nhưỡng vùng sâm Ngọc Linh 4
Bảng 2.1: Các saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxadiol 7
Bảng 2.2: Các saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxatriol 8
Bảng 2.3: Các saponin có cấu trúc ocotillol và dẫn chất của acid oleanolic. .

9
Bảng 2.4: Các saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxadiol ở phần trên mặt
đất của Sâm Việt nam 10

Bảng 2.5: Các saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxatriol và saponin có
cấu trúc ocotillol ở phần trên mặt đất của Sâm Việt nam 11
Bảng 2.6: Các acid béo trong sâm ngọc linh 12
Bảng 2.7: Các acid amin trong sâm ngọc linh 13
Bảng 2.8: Các nguyên tố vi đa lương trong sâm ngọc linh 14
Bảng 3.1: Tác dụng dược lý của nhân sâm Ngọc Linh 16
ii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ SÂM NGỌC LINH
Hình 1.1: Cây và củ Sâm Ngọc Linh hoang dại
Sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis
thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là
sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết
nhân sâm). Củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc
sống xung quanh chân núi Ngọc Linh. Cây sâm Ngọc Linh được biết đến
chính thức đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 18/3/1973 bởi dược sỹ Đào
Kim Long, Nguyễn Châu Giang và Nguyễn Thị Lê ở đới độ cao 1.800
thuộc dãy Ngọc Linh và đặt tên là Panax articulatus Kim Long Đào. Đến
năm 1985, tiến sĩ Hà Thị Dụng và giáo sư Grushvisky đã xác định đây là
một loài nhân sâm mới của thế giới và đặt tên khoa học là Panax
vietnamensis Ha et Grushv, thường được gọi là sâm Việt Nam.
1
1.1 Phân bố
Hình 1.2: Củ cây lá và chùm quả cây nhân sâm Ngọc Linh hoang dại
Trọng lượng 600gram, tuổi gần 60 năm
Sâm Ngọc Linh là cây bản địa đặc hữu của núi rừng Ngọc Linh, và chỉ có
9 xã nằm xung quanh đỉnh Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon
Tum và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 3 huyện với 9 xã là Trà Linh, Trà Nam
(huyện Trà My - tỉnh Quảng Nam), Ngọc Linh, Mường Hoong (huyện
Đắk Glei - tỉnh Kon Tum) và Măng Ri, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Tê Xăng,
Đắk Na (huyện Tu Mơ Rông - tỉnh Kon Tum) là có sâm Ngọc Linh. Đã

có nhiều kiểm nghiệm về việc di thực giống sâm Ngọc Linh, nhưng khi
đem trồng ở các vùng khác có cùng điều kiện thổ nhưỡng, cây sâm vẫn
không phát triển. Như vậy có thể thấy được rằng sâm Ngọc Linh là cây
bản địa Việt Nam, đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh.
2
1.2 Điều kiện sống
Hình 1.3: Cây Sâm Ngọc Linh sống trên đất mùn
Vùng sâm Ngọc Linh có đặc thù về điều kiện tự nhiên rõ rệt mà
không nơi nào có được, trước hết thể hiện ở độ cao phân bố, thứ hai là
thảm thực vật che phủ, thứ ba là điều kiện khí hậu và thứ tư là đặc điểm
thổ nhưỡng đặc trưng, các điều kiện này rất phù hợp với yêu cầu và đặc
tính sinh thái của cây Sâm Ngọc Linh, cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Yêu cầu đặc thù về khí hậu vùng sâm Ngọc Linh
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phạm vi yêu cầu
1 Lượng mưa trung bình năm mm 2.600 - 3.200
2 Nhiệt độ trung bình năm
O
C 15,0 - 18,5
3 Độ ẩm trung bình năm % 85,5 - 87,5
4 Lượng bốc hơi trung bình năm mm 670 - 770
3
Bảng 1.2. Yêu cầu về thổ nhưỡng vùng sâm Ngọc Linh
STT Chỉ tiêu Đơn vị Phạm vi yêu cầu
1 Độ cao tuyệt đối m 1.800 - 2.500
2 Loại đất Đất xám giàu mùn
3 Độ dầy tầng thảm mục cm > 18
4 Độ ẩm % 17,7 - 22,6
5 Thành phần cơ giới % Thịt pha sét và cát
6 OC % 6,39 - 8,16
7 N tổng số % 0,33 - 0,50

8 P
2
O
5
tổng số % 0,08 - 0,11
9 K
2
O tổng số % 0,21 - 0,42
10 P
2
O
5
dễ tiêu mg/100g đất 0,29 - 0,59
11 K
2
O dễ tiêu mg/100g đất 15,41 - 26,22
12 pHH
2
O 3,8 - 4,4
13 pHKCl 3,3- 3,8
14 Tổng cation meq/100g đất 0,90 - 1,61
15 CEC đất meq/100g đất 8,20 - 15,73
16 BS % 8,7 - 15,8
17 Độ chua trao đổi meq/100g đất 0,32 - 1,29
4
1.3 Đặc điểm sinh thái

Hình 1.4: Cây và qủa Sâm Ngọc Linh
Sâm ngọc linh là loại cây thảo, sống lâu năm, cao từ 80 – 100cm, thân rễ
nạc mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất khoảng 1 – 3cm, mang rễ con

và củ. Thân rễ có nhiều đốt, không phân nhánh dài 30 – 40cm, có thể dài
hơn.Và có nhiều vết sẹo do thân khí lụi hàng năm để lại, mặt ngoài màu
nâu nhạt, ruột trắng ngà, phần cuối đôi khi có một củ hình cầu.
Các thân mang lá, tương ứng với một thân mang lá là một đốt dài khoảng
0,5 – 0,7cm. Trên đỉnh của thân mang 2 - 4 lá kép chân vịt mọc vòng,
mỗi lá kép có 5 lá chét hình trứng ngược hoặc hình mác, dài 10 - 14 cm,
rộng 3 - 5 cm, gốc hình nêm, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mép khía
răng nhỏ.
Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, có cuống dài. Hoa nhiều màu
lục vàng, đài có 5 răng dài, nhị 5, chỉ nhị hình sợi, bầu thượng, 1 ô. Quả
hạch, hình trứng, dài từ 0,8 – 1,0cm, rộng khoảng 0,5 – 0,6cm, có màu đỏ
sau đen, hạt hình thận màu trắng, có vân. Mùa hoa thường từ tháng tư đến
tháng bẩy và mùa quả vào khoảng tháng Chín đến tháng Mười.
5
2. THÀNH PHẦN CÁC HỢP CHẤT,NHÓM HỢP CHẤT
SINH HỌC CỦA SÂM NGỌC LINH
2.1 Các thành phần hoạt chất chính của Sâm Ngọc Linh:
2.1.1 Hợp chất saponin từ phần dưới mặt đất của Sâm Ngọc linh:
( thân rễ và rễ củ).
Hợp chất saponin được xem là thành phần hoạt chất chủ yếu của cây Sâm
Ngọc Linh cũng như của các loài sâm khác trên thế giới. Từ phần dưới
mặt đất của Sâm Ngọc Linh hoang dại đã phân lập và xác định được cấu
trúc protopanaxadiol oxid II và 52 hợp chất saponin bao gồm 26 saponin
đã biết và 26 saponin có cấu trúc mới được đặt tên là vina-ginsenoside-
R1-R24 và 20- O-Me-G.Rh13,4,5.
Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu là các saponin triterpenic, song cũng là một
trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung dammaran cao nhất
khoảng 12 – 15% và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của
chi Panax trên thế giới (theo kết quả nghiên cứu của Viện dược liệu Bộ Y
tế). Trong đó các saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxadiol gồm 22

hợp chất với các đại diện chính là: ginsenoside-Rb1, -Rb3, -Rd. Các
saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxatriol gồm 17 hợp chất với các đại
diện chính là: ginsenoside- Re, -Rg1, notoginsenoside –R1. Các saponin
có cấu trúc ocotillol gồm 12 hợp chất với các đại diện chính là:
majonoside –R1 và –R2.
6
Bảng 2.1: Các saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxadiol
STT Tên Týp R1 R2 Hiệu suất(%)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

G-Rb1*
G-Rb2
G-Rb3*
G-Rc
G-Rd*
PG-RC1
GY-IX
GY-XVII
Q-R1
N-Fa
M-F1
VG-R3
VG-R7
VG-R8
VG-R9
VG-R13
VG-R24
VG-R23
VG-R22
VG-R16
VG-R21
VG-R20
(A)
(A)
(A)
(A)
(A)
(A)
(A)
(A)

(A)
(A)
(B)
(H)
(A)
(C)
(B)
(E)
(A)
(A)
(A)
(D)
(G)
(F)
-Glc2- Glc
-Glc2- Glc
-Glc2- Glc
-Glc2- Glc
-Glc2- Glc
-Glc2- Glc6-Ac
-Glc
-Glc
-Glc2- Glc6-Ac
-Glc2- Glc2-
Xyl
-Glc2- Glc
-Glc2- Glc
-Glc2- Glc2-
Xyl
-Glc2- Glc

-Glc2- Glc
-Glc2- Glc
-Glc2-Xyl
-Glc2- Glc
-Glc2- Glc
-Glc2- Glc
-Glc2- Glc
-Glc6- Glc
-Glc6-Ara(p)
-Glc6-Xyl
-Glc6-Ara(f)
-Glc
-Glc
-Glc6-Xyl
-Glc6- Glc
-Glc6- Glc
-Glc6- Glc
-Glc
-Glc
-Glc
-Glc
-Glc
-Glc
-Glc
-Ara
-Xyl
-Glc
-Glc
-Glc
2,0

0,012
0,11
0,013
0,87
0,001
0,002
0,036
0,012
0,072
0,001
0,009
0,01
0,004
0,004
0,002
0,001
0,001
0,001
0,003
0,001
0,003
7
Ghi chú: G= ginsenoside; PG= pseudo-ginsenoside; GY= gypenoside;
Q= quinquenoside; N= notoginsenoside; M= majonoside; VG= vina-
ginsenoside. *: các saponin chính
Bảng 2.2: Các saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxatriol
Stt Tên Týp R1 R2 R3 Hiệu
suất
(%)
1 G-Re* (I) -H -Glc2-Rha -Glc 0,17

2 20-glc-G-Rf (I) -H -Glc2-Glc -Glc 0,01
3 G-Rg1* (I) -H -Glc -Glc 1,37
4 G-Rh1 (I)
20(R),20(S)
-H -Glc -H 0,008
5 G-Rh1 (I) -H -Glc -H 0,021
6 PG-RS1 (I) -H -Glc2-
Rha6Ac
-Glc 0,213
7 N-R1* (I) -H -Glc2-Xyl -Glc 0,36
8 N-R6 (I) -H -Glc -Glc6-
aGlc
0,01
9 VG-R4 (I) -Glc2-
Glc
-Glc -Glc 0,004
10 VG-R12 (K) -H -Glc -H 0,005
11 VG-R15 (J) -H -Glc -Glc 0,003
12 VG-R17 (K) -H -Glc -Glc 0,002
13 VG-R18 (K) -H -Glc -Glc 0,002
14 VG-R19 (L) -Glc2-
Glc
-H -Glc 0,006
15 OMe-GRh1 (I) -H -Glc -CH3 0,015
16 VG-R25 (G) -H -Glc -Glc 0,003
17 G-Rh4 (M) -H -Glc -H 0,014
Ghi chú:
*: các saponin chính yếu trong thành phần saponin dẫn chất
protppanaxatriol; Glc: b-D-glucopyranosyl;
a-Glc: a-glucopyranosyl; GlcA: b-D-glucoronopyranosyl;

Rha: a-L-rhamnopyranosyl;
Xyl:b-D-xylopyranosyl;Ara: a arabinopyranosyl;Ara(f):
a-L-arabinofuranosyl; Ara(p): a-L-arabinopyranosyl; Ac: acetyl.
8
Bảng 2.3: Các saponin có cấu trúc ocotillol và dẫn chất của acid
oleanolic .
Ocotillol
Stt Tên Týp R1 R2 Hiệu
suất(%)
1 PG-RT4 (N) -Glc -CH
3
0,065
2 24(S)-PG-F11 (N) -Glc2-Rha -CH
3
0,005
3 M-R1* (N) -Glc2-Glc -CH
3
0,14
4 M-R2* (N) -Glc2-Xyl -CH
3
5,29
5 VG-R1 (N) -Glc2-
Rha6Ac
-CH
3
0,033
6 VG-R2 (N) -Glc2-
Xyl6Ac
-CH
3

0,014
7 (N) -CH
3
8 VG-R5 (N) -Glc2-
Xyl4-aGlc
-CH
3
0,008
9 VG-R6 (N) -Glc2-Xyl
6aGlc
-CH
3
0,006
10 VG-R14 (N) -Glc2-Xyl -CH
2
OH 0,02
11 VG-R10 (O) -Glc -CH
3
0,007
12 VG-R1 (O) -Glc2-Xyl -CH
3
0,03
Acid oleanolic
STT Tên Týp R1 R2 Hiệu suất (%)
1
2
G-R0
H-Ma3
(P)
(P)

-Glc2-Glc
-Glc2-Glc
3 Ara(p)
-Glc
-Glc
0,038
0,05
Ghi chú: H= hemsloside
9
2.1.2 Hợp chất saponin ở phần trên mặt đất của Sâm Ngọc Linh
Bảng 2.4: Các saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxadiol
ở phần trên mặt đất của Sâm Việt nam.
20(S)-protopanaxadiol
Stt Tên Týp R1 R1 Hiệu
suất (%)
1 G-F2 (A) -Glc -Glc 0,036
2 G-Rd (A) -Glc2-Glc -Glc 0,005
3 N-Fe* (A) -Glc -Glc6-Ara(f) 0,134
4 GY-IX (A) -Glc -Glc6-Xyl 0,008
5 G-Rb3* (A) -Glc2-Glc -Glc6-Xyl 0,163
6 VG-L1 (A) -Glc2-Glc2-Xyl -H 0,001
7 VG-L2* (A) -Glc2-Glc2-Xyl -Glc6-Ara(f) 0,110
8 N-Fc* (A) -Glc2-Glc2-Xyl -Glc6-Xyl 0,341
9 VG-L1 (B) -Glc2-Glc -Glc6-Xyl 0,002
10 VG-L1 (B) -Glc2-Glc2-Xyl -Glc6-Xyl 0,001
11 VG-L1 (C) 24(R) -Glc -Glc6-Ara(f) 0,003
12 VG-L1 (C) 24(R) -Glc -Glc6-Xyl 0,002
13 VG-L1 (C) 24(R) -Glc2-Glc -Glc6-Xyl 0,001
Ghi chú: *: các saponin chính yếu trong thành phần saponin dẫn chất của
protopanaxadiol

10
Bảng 2.5: Các saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxatriol và saponin
có cấu trúc ocotillol ở phần trên mặt đất của Sâm Việt nam.
20(S)-protopanaxatriol
STT Tên Týp R1 R2 R3 Hiệu suất (%)
1
2
3
PG-RS1
G-Re
G-Rg1
(D)
(D)
(D)
-H
-H
-H
-Glc2-Rha
6 Ac
-Glc2-Rha
-Glc
-Glc
-Glc
-Glc
0,013
0,011
0,001
Ocotillol
STT Tên Týp R Hiệu suất (%)
1

2
3
VG-L8
24(S)-PG-F11
VG-R1*
(F)
(E)
(E)
-Glc2-Rha
-Glc2-Rha
-Glc2-Rh
6 Ac
0,001
0,006
0,155
Ghi chú: *: saponin chính
11
2.2 Các thành phần phụ trong Sâm Ngọc Linh: (Phần dưới
mặt đất)
2.2.1 Thành phần acid béo:
Bảng 2.6: Các acid béo trong sâm ngọc linh
STT Số cacbon của hợp chất (%) Tên của axit béo
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
8C
10C
11C
12C
13C
14C
15C
15C1=
16C
16C1=
17C
17C1=
18C
18C1=
18C2=
18C3=
20C
vết
vết
vết
0,22

0,31
1,33
0,40
0,31
29,62
vết
1,13
vết
4,48
13,26
40,04
2,61
1,51
Acid caprylic
Acid capric
Acid lauric
Acid myristic
Acid pentadecausic
Acid palmitic
Acid palmitoleic
Acid heptadecausic
Acid stearic
Acid oleic
Acid linoleic
Acid linolenic
Acid arachidic
STT Axit amin Axit amin tự do(%)
Axit amin thủy giải
(%)
12

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Tryptophan
Lysin
Histidin
Arginin
Axit Aspartic
Threonin
Serin
Axit Glutamic
Prolin
Glycin
Alanin
Cystin
Valin

Methionin
Isoleucin
Tyrosin
Phenylanin
10,20
17,9
1,02
46,66
7,60
1,20
5,12
2,05
3,07
4,10
-
1,53
0,51
0,51
1,02
0,51
0,51
-
5,29
2,59
12,90
10,38
5,19
5,19
6,49
15,58

5,19
5,19
vết
1,29
vết
2,59
5,19
6,49
2.2.2 Thành phần acid amin :
Bảng 2.7: Các acid amin trong sâm ngọc linh
2.2.3. Thành phần các nguyên tố vi đa lượng:
13
Bảng 2.8: Các nguyên tố vi đa lương trong sâm ngọc linh
STT
Nguyên tố vi
đa lượng
Hàm lượng
(ppn)
STT
Nguyên tố
vi đa lượng
Hàm lượng
(ppn)
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
K
Ca
Mg
Fe
Sr
Ti
B
Rb
Mn
Zn
9349,19
2844,74
1950,19
491,21
169,87
120,65
140,00
91,62
68,10
26,11
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
Br
Ni
Cu
Cr
Y
I
Co
As
Se
Hg
17,27
10,61
6,23
4,10
1,51
0,24
0,15
0,10
0,05
0,04

2.2.4 Hợp chất sterol: b-sitosterol và daucosterin (b-sitosteryl-3-0-b-D-
glucopyranoside).
2.2.5 Hợp chất Gluxit: ( định lượng theo phương pháp Bertran)
- Đường tự do: 6,19%
- Đường toàn phần: 26,77%
2.2.6. Các thành phần khác: ( trong thân rễ và rễ củ tươi)

- Tinh dầu: 0,05 – 0,10%,
- Sinh tố C: 0,059%
14
3. CHỨC NĂNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA THÀNH PHẦN
CHÍNH TRONG SÂM NGỌC LINH
Saponin là một glicozit tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực
vật. Tiền tố latinh sapo có nghĩa là xà phòng, và thực tế thường gặp từ
"saponification" có nghĩa là sự xà phòng hóa trong cả tiếng Anh và tiếng
Pháp.
Saponin có tính chất chung là khi hoà tan vào nước có tác dụng
làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá
huyết, độc đối với động vật máu lạnh nhất là đối với cá, tạo thành phức
với cholesterol, có vị hắc và làm hắt hơi mạnh. Một vài động vật cũng có
saponin như các loài hải sâm, cá sao.
Dưới tác dụng của enzym có trong thực vật hay vi khuẩn hoặc do
axít loãng, saponin bị thuỷ phân thành các phần gồm genin gọi là
sapogenin và phần đường gồm một hoặc nhiều phân tử đường. Các
đường phổ biến là D-glucoza, D-galactoza, L-arabinoza, axít galactunoic,
axít D-glucuronic…
Dựa vào cấu trúc của phần sapogenin, người ta chia saponin ra làm
3 nhóm lớn là triterpenoit saponin, steroit saponin và glicoancaloit dạng
steroit.
Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpenic, nhưng cũng
là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao
nhất (khoảng 12 đến 15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài
khác của chi Panax.
Theo tư liệu, trước khi được phát hiện, sâm Ngọc Linh đã được
nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam sống bên dãy Trường Sơn dùng như một
loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương,
làm thuốc bổ, sốt rét, đau bụng, phù thũng.

Công bố của Viện Dược liệu Việt Nam, cho thấy sâm Ngọc Linh
có tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ
miễn dịch, chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào
gan. Bên cạnh đó, sâm Ngọc Linh cũng có tác dụng giúp người bệnh ăn
ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện,
gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và
suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp.
Ngoài ra, sâm Ngọc Linh còn giúp người sử dụng tăng lực, phục
hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình
15
thường; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào
và tăng các tế bào mới. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà
sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có là tính kháng khuẩn, chống
trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxi hóa, và hiệp lực tốt với thuốc kháng
sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường. Đặc biệt sâm ngọc linh không có
độc tính khi sử dụng liên tục lâu năm như các loại sâm hàn quốc
– sâm trung quốc
Bảng 3.1: Tác dụng dược lý của nhân sâm Ngọc Linh
STT Tác dụng dược lý Chủ trị
1 Tăng thể lực, chống nhược
sức
Suy nhược cơ thể
2 Kích thích các hoạt động não
bộ
Suy nhược tinh thần
3 Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh
dục
Suy nhược sinh dục
4 Tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu Chữa thiếu máu, suy tiểu cầu
5 Đặc hiều với vi khuẩn

Streptococi
Chữa viêm họng hạt
6 Antistress giải lo âu và chống
trầm cảm
Các bệnh lý gây ra bởi stress
7 Tăng cường chức năng gan và
bảo vệ tế bào gan
Chống xơ gan và giải độc gan
8 Giảm cholesterol huyết, giảm
lipit, tăng HDL
Xơ vữa động mạch
9 Giảm đường huyết hiệp lực
với thuốc hạ đường huyết
Bệnh tiểu đường
10 Điều hòa hoạt động tim mạch Loạn nhịp tim và hạ huyết áp
11 Chống ôxy hóa (Antioxidant) Chống lão hóa
12 Phòng chống các loại ung thư Hỗ trợ thuốc chữa ung thư
13 Gia tăng sức đề kháng không
đặc hiệu
Suy giảm miễn dịch
16
4. CÁC KHUYẾN CÁO KHI SỬ DỤNG SÂM NGỌC LINH
 Những lưu ý không nên dùng sâm ngọc linh cho các trường hợp sau:
• Người không bị suy nhược cơ thể, nếu dùng quá nhiều nhân sâm có
thể bị các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, tay chân run rẩy,
đi lại khó khăn, mất ngủ, hạ đường huyết, hạ huyết áp
• Những người bị bệnh thực chứng (cấp tính) như cảm sốt, đau bụng
tiêu chảy do trúng thực, đau bụng do hư hàn, nhiễm trùng (do thấp
nhiệt), viêm gan – mật cấp, viêm dạ dày – ruột cấp, viêm tuỵ cấp,
sốt xuất huyết.

• Phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ dưới 13 tuổi. Một số nghiên cứu
trên loài chuột chứng minh, nhân sâm có thể gây dị tật cho bào thai
chuột. Đặc biệt thận trọng khi muốn sử dụng nhân sâm (hoặc các
loại thảo mộc khác) trong thời gian mang thai. Bởi vì, nếu dùng tùy
tiện, chúng sẽ khiến thai phụ dễ xuất hiện dấu hiệu ra máu, đau
bụng, co bóp tử cung - yếu tố liên quan đến sảy thai hoặc chuyển
dạ sớm. Một số nguồn tin còn cho biết, dùng nhiều nhân sâm dễ
gây nên tình trạng thai quá ngày (chửa trâu - theo cách gọi dân
gian).
• Người đang bị lao, giản phế quản, ho ra máu.
• Người bị cao huyết áp (can dương vượng), đàn ông bị di tinh, xuất
tinh sớm, âm hư hoả vượng.
• Một số bệnh nhân bị tự miễn (ban đỏ, mụn nhọt, viêm đa khớp, da
cứng…).
• Chỉ nên dùng nhân sâm vào buổi sáng, không dùng vào buổi chiều
– tối, để cơ thể không bị hưng phấn, sẽ được nghỉ ngơi tốt hơn.
17
5. NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐƯỢC KHAI THÁC CHỦ
YẾU HIỆN NAY
Hình 5.1: Cây sâm ngọc linh được nhân giống vô tính
Sâm Ngọc Linh là một trong số ít những loại sâm quý nhất thế giới hiện
nay. Việc trồng loại sâm này sẽ hiện thực hóa khát vọng đổi đời của
người dân ở Tây Nguyên.
Theo một số nhà khoa học, ngoài vùng núi Ngọc Linh, sâm còn có thể
mọc ở vùng núi Ngọc Lum Heo thuộc địa phận huyện Phước Sơn (Quảng
Nam), Langbian (Lâm Đồng). Tuy nhiên hiện vẫn chưa có công trình
nghiên cứu nào của các nhà khoa học được công khai về các điều kiện để
trồng, chăm sóc sâm Ngọc Linh ở các vùng đất khác. Viện Nghiên cứu
nhiệt đới đã thử nghiệm thành công trồng sâm Ngọc Linh bằng phương
pháp cấy mô, nhưng khi đem ra trồng lại không phát triển, kể cả việc

trồng ở Đà Lạt, nơi có khí hậu khá tốt. Kết quả khả quan nhất là hàng
ngàn cây sâm được trồng ở các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam như Tây
Giang, Phước Sơn bước đầu cho kết quả tốt.
18
6. MỘT SỐ SẢN PHẨM TPCN ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ
SÂM NGỌC LINH
6.1 Viên nang mềm Sâm Ngọc Linh
Hình 6.1: Viên nang mềm Sâm Ngọc Linh
Viên nang mềm sâm Ngọc Linh là một sản phẩm từ kết quả nghiên
cứu đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ quốc phòng của các giáo sư, tiến sỹ và
các nhà khao học Học viện Quân y có tác dụng nâng cao thể lực, tăng
cường trí nhớ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, chống
oxy hóa và hạn chế sự lão hóa; được sản xuất dưới dạng viên nang mềm
với thành phần chủ yếu là cao Sâm Ngọc Linh sinh khối và phức hợp các
Vitamin.
19
 Thành phần:
 Cao sâm Ngọc Linh SK : 200 mg
 Vitanin A (retinol palmitat) : 1.000 UI
 Vitamin E (α - tocoferol acetat) : 8 UI
 Vitamin B1 (thiamin nitrat) : 1 mg
 Vitamin B2 (riboflavin) : 1 mg
 Vitamin B5 (calci pantothenat) : 3 mg
 Vitamin B6 (pyridoxin HCl) : 1 mg
 Vitamin PP (nicotinamid) : 10 mg
 Tá dược vừa đủ : 1 viên nang
 Công dụng: Giúp nâng cao thể lực, tăng cường trí nhớ, tăng cường
sức đề kháng của cơ thể, chống stress, chống oxi hóa và hạn chế sự
lão hóa.
 Đối tượng sử dụng : Người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, sức đề

kháng giảm. Người lao động nặng nhọc, giảm trí nhớ, người làm
việc căng thẳng quá sức hoặc người mới ốm dậy. Người mắc các
bệnh mạn tính, ung thư, tiểu đường, tim mạch.
 Đối tượng không nên sử dụng: Người cao huyết áp, bệnh nhân
đang bị tiêu chảy.
 Liều lượng và cách dùng: Liều thông thường cho người lớn là
uống từ 1 - 2 viên / ngày, sau bữa ăn. Mỗi đợt khoảng 30 ngày để
nâng cao sức khỏe. Đối với người mới ốm dậy, làm việc trong môi
trường độc hại hoặc bị các bệnh mạn tính có thể uống 2 - 3
viên/ngày.
 Chú ý: Nên cân nhắc khi dùng vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ.
20
6.2. Sâm Ngọc Linh mật ong
Hình 6.2: Sâm ngọc linh mât ong
Sản phẩm Sâm Ngọc Linh Mật Ong là sự kết hợp tuyệt vời giữa
củ của cây Sâm Ngọc Linh đặc biệt quý hiếm và Mật ong thiên nhiên
được thu hoạch từ vùng đang trồng và phát triển cây Sâm Ngọc Linh tại
vùng núi Ngọc Linh.
* Thành phần:
- Sâm Ngọc Linh: 25g
- Mật ong thiên nhiên: 175g
* Tác dụng:
- Thuốc bổ toàn thân, tăng cường sinh lực, điều hòa hoạt động tim
mạch, kích thích hoạt động trí não
- Giải độc gan, trị viêm họng, hỗ trợ thuốc điều trị ung thư và dạ dày.
21
* Cách dùng:
Mỗi lần uống 5ml (1 muỗng cà phê) pha với nước ấm, sau khi ăn, ngày
1 - 2 lần, lát sâm dùng để ngậm.
* Đối tượng sử dụng: Người suy nhược cơ thể, sức đề kháng giảm.

- Người nóng gan, nổi mụn. người mắc bệnh ung thư và viêm dạ dày.
* Đối tượng sử dụng: Người huyết áp cao, mắc bệnh tiểu đường
* Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất (ghi trên nắp lọ).
6.3. Diệp linh sâm
Hình 6.3: Diệp linh sâm
Diệp Linh Sâm là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên
nhiên, được dội ngũ dược sỹ, lương dược giàu kinh nghiệm nghiên cứu
bào chế và đã được cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
* Thành phần chính của Diệp Linh Sâm:
- Thân, rễ, lá sâm Ngọc Linh, cồn thực phẩm, đường.
* Công dụng:
- Thuốc bổ toàn thân, chữa suy nhược cơ thể, bổ thần kinh, tăng trí
nhớ.
- Chống stress.
22

×