Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

quy hoạch nông thôn mới xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 64 trang )

Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch 3
2. Tên đồ án: 3
3. Mục tiêu của đồ án 3
4. Phạm vi lập quy hoạch 3
5. Giai đoạn quy hoạch 4
6. Chủ đầu tư: 4
7. Đơn vị thực hiện: 4
8. Các căn cứ lập quy hoạch 4
CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP 6
1.1. Điều kiện tự nhiên 6
1.1.1. Vị trí địa lý 6
1.1.2. Địa hình, địa chất 6
1.1.3. Khí hậu 6
1.1.4. Thủy văn 7
1.1.5. Các nguồn tài nguyên 7
1.1.6. Đánh giá điều kiện tự nhiên 8
1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội 8
1.2.1. Các chỉ tiêu chính 8
1.2.2. Kinh tế 9
1.2.3. Xã hội 9
1.2.4. Nhận xét về hiện trạng kinh tế xã hội 10
1.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất 10
1.4. Hiện trạng kiến trúc 11
1.4.1. Thôn xóm và nhà ở 11
1.4.2. Các công trình tôn giáo tín ngưỡng 11
1.4.3. Các công trình công cộng 11
1.4.3. Hình thức tổ chức sản xuất 14
1.5. Hiện trạng hệ thống HTKT 15


1.5.1. Giao thông 15
1.5.2. Thủy lợi 17
1.5.3. Cấp điện 19
1.5.4. Cấp nước 19
1.5.5. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang 19
1.6. Phân tích, đánh giá việc thực hiện các quy hoạch, dự án đã có 20
1.7. Đánh giá hiện trạng mức độ đạt được nông thôn mới theo 19 tiêu chí 20
1.8. Đánh giá tổng hợp hiện trạng 23
1.8.1. Thuận lợi 23
1.8.2. Hạn chế 23
CHƯƠNG II. CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VỀ NÔNG THÔN MỚI 25
2.1. Dự báo các công trình dự án của huyện tỉnh 25
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 1
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
2.2. Dự báo dân số - lao động 25
2.3. Dự báo các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội đạt được đến năm 2020 25
2.3.1. Về loại hình, tính chất các ngành kinh tế chủ đạo 26
2.3.2. Kết luận công tác dự báo 26
2.4. Định hướng quy hoạch không gian tổng thể toàn xã 26
2.4.1. Các chỉ tiêu áp dụng trong quy hoạch 26
2.4.2. Chỉ tiêu xây dựng điểm dân cư nông thôn 26
2.5. Định hướng về cấu trúc phát triển không gian toàn xã 28
CHƯƠNG III. QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN 202030
3.1 Quy hoạch tổ chức hệ thống khu dân cư 30
3.1.1. Quy hoạch tổ chức hệ thống dân cư mới 30
3.1.2. Quy hoạch cải tạo dân cư cũ 32
3.2. Quy hoạch tổ chức hệ thống các công trình công cộng 32
3.2.1. Quy hoạch các công trình công cộng 32
3.2.2 Công trình dự án ưu tiên 33
3.3. Quy hoạch sử dụng đất 33

3.3.1. Lập quy hoạch sử dụng đất 33
3.3.2. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng 35
3.3.3. Các giải pháp thực hiện 37
3.4. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật 37
3.4.1. Giao thông 37
3.4.2. Thủy lợi 40
3.4.3. Cấp nước 41
3.4.4. Cấp điện 43
3.4.5. Thoát nước, xử lý chất thải rắn và nghĩa trang 43
3.5. Quy hoạch sản xuất 45
3.5.1. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp 45
3.5.2. Quy hoạch chăn nuôi 45
3.5.3. Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 46
3.5.4. Quy hoạch hệ thống chính trị, an ninh trật tự 46
3.6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch 47
3.6.1. Giải pháp khuyến nông 47
3.6.2. Giải pháp về tổ chức hợp tác để sản xuất 47
3.6.3. Giải pháp về vốn 47
3.6.4. Kinh phí xây dựng 47
3.7. Đánh giá hiệu quả của quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới 55
3.7.1. Hiệu quả về kinh tế 55
3.7.2. Hiệu quả về xã hội 56
3.7.3. Hiệu quả về môi trường 56
PHỤ LỤC 58
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 2
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Xuân Phương là một xã với diện tích tự nhiên là 775,08 ha, với 1885 hộ và 8027
nhân khẩu, kinh tế chủ yếu là nông, lâm và tiểu thủ công nghiệp, đời sống nhân dân gặp

nhiều khó khăn, kinh tế, văn hoá - xã hội phát triển còn chậm. Vì vậy việc xây dựng nông
thôn mới sẽ tạo chuyển biến trong sản xuất nâng cao thu nhập của đời sống nhân dân
trong toàn xã; phát triển kinh tế hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phù hợp với định hướng kinh tế
xã hội của địa phương, mở ra diện mạo môi trường sạch đẹp văn minh, bảo đảm ổn định
chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Phía Tây Bắc xã có tuyến đường Quốc lộ 37 đi qua, khu vực này đã trở thành khu
trung tâm thương mại dịch vụ sầm uất, đem lại nguồn thu đáng kể cho địa phương
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh kinh tế hiện
nay của xã. Là cơ sở lập các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình phúc lợi, văn
hoá - xã hội, các cơ sở sản xuất. Sắp xếp tổ chức tốt điều kiện ăn ở sinh hoạt, nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân, đáp ứng được nội dung tinh thần Nghị quyết TW7
của Đảng.
Việc Quy hoạch xây dựng xã Xuân Phương nhằm đánh giá rõ các điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội và đưa ra định hướng phát triển về không gian, về mạng lưới dân cư,
về hạ tầng kỹ thuật, xã hội nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh về trồng sản xuất chè,
rừng và thương mại dịch vụ của địa phương. Đồ án cũng đưa ra đề xuất nhằm hạn chế
những ảnh hưởng bất lợi của lũ lụt, lũ quét trên địa bàn toàn xã để chủ động quản lý xây
dựng, quản lý đất đai tại địa phương đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đề ra.
2. Tên đồ án:
“ Quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2011 - 2020”.
3. Mục tiêu của đồ án
Mục tiêu của việc quy hoạch xây dựng chung nông thôn mới xã Xuân Phương là:
- Đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội của xã, thúc đẩy tiến trình CN hoá - hiện đại
hoá của đất nước. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng mang tính chiến
lược lâu dài, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, khắc phục những tồn tại của nền sản xuất nhỏ,
tiếp thu các tiến bộ, khoa học kỹ thuật của nền sản xuất Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm đánh thức và khai thác tối đa tiềm năng
sẵn có ở nông thôn về mặt đất đai, ngành nghề, lao động và những đức tính quý báu cần
cù lao động của người nông dân.

- Quy hoạch phải có tính kế thừa, phát triển bền vững, tiết kiệm đất đai, sử dụng đất có
hiệu quả, có quy hoạch, kế hoạch xây dựng cho từng giai đoạn.
Mục tiêu tổng quát là: Làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, sản xuất phát triển, làng
xóm văn minh, đời sống vật chất tinh thần của nông dân được nâng lên, hoà nhập với
nông thôn trong khu vực và vùng.
4. Phạm vi lập quy hoạch
Phạm vi lập quy hoạch trên toàn bộ diện tích tự nhiên của xã.
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 3
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
Xã Xuân Phương nằm ở phía Tây của huyện Phú Bình, cách trung tâm huyện
khoảng 1,5km. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Tân Kim và xã Bảo Lý
- Phía Tây giáp xã Úc Kỳ
- Phía Nam giáp xã Kha Sơn và Nga My
- Phía Đông giáp thị trấn Hương Sơn
Quy mô đất đai: tổng diện tích tự nhiên toàn xã 775,08 ha.
Quy mô dân số: 8027 nhân khẩu, 1885 hộ.
5. Giai đoạn quy hoạch
Giai đoạn 1: Năm 2011 đến năm 2015.
Giai đoạn 2: Năm 2016 đến năm 2020.
6. Chủ đầu tư:
UBND xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
7. Đơn vị thực hiện:
Trung tâm Thủy Lợi Đồng bằng Bắc bộ
8. Các căn cứ lập quy hoạch
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây Dựng quy định về việc

lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 8/10/2011 của Bộ
Xây Dựng, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài Nguyên & MT quy định về việc lập, thẩm định, phê
duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới.
Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/09/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn
xác định và quản lý quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/07/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban
hành hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
Thông báo số 86/ TB- UBND ngày 21/9/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về kết
luận của lãnh đạo UBND tỉnh tại hội nghị Ban chỉ đạo thực hiện Nghị Quyết TW7
Quyết định số 1282/QĐ –UBND ngày 25/05/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về
việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-
2015, định hướng đến 2020.
Chương trình 420/CTr- UBND, ngày 31/03/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v
thực hiện Nghị quyết Trung ương 7( Khóa X)
Thông báo kết luận của BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên số 164- TB/TU ngày
09/05/2011 v/v thông qua một số Chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên giai đoạng 2011-2015.
Quyết định số 112/QĐ- SXD ngày 04/8/2011 của Sở xây dựng Thái Nguyên V/v: Ban
hành hướng dẫn tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 4
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
Quyết định số 1114/QĐ-SGTVT ngày 02/8/2011 của Sở Giao Thông vận tải Thái
Nguyên V/v: Ban hành hướng dẫn tổ chức lập quy hoạch, hoàn thiện hệ thống giao thông
trên địa bàn xã, đường liên xã, đường liên thôn, liên xóm.
Quyết định số 253/QĐ- STNMT ngày 09/8/2011 của Sở tài nguyên môi trường Thái
Nguyên V/v: Hướng dẫn lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã.
Hướng dẫn số 2412/SNN-KHTC ngày 09/8/2011 của Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Thái Nguyên V/v: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới.

Chương trình số: 06/- Ctr/HU ngày 25/5/2011 của huyện Ủy huyện Phú Bình về việc
xây dựng nông thôn mới huyện Phú Bình, giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
QĐ số 5515/ QĐ- UBND ngày 01/11/2011 của huyện Phú Bình về việc phê duyệt nhiệm
vụ quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, huyện Phú Bình có liên quan khác.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- Đề án phát triển thương mại, nông lâm, thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030
- Quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạng 2009-2020
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- Đề án Quy hoạch phát triển Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp Làng Nghề huyện
Phú Bình đến năm 2020 tầm nhìn 2025
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Phú bình giai đoạng 2011-2020 định
hướng đến năm 2025
- Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Thái Nguyên đến năm 1015
- Dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- Bản đồ địa giới hành chính huyện Phú Bình 1/50000
- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành có liên quan
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn mới ban hành theo
Thông tư 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ xây dựng
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về QHXD ( QCXDVN 01: 2008/BXD)
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về QHXDNT ( QCXVN 14: 2009/BXD)
- Quyết định 03/2008/QĐ- BXD ngày 31/03/2008 của Bộ xây dựng ban hành quy
định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ đồ án quy hoạch XD
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 5
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xuân Phương nằm ở phía Tây của huyện Phú Bình, cách trung tâm
huyện khoảng 1,5km. Bao gồm 14 thôn.
- Phía Bắc giáp với xã Tân Kim và xã Bảo Lý
- Phía Tây giáp xã Úc Kỳ
- Phía Nam giáp xã Kha Sơn và Nga My
- Phía Đông giáp thị trấn Hương Sơn
1.1.2. Địa hình, địa chất
- Địa hình xã Xuân Phương dốc dần từ đông bắc xuống tây nam, độ chênh cao trung
bình là 0,5m/1km dài, địa hình tương đối bằng phẳng. Phía tây bắc là dòng sông Cầu chia
ranh giới giữa xã Xuân Phương với xã Úc Kỳ, phía bắc là con kênh Đào cùng trục đường
quốc lộ 37 chạy song song nhau, hình thành các khu vực địa hình khác nhau:
- Vùng phía Bắc bị chia cắt bởi con kênh Đào là vùng bán sơn địa, dân cư và đất
canh tác xen kẽ nhau. Khu vực này phù hợp với phát triển trồng rừng và sản xuất vật liệu
xây dựng.
- Vùng phía Đông Nam là vùng đồi núi thấp thoải, dáng đồi úp bát, dân cư và đất
canh tác xen kẽ nhau. Khu vực này phù hợp với phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ do có tuyến đường đông tây chạy qua.
- Vùng phía Tây của xã chạy dọc theo bờ sông Cầu là các khu dân cư tập trung
được hình thành từ lâu đời, thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng. Liền với khu dân cư là
cánh đồng bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nước và trồng cây vụ
đông, có khả năng thâm canh tăng vụ. Ngoài ra, khu vực này còn có lợi thế khai thác cát
sỏi trên sông Cầu phục vụ cho nhu cầu xây dựng.
1.1.3. Khí hậu
Xuân Phương là một xã trung du, khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới
gió mùa, hàng năm được chia thành hai mùa rõ rệt:
+ Mùa đông (mùa hanh, khô): từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết
lạnh, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít nên thiếu nước

cho cây trồng vụ Đông.
+ Mùa hè (mùa mưa): từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng nực, nhiệt độ cao,
lượng mưa lớn vào tháng 6 - 8 chiếm 70% lượng mưa của cả năm, thường gây ngập úng
ở một số nơi trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân. Mùa này có
gió mùa Đông Nam thịnh hành.
- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,1
o
C đến 24,4
o
C. Nhiệt độ cao nhất 39
o
C,
nhiệt độ thấp nhất 7
o
C.
- Lượng mưa trung bình trong năm từ 2000 mm đến 2500 mm, lượng mưa cao nhất
vào khoảng tháng 6 – 8 trên 2000 mm và thấp nhất vào tháng 1 khoảng 1212 mm.
- Số giờ nắng trong năm dao động từ 1206 đến 1570 giờ, được phân bố tương đối
đồng đều cho các tháng trong năm.
- Độ ẩm trung bình cả năm là 81 - 82%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6 – 8, độ ẩm thấp
nhất vào tháng 11,12 hàng năm.
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 6
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
- Sương mù bình quân từ 5 – 7 ngày/năm, sương muối xuất hiện ít.
* Nhận xét chung:
Có thể nói điều kiện khí hậu – thủy văn của Xuân Phương khá thuận lợi cho việc
phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn
trung du.
- Độ ẩm, bốc hơi: Độ ẩm bình quân từ 83 - 87 %, thấp nhất là 50%, lượng bốc hơi
trung bình từ 770 - 780 mm/năm. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9,

ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1360 - 1730 giờ,
lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%.
- Gió bão: do đặc điểm địa hình, hướng gió chính theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.
Gió khô và nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung nhất vào
tháng 5 đến tháng 7), ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35 đến 38
o
C, bình quân mỗi năm có
20 ngày gió nóng.
- Địa chất công trình: Khu vực xã Xuân Phương hiện tại chưa có khoan thăm dò địa
chất công trình, địa chất thủy văn trên phạm vi địa bàn xã. Khi xây dựng các công trình
kiên cố cần khoan thăm dò địa chất công trình, địa chất thủy văn cụ thể để có phương án
xử lý nền móng thích hợp.
1.1.4. Thủy văn
Hệ thống thủy văn của xã Xuân Phương chủ yếu là hệ thống đại thủy nông sông
Cầu, có lòng sông rộng từ 80 – 120 m chạy dọc phía Tây của xã chảy từ Bắc xuống Nam
có chiều dài 3 km.
Hệ thống thủy nông sông Đào là một hệ thống thủy lợi lớn, nằm trong hệ thống đại
thủy nông sông Cầu có chiều rộng 20 – 25m chảy từ Tây Bắc về phía Đông. Đồng thời,
còn có hệ thống kênh mương cấp I, II, kênh nội đồng là hệ thống thủy lợi chính để phát
triển kinh tế nông - lâm nghiệp của xã.
1.1.5. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: Với tổng diện tích tự nhiên của xã là 775,08 ha, chủ yếu là đất nông
nghiệp với diện tích là 558,11 ha. Diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phát triển
hạ tầng chỉ chiếm tỷ lệ ít. Vì vậy đất đai cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả và tránh lãng phí.
Tài nguyên nước: Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong
xã được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm, cụ thể:
- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của nhân dân trong vùng, nguồn nước mặt của xã chủ yếu là nước lấy từ hệ thống
Sông Cầu và Sông Đào, cùng các kênh mương tưới tiêu. Ngoài ra còn có các con suối
nhỏ, ao, hồ, đập, vai giữ nước. Chất lượng nguồn nước mặt không được tốt, đặc biệt là

sau mỗi đợt mưa lũ, do vậy cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt.
- Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 7-10m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã được
nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt
hàng ngày của nhân dân trong toàn xã.
Tài nguyên rừng: năm 2010, diện tích đất trồng rừng sản xuất của xã là 18,3ha
chiếm 2,36% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Trong 5 năm qua Đảng uỷ Uỷ ban đã vận
động nhân dân trồng khoảng 10 ha, số cây được trồng phân tán tập chung chủ yếu ở các
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 7
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
đơn vị xóm Hin, Đình Chùa Xuân La, xóm Khang và xóm Tân Sơn 9. Ngoài ra số diện
tích cây trồng cũ chủ yếu là bạch đàn và cây keo năng xuất cây trồng thấp. Số diện tích
này dần dần sẽ được chuyển sang mục đích sử dụng khác
1.1.6. Đánh giá điều kiện tự nhiên
Lợi thế:
- Xã Xuân Phương có vị trí địa lý, địa hình tương đối bằng phẳng, có đường QL37
chạy qua, thuận lợi cho phát triển thương mại dịch vụ. Trong những năm qua, xã Xuân
Phương đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao
thông, thuỷ lợi, điện, trường học, thương nghiệp dịch vụ, văn hoá, thể thao đã được hình
thành và phát triển mạnh, giao thương hàng hoá trên địa bàn xã diễn ra với xu thế đô thị
hoá nhanh.
- Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và sức khỏe đời
sống của nhân dân trong vùng.
- Với chế độ mưa, nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi để trồng lúa nước và các cây màu
ngắn ngày như: ngô đông, lạc, đậu tương, tạo điều kiện để nâng cao năng suất, sản lượng
lương thực; tạo điều kiện cho nghề rừng phát triển.
- Khí hậu và đất đai phù hợp với việc phát triển nông nghiệp nhất là cây lúa nước,
và các cây màu ngắn ngày như: ngô đông, lạc, đậu tương.
Hạn chế:
- Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông liên xã, liên
thôn và đường giao thông sản xuất chính là một trở ngại và thách thức chủ yếu đối với sự

phát triển kinh tế của xã. Những năm gần đây tuy có được sự quan tâm của các cơ quan
cấp trên nhưng hệ thống đường giao thông chưa được cải thiện nhiều, còn cần phải đầu tư
lớn mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của xã. Có thể nói phát triển, nâng cấp
giao thông là khâu mấu chốt để tạo ra sự bứt phá kinh tế của huyện trong những năm tới.
- Hàng năm úng ngập còn xảy ra ở một số vùng trũng ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Phát triển nông nghiệp của xã nói riêng và của huyện nói chung vẫn luôn là một
thách thức lớn. Những năm tới, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu
ổn định cuộc sống của nhân dân, nhất là nông dân của xã. Tuy nhiên nếu chỉ dựa chủ yếu
vào nông nghiệp, kinh tế của xã không thể có bước phát triển bứt phá để cất cánh.
1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
1.2.1. Các chỉ tiêu chính
Theo thống kê năm 2010 các chỉ tiêu chính của xã Xuân Phương như
sau:
Nông nghiệp 46%; Thương mại - dịch vụ 25%; Công nghiệp -
TTCN: 29 %.
Tổng thu nhập bình quân đầu người: 13 triệu đồng/người/năm.
Tổng thu ngân sách: trên 1,6 tỷ đồng;
Tỷ lệ hộ dùng điện là 100%; hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh đạt
65%.
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 8
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 chiếm 21,98%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 269 hộ
chiếm 14,3%.
1.2.2. Kinh tế
* Về sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt: Vận động nhân dân khắc phục khó khăn cấy hết diện tích, tích cực
phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc bảo vệ lúa và hoa màu, tổ chức tập huấn KHKT, nhân rộng
mô hình thâm canh cải tiến SRI mở rộng diện tích lúa lai đạt 12,5% diện tích, phối hợp
với các doanh nghiệp triển khai dự án sản xuất hạt giống ngô lai F1= 15 ha, giống khoai

lang =1 ha, hạt giống lúa lai 110 ha, trồng khoai tây 5 ha, trồng ớt 5 ha, nhìn chung các
dự án trên đều cho kết quả tốt.
+ Diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 568,9 ha, năng xuất bình quân 49,16 tạ/ha; sản
lượng thóc 2796,7 tấn, đạt 101,2% kế hoạch đề ra.
+ Diện tích ngô 161,2 ha, năng xuất bình quân 42,1 tạ/ha; sản lượng 678,7 tấn, đạt
115,6 % kế hoạch.
+ Các loại rau mầu, cây ăn quả khác phát triển tốt, hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
- Về chăn nuôi: Nhìn chung chăn nuôi đầu năm có nhiều giảm sút do giá cả thị
trường thấp , giá vật tư cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịch tai xanh bùng nổ trên địa
bàn 8/14 xóm, làm cho gia súc chết hàng loạt, ảnh hưởng đến kinh tế của người dân trên
địa bàn xã. Tổng đàn trâu: 231 con, bò 1004 con, lợn 9524 con, gia cầm khoảng 72000 con.
* Về thủy sản: nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích là 14,58 ha.
* Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn:
Giá trị tiểu thủ công nghiệp ước đạt 18,5 tỷ: có 1 làng nghề sản xuất Mộc mỹ nghệ
và 1 làng nghề sản xuất gạch ngói (23 hộ). Các ngành nghề: xây dựng, say sát, chế biến
nông sản vẫn duy trì tốt
* Về thương mại dịch vụ: Chủ yếu vẫn là các loại hình vận tải, bán lẻ, giải khát ăn uống
1.2.3. Xã hội
Tổng dân số trong toàn xã năm 2010 là 8027 người – 1885 hộ.
Tổng số lao động là 4323 lao động. Chính quyền xã đã tạo công ăn việc làm cho lao
động bằng cách tiếp tục phối kết hợp với ngân hàng Nông nghiệp và ngân hàng Chính
sách xã hội tạo điều kiện cho các hội viên các chi hội và nhân dân vay vốn để phát triển
sản xuất như: Các hội viên hội nông dân, hội viên hội phụ nữ, đoàn thanh niên.
Bảng 1: Hiện trạng cơ cấu lao động của xã
TT Hạng mục
Hiện trạng năm
2010
Tỷ lệ (%)
Tổng dân số toàn xã ( người) 8027
I Dân số trong tuổi LĐ (người) 4323 53,86

II LĐ làm việc trong các ngành kinh tế (người) 4323
2.1 LĐ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1989 46
2.2 LĐ CN, TTCN, XD 1254 29
2.3 LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN 1080 25
(Theo thống kê năm 2010 - UBND xã Xuân Phương, Phú Bình, Thái Nguyên)
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 9
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
1.2.4. Nhận xét về hiện trạng kinh tế xã hội
Kinh tế trên địa bàn xã đang phát triển đúng hướng, tốc độ phát triển kinh tế liên
tục tăng trong những năm qua. Nền kinh tế của xã đang chuyển dịch theo hướng phát
triển công nghiệp - TTCN, tuy nhiên còn chậm. Nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ
đạo của xã, tốc độ phát triển không đều, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Xã Xuân Phương có vị trí địa lý, địa hình tương đối bằng phẳng, có đường QL37
chạy qua, thuận lợi cho phát triển thương mại dịch vụ. Trong những năm qua, xã Xuân
Phương đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao
thông, thuỷ lợi, điện, trường học, thương nghiệp dịch vụ, văn hoá, thể thao đã được hình
thành và phát triển mạnh, giao thương hàng hoá trên địa bàn xã diễn ra với xu thế đô thị
hoá nhanh. Trong quy hoạch xây dựng cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng hệ thống
khu dân cư, hệ thống hạ tầng phục vụ sinh hoạt, phục vụ sản xuất sao cho ổn định phát
triển nền kinh tế của xã, nâng cao đời sống nhân dân, cải tạo bộ mặt nông thôn, đáp ứng
chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
1.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 775,08 ha.
Nhóm đất nông nghiệp
Phần lớn diện tích đất toàn xã là đất nông nghiệp chiếm 72,01% tổng diện tích tự
nhiên. Chủ yếu đất nông nghiệp là đất lúa nước (37,94% diện tích tự nhiên) còn lại là đất
trồng cây lâu năm chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên và đất trồng cây hàng năm còn lại
chiếm 10,53% diện tích đất tự nhiên.
Đất thủy sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong đất sản xuất nông nghiệp (1,88% diện tích đất
tự nhiên).

Đất rừng sản xuất 18,3 ha chiếm 2,36% tổng diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất phi nông nghiệp
Chiếm 21,72% diện tích tự nhiên trong đất phát triển hạ tầng 10,1% ; đất công trình
sự nghiệp 0,19%; đất cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm 1,01%; đất tôn giáo tín ngưỡng
0,59%; đất nghĩa trang 0,35% còn lại là đất sông suối mặt nước chiếm 9,48%
Nhóm đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng của xã chiếm 0,14% diện tích tự nhiên.
Đât ở: Diện tích đât ở năm 2010 là 47,53 ha chiếm 6,13% tổng diện tích đất tự nhiên.
Nhận xét chung:
- Hiện trạng sử dụng đất cho thấy xã đã tận dụng được quỹ đất để phát triển sản
xuất giúp người dân cải thiện và nâng cao đời sống.
- Đất đai hiện tại của xã có thể đem lại năng suất, sản lượng cây trồng cao, song
tương lai trong quá trình canh tác cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
đưa các giống cây, con phù hợp để đạt năng suất, hiệu quả cao, đồng thời duy trì độ phì
cho đất, đảm bảo mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 10
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
Như vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi việc quy hoạch sử
dụng đất của xã phải có sự phân bổ đất đai một cách hợp lý hơn, đáp ứng nhu cầu cho tất
cả các ngành, các lĩnh vực và bảo vệ môi trường.
1.4. Hiện trạng kiến trúc
1.4.1. Thôn xóm và nhà ở
Trong những năm qua nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân đã được nâng cao,
các hộ dân đã xây dựng được nhiều nhà kiên cố. Hiện tại, toàn xã có 941 nhà đạt tiêu
chuẩn của Bộ xây dựng, số nhà tạm là 103 nhà
1.4.2. Các công trình tôn giáo tín ngưỡng
Hiện tại xã có khu di tích đình chùa Phương Độ với diện tích 4568m
2
và di tích đình
chùa Xuân La với diện tích 1054m

2
đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc
gia.
Ngoài ra còn có đình Hin diện tích 1661m
2
đang đề nghị xem xét di tích lịch sử văn
hóa cấp tỉnh
1.4.3. Các công trình công cộng
* Trường học
- Giáo dục đào tạo:
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học bậc trung học (phổ thông, bổ
túc, dạy nghề) đạt 100%
+ Giáo viên giỏi cấp tỉnh : 2 giáo viên
+ Giáo viên giỏi cấp huyện : 16 giáo viên
+ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở : đạt
+ Trong năm trường Tiểu học và THCS đều đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp
Huyện, trường mầm non đạt trường tiên tiến cấp tỉnh.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo : 16%.
- Trường mầm non: có tổng diện tích là 2454 m
2
, được xây dựng trên ba cụm trường tạo
điều kiện cho trẻ đến trường, các thầy cô của trường có 25 giáo viên và 381 học sinh.
+ Trường mầm non xóm Ngoài: 600 m
2
, nhà cấp 4 xuống cấp
+ Trường mầm non xóm Kiều Chính: 870 m
2
, nhà cấp 4 xuống cấp
+Trường mầm non xóm Hòa Bình: chuẩn quốc gia, 984 m
2

, nhà 2 tầng với 4 phòng
học, 2 phòng hành chính với 1 dãy nhà cấp 4
Nhìn chung hệ thống giáo dục của xã tương đối hoàn chỉnh, chất lượng dạy và học
đã được nâng lên, bước đầu đánh giá sự nghiệp giáo dục của xã đã được các cấp, các
ngành quan tâm. Cả 3 trường phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia.
Bảng2: Hiện trạng cơ sở vật chất trường mầm non
TT Hạng mục ĐVT
Hiện trạng năm
2010
A Trường Mầm non, nhà trẻ 3
1 Tổng số trường Trường 1
Trong đó đạt chuẩn về cơ sở vật chất Trường 1
Tổng số học sinh BQ/lớp h/sinh 36
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 11
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
2 Tổng số lớp học 11
Trong đó đã được kiên cố hóa Lớp 4
3 Tổng số phòng chức năng phòng 3
Trong đó đã được kiên cố hóa phòng 0
4 Tổng số trang thiết bị (chi tiết)
Trong đó số trang thiết bị đáp ứng yêu cầu Chi tiết
- Máy vi tính
- Đồ chơi ngoài trời
7
5
5 Các công trình bổ trợ m
2
70
Sân chơi 3
Vườn hoa 3

Bãi tập 0
- Trường tiểu học: xây dựng trên diện tích đất là 9359 m
2
, gồm 15 phòng học nhà kiên
cố, có 5 phòng chức năng kiên cố. Diện tích sân chơi là 1200m
2
, vườn hoa 250m
2
, bãi tập
1200m
2
cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vui chơi và sinh hoạt. Đội ngũ cán bộ gồm giáo
viên, hai quản lý, nhìn chung các giáo viên và các cháu học sinh đều yên tâm dạy và học.
Hiện nay trường đã xây dựng được nhà đa năng (nhà dinh dưỡng) chuẩn bị đón trường
chuẩn mức độ 2.
- Trường THCS Xuân Phương: được xây dựng trên diện tích đất là 11891,4 m
2
với 8
phòng học kiên cố và đang xây mới thêm 3 phòng theo tiêu chuẩn của bộ giáo dục, các
phòng học chất lượng tốt. Đang xây dựng và san xong mặt bằng sân thể dục với diện tích
3200m
2
. Đội ngũ các thầy cô giáo gồm 18 giáo viên có trình độ đại học, 6 giáo viên có
trình độ cao đẳng. Cơ sở vật chất của trường cơ bản đã hoàn thành để đón trường chuẩn
Quốc gia năm 2012
Bảng3: Hiện trạng cơ sở vật chất trường THCS
TT Hạng mục ĐVT Hiện trạng năm 2010
1
Tổng số trường Trường 1
Trong đó đạt chuẩn Trường 0

Diện tích bình quân / trường m
2
11891,4
Tổng số học sinh h/sinh 36
2
Tổng số lớp học Lớp 9
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 12
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
Trong đó đã được kiên cố hóa Lớp 9
3
Tổng số phòng chức năng Phòng 11
Trong đó đã được kiên cố hóa Phòng 7
4
Tổng số trang thiết bị (chi tiết) Bộ 70
Trong đó số trang thiết bị đáp ứng yêu
cầu (chi tiết)
50
5 Sân thể dục m
2
3200
Sân chơi m
2
1300
Vườn hoa m
2
300
Bãi tập m
2
800
* Dịch vụ thương mại: Hiện trạng xã có chợ Đình diện tích 2424m

2
là chợ đã xuống cấp,
bên cạnh đó thì có chợ đầu mối nông sản Cầu Mây phục vụ trao đổi buôn bán của xã
cũng như các xã lân cận.
* Công trình y tế: Trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia năm 2005 , vị trí
gần trụ sở ủy ban với diện tích gần 1200 m
2
, xây dựng liền kề trục đường liên
xã, có 6 phòng bệnh, 8 giường bệnh. Đội ngũ cán bộ gồm 6 cán bộ, trong đó có
1 bác sỹ và 5 y tá; có vườn thuốc 150m
2
. Cơ sở vật chất gồm 1 nhà mái bằng
và 2 nhà cấp 4; tỷ lệ sinh là 1% số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 52% trên
tổng số dân toàn xã.
* Cơ quan hành chính sự nghiệp: Trụ sở làm việc UBND xã có tổng diện tích khuôn viên
là 7467 m
2
, gồm 1 dãy nhà 2 tầng mới xây, hội trường 250 chỗ ngồi, có 12 phòng làm
việc. Tuy nhiên đến năm 2020 ta vẫn cần phải nâng cấp, nâng cấp sân thể thao xã, xây
thêm nhà làm việc của công an xã.
* Cơ sở vât chất văn hóa: xã chưa có nhà văn hóa trung tâm cần xây dựng mới, đã có
1sân thể thao có diện tích 2800m
2
. Xã có 14 xóm, trong đó 13/14 xóm đã có nhà văn hóa
nhưng đều đã xuống cấp, và 10/14 xóm có khu thể thao đạt chuẩn theo quy định. Hiện
trạng và dự kiến quy hoạch các nhà văn hóa xóm như sau:
Bảng4: Hiện trạng các nhà văn hóa xóm
STT Tên nhà văn hóa Địa điểm Hiện trạng
1 DVH Xóm Kiều Chính Xóm Kiều Chính
Diện tích 2000m

2
,nhà 200m
2
,sân
800m
2
, hiện tại đang chung với
trường mầm non
2 DVH Xóm thi Đua Xóm thi Đua
Diện tích 240m
2
,trong đó nhà
69m
2
,sân 195 m
2
và có khu thể thao
3 DVH Xóm Hòa Bình Xóm Hòa Bình
Diện tích 300m
2
,trong đó nhà
45m
2
,sân 50 m
2
4 DVH Xóm Thắng Lợi Xóm Thắng Lợi
Diện tích 120m
2
,trong đó nhà
70m

2
,sân 50 m
2
5 DVH Xóm Đoàn Kết Xóm Đoàn Kết
Diện tích 400m
2
,trong đó nhà 70m
2
,sân 330 m
2
6 DVH Xóm Hạnh Phúc Xóm Hạnh Phúc
Diện tích 226m
2
,trong đó nhà
72.5m
2
,sân 127 m
2
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 13
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
7 DVH Xóm Tân Sơn 8 Xóm Tân Sơn 8
Diện tích 240m
2
,trong đó nhà 60m
2
,sân 100m
2
8 DVH Xóm Tân Sơn 9 Xóm Tân Sơn 9
Diện tích 400m
2

,trong đó nhà
50m
2
,sân 96 m
2
9 DVH Xóm Giữa Xóm Giữa
Diện tích 860m
2
,trong đó nhà
85m
2
,sân 87 m
2
,có sân thể thao
10 DVH Xóm Ngoài Xóm Ngoài
Diện tích6000m
2
,trong đó nhà
52m
2
,sân 400m
2
11 DVH Xóm Núi Xóm Núi
Diện tích 200m
2
,trong đó nhà 100m
2
,sân 100 m
2
12 DVH Xóm Hin Xóm Hin

Diện tích 600m
2
,trong đó nhà
60m
2
,sân 200 m
2
,
13 DVH Xóm Quang Trung Xóm Quang Trung
Diện tích 1200m
2
,trong đó nhà 42m
2
,sân 150 m
2
Hình ảnh về nhà văn hóa
*Bưu điện:
- Trên địa bàn xã có 1 điểm bưu điện nằm tại trung tâm xã, diện tích 300 m
2
, nhà
mái bằng có diện tích xây dựng 48 m
2
- Tỷ lệ hộ có điện thoại cố định là 19,4%;
- 13/13 xóm có internet
1.4.3. Hình thức tổ chức sản xuất
- Xã có làng nghề mộc mỹ nghệ Phương Độ ở xóm Tân Sơn hoạt động khá hiệu
quả, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ sản phẩm gồm: tủ, bàn ghế cao cấp, cầu thang gỗ, khung
nhà, giường… tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh, với số hộ có nghề là 83
hộ gồm 273 lao động chiếm 34,7% tổng số hộ trong xóm. Ngành sản xuất đồ mộc ở Tân
Sơn đến nay đã hình thành và phát triển được 10 năm, doanh thu hàng năm đạt từ 7,5 đến

10 tỷ đồng.
- Một số hộ tham gia vào lĩnh vực sản xuất gạch đất sét nung ở xóm Kiều Chính và
Xuân La, với hệ thống gạch thủ công, đốt theo kiểu truyền thống, gây ô nhiễm môi
trường sống và sản xuất nông nghiệp.
- - Ngoài ra còn 1 số hộ gia đình tham gia vào lĩnh vực chế biến nông lâm sản, xay sát
nghiền lương thực, may quần áo
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 14
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
1.5. Hiện trạng hệ thống HTKT
1.5.1. Giao thông
Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm, nhà nước hỗ trợ
vốn. Tiếp tục làm tốt chủ trương nâng cấp, sửa chữa đường giao thông hàng năm. Mở cuộc
vận động nhân dân đóng góp xây dựng giao thông theo phương châm “Nhà nước và nhân
dân cùng làm” đã phát huy hiệu quả tốt, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của huyện, xã tổ
chức nâng cấp các tuyến đường trọng điểm trước, vừa huy động công lao động hàng năm
tu sửa các tuyến đường nhánh, đường liên khu vực đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận lợi.
Hệ thống giao thông trên địa bàn xã đã, đang và tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp.
- Đường trục xã và liên xã có chiều dài 5,8 km; đến nay đã được bê tông 2,6 km
chiếm tỷ lệ 44,83%.
- Đường liên xóm, trục xóm có chiều dài 15,29 km trong đó bê tông hóa là 4,01 km
chiếm 26,23%, còn lại 11,28 km là đường đất.
- Đường nội đồng có tổng chiều dài 5,32 km, trong đó 1,050km là đường bê tông
chiếm 19,74 %, còn lại 4,27 km là đường đất.
Hình ảnh về giao thông xã Xuân Phương
Bảng5: Hiện trạng hệ thống giao thông trong xã
TT KH Tuyến đường Hiện trạng (m)
I Đường liên xã
Dài
(m)
Rộng

(m)
Đường
đất (m)
Đã kiên cố
Còn
tốt
Xuống
cấp (m)
1 D1 Ql37 đi dốc Mái Chai 3500 4,5 1500 2000
2 D2 Đa Ngành đi Hương Sơn 1700 6 1700 0
3 D7 Cầu Mây đi tân Kim 600 6 600
5800 3200 2600
II Đường liên thôn, trục thôn
1 D3 Ngã ba UB-Chợ Đình-Thi Đua 1500 4,5 1000 500
2 D4 Chợ Đình-Hạnh Phúc 1500 4,5 1300 200
3 D5
Truường tiểu học-xóm Ngoài-
Xóm Núi
1700 4 765 935 0
4 D6 QL37 đi làng Hin 1200 4 1200 0
5 D8 Cầu Mây đi Phà Cũ 600 7 600 0
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 15
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
6 D9
Ql 37 đi tân Sơn chín-La
nghành-đi D2
1500 3 0 1500
7 D10 Tân Sơn 8 đi Tân sơn Chín 300 3 200 100
8 D11
Trạm điện La Ka đi Đường D9

Tân Sơn 9
400 3 0 400
9 D12 Cầu Càng Đi ngã 3 Ông Sen 600 4 600 0
10 D13 Khu Hoàng đi Khu chộp 375 3 0 375
11 D14
Cống Vồng đi nhà văn hóa
xóm Giữa
600 3 600 0
12 D15
Nhà văn hóa xóm Giữa đi
Vườn Giờ
800 3 800 0
13 D16 Xóm núi đi La Sơn 600 3 600 0
14 D25 Đường trục xã đi xóm Thi Đua 400 3,5 400 0
15 D34 Xóm Giữa 120 3 120 0
16 D35 Xóm Giữa 270 3 270 0
17 D36 Xóm Giữa 100 3 100 0
18 D37 Xóm Giữa 208 2 208 0
22 D41 Xóm Giữa 202 2,5 202 0
23 D25 Xóm Thi Đua 485 2 485 0
24 D19 Xóm Quang Trung 225 2,5 225 0
25 D30 Xóm Thắng Lợi 963 2 963 0
26 D38 Xóm Ngoài 66 2,5 66 0
27 D39 Xóm Ngoài 120 3 120 0
28 D40 Xóm Hin 210 2,5 210 0
29 D32 Xóm Giữa 244 2 244 0
Tổng 15288 11278 935 3075
III Đường trục chính nội đồng
1 D12 Gốc Đa thi đua đi Tân Sơn 8 600 2 600 0
2 D18 Xóm Quang Trung 150 2 0 150

3 D19 Xóm Quang Trung 150 2 0 150
4 D20 Xóm Quang Trung 150 2 0 150
5 D21 Xóm Hòa Bình đi Quang Trung 200 2 0 200
6 D22 Xóm Thắng Lợi 200 2 0 200
7 D23 Xóm Thắng Lợi 200 2 0 200
8 D24
Ngã tư cầu Càng đi xóm hạnh
phúc
1000 3 1000 0
9 D26 400 3 400 0
10 D22 Núi Ông Lừng 170 2 170 0
11 D23
Đồng Cửa Quán (Xóm Hạnh
Phúc)
750 1,5 750 0
12 D27
Đồng Cửa Quán đi ngòi Cầu
Càng
800 2,5 800
13
D28
Xóm Thắng Lợi ra đồng 250 1,5 250
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 16
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
14
D29
Xóm Đoàn Kết ra đồng 300 1,5 300
Tổng 5320 4270 1050
1.5.2. Thủy lợi
Thuỷ lợi là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp.

Hệ thống thủy lợi bao gồm các công trình sau:
* Kênh:
+ Kênh nội đồng: Tổng chiều dài kênh mương trong xã là 29,40 km; đã được cứng
hóa 10,49 km chiếm tỷ lệ 35,68 %; hiện còn lại 18,91 km chưa được kiên cố hóa, do vậy
ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
* Trạm bơm:
Xã có 01 trạm bơm nằm cuối kênh K3, công suất 270m3/h, diện tích tưới 12-15 ha.
Hình ảnh về thủy lợi xã Xuân Phương
Bảng 6:Hiện trạng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất
Tên
kênh
Kênh Vị trí
Hiện trạng
Dài (m) bxh (m)
Kiên
cố(m)
Kênh
đất
K1 Kênh tưới Từ Thi Đua - Nga My 3.500 2,50 - 3.500
K2 Kênh tưới Từ K1 đến D1 400 0.5 - 400
K3 Kênh tưới
Hương Sơn đi Đồng
Nhà
2.500 1,20 700 1.800
K4 Kênh tưới
Xóm Quang Trung đi
xóm Hòa Bình-xóm
Thắng lợi
950 0.5 - 950
K5 Kênh tưới

La Cóc đi Đồng La
Tiếc
2.500 0,70 - 2.500
K6 Kênh tưới
Cống La Cóc đi La
Muổi
650 0.5x0.7 350 300
K7 Kênh tưới
Xóm Thi Đua đi La
Oan
500 1,00 - 500
K8 Kênh tưới
Xóm Thi Đua đi La
Oan
500 0.9x0.7 200 300
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 17
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
K9 Kênh tưới QL 37 đi dốc mái Chai 250 0,70 - 250
K11 Kênh tưới Xóm Tân Sơn 9 300 0.5 - 300
K12 Kênh tưới Khu Kiều Chính 400 0,70 - 400
K13 Kênh tưới Khu Kiều Chính 500 0,70 - 500
K17 Kênh tưới
Kênh đồng cửa Quán
đi Cầu Càng
850 0.7x0.6 850 -
K18 Kênh tưới +tiêu Đồng bờ vùng trên 750 1,00 - 750
K19 Kênh tưới +tiêu Đồng bờ vùng trên 750 1,00 - 750
K21 Kênh tiêu
Xóm Hạnh Phúc đi
đồng cây Thị

350 0,50 - 350
K22 Kênh tiêu
Xóm Hạnh Phúc đi
đồng cây Thị
400 0,50 - 400
K23 Kênh tưới +tiêu
Xóm Hạnh Phúc đi
đồng cây Thị
250 0,50 - 250
K24 Kênh tưới Xóm Giữa 115 0,50 - 115
K25 Kênh tưới Xóm Giữa 284 0,50 - 284
K26 Kênh tưới Xóm Giữa 269 0,50 - 269
K27 Kênh tưới Xóm Giữa 181 0,50 - 181
K28 Kênh tưới Xóm Giữa 144 0,50 - 144
K30 Kênh tưới Xóm Hin 329 0,50 - 329
K31 Kênh tưới Xóm Hin 669 0,50 - 669
K32 Kênh tưới Xóm Giữa 237 0,50 - 237
K33 Kênh tưới Xóm Ngoài 86 0,50 - 86
K34 Kênh tưới Xóm Ngoài 58 0,50 - 58
K35 Kênh tưới Xóm Giữa 636 0,50 - 636
K36 Kênh tưới Xóm Giữa 301 0,50 - 301
K37 Kênh tưới Xóm Hin 276 0,50 - 276
K38 Kênh tưới Xóm Hin 331 0,50 - 331
K39 Kênh tưới Xóm Giữa 532 0,50 - 532
K42 Kênh tưới Xóm Giữa 263 0,50 - 263
Kênh tưới Xóm Thi Đua 820 820
Kênh tưới Xóm Kiều Chính 1663 1663
Kênh tưới Xóm Núi 630 630
Kênh tưới Xóm Giữa 300 300
Kênh tưới Xóm Hòa Bình 520 520

Kênh tưới Xóm Đoàn Kêt 775 775
Kênh tưới Xóm Hạnh Phúc 1178 1178
Kênh tưới Xóm Ngoài 1760 1760
Kênh tưới Xóm Tân Sơn8 306 306
Kênh tưới Xóm Quang Trung 440 440
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 18
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
Tổng cộng 29.403 10492 18911
1.5.3. Cấp điện
- Trên địa bàn xã có 6 trạm biến áp cần nâng cấp để nâng cao chất lượng phục vụ
điện cho người dân. Ngoai ra còn có trạm biến áp 35KV ở xóm Kiều Chính phân phối
điện cho toàn huyện
- Đường dây hạ thế: tổng chiều dài là 38,9 km; cần nâng cấp 26,5 km và làm mới 12,4km.
- Hiện tại ngành điện đã trực tiếp quản lý điện đến từng hộ gia đình, đến nay 100%
hộ dân đã có điện
Bảng7: Hiện trạng hệ thống điện của xã
TT Tên trạm Địa điểm Hiện trạng
1 Trạm 1 Xóm Hòa Bình Công suất 180KVA
2 Trạm 2 Trạm Hạnh Phúc Công suất 180KVA
3 Trạm 3 Kiều chính 1 Công suất 100KVA
4 Trạm 4 Kiều Chính 2 Công suất 180KVA
5 Trạm 5 Trạm Xuân La Công suất 180KVA
6 Trạm 6 Trạm La Ka ở Tân Sơn8 Công suất 180KVA
- Số hộ sử dụng điện thường xuyên với tỷ lệ 100%. Thời gian cấp điện là 24/24 giờ đảm
bảo nhu cầu sinh hoạt cho người dân. Giá bán điện theo quy định của Chính phủ.
1.5.4. Cấp nước
Hiện tại xã có 1225 hộ trong khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh chiếm tỷ lệ 65%. Chủ yếu nguồn nước cung cấp là nguồn nước ngầm độ sâu từ 7-
10m đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn
uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trong toàn xã.

Đang thực hiện xây dựng trạm cấp nước tại xóm Hòa Bình, với diện tích đất 0,17
ha, đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao đất năm 2011.
1.5.5. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang
a. Thoát nước thải :
- Toàn xã đang sử dụng mương thoát nước thải chung với nước mưa. Nước thải
được thoát ra những điểm trũng, chủ yếu là thoát ra mương rãnh đổ ra suối.
- Hệ thống thoát nước là rãnh xây dọc trục tuyến đường trung tâm.
- Số hộ có Biogas là 64 hộ.
- Công trình vệ sinh: Số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 1135 hộ
b. Thu gom chất thải rắn:
- Trên địa bàn xã chưa có đơn vị nào thu gom.
Rác thải sinh hoạt của người dân và rác thải từ khu vực chợ hầu hết là do dân tự xử
lý bằng cách chôn lấp quanh vườn nhà và đổ ra những khu vực trũng gây mất vệ sinh tại
một số khu vực.
c. Rác thải: chưa có điểm thu gom tập trung, các hộ dân tự xử lý (chôn lấp).
d. Nghĩa trang, nghĩa địa
Trên địa bàn xã chưa có nghĩa trang nhân dân tập trung, hiện có 12 nghĩa địa phân
bố tại các xóm trên địa bàn xã
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 19
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
Bảng8 : Hiện trạng nghĩa địa trong xã
STT Nghĩa địa Thôn Diện tích(m
2
)
1 Kiều Chính Kiều Chính 3800 m
2
2 Thi Đua Thi Đua 400 m
2
3 Quang Trung Quang Trung 700 m
2

4 Hòa Bình Hòa Bình 240 m
2
5 Thắng Lợi Thắng Lợi 400m
2
6 Đoàn Kết Đoàn Kết 300 m
2
8 Tân Sơn 8 Tân Sơn 8 500 m
2
9 Tân Sơn 9 Tân Sơn 9 500 m
2
10 X. Núi X. Núi 1200 m
2
11 X. Giữa X. Giữa 850 m
2
12 X. Ngoài X. Ngoài 2000 m
2
13 X. Hin X. Hin 1172 m
2
e. Hiện trạng môi trường
Môi trường và quản lý môi trường trên địa xã còn bất cập và hạn chế, cơ sở vật
chất, hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn thiếu thốn, vốn đầu tư của nhà nước cho địa phương
còn hạn chế, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn thấp, thuần nông. Khả năng
tính toán và đầu tư vốn trong sản xuất còn chưa khai thác hết tiềm năng của địa phương.
1.6. Phân tích, đánh giá việc thực hiện các quy hoạch, dự án đã có
UBND xã đã triển khai được các dự án như: dự án xây dựng phòng học trường
THCS trị giá 2,5 tỷ đồng do ngân hàng công thương tài trợ, đồng thời tiếp tục xúc tiến
các thủ tục đầu tư các công trình đường giao thông, chợ Cầu Mây, chống xuống cấp Đình
Phương Độ.
Đã quy hoạch đoạn đường từ trường Tiểu học đến xóm Giữa dài 935m đã bê tông
rộng 3m lề mỗi bên 0,5m

Đang quy hoạch đường từ xóm Giữa đi xóm Núi mặt rộng 3m, dài 702m
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đã đạt được nhiều thành
tựu cơ bản trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Các ngành công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ đang dần chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngành nông nghiệp. Đây
là yếu tố rất quan trọng đưa Xuân Phương tiến tới một nền kinh tế hiện đại, vừa tăng giá
trị thu nhập, vừa nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
1.7. Đánh giá hiện trạng mức độ đạt được nông thôn mới theo 19 tiêu chí
Bộ Tiêu chí Quốc Gia về Nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
16/4/2009 là căn cứ để xây dựng nội dung chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể:
- Nhóm tiêu chí về quy hoạch;
- Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội;
- Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất;
- Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường;
- Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị.
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 20
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
Theo đó đánh giá tổng hợp hiện trạng của xã theo các tiêu chí về nông thôn mới liên
quan đến lĩnh vực xây dựng như sau:
Bảng 9: Đánh giá tiêu chí nông thôn mới của xã
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu
Chuẩn
Quốc gia
(Vùng
TDMN
phía Bắc)
Hiện
trạng


Xuân
Phương
(2010)
I Quy hoạch Chưa đạt
1.1 Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu
cho phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá,
công nghiệp, TTCN, dịch vụ.
Đạt Chưa đạt
1
Quy hoạch và
thực hiện QH
1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
môi trường theo chuẩn mới.
Đạt Chưa đạt
1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và
chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng
văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp.
Đạt Chưa đạt
II Hạ tầng kinh tế xã hội
2
2
Giao thông
Chưa đạt
2.1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa
hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật
của Bộ GTVT
100%
Chưa đạt
(44,83%)
2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng

hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
50%
Chưa đạt
(26,23%)
2.3 Tỷ lệ km đường trục nội đồng được cứng
hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện
50%
Chưa đạt
(19,74%)
3
3
3
Thuỷ lợi
Chưa đạt
3.1 Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản
xuất và dân sinh.
Đạt
Chưa đạt
3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được
kiên cố hoá.
50%
Chưa đạt
(35,68%)
4
4
Điện
Đạt
4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của
ngành điện.
Đạt Đạt

4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn
từ các nguồn.
95% 100%
5
Trường học
Chưa đạt
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo,
tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc
gia.
70% Chưa đạt
6
6
Cơ sở vật chất
VH
Chưa đạt
6.1 Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn
của bộ VH-TT-DL.
Đạt Chưa đạt
6.2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá và khu thể thao
thôn đạt quy định của bộ VH-TT-DL.
100% Chưa đạt
7
Chợ nông thôn
Chưa đạt
Chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng. Đạt Chưa đạt
8
Bưu điện
Đạt
8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Đạt Đạt
8.2 Có Internet đến thôn. Đạt Đạt

ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 21
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu
Chuẩn
Quốc gia
(Vùng
TDMN
phía Bắc)
Hiện
trạng

Xuân
Phương
(2010)
9
9
Nhà ở dân cư
Chưa đạt
9.1 Nhà tạm, nhà dột nát. Không
Chưa đạt
(103 nhà)
9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn bộ XD. 75% Chưa đạt
III Kinh tế và tổ chức sản xuất
1
10
Thu nhập
Chưa đạt
Thu nhập bình quân người/năm so với mức bình
quân chung của tỉnh

1,2 lần Chưa đạt
1
11
Hộ nghèo
Chưa đạt
Tỷ lệ hộ nghèo 10%
Chưa đạt
(21,98%)
1
12
Cơ cấu lao động
Chưa đạt
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các
lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp
45% Chưa đạt
1
13
Hình thức tổ
chức sản xuất
Chưa Đạt
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu
quả
Có Chưa Đạt
IV Văn hoá - xã hội và môi trường
1
14
Giáo dục
Chưa đạt
14.1 Phổ cập giáo dục trung học Đạt Đạt
14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp

tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học
nghề).
70% Đạt (100% )
14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo >20%
Chưa đạt
(16%)
1
15
Y tế
Đạt
15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo
hiểm y tế.
20% 52%
15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia Đạt Đạt
1
16
Văn hoá
Chưa đạt
Xã có từ 70% các thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn
làng văn hoá theo quy định của Bộ VH-TT-DL.
Đạt Chưa đạt
1
17
Môi trường
Chưa đạt
17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ
sinh theo quy chuẩn quốc gia.
70% 65%
17.2 Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi
trường

Đạt Chưa đạt
17.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi
trường và có các hoạt động phát triển môi trường
xanh, sạch, đẹp.
Đạt Chưa đạt
17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch Đạt Chưa đạt
17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý
theo quy định
Đạt Chưa đạt
V Hệ thống chính trị
Đạt
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 22
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu
Chuẩn
Quốc gia
(Vùng
TDMN
phía Bắc)
Hiện
trạng

Xuân
Phương
(2010)
18.1 Cán bộ xã đạt chuẩn Đạt Đạt
18.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chínnh Đạt Đạt
18.3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn
trong sạch, vững mạnh

Đạt Đạt
18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều
đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
Đạt Đạt
1
An ninh trật tự
Đạt
An ninh trật tự xã hội được giữ vững Đạt Đạt
* Đánh giá chung:
- Có 5 tiêu chí đạt là: tiêu chí số 4, 8 , 15, 18 và 19.
- Có 14 tiêu chí chưa đạt là: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 16 và 17.
1.8. Đánh giá tổng hợp hiện trạng
1.8.1. Thuận lợi
Xã Xuân Phương có vị trí địa lý, địa hình tương đối bằng phẳng, có đường QL37
chạy qua, thuận lợi cho phát triển thương mại dịch vụ. Trong những năm qua, xã Xuân
Phương đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao
thông, thuỷ lợi, điện, trường học, thương nghiệp dịch vụ, văn hoá, thể thao đã được hình
thành và phát triển mạnh, giao thương hàng hoá trên địa bàn xã diễn ra với xu thế đô thị
hoá nhanh.
- Khí hậu và đất đai phù hợp với việc phát triển nông nghiệp nhất là cây lúa nước,
và các cây màu ngắn ngày như: ngô đông, lạc, đậu tương.
- Xã có nguồn lao động dồi dào; có đội ngũ cán bộ trẻ có kinh nghiệm trong quản lý
và điều hành, được đào tạo cơ bản, có trình độ, nhiệt huyết, đáp ứng được yêu cầu hiện
tại cũng như tương lai.
- Các công trình xây dựng cơ bản như: trụ sở ủy ban nhân dân xã, trạm y tế, trường
học, được xây dựng khá khang trang, sạch đẹp.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ - Chính quyền, cán bộ và nhân dân đoàn kết, thống
nhất, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức tăng gia sản xuất, làm cho đời sống của
nhân dân ngày một nâng lên.
- Ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có những chuyển biến tích cực, chuyển dịch cơ

cấu kinh tế khá. Hiện tại, đã bước đầu chú ý đến sản xuất lương thực, chăn nuôi và trồng
trọt theo hướng hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá, các ngành nghề đang trên đà
phát triển.
1.8.2. Hạn chế
- Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ, ngành
công nghiệp - xây dựng cơ bản vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, sản xuất mang nặng tính chất nông
nghiệp, tự cung tự cấp. Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ phát triển
với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự thu hút thị trường.
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 23
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, năng suất thấp.
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn thấp, thuần nông. Khả năng
tính toán và đầu tư vốn trong sản xuất còn chưa khai thác được hết tiềm năng của địa phương.
- Giao thông tuy đầy đủ nhưng chất lượng kém, đường thôn, xóm chủ yếu là đường
đất nên gây nhiều khó khăn trong việc đi lại cũng như sản xuất, sinh hoạt của nhân dân,
nhất là vào mùa mưa.
- Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, sử dụng đất chưa có quy hoạch.
- Sự phối hợp giữa các khối đoàn thể và các ban ngành chuyên môn chưa chặt chẽ
gây nên sự chồng chéo, bất cập trong công tác quản lý.
- Khí hậu, thời tiết của xã tiềm ẩn nhiều hiện tượng bất lợi như mưa lớn dài ngày
gây lũ quét, khô hạn vào mùa khô gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất của
nhân dân và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường chung của toàn xã.
Với những mặt thuận lợi và hạn chế như trên, trong tương lai nếu được sự quan tâm
đúng mức, quy hoạch phân bổ đất đai, sắp xếp dân cư hợp lý, khoa học sẽ giảm bớt khó
khăn, đồng thời phát huy được những nguồn lực, khai thác tiềm năng đất đai, lao động để
góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đi lên, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Để phát huy được thế mạnh của xã về nông, lâm nghiệp, cần thiết phải dựa vào khả
năng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng trên diện tích đất canh tác
nông nghiệp, đồng thời mở thêm những hướng sản xuất mới trên cơ sở diện tích đất hiện
có như phát triển chăn nuôi, trồng rừng sản xuất, cây ăn quả, mở rộng diện tích đất canh

tác thông qua cải tạo, đưa diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông nghiệp
vào sử dụng.
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 24
Thuyết minh QH xây dựng nông thôn mới xã Xuân Phương - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
CHƯƠNG II. CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VỀ NÔNG THÔN MỚI
2.1. Dự báo các công trình dự án của huyện tỉnh
- Phát triển làng nghề TTCN truyền thống trên địa bàn , cụ thể là làng nghề đồ mộc
mỹ nghệ ở xóm Tân Sơn.
- Phát triển các cơ sở gạch nung với quy mô hợp lý, công nghệ sản xuất tiên tiến
- Dự kiến quy hoạch chợ đầu mối nông sản Cầu Mây phục vụ nhu cầu trao đổi buôn
bán của các xã lân cận.
2.2. Dự báo dân số - lao động
- Dự báo dân số lao động:
Căn cứ dự báo phát triển dân số:
+ Chủ trương của Đảng xây dựng mô hình nông thôn mới, đầu tư phát triển hạ tầng
kinh tế- xã hội, văn hóa giáo dục đào tạo… nâng cao năng suất nông nghiệp, đầu tư phát
triển TTCN giải quyết lao động tại chỗ.
+ Dự báo dân số: Qua công thức dự báo: P
t
= P
1
x (1+n)
t
Trong đó:
- P
t
là số dân dự báo năm
- P
1
là số dân hiện trạng năm dự báo

- n là tỷ lệ tăng trưởng dân số (bao gồm tăng tự nhiên hay tăng cơ học) = 1%
- t là số năm dự báo
Dân số năm 2010 của xã Xuân Phương: 8027 nhân khẩu
Dân số năm 2015 của xã Xuân Phương: 8436 nhân khẩu
Dân số năm 2020 của xã Xuân Phương: 8867 nhân khẩu
- Dự báo lao động:
Tổng dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2020 khoảng: 5320 người, chiếm
60,3% so với dân số.
Bảng 10 : Dự báo cơ cấu lao động của xã
TT Hạng mục
Hiện trạng
2010
Dự báo
Đến năm 2015 Đến năm 2020
I Dân số trong tuổi LĐ 4323 4639 5320
- Tỷ lệ % so dân số 53,86 55,43 60,3
II
Tổng LĐ làm việc trong các
ngành kinh tế
4323 4639 5320
- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi 100 100 100
Phân theo ngành:
2.1 LĐ nông nghiệp, thuỷ sản 1989 1995 2128
- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 46 43 40
2.2 LĐ CN, TTCN, XD 1254 1438 1756
- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 29 31 33
2.3 LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN 1081 1206 1436
- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 25 26 27
2.3. Dự báo các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội đạt được đến năm 2020
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân đạt > 15%

- Thu nhập bình quân theo đầu người/năm >= 1,2 lần thu nhập bình quân chung của tỉnh
ĐVTH: Trung tâm thủy lợi đồng bằng bắc bộ 25

×