Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

slide bài giảng môn kinh tế vùng - chương 1 giới thiệu môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 31 trang )

4/14/2011
1
Giảng viên: PGS.TS. Lê Thu Hoa
E-mail: ;

Tel. 04 35651971; Mob: 0913043585
Kinh tế Vùng
Giới thiệu môn học
TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ môn Kinh tế và Quản lý Môi trường, Tập bài giảng về
Kinh tế Vùng (1999)
2. Lê Thu Hoa, Kinh tế Vùng ở Việt Nam: Từ lý luận đến
thực tiễn, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, (2007)
3. Lê Bá Thảo, Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lý,
NXB Thế Giới (2001)
4. Ngô Doãn Vịnh, Nghiên cứu chiến lược qui hoạch
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: học hỏi và
sáng tạo, NXB Chính trị Quốc gia (2003)
4/14/2011
2
TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO
5. Trương Mạnh Tiến (Chủ biên), Môi trường và quy
hoạch tổng thể theo hướng phát triển bền vững: Một
số cơ sở lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia
(2002)
6. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IX (2001), lần X
(2006), lần XI (2011), NXB Chính trị Quốc gia
7. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (chủ biên) (2010),
Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế
trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông


TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO
Tiếng Anh
1. Harry W.Richardson, Regional Economics (1978)
2. Marion Temple, Regional Economics (1994), Oxford
Univ.
3. John P. Blair, Urban and Regional Economics (1991)
4. Phillip Mc Cann, Urban and Regional Economics
(2001)
5. J.Schofield, CBA in Urban & Regional Planning
(1995), Univ. of Victoria, British Columbia.
6. Benjamin Higgins & Donald J. Savoie, Regional
Development: Theories and Their Application (1997),
Transaction Publisher, New Jersey, USA.
4/14/2011
3
Giảng viên: PGS.TS. Lê Thu Hoa
E-mail: ;

Tel. 04 35651971; Mob: 0913043585
Chương I
Đối tượng, nội dung và
phương pháp nghiên
cứu môn học
SX cái gì???
Nền Kinh tế
Ngành Lãnh thổ
Tính cơ cấu
SX ở đâu???
Nông
nghiệp

Công
nghiệp
Dịch
vụ
Vùng
kinh tế -
xã hội
Vùng động
lực và các
lãnh thổ
khác
Vùng
Hành
chính
I. Đối tượng nghiên cứu: Vùng/ lãnh thổ
4/14/2011
4
Đối tượng nghiên cứu: Vùng/ lãnh thổ
à Các hoạt động kinh tế của con người được thể hiện
dưới hình thức không gian bằng các hệ thống lãnh
thổ/ vùng kinh tế rất đa dạng
- Lãnh thổ (territory) là một bộ phận của bề mặt trái đất (tức
là một không gian địa lý xác định) thuộc quyền sở hữu
của một quốc gia nhất định; Lãnh thổ có thể là một quốc
gia hoặc những phần nhỏ hơn thuộc phạm vi quốc gia
- Vùng (region) là 1 lãnh thổ xác định, thuộc quyền sở
hữu của 1 quốc gia, có cơ cấu khá phức tạp và tổng
hợp, có thể hoạt động một cách độc lập (tương đối, vì
trong hầu hết các trường hợp thực tế, các vùng luôn có
mối quan hệ chặt chẽ & mạnh mẽ với các vùng/ khu vực

còn lại của nền kinh tế)
Địa phương
Vùng
Quốc gia
Liên k.vực
/liên q.gia
Thế
giới
Vị trí của vùng trong thang bậc không gian/ lãnh thổ
Liên hệ với hệ thống
vùng của Việt Nam
- 6 vùng kinh tế lớn
- 63 vùng kinh tế -
hành chính cấp 1
4/14/2011
5
Các Vùng ở Việt Nam
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang,
Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái.
2. Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố:
Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình,
Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Quảng Ninh.
3. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, gồm
14 tỉnh, thành phố: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Các Vùng ở Việt Nam
4. Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
5. Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố: Hồ Chí
Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu.
6. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành
phố: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên
Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu
Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
4/14/2011
6
Đối tượng nghiên cứu: Vùng/ lãnh thổ
Phân biệt Vùng với các khái niệm khác
Ø Vùng (Region) khái niệm mang tính đa chiều
Ø Khu vực/ vùng (Area): một thuật ngữ chung để chỉ bất
cứ bộ phận nào của không gian hai chiều
- Vùng thị trường (market area)
- Vùng lân cận (surrounding area)
Ø Miền/ đới/ vùng (Zone): một khái niệm xuất phát từ kỹ
thuật để chỉ một vành đai theo vĩ độ của trái đất (như
miền nhiệt đới, vùng ôn đới ); Zone cũng được dùng để
chỉ một khu vực (thường không lớn lắm) có những đặc
điểm khác với các vùng xung quanh nó như Khu công
nghiệp/ chế xuất, khu trung tâm thành phố
II. Nội dung nghiên cứu của Kinh tế Vùng
Kinh tế Vùng (Regional Economics) là môn
khoa học kinh tế, nghiên cứu các hệ thống
lãnh thổ (nội dung, bản chất, các quá trình &
hoạt động kinh tế - xã hội…) nhằm rút ra những

đặc điểm, quy luật hình thành và hoạt động
của chúng để vận dụng vào tổ chức tối ưu
các quá trình và hoạt động theo lãnh thổ
trong thực tiễn
4/14/2011
7
II. Nội dung nghiên cứu của Kinh tế Vùng
à KTV có nguồn gốc từ (hay là sự tiếp cận của) địa lý học
và kinh tế học
Ø Địa lý học (Geography) là sự lý giải (graphy) các vấn đề liên
quan đến các vùng đất (Geo)
Ø Kinh tế học (Economics) nghiên cứu cách thức con người tự tổ
chức để giải quyết các vấn đề cơ bản về các nguồn lực khan
hiếm
à KTV sử dụng các lý thuyết và công cụ phân tích kinh tế
để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về vùng/ hệ
thống vùng (nghiên cứu và giải quyết các vấn đề lãnh
thổ từ quan điểm của nhà kinh tế - hay là sự lý giải và đề
xuất giải quyết các nội dung và vấn đề của lãnh thổ bằng
các kiến thức kinh tế) đồng thời bổ sung và làm phong
phú thêm cho các lý thuyết kinh tế truyền thống
II. Nội dung nghiên cứu của Kinh tế Vùng
à KTV nghiên cứu các khía cạnh kinh tế của các lãnh thổ
(tức là nghiên cứu các hoạt động và sự phát triển kinh tế gắn
liền với các điều kiện thực tiễn của vùng và các hoạt động xã
hội của vùng, các mối quan hệ Kinh tế liên vùng) à đúc rút
các kinh nghiệm, các quy luật hình thành và phát triển của
các vùng/ hệ thống vùng
à KTV xem xét các ảnh hưởng của các yếu tố không gian/
khoảng cách (space), mật độ (density) và sự phân chia

(division) tới các khái niệm kinh tế cơ bản như cung, cầu,
hành vi của người sản xuất, người tiêu dùng, lợi ích, chi phí,
lợi nhuận, tăng trưởng và phát triển vùng… à các khái niệm
kinh tế quen thuộc sẽ được xem xét lại trong một bối cảnh
không gian à hình thành các mô hình lý thuyết mới, bổ sung
và làm phong phú thêm cho các lý thuyết kinh tế truyền thống
4/14/2011
8
II. Nội dung nghiên cứu của Kinh tế Vùng
à KTV giúp trả lời những câu hỏi như:
p Có bao nhiêu vùng trong phạm vi nền kinh tế? Tại sao? Vị trí vai trò
của mỗi vùng đối với toàn bộ nền kinh tế như thế nào? Mối quan hệ
giữa các vùng ra sao???
p Cơ cấu kinh tế của một vùng? Trong cơ cấu đó, lĩnh vực (sector) nào
là quan trọng nhất? Các hoạt động kinh tế của vùng chỉ tập trung vào
một lĩnh vực đó hay “trải rộng” ra các lĩnh vực khác?
p Trong lĩnh vực được cho là quan trọng nhất, có ngành nào được
đánh giá là có ưu thế hơn các ngành khác hay các ngành đều như
nhau?
p Tại sao vùng có cơ cấu kinh tế như vậy? Cơ cấu đó ảnh hưởng như
thế nào đến tăng trưởng và phát triển vùng?
p Cơ cấu ngành & lãnh thổ như vậy đã hiệu quả chưa (Max NSB cho
từng vùng và tổng thể các vùng)? Có thể có những tác động như thế
nào để cải thiện tính hiệu quả??? Kết hợp giữa tính hiệu quả và tính
công bằng trong phát triển vùng???
II. Nội dung nghiên cứu của Kinh tế Vùng
à Kinh tế vùng là một môn khoa học tổng hợp cao, mang
tính liên ngành, nghiên cứu những vấn đề lý luận -
phương pháp luận và phương pháp tương đối rộng lớn
và phức tạp của thực tiễn phát triển các vùng, các không

gian kinh tế
à Nội dung nghiên cứu của KTV ở Việt Nam hiện nay:
n Tập trung nhiều vào các vấn đề ứng dụng và chính
sách
n Cụ thể, xem “Kinh tế Vùng ở Việt Nam: từ lý luận đến
thực tiễn”
4/14/2011
9
III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
1. Quan điểm tiếp cận hệ thống và tổng hợp
Ø Vùng là một hệ thống do nhiều phần tử cấu thành
Ø Các phân tử cấu thành vùng có bản chất, có chức năng khác
nhau, hình thành và hoạt động theo các quy luật khác nhau
nhưng giữa chúng có quan hệ tương tác chặt chẽ tạo thành
một hệ thống có sự phụ thuộc lẫn nhau và sự thay đổi của 1
yếu tố, 1 phần tử sẽ tạo ra các tác động tới các yếu tố, phần
tử khác.
Ø Đồng thời mỗi vùng cũng là 1 bộ phận trong toàn hệ thống
kinh tế lãnh thổ mà giữa các bộ phận lãnh thổ này cũng có
quan hệ tác động lẫn nhau. (Mỗi vùng như là một mắt xích
trong toàn bộ sợi dây xích của nền kinh tế)
à
Nghiên cứu, lý giải và giải quyết các vấn đề của vùng trong
mối quan hệ tổng thể (rứt dây động rừng…)
III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
2. Quan điểm động và lịch sử
Ø Sự hình thành và phát triển của vùng nói riêng, hệ thống
lãnh thổ nói chung là 1 quá trình lịch sử và luôn luôn có

sự vận động và phát triển à vùng và hệ thống vùng
không phải là những yếu tố nhất thành bất biến
Ø Sự phát triển của vùng mang tính kế thừa. Kết quả của
quá trình phát triển trong lịch sử là hiện trạng phát triển
của vùng ở hiện tại. Hiện tại của vùng là cơ sở, căn cứ
cho phát triển trong tương lai của vùng
à Lý giải nguyên nhân lịch sử của quá trình phát triển, xem
xét vấn đề trong một khoảng thời gian đủ dài để đánh
giá đúng xu hướng;
à Đề xuất các giải pháp có tính định hướng & kế thừa
4/14/2011
10
3. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Ø Xuất phát từ quan điểm hệ thống và tổng hợp
Ø Trong quá trình nghiên cứu vùng/ hệ thống vùng cũng
như đề xuất các giải pháp phát triển cho vùng/ hệ thống
vùng, cần phân tích mối liên hệ đa dạng, đa chiều bên
trong và bên ngoài vùng (hệ thống mở & phức tạp).
Ø Phương pháp này đòi hỏi sử dụng nhiều số liệu, tài liệu
về đối tượng nghiên cứu đã được thu thập, lưu trữ và
cập nhật tại các cơ quan, tổ chức khác nhau (số liệu thứ
cấp), kết hợp với số liệu thu thập thêm trên thực địa (số
liệu sơ cấp)
III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
3. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Một số kỹ thuật phục vụ phân tích
à Lập luận, diễn giải, so sánh
à Xây dựng sơ đồ mạng lưới các mối quan hệ
à Phân tích SWOT

III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
4/14/2011
11
III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
3. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Sơ đồ mạng lưới
q Được sử dụng trong KTV để minh họa:
n Các ảnh hưởng của một quyết định được đề xuất đến
các quyết định sau đó và các tác động nổi bật đến các
phát triển khác, hoặc
n Sự diễn tiến theo trình tự từ các tác động trực tiếp
trước mắt cho đến các tác động gián tiếp hoặc lâu dài
hoặc tác động đến trễ hơn (mạng lưới tác động).
Hạn chế
p Không minh họa về pham vi không gian hoặc thời gian
của các tác động
p Có thể trở nên rất phức tạp
Ví dụ về sơ đồ mạng lưới
Tác động của việc mở rộng kênh đến chất lượng nước (EC 1999)
4/14/2011
12
3. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích SWOT:
Nêu bật những vấn đề cốt lõi bên trong (điểm mạnh & điểm
yếu) và bên ngoài (cơ hội và nguy cơ) cần được xem xét
trong quá trình đánh giá và xây dựng chiến lược/ quy
hoạch/ kế hoạch phát triển vùng
p Strengths: Điểm mạnh (yếu tố nội tại)

Ví dụ: vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên, dân cư
đông, lao động dồi dào và có truyền thống cần cù….
p Weakness: Điểm yếu (yếu tố nội tại)
Ví dụ: xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế
lạc hậu, hạ tầng chưa phát triển, trình độ lao động chưa
cao…
III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
3. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích SWOT:
p Opportunities: Các cơ hội (yếu tố bên ngoài không thể
kiểm soát được, có thể là những đòn bẩy tiềm năng
mang lại cho vùng cơ hội phát triển)
Ví dụ: bối cảnh hội nhập, khả năng học hỏi kinh nghiệm,
thu hút vốn đầu tư bên ngoài….
p Threats: Các thách thức/ đe dọa (yếu tố bên ngoài, có
thể gây ra tác động tiêu cực cho phát triển vùng)
Ví dụ: cạnh tranh giữa các nước/ vùng trong thu hút đầu
tư, yêu cầu hội nhập (hạ thuế, chống bảo hộ, tăng
cường rào cản kỹ thuật…)
III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
4/14/2011
13
3. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Thực hiện SWOT như thế nào?
p Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT
p Trong mỗi ô, nhìn nhận và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng,
càng rõ ràng càng tốt
p Sử dụng phương pháp làm việc nhóm hoặc phương pháp chuyên gia

III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
Tích cực Tiêu cực
Những vấn đề
hiện tại & bên trong
Những điểm mạnh
(Strengths)
Những điểm yếu
(Weaknesses)
Những vấn đề
tương lai & bên ngoài
Những cơ hội
(Opportunities)
Những nguy cơ
(Threats)
Những điểm mạnh chủ yếu của SWOT
p Giảm được số lượng lớn công việc vì chỉ cần tập trung vào việc
tổng quan những vấn đề cốt lõi cần xem xét trong quá trình xây
dựng chiến lược/ quy hoạch/ kế hoạch phát triển hoặc trong
việc đánh giá
p Là một phương pháp hữu ích để nắm bắt các quan điểm khác
nhau về hiện trạng và tương lai
p Chỉ bị phụ thuộc vào kiến thức và trình độ chuyên sâu riêng của
các chuyên gia tham gia – ít đòi hỏi đến sự cung cấp các dữ
liệu
p Có thể được thực hiện bằng việc đánh giá nhanh của một
người hoặc bằng một quá trình đánh giá nhanh liên quan tới
nhiều bên khác nhau
p Có khả năng phân tích được những điều chưa chắc chắn
p Có tính minh bạch cao

4/14/2011
14
Những hạn chế chủ yếu của SWOT
p SWOT có xu hướng dẫn đến làm quá đơn giản tình
hình
p Việc trình bày một cách đơn giản về các điểm mạnh
và điểm yếu sẽ không lý giải được rằng tại sao lại
có những điểm mạnh và điểm yếu đó (nguyên nhân
gốc rễ) và liệu có hay không có các mối liên kết
giữa chúng
III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
4. Các phương pháp dự báo:
p Xuất phát từ quan điểm động và lịch sử
p Phân tích xu hướng phát triển đã diễn ra trong lịch sử để
đánh giá đúng hơn hiện trạng, đồng thời kết hợp để dự báo
xu hướng phát triển trong tương lai
p Các dự báo định lượng được sử dụng ngày càng rộng rãi,
tính thuyết phục cao hơn
p Dự báo định lượng: phân tích các chuỗi số liệu theo thời
gian và xây dựng các mô hình, hàm mang tính đặc trưng à
xây dựng các kịch bản phát triển cho tương lai
4/14/2011
15
Phương pháp phân tích xu hướng và ngoại suy
p Phân tích xu hướng và ngoại suy giúp diễn giải về các vấn đề
trong phát triển vùng/ hệ thống vùng và các biến đổi xảy ra theo
thời gian
p Các xu hướng cần được phân tích theo một phạm vi thời gian
chính xác. Việc trình bày xu hướng có thể khá đơn giản, ví dụ

bằng một biểu đồ tuyến, hoặc bằng tập hợp các biểu đồ liên kết
các xu hướng phát triển với sự thay đổi về động lực của chúng
p Phương pháp có thể hỗ trợ để dự báo các tác động tương lai vì
một số xu hướng có thể được ngoại suy dựa trên giả thiết rằng xu
hướng này tiếp diễn trong khi động lực không thay đổi
p Tuy nhiên, phải rất cẩn trọng trong trường hợp ngoại suy một cách
quá đơn giản mà không cân nhắc đến sự biến hoá của các xu
hướng trong trường hợp có các động lực khác nhau; các xu
hướng đó có thể đổi chiều hoặc có thể dẫn tới một điểm bị gấp
khúc
Ví dụ: Xu hướng phát thải khí CO
2
của
giao thông đô thị (APTA, 2008)
30
4/14/2011
16
Ví dụ đơn giản về phân tích xu hướng
(EC 1999)
Sử dụng kịch bản
p Kịch bản là sự mô tả một cách có thể chấp
nhận được về tình hình có thể xảy ra trong
tương lai trên cơ sở giả định cái gì, nếu
p Kịch bản không phải là sự dự đoán về tương lai
mà chỉ là sự phác hoạ về tình hình có thể xảy
ra trong tương lai được phản ánh từ các hoạt
động phát triển hiện tại và tương lai.
4/14/2011
17
Sử dụng kịch bản

Xây dựng kịch bản là việc cân nhắc đến những động
lực chủ yếu và những vấn đề còn chưa chắc chắn có
ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai
Xây dựng kịch bản tập trung vào những câu hỏi sau đây:
n Cái gì là những động lực chủ yếu?
n Cái gì là những vấn đề còn chưa chắc chắn chủ
yếu?
n Cái gì là những vấn đề không thể tránh được (đưa ra
những động lực cụ thể)?
n Cái gì sẽ xảy ra (nếu những vấn đề còn chưa chắc
chắn trở thành hiện thực)?
Sử dụng kịch bản
Luôn luôn phải:
1. Mô tả tình trạng vùng lúc ban đầu
2. Mô tả những động lực và những thay đổi mà có thể xác
định được tình trạng vùng trong tương lai
3. Xác định những vấn đề còn chưa chắc chắn mà có thể
dẫn đến sự thay đổi khác của vùng/ hệ thống vùng
trong tương lai
4. Phác hoạ những tình hình có thể xảy ra trong tương lai
4/14/2011
18
Các loại kịch bản
p Kịch bản dự báo;
p Kịch bản hồi cứu;
p Kịch bản định tính;
p Kịch bản định lượng.
Kịch bản dự báo
p Bắt đầu bằng tình trạng hiện tại và sau đó xem xét đến các phương
án phát triển trong tương lai trên cơ sở một số giả định cụ thể

Các thành tố trong kịch bản theo trục thời gian
Quá khứ
Hiện tại Tương lai
Hướng xảy ra trong tương lai
Hình ảnh của tương lai
Hình ảnh của tương lai
Hình ảnh của tương lai
4/14/2011
19
Kịch bản hồi cứu
p Bắt đầu bằng một tầm nhìn của tương lai (lạc quan, bi quan, trung
hoà, ý nghĩ mong muốn, v.v ) và sau đó phân tích các biện pháp
chiến lược khác nhau để đạt được tình trạng đó.
Quá khứ Hiện tại
A
B
C
Tương lai ở một mốc
được xác định trước
Tương lai mong muốn
A, B, C – biện pháp chiến lược có thể có
Kịch bản định tính (dạng văn mô tả)
p Hoàn toàn được trình bày dưới dạng văn mô tả
p Dễ hiểu và có thể miêu tả được quan điểm của các bên
liên quan khác nhau
p Là cách dễ hơn để liên tưởng tới tương lai (so với cách
mà phải dùng đến các con số, các bảng biểu, v.v )
p Thường những giả định đưa ra là không rõ ràng và
không thoả mãn được nhu cầu thông tin bằng những
con số

4/14/2011
20
Kịch bản định lượng (mô hình toán)
p Thường dựa trên các mô hình;
p Các giả thiết đưa ra là rõ ràng hơn (thông qua các biến
số và các phương trình);
p Khó hiểu hơn đối với những người không có chuyên
môn;
p Thông tin bằng các con số có thể bị hiểu nhầm và từ đó
kịch bản sẽ sai nếu sử dụng để dự báo;
p Thường được sử dụng cho những vấn đề cụ thể (ví dụ:
tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số, sự biến đổi khí
hậu)
5. Các phương pháp phân tích không gian: Bản đồ và
Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
q Mô tả trực quan sự phân bố theo không gian của các
vấn đề và tác động liên quan
p Được thực hiện thông qua việc xây dựng các bản đồ với
các lớp thông tin khác nhau liên quan đến lãnh thổ và
đối tượng nghiên cứu; Những bản đồ này có thể chồng
chập lên nhau
p Các phương pháp phân tích không gian có thể dựa trên
cơ sở xây dựng các bản đồ trên giấy trong suốt (giấy
can) theo phương pháp thủ công (vẽ bản đồ chồng
chập) hoặc xây dựng và xử lý các bản đồ điện tử (Hệ
thống thông tin địa lý, GIS).
III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
4/14/2011
21

Bản đồ chuyên đề
Chồng xếp bản đồ (Map Overlaying)
Các thông tin về đối tượng
nghiên cứu được thể hiện dưới
các lớp bản đồ khác nhau
4/14/2011
22
Ví dụ về phương pháp
phân tích không gian (EC 1999)
Địa điểm có
tầm quan
trọng về
sinh thái
Chất lượng
nước
Các vấn
đề về
cảnh quan
Các hoạt
động phát
triển A (Nhà
máy công
nghiệp)
Các hoạt
động phát
triển B
(Mạng lưới
đường xá)
Chập
các lớp

bản đồ
Bản đồ tổng hợp
Phương pháp Bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý
Ưu điểm
p Hiển thị trực quan nhiều vấn đề khác nhau
p Có thể tính toán định lượng nhiều thông số
p Có chiều thời gian
Hạn chế
p Đòi hỏi kỹ năng GIS của chuyên gia
p Tốn thời gian và kinh phí
p Vấn đề “chất lượng thông tin đầu ra phụ thuộc chất
lượng thông tin đầu vào” nhiều khi bị bỏ qua
III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
4/14/2011
23
6. Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA)
q Là việc đánh giá tất cả các phương án phát triển/ quy hoạch
được đề xuất dựa trên một số tiêu chí và tổng hợp các đánh
giá riêng lẻ thành một đánh giá tổng thể
q Giúp cho lựa chọn các phương án phát triển/ quy hoạch trên
cơ sở đánh giá, so sánh các tiêu chí liên quan khi các tiêu chí
này có đơn vị đo không giống nhau (tiền, kilomet, tấn, m2, số
người )
q Có thể được sử dụng để xác định một phương án tốt nhất,
hoặc xếp thứ tự ưu tiên của các phương án lựa chọn hoặc
đơn giản là để phân biệt những giải pháp có thể chấp nhận
được và không chấp nhận được nhằm giới hạn số lượng các
phương án có thể đưa vào danh sách sơ tuyển cho việc đánh
giá chi tiết hơn về sau này

III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
6. Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA)
p Phổ biến đặc biệt trong quy hoạch vùng, đô thị
p Để thực hiện phương pháp này cần:
1 - xác định các phương án (alternatives),
2 - xác định các tiêu chí để đánh giá và so sánh các phương án
3 - xác định phương pháp xếp hạng các phương án dựa trên
các tiêu chí
à Các tiêu chí có thể định tính (có/ không; tích cực/ tiêu cực)
hoặc định lượng. Tuy vậy, định lượng càng nhiều càng tốt (có
thể dùng phương pháp trọng số hoặc cho điểm)
q Có thể kết hợp với xác định/ ước tính xác suất của các tiêu
chí, tính toán các tỉ số, tính chắc chắn… để đưa ra kết luận về
lựa chọn phương án
III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng
4/14/2011
24
Ví dụ về MCA đối với 3 phương án
Tiêu chí A B C
1 Tạo việc làm 180 460 1435
2 Tạo doanh thu cho địa phương 137 125 1162
3 Cải thiện hạ tầng Có Không Không
4 Thiệt hại môi trường tự nhiên 1200 150 700
5 Đa dạng hoạt động kinh tế Không Có Có
6 Tăng lương cho người lao động 300 304 449
7 Tác động văn hóa – xã hội - + +
8 Chi từ ngân sách địa phương 392 220 100
Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA)

p Phương pháp phân tích đa tiêu chí đòi hỏi:
n Các tiêu chí phải được xác định một cách cẩn thận và
phản ánh được các khía cạnh chính của tất cả các
phương án đề xuất
n Có sự đánh giá về tầm quan trọng/ trọng số tương
đối của các tiêu chí này
n Có sự đánh giá về khả năng thực hiện của mỗi
phương án với tất cả các tiêu chí đặt ra
4/14/2011
25
Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA)
p Phân tích đa tiêu chí – nếu sử dụng không đúng cách –
có thể không hướng tới sự đồng thuận đối với các quyết
định mà lại gây ra nhiều sự tranh cãi;
p Bằng cách trình bày những thông tin định lượng (tập
hợp các điểm số), phân tích đa tiêu chí có thể gây ra ấn
tượng sai lệch về tính chính xác. Điều này đôi khi che
dấu đi một thực tế rằng tất cả các phân tích đa tiêu chí
phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá về giá trị
p Phương pháp phân tích đa tiêu chí có thể dễ bị bóp méo
bởi người sử dụng nó (trường hợp này thường không
hay gặp nhưng có nguy cơ xảy ra)
à
có thể làm giảm
những cuộc thảo luận mang tính định hướng và biến
chúng thành những cuộc tranh luận vô nghĩa về các con
số
7. Phương pháp Phân tích Chi phí – Lợi ích
p Xác định, đánh giá và so sánh các chi phí phải bỏ ra với
những lợi ích nhận được từ việc thực hiện một CQK

p Chi phí và Lợi ích bao gồm:
n Kinh tế - xã hội – môi trường
n Có giá trên thị trường và không có giá trên thị trường (giá mờ)
Ưu điểm
p Đóng góp vào việc xây dựng và so sánh các giải pháp
thay thế khác nhau
p Cho phép so sánh các tác động thuộc loại khó so sánh
Hạn chế
p Tốn kém nguồn lực cho việc đánh giá
p Đánh giá giá trị chi phí/ lợi ích về môi trường chưa đủ cơ
sở khoa học và thực tế
III. Các quan điểm và phương pháp
nghiên cứu Kinh tế Vùng

×