Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

slide bài giảng môn kinh tế vùng - chương 2: khái niệm, bản chất, phân loại và nội dung vùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.1 KB, 23 trang )

4/14/2011
1
Giảng viên: PGS.TS. Lê Thu Hoa
E-mail: ;

Tel. 04 35651971; Mob: 0913043585
Chương II
Khái niệm, bản chất, phân
loại và nội dung vùng
I. Khái niệm Vùng
p Là một lãnh thổ xác định, thuộc quyền sở hữu của một
quốc gia, có vị trí, hình dáng, kích thước, và quy mô
xác định
p Là 1 thực thể khách quan, trong đó tồn tại những yếu
tố tự nhiên, xã hội, kinh tế (là các yếu tố cấu thành
nên vùng)
p Các yếu tố cấu thành vùng không ngừng vận động phát
triển theo các quy luật nhất định
p Các yếu tố cấu thành nên vùng có sự tương đối đồng
nhất bên trong nhưng lại tương đối khác biệt với bên
ngoài à Vùng là 1 bộ phận lãnh thổ đặc thù của đất
nước
4/14/2011
2
Địa phương
Vùng
Quốc gia
Liên k.vực
/liên q.gia
Thế
giới


Vị trí của vùng trong thang bậc không gian/ lãnh thổ
I. Khái niệm Vùng
p Các vùng có liên kết chặt chẽ với nhau chủ yếu thông
qua giao lưu kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, lao động, thông
tin và các mối quan hệ tự nhiên được quy định bới các
quá trình tự nhiên mang tính liên tục như dòng sông,
vùng biển, các tuyến giao thông chạy qua nhiều lãnh thổ
p Vùng có sự thay đổi về số lượng và quy mô theo thời
gian vì sự tồn tại của vùng là khách quan nhưng lại
được chủ quan hoá, tức là được con người phân định
theo nguyên tắc vì con người
4/14/2011
3
I. Khái niệm Vùng
p Vùng là công cụ không thể thiếu trong hoạch định các
chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển của nền kinh tế
quốc gia và là đơn vị để quản lý các quá trình phát triển của
quốc gia trên lãnh thổ (Con người nắm bắt các quy luật của
các quá trình vận động & phát triển và sử dụng những thủ
pháp làm cho vùng phát triển một cách có hiệu quả cao phục
vụ cho các nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của mình)
p Xét một cách tổng thể, mục tiêu tác động của con người vào
hệ thống lãnh thổ (vùng) là bố trí nhằm khai thác, sử dụng
các nguồn lực của các vùng lãnh thổ 1 cách hợp lý nhằm đạt
được sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của mỗi vùng
lãnh thổ trên cơ sở bảo đảm sự cân đối và hài hoà giữa các
vùng trong hệ thống Kinh tế quốc dân (Mục tiêu tối ưu: sử
dụng hợp lý nguồn lực khan hiếm, - Max NSB đối với từng
vùng và toàn bộ hệ thống lãnh thổ của quốc gia)
II. Bản chất của Vùng

Vùng là một hệ thống có các đặc trưng cơ bản sau:
1. Tính phức tạp và tổng hợp trong cơ cấu
2. Tính mở
3. Tính động
4. Tính bất định
5. Tính xác suất
(SV tự nghiên cứu – Bài giảng KTV)
4/14/2011
4
III. Các loại Vùng
Ø Việc phân loại vùng được con người thực hiện bởi ý chí
chủ quan của mình nhưng trên cơ sở nhận thức sự hình
thành và phát triển khách quan của vùng
Ø Tuỳ theo mục đích nghiên cứu cũng như cách tiếp cận
vấn đề mà con người có những phương pháp luận khác
nhau, phương pháp và các tiêu chí khác nhau trong việc
phân chia các vùng lãnh thổ để làm cơ sở cho việc xây
dựng các phương án phát triển vùng sau đó
à Có nhiều cách phân loại và nhiều loại vùng khác nhau
III. Các loại Vùng
3.1. Phân theo bản chất của các quy luật, các quá trình
diễn ra trong vùng
p Vùng tự nhiên: phân theo tiêu chí tự nhiên như các đặc
điểm về khí hậu, đất đai, địa hình, động thực vật, khoáng
sản
p Vùng kinh tế: phân theo tiêu chí kinh tế như nguồn lực
kinh tế, tổng hợp thể kinh tế, tổ chức các ngành/ các
hoạt động, chức năng và năng lực kinh tế
p Vùng xã hội: phân theo tiêu chí xã hội như dân cư, dân
tộc, tôn giáo, mức sống

p Vùng kinh tế - xã hội: được phân chia theo tổng hợp các
yếu tố tự nhiên (nguồn lực) – kinh tế – xã hội
4/14/2011
5
III. Các loại Vùng
3.2. Phân theo quy mô
q Vùng lớn
q Vùng trung bình
q Vùng nhỏ (tiểu vùng)
à Phân vùng theo quy mô thường không có chỉ
tiêu định lượng rõ ràng về diện tích, dân số, quy
mô kinh tế mà phụ thuộc vào từng quốc gia
III. Các loại Vùng
3.3. Phân theo chức năng của vùng
Tùy theo các chức năng/ vai trò của vùng về tự nhiên, kinh
tế - xã hội, môi trường mà chia thành
p Vùng đơn năng (theo chức năng hoạt động chủ yếu của
vùng như vùng đầu nguồn, vùng phòng hộ ven biển,
vùng nông nghiệp, vùng du lịch )
p Vùng đa năng (vùng có nhiều chức năng đa dạng à
phân vùng theo một tổ hợp các tiêu chí về các yếu tố có
tương tác chặt chẽ với nhau như vùng kinh tế – xã hội,
vùng kinh tế – hành chính )
4/14/2011
6
III. Các loại Vùng
3.4. Phân theo tiềm năng phát triển
p Vùng giàu tiềm năng: lãnh thổ hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế - xã hội như điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình
bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, vị trí “đẹp”), tài nguyên thiên nhiên đa

dạng, phong phú, có giá trị lớn; tiềm năng về kinh tế - xã hội (hệ
thống kết cấu hạ tầng phát triển, dân cư & lực lượng lao động, trình
độ lao động cao )
p Vùng nghèo tiềm năng: thường là các lãnh thổ ở xa, điều kiện tự
nhiên không thuận lợi (khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở khó đi
lại…), tài nguyên thiên nhiên ít về số lượng, đơn điệu về chủng loại,
chất lượng không tốt; tiềm năng kinh tế – xã hội hạn chế
Lưu ý tính tương đối và sự thay đổi trong quan niệm về tiềm năng:
đối với nền kinh tế chưa phát triển, TNTN được coi là tiềm năng
quan trọng; đối với nền kinh tế đã phát triển, trình độ lao động, công
nghệ & vốn được coi là tiềm năng quan trọng hơn
III. Các loại Vùng
3.5. Phân theo lịch sử/ thời gian hình thành:
p Vùng mới hình thành
p Vùng đang hình thành
p Vùng đã hình thành lâu đời
4/14/2011
7
III. Các loại Vùng
3.6. Phân theo trình độ phát triển (kinh tế - xã hội):
p Vùng phát triển: thường là những vùng có lịch sử phát
triển khá lâu, tập trung dân cư và các năng lực sản xuất,
trình độ phát triển cao về kinh tế – xã hội, có vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước (các vùng
thuộc ĐBSH, Đông Nam Bộ, một số vùng ven biển miền Trung ,
vùng Seoul của Hàn Quốc, vùng thủ đô Băng Kôc của Thái Lan)
p Vùng chậm phát triển: dân trí thấp, đời sống người dân
còn nhiều khó khăn, các ngành nghề kinh tế kém phát
triển. Còn được gọi là các vùng cần hỗ trợ trong phát
triển → đối tượng để thực thi các chính sách vùng (các

vùng miền núi và trung du, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ )
III. Các loại Vùng
3.7. Phân theo mức độ phát triển
p Vùng năng động: vùng đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ,
các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra rất sôi động, đặc biệt có sự
thu hút của những ngành công nghệ mới, công nghệ cao đòi hỏi sự
tập trung lực lượng lao động có trình độ cao, cũng là những vùng có
vai trò quan trọng với nền kinh tế đất nước (các vùng kinh tế trọng
điểm của Việt Nam, vùng ven biển phía đông của Trung Quốc với
các thành phố lớn như Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn.
Thượng Hải )
p Vùng trì trệ: vùng đã qua thời kỳ phát triển đỉnh cao và bắt đầu có
dấu hiệu suy thoái của các hoạt động kinh tế, một phần là do hậu
quả của quá trình khai thác trước đó làm cho tài nguyên thiên nhiên
của vùng bị cạn kiệt, một phần có thể do sự cạnh tranh của các lãnh
thổ mới (vùng công nghiệp khai thác than nâu Glaxgo của Anh,
vùng công nghiệp hóa chất Rua hay công nghiệp thủy tinh/ dệt may
Linz của Đức)
4/14/2011
8
III. Các loại Vùng
3.8. Phân theo đặc tính của hoạt động phát triển và
hình thái quần cư
p Vùng đô thị: tập trung các ngành sản xuất phi nông
nghiệp, dân cư ở tập trung với số lượng và mật độ lớn,
các yếu tố/ điều kiện phục vụ đời sống người dân như
nhà ở, giao thông, dịch vụ điện nước, vệ sinh môi
trường phát triển
p Vùng nông thôn: hoạt động sản xuất nông nghiệp phổ
biến; Dân cư thưa thớt, phân bố rải rác, trải ra trên diện

tích rộng, tỷ lệ lao động nông nghiệp lớn
III. Các loại Vùng
3.9. Phân theo mục đích hoạch định và thực thi chính
sách
q Là loại vùng hoạt động theo chương trình hoặc là vùng được
quy hoạch cho các mục đích như xóa đói giảm nghèo, trồng
rừng và bảo tồn, vùng nguyên liệu cho công nghiệp, đặc khu
kinh tế, vùng trọng điểm
è Thuận lợi trong áp dụng đồng loạt các chính sách, nhất là
chính sách ưu tiên phát triển
è Hạn chế: sự không đồng nhất giữa ranh giới hành chính và
ranh giới vùng chính sách → khó quản lý; ngoài ra còn khó
khăn về thu thập và lưu trữ các dữ liệu phục vụ cho quản lý
và hoạch định chính sách (ví dụ vùng nguyên liệu cho ngành
giấy nằm trên địa bàn nhiều tỉnh)
4/14/2011
9
IV. Vùng Kinh tế
4.1. Vùng kinh tế ngành
4.1.1. Quan niệm 1: Là vùng lãnh thổ mà trong giới hạn
của nó có sự phân bố tập trung của 1 ngành sản xuất
nhất định cùng với các ngành liên quan và hỗ trợ nó
n VD: vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp
p Vấn đề: kinh tế – xã hội phát triển → cơ cấu kinh tế
vùng phức tạp → mỗi vùng không chỉ tập trung vào 1
ngành mà có nhiều ngành→ sự chồng chéo, đan xen
nhau tạo thành các vùng kinh tế đa ngành rất phức tạp,
sản phẩm đa dạng (các vùng kinh tế đa năng)
IV. Vùng Kinh tế
4.1. Vùng kinh tế ngành

4.1.2. Quan niệm 2: Căn cứ vào các yếu tố tự nhiên – kinh tế –
kỹ thuật và yêu cầu phát triển của mỗi ngành trong quá trình
phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, các ngành sẽ xác
định hệ thống vùng kinh tế ngành của mình để tiến hành xây
dựng phương án tổ chức lãnh thổ cho ngành mình 1 cách
hợp lý nhất
è Vùng kinh tế ngành thực chất là hệ thống các vùng kinh tế
của quốc gia được chia để quản lý phát triển theo quan điểm
ngành
è Các vùng kinh tế ngành có ý nghĩa quốc gia, là cơ sở cho
việc hoạch định chính sách và phân bổ sản xuất của các
ngành, đồng thời là cơ sở để kết hợp kế hoạch hoá và quản
lý theo ngành với kế hoạch hoá và quản lý theo lãnh thổ
4/14/2011
10
IV. Vùng Kinh tế
4.1. Vùng kinh tế ngành – ví dụ
q 4 vùng kinh tế du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ, Nam Bộ - được phân chia dựa trên các tiềm
năng và định hướng phát triển du lịch
p 7 vùng kinh tế nông nghiệp được phân chia theo quan
điểm sinh thái nông nghiệp (đất đai, địa hình, động thực
vật ):Vùng miền núi & trung du phía Bắc; Đồng bằng
sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ;
Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; ĐB sông Cửu Long (Tây
Nam Bộ)
p 5 vùng kinh tế sinh thái thủy sản (ĐBSH; Bắc Trung
Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và ĐBSCL)
IV. Vùng Kinh tế
4.2. Vùng kinh tế tổng hợp

p Là những vùng kinh tế đa ngành đa dạng
p Cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm hàng hóa phong
phú, phức tạp, khối lượng hàng hóa rất lớn
p Được xem xét theo quan điểm tổng thể của tất cả các
ngành, các lĩnh vực hoạt động có trên lãnh thổ trong mối
quan hệ ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng
và quan hệ với các điều kiện phát triển của các vùng,
quan hệ với các lãnh thổ khác và toàn bộ nền kinh tế
quốc dân
p 2 loại vùng kinh tế tổng hợp: Vùng Kinh tế cơ bản
(Vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế - xã hội) và Vùng kinh tế
- hành chính
4/14/2011
11
IV. Vùng Kinh tế
Vùng Kinh tế cơ bản có nội dung gắn với các điều kiện
địa lý cụ thể, có các hoạt động kinh tế - xã hội tương
thích trong các điều kiện kỹ thuật công nghệ nhất định
p Ví dụ: Nhật Bản chia 5 vùng, Pháp chia 8 vùng, Canađa
chia 4 vùng
p Việt Nam
n Trước đây chia 4 vùng: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung
Bộ, Nam Bộ
n Sau đó chia 8 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, ĐB Sông Hồng,
Bắc Trung Bộ, DH Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam
Bộ, Đông Nam Bộ
IV. Vùng Kinh tế
Các vùng kinh tế cơ bản ở Việt Nam: Hiện tại, với mục tiêu
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và Hội nhập Kinh tế quốc tế
→ phân thành 6 vùng, để có hướng đầu tư và chính sách

phát triển phù hợp cho các vùng. Bao gồm:
(1) Miền núi và Trung du phía Bắc;
(2) ĐB sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;
(3) Duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
(4) Tây Nguyên
(5) Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
(6) ĐB Sông Cửu Long & VKTTĐ Tây Nam Bộ
4/14/2011
12
IV. Vùng Kinh tế
Các vùng kinh tế cơ bản ở Việt Nam:
(1) Miền núi và Trung du phía Bắc (14 đơn vị): Hà Giang, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai
Châu, Sơn La, Hòa Bình
(2) ĐB sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (11
đơn vị):, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc
(3) Duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung (14 đơn vị): Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận
IV. Vùng Kinh tế
Các vùng kinh tế cơ bản ở Việt Nam (tiếp theo):
(4) Tây Nguyên (5 đơn vị): Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc
Nông, Lâm Đồng
(5) Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
(7 đơn vị): Tp.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,

Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh
(6) ĐB Sông Cửu Long & VKTTĐ Tây Nam Bộ (12 đơn
vị): Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang,
Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
4/14/2011
13
IV. Vùng Kinh tế
Vấn đề của vùng kinh tế cơ bản
q Mục tiêu của việc phân vùng kinh tế cơ bản là nhằm
hoạch định chiến lược, xây dựng các kế hoạch phát
triển, xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách vĩ mô
để quản lý các vùng nhằm đạt được mục tiêu phát triển
chung của đất nước
q VKT lớn bao gồm nhiều đơn vị hành chính nhưng không
có bộ máy quản lý riêng của vùng à Chức năng quản lý
nhà nước rất hạn chế vì bị chi phối bởi đơn vị hành
chính; VKT CB không có chức năng quản lý tài chính,
hành pháp nên không điều hành hiệu quả các địa
phương
IV. Vùng Kinh tế
Vùng Kinh tế - hành chính
q Là những lãnh thổ vừa có chức năng về kinh tế, vừa có chức
năng quản lý về mặt hành chính
q Có ranh giới kinh tế trùng với ranh giới hành chính
q Mỗi vùng là 1 đơn vị phân cấp của bộ máy quản lý Nhà nước,
có ngân sách riêng, cơ quan chính quyền vừa có chức năng
quản lý các lĩnh vực về hành chính như dân cư, lao động, văn
hoá giáo dục, môi trường, trật tự an ninh, lại vừa có chức
năng quản lý kinh tế với các lĩnh vực hoạt động về nông –lâm

– ngư nghiệp, công nghiệp – kế hoạch đầu tư
q Bộ máy chính quyền vùng vừa có chức năng quản lý bảo
đảm sự phát triển trong vùng, nâng cao mức sống của dân
cư, lại vừa có chức năng quản lý thực hiện các nhiệm vụ để
đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước
4/14/2011
14
IV. Vùng Kinh tế
Vùng Kinh tế - hành chính ở Việt Nam
p Vùng kinh tế – hành chính cấp I: tương đương với các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, quy mô trung bình 5000 km2, dân số 1,3
triệu người (63 tỉnh, thành phố)
p Vùng kinh tế – Hành chính cấp II: tương đương với đơn vị hành
chính cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã… (> 600
đơn vị); Quy mô dân số trung bình 10 - 20 vạn dân; quy mô lãnh
thổ: 1,2 vạn ha đối với các đơn vị khu vực đồng bằng ven biển; 6,7
vạn ha với đơn vị ở miền núi trung du
Cơ cấu kinh tế vùng cấp II:
n Công – Thương nghiệp – Dịch vụ: các quận trung tâm & nội thành của các tỉnh,
thành phố lớn
n Nông - CN hoặc C - NN: các quận ven đô và các huyện ngoại thành của các
thành phố lớn và các thành phố thị xã thuộc tỉnh
n Nông nghiệp: phần lớn các huyện của các đồng bằng lớn
n Nông lâm nghiệp: các huyện trung du
n Nông ngư nghiệp hoặc ngư nông nghiệp: các huyện ven biển
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
q Nội dung của VKT có liên quan đến các phần tử
cơ cấu nên hệ thống vùng và mối quan hệ giữa
các phần tử đó
q Có thể sắp xếp (chia) các phần tử cơ cấu nên

vùng thành 3 nhóm lớn phản ánh những nét cơ
bản trong cơ cấu vùng:
Ø Nhóm các nguồn lực phát triển của vùng
Ø Nhóm các ngành hoạt động sản xuất kinh doanh
Ø Nhóm kết cấu hạ tầng
p Trong các nhóm lại bao gồm các bộ phận cấu
thành nhỏ hơn
è Sự phân chia chỉ mang tính chất tương đối
4/14/2011
15
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
1. Các nguồn lực của vùng
a. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý (vị trí, diện tích, hình thể,
ranh giới, địa hình, khí hậu )
Các tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, nhiên liệu năng
lượng, đất đai, rừng, động thực vật, nước, sông, biển
??? Vai trò của các yếu tố tự nhiên trong sự hình
thành và phát triển vùng?
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
b. Dân cư và nguồn lao động
p 2 yếu tố luôn đi cùng nhau (nguồn lao động khoảng 50%
dân cư)
p Vai trò đối với vùng thể hiện trên cả 2 phương diện của
nền kinh tế: cung và cầu; thông qua các yếu tố/ đặc
điểm:
n Quy mô và mật độ
n Tốc độ tăng
n Độ tuổi, giới tính
n Dân tộc, tôn giáo

n Trình độ văn hoá và chuyên môn/ nghề nghiệp
n Phân bố dân cư
4/14/2011
16
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
2. Các ngành sản xuất - kinh doanh
p Bao gồm các hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp, công
nghiệp – XD, thương mại – dịch vụ
p Theo chức năng, có thể chia ra thành các nhóm ngành:
n Nhóm ngành chuyên môn hoá
n Nhóm ngành Tổng hợp hóa
Ø Các ngành bổ trợ chuyên môn hoá
Ø Các ngành nghề phụ và phục vụ
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
a. Nhóm ngành chuyên môn hoá
p Gồm một hoặc 1 số ngành có chi phí sản xuất thấp, chất
lượng sản phẩm tốt, số lượng sản phẩm lớn phục vụ cho
nhu cầu trao đổi liên vùng là chính sau khi đã thoả mãn
nhu cầu nội vùng
à Khái niệm CMH luôn gắn với sản xuất hàng hóa
à Các ngành CMH được hình thành và phát triển trên cơ
sở phát huy những ưu thế, những điều kiện thuận lợi
của vùng so với các vùng khác (lợi thế tuyệt đối hoặc lợi
thế so sánh)
4/14/2011
17
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
a. Nhóm ngành chuyên môn hoá (tiếp theo)
Vai trò của CMH
p Là những ngành quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu

GDP của vùng, 1 ngành (VD: Than Quảng Ninh chiếm hơn
90% GDP ngành than, 30% GDP vùng Đông Bắc; Lúa gạo
ĐBSCL chiếm 50% sản lượng cả nước; )
p Là những ngành đóng vai trò chủ đạo, định hướng cho sự
phát triển của vùng, chi phối sự hình thành và phát triển của
nhiều ngành, đặc biệt là các ngành bổ trợ (liên quan và phục
vụ trực tiếp) cho chuyên môn hoá
p CMH thể hiện tính đặc thù của vùng (về các yếu tố tự nhiên,
kinh tế, xã hội ); thể hiện vai trò và ý nghĩa của vùng trong
hệ thống phân công lao động giữa các vùng trong nước, thậm
chí trong hệ thống phân công lao động quốc tế
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
b. Phát triển tổng hợp (Nhóm ngành Tổng hợp hóa)
p Hình thành trên cơ sở khai thác và tận dụng hợp lý các
tiềm năng đa dạng của vùng
p Phát triển nhiều ngành, nhiều dạng sản xuất kinh doanh
phục vụ cho các nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân
trong vùng (ngành bổ trợ CMH và ngành phục vụ/ phụ)
p Có vai trò quan trọng đảm bảo sự ổn định trong phát
triển của vùng
4/14/2011
18
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
p Các ngành bổ trợ chuyên môn hoá: là những ngành
có mối liên hệ chặt chẽ trong qui trình công nghệ với
chuyên môn hoá, có vai trò cung cấp nguyên liệu, nhiên
liệu, năng lượng, vật tư, trang thiết bị cơ bản cho chuyên
môn hoá, hoặc là những ngành trực tiếp tiêu thụ/ hỗ trợ
tiêu thụ các sản phẩm hoặc bán sản phẩm của chuyên
môn hoá, tạo điều kiện cho chuyên môn hoá phát triển

ngày càng rộng và sâu
à Cơ cấu, quy mô, mức độ phát triển (trình độ công
nghệ ) gắn với sự hình thành, tồn tại và phát triển của
CMH
à Gọi là ngành bổ trợ: dựa vào chức năng, vai trò, mối
quan hệ của nó với ngành CMH chính (Một số trường
hợp, ngành bổ trợ phát triển thành CMH)
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
p Các ngành nghề phục vụ/ phụ
p Hình thành trên cơ sở sử dụng các nguồn lực nhỏ và phân
tán của địa phương hoặc tận dụng các phế phẩm, phụ phẩm
của CMH và bổ trợ
p Có thể không liên quan đến công nghệ sản xuất, nguyên liệu
đầu vào và sản phẩm đầu ra đối với CMH hoặc bổ trợ
p Góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập của người
dân, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các ngành sản xuất, tiêu
dùng của dân cư trong vùng, hạn chế nhu cầu nhập khẩu, giải
quyết vấn đề môi trường (phế liệu ) à có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sự ổn định và phát triển của từng vùng
à Giới hạn cơ cấu, quy mô ngành phục vụ/ phụ ở mức
độ hợp lý và hiệu quả (bài toán tối ưu kinh tế??? Mục
tiêu Max NSB
4/14/2011
19
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
Mối quan hệ CMH và phát triển tổng hợp: mâu thuẫn ???
CMH PTTH
Phát triển 1 số ngành Phát triển nhiều ngành
Dựa trên thế mạnh, phát huy lợi
thế của vùng

Sử dụng/ tận dụng hợp lý các
nguồn lực của vùng
Các ngành mang tính hướng ngoại Các ngành mang tính hướng nội
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
Mối quan hệ CMH và phát triển tổng hợp: mâu thuẫn ???
Ø CMH là cần thiết để làm cho vùng thịnh vượng và phát triển,
PTTH là để củng cố và duy trì sự thịnh vượng, ổn định và PT
bền vững của vùng
Ø CMH và PTTH không mâu thuẫn nhau về nội dung, bản chất
mà là quan hệ hỗ trợ nhau cùng phát triển
Ø Sự kết hợp CMH và PTTH tạo thành tổng hợp thể kinh tế –
lãnh thổ của vùng
4/14/2011
20
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
3. Nhóm kết cấu hạ tầng
p Bao gồm toàn bộ các ngành, các công trình và hoạt
động cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất và đời
sống
p Theo chức năng, có thể chia ra thành các nhóm:
n Kết cấu hạ tầng kinh tế (KCHT sản xuất, KCHT kỹ
thuật)
n Kết cấu hạ tầng xã hội
n Kết cấu hạ tầng môi trường
n Kết cấu hạ tầng thiết chế
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
Kết cấu hạ tầng kinh tế
Bao gồm các ngành, công trình & hoạt động cung cấp
dịch vụ cho các hoạt động sản xuất: giao thông vận tải,
các ngành thương mại, mạng lưới điện, cấp thoát nước,

thuỷ lợi, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, tư vấn
luật (trong sản xuất kinh doanh), quảng cáo, hội chợ
triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm, thông tin liên
lạc, ngân hàng, hải quan, dịch vụ văn phòng
4/14/2011
21
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
Kết cấu hạ tầng xã hội
Bao gồm các ngành, công trình và hoạt động cung cấp
dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội, văn hoá: vận tải
hành khách, thương mại, bảo hiểm, thông tin đại chúng,
giáo duc, y tế, văn hoá, du lịch, kết cấu hạ tầng về tôn
giáo (nhà thờ, chùa chiền), nhà ở, an ninh, an toàn xã
hội, các ngành tạp vụ (mai táng, thư tín, thông tin và chỉ
dẫn, vệ sĩ, thám tử tư, nuôi dạy trẻ, gia sư, cắt tóc gội
đầu ).
à Mức sống càng cao thì KCHT xã hội càng phát triển và
đa dạng
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
Kết cấu hạ tầng môi trường
Là các ngành, công trình và hoạt động cung cấp các
dịch vụ nhằm bảo vệ và giữ gìn, cải thiện chất lượng môi
trường sống: hệ thống đường sá, cấp thoát nước, thu
gom vận chuyển và xử lý các chất thải rắn, lỏng, khí,
chất thải bệnh viện, các hệ thống quan trắc môi trường,
công viên cây xanh và các không gian xanh khác, hệ
thống chiếu sáng công cộng các hoạt động tư vấn về
môi trường cho các doanh nghiệp và cộng đồng
4/14/2011
22

V. Nội dung của Vùng Kinh tế
Kết cấu hạ tầng thiết chế
Bao gồm các cơ quan và hoạt động của các cơ quan, tổ
chức mang tính hành chính như: các viện, các trung
tâm, các trường đào tạo và nghiên cứu khoa học nghệ
thuật, các cơ quan Đảng và chính quyền, các tổ chính trị
xã hội khác, các đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện lãnh
sự quán;
Sản phẩm của KCHT thiết chế bao gồm các dịch vụ về
hành chính, các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật xã hội
để giúp cho việc quản lý kinh tế - xã hội tốt hơn, các
chính sách, luật pháp, biện pháp quản lý, các quan hệ
ngoại giao
V. Nội dung của Vùng Kinh tế
Đặc điểm của nhóm Kết cấu hạ tầng
§ Không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất (sản phẩm không
hữu hình) nhưng lại làm tăng thêm giá trị cho các loại hàng
hóa
§ Chức năng quan trọng nhất là phục vụ con người, phục vụ
sản xuất; đồng thời là đối tượng tiêu dùng sản phẩm của các
ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các nguồn lực
khác như tài nguyên thiên nhiên, lao động, nguồn vốn của
vùng à thúc đẩy cung – cầu, góp phần vào sự phát triển
chung của toàn bộ nền kinh tế vùng
§ Đóng vai trò kết nối các cơ sở sản xuất kinh doanh, phục vụ
dân cư; là cầu nối sản xuất và thị trường tiêu thụ trong và
ngoài vùng (như hệ tuần hoàn của cơ thể lãnh thổ)
4/14/2011
23
V. Nội dung của Vùng Kinh tế

Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng
§ Phát triển KCHT là điều kiện cần thiết và quan trọng cho
việc khai thác các nguồn lực/ các thế mạnh của vùng,
góp phần thu hút đầu tư (trong nước và nước ngoài) cho
sự phát triển của vùng
§ Để bảo đảm hiệu quả phát triển của vùng, yêu cầu:
Ø KCHT đi trước 1 bước so với phát triển
Ø Bảo đảm tính đồng bộ giữa các yếu tố hạ tầng

×