5/24/2011
1
Giảng viên: PGS.TS. Lê Thu Hoa
E-mail: ;
Tel. 04 35651971; Mob: 0913043585
Kinh tế và Kế hoạch hóa vùng
Chương VI
KẾ HOẠCH HÓA VÙNG
VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI
TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
Quy trình Kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường
Chiến lược phát triển: hệ thống các chủ trương phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia/ vùng ở tầm tổng thể, toàn cục, cơ bản và dài hạn; phản
ánh hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển cơ bản, phương thức và các
giải pháp lớn về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ dài hạn của đất nước
Quy hoạch phát triển: là bản luận chứng khoa học về phát triển kinh
tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý,
có tính khả thi trên lãnh thổ quốc gia/ vùng trong một thời gian xác định.
Thường được đề cập như một loại quy hoạch mang nhiều định hướng
không gian (Ps)
Kế hoạch phát triển: xác định một cách có hệ thống những hoạt động
nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu trong một
thời gian nhất định. Bao gồm những chỉ tiêu, biện pháp, cơ chế và chính
sách nhằm thực hiện những mục tiêu đã được đặt ra trong kỳ kế hoạch.
Kế hoạch có xu hướng tập trung nhiều vào khía cạnh thời gian (Pt)
è Chiến lược và quy hoạch là 2 nội dung quan trọng làm tiền đề
để xây dựng kế hoạch
5/24/2011
2
Quy hoạch vùng trong điều kiện kinh tế thị trường
QHV (QH tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng):
Ø Là bản luận chứng khoa học về phát triển kinh tế -
xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế
- xã hội hợp lý, có tính khả thi trên lãnh thổ một
vùng trong một thời gian xác định.
Ø Xu hướng tập trung nhiều vào khía cạnh không gian
(Ps) hay bố trí hợp lý Kinh tế – Xã hội quốc gia theo
lãnh thổ, trong đó không gian là một khái niệm đa
chiều mô tả và phản ánh sự kết hợp các yếu tố môi
trường tự nhiên và cách thức con người khai thác
chúng
Ø Trả lời cho câu hỏi trọng tâm:
1. Phát triển cái gì? Tại sao?
2. Phát triển ở đâu? Tại sao?
Quy hoạch vùng trong điều kiện kinh tế thị trường
Các loại phát triển kinh tế - xã hội của các vùng (QHV)
• QH các vùng KT - XH lớn: là loại vùng cần được phân
định để xây dựng chiến lược phát triển lãnh thổ và quy
hoạch tổng thể Kinh tế – Xã hội cả nước. QH vùng lớn
nhằm giải quyết vấn đề phát triển liên quan đến nhiều
tỉnh gần kề
• QH các vùng lãnh thổ đặc biệt:
Ø Vùng trọng điểm và các tuyến hành lang kinh tế, khu kinh tế
Ø Các trung tâm đầu mối phát triển khu công nghiệp, khu chế
xuất
Ø Dải biên giới, hải đảo
• QH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (vùng kinh
tế - hành chính cấp I)
• QH các quận, huyện, thị xã …(vùng kinh tế - hành chính
cấp II)
à Quy hoạch cấp càng thấp càng đòi hỏi sự chi tiết,
cụ thể hơn
5/24/2011
3
Quy hoạch vùng trong điều kiện kinh tế thị trường
Mục đích QHV:
ü Phục vụ cho công tác điều hành và chỉ đạo vĩ
mô về phát triển kinh tế và cung cấp những căn
cứ cần thiết cho hoạt động kinh tế – xã hội của
nhân dân trong vùng và các nhà đầu tư bên
trong/ bên ngoài vùng
ü Giúp cơ quan quản lý vùng các cấp có căn cứ
khoa học để đưa ra chủ trương, chính sách,
các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương, giúp nhân dân trong vùng và các nhà
đầu tư hiểu rõ tiềm năng, cơ hội đầu tư và yêu
cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng
Quy hoạch vùng trong điều kiện kinh tế thị trường
Yêu cầu của QHV:
ü Đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường, tiến
bộ khoa học và công nghệ, hiệu quả và bền vững
ü Quá trình động, có trọng tâm, trọng điểm cho từng
thời kỳ
ü Kết hợp giữa yêu cầu của sự phát triển với khả
năng hiện thực, giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu
phát triển ổn định, bền vững và lâu dài.
ü Kết hợp giữa phát triển điểm và diện, từng mặt và
toàn diện (kinh tế – xã hội – môi trường và yêu cầu
an ninh quốc phòng)
ü Kết hợp giữa sự hoàn thiện của hệ thống với sự
không hoàn thiện của một số phân hệ
ü Kết hợp giữa định tính và định lượng
5/24/2011
4
Nội dung QH phát triển Kinh tế – Xã hội vùng
Các yếu
tố và
nguồn
lực nội
tại của
vùng
Hiện
trạng
Lợi thế
so
sánh,
thuận
lợi, khó
khăn,
hạn chế
Định hướng phát
triển của cả
nước và vùng
Quan điểm chỉ
đạo, mục tiêu và
phương hướng
phát triển dài
hạn
Tác động của
tình hình, các
yếu tố phát triển
khu vực và quốc
tế
Phương án phát triển và tổ
chức không gian
10-15
năm
5 năm
đầu
Một vài
năm trước
mắt
Hệ thống chính sách
và các giải pháp thực
hiện
1. Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về
các yếu tố, điều kiện phát triển; Phân tích, đánh giá thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ vùng
a) Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của vùng
} Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy
hoạch phát triển
} Vị trí của vùng trong chiến lược phát triển của quốc gia
} Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo
khả năng khai thác, bảo vệ chúng
} Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển
} Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát
triển cao hơn
} Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
của vùng và các tiểu vùng lãnh thổ
5/24/2011
5
1. Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố,
điều kiện phát triển; Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
và thực trạng khai thác lãnh thổ vùng
b) Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến phát
triển kinh tế - xã hội của vùng
c) Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức đối với
phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch
2. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội
phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước
} Xác định vị trí, vai trò và chức năng của vùng đối với nền kinh tế quốc dân cả nước,
từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển vùng
} Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể)
2. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển
kinh tế, xã hội phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước
} Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể)
Ø Mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất khẩu và tỷ
trọng đóng góp của vùng đối với cả nước, GDP/người, đóng góp vào
ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh
Ø Mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo,
mức độ phổ cập về giáo dục, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào
tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội
Ø Mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và mức bảo
đảm các yêu cầu về môi trường trong sạch
Ø Mục tiêu quốc phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội,
phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng
5/24/2011
6
3. Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các mục tiêu của quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Ø Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng các
phương án phát triển; xác định hướng phát triển ngành, lĩnh
vực then chốt và sản phẩm chủ lực, trong đó xác định chức
năng, nhiệm vụ và vai trò đối với vùng của các trung tâm đô
thị và tiểu vùng trọng điểm.
Ø Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọn
phương án phát triển; phương hướng phát triển và phân bố
các ngành, các sản phẩm chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu
tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng
điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).
Ø Căn cứ để phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát
triển, đào tạo nguồn nhân lực.
4. Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế,
xã hội trên lãnh thổ vùng (lựa chọn phương án tổng thể
khai thác lãnh thổ).
} Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị, khu công nghiệp và khu
kinh tế
} Định hướng tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; các vùng
sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tập trung
} Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ
đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực
} Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát
triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị
và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư
5/24/2011
7
5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng bảo đảm yêu cầu
trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội
của vùng và gắn với vùng khác trong cả nước
a) Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông
b) Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu
chính, viễn thông
c) Lựa chọn phương án phát triển nguồn và mạng lưới
chuyển tải điện
d) Lựa chọn phương án phát triển các công trình thủy lợi,
cấp nước
đ) Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
xã hội và phúc lợi công cộng
6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương
án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành,
lĩnh vực)
7. Luận chứng Danh mục dự án ưu tiên đầu tư
8. Luận chứng bảo vệ môi trường
Ø Xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những
lãnh thổ nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích
ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này
5/24/2011
8
9. Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực
hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án
đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo
đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy
hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư
b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
c) Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường
d) Giải pháp về cơ chế, chính sách
đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện
10. Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội vùng trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500.000 và
1/250.000 đối với các khu vực kinh tế trọng điểm
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC):
Công cụ lồng ghép các vấn đề môi
trường trong quá trình xây dựng
Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch
ĐMC là việc phân tích và dự báo các tác động
tiềm tàng của dự án chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê
duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững
(Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Chương I,
Điều 3, Khoản 19).
5/24/2011
9
ối t-ợng phi lập báo cáo MC: Theo iều 14:
1. Chiến l-ợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
cấp quốc gia
2. Chiến l-ợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
trên quy mô c n-ớc
3. Chiến l-ợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, thành phố trực thuộc trung -ơng (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh), vùng
4. Quy hoạch sử dụng đất; bo vệ vệ phát triển rừng; khai
thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng
5. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm
6. Quy hoạch tổng hợp l-u vực sông quy mô liên tỉnh
17
Tin hnh MC v lp bỏo cỏo MC:
Theo tinh thn quy nh ti iu 15 ca Lut BVMT 2005:
} C quan c giao nhim v xõy dng cỏc d ỏn v
chin lc, quy hoch v k hoch (CQK) nờu ti iu
14 ca Lut cú trỏch nhim tin hnh MC v lp bỏo
cỏo MC.
} Bỏo cỏo MC l mt ni dung ca d ỏn v phi c lp
ng thi vi quỏ trỡnh lp d ỏn (quỏ trỡnh xõy dng CQK) ,
tc l, quỏ trỡnh MC i song song vi quỏ trỡnh xõy dng
CQK.
18
5/24/2011
10
Nội dung báo cáo ĐMC:
Điều 16 Luật BVMT 2005 quy định nội dung của báo cáo
ĐMC như sau:
} 1. Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên
quan đến môi trường.
} 2. Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi
trường có liên quan đến dự án.
} 3. Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra
khi thực hiện dự án.
} 4. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp
đánh giá
} 5. Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn
đề về môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
19
Mục tiêu của ĐMC
5/24/2011
11
Những lợi ích cơ bản của ĐMC
v Tăng tính hiệu quả của việc soạn thảo chiến lược/ quy
hoạch/ kế hoạch (CQK)
v Hỗ trợ xác định các cơ hội mới cho sự phát triển
v Giúp phòng ngừa những sai phạm gây tổn thất
v Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước
v Hỗ trợ hợp tác xuyên biên giới
Vị trí
các
công cụ
quản lý
môi
trường
trong
tiến
trình
phát
triển
KT-XH
5/24/2011
12
Một số điểm so sánh giữa ĐTM và ĐMC
ĐTM đối với các dự án ĐMC với các CQK
•Thực hiện vào giai đoạn cuối của quá trình ra
quyết định
•Thực hiện ngay giai đoạn đầu của quá trình ra
quyết định
•Cách tiếp cận mang tính ứng phó (đáp ứng) với
các đề xuất về phát triển
•Cách tiếp cận mang tính chủ động với các đề xuất
về phát triển
•Xác định các tác động cụ thể lên môi trường •Xác định các vấn đề về môi trường và phát triển
bền vững
•Xem xét một số ít các phương án lựa chọn có tính
khả thi
•Xem xét nhiều phương án lựa chọn hơn
•Việc xem xét các tác động lũy tích chỉ được thực
hiện một cách hạn chế
•Cảnh báo sớm các tác động lũy tích
•Chú trọng vào việc làm giảm nhẹ và giảm thiểu
các tác động
•Chú trọng vào việc đạt được các mục tiêu môi
trường, duy trì các hệ thống tự nhiên
•Xem xét trong bối cảnh hẹp và ở mức rất chi tiết •Xem xét ở quy mô bao quát để có thể có được
tầm nhìn và bức tranh tổng thể
•Quy trình được xác định rõ, mở đầu và kết thúc
rõ ràng
•Quy trình nhiều giai đoạn, có những giai đoạn sẽ
bị chồng chéo nhau, kéo dài liên tục và lặp lại
trong đánh giá tác động của một chính sách
•Tập trung vào hành động cụ thể, xử lý các dấu
hiệu suy thoái môi trường
•Tập trung vào chương trình bền vững, giải quyêt
tận gốc nguyên nhân của suy thoái môi trường
Sự khác nhau cơ bản giữa ĐMC và ĐTM
ĐMC ĐTM
Bản chất Chiến lược, định hướng, mục tiêu Các hoạt động xây dựng, vận hành
Trọng tâm Thời điểm then chốt (giai đoạn cửa sổ) xuyên suốt quá
trình quyết định
Sản phẩm của quá trình quyết định (kết quả
cuối cùng)
Mức độ quyết định Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Dự án
Mối quan hệ với quyết
định
Trợ giúp Thẩm định
Phương án lựa chọn Quy hoạch không gian; chiến lược phát triển; giải pháp
thực hiện
Lựa chọn địa điểm; phương án thiết kế/xây
dựng/vận hành
Quy mô tác động Vĩ mô, chủ yếu mang tính khu vực, quốc gia, toàn cầu Vi mô, chủ yếu mmang tính địa phương
Phạm vi tác động Các vấn đề phát triển bền vững và các vấn đề kinh tế - xã
hội có thể thấy rõ hơn là các vấn đề tự nhiên và sinh thái
Các vấn đề tự nhiên, sinh thái, kinh tế-xã hội và
môi trường với trọng tâm phát triển bền vững
Quy mô thời gian Trung bình đến dài hạn Ngắn hạn đến trung bình
Nguồn cung cấp số liệu
chủ yếu
Báo cáo hiện trạng môi trường, Chương trình Nghị sự 21
địa phương, số liệu thống kê, các công cụ chính sách
Thực địa, phân tích mẫu, số liệu thống kê
Dữ liệu Chủ yếu là mô tả định tính Chủ yếu là định lượng
Tính chính xác của kết
quả phân tích
Ít chính xác, nhiều dự đoán Chính xác, ít dự đoán
Chuẩn đánh giá Chuẩn bền vững (tiêu chí và mục tiêu) Hạn chế về tính pháp lý, nhiều tính thực tế
Kết quả Bao quát rộng Chi tiết
Nhận thức cộng đồng Mơ hồ, không rõ ràng Phản ứng cực đoan
Giám sát sau thẩm định Chỉnh sửa, bổ sung điều chỉnh các hoạt của CQK Điều chỉnh các hoạt động xây dựng/vận hành
5/24/2011
13
Các nguyên tắc cơ bản của quá trình ĐMC
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện ĐMC
Khó khăn/ trở ngại Thuận lợi
Các đề xuất CQK chưa sẵn sàng
được đưa ra đánh giá
ĐMC là một quy trình hỗ trợ quản lý có hiệu quả,
tăng cường sự chịu trách nhiệm và tạo dựng sự tin
tưởng của cộng đồng
Nhận thức hạn chế về lợi ích của
ĐMC và ĐTM
ĐMC hỗ trợ nâng cao nhận thức BVMT và năng lực
hoàn thành trách nhiệm của các cấp quản lý
Thiếu nguồn lực hỗ trợ thực hiện
ĐMC
Đầu tư cho ĐMC có thể giúp tiết kiệm thời gian và
chi phí chỉnh sửa lại các hậu quả do thực hiện những
nội dung CQK không phù hợp
Thực hiện ĐMC làm tăng chi phí,
tăng khối lượng công việc, tăng sức
ép cho cơ quan thực hiện CQK
Chi phí ĐMC sẽ giảm dần khi được thể chế hóa, đồng
thời ĐMC làm giảm chi phí ĐTM của dự án cụ thể
Tăng thời gian ra quyết định hoặc trì
hoãn sự thực hiện CQK đề xuất
ĐMC được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu và kết
hợp hài hòa với quá trình lập CQK
Thiếu các hướng dẫn rõ ràng, thiếu
các phương pháp kiểm tra
Các nguyên tắc, phương pháp, hướng dẫn thực hiện
ĐMC được xây dựng và quốc tế hóa
Ranh giới trách nhiệm thực hiện
ĐMC không rõ ràng
Có công cụ pháp lý và kinh nghiệm quốc tế về thực
hiện ĐMC
5/24/2011
14
Mối liên hệ giữa quy trình lập CQK và quy trình ĐMC
Các phương thức liên kết ĐMC
trong quá trình lập CQK
Mục tiêu Thời gian Các chủ thể chính Sản phẩm
Lồng ghép Ngay từ khi
bắt đầu khởi
thảo các mục
tiêu chiến
lược của CQK
Chủ thể đề xuất CQK, tư
vấn và/hoặc viên chức,
công chúng
Thông tin và báo cáo về
các vấn đề mấu chốt để
điều chỉnh định hướng
của CQK nhằm hướng
tới tính bền vững
Đánh giá Dự thảo hoặc
đề xuất CQK
cuối cùng
Các nhà chức trách chính
phủ có thẩm quyền ĐMC,
các nhà chức trách khác
và công chúng
Báo cáo ĐMC về các
hậu quả và các vấn đề
chính có liên quan đối
với quyết định
Xác nhận
giá trị
Trước khi phê
chuẩn chính
thức CQK
Các nhà chức trách chính
phủ về các CQK hoặc
ĐMC, các nhà chức trách
khác và công chúng
Báo cáo ĐMC thỏa mãn
yêu cầu pháp lý
5/24/2011
15
Phương thức lồng ghép: Mô hình dựa trên ĐTM
Báo cáo ĐMC
Quá trình lập CQK Quá trình ĐMC
QUÁ MUỘN
Phương thức lồng ghép: Mô hình song song
Quá trình lập CQK Quá trình ĐMC
Quy trình
ĐMC phù hợp
trong mọi bối
cảnh
5/24/2011
16
Phương thức lồng ghép: Mô hình lồng ghép hoàn toàn
Quá trình lập CQK + Quá trình ĐMC
Khó nhận biết
hiệu quả của
ĐMC
Phương thức lồng ghép: Mô hình CQK là trung tâm
Quá trình lập CQK Quá trình ĐMC
ĐMC được
định hình bởi
quá trình lập
CQK
5/24/2011
17
v Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/ 2005
của Quốc hội
v Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường
v Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội
v Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
v Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính
phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm
định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển
Cơ sở pháp lý về ĐMC ở Việt Nam
v Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường
Chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
v Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/08/2007 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số
140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006
v Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường
v Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi
phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy
hoạch các sản phẩm chủ yếu
Cơ sở pháp lý về ĐMC ở Việt Nam