Tải bản đầy đủ (.docx) (176 trang)

Nghiên cứu đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch và nồng độ asymmetric dimethylarginine huyết tương ở bệnh nhân ghép thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 176 trang )

7BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ TIM MẠCH VÀ NỒNG ĐỘ
ASYMMETRIC DIMETHYLARGININE HUYẾT
TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN GHÉP THẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2023


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ TIM MẠCH VÀ NỒNG ĐỘ
ASYMMETRIC DIMETHYLARGININE HUYẾT
TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN GHÉP THẬN
Ngành đào tạo: Nội khoa
Mã số : 9 72 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:

HÀ NỘI – 2023


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là - Nghiên cứu sinh Học viện Quân Y, chuyên ngành Nội chung, tôi
xin cam đoan:
1. Đây là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS., Học viện Quân Y.
2. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi thu
thập số liệu nghiên cứu.
3. Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, không trùng lặp với bất kỳ
nghiên cứu nào và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả luận án


iv

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy – Ban Giám đốc Học
viện Quân Y, Đảng ủy – Ban Giám đốc Bệnh viện Quân Y đã cho phép và tạo điều
kiện cho tôi được thực hiện chương trìnhnghiên cứu sinh này. Tơi xin được bày tỏ
lịng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến PGS.TS., là người Thầy hướng dẫn đã
ln tận tình chỉ bảo tôi trong việc truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm nghiên

cứu, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt q trình thực hiện và nghiêm khắc
góp ý kiến, chỉnh lý trong suốt q trình hồn thành luận án. Tơi xin được bày
tỏ lịng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến PGS.TS., người Thầy đã tận tình
hướng dẫn, góp ý kiến và chỉnh sửa để luận án được hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Đảng ủy– Ban Giám đốc Bệnh viện
TWQĐ 108, đặc biệt là Trung tướng, GS.TS. TTND. đã tạo mọi điều kiện,
quan tâm và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận án.
Xin được trân trọng cảm ơn, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn –
Khoa Thận và Lọc máu, Bộ môn Tim mạch, Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện
Quân y, Khoa Sinh hóa, Khoa Chẩn đốn chức năng, Bệnh viện Quân y 103
đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành nhiệm vụ và chương
trình học tập.
Tơi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới tập thể Khoa Nội tiết, Khoa Nội thận
và lọc máu, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phịng Chính trị Bệnh viện Trung ương
Qn đội 108 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong việc hồn
thành đề tài nghiên cứu.
Trong suốt q trình nghiên cứu thực hiện luận án, tơi cũng nhận được
sự động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các bạn đồng
nghiệp. Xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành với những tình cảm và sự giúp
đỡ tốt đẹp đó.


v
Nhân dịp này, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn, yêu thương và kính
trọng sâu sắc tới các bậc sinh thành đã nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi trong suốt
những năm qua; Cảm ơn chồng – TS. người đã tham gia giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn này và các con luôn là nguồn động viên tinh thần lớn lao
giúp tơi hồn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Để thực hiện được luận văn này tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến bệnh
nhân, người đã tình nguyện cho tôi lấy mẫu để nghiên cứu và tôi luôn cầu

chúc sức khỏe cho họ.
Và, cho phép tôi được coi luận án này như một món quà tinh thần tặng
những người thân u của gia đình, các thầy cơ giáo, đồng nghiệp và bạn bè
vô cùng quý mến của tôi.


vi

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶTVẤN ĐỀ....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................3
1.1. YẾU TỐ NGUY CƠ, BIẾN CHỨNG TIM MẠCH VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI BẰNG GHÉP THẬN..........3
1.1.1. Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối..........................................................3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính..............4
1.1.3. Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối..............8
1.1.4. Điều trị bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối...........................................11
1.2. ASYMMETRIC DIMETHYLARGININE Ở BỆNH NHÂN BỆNH
THẬN MẠN...................................................................................................19
1.2.1. Cấu trúc và chức năng của ADMA.......................................................19
1.2.2. Tổng hợp và đào thải ADMA trong cơ thể...........................................22

1.2.3. Các phương pháp định lượng ADMA...................................................24
1.2.4. Các biện pháp điều hồ nồng độ ADMA.............................................27
1.2.5. Vai trị của ADMA trong bệnh thận mạn và bệnh nhân ghép thận.......28
1.2.6. Vai trò của ADMA trong bệnh lý tim mạch..........................................32
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC...............................34


vii
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới.................................................................34
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.........................................................39
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............40
2.1. ĐỔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................40
2.1.1. Nhóm bệnh............................................................................................40
2.1.2. Nhóm chứng..........................................................................................41
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................41
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu.............................................................41
2.2.2. Quy trình nghiên cứu.............................................................................43
2.2.3. Các nội dung nghiên cứu.......................................................................44
2.2.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu...........53
2.3. Thu thập, quản lý và xử lý số liệu...........................................................58
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................59
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU....................................................................................61
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................62
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................62
3.2. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH, MỘT SỐ CHỈ
SỐ XƠ VỮA, NỒNG ĐỘ ADMA HUYẾT TƯƠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN
VỚI LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN TRƯỚC GHÉP
THẬN..................................................................................................................
66

3.2.1. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch và một số chỉ số xơ vữa ở
bệnh nhân bệnh thận mạn tính trước ghép......................................................66
3.2.2. Đặc điểm nồng độ ADMA huyết tương của nhóm nghiên cứu.............72
3.2.3. Liên quan nồng độ ADMA với lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nghiên
cứu

......................................................................................................74


viii
3.3. BIẾN ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH, CHỈ SỐ XƠ VỮA
VÀ NỒNG ĐỘ ADMA HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN SAU 6 THÁNG
GHÉP THẬN...................................................................................................80
3.3.1. Biến đổi một số yếu tố nguy cơ tim mạch và chỉ số xơ vữa.................80
3.3.2. Biến đổi nồng độ ADMA huyết tương trước và sau ghép thận 6 tháng....
......................................................................................................84
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................95
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................95
4.1.1. Đặc điểm về giới tính và tuổi................................................................95
4.1.2. Tình trạng điều trị của bệnh nhân trước ghép thận...............................96
4.1.3. Nước tiểu tồn dư và tình trạng nhiễm HBV, HCV ở bệnh nhân ghép
thận

......................................................................................................97

4.1.4. Đặc điểm tiền mẫn cảm và chỉ số hòa hợp HLA của người cho và nhận
thận

......................................................................................................98


4.1.5. Các đặc điểm về chỉ số sinh hóa, huyết học........................................100
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH, MỘT SỐ CHỈ SỐ XƠ
VỮA VÀ NỒNG ĐỘ ADMA HUYẾT TƯƠNG Ở NGƯỜI BỆNH TRƯỚC
GHÉP THẬN................................................................................................101
4.2.1. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch, một số chỉ số xơ vữa ở bệnh
nhân bệnh thận mạn trước ghép thận............................................................101
4.2.2. Đặc điểm nồng độ ADMA huyết tương ở bệnh nhân bệnh thận mạn
trước ghép thận....................................................................................................
107
4.2.3. Mối liên quan giữa nồng độ ADMA huyết tương với một số đặc điểm
của bệnh nhân STMTGĐC trước ghép thận..................................................109
4.3. BIẾN ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH, MỘT SỐ CHỈ
SỐ XƠ VỮA VÀ NỒNG ĐỘ ADMA HUYẾT TƯƠNG SAU 6 THÁNG
GHÉP THẬN................................................................................................120


ix
4.3.1. Biến đổi một số yếu tố nguy cơ tim mạch, một số chỉ số xơ vữa ở bệnh
nhân sau 6 tháng sau ghép.............................................................................120
4.3.2. Biến đổi nồng độ ADMA trước và sau ghép thận 6 tháng..................124
4.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI......................................................................134
KẾT LUẬN...................................................................................................135
KIẾN NGHỊ..................................................................................................137
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU…………………………………………………….
DANH SÁCH NHÓM BỆNH…………………………………………………
DANH SÁCH NHÓM CHỨNG………………………………………………



x

CHỮ VIẾT TẮT
STT Phần viết tắt
1
2

AC
ADMA

3

AIP

4

AAKP

5
6
7
8
9
10
11

ATG
BMI
BMV

HBV
BKV
BTMT
BTMTGĐC

12
13
14
15
16
17

CRI
HCV
CRP
CNTTD
CT
DDHA

18
19

DNA
CNI

Phần viết đầy đủ
tiếng Anh
Atherogenic Coefficient
Asymmetric
Dimethylarginine

Atherogenic Index of
Plasma
American
Association
Kidney Patient
Antithymocyte globulin
Body Mass Index
Hepatitis B Virus
BK polyomavirus

Castelli’s Risk Index
Hepatitis C Virus
C-Reactive Protein
Cholesterol total
Dimethylarginine
Dimethylaminohydrolase
Deoxybironucleic acid
Calcineurin inhibitor

Phần viết tiếng Việt
Hệ số xơ vữa động mạch
Asymmetric
Dimethylarginine
Chỉ số sinh xơ vữa mạch
Hiệp hội bệnh nhân thận Mỹ
Chỉ số khối cơ thể
Bệnh mạch vành
Vi rút viêm gan B
Vi rút BK
Bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mạn giai đoạn
cuối
Chỉ số nguy cơ Castelli
Vi rút viêm gan C
C-Reactive Protein
Chức năng thận tồn dư
Cholesterol toàn phần
Enzyme Dimethylarginine
Dimethylaminohydrolase
Ức chế calcineurin


xi
STT Phần viết tắt
20
21
22
23

ĐTĐ
ESRD
EF
ELISA

24

FDA

25


FGF -23

26

FITC

27
28

GFR
HIV

29
30

HA
HDL- c

31
32
33
34
35
36

HD
HDF
HHTT
HHTTr
HST

HLA

37

HR

STT Phần viết tắt
38

HPLC

39

IVSTd

40

IVIG

41

KDOQI

42

KDIGO

43

LC- MS


Phần viết đầy đủ
tiếng Anh

Phần viết tiếng Việt

Đái tháo đường
End-Stage Renal Disease
Bệnh thận giai đoạn cuối
Ejection Fraction
Phân xuất tống máu
Enzyme-Linked
Miễn dịch hấp thụ liên kết
Immunosorbent
enzyme
Food
and
Drug Cục quản lý thực phẩm và
Adminitration
dược phẩm Hoa Kỳ
Fibroblast growth factor Yếu tố tăng trưởng nguyên
23
bào sợi 23
Fluorescein5Isothiocyanate
Glomerular filtration rate
Mức lọc cầu thận
Human Immunodeficiency Vi rút gây suy giảm miễn
virus
dịch ở người
Huyết áp

High density lipoprotein Cholesterol trọng lượng
cholesterol
phân tử cao
Hemodialysis
Thẩm tách máu
Hemodiafiltrattion
Thẩm tách siêu lọc
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Huyết sắc tố
Human Leukocyte Antigen Kháng nguyên bạch cầu
người
Hazard Ratio
Tỉ số rủi ro
Phần viết đầy đủ
tiếng Anh
High- performance liquid
chromatography
Interventricular
Septal
Thichness diastolic
Intravenous
immune
globulin
Kiney Disease Outcomes
Quality Initiative
Kidney Disease Improving
Global Outcome
Liquid chromatographymass spectrometry


Phần viết tiếng Việt
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Độ dày vách liên thất tâm
trương
Globulin miễn dịch dạng
tiêm
Hội đồng lượng giá hậu quả
bệnh thận
Hội đồng cải thiện toàn cầu
về bệnh thận
Sắc ký lỏng khối phổ


xii


xiii
STT Phần viết tắt
54

NKF

55
56
57
58

NOS
NO
PĐTTT

PRMTs

59

PWTd

60
62

RLLP
SDMA

63
64
65
66
67
68
69
70
71
72

STM
TALĐMP
TG
TNF
TTNTTD
THA
TPPM

VCTM
VBTM
WHO

73
74
75

WHR
XVĐM
YTNCTM

Phần viết đầy đủ
Phần viết tiếng Việt
tiếng Anh
National
Kidney Hội thận học Hoa Kỳ
Foundation
Nitric Oxide Synthase
Nitric Oxide Synthase
Nitric Oxide
Nitric Oxide
Phì đại tâm thất trái
Protein
Arginine Enzyme Protein Arginine
Methyltransferase
Methyltransferase
Posterior wall thickness at Bề dày cuối tâm trương của
end diastole)
thành sau thất trái

Rối loạn lipid máu
Symmetric
Symmetric
Dimethylarginine
Dimethylarginine
Suy thận mạn
Tăng áp lực động mạch phổi
Trigelyceride
Triglyceride
Tumor necrosis factor
Yếu tố hoại tử khối u
Thể tích nước tiểu tồn dư
Tăng huyết áp
Thẩm phân phúc mạc
Viêm cầu thận mạn
Viêm bể thận mạn
World
Health Tổ chức y tế Thế giới
Organization
Waist-Hip Ratio
Tỷ lệ vịng eo/hơng
Xơ vữa động mạch
Yếu tố nguy cơ tim mạch


xiv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng


Trang

Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 3.20. Liên quan nồng độ ADMA huyết tương với một số yếu tố
Bảng 3.29. So sánh tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch
Bảng 3.30. So sánh một số chỉ số siêu âm Doppler tim
Bảng

Tên bảng

Bảng 3.31. So sánh nồng độ ADMA huyết tương

Trang


xv
DANH MỤC CÁC HÌNH


xvi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối (BTMTGĐC) ngày càng gia tăng là
vấn đề sức khỏe toàn cầu và gánh nặng cho ngành y tế ở nhiều quốc gia, đặc
biệt là tại các nước có nguồn lực thấp. Tính đến năm 2017 trên tồn thế giới

có 9,1% (697,6 triệu người) dân số mắc BTMTGĐC, trong đó gần 1/3 số ca là
từ Trung Quốc (132,3 triệu người), Ấn Độ (115,1 triệu người) [1]. Bệnh nhân
BTMTGĐC đối mặt với tăng nguy cơ tử vong, chủ yếu là bệnh tim mạch. Các
báo cáo gần đây cho thấy bệnh nhân BTMTGĐC có nguy cơ tử vong do bệnh
lý tim mạch cao gấp 10-100 lần so với người khỏe mạnh bình thường [2]. Các
yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thừa
cân - béo phì, thiếu máu, viêm và tuổi cao được coi là những yếu tố dự báo
độc lập về bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân BTMTGĐC [3]. Số ca mắc
BTMTGĐC đã tăng tới 29,3% trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2017,
số ca tử vong trong năm 2017 ghi nhận là 1,2 triệu người đứng thứ mười hai
trong số các nguyên nhân gây chết trên thế giới. Trong đó 7,6% số ca tử vong
do bệnh lý tim mạch trên nền suy giảm chức năng thận, chiếm tới 4,6% là
BTMTGĐC [1].
Trong số các phương pháp điều trị BTMTGĐC, ghép thận là giải pháp
điều trị thay thế tối ưu nhất vì người bệnh có thể quay trở lại cuộc sống gần
như bình thường. Tuy nhiên, các biến chứng tim mạch trước ghép vẫn còn tồn
lưu và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân sau ghép thận
[4]. Trên thế giới tỷ lệ xuất hiện biến cố tim mạch ở bệnh nhân BTMTGĐC
được ghép thận là khoảng 3,5 – 5%, cao gấp 50 lần so với người bình thường
[5]. Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tồn tại từ thời điểm trước ghép
và bị tác động bởi việc dùng thuốc ức chế miễn dịch. Gần đây một số yếu tố
mới được cho là có liên quan đến biến cố tim mạch ở người bệnh sau ghép
thận như CRP, homocystein và asymmetric dimethylarginine (ADMA).


Nghiên cứu cho thấy nồng độ ADMA huyết tương của bệnh nhân mắc
BTMT cao gấp 1,13 -1,36 lần so với người khỏe mạnh bình thường và tăng
lên mức cao nhất ở giai đoạn BTMTGĐC [6], [7]. ADMA là chất ức chế tổng
hợp Nitric oxide (NO) - chất có tác dụng giãn mạch máu, nồng độ chất này tỷ
lệ nghịch với mức lọc cầu thận và liên quan đến các biến cố tim mạch ở người

bệnh cả trước và sau ghép thận [8]. ADMA được đào thải qua đường nước
tiểu và 80% được phân hủy bởi enzyme dimethylsulfide dehydrogenase
(DDHA) [9], [10]. Một số nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy sau ghép thận
nồng độ ADMA huyết tương bệnh nhân giảm đáng kể so với trước ghép như
các nghiên cứu tại Bỉ, Serbia, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ [11], [12], [13].
Nồng độ ADMA tăng cao có liên quan đến biến chứng tim mạch và
nguy cơ tử vong ở bệnh nhân BTMTGĐC cả trước và sau ghép thận. Do đó,
ADMA có thể là một yếu tố dự báo biến chứng tim mạch ở bệnh sau ghép
thận. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện có rất ít nghiên cứu về ADMA và biến
chứng tim mạch ở bệnh nhân sau ghép thận cũng như chưa có nghiên cứu về
mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch với ADMA. Do đó, chúng
tơi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch
và nồng độ asymmetric dimethylarginine huyết tương ở bệnh nhân ghép
thận” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch, một số chỉ số xơ vữa, nồng
độ asymmetric dimethylarginine huyết tương và mối liên quan với lâm
sàng, cận lâm sàng ở người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối
trước ghép thận.
2. Đánh giá biến đổi một số yếu tố nguy cơ tim mạch, các chỉ số xơ vữa
và nồng độ asymmetric dimethylarginine huyết tương ở người bệnh sau
ghép thận 6 tháng.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.

YẾU TỐ NGUY CƠ, BIẾN CHỨNG TIM MẠCH VÀ ĐIỀU TRỊ

BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI BẰNG GHÉP THẬN

1.1.1. Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối
Theo NKF-KDOQI (Kiney Disease Outcomes Quality Initiative) của
Hội thận học Hoa Kỳ - 2012, bệnh thận được coi là mạn tính khi có 1 trong 2
tiêu chuẩn sau [14]:
- Tổn thương thận về cấu trúc và chức năng thận, có hoặc khơng làm
giảm mức lọc cầu thận (MLCT) > 3 tháng.
- MLCT giảm < 60 ml/phút/1,73 m2 liên tục trên 3 tháng, có thể có hoặc
khơng có tổn thương cấu trúc thận đi kèm.
Bệnh thận mạn tính (BTMT) được phân chia thành năm giai đoạn dựa
theo sự suy giảm của mức lọc cầu thận (Bảng 1.1) .
Bảng 1.1 Phân chia giai đoạn BTMT của KDIGO-2012
Giai đoạn
Đánh giá
MLCT (ml/phút/1,73 m2)
1
Thận có tổn thương với MLCT
≥ 90
2
3a
3b

bình thường hoặc tăng
Chức năng thận giảm nhẹ
Chức năng thận giảm trung bình
Chức năng thận giảm vừa đến

60 – 89
45 – 59
30 – 44


4
5

nặng
Chức năng thận giảm nặng
Chức năng thận giảm rất nặng

15 –29
< 15

* Nguồn: KDIGO 2012 [14]

Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối (BTMTGĐC) là giai đoạn tiến triển
nặng nhất của bệnh thận mạn tính, tương ứng với mức độ tiến triển bệnh thận
mạn tính ở giai đoạn 5 (theo mức phân loại của Hội thận học Hoa Kỳ) với
mức lọc cầu thận < 15 ml/phút/1,73 m2 hoặc bệnh nhân lọc máu.


1.1.2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính
Năm 2003, Hội tim mạch học và Hội thận học Hoa Kỳ đã xác định các
YTNCTM ở bệnh thận mạn tính như sau:
Bảng 1.2. Các YTNCTM ở người bệnh mắc bệnh thận mạn tính
YTNCTM truyền thống
Tuổi già
Giới tính nam
Tăng huyết áp
Tăng LDL- c
Giảm HDL- c
Đái tháo đường
Hút thuốc lá

Lười vận động
Phụ nữ mãn kinh
Tiền sử gia đình bị bệnh tim

YTNCTM khơng truyền thống
Albumin niệu
Homocystein
Lipoprotein (a) và các đồng phân
Các mảnh Lipoprotein
Thiếu máu
Bất thường chuyển hóa Canxi/phốt pho
Q tải dịch
Mất cân bằng điện giải
Stress oxy hóa
Tình trạng viêm (protein C phản ứng:

mạch
Phì đại thất trái

CRP)
Suy dinh dưỡng
Các yếu tố tắc mạch
Rối loạn giấc ngủ
Thay đổi cân bằng nitric oxide/nội môi
* Nguồn: Sarnak M. J. và cộng sự (2003)[15]

- Các yếu tố nguy cơ truyền thống [16]
+ Tăng huyết áp: tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ gây tử
vong ở bệnh nhân BTMT. THA tâm thu dự báo tăng nguy cơ tử vong muộn
và THA tâm trương thấp dự báo nguy cơ tử vong sớm [16]. BTMT vừa là

nguyên nhân thường gặp của THA và cũng là một biến chứng của THA
khơng kiểm sốt được. Sự tương tác giữa THA và BTMT rất phức tạp và làm
tăng nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch và đột quỵ não. Một nghiên cứu gần
3.000 người mắc bệnh thận tại Trung Quốc cho kết quả: 78,3% có THA, cao
hơn rất nhiều so với tỷ lệ THA ở dân số nói chung. THA ở bệnh nhân BTMT
cũng khó kiểm soát hơn, THA kháng trị nhiều hơn so với bệnh nhân khơng có
BTMT [17].



×