Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Văn hóa thụy điển và văn hóa doanh nghiệp ikea

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.74 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế
--------------
-

BÀI TẬP NHÓM 8

QUẢN TRỊ QUỐC TẾ:
QUẢN TRỊ ĐA VĂN HĨA HÀNH VI
Đề tài lựa chọn:
“Văn hóa Thụy Điển và Văn hóa doanh nghiệp IKEA.”

Lớp học phần: Quản trị quốc tế:
Quản trị đa văn hóa hành vi (221)_01
Giảng viên: PGS.TS. Tạ Văn Lợi

Hà Nội – 2022


MỤC LỤC
I.Văn hóa của Thụy Điển..............................................................................................1
1.Các thành tố văn hóa Thụy Điển...........................................................................1
2.Văn hóa Thụy Điển theo lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede....................1
2.1.Khoảng cách quyền lực (PDI)..........................................................................2
2.2.Chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể (IDV)................................................2
2.3.Chỉ từ chối bất trắc (UAI)................................................................................2
2.4.Tính nam và tính nữ (MAS).............................................................................2
2.5.Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO)....................................2
2.6.Tự thỏa mãn và tự kiềm chế (IND)..................................................................2
II.Văn hóa doanh nghiệp Thụy Điển - IKEA..............................................................3
1.Giới thiệu về IKEA..................................................................................................3


2.Tìm hiểu văn hóa của IKEA...................................................................................3
3.Điều nên làm và nên tránh khi làm việc tại IKEA...............................................4
III.Đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp Việt Nam....................................................4
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................6


I.Văn hóa của Thụy Điển
1.Các thành tố văn hóa Thụy Điển
Vương quốc Thụy Điển được biết đến như một trong những nền kinh tế phát triển
hàng đầu thế giới với điều kiện sống vô cùng đáng ngưỡng mộ. Người Thụy Điển thường
hay được xếp hạng là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới nhờ vào nguyên tắc
“Lagom” của họ. Đây là một quốc gia đa văn hóa, vậy điều gì làm nên một Thụy Điển đặc
sắc và độc đáo đến vậy?
Bàn về ngôn ngữ, người Thụy Điển nói tiếng Thụy Điển (svenska) là chính. Bên cạnh
đó, họ còn sử dụng nhiều ngoại ngữ khác, phổ biến nhất là tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Tây
Ban Nha. Theo thống kê cho thấy, Thụy Điển là đất nước vô thần nhất thế giới, tuy nhiên vẫn
tồn tại các tôn giáo như Giáo hội Luther, một số theo Hồi giáo và Công giáo La Mã. Ngày
nay, Thụy Điển là một quốc gia quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị và một nền kinh tế
phát triển.
Một điều thú vị khác bạn sẽ nhận thấy là người Thụy Điển rất chú ý đến cách ăn mặc,
họ thường mặc trang phục đẹp theo sở thích cá nhân mà khơng quan tâm ánh nhìn từ người
khác. Đặc điểm của những bộ trang phục này thường là đơn giản, đi với những gam màu trầm
nhưng vẫn tôn lên vẻ vừa cổ điển, vừa hiện đại.
Trong văn hóa giao tiếp, người Thụy Điển được đánh giá là rất lịch
thiệp, họ vô cùng khiêm tốn và khơng nói nhiều về bản thân. Họ khơng gị
bó quá lễ nghi nhưng phải hạn chế tối đa sự động chạm trực tiếp như vỗ
vai, vỗ lưng, vòng tay hoặc chồng cổ ơm đối phương. Bên cạnh đó, người
Thụy Điển đề cao sự đúng giờ, bất kể bạn được mời làm gì, hãy chắc chắn bạn đúng giờ
nhưng khơng quá sớm. Và một điều đặc biệt ở quốc gia này đó là văn hóa xếp hàng, mọi
người nghiêm túc và tự nguyện xếp hàng ở mọi nơi, ngay cả khi chỉ có 2 người.

Đối với giáo dục, học sinh nơi đây được khuyến khích tự lập và triển khai kế hoạch
học tập của riêng mình. Khi lên 6 tuổi, các em đã bắt đầu làm việc nhóm để rèn luyện nề nếp
dân chủ, quan tâm bạn bè và biết hợp tác với nhau cùng học hỏi. Các chiến lược giảng dạy sẽ
theo chủ thuyết xây dựng kiến thức đóng góp nhằm phát huy sự tìm tịi, sáng tạo của học
sinh. Ở các trường trung học thậm chí cịn khơng có chng reo báo hiệu giờ học mà để các
em tự giác.
2.Văn hóa Thụy Điển theo lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede

Bảng điểm cho 6 chiều văn hóa của Việt Nam và Thụy Điển theo phương pháp Hofstede
70

80

78

71
53

60
40
20

31

40
20

29

30


57
35

5

0

Thụy Điển

Việt Nam

1


Nguồn: Hofstede insights

2.1.Khoảng cách quyền lực (PDI)
Với điểm số 31/100, Thụy Điển có khoảng cách quyền lực thấp, người dân độc lập và
bình đẳng với nhau. Ở các cơng ty Thụy Điển, các nhà quản lý dựa vào kỹ năng của nhân
viên và thường xuyên trao quyền cho họ để họ cố gắng, tự đưa ra quyết định. Hệ thống phân
cấp tại cơng ty chỉ vì sự thuận tiện và khơng có gì ngạc nhiên khi thấy một người lao động
Thụy Điển nói chuyện một cách thân mật với các nhà quản lý.
2.2.Chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể (IDV)
Thụy Điển là một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân với 71/100 điểm. Trong công ty, nhân
viên luôn cố gắng làm hết sức mình để đóng góp khả năng, trong khi đó, các giám đốc điều
hành cũng khơng ngừng nỗ lực vì nhân viên của họ. Việc tuyển dụng và thăng tiến trong
tương lai phụ thuộc rất nhiều vào thành tích của các cá nhân trong q trình làm việc. Là một
xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, người dân Thụy Điển yêu thích sự riêng tư cả trong cuộc sống
cá nhân và cơng việc, chính vì thế, họ cũng rất hiếm khi mời ai đó đến nhà chơi.

2.3.Chỉ số từ chối bất trắc (UAI)
Văn hóa Thụy Điển có 29/100 điểm từ khía cạnh này, có nghĩa là người Thụy Điển nói
chung có khả năng sẵn sàng chấp nhận và đương đầu với những rủi ro. Họ không quá lo lắng
khi làm điều gì họ cho là phải, miễn là họ cố gắng hết sức.
2.4.Tính nam và tính nữ (MAS)
Ở khía cạnh này, Thụy Điển có 5/100 điểm, nghĩa là xã hội Thụy Điển là một xã hội
mang “tính Nữ”. Mọi người sống khá nhẹ nhàng, ít nóng giận, luôn thấu hiểu nhau, không
quá cạnh tranh gay gắt và không khoe khoang bản thân. Tại đây, sự cân bằng giữa công việc
và cuộc sống cá nhân là điều cần thiết, mọi người đạt được thành công trong công việc nhưng
đồng thời đảm bảo rằng họ có đủ thời gian cho bản thân và gia đình. Người Thụy Điển có rất
nhiều ngày lễ quốc gia trong năm và họ thường không làm việc trong những ngày lễ này. Bên
cạnh đó, họ cịn có những ngày phép có lương để ở cạnh bên cha mẹ, và tích cực tham gia
vào q trình ni dạy con cái.
2.5.Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO)
Với 53/100 điểm về khía cạnh này, Thụy Điển được coi là một xã hội có định hướng
dài hạn, nhưng không quá rõ nét, nhiều người có định hướng ngắn hạn. Người Thụy Điển cố
gắng kiếm tiến để chăm lo đủ đầy cuộc sống gia đình, nhưng lại dùng nhiều thời gian để tận
hưởng cuộc sống hơn là lao ra đi kiếm tiền và dành dụm cho tương lai sau này. Họ có quan
điểm coi giáo dục là cách chuẩn bị chính cho những khó khăn trong tương lai hơn là những
truyền thống cũ. Vì vậy, ở Thụy Điển giáo dục trong các trường phổ thông và hầu hết các
trường đại học là miễn phí. Đồng thời, những người Thụy Điển với lối suy nghĩ chuẩn mực
tôn trọng truyền thống, đặc biệt là trong các ngày lễ quốc gia.
2.6.Tự thỏa mãn và tự kiềm chế (IND)
Thụy Điển với 78/100 điểm trên khía cạnh này là một xã hội thuần túy tự thỏa mãn.
Mặc dù người Thụy Điển yêu thích sự riêng tư của họ, nhưng họ không bỏ lỡ cơ hội tổ chức
các kỳ nghỉ, lễ hội và tiệc tùng. Đây là lý do tại sao người dân Thụy Điển có rất nhiều ngày lễ
và lễ hội. Ở Thụy Điển, đối với người dân, mong muốn và nhu cầu của họ là tối quan trọng.

2



Nếu họ muốn làm điều gì đó, họ sẽ khơng xem xét ý kiến của mọi người, họ chỉ làm theo ý
mình.
II.Văn hóa doanh nghiệp Thụy Điển - IKEA
1.Giới thiệu về IKEA
IKEA là một doanh nghiệp tư nhân được thành
lập tại Thuỵ Điển vào năm 1943. Hiện nay, đây là tập
đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới; chuyên về thiết
kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà ở.
Người sáng lập IKEA là Feodor Ingvar
Kamprad (1926 – 2018). Ông được biết đến là một ông
trùm kinh doanh tỷ phú người Thụy Điển bén duyên với
nghề kinh doanh từ khi mới chỉ còn là một cậu bé 5 tuổi.
2.Tìm hiểu văn hóa của IKEA
Văn hóa IKEA có tính cộng hưởng với nhiều người, liên
kết chặt chẽ với tính đơn giản và chân chất của người Thụy
Điển. IKEA thiết kế các tịa nhà của mình với hai tông màu
màu xanh dương và vàng trông giống như các lá cờ của
Thụy Điển, rất dễ nhận biết và tạo ra sự gần gũi nhất định;
các sản phẩm của IKEA được đặt tên Bắc Âu với giá cả rất
hợp lý. Điều này đã thu hút khách hàng thường xuyên
muốn quay lại để được trải nghiệm một văn hóa IKEA độc
đáo.
IKEA hoạt động với triết lí “To create a better everyday life for the many people”,
luôn mong muốn mang đến cho khách hàng một cuộc sống bền vững hơn trong chính ngơi
nhà của mình. Ý tưởng kinh doanh của IKEA được thể hiện là “To offer a wide range of
well-designed, functional home furnishing products at prices so low that as many people as
possible will be able to afford them.” IKEA sẽ cố gắng tạo ra những sản phẩm có thiết kế
đẹp, hữu dụng, bền vững, chất lượng tốt và giá thành phải chăng. IKEA được thành lập khi
Thụy Điển đang chuyển sang một thể chế xã hội mà người giàu và người nghèo được đối xử

như nhau và nhu cầu của họ đều được chú ý đến. Đây là một nhân tố quan trọng tác động đến
ý tưởng kinh doanh của IKEA. Các dòng sản phẩm được tạo ra với tiêu chí thân thiện với
khách hàng, thậm chí là quan tâm đến nhu cầu thường ngày trong cuộc sống của mọi thành
viên trong gia đình. IKEA gọi nó là “Democractic Design”, bởi lẽ họ tin rằng nội thất tốt là
giành cho tất cả mọi người.
Để duy trì được triết lí và ý tưởng kinh doanh của mình, IKEA th những người
"“đồng nghiệp" biết hỗ trợ nhau và làm việc nhóm tốt hơn. Kamprad coi trọng sự tương tác
giữa người với người, ơng cho rằng “tình cảm và kinh doanh không thể loại trừ nhau”.
Kamprad đã xây dựng nên một triết lý cộng sự, đó là chủ trương xây dựng một tổ chức
không phân cấp, không quan liêu, tất cả nhân viên của IKEA đều là cộng sự của nhau (Coworkers). Điều này đã phá vỡ sự ngăn cách, tạo ra mơi trường làm việc bình đẳng giúp mọi
3


người hỗ trợ nhau làm việc nhóm tốt hơn, nó tạo ra sức mạnh làm việc và sự sáng tạo tập thể
vô cùng lớn. IKEA là một môi trường làm việc ln có sự tơn trọng đồng nghiệp và quan
điểm của họ, do vậy, bất kỳ ai cũng đều có thể đưa ra giải pháp và ý tưởng cho sản phẩm
mới. Khi giải quyết vấn đề, tính đơn giản là một phần trong văn hóa của cơng ty, nhằm tránh
sự phức tạp, rắc rối làm cho khối lượng công việc tăng lên.
IKEA lập ra các mục tiêu chung cho cả cơng ty để mọi người có chí hướng phấn đấu,
trong khi các đồng nghiệp làm việc không mệt mỏi để thực hiện chúng. Kamprad cũng luôn
nhắc nhở cho nhân viên ý thức được tầm quan trọng của yếu tố chi phí, để họ khơng ngừng
cải tiến các quy trình sản xuất, mua sắm một cách thông thái hay đi lại tiết kiệm. Cách quản
lý này của ông đã tác động trực tiếp đến quan điểm và cách làm việc của tồn bộ nhân viên
trong cơng ty, buộc họ phải khơng ngừng sáng tạo, suy ngẫm để tìm ra những cách làm hiệu
quả nhất đồng thời tiết kiệm chi phí nhất.
Điểm mạnh của IKEA chính là nguồn nhân sự vơ cùng thân thiết, gắn bó và tận tâm
với cơng ty. Kamprad luôn tin tưởng tuyệt đối những người cộng sự của mình và lãnh đạo
bằng hành động cụ thể, tận tay làm từ việc nhỏ đến việc lớn khi cần, đây gọi là tuần lễ không
bàn giấy (Antibureaucracy Weeks), mà thời gian này, tất cả các nhà quản lý đều sẽ làm việc
tại cửa hàng. Điều này càng củng cố thêm lực lương lao động vững mạnh cho IKEA về tổng

thể và góp phần làm nên sự thành cơng của IKEA.
Ta thấy rằng IKEA đang hướng tới “Văn hóa tên lửa điều khiển” – văn hóa bắt
nguồn từ cơ quan hàng khơng vũ trụ Mỹ NASA và được nhiều tập đồn lớn trên thế giới áp
dụng.
3.Điều nên làm và nên tránh khi làm việc tại IKEA
Giả sử nếu bạn muốn được trở thành một nhân viên của IKEA, bạn cần cố gắng,
không ngừng học hỏi, sáng tạo và linh hoạt, đồng thời phải biết cách lắng nghe, tôn trọng
đồng nghiệp. Khi đi làm, bạn nên ưu tiên mặc những trang phục đơn giản, cư xử nhẹ nhàng
và biết quan tâm, hợp tác cùng các thành viên khác. Đặc biệt, bạn cần phải tiết kiệm và đảm
bảo giữ gìn vệ sinh chung, điều này chính là thể hiện sự tơn trọng tập thể, tơn trọng cơng ty.
Bên cạnh đó, dù muốn hịa nhập với mọi người thì bạn cũng khơng nên tiếp xúc quá
gần gũi hay trực tiếp với đồng nghiệp. Thật là khiếm nhã nếu như bạn vừa nói vừa cười, ôm
vai bá cổ hay vỗ vào lưng người khác. Văn hóa IKEA nói riêng, cũng như văn hóa Thụy Điển
nói chung đều đề cao sự đúng giờ. Để nhận được sự tín nhiệm và tơn trọng từ đồng nghiệp, từ
cấp trên, điều đầu tiên bạn cần làm là không đến trễ, tuy nhiên cũng không cần đến quá sớm.
Trong trường hợp bạn bị trễ giờ và đang vội, bạn cũng không nên chen lấn. Điều này sẽ làm
bạn trở thành tâm điểm chú ý cùng những ánh nhìn khơng mấy thiện cảm.
III.Đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp Việt Nam
Văn hóa dân tộc Việt Nam có các đặc điểm nổi bật như cần cù, chăm chỉ, u hịa
bình, hịa đồng. Người Việt Nam có ý chí phấn đấu, tự cường tự lực, vượt qua khó khăn để
vươn lên. Điểm này khá giống với văn hóa IKEA của người Thụy Điển. Đây là những ưu
điểm mà văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam cần được phát huy nhằm thúc đẩy năng lực,
năng suất làm việc của nhân viên, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn những mặt hạn chế. Đa số doanh
nghiệp xây dựng văn hóa nhưng phần lớn mới dừng lại ở phong trào, nghi lễ. Các giá trị, yếu
4


tố quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp như thái độ, trách nhiệm, niềm tin, tiêu chuẩn
còn chưa được chú trọng nhiều. Đồng thời, người Việt vẫn còn tư tưởng ngại thay đổi, không

dám đổi mới. Điều này gây ảnh hưởng khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, cản
trở doanh nghiệp hội nhập và thích nghi với mơi trường kinh doanh tồn cầu. Do đó, các
doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng riêng cho doanh nghiệp mình văn hóa kinh doanh
riêng, thống nhất, đồng bộ, chun nghiệp.
Để theo đuổi được bước chân thành công của IKEA, các doanh nghiệp Việt Nam có
thể tiếp thu một số văn hóa dưới đây:
Thứ nhất, người Việt nên đề cao văn hóa đúng giờ và văn hóa xếp hàng giống với văn
hóa IKEA. Những cuộc gặp gỡ đúng giờ sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, các đối tác, cũng như
các nhân tiết kiệm thời gian, giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả hoạt động. Cịn văn
hóa xếp hàng sẽ giúp mọi người trở nên chuyên nghiệp hơn, thanh lịch hơn, tạo nên một
không gian doanh nghiệp văn minh và lịch sự.
Thứ hai, doanh nghiệp Việt nên tiếp thu và học hỏi chủ trương của IKEA, đó là xây
dựng một tổ chức không phân cấp, không quan liêu, tất cả nhân viên đều là cộng sự của nhau,
tạo môi trường làm việc bình đẳng, hỗ trợ lẫn nhau. Điều đó tạo ra sức mạnh làm việc và sự
sáng tạo tập thể vô cùng lớn.
Thứ ba, môi trường làm việc tại IKEA luôn tôn trọng đồng nghiệp và quan điểm của
họ. Bất kì thành viên nào cũng đều có thể đưa ra những giải pháp và ý tưởng sản phẩm mới.
Thay vì tính rụt rè khơng dám phát biểu, mỗi nhân viên trong doanh nghiệp Việt nên tự tin
hơn, đồng thời, với vai trò là những người đồng nghiệp, chúng ta cũng cần biết lắng nghe
nhiều hơn để tạo nên một môi trường làm việc văn minh và thấu hiểu.
Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam đa số có tính cẩn trọng. Nhìn chung cả người lao
động lẫn chủ doanh nghiệp đều ưa tính ổn định. Họ khơng thích những giao kèo có rủi ro cao,
ngay cả khi chúng mang lại lợi nhuận cao. Trái lại, IKEA luôn thúc đẩy các đồng nghiệp tìm
kiếm các cách thức sáng tạo hơn. Và mọi thành viên luôn không ngừng sáng tạo, đổi mới để
thích nghi với mơi trường kinh doanh đầy biến động. Các doanh nghiệp Việt Nam nên học
tập điều này ở IKEA.
Thứ năm, để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, doanh nghiệp Việt Nam nên
học hỏi IKEA ở chỗ luôn chú trọng trách nhiệm xã hội, các chuẩn mực đạo đức văn hóa, hài
hịa giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Các hoạt động bảo vệ mơi trường, giúp đỡ
người khó khăn, u thương, đùm bọc đồng bào dân tộc,… là những hành động đầy tính nhân

văn, được đề cao, góp phần giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cũng như mở
rộng mối quan hệ hợp tác với đối tác dễ dàng hơn.
Không một doanh nghiệp nào có được sự thành cơng mà khơng có nỗ lực, và IKEA
khơng phải là ngoại lệ. Chính vì thế, để nền kinh tế Việt Nam nói chung nhanh tiến bộ hơn
thì mỗi doanh nghiệp Việt đóng vai trị là những phần tử khơng thể thiếu được phải không
ngừng học hỏi điều hay ý đẹp của các doanh nghiệp khác, các nền văn hóa khác nhằm cải
thiện dần dần và nâng cao chất lượng nguồn lực của mình.

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />10. />
6



×