Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận cao học các yếu tố rào cản ảnh hướng đến việc học online của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền trong bối cảnh đại dịch covid 19 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.7 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Covid-19 là một thực tế khốc liệt. Ảnh hưởng của nó từng ngày từng
giờ đã thay đổi mạnh mẽ, rộng lớn và sâu sắc đến đời sống con người trên
tồn cầu, khơng phân biệt giàu nghèo, quan chức hay dân thường, sắc tộc hay
tơn giáo. Trong đó hệ thống giáo dục đã bị ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Trong một báo cáo vào tháng 8/2020, Tổ chức Liên hợp quốc nhận
định: Đại dịch Covid – 19 đã tạo ra sự gián đoạn hệ thống giáo dục lớn nhất
trong lịch sử, ảnh hưởng đến gần 1,6 tỷ người học ở hơn 190 quốc gia và tất
cả các quốc gia. Việc đóng cửa trường học và các cơ sở học tập khác đã ảnh
hưởng đến 94% số sinh viên trên thế giới, con số này tương đương đến 99% ở
các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp [18]. Tại Việt Nam, hơn 1.7 triệu
sinh viên không thể học tập trung trong bối cảnh giãn cách xã hội. Để người
học có thể “dừng đến trường nhưng khơng dừng học”, các trường đại học
Việt Nam đã và đang ứng phó với đại dịch theo nhiều cách khác nhau.
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch bệnh
COVID-19 ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước. Giống như các quốc gia
khác, đại dịch COVID-19 không chỉ tác động mạnh mẽ đến các hoạt động
kinh tế-xã hội, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục ở Việt Nam.
Cụ thể, vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 năm 2020 khi đợt dịch đầu tiên bùng
phát trong nước, tất cả các trường học buộc phải đóng của và tồn bộ học
sinh, sinh viên phải nghỉ học để phịng dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của
Chính phủ. Theo thống kê đến tháng 4/2020, tất cả 63 tỉnh, thành đã cho học
sinh, sinh viên nghỉ ở nhà [1]. Đến nay, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh,
Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần thực hiện các đợt giãn cách xã hội trên
phạm vi toàn tỉnh, thành phố hoặc thậm chí trên quy mơ tồn quốc. Trong bối
cảnh đó, nhằm phịng ngừa sự lây lan của dịch bệnh COVID-19; vừa duy trì
chất lượng dạy học và hồn thành chương trình đúng tiến độ, đảm bảo việc
học tập của học sinh, sinh viên; nhiều trường học đã áp dụng việc dạy học
1



bằng hình thức trực tuyến (online) đối với hầu hết các cấp học. Vì vậy nhóm
tập trung phân tích tổng quan các tài liện liên quan đến chủ đề “Ảnh hưởng
của đại dịch COVID 19 đến giáo dục”
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Các tài liệu nước ngoài
Giáo dục đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu
trên thế giới. Khi nghiên cứu về Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến giáo
dục tác giả Burgess & Sievertsen (2020) trong nghiên cứu “The impact of
COVID-19 on education” đã chỉ ra ảnh hưởng của Covid 19 tới hoạt động
giáo dục ở các góc độ thiệt hại về kĩ năng lĩnh hội được thông qua hoạt động
của nhà trường, thiệt hại dưới góc độ hoạt động đánh giá kết quả học tập
không đảm bảo và thiệt hại đối với khả năng kiếm việc đối với sinh viên tốt
nghiệp trong giai đoạn này [14].
Tổ chức Quality Service - QS (2020) với nghiên cứu “The impact of
the coronavirus on global higher education” khảo sát trực tuyến hơn 11000
sinh viên trên toàn thế giới, đã chỉ ra ảnh hưởng của dịch Covid 19 tới sinh
viên gồm việc phải thay đổi kế hoạch học tập đặc biệt là kế hoạch đi học ở
nước ngồi do việc đóng cửa trường học, các kì thi bị hỗn thậm chí là hủy,
kinh tế gia đình chịu thiệt hại sau dịch [17]. Ảnh hưởng này cũng là kết luận
từ nghiên cứu “The Impact of COVID-19 on Higher Education” của tổ chức
Art and Science khảo sát trên phạm vi toàn nước Mỹ. Bên cạnh việc thay đổi
kế hoạch học tập, việc các trường chuyển các khóa học sang đào tạo trực
tuyến cũng làm thay đổi thói quen học tập của sinh viên, và phần đông sinh
viên thích thú với các khóa học online. Kết quả nghiên cứu của QS qua khảo
sát 400 giảng viên cũng chỉ ra các ứng phó của các trường đại học trong bối
cảnh dịch Covid 19 gồm chuyển đổi sang hình thức dạy - học trực tuyến, thay
đổi kế hoạch năm học cũng như hình thức đánh giá và tuyển sinh. Ảnh hưởng
của dịch Covid đến hoạt động của các trường cũng được nêu ra trong đánh
2



giá, cụ thể là quy mô tuyển sinh của các nhà trường, các vấn đề liên quan đến
hoạt động dạy - học trực tuyến [14].
Bên cạnh ảnh hưởng thì Các nghiên cứu về rào cản cũng đã được các
nhà nghiên cứu phân tích cụ thể. Theo Mungania rào cản học trực tuyến là
những trở ngại gặp phải trong quá trình học online (khi bắt đầu, trong quá
trình và khi đã hồn thành khóa đào tạo) có thể tác động tiêu cực đến trải
nghiệm học tập của người học [16] . Như vậy, việc xác định những khó khăn
và rào cản của sinh viên trong quá trình học trực tuyến là vơ cùng cần thiết.
Trong thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đưa ra các yếu tố ảnh
hưởng đến việc học trực tuyến của người học. Chẳng hạn như nghiên cứu của
Renu Balakrishnan và cộng sự đã chỉ ra 4 rào cản liên quan đến tâm lý, kinh
tế, xã hội, kỹ thuật [18] khi đó, nghiên cứu của Wong đã đưa ra một số hạn
chế của chương trình học đó là: “Hạn chế về cơng nghệ, các hạn chế liên
quan đến cá nhân người học và các hạn chế khác. Đối với cá nhân người
học, việc sử dụng các cơng nghệ mới có thể là một bất lợi hoặc rào cản trong
chương trình học online. Việc thiếu thơng tin, kỹ năng giao tiếp và cơng nghệ
có thể là rào cản đối với chương trình học online vì người học có thể cảm
thấy thất vọng từ mơi trường học tập độc đáo này”.
Qua đó chúng ta có thể thấy các nhà nghiên cứu nước ngồi đã tập
trung phân tích 2 nội dung lớn liên quan đến vấn đề giáo dục là: các yếu tố
ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 và các yếu tố rào cản đến vấn đề học tập
trực tuyến.
2. Tài liệu Việt Nam
2.1 Hướng nghiên cứu tác động của đại dịch COVID 19 tới vấn đề
giáo dục của các trường đại học nói chung
Tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID 19 đã thách thức hệ thống
giáo dục trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là các
trường đại học phải có những chuyển đổi để thích ứng để vừa hạn chế lây lan
3



dịch bệnh vừa đảm bảo được chất lượng học tập của sinh viên. Nhóm tác giả
Trần Thị Vân Hoa, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quỳnh Hoa (2020) với đề tài
“Đại dịch Covid 19: cơ hội và thách thức cho giáo dục đại học Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 274 đã cho chúng ta một cái nhìn tồn diện
và tổng thể về giáo dục của Việt Nam.Nghiên cứu thực hiện bằng khảo sát
nhanh trên Google doc từ 9-11/4/2020 với mẫu nghiên cứu là 826 bao gồm cả
cán bộ, giảng viên các trường đại học ở Việt Nam cho thấy dù gặp nhiều khó
khăn, song các trường đại học đã dần chủ động hơn trong việc vượt qua thách
thức với đại dịch Covid 19. 93.1% giảng viên các trường đại học cho biết
trường họ cho phép sinh viên không đến trường trong 2 tuần đầu tiên. Trong
đó có 52.7% trả lời là được nghỉ dạy và học hoàn toàn, 40.4% giảng viên
khẳng định thời gian này giảng viên được đào tạo về sử dụng phần mềm
trong giảng dạy trực tuyến còn sinh viên tiếp tục nghỉ học. Điều này cho thấy
ngay từ những ngày đầu xuất hiện dịch bệnh, một số trường đại học Việt Nam
dù bị động những đã bắt đầu chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng công nghệ
thông tin và đào tạo giảng viên để tổ chức cung cấp các giải pháp cho dạy và
học trực tuyến đảm bảo tiến độ học tập. Tuy nhiên nhóm các trường thuộc
khối ngành đào tạo sức khỏe và an ninh quốc phịng vẫn chiếm tỷ lệ cao
trong nhóm các trường vẫn tiếp tục cho sinh viên đi học tập trung và tham gia
vào lực lượng chống dịch lần lượt là 29.6% và 25%. 94.2% tại các cơ sở giáo
dục việc triển khai dạy học trực tuyến là bắt buộc. Phần mềm Microsoft
Teams được các giáo viên sử dụng nhiều nhất là 30.6%, tiếp theo là Zoom
với 27.4% lựa chọn. Các trường đại học cũng đã có sự đầu tư hạ tầng cơng
nghệ thơng tin khi có 69.1% giảng viên sử dụng các phần mềm bản quyền,
23.8% giảng viên sử dụng phần mềm miền phí, phần cịn lại là nhà trường hỗ
trợ tiền mua hoặc giảng viên tự mua. Trong nghiên cứu tác giả cũng chỉ ra
thêm những cơ hội và thách thức đối với các trường đại học khi triển khai
dạy học trực tuyến. Về cơ hội 77.9% giảng viên được khảo sát khẳng định

đại dịch COVID 19 đã đem lại cơ hội xóa bỏ ranh giởi về địa điểm học
4


tập. 77.2% giảng viên khẳng định cơ hội đổi mới phương pháp giảng dạy và
học. 77.3% giảng viên khẳng định họ có cơ hội nâng tầm kỹ năng sử dụng
cơng nghệ thông tin trong tổ chức giảng dạy đại học chính quy. Tuy nhiên
thách thức lớn đối với các trường đại học vần là vấn đề kinh phí khi có hơn
50% ý kiến khảo sát cho rằng trường thiếu vốn đề đầu tư cơ sơ hạ tầng công
nghệ thông tin phù hợp với trực tuyến. Gần 35% ý kiến khảo sát cho rằng
nguồn thu của trường có thể bị giảm trên 15% nếu dịch bệnh kéo dài đến hết
4 tháng [5]. Nghiên cứu đã cho chúng ta hình dung một bức tranh toàn diện
về giáo dục của Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 với những
cơ hội và thách thức đối với các cơ sở giáo dục đại học nhằm có những gợi ý
để giúp các cơ sỏ giáo dục đại học có đối sách để tồn tại và phát triển lâu dài.
Cơ hội và thách thức sẽ tùy theo mức độ thích ứng của các trường đại
học. Nghiên cứu về “Tác động của đại dịch Sars- Cov-2 đối với họa động
giáo dục tại trường đại học Trà Vinh” của tác giả Nguyễn Văn Nguyên
(2020) với số mẫu lớn hơn 2.055 sinh viên đã phân tích một bức tranh tổng
quát liên quan đến vấn đề học tập trực tuyến. Điện thoại thơng minh và máy
tính bảng là thiết bị được sinh viên sử dụng nhiều nhất để vào học trực tuyến
trong nghiên cứu này, chỉ có một số ít sinh viên sử dụng máy tính bàn và máy
tính xách tay để truy cập vào lớp học. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng chỉ
ra hầu hết các sinh viên đều gặp khó khăn trong việc nộp các bài tập, trong đó
rất cao là 273 phiếu, cao là 744 phiếu, trung bình là 690 phiếu, thấp là 398
phiếu, rất thấp là 59 phiếu [6]. Hầu hết các vấn đề phổ biến trong lớp học trực
tuyến là việc kết nối âm thanh/video và kết nối internet kém ảnh hưởng đến
quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên.
Đi sâu vào phân tích cụ thể các khó khăn khơng chỉ là chi phí về đầu tư
cơng nghệ hay là kết nối internet, tác giả Vũ Hữu Thành (2021) trong

nghiên cứu “Đa dạng hóa phương thức giảng dạy: cơ hội từ Covid 19 đã chỉ
ra 4 khó khăn cụ thể từ phía giáo viên, học sinh và chính cơng nghệ: (1)

5


nguồn phát video trực tuyến cần ổn định và có chất lượng hình ảnh tốt, (2)
giảng viên cần diễn đạt được thoải mái nội dung bài giảng như trên lớp, (3)
âm thanh khơng có tạp âm, (4) tương tác thoải mái với lớp học, (5) tạo ra bản
thu có chất lượng tốt. Từ đó tác giả cũng đề xuất 4 nhóm giải pháp để giải
quyết các khó khăn kể trên là: (1) giải pháp về phần cứng, (2) giải pháp về
phần mềm, (3) giải pháp về nền tảng trực tuyến và phát lại, (4) giải pháp về
kỹ thuật điều hành lớp học [9]. Như vậy qua đề tài dưới các tác động bất lợi
của Covid trong vấn đề học tập buộc các cá nhân cần có những giải pháp để
thích nghi và đảm bảo chất lượng học tập cho sinh viên. Tuy nhiên nghiên
cứu ở phạm vi nhỏ chỉ hướng đến giải quyết các tình huống cụ thể vì vậy nó
mang tính cá nhân hóa mà có thể khơng phù hợp cho số đơng. Hơn nữa đề tài
cũng chưa có những khảo sát cụ thể để đánh giá hiệu quả của phương pháp
này từ phái sinh viên hay học viên cao học. Hầu hết các giảng viên đều gặp
thách thức lớn khi đường truyền kết nối mạng không ổn định, sinh viên vùng
sâu vùng sa điều kiện kinh tế xã hội của gia đình cịn thấp nên khơng tham
gia đầy đủ được các lớp học. Ngồi ra đề tài cịn đề cập thêm đến vấn đề an
ninh mạng như vi rút, mất dữ liệu cá nhân, các mỗi đe dọa, tấn công... và sức
khỏe tinh thần của sinh viên khi tiếp xúc nhiều đến màn hình máy tính và các
thiết bị công nghệ đã làm hại đến đôi mắt và sức khỏe nói chung. Từ những
khó khăn đó đề tài đã đề cập những giải pháp khuyến nghị cụ thể để nâng cao
chất lượng dạy và học trực tuyến.
Qua các nghiên cứu chung về tác động của đại dịch COVID 19 chúng
ta có thể thấy chuyển từ hình thức học tập truyền thống sang hình thức trực
tuyến đã mang đến những cơ hội nhưng cũng khơng ít những thách thức khó

khăn cho nhà trường, giáo viên và chính bản thân sinh viên để có thể thích
nghi và mang lại hiệu quả học tập tốt nhất.

6


2.2 Hướng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành
vi, thái độ và sự hài lòng của sinh viên đối với phương thức giảng dạy trưc
tuyến
“COVID và hành vi học tập của sinh viên Việt Nam” của TS. Cao
Minh Trí và cộng sự (2021) qua khảo sát 600 sinh viên tại 3 trường đại học ở
thành phố Hồ Chí Minh đã xác định: Thơng tin dịch bệnh Covid 19 và Chính
sách của Nhà trường là hai nhân tố tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi
học tập của sinh viên trong thời điểm Covid 19 diễn biến phức tạp. Chính
sách giãn cách xã hội vì dịch Covid 19 đã khiến sinh viên phải làm quen với
phương thức học tập trực tuyến, thi trực tuyến hoặc có những trường hợp
phải hỗn lại những dự định học tập của sinh viên [12]. Kết quả nghiên cứu
còn cho thấy chính sách nhà trường có mức độ tác động khá lớn đối với biến
hành vi học tập của sinh viên. Trước với mức độ lây lan phức tạp của dịch
bệnh, ngành giáo dục cũng như các trường học đã có những thay đổi trong
chính sách học tập. Với những trường áp dụng phương pháp học trực tuyến,
sinh viên phải tập làm quen với những thay đổi trong chính sách học tập, như
sinh viên phải tập làm quen với cách thức giảng dạy và môi trường học tập
trực tuyến. Từ đó dẫn đến những phản ứng khác nhau trước những thay đổi
đó.
Đồn Thị Thanh Thúy (2021) trong nghiên cứu “Học tập trực tuyến
trong thời kỳ COVID 19- Nghiên cứu định của sinh viên đại học” đã xác định
hai nhân tố nhận thức rủi ro COVID 19 và nhận thức dễ sử dụng thơng quan
nhận thức sự hữu ích tác động đến ý định tham gia các khóa học trực tuyến
của sinh viên được. Khi sinh viên nghĩ rằng những người quan trọng như bạn

bè hay gia đình của mình tin ràng nên học trực tuyến nhờ sự tiện lời của nó
cũng như để tránh lây lan COVID 19 và nhiều loại virus khác, họ sẽ hình
thành ý định học trực tuyến mạnh mẽ hơn. Chính vì thế mà các sinh viên có
thể cảm nhận được mức độ hữu ích mà cơng nghệ có thể ảnh hưởng đến ý

7


định học trực tuyến của họ trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy tác động của nhận thức rủi ro COVID 19 lên nhận thức dễ sử dụng khá
là cao [10]. Như vậy ý định học trực tuyến của sinh viên bị tác động trực tiếp
và gián tiếp của chuẩn mực chủ quan, nhận thức rủi ro COVID-19, nhận thức
dễ sử dụng và nhận thức hữu ích.
Bên cạnh nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng về nhận thức, thái độ và
hành vi thì các nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên đã thu hút được sự
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Huỳnh Gia Xuyên, “Các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với phương thức giảng dạy kết
hợp trong thời gian dịch bệnh Covid 19”, với mẫu nghiên cứu là 182 sinh
viên hệ đại học chính quy trường Đại học Mở TP.HCM, đề tài hướng đến
phân tích và tìm ra 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh
viên đối với phương thức giảng dạy kết hợp trong thời gian dịch bệnh COVID
19 là phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy, đặc điểm của hệ thống học
tập kết hợp, cơ sở hạ tầng và cơng nghệ. Trong đó về cơng nghệ đa phần sinh
viên đều phản ánh những khó khăn mà họ gặp phải khi tham gia hình thức
học kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến trong thời gian dịch bệnh COVID
19 là: đường truyền Internet không ổn định, mất tập trung bị ảnh hưởng bởi
tiếng ồn xung quanh, cúp điện, máy tính bị hư,... [13]Tuy nhiên nghiên cứu
vẫn chưa phân tích sâu mà mới chỉ nêu ra được các yếu tố tác động như thế
nào đến mức độ hài lòng của sinh viên, yếu tố nào là tác động mạnh nhất?
5 nhân tố chính tác động tới sự hài lịng của sinh viên được sắp xếp

theo thứ tự giảm dần tầm quan trọng trong nghiên cứu “Nhân tố ảnh hướng
tới mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lương đào tạo trực tuyến tại
các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ COVID 19” của
TS. Nguyễn Hồng Sinh và Hồng Thị Hịa là: (1) Có trang thiết bị điện tử
riêng; (2) Có Internet hoặc 3G-4G ổn đinh, (3) Phương pháp học trực tuyến,
(4) Nội dung phù hợp với học trực tuyến, (5) Giảng viên tương tác với sinh

8


viên khi giảng bài. Kết quả nghiên cứu cung cáo một căn cứ khoa học thực
tiễn cho các nghiên cứu khóa về nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lịng của
sinh viên khu vực Thành phố Hồ Chí Minh trong đào tạo trực tuyến nói
chung và trong giai đoạn Covid 19 nói riêng [8]. Kết quả nghiên cứu là cơ sở
để tác giả sử dụng làm tư liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
Đối với sinh viên chuyên ngành Kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh qua
nghiên cứu 267 sinh viên cho thấy nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu
ích, chất lượng thơng tin, chất lượng hệ thống, giảng viên hướng dẫn, dịch vụ
hỗ trợ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực
đến sự hài lịng của người học đối với hình thức học tập trực tuyến. Trong đó
nhân tố nhận thức sự hữu ích có sự ảnh hưởng lớn nhất trong các nhân tố đưa
ra. Cụ thể người dùng quan tâm đến cách mà hệ thống học tập trực tuyến
cung cấp thông tin và lợi ích hay hiệu quả mà nó mang lại. Nhân tố có mức
độ ảnh hưởng lớn thứ hai là nhận thức kiểm soát hành vi. Trên thực tế khi
một sinh viên sử dụng dịch vụ học trực tuyến sẽ có những sự lo lắng về việc
tương tác, thao tác với máy tính và trang web học trực tuyến. Sự lo lắng càng
cao thì sinh viên càng khơng thể xử lý tốt các thông tin hay yêu cầu khi sử
dụng, nên việc sinh viên nhận thức được khả năng hành vi của mình hay sinh
viên tự tin trao đổi thơng tin, thao tác trên hệ thống sẽ tạo cho sinh viên thái
độ tích cực hơn đối với hệ thống học trực tuyến [3].

2.3 Hướng nghiên cứu về các yếu tố rào cản trong học tập trực tuyến
của sinh viên
TS. Nguyễn Thị Bích Trâm khi nghiên cứu về các “Rào cản của
chuyển đổi phương thức học tập chính quy thành trực tuyến trong đại dịch”
đã phân tích cụ thể các nhóm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trực
tuyến: (1) rào cản thuộc về công nghệ với các lỗi tải xuống, hệ thống trực
tuyến quá tải, sự cố cài đặt máy tính hoặc điện thoại khơng tương thích với
phần mềm học, sự cố không đăng nhập được, sự cố với âm thanh và video
9


như có hình mà khơng có tiếng... Thêm vào đó, khi khơng phải học tập trung,
các sinh viên thường có xu hướng về nhà ở các tỉnh thành vùng sâu, vùng xa
do đó các sự cố như mất điện, đường truyền Internet kém, chập chờn, không
ổn định ở các địa phương cũng là rào cản lớn đối với việc học trực tuyến. (2)
Rào cản liên quan đến môi trường học tập: Qua phỏng vấn, sinh viên nhận
thấy việc học trực tuyến rất dễ bị phân tâm bởi nhiều lý do, nhất là đến từ môi
trường xung quanh người học. Đầu tiên là bối cảnh xung quanh mỗi khi sinh
viên có giờ học trực tuyến. Môi trường là nhà riêng và các thành viên trong
gia đình cũng cùng thực hiện giãn cách xã hội nên khi học tập trực tuyến,
sinh viên không thể tập trung bởi tạp âm, tiếng ồn xung quanh từ các đoạn
hội thoại và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, tiếng xe cộ trên
đường, âm thanh phát ra các cơ sở sản xuất, làm việc lân cận. Thậm chí, mơi
trường xung quanh người học cịn tác động mạnh mẽ và ngăn cản tương tác
với giảng viên như: “thầy cô đặt câu hỏi mà em không dám bật mic do chỉ
toàn nghe tiếng khoan tường của hàng xóm”, “em khơng dám nói lớn vì bà
nội đang ngủ”…dẫn đến sinh viên bỏ qua các câu hỏi mang tính tương tác
của giảng viên hoặc tắt mic tránh việc cả lớp nghe thấy các tiếng tạp âm xung
quanh. (3) Rào cản liên quan đến khả năng tương tác khi học trực tuyến đã
làm hạn chế khả năng nay, đa số sinh viên vẫn ưu thích học tập trung tại lớp

học hơn để có thể tương tác thay vì khơng bật được mic hay phải gõ vào phần
chat mất nhiều thời gian, đôi lúc không đủ thời gian để trả lời câu hỏi của
thầy cô. (4) Rào cản liên quan đến thiết kế hoạt động giảng dạy khi
chương trình thiết kế cho các lớp đại học chính quy là học trực tiếp nên khi
chuyển đổi đã gây nên sự lúng túng, chưa thực sự thu hút được sinh viên. Đặc
biệt là một số hoạt động phổ biến trong lớp học thơng thường như thảo luận
nhóm, hoạt động đóng vai (role playing), quan sát phản ứng của người học
(observation) hay các chuyến đi thực địa (field trips) bị hạn chế trong bối
cảnh học trực tuyến. Thứ hai, bên cạnh những công cụ hỗ trợ việc học trực
tuyến như video clips, hình ảnh, bảng biểu, v.v, giọng nói, cách nói và bài
10


giảng định dạng PowerPoint của giảng viên vẫn là các cơng cụ chính trong
việc truyền tải bài giảng tuy nhiên thiết kế vẫn còn nhàm chán và nhiều chữ
nên chưa gây được sự chú ý đối với sinh viên [11]. Bài viết đã phân tích rất
chi tiết và cụ thể những rào cản ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh
viên, là tài liệu tham khảo rất hữu ích để các đề tài nghiên cứu phía sau có thể
đi sâu tìm hiểu và lý giải cụ thể hơn bên cạnh những khó khăn từ phía sinh
viên thì các khó khăn từ phía giáo viên và nhà trường để có một cái nhìn tồn
diện hơn về vấn đề.
Tác giả Đặng Thị Thúy Hiền và cộng sự cũng có một kết quả phát hiện
giống với TS Nguyễn Thị Bích Trâm khi rào cản về công nghệ và môi trường
lại một lần nữa được nêu ra. Tuy nhiên đề tài này với đối tượng là sinh viên
tại Khoa Du lich – Đại học Huế qua quá trình khảo sát 250 sinh viên tác giả
đã chỉ ra 4 nhóm chính trong việc học online của sinh viên Khoa Du lịch là
(1) Rào cản kinh tế, (2) Rào cản về sự tương tác, (3) Rào cản tâm lý và (4)
Rào cản về môi trường. Trong đó rào cản về sự tương tác và những rào cản
về môi trường là những rào cản lớn nhất. Hầu hết các sinh viên nhận xét là họ
muốn quay lại giảng đường sau khi kết thúc dịch Covid-19 và nếu tiếp tục

học online trong thời gian tiếp theo thì giảng viên nên tạo ra những bài giảng
thú vị và lơi cuốn hơn. Từ những kết quả đã phân tích, nghiên cứu đề xuất
một số biện pháp góp phần tháo dỡ những rào cản, khắc phục những trở ngại
mà sinh viên gặp phải trong quá trình học online [4].
Cũng quan tâm đến vấn đề khó khăn rào cản của sinh viên khi học trực
tuyến, tác giả Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trương Thị Xuân
Nhi đã đi sâu phân tích cụ thể hơn các yếu liên quan trực tiếp đến sinh viên.
Trong đó đề tài đã chỉ rõ yếu tố tâm lý, môi trường và phương tiện/thiết bị
học tập được xem là những nguyên nhân chính khiến cho việc học trực tuyến
của sinh viên gặp nhiều trở ngại. Cũng giống như tác giả Nguyễn Văn
Nguyện thì điện thoại di động là thiết bị học tập trực tuyến được sử dụng rộng

11


rãi và phổ biến hơn cả (chiếm 71%) vì tính tiện lợi của nó. Về các yếu tố chủ
quan gây khó khăn cho sinh viên thì 25% sinh viên cho rằng bản thân thiếu
kỹ năng tương tác với giảng viên và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị
công nghệ thơng tin cịn hạn chế chiếm 24%. Đáng chú ý tỷ lệ sinh viên có
tâm lý chán nản, khơng hứng thú với việc học trực tuyến chiếm đến 43%. Có
thể nói trạng thái tinh thần của sinh viên trong quá trình học cũng phản ánh
hiệu quả học tập trực tuyến. Bên cạnh đó cịn có các yếu tố khách quan: các
thiết bị và không gian học tập được xem là một trong những khó khăn lớn
nhất của sinh viên trong học tập trưc tuyến. Trong đó việc đường truyền mạng
khơng đổn định là khó khăn lớn nhất chiếm đến 65% mà như các nghiên cứu
phía trên cũng đã đề cập tới. Bên cạnh đó, những khó khăn khác về điều kiện
học tập như không gian địa điểm học tập bất lợi với tỷ lệ 31%; cũng như việc
khơng có hoặc phương tiện học tập không đảm bảo đã gây ảnh hưởng khơng
nhỏ đến q trình học tập trực tuyến của sinh viên (chiếm
24%). Ngoài ra, khi học tập tại nhà, có đến 29% sinh viên nhận định

rằng: “Bản thân bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh trong quá trình học
trực tuyến”. Có thể thấy rằng, sinh viên hiện đang chịu nhiều yếu tố tác động
chủ quan lẫn khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động học tập trực tuyến của
bản thân [2]. Tuy nhiên, nhìn chung, ngun nhân chính được chỉ ra là do vấn
đề kết nối internet, kỹ năng học tập và một số biểu hiện liên quan đến yếu tố
tâm lý trong quá trình học tập của sinh viên.
Như vậy các nghiên cứu đi trước đều cho rằng các yếu tố tác động đến
rào cản trong học tập của sinh viên sẽ bao gồm cả các yếu tố chủ quan và
khách quan. Yếu tố chủ quan là yếu tố về tâm lý và sự tương tác của sinh
viên là yếu tố chỉnh được chỉ ra trong các nghiên cứu, bên cạnh đó yếu tố về
mơi trường học tập, điều kiện kinh tế, thiết bị công nghệ, phương pháp giảng
dạy của thầy cô là những nhân tố khách quan.
3. Khoảng trống trong nghiên cứu.
12


Qua tổng quan nghiên cứu các tài liệu đi trước chúng ta có thể thấy vấn
đề “Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến giáo dục” thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đây là vấn đề mang tính
thời sự và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Các nghiên cứu về giáo dục cho
thấy thực trạng chuyển đổi hình thức từ truyền thống sang trực tuyến với
những khó khăn và thách thức. Sinh viên chính là đối tượng chính bị tác động
bởi sự thay đổi này. Các nghiên cứu hướng đến tìm hiểu tác động và các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng cũng như các rào cản mà sinh viên gặp phải
trong quá trình học tập trực tuyến. Tuy nhiên các nghiên cứu có thể hướng tới
khái quát rộng vấn đề hoặc chỉ đi sâu phân tích một vài khía cạnh nhỏ chủ
yếu dừng lại ở các bài báo nghiên cứu khoa học mà chưa có một đề tài nghiên
cứu cụ thể nào vì vậy tác giả đề xuất đề tài “Các yếu tố rào cản ảnh hưởng
đến việc học online của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong
bối cảnh đại dịch COVID 19 hiện nay” hướng đến một khách thể cụ thể là

sinh viên của Học viện Báo chí và Tun truyền- ngơi trường có bề dày lịch
sử 60 năm, là nơi đào tạo hàng đầu về lý luận, báo chí và truyền thơng. Sinh
viên ln năng động, nắm bắt và thích ứng nhanh với các thay đổi. Vậy với
sự năng động, sáng tạo, đa dạng những trải nghiệm thực tế trong quá trình
học của sinh viên sẽ có những thay đổi như thế nào khi học online? Sinh viên
gặp những khó khăn, rào cản gì khi học tập? Yếu tố nào là rào cản mạnh mẽ
nhất ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên?
4.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xác định những rào cản mà sinh viên của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền gặp phải trong q trình học online, từ đó đưa ra
những khuyến nghị phù hợp để điều chỉnh việc học online sao cho thật hiểu
quả, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID 19 còn diễn biến hết sức phức
tạp như hiện nay
13


4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nói trên, nghiên cứu có các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, xây dựng khung phân tích cho đề tài nghiên cứu
- Thứ hai, khảo sát và làm rõ các rào cản tác động đến việc học online
của sinh viên, lý giải vấn đề nghiên cứu theo cách tiếp cận của xã hội học
- Thứ ba, đưa ra một số khuyến nghị phù hợp nhằm điều chỉnh việc học
online đảm bảo đạt được kết quả học tập tốt nhất
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố rào cản ảnh hưởng đến việc
học online của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.
5.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên hệ chính quy các lớp từ năm nhất đến năm tư, tương đường

từ K38 đến K41 đang học online tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
5.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Phạm vi về thời gian: 12/2021- 4/2021
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích 5 yếu tố rào
cản ảnh hưởng đến việc học tập online của sinh viên bao gồm: (1) Rào cản về
công nghệ, (2) Rào cản về tâm lý, (3) rào cản về môi trường, (4) rào cản về
kinh tế, (5) rào cản về tương tác xã hội.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Rào cản về tâm lý và rào cản về mơi trường có ảnh hưởng nhiều nhất
đến việc học online của sinh viên trong đó sinh viên ở nông thôn bị tác động
nhiều hơn.
14


- “Rào cản về kinh tế” không phải là yếu tố có sự khác biệt giữa hai
chuyên ngành lý luận và nghiệp vụ.
- Sinh viên từ năm nhất đến năm tư đều bị tác động bởi rào cản về
tương tác xã hội, trong đó các sinh viên năm nhất đánh giá rào cản này ở mức
độ cao hơn so với các năm học còn lại.
7. Biến số và khung lý thuyết
7.1 Biến số
* Biến độc lập
- Đặc trưng nhân khẩu học của sinh viên: giới tính, năm học, ngành học
- Đặc điểm gia đình: Điều kiện kinh tế, khu vực sống của gia đình
* Biến phụ thuộc
- Các yếu tố rào cản ảnh hưởng đến việc học online của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền: (1) Rào cản về công nghệ, (2) Rào cản về tâm
lý, (3) rào cản về môi trường, (4) rào cản về kinh tế, (5) rào cản về tương tác
xã hội.

* Biến can thiệp
- Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
- Mơi trường kinh tế – văn hóa – xã hội.
7.2 Khung lý thuyết

15


8. Lý thuyết nghiên cứu
8.1 Thuyết xung đột
Xung đột có nghĩa là mâu thuân (giữa các bên, các ý kiến, thế lực).
Nguyên nhân mâu thuẫn có thể từ những vấn đè khác nhau nhất trong đời
sống chúng ta, chẳng hạn xung đột về vật chất, các giái trị và phương châm
sống, về quyền lực, về những khác biệt về địa vị - vai trò trong cơ cấu xã hội,
về những khác biệt cá nhân. Như vậy, xung độ bao trùm lên tất cả mọi phạm
vi hoạt động sống của con người, toàn bộ mối quan hệ xã hội, sự tương tác xã
hội. Xung độ thực chất là một trong số những kiểu tác động xã hội mà chủ thể
và người tham gia trong đó là các cá thể đơn lẻ, các tập đoàn, các tổ chức xã
hội. Cơ sở của những xung độ là mâu thuẫn chủ quan – khách quan, nhưng
hai hiện tượng này (mâu thuẫn và xung đột) khơng nên đánh đồng nhau. Mâu
thuẫn có thể tồn tài trong một thời gian tương đối dài và không chuyến hóa
16


thành xung đột. Vì vậy có thể tồn tại trong một thời gian tương đối dài và
khơng chuyển hóa thành xung đổt. Vì vậy cần nói thêm rằng, cơ sở của
những xung đột chỉ là những mâu thuẫn mà nguyên nhân của chúng là sự
bất tương đồng về lợi ích, nhu cầu và giá trị. Những mâu thuẫn như vậy thông
thường chuyển thành cuộc đấu tranh công khai giữa các bên, thành đối đầu
trực tiếp. Vậy, xung độ xã hội đó là sự đối đầu cơng khai, là mâu thuẫn giữa

hay hoặc nhiều hơn nữa chủ thể và nguồi tham gia vào tương tác xã hội mà
nguyên nhân là sự bất đồng về nhu cầu, lợi ích và giá trị.
Các chủ thể tham gia xung đột: Các khái niêm “chủ thể” và “người
tham gia” xung độ không phải bao giờ cũng đồng nhất. Chủ thể đó là “bên
tích cực” có năng lực tạo ra tình thế xung đột và ảnh hưởng đến tiến trình
xung độ phù hợp với lợi ích của mình. Người tham gia xung độ có thể tự giác
và khơng hồn tồn ý htuwc được mục đích và nhiệm vụ đối kháng tham gia
vào xung độ và cũng có thể ngẫu nhiên hoặc bất chấp ý chí của nó (người
tham gia) bị cuốn hút vào xung đột. Ngồi ra còn phân biệt người tham gia
trực tiếp và gián tiếp xung độ. Những người tham gia gián tiếp là các thế lực
nào đó theo đuổi lợi ích riêng tư của mình trong cuộc xung độ dự định hoặc
có thực của người khác.
Khách thể của xung độ đó là nguyên nhân, động cơ, động lực cụ thể
của xung đột. Tất cả mọi khác thể được phân ra làm 3 dạng cơ bản:
- Các khách thể mà chúng không thể phân thành các phần và không
thể hợp sức cùng ai chế ngự chúng.
- Các khách thể mà chúng ta có thể phân theo những tỷ lệ thức khác
nhau giữa những người tham gia xung đột.
- Các khách thể mà cả hai người tham gia vào xung đột có thể hợp sức
chế ngự chúng. Muốn xác định khách thể trong một cuộc xung đột hồn tồn
khơng đơn giản [7]

17


Các chủ thể và những người tham gia xung đột khi theo đuổi mục tiêu
thực hay ảo của mình có thể dấu diếm, che đật những động cơ chưa biết để
kích thích họ đi đến chỗ đối đầu. Việc xác định khách thể căn bản là điều
kiện cần phải có để giải quyết về nguyên tắc, hoặc sẽ được giải quyết không
trọn vẹn và trong sự tương tác giữa các chủ thể vẫn còn đọng lại những gốc

âm ỉ chờ đợi những xung đột mới. Trong giới nghiên cứu xã hội học, khơnh
có quan điểm thống nhất về phân loại xung đột xã hội. Tuy nhiên, quan điểm
của V.I Sperankij, được nhiều nhà lý thuyết xã hội học quan tâm. Vì ơng đề
xuất việc định ra cơ sở để phân loại. Tùy thuộc vào nguyên nhân xung đột,
các nhà lý thuyết xã hội học tách ra 3 cụm xung đột xã hội:
1. Xung đột về việc phân chia quyền lực và vị trí quyền lực hiện có
trong thứ bậc các cấu trúc quyền lực và quản lý
2. Xung độ về vật chất
3. Xung đột về các giá trị các phương châm sống cơ bản
Thuyết xung đột được nhắc đến trong vấn đề giáo dục được nghiên cứu
ở nhiều khía cạnh khác nhau trong đó có bất bình đẳng về giáo dục. Sử dụng
lý thuyết xung đột sẽ giúp đề tài tìm hiểu cơ hội tiếp cận các hình thức học
tập online của sinh viên có sự khác nhau như thế nào giữa nơng thơn và thành
thì, giữa điều kiện kinh tế khác nhau của các gia đình, giữa nam và nữ. Lý
thuyết xung đột cho rằng sự khơng bình đẳng trong xã hội đã ảnh hưởng đến
mơ hình giáo dục và sự tiếp cận giáo dục. Những khác biệt/bất bình đẳng
trong học online của sinh viên là do địa vị xã hội, nguồn gốc hay giai tầng xã
hội của mình.
8.2 Thuyết tương tác (thuyết tương tác – biểu trưng)
Một nhóm ba học giải, John Dewey, Geogre H. Mead và Charles H
Cooley, đã xây dựng những nền móng của mơn học tâm lý xã hội. Tâm lý xã
hội nghiên cứu các vấn đề như đám đơng, nhóm, tập thể, vị trí tâm lý của con

18


người trong tập thể, các hình thức ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người trong
tập thể.... Theo tâm lý xã hooij học, một cơ sở quan trong của xã hội học, thì
cái tơi về cơ bản là sự nhập tâm các khía cạnh của một q trình giữa cá
nhân, hay q trình xã hội. Cái tơi có chức năng là chỉ dẫn để giữ gìn hình

ảnh hiện hữu hoặc đáng mong muốn về bản thân họ trong cộng đồng. Theo lý
thuyết này, đặc tính cá nhân khác với các nhóm khác. Trong tương tác, mỗi
người hiểu biết “ta là ai” và “ta phải làm gì” thơng qua những phản ứng của
người khác đối với các hành động của ta. H. Cooley đã đưa ra khái niệm “cái
tôi phản chiếu” (looking – glass self) để nói rằng cái tơi chính là sản phẩm
của sự tương tác. Cái tôi phụ thuộc vào những phản ứng cảm nhận của người
khác, hay nói theo lời của Charles Cooley “mỗi người với nhau như một tấm
gương phản chiếu.
Người này phản ánh người kia qua đó”. Sự tương tác để lại các biểu
tượng tượng trưng cho các giá trị xã hội. Lý thuyết tương tác biểu trưng gây
sự chú ý về việc làm thế nào cuộc sống xã hội được “xây dựng” thông qua
các hoạt động trần tục của giao tiếp xã hội. Guffman đã nghiên cứu qáu q
trình này. Ơng ứng dụng quan điểm tương tác biểu trưng đển nghiên cứu các
tương tác hàng ngày như nghi thức chào hỏi khi gặp nhau và chia tay, cuộc
sống hàng ngày ở bệnh viện tâm thân, sòng bạc và cho đến hành vi ở nơi
cộng cộng, đường phố. Nghiên cứu của ơng tìm hiểu cách con người ứng xử
trong các tình huống xã hội và những cách thể hiện của họ được những người
khác đánh giá như thế nào. Sức mạnh của lý thuyết này nằm ở chỗ khả năng
của nó trong việc tạo ra các lý thuyết về việc làm thế nào con người học cách
đóng vai những vai trò cụ thể và làm thế nào những vai trị này được sử dụng
trong các nhóm xã hội và tổ chức xã hội [7].
Ứng dụng lý thuyết này trong đề tài để nghiên cứu mối quan hệ giữa
thầy và trò trong các giờ học. Trong các giờ học online thì tương tác được thể
hiện như thế nào? Có những sự thay đổi gì so với cách học truyền thống. So

19


với cách giơ tay lên bảng thì chúng ta có thể tương tác bằng cách bật mic, bật
các biểu tượng cảm xúc, đánh câu trả lời vào phần chat...Nhưng sự tương tác

đó có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của các bạn sinh viên? Các
bạn sinh viên gặp những khó khăn gì khi tương tác cùng với thầy cơ trong q
trình học online?
9. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thơng tin như mục đích
nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu thực hiện kết hợp giữa phương pháp nghiên
cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. Trong đó phương pháp
nghiên cứu định lượng là phương pháp chính và được thực hiện trước,
phương pháp định tính thực hiện sau và mang tính bổ sung cho phương pháp
định lượng.
a. Phương pháp định lượng
Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu (điều tra bảng hỏi) nhằm mô
tả và làm rõ kết quả khảo sát các rào cản ảnh hưởng đến học online của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay. Phân tích sự khác biệt của
những yếu tố xã hội của cá nhân và gia đình tác động đến các rào cản trong
học tập online của sinh viên.
b. Phương pháp định tính
Phân tích tài liệu: Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, lý
thuyết được đăng tải, công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng có
liên quan đến đề nghiên cứu. Các tài liệu có sẵn sẽ làm căn cứ để bổ sung, so
sánh với kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin
quan trọng đối với đề tài, kết quả nghiên cứu sẽ được minh chứng sâu sắc
hơn và bổ sung dữ liệu cho phương pháp Anket. Đồng thời khai thác thông
tin thông qua lời chia sẻ của các bạn SV để lắng nghe những tâm tư, nguyện
20




×