Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Văn hóa du lich của công đồng dân tộc thái tại bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.85 KB, 40 trang )

lOMoARcPSD|17917457
lOMoARcPSD|17917457

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI KHOA KHÁCH SẠN - DU
LỊCH

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: VĂN HÓA DU LỊCH
ĐỀ TÀI:
VĂN HÓA DU LICH CỦA CÔNG ĐỒNG DÂN TỘC
THÁI TẠI BẢN LÁC, MAI CHÂU, HỊA BÌNH

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Quỳnh
Hương Lớp học phần : 2158TMKT4011
Nhóm

03


lOMoARcPSD|17917457


lOMoARcPSD|17917457

2

BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ CÁ NHÂN NHĨM 3



STT

Họ tên

Chức
vụ

Cơng việc được giao

29

Đào Thanh
Hiền

+ 1.1. Các khái niệm cơ bản
về văn hóa
+ 3.1.1. Ưu điểm
+ Tìm 2-3 câu hỏi cho trị
chơi ơ chữ

31

Phạm Quỳnh
Hoa

32

Trần Thị Hoa


+ 2.1. Khái qt về cộng đồng
dân tộc người Thái
+ 2.2. Giới thiệu các giá
trị văn hóa du lịch trong
cộng đồng dân tộc người
Thái
+ Tìm 2-3 câu hỏi cho
trị chơi ơ chữ
+ 3.1.1. Ưu điểm
+ Tìm 2-3 câu hỏi cho trị
chơi ơ chữ
+ Làm vieo + slide

33

Hà Thị Minh
Hồng

Nhóm
trưởng

3.2. Một số giải pháp phát
triển văn hóa du lịch cộng
đồng dân tộc người Thái
+ Tìm 2-3 câu hỏi cho
trị chơi
+ Hồn thiện word

34


Ngơ Thị Hồng

+ Thiết kế trị chơi ơ chữ

35

Cao Thu Huệ

+ 1.2. Vai trị của văn
hóa cộng đồng
+ 3.1.2. Hạn chế
+ Tìm 2-3 câu hỏi cho trị
chơi ơ chữ

36

Trần Thị Lan
Hương

+ 2.4.2. Tài ngun du lịch
nhân văn

Tự Nhóm
đánh đánh
giá
giá
AB

Giảng
viên

đánh
giá


lOMoARcPSD|17917457

3


lOMoARcPSD|17917457

4

+ Tìm 2-3 câu hỏi cho trị
chơi ơ chữ
37

Trịnh Mai
Hương

+ 2.4.1. Tài nguyên du lịch tự
nhiên
+ Tìm 2-3 câu hỏi cho trị
chơi ơ chữ

38

Nguyễn Thị
Hường


+ Làm 3.1. Định hướng
+ Tìm 2-3 câu hỏi cho trị
chơi ơ chữ

39

Nguyễn Thị
Thu Hường

Thư ký

+ 2.3.2. Doanh nghiệp du lịch
+ Tổng hợp và lựa chọn
câu hỏi trong trị chơi ơ chữ
+ Tìm 2-3 câu hỏi cho trị
chơi ơ chữ

40

Nguyễn Cao
Huy

+ 2.3.4. Chính quyền các cấp
+ Tìm 2-3 câu hỏi cho trị
chơi ơ chữ

41

Phạm Thị
Huyền


+ 2.3.3. Cộng đồng dân tộc
người Thái
+ Tìm 2-3 câu hỏi cho trị
chơi ơ chữ

42

Bùi Vân
Khánh

+ 2.3.1. Khách du lịch
+ Tổng hợp và lựa chọn
câu hỏi trong trị chơi ơ chữ
+ Tìm 2-3 câu hỏi cho trị
chơi ơ chữ


lOMoARcPSD|17917457

5

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DU LỊCH CỦA CỘNG ĐỒNG........5
1.1. Các khái niệm cơ bản về văn hóa..........................................................................5
1.2. Vai trị....................................................................................................................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HĨA DU LỊCH CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC
NGƯỜI THÁI TẠI BẢN LÁC, MAI CHÂU, HỒ BÌNH............................................8
2.1. Giới thiệu khái qt về cộng đồng dân tộc người Thái.........................................8
2.2. Giới thiệu các giá trị văn hóa du lịch trong cộng đồng dân tộc người Thái..........8

2.3. Văn hóa chủ thể...................................................................................................10
2.4. Văn hóa khách thể................................................................................................17
2.5. Nhận xét chung....................................................................................................23
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DU LỊCH CỦA CỘNG
ĐỒNG DÂN TỘC NGƯỜI THÁI TẠI BẢN LÁC, MAI CHÂU, HỊA BÌNH...........28
3.1. Định hướng phát triển văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc người Thái tại tỉnh
Hịa Bình.....................................................................................................................28
3.2. Một số giải pháp phát triển văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc người Thái ở Bản
Lác, Mai Châu, Hồ Bình...........................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................32
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 3............................................................................33


lOMoARcPSD|17917457

6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DU LỊCH CỦA CỘNG ĐỒNG
1.1. Các khái niệm cơ bản về văn hóa
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là khái niệm đa nghĩa bởi góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau trên nhiều
lĩnh vực:
- Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong
quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng
của mỗi dân tộc”.
- Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.

- Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình
tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người,
do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử
dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.1.2. Văn hóa du lịch
Văn hóa du lịch là sự thể hiện nội dung văn hóa trong lĩnh vực du lịch, được tích lũy
và sáng tạo trong hoạt động du lịch bởi bốn chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch là
khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư nơi diễn ra hoạt động du lịch và
chính quyền các cấp.
1.1.3. Văn hóa cộng đồng dân tộc
Văn hố cộng đồng dân tộc chỉ những giá trị mang dấu ấn của một cộng đồng dân
tộc, nó thể hiện cốt cách, tâm hồn, bản sắc của một cộng đồng dân tộc trong từng thời
kỳ lịch sử nhất định. Nét văn hóa được thể hiện trong lối sống, tập tục, trong thói quen
canh tác hay trong kiến trúc, trang phục, trong sinh hoạt văn hố nghệ thuật và nghề
thủ cơng truyền thống của cộng đồng dân cư.
Văn hóa cộng đồng dân tộc là nền tảng của văn hóa dân tộc, là cơ sở hình thành
những sắc màu đa dạng và bản chất tinh khôi, bền vững của văn hóa dân tộc.


lOMoARcPSD|17917457

7

1.1.4. Văn hóa chủ thể
Tính văn hố của chủ thể du lịch thể hiện ở quá trình thưởng thức du lịch. Trên hết
nó được bộc lộ qua ý thức đối với nhu cầu du lịch bởi điều đó thể hiện rõ trình độ văn
hố nhất định và nhu cầu xã hội về nhiều mặt của mọi người. Những quan niệm về giá
trị, hình thức tư duy, tính thẩm mỹ, tích cách, tình cảm… sẽ được bộc lộ trong hoạt
động du lịch và nó phản ánh tâm lý dân tộc. Ngồi ra nó cịn được thể hiện qua hành vi

du lịch biết hướng tới cái đẹp, trân trọng và nâng niu cái đẹp.
Tính văn hố của khách du lịch thể hiện ở q trình thưởng thức du lịch. Nó được
bộc lộ qua ý thức đối với nhu cầu du lịch và hành vi du lịch bởi điều đó thể hiện rõ
trình độ văn hoá nhất định và nhu cầu xã hội về nhiều mặt của mọi người. Những quan
niệm về giá trị, hình thức tư duy, tính thẩm mỹ, tích cách, tình cảm… sẽ được bộc lộ
trong hoạt động du lịch và phản ánh tính văn hóa.
Tính văn hố của các doanh nghiệp du lịch được thể hiện ở đạo đức, ứng xử trong
kinh doanh du lịch, khi thiết kế tuyến du lịch, xây dựng các khu điểm du lịch, các cơ sở
du lịch, dịch vụ… phải tạo được tính văn hóa. Phải có tác dụng nâng cao được phong
vị cuộc sống của du khách, khiến cho du khách cảm giác an lành, thư thái, làm giàu
thêm tri thức về thiên nhiên, con người và văn hoá, cảm thấy được cái đẹp của thế giới
tự nhiên, triết lý nhân văn và nền văn hoá bản địa.
Cộng đồng cư dân địa phương sinh sống tại các khu du lịch có thể gây tác động và
biến đổi cả về nhận thức, thói quen và hành vi văn hóa cho du khách. Ngược lại, họ
cũng có thể bị ảnh hưởng và hình thành các thói quen, hành vi văn hóa do du khách
mang đến.
Chính quyền địa phương biểu hiện tính văn hóa qua thái độ, sự quan tâm tới các
hoạt động phát triển văn hóa du lịch tại địa phương, trách nhiệm trong quản lý và hỗ
trợ các chủ thể còn lại trong hoạt động tổ chức du lịch.
1.1.5. Văn hóa khách thể
Tính văn hoá của khách thể du lịch được thể hiện qua các giá trị mà tài nguyên du
lịch có thể cung cấp cho du khách, những giá trị về thẩm mỹ vệ sinh, môi trường về
khả năng nâng cao thể chất và tri thức cho du khách, chưa nói đến bản thân khái niệm
các giá trị rất rộng.
Tính văn hố trong khách thể du lịch cũng được coi là một tiêu chuẩn để xác định
chất lượng sản phẩm du lịch.


lOMoARcPSD|17917457


8

Giá trị văn hoá của tài nguyên du lịch tự nhiên là những giá trị về thẩm mỹ vệ sinh,
môi trường, cảnh quan có thể thoả mãn sự hưởng thụ tinh thần và vật chất của người du
lịch. Là cơ sở vật chất của văn hoá du lịch, cung cấp đối tượng để du khách tham quan,
thưởng thức du ngoạn.
1.2. Vai trị
1.2.1. Vai trị của văn hố cộng đồng
- Văn hố cộng đồng cơ sở khơng chỉ có giá trị tinh thần mà còn là động lực thúc
đẩy sự phát triển của cộng đồng; là chất kết dính những thành viên tạo nên sức mạnh
vật chất , tinh thần của cộng đồng.
- Cộng đồng đóng vai trị chủ thể của mọi hoạt động tại địa phương. Vai trò của
chủ thể được thể hiện ở việc các thành viên trong cộng đồng là người chủ động tích
cực và quyết định các hoạt động của cộng đồng bởi vì họ:
+ Hiểu rõ nhất về cộng đồng của họ , biết các khó khăn thách thức bà mong muốn
của mình.
+ Hiểu được tiềm năng lợi thế .
+ Biết cách huy động và gắn kết các thành viên trong cộng đồng với nhau.
1.2.2. Vai trị của tổ chức ngồi cộng đồng
Thơng thưởng khởi xướng các hoạt động “phát triển cộng đồng” đều có các yếu tố
của các tổ chức bên ngoài như :
+ Các tổ chức của chính phủ
+ Các tổ chức phi chính phủ
+ Các nhà tài trợ
+ Các tổ chức nghiên cứu tư vấn
Các tổ chức ngồi cộng đồng có sứ mệnh thúc đẩy triển khai hoạt động phát triển
cộng đồng theo mục tiêu , tôn chỉ riêng của từng tổ chức , cá nhân và cần cán bộ trực
tiếp triển khai cơng việc.
1.2.3. Vai trị của người làm phát triển cộng đồng
Người làm phát triển cộng đồng là người triển khai các hoạt động phát triển cộng

đồng ở các địa phương
Vai trò :
- Là cầu nối giữa dân cư địa phương , tổ chức ở địa phương với các cá nhân tổ
chức bên ngoài
- Là người khởi xướng để thúc đẩy người dân địa phương trong các hoạt động:


lOMoARcPSD|17917457

9

+ Xác định nhu cầu phát triển cộng đồng
+ Lập kế hoạch phát triển
+ Triển khai , giám sát , điều chỉnh
+ Đánh giá kết quả
+ Nhân rộng mơ hình
+ Đề xuất phát triển chính sách


lOMoARcPSD|17917457

10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DU LỊCH CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN
TỘC NGƯỜI THÁI TẠI BẢN LÁC, MAI CHÂU, HOÀ BÌNH
2.1. Giới thiệu khái quát về cộng đồng dân tộc người Thái
Người Thái ở huyện Mai Châu thuộc nhóm Thái trắng. Sống giữa xứ Mường,
nhưng người Thái vẫn giữ được những phong tục truyền thống, mang nhiều nét khác
biệt so với các nhóm Thái khác ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Người Thái Mai Châu
có đặc điểm khác với những tộc Thái khác đó là “Thái lai” do sinh sống tại đất Mường,

thêm vào đó là sát với Lào, nhờ vậy mà người Thái Mai Châu đã tạo ra dấu ấn riêng
của mình mà khơng lạc với bất kỳ một tộc Thái nào khác.
Người Thái sinh sống tại bản Lác với 5 dịng họ Hà, Lị, Vì, Mác, Lộc. Theo
Trưởng bản Hà Cơng Tím, bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm. Ngày xưa người dân
bản Lác chỉ biết làm đồng, lấy cây lúa làm nguồn thu chủ yếu nhưng kể từ khi làm du
lịch cộng đồng, kinh tế của người dân cũng bắt đầu ổn định. Người làm du lịch cộng
đồng đầu tiên ở bản Lác, là ông Hà Công Nhấm. Ông Nhấm làm du lịch từ năm 1963
nhưng không nhận bất kỳ một khoản thu nào. Chỉ đến giữa năm 1994, huyện Mai Châu
mới chính thức cho phép thu tiền từ khách du lịch và cũng từ đó ngành du lịch cộng
đồng tại bản Lác mới phát triển và đi lên như ngày nay.
2.2. Giới thiệu các giá trị văn hóa du lịch trong cộng đồng dân tộc người Thái
Điểm độc đáo trong văn hóa người Thái ở Bản Lác là ở đây có sự giao thoa văn
hóa Thái và văn hóa Mường. Điều này làm cho văn hóa nơi đây có điểm đặc sắc, khác
biệt
so với văn hóa Thái các nơi khác. Vẻ đẹp vùng thung lũng độc đáo, cùng văn hoá
truyền thống giàu bản sắc của dân tộc Thái đã tạo cho vùng đất Mai Châu tiềm năng du
lịch phong phú, hấp dẫn.
2.2.1. Bản làng, nhà ở
Kiến trúc, nhà sàn của người Thái ở bản Lác khơng cịn giữ kiểu nhà sàn "chính
thống" như ở Tây Bắc, trên hai đầu hồi khơng có “khau cút” - đặc trưng tiêu biểu, đậm
chất Thái Tây Bắc. Nhà sàn của người Thái ở đây gần gũi với kiểu dáng của nhà sàn
Mường Bi nhưng gầm sàn nâng cao hơn, chân cột thanh hơn, cầu thang lên có lan can
tay vịn, ván thưng vách chứ không dùng phên đan hoa văn như nhà sàn Mường. Nhà


lOMoARcPSD|17917457

11

sàn là nơi thể hiện rất rõ “bản sắc văn hóa” của người Thái Mai Châu. Ðó khơng chỉ là

nơi ăn ở, sinh hoạt hằng ngày mà còn là nơi tế lễ, sinh hoạt văn hóa của gia đình họ
hàng - cộng đồng trong dịp lễ hội bên bàn thờ - bếp lửa.
2.2.2. Đồ thủ công
Các sản phẩm thổ cẩm của người Thái ở Mai Châu đã có mặt ở nhiều tỉnh thành
trong cả nước, thậm chí sang cả nước ngồi. Sự giao thoa văn hóa Mường thể hiện
ngay trong các họa tiết trang trí, trên thổ cẩm của người Thái ở Mai Châu. Thổ cẩm của
người Thái - Mai Châu khơng chỉ có giá trị sử dụng mà cịn có giá trị thẩm mỹ cao, thể
hiện tình u q hương xứ sở và tinh hoa của người Thái. Ngày nay, người Thái đã
biết kết hợp giữa giá trị hiện đại và truyền thống, biến thổ cẩm thành hàng hóa có giá
trị kinh tế cao, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các chị em trong bản, quảng bá tiềm
năng du lịch làng nghề tới du khách trong nước và quốc tế.
Ngoài ra các mặt hàng ở bản Lác được bày bán rất đa dạng, với nhiều chủng loại,
mẫu mã như là áo, váy thổ cẩm, khăn quàng cổ, váy xịe Thái, hay những chiếc ví nhỏ
xinh, thậm chí cả cung tên, nỏ, sáo trúc, mõ trâu, chiêng, tù và, sừng trâu… cùng rất
nhiều mặt hàng khác. Du khách quan tâm có thể thử ngay tại chỗ, nếu khơng muốn
mua, du khách có thể bỏ tiền thuê để chụp ảnh check in.
2.2.3. Văn nghệ
Bên cạnh đồ thủ công truyền thống và nhà sàn, người Thái Mai Châu lại sở hữu
một kho tàng văn hóa văn nghệ đặc sắc những điệu xòe uyển chuyển, mềm mại như:
xòe chá, xòe bồng bổng, xòe kiếm, xòe đánh máng... Những điệu múa xoè, nhảy sạp
của các chàng trai, cô gái Thái đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của Bản Lác Mai Châu
và góp phần làm nên bản sắc riêng của văn hóa Thái. Ngoài ra họ cũng là chủ nhân của
những lễ hội nổi tiếng, như: lễ xên bản, xên mường, lễ chá chiêng, lễ mừng cơm mới.
Buổi tối ở bản Lác là không gian của những màn múa hát, nhảy sạp, đêm của những
điệu múa điệu xòe, hát giao duyên, ánh lửa bập bùng và tiếng khèn bè.. Ở bản luôn có
những đội văn nghệ sẵn sàng hát múa và phục vụ các tour du lịch Mai Châu khi có yêu
cầu, giao lưu với khách đến. Du khách sẽ đắm say trong từng câu hát, điệu múa, ấm áp
trong men rượu cần ngọt ngào đi vào lòng người. Đây là một trong những điều khiến
người Thái ở Bản Lác cảm thấy tự hào bởi những sinh hoạt văn hóa trong đời sống



lOMoARcPSD|17917457

12

hàng ngày của họ khơng chỉ đi vào lịng du khách khắp mọi miền mà cịn là chất kết
dính tính cộng đồng dân tộc Thái tại Bản Lác, Mai Châu, Hịa Bình.
2.2.4. Ẩm thực
Với người Thái ở Mai Châu, có lẽ khơng có dạng thức văn hóa nào phong phú như
ẩm thực. Người Thái là một tộc người rất giỏi trong chế biến thức ăn. Văn hóa ẩm thực
của người Thái Mai Châu khơng q cầu kì, kiểu cách nhưng mang đậm bản sắc tộc
người, các món ăn ln để lại ấn tượng khó quên cho du khách. Trước kia, lương thực
chính của người Thái là gạo nếp. Gạo nếp được đồ thành xôi và người Thái chỉ ăn xôi
nếp đồ cách thủy. Khẩu cẳm hay cịn gọi là xơi nếp ngũ sắc, là loại xôi được nhuộm
màu bằng lá cây với nhiều màu khác nhau như đỏ, trắng, vàng, tím… Ngồi khẩu cẳm,
cịn có cơm lam (khẩu lam). Các món ăn của người Thái chủ yếu là: cá nướng, cá đồ,
cá vùi tro, cá chua, cá moọc (trộn tấm, gói lá dong rồi đồ chín), cá lạp, gỏi, thịt nướng,
thịt vùi tro, thịt chua, thịt gác bếp hoặc làm gỏi, lạp sườn
2.3. Văn hóa chủ thể
2.3.1. Khách du lịch
Bản Lác trước kia chỉ là bản thuần nông nằm giữa cánh đồng, thế nhưng giờ đây lại
đang trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tới
thăm quan và lưu trú. Hiếm ở nơi nào trên đất nước có được sự hồ đồng giữa truyền
thống và văn hóa hiện đại như thế và cũng hiếm ở đâu, người dân tộc lại biết cách làm
du lịch giỏi và có cuộc sống khá giả đến vậy...Có thể nói hoạt động du lịch, hay cụ thể
hơn là khách du lịch đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới cộng đồng người Thái nơi
đây, họ từ vùng đất chủ yếu làm nơng nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng từ hoạt động du
lịch đã biết phát huy giá trị của nét đặc sắc văn hóa trong cộng đồng dân cư địa phương
trở thành nguồn khai thác kinh tế chính. Khách du lịch là chủ thể quan trọng, tác động
trực tiếp và lớn nhất tới văn hóa du lịch cộng đồng dân cư người Thái tại bản, vừa giúp

người dân vừa phát triển kinh tế, vừa là động lực gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, bảo
vệ các tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng:
● Góp phần lưu giữ những nét văn hóa trong đặc trưng kiến trúc nhà ở
Khi khách du lịch đặt chân tới bản, điều đầu tiên họ bị thu hút chính là các nhà sàn


lOMoARcPSD|17917457

13

vuông vức nằm san sát bên nhau với lối kiến trúc đặc biệt. Nhà sàn bản Lác cái nào
cũng to, đẹp và rất tôn trọng truyền thống kiến trúc cổ. Xưa kia người Thái ở bản Lác
làm lúa nương và dệt thổ cẩm nổi tiếng, ngày nay người ta biết nhiều đến bản Lác là
một địa danh du lịch. Hiện nay, bố cục các gian nhà có thay đổi để phục vụ nhu cầu
của khách du lịch và thích ứng với cuộc sống. Nhiều nhà đã bỏ gian bếp và làm nhà
"kép" (nhà ở - bếp) cho tiện; nhưng bàn thờ, bếp lửa ở giữa nhà để sưởi và uống rượu
cần, là những thứ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người Thái. Kỹ thuật
làm nhà sàn vẫn giữ được những nét cơ bản của cha ông: cầu thang làm bằng gỗ, có tay
vịn; dãy xà ngang làm bằng những thân cây dài hàng chục mét được gọt đẽo phẳng lỳ,
tạo nên bộ khung chắc, khỏe, đủ sức đỡ mái nhà đồ sộ và làm cho không gian nhà
rộng rãi, sáng sủa. Nhà sàn là nơi thể hiện rất rõ "bản sắc văn hóa" của người Người
Thái, đó không chỉ là nơi ăn ở, sinh hoạt hằng ngày mà cịn là nơi tế lễ, sinh hoạt văn
hóa của gia đình họ hàng - cộng đồng trong dịp lễ hội bên bàn thờ - bếp lửa. Đây là
không gian nghỉ ngơi của du khách vào ban đêm; khơng có giường mà du khách sẽ
“ngủ tập thể” trên sàn nhà, dân dã, ấm cúng. Để phục vụ khách du lịch có khơng gian
thăm quan và hoạt động lưu trú tại đây, hàng trăm ngôi nhà sàn được xây cất theo quy
hoạch, đầu hồi nhà có đánh số, trở thành các homestay... Tuy đã có nhiều thay đổi
trong khơng gian sinh hoạt nhưng để tiếp tục giữ được sự yêu mến, tò mò, thu hút được
nhiều khách du lịch với những nét đặc sắc chỉ riêng bản Lác mới có, cộng đồng dân cư
địa phương ý thức được tầm quan trọng trong việc bảo tồn hệ thống kiến trúc nhà ở đặc

biệt này.
● Thúc đẩy bảo tồn và phát huy vẻ đẹp văn hóa của nghề dệt truyền thống
Bên cạnh khơng gian sinh hoạt đặc trưng, cộng đồng dân cư người Thái nơi đây nói
riêng và Mai Châu nói chung đã và đang tiếp tục phát triển nghề thổ cẩm của cha ông
xưa truyền lại. Sản phẩm thổ cẩm của người Thái ở Mai Châu đã có mặt ở nhiều tỉnh
thành trong cả nước, thậm chí sang cả nước ngồi. Đó là thứ tài sản quý giá của người
Thái, do vậy được dùng làm đồ sính lễ trong cưới xin, dùng vào việc mừng dâu, mừng
rể và sử dụng trong cả tang lễ của người Thái - đây là phong tục rất đẹp mang tính chất
chia sẻ của người đang sống dành cho người đã khuất. Thổ cẩm của người Thái Mai
Châu khơng chỉ có giá trị sử dụng mà cịn có giá trị thẩm mỹ cao, thể hiện tình u quê


lOMoARcPSD|17917457

14

hương xứ sở và tinh hoa của người Thái..Trải qua bao năm tháng, đã có một thời gian,
thổ cẩm người Thái bị lãng quên theo cơ chế thị trường nhưng với lòng say nghề của


lOMoARcPSD|17917457

15

các nghệ nhân cùng niềm yêu thích của du khách khi tới đây, mua những sản phẩm thổ
cẩm với sự trân trọng để làm quà lưu niệm ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân hay
chỉ đơn giản là sự hiếu kỳ của khách du lịch muốn được khoác lên mình những bộ
trang phục thổ cẩm, hóa thân thành người dân bản,...đã trở thành động lực gìn giữ và
phát huy tạo nên bản sắc văn hóa đặc thù.
● Lưu giữ những nét văn hóa về nghệ thuật:

Những điệu múa xoè, nhảy sạp của các chàng trai, cô gái Thái đã tạo nên sự hấp
dẫn đặc biệt của Bản Lác - Mai Châu và góp phần làm nên bản sắc riêng của văn hóa
Thái. Khách du lịch khi tới bản Lác, đặc biệt là du khách nước ngoài thường rất hứng
thú với những hoạt động văn nghệ do cộng đồng dân cư địa phương luyện tập và tổ
chức biểu diễn. Du khách sẵn sàng chi trả các khoản tiền để thuê những đội múa, đội
văn nghệ biểu diễn để được tận hưởng hết khơng gian văn hóa nơi đây, được xem các
điệu mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Thái. Phải nói rằng, du lịch đã
có tác động tốt đến việc duy trì một số lễ hội, nghệ thuật mang tính bản sắc dân tộc của
người Thái. Nhận thấy tiềm năng và sự yêu thích và mục tiêu thu hút khách du lịch tới
bản, người dân đã tổ chức các đội từ chuyên nghiệp tới không chuyên nghiệp chăm chỉ
luyện tập, thu về lợi ích kinh tế là trước mắt, sau đó là lợi ích về bảo tồn nét đặc sắc
văn hóa đang có nguy cơ bị mai một do yếu tố thời đại và xu hướng.
● Niềm tự hào về bản sắc trang phục truyền thống:
Trang phục cũng là một trong những đặc trưng của người Thái nơi đây . Điểm khác
biệt hơn với những vùng khác đó là họ có áo ngắn và áo dài, mỗi loại áo được mặc với
mục đích khác nhau. Áo ngắn là áo được mặc hằng ngày của người phụ nữ Thái với
thiết kế ngắn và cổ tròn phù hợp với công việc lao động hằng ngày và rất đa dạng màu
sắc, áo dài màu đen hoặc màu xanh chàm, thường được mặc ra bên ngoài cho ấm. Phụ
nữ Thái ở Mai Châu thắt một dải khăn trắng ngang thắt lưng rộng khoảng 20cm, đầu
khăn buông xuống bên hông trái. Tiếp thu chọn lọc và cải tiến y phục của phụ nữ
Mường, phụ nữ Thái không giấu đầu cạp váy vào phần dưới thân áo cóm như phụ nữ
Mường, mà phơ nó ra ngồi. Trên nền áo cóm trắng - thân váy đen, cạp váy là cả một


lOMoARcPSD|17917457

16

cơng trình nghệ thuật thể hiện khiếu thẩm mỹ và bàn tay dệt, thêu khéo léo của thiếu
nữ Thái để "tôn" lên vẻ đẹp trời cho. Ðồng bộ với áo váy, chiếc khăn chít đầu trắng,

được gấp nếp ơm gọn búi tóc trên đầu và để nhọn trước trán. Khăn chít đầu của phụ nữ
Thái cũng giống như khăn chít đầu của phụ nữ Mường, có màu trắng. Du khách dễ
dàng bắt gặp những hình ảnh này khi có cơ hội đến bản du lịch. Ý thức được sự cần
thiết giữ gìn bản sắc dân tộc trong trang phục và một phần do thói quen truyền thống,
người dân ở đây vẫn thích sử dụng một số trang phục truyền thống. Một số người, đặc
biệt là những người trực tiếp phục vụ du khách vẫn duy trì mặc trang phục truyền
thống (váy và áo ngắn - xứa cóm)
● Lưu giữ nét ẩm thực đặc trưng:
Đến với bản Lác du khách sẽ được dùng cơm cùng với gia chủ. Đồ ăn thì chủ yếu
là các sản vật của núi rừng do người dân tự trồng trọt, chăn nuôi hoặc lên rừng hái
lượm, săn bắt nên sự dân giã và tươi ngon là khơng thể bàn cãi và mỗi vùng miền có
cách ăn uống và ẩm thực đặc trưng. Có thể kể đến các món như cơm lam, xơi nếp
nương, cá suối, lợn bản, măng chua, rau đồ, gà đồi, cá suối hấp, măng đắng và đặc biệt
nhất là rượu cần của chính người trong bản tự sản xuất nguyên liệu và ủ bằng phương
pháp thủ cơng truyền thống. Thưởng thức các món ăn nổi tiếng bên cạnh chum rượu
cần, ngắm nhìn các thiếu nữ dân tộc Thái biểu diễn các điệu múa truyền thống đầy
uyển chuyển khiến du khách được thỏa mãn sự tò mò về Bản Lác Mai Châu.
● Nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Bản Lác có lợi thế rất lớn về khí hậu và mơi trường trong lành, mát mẻ với khung
cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Nếu là lần đầu tiên ghé thăm mảnh đất này, khách du lịch
chắc chắn sẽ bị choáng ngợp ngay từ khi ngồi trên xe để leo lên những con đèo khúc
khuỷu, quanh co, hai bên là dãy núi đá sừng sững và vực dốc thăm thẳm. Vào đến bản
Lác, cảnh vật sẽ có những đường nét êm dịu và thơ mộng hơn. Những cánh đồng lúa
trải dài tít tắp một màu xanh mướt đến ngợp trời, những đỉnh núi xa xa ẩn hiện trong
màn sương mờ đục trong cái lạnh se se của núi rừng đại ngàn chắc chắn sẽ đem lại cho
bạn những xúc cảm không thể nào quên được. Đường xá quanh bản đều sạch sẽ, khang
trang, cảnh quan cũng được giữ gìn sạch sẽ, đa phần cũng là bởi ý thức của người dân
bản cũng như của khách tham quan du lịch bản.



lOMoARcPSD|17917457

17

Khách du lịch đóng vai trị quan trọng trong văn hóa du lịch cộng đồng dân cư
người Thái tại Bản Lác, họ đóng góp những giá trị tích cực như thơi thúc tình u với
văn hóa bản sắc dân tộc, khơi dậy mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị đặc
sắc của dân cư địa phương. Thông qua du khách, hình ảnh về du lịch Bản Lác được
quảng bá, đón nhận nhiều sự quan tâm và chú ý của cả khách du lịch nội địa và quốc
tế.
2.3.2. Doanh nghiệp du lịch
Các doanh nghiệp cũng như chính quyền địa phương đều góp phần vào sự phát
triển bền vững của du lịch cộng đồng. Các doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp lữ
hành và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn địa
phương. Họ chính là cầu nối trung gian giữa khách du lịch và du lịch cộng đồng dân
tộc người Thái ở Bản Lác, Mai Châu, Hịa Bình.
Doanh nghiệp lữ hành là tác nhân quan trọng kích thích thị trường du lịch và tạo
điều kiện phát triển du lịch. Doanh nghiệp có vai trò quan trọng và tạo những điều kiện
thuận lợi như tạo ra sản phẩm du lịch từ loại hình du lịch cộng đồng. Doanh nghiệp lữ
hành xây dựng các sản phẩm; tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá các giá trị của tài nguyên
và dịch vụ du lịch.
Hiện nay, có rất nhiều tour du lịch Mai Châu diễn ra hằng ngày với giá thành và
lịch trình hợp lý từ 1,2 ngày đến 3 ngày. Tham gia các tour du lịch Maai Châu nói
chung và du lịch bản Lác nói riêng, du khách sẽ thực sự tận hưởng những trải nghiệm
khó quên cùng những người dân tộc hiền lành và trung thực, và một nền văn hóa đa
dạng của họ.
+ Đến Mai Châu, hầu hết du khách đều ghé thăm và nghỉ lại Bản Lác, dân số Bản
Lác có hơn 400 người, có lần khách du lịch và sinh viên đến nghỉ qua đêm trên 2000
người.
=> Sức hút của mơ hình du lịch cộng đồng, cũng như việc quảng bá của Mai Châu

về du lịch của họ.
Ngày xưa, người Thái ở Bản Lác, huyện Mai Châu làm lúa nương và dệt thổ cẩm
nổi tiếng. Ngày nay, người ta biết nhiều đến Bản Lác là một địa danh du lịch cộng
đồng tiêu biểu.
+ Điểm du lịch cộng đồng bản Lác trở thành một trong những điểm đến quen thuộc
của các hãng lữ hành và các tour du lịch vùng Tây Bắc.


lOMoARcPSD|17917457

18

=> Tháng 8/2020, huyện Mai Châu đã được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh, bản
Lác là một trong những điểm du lịch khơi nguồn cho sự phát triển du lịch tại Mai
Châu.
Doanh nghiệp sẽ xây dựng các đề án để phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương
với những định hướng mang tầm chiến lược kinh doanh thương mại. Doanh nghiệp
phụ trách khâu quảng bá sản phẩm và mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng
những người làm du lịch và liên kết chặt chẽ với địa phương.


lOMoARcPSD|17917457

19

2.3.3. Cộng đồng dân tộc người Thái
Du khách du lịch trong và ngoài nước đến với Mai Châu bị cuốn hút bởi tình đất,
tình người ở

Bản Lác, Bản Văn, Bản Pom Coọng, một thung lũng ngút ngàn mây


xanh, nơi sinh sống của dân tộc Thái với 5 dòng họ: Cầm, Lò, Hà… Bản Lác cho du
khách khám phá, thưởng thức những đặc sản của núi rừng, tận hưởng khí hậu trong
lành, mát mẻ được thiên nhiên ban tặng với vẻ đẹp hùng vĩ, hiếm có. Điều đầu tiên du
khách nhìn thấy là những nếp nhà sàn nép mình dưới thung lũng xanh tươi, bảng lảng
trong làn sương mờ ảo được mệnh danh là: “Thung lũng trong sương”.
Có chứng kiến một cuộc đón khách đến nhà, mới thấy hết tấm lịng quý khách của
dân tộc Thái. Khách tới nhà có nhiều loại, có khách đến chơi thăm, lại có khách đến
nhờ vả. Dù là khách nào chăng nữa hễ đã đến chân cầu thang, cầm gáo ống nứa múc
nước rửa chân, gia đình vui mừng lắm, ống nứa rửa chân thường bé, không phải làm
thế để tiết kiệm nước, đây là cách giữ chân khách, khách có rửa chân lâu một chút,
người trên nhà mới kịp chuẩn bị chu đáo. Khách lên sàn, bà chủ đã vận quần áo đẹp ra
đón, dịu dàng trải chiếu để chồng mời khách. Vẻ đẹp đó tự nhiên, hoang dại, thu hút sự
tị mị của rất nhiều khách du lịch khi đến với các bản làng của người Thái. Cũng như
những dân tộc khác, dân tộc Thái góp phần vào làm phong phú và rực rỡ sắc màu hơn
cho bức tranh văn hóa Việt Nam.
Tác phong phục vụ khách du lịch của người dân nơi đây từ việc phục vụ ăn uống,
nghỉ ngơi hay bán đồ lưu niệm cũng đều rất thân thiện và chuyên nghiệp. Các mặt hàng
ở bản Lác được bày bán rất đa dạng, với nhiều chủng loại, mẫu mã với giá cả phải
chăng. Nào là áo, váy thổ cẩm, khăn quàng cổ, váy xịe Thái, hay những chiếc ví nhỏ
xinh, thậm chí cả cung tên, nỏ, sáo trúc, mõ trâu, chiêng, tù và, sừng trâu… cùng rất
nhiều mặt hàng khác. Du khách quan tâm có thể thử ngay tại chỗ, nếu khơng muốn
mua, du khách có thể bỏ tiền th để chụp ảnh check in. Du khách có thể thoải mái
ngắm nhìn, chuyền tay nhau các món đồ mà chẳng ngại phiền hà bởi chủ nhân còn mải
chăm chút khung dệt, guồng tơ. Theo một chủ nhà sàn thì cơng chúa Vương quốc Thái
Lan cũng đã đến đây du lịch và mua rất nhiều thổ cẩm.
Canh tác chủ yếu của người Thái là trồng lúa nước. Loại gạo đặc trưng của người
Thái nổi tiếng khắp cả nước là lúa nếp. Bên cạnh đó, họ cịn làm nương rẫy để trồng
các loại cây như ngô, lạc, vừng,… Người Thái trồng bông, nuôi tằm, dệt vải,.. Những




×