Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Câu 8 nguyên tắc đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.33 KB, 4 trang )

BÀI TẬP NHÓM 12
Câu 8: Nguyên tắc đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển
I. Khái niệm hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết
quả kinh tế - xã hội đạt được các mục tiêu của hoạt động đầu tư với các chi phí
phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
Hiệu quả của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo
lường hiệu quả. Việc xác định các chỉ tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu của chủ
đầu tư đưa ra.
II. Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư
Để đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động đầu tư cần phải tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:
1. Phải xuất phát từ mục tiêu của hoạt động đầu tư:
- Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động
nào đó nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất
định trong tương lai. Vì vậy trước khi thực hiện một hoạt động đầu tư nào
đó nhà đầu tư đều định trước mục tiêu để nhằm thực hiện.
+ Với nhà nước là nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao dân trí, bảo vệ môi
trường,
+ Với chủ đầu tư là thu lợi nhuận
• Sự cần thiết:
- Là sự quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư và các bên có liên quan
- Việc thực hiện đầu tư theo mục tiêu mục đích, ưu tiên các mục tiêu trọng tâm
rồi đến các mục tiêu cụ thể, sẽ giúp nhà đầu tư chủ động trong mọi tình
huống,đưa ra quyết định một cách chính xác, có hiệu quả cao, nâng cao chất
lượng của hoạt động đầu tư
- Hoạt động đầu tư không thể xem là có hiệu quả khi không đạt được mục tiêu
đặt ra.
2. Phải xác định tiêu chuẩn hiệu quả để đánh giá hiệu quả đầu tư.
- Việc đặt ra mục tiêu cũng đi liền với việc phải xác định khung tiêu chuẩn để
đánh giá hiệu quả của mục tiêu đó.Tiêu chuẩn hiệu quả được xem là thước


đo thực hiện các mục tiêu của hoạt động đầu tư.
- Thiết lập được một hệ thống tiêu chuẩn đồng bộ, chi tiết sẽ giúp cho việc
đánh giá hiệu quả đầu tư một cách chính xác, khoa học,
• Sự cần thiết:
- Việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá sẽ giúp cho chủ đầu tư có cái nhìn tổng
quan về hoạt động đầu tư, xem xét xem hoạt động đầu tư đã thực hiện được
đến đâu, đã đạt hiệu quả cao hay chưa? Còn thiếu xót những khâu nào, có
những hạn chế nào cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động
đầu tư
- Việc xác định tiêu chuẩn này còn giúp các cơ quan quản lí trong việc kiểm tra
giám sát tình hình thực hiện đầu tư của chủ đầu tư, có đảm bảo yêu cầu
không?
3. Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư cần chú ý đến độ trễ thời
gian trong đầu tư để phản ánh chính xác các kết quả đạt được và
những chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư.
- Đầu tư phát triển là một hoạt động có tính chất lâu dài, nguồn vốn huy động
cho dự án thường rất lớn và nằm ứ đọng trong quá trình thực hiện đầu tư vì
dự án có độ trễ về mặt thời gian. Thực hiện đầu tư ở hiện tại nhưng thu kết
quả trong tương lai.
• Sự cần thiết:
- Thời gian trong đầu tư là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư, thời gian càng dài thì rủi ro càng
lớn, chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn cũng càng tăng lên.
- Tiền có giá trị về mặt thời gian nên khi tính toán doanh thu, chi phí để đánh
giá hiệu quả phải tính đến mặt thời gian của tiền để việc đánh giá chính xác
và hiệu quả cao.
- Các chính sách, thủ tục của nhà nước cũng có độ trễ về mặt thời gian nên cần
có những tính toán chính xác để đảm bảo hoạt động đầu tư thực hiện theo
đúng quy định, chính sách
4. Cần sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của hoạt

động đầu tư
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư, sử dụng hai chỉ tiêu cơ bản là
hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.
- Hiệu quả tài chính: xem xét về khả năng sinh lợi, quy mô lãi cả đời của dự án,
thời gian thu hồi vốn, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, để từ đó nhà đầu tư sẽ biết được
lợi nhuận của dự án đầu tư mang lại là bao nhiêu
- Hiệu quả kinh tế xã hội: là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế - xã hội
thu được so với các chi phí mà nền kinh tế và xã hội bỏ ra khi thực hiện đầu tư.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc
thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này
có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát
triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước,
góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh hoặc đo lường bằng các
tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người
có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ
Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc
- Áp dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
* Xuất phát từ lợi ích của nhà đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận, khả năng sinh
lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo
hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu

* Do các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của dự án đầu tư như: giá trị
thời gian của tiền (tiền có giá trị về thời gian nên khi so sánh, tổng hợp các
khoản tiền phát sinh trong những khoảng thời gian khác nhau cần phải tính
chuyển chúng về cùng một thời điểm), lãi suất của các nguồn vốn vay và kỳ hạn
khác nhau, thời điểm tính toán khác nhau cũng mang lại hiệu quả khác nhau
- Áp dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu
tư:
* Xuất phát từ lợi ích của cả xã hội, cả cộng đồng: đánh giá sự đóng góp của dự
án trong viêc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và mức độ đóng

góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hộ của đất nước
* Một dự án đầu tư có thể thoả mãn tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp
nhưng có thể nó không đồng thời tối đa hoá phúc lợi cho xã hội, những lợi ích
mà nó đem lại cho xã hội có khi không tương xứng, thậm chí có thể còn có hại
cho xã hội. Nên nó giữ vai trò quyết định để được cấp phép đầu tư, được hỗ trợ,
tài trợ hay khuyến khích ưu đãi trong việc thực hiện các dự án đầu tư
5. Phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn khi đánh giá hiệu quả của
hoạt động đầu tư
Tính khoa học:
- Khi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phải căn cứ vào các báo cáo tài
chính, phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân,
- Dựa vào chiến lược, quy hoạch của Nhà nước để đánh giá hiệu quả kinh tế -
xã hội
Tính thực tiễn:
- Xem xét giá trị thực tế của hoạt động đầu tư mang lại cả ở hiệu quả tài chính
cũng như hiệu quả kinh tế xã hội
- Phân biệt rõ được chi phí và lợi ích: Trong phân tích kinh tế chi phí được
quan niệm là những khoản chi làm tiêu hao nguồn lực thực sự của nền kinh tế,
còn lợi ích là những khoản đóng góp thực sự của dự án vào phúc lợi chung của
quốc gia. Tất cả những khoản chi phí và lợi ích đơn thuần mang tích chất
chuyển giao từ thực thể kinh tế này sang thực thể kinh tế khác trong nền kinh tế
đều bị loại ra khỏi phân tích kinh tế.
Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phải có những căn cứ thực tế về lợi
ích mà hoạt động đầu tư đó mang lại. Dưạ vào chiến lược và quy hoạch phát
triển để làm rõ những tác động, những kết quả, các chỉ tiêu mà hoạt động đầu
tư mang lại
Đứng trên góc độ nền kinh tế thì việc xem xét giá trị thực tế của hoạt động
đầu tư là rất cần thiết, mục đích để biết được các mục tiêu đã đề ra ban đầu có
thực hiện được hay không, và chúng có tác động gì tới toàn bộ nền kinh tế cũng

như môi trường sinh thái,
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện
bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà
xã hội dành cho đầu tư. Việc xác định được rõ chi phí trong từng dự án đầu tư là
quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư.
III. Kết luận
Hoạt động đầu tư được đánh giá là có hiệu quả khi trị số của các chỉ tiêu đo
lường hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả trên cơ sở sử dụng các định mức
hiệu quả do chủ đầu tư đưa ra.

×