Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận cao học công tác tuyên truyền phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.63 KB, 22 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xâm hại tình dục trẻ em là một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của
toàn xã hội. Tội phạm vi phạm càng ngày càng gia tăng và dần trở thành một
vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Một trong những biện pháp đầu tiên và
quan trọng nhất là phải tiến hành tuyên truyền, sâu rộng cũng như tạo sự
thống nhất trong nhận thức của người dân về việc phải loại trừ xâm hại tình
dục trẻ em ra khỏi cuộc sống của trẻ em và tạo điều kiện cho các em có được
sự phát triển bình thường, một cuộc sống ổn định.
Nam Đàn là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An - vùng đất nằm ở phía
Bắc Trung Bộ, từ xưa đến nay là vùng đất địa linh nhân kiệt nơi sản sinh ra
những danh nhân văn hóa, anh hùng của dân tộc, là quê hương với nhiều danh
lam thắng cảnh mang đầy bản sắc văn hóa như: Khu di tích Kim Liên; Mộ bà
Hồng Thị Loan;…Nam Đàn đang trong q trình đổi mới đi lên đã có sự
phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt cơng tác tun truyền phịng,
chống xâm hại tình dục trẻ em luôn là vấn đề được đảng bộ huyện Nam Đàn
chú trọng.
Bên cạnh những kết quả mà đảng bộ huyện Nam Đàn đạt được trong
cơng tác này thì vẫn cịn tồn đọng một số hạn chế cần khắc phục. Hiện nay rất
nhiều người dân trên địa bàn huyện chưa thực sự hiểu đúng về hậu quả
nghiêm trọng của việc xâm hại tình dục trẻ em và chưa biết tự bảo vệ quyền
lợi của chính mình. Trẻ em là đối tượng sẽ phải chịu nhiều hậu quả nặng nề từ
việc bị xâm hại tình dục từ thể chất đến tinh thần đều bị ảnh hưởng rất lớn. Để
giúp trẻ tự phòng, chống và bảo vệ mình thì rất cần đến sự quan tâm của gia
đình và xã hội. Đặc biệt là sự phối hợp của các cấp, ban, ngành, các tổ chức
chính trị trong cơng tác tun truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em
hiện nay. Đó chính là lý do tơi lựa chọn đề tài “Cơng tác tun truyền phịng,
chống xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An
hiện nay” làm tiểu luận hết môn Lãnh đạo, quản lý các vấn đề xã hội.



2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ sáng tỏ cơ sở lý luận và
thực tiễn về công tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em hiện nay. Để từ
đó đề ra những giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng,
chống xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn huyện Nam Đàn.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về cơng tác phịng, chống xâm hại tình
dục trẻ em trên địa bàn huyện Nam Đàn hiện nay
- Đánh giá ưu và nhược điểm cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục
trẻ em trên địa bàn huyện Nam Đàn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác
phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn huyện Nam Đàn trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về công tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em
trên địa bàn huyện Nam Đàn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tiến hành đánh giá về cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em
trên địa bàn huyện Nam Đàn hiện nay.
- Thời gian: từ tháng 11/2020 - tháng 12/2020
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về năng lực
2


phẩm chất của cán bộ tuyên giáo. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu sử

dụng các tài liệu của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Nghệ An có liên quan
đến đề tài.
Trong q trình nghiên cứu có sử dụng phương pháp luận về lịch sử,
phân tích tổng hợp phương pháp quan sát, so sánh, nghiên cứu tài liệu
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm

3 chương 8 tiết.

3


Chương 1:
TUN TRUYỀN PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Xâm hại tình dục đối với trẻ em
*Trẻ em:Trẻ em là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm từ gia đình
và xã hội. Theo cơng ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc, trẻ
em được quy định như sau:
“Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp
dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Cịn theo Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam quy định trẻ
em là:
“Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. “Những người dưới 18
tuổi là người chưa thành niên”.
Trẻ em là công dân Việt Nam được quy định là dưới 16 tuổi, những
người trên 16 tuổi nhưng dưới 18 tuổi thì khơng gọi là trẻ em mà được gọi là
người chưa thành niên. Theo Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định rằng: "Xâm
hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo,
dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp

dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích
mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức".
1.2. Tuyên truyền và tuyên truyền phịng chống xâm hại tình dục
trẻ em
“Phịng chống xâm hại tình dục trẻ em tức là hành động phịng bị
trước và sẵn sàng chống lại các hành vi gây tổn hại đến trẻ em, bao gồm việc
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào
các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu,
dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới
mọi hình thức.” - (THƠNG ĐIỆP PHỊNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC
4


TRẺ EM TRÊN SĨNG VTV1 - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM - Nguyễn Thị
Thùy Vân)
Tuyên truyền phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em là giúp cho nhân
dân có nhận thức đúng đắn về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Việc tun
truyền phịng, chống xâm hại tình dục ở trẻ em sẽ giúp người dân có nhận
thức đúng đắn về cơng tác này, nhận thức đúng vai trị, vị trí của trẻ em và
ngun nhân của nó. Trên cơ sở đó, sẽ giúp cho họ nhận thức được tính đúng
đắn về tun truyền phịng chống xâm hại tình dục ở trẻ em.
1.3. Sự cần thiết phải tuyên truyền phịng, chống xâm hại tình dục
trẻ em
Tun truyền phịng chống xâm hại tình dục ở trẻ em giúp cho mọi
người có thái độ tích cực đối với phịng, chống xâm hại tình dục ở trẻ em.
Mục đích của việc tun truyền là tác động và nhận thức, tình cảm, thái độ và
hành động của đối tượng theo mục đích yêu cầu. Hiện nay, hầu như mọi
người đều hiểu việc xâm hại tình dục trẻ em là hành vi sai trái, đáng lên án,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, một số
đối tượng khác sẽ nói khơng với những hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Con

người chỉ thực hiện hành động khi họ có được thái độ khẳng định nội dung và
ý nghĩa của nó.
Bằng nhiều hình thức và phương pháp tun truyền khác nhau, cơng tác
tun truyền phịng, chống xâm hại tình dục cho người dân có nhận thức đúng
đắn và thái độ phù hợp với công tác, sẽ giúp cho họ thực hiện được hành động
có tính đúng đắn hơn.
Việc tun truyền phịng chống xâm hại tình dục ở trẻ em có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng đối với sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu cơng tác này được thực
hiện tốt thì sẽ đảm bảo cho một xã hội ổn định trong tương lai, phát triển và
hài hịa về kinh tế - văn hóa và xã hội.
CHƯƠNG 2
5


TUN TRUYỀN PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Ở
HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Những yếu tố tác động đến việc tun truyền phịng, chống
xâm hại tình dục trẻ em ở huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An hiện nay
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Nam Đàn nằm ở vị trí có tọa độ địa lý: từ 18°30’ đến 18°47’ vĩ
độ Bắc và từ 105°24’ đến 105°37’ kinh độ Đơng. Diện tích tự nhiên là 29.398
ha. Trong đó đất nơng nghiệp chiếm 11.521 ha, bằng 40%. Huyện lỵ Nam
Đàn đặt tại thị trấn Nam Đàn trên đường quốc lộ 46 Vinh - Đô Lương, cách
thành phố Vinh 21 km về phía tây. Trên địa bàn Nam Đàn có các đường giao
thơng lớn chạy qua như Quốc lộ 46, quốc lộ 46B, quốc lộ 15, tỉnh lộ 539, 540,
539B, 539C, 542D và đường vành đai phía Bắc từ mộ bà Hồng Thị Loan đi
chùa Đại Tuệ nối với Cầu Địn.
Huyện Nam Đàn có 1 thị trấn và 18 xã như hiện nay. Nam Đàn cũng là

nơi có nhiều làng nghề truyền thống. Trong đó có những nghề nổi tiếng như:
Tương Nam Đàn, Bún gạo Quy Chính, Mộc Tây Hồ, nghề ni tằm dệt vải,
nghề làm bánh đúc...
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Những năm gần đây, huyện Nam Đàn đã quan tâm và phát triển nhiều
về kinh tế, xây dựng cho huyện trở thành huyện nông thơn mới, vùng kinh tế
trọng điểm của tồn tỉnh. Giao thông đường bộ chủ yếu là các con đường
huyết mạch nối đến các thành phố, địa phương lân cận. Trong những năm gần
đây, chất lượng cuộc sống của người dân cũng được cải thiện hơn rất nhiều,
ngành dịch vụ buôn bán phát triển cơ sở khai thác thế mạnh của huyện, nhiều
cơ sở kinh doanh đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực công
nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ rất phát triển.
2.1.3. Đặc điểm văn hóa – chính trị
6


Trong những năm qua, huyện đã quan tâm chú trọng nhiều tới giáo dục
ở địa phương từ bậc tiểu học, trung học cơ sở đến phổ thông trung học. Huyện
đã nỗ lực hồn thành tốt các chương trình phổ cập giáo dục, các phong trào
thi đua dạy tốt, học tốt, các tấm gương người tốt việc tốt, thanh niên làm kinh
tế giỏi,...
Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được chú trọng,
các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, trung tâm y tế xã phường ngày càng được
trang bị nhiều cơ sở vật chất, thẻ bảo hiểm được phát miễn phí cho các đối
tượng bệnh nhân. Các hoạt động văn hóa thơng tin, thể thao, phát thanh và
truyền hình ngày càng được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Không chỉ ấn tượng bởi kinh tế phát triển, vùng đất Nam Đàn từ xưa
đến nay luôn nổi tiếng với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú và
đa dạng. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có nhiều di tích lịch sử - văn hố
được xếp hạng các cấp. Nổi bật trong số đó có Khu di tích Kim Liên - Hồng

Trù gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hoá kiệt xuất thế giới và khu mộ Bà Hoàng Thị Loan - mẹ Chủ tịch
Hồ Chí Minh; khu tưởng niệm chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu;…
2.2. Thực trạng cơng tác tun truyền phịng, chống xâm hại tình
dục trẻ em ở huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An
2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân
2.2.1.1. Thành tựu
Một là, về nhận thức của đối tượng phòng, chống xâm hại tình dục trẻ
em.
Trong những năm qua, cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em
trong những năm qua trên địa bàn đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận,
góp phần quan trọng trong việc làm giảm đi tình trạng phịng chống xâm hại
tình dục trẻ em. Đa số người dân trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
đã được trang bị những hiểu biết đúng đắn về phòng, chống xâm hại tình dục
7


trẻ em. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đã làm việc không ngừng
để tiến hành thực hiện và hồn thành tốt cơng tác. Đội ngũ cán bộ làm công
tác tuyên truyền chủ yếu tiếp cận thông tin qua các phương tiện truyền thông
đại chúng. Thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2002 của
Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách,
pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều
văn bản quan trọng để cụ thể hóa việc thực hiện trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở
các văn bản của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh căn cứ
chức năng nhiệm vụ của mình đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản mang
tầm chiến lược, phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, là căn cứ để
tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác trẻ em.
Vì thế công tác này đã giúp cho nhân dân huyện Nam Đàn được tiếp
nhận thông tin một cách đa dạng, mang tính chủ động và liên tục có sự cập

nhật. Việc tiếp nhận thông tin nhanh qua các phương tiện hiện đại là phương
tiện được người dân sử dụng nhiều nhất. Có thể nói nhờ những cơng tác tun
truyền thơng qua các phương tiện đa dạng, phong phú mà người dân trên địa
bàn Nam Đàn đã từng bước có nhận thức đúng đắn về nguyên nhân, hậu quả
và thực trạng việc xâm hại tình dục ở trẻ em.
Hai là, hình thành nên thái độ tích cực cho đối tượng tuyên truyền
phịng, chống xâm hại tình dục ở trẻ em.
Trên cơ sở cung cấp các thông tin và nhận thức đúng đắn cho người
dân về việc phịng chống xâm hại tình dục ở trẻ em ở huyện Nam Đàn đã có
nhiều tích cực đối với đối tượng về vấn đề này. Người dân cơ bản đồng tình,
lên án những thái độ, hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em. Trẻ em là đối tượng
cần được nâng niu, bảo vệ, quan tâm, chăm sóc và tơn trọng. Phần lớn dư luận
xã hội khơng đồng tình với việc xâm hại tình dục ở trẻ em, điều này cho thấy
quan niệm của người dân trên địa bàn đối với các vấn đề về phịng, chống
xâm hại tình dục ở trẻ em đã có nhiều tiến bộ. Có thể thấy, trình độ nhận thức
và sự hiểu biết là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ tuyên
8


truyền phịng chống xâm hại tình dục đối với trẻ em. Sự thay đổi này của
người dân đang đi theo chiều hướng tích cực với những nhận thức đúng đắn,
tiếp thu tri thức mới trong quan niệm, niềm tin và thái độ.
Ba là, sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền trong cơng tác
phịng chống xâm hại tình dục ở trẻ em.
Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đồn thể về bảo vệ, chăm sóc trẻ
em cũng được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ. Thành viên Ban điều hành, Ban
công tác trẻ em các cấp đã phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ với vai trò đại
diện các ban, ngành, đồn thể theo phân cơng của Ban chỉ đạo. Các cơ quan,
ban, ngành, địa phương đã có sự phối hợp để kịp thời nắm bắt và xử lý các vụ
việc liên quan đến xâm hại trẻ em, nhất là các vụ án phạm tội có tính chất

nghiêm trọng, người bị hại nhỏ tuổi, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em cũng
được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Qua các cuộc thanh tra, kiểm
tra, giám sát cho thấy, cơ bản các địa phương đã triển khai tổ chức thực hiện
đầy đủ các văn bản, các quy định của Trung ương, của tỉnh về cơng tác bảo vệ
chăm sóc giáo dục trẻ em. Những sai sót đã được kịp thời sửa đổi, các vấn đề
khó khăn, bất cập cũng được giải đáp, kịp thời hoặc được kiến nghị cụ thể với
cấp có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết…
2.2.1.2. Nguyên nhân:
Một là, sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo và
chính quyền huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đối với cơng tác phịng, chống
xâm hại tình dục trẻ em.
Trong những năm vừa qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Nam Đàn
ln quan tâm và qn triệt sâu sắc quan điểm bảo vệ trẻ em trong cơng tác
phịng chống xâm hại tình dục là vơ cùng quan trọng. Ban Chỉ đạo phịng,
chống xâm hại tình dục trẻ em đã thường xuyên có các văn bản hướng dẫn chỉ
đạo cấp xã, thị trấn tiến hành tốt công tác. Đặc biệt là cấp ủy Đảng cũng
thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các thành viên, cán bộ công tác trong
9


cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Có thể nói sự quan tâm kịp
thời đó đã tạo điều kiện quan trọng làm nên hiệu quả cho việc tun truyền
phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Hai là, đội ngũ cán bộ làm cơng tác tun truyền phịng, chống xâm hại
tình dục trẻ em trên địa bàn đã được trang bị đầy đủ về kiến thức và nghiệp vụ
tuyên truyền phòng, chống xâm hại tình dục đối với trẻ em. Ban tuyên giáo
huyện đã có nhiều buổi nói chuyện để tổng hợp thực tiễn và trao đổi kinh
nghiệm tuyên truyền với cán bộ chỉ đạo cơng tác. Kỹ năng phịng, chống xâm
hại tình dục ở trẻ em trên địa bàn cho các cán bộ ngày càng được đầu tư và

nâng cao. Ngoài ra, cán bộ làm công tác này cũng thường xuyên chủ động
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và phương pháp đa dạng phục vụ
cho công tác.
Ba là, dư luận xã hội trên địa bàn ln đồng tình, ủng hộ cho cơng tác
tun truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Hiện nay, các phương
tiện truyền thông đại chúng đang rất phát triển, điều này tạo điều kiện cho
người dân trên địa bàn huyện Nam Đàn được tiếp xúc với thơng tin nhanh
chóng, dễ dàng và tiện lợi hơn. Họ đã dần thấy được những hậu quả nghiêm
trọng từ việc xâm hại tình dục đối với trẻ em. Phần đơng bộ phận dư luận xã
hội đã có nhiều sự chuyển biến tích cực, có sự đồng tình và ủng hộ cho các
phong trào, phịng chống xâm hại tình dục ở trẻ em. Nhờ đó mà nhiều vụ xâm
hại tình dục trẻ em trên địa bàn thời gian qua đã bị tố giác kịp thời đến cơ
quan chức năng, đây được xem là một dấu hiệu tích cực của dư luận xã hội
đối với cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
Một là, một số bộ phận người dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ về
tác hại của việc xâm hại tình dục trẻ em cũng như sự cần thiết trong cơng tác
phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn
một số bộ phận dân cư huyện Nam Đàn chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về
vấn đề phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Một số người cịn thơ ơ và cho
10


rằng đó khơng phải là việc của mình, về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em phịng, tránh xâm hại tình dục thì họ chưa có và chính điều này đã
dẫn đến việc nhiều em chưa được trang bị đầy đủ về kiến thức cũng như kỹ
năng.
Nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn là do cha mẹ,
anh chị lo làm ăn, khơng chú ý chăm sóc và quản lý. Gia đình các em khơng

có phương pháp quản lý, giáo dục đúng và phù hợp với lứa tuổi. Một số bậc
cha mẹ, gia đình và người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ về vấn đề
giới tính cho trẻ em. Từ đó dẫn đến việc các em thiếu hiểu biết về đặc điểm
tâm sinh lý, kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục. Đối tượng thực
hiện xâm hại tình dục trẻ em đa phần cịn trẻ và thường có mối quan hệ quen
biết, thậm chí là thân thích với nạn nhân, do đó thường sẽ gặp phải tâm lý chủ
quan từ phía gia đình nạn nhân.
Bên cạnh đó, nhận thức của một số bộ phận người dân trên địa bàn về
việc phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em cịn hạn chế; khả năng nhận thức,
phòng vệ và tự vệ của nạn nhân cịn nhiều non nớt, cơng tác phát hiện và tố
giác tội phạm hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn, thậm chí là sự bất hợp tác từ
phía nạn nhân và gia đình nạn nhân.
Hai là, cơng tác truyền thông, giáo dục và vận động xã hội trên địa bàn
đơi lúc cịn gặp khó khăn do số người thực hiện nghiệp vụ cơng tác cịn hạn
chế về số lượng cũng như chất lượng, các sản phẩm truyền thông sản xuất với
số lượng cịn ít do đó nhiều gia đình chưa được tiếp nhận đầy đủ, điều này
khiến cho nhận thức, trách nhiệm cũng như năng lực bảo vệ chăm sóc trẻ em
của các cấp chính quyền cịn thiếu hụt. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác tun
truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em tuy có sự nhiệt tình nhưng chế
độ tiền lương trả cho họ chưa thực sự hợp lý. Việc giải quyết việc làm đối với
các cán bộ không chuyên đang là rào cản rất lớn cho cơng tác bảo vệ và chăm
sóc trẻ em. Đặc biệt là nhiều cán bộ hiện nay khơng có đủ tiền để nuôi sống
11


gia đình họ. Do đó dẫn đến một số lực lượng cán bộ khơng có sự ổn định, yếu
chun mơn nghiệp vụ trong cơng tác. Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy
ra và không được xử lý do thiếu kinh nghiệm giải quyết.
Mặc dù trong thời gian vừa qua các phong trào phịng, chống xâm hại

tình dục ở trẻ em trên địa bàn đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân
tham gia. Tuy nhiên, trong q trình đó vẫn cịn rất nhiều hạn chế và tồn tại
như: Cán bộ làm cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em cịn lúng
túng trong q trình truyền đạt thông tin về nội dung cũng như phương pháp,
nội dung thiếu sự linh động, thậm chí là lặp đi lặp lại nhiều lần, gây nên sự
nhàm chán cho đối tượng tiếp nhận, thiếu sự thu hút đối với mọi người.
2.2.2.2. Nguyên nhân
Một là, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đồn thể trong cơng
tác tun truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em cịn hạn chế. Nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế trên có thể kể đến sự phối hợp chưa chặt chẽ từ
các cấp, ban, ngành, bao gồm các cơ quan y tế, giáo dục, tư pháp với các cơ
quan quản lý Nhà nước về trẻ em. Các tổ chức và đoàn thể cũng như Ban chỉ
đạo phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em tại các địa phương cịn ít, chưa có
sự liên kết trong các công việc cần triển khai.
Hai là, một số cán bộ làm công tác tuyên truyền chưa được trang bị đầy
đủ về kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, phịng chống xâm hại tình dục cho
trẻ em. Huyện Nam Đàn đang thực hiện q trình trẻ hóa đội ngũ cán bộ thực
hiện cơng tác tun truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Trong đó
bao gồm sự luân chuyển, bổ sung, đổi mới, điều này kéo theo việc cán bộ mới
tuy có nhiều trình độ về chun môn và tin học nhưng kiến thức, kỹ năng tổ
chức hoạt động tuyên truyền vẫn còn hạn chế. Mặt khác, một số cán bộ làm
công tác này đang là cán bộ kiêm nhiệm, chưa nhận được chế độ đãi ngộ thỏa
đáng nên phần nào ảnh hưởng đến q trình cơng tác của họ. Một số bộ phận
khác chưa tìm hiểu sâu sát về các nội dung và văn bản pháp luật liên quan đến
chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ cho q trình thực hiện cơng tác. Những
12


nguyên nhân trên phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả của cơng tác phịng,
chống xâm hại tình dục trẻ em.

Ba là, nội dung, hình thức, phương tiện tuyên truyền phục vụ cho cơng
tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em chưa thật sự đa dạng để nhận được
sự quan tâm từ xã hội. Nội dung, hình thức và các phương tiện phục vụ cho
q trình phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em sẽ là yếu tố khơng thể thiếu,
đặc biệt là nó quyết định phần nhiều đến kết quả của công tác này. Tuy nhiên
hiện nay, một số nơi trên địa bàn, nội dung, hình thức và phương pháp phục
vụ cho cơng tác vẫn cịn nghèo nàn, đơn điệu, khơng có gì mới để thu hút sự
quan tâm của các đối tượng. Hiện nay, nội dung tuyên truyền mới chỉ được
thực hiện chủ yếu thông qua Đài truyền thanh của huyện và các xã. Các nội
dung tuyên truyền trong nhiều năm qua vẫn chỉ có văn bản pháp luật khơ
khan, tạo nên tâm lý khó tiếp nhận cho đối tượng.
Bốn là, vẫn còn một số người dân có quan điểm sai lệch về vấn đề xâm
hại tình dục trẻ em. Đặc biệt là khi phát hiện cho cháu mình bị xâm hại tình
dục, nhiều bậc cha mẹ còn ngần ngại việc báo cáo cho các cơ quan chức năng
để xử lý, vì sợ ảnh hưởng đến danh tiếng gia đình, tâm lý trẻ em hay sợ bị đe
dọa. Vấn đề này xảy ra là do các vụ xâm hại tình dục trẻ em phần lớn xảy ra ở
những nơi kín đáo, vắng vẻ và khơng có người chứng kiến, nhiều trẻ em phần
lớn là nạn nhân nhỏ tuổi, chưa nhận thức được đầy đủ sự việc.
2.3. Một số vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền phịng, chống
xâm hại tình dục trẻ em ở huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An hiện nay
2.3.1. Trình độ nhận thức của người dân trên địa bàn huyện chưa
đồng đều
Mục đích của cơng tác tun truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ
em trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là nhằm nâng cao nhận thức,
hình thành hành động cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong
việc phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Cơng tác này cần phải đạt yêu cầu
là làm sao để người dân nhận thức được đầy đủ về hậu quả nghiêm trọng của
13



vấn đề, từ đó thay đổi thái độ, hành vi của người dân cho đúng hướng. Dưới
sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, cơng tác tuyên
truyền phải làm cho trình độ nhận thức của người dân nơi đây được đồng đều,
giúp họ có cái nhìn đúng đắn về cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ
em. Bên cạnh đó, hình thành nên hành động đúng mực, kịp thời tố cáo các
hành vi sai trái khi gặp phải các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em.
2.3.2. Công tác tuyên truyền của các cấp ủy Đảng, chính quyền và
đồn thể địa phương chưa quan tâm đúng mức đến vai trị và vị trí cơng tác
tun truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em
Trong thời gian qua, cơng tác chỉ đạo tun truyền phịng, chống xâm
hại tình dục trẻ em ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã đánh giá đúng vai trị
và vị trí của tuyên truyền, tuy nhiên để đạt được mục đích cao hơn thì địi hỏi
cần có sự thay đổi, quan tâm của về phương pháp lẫn nội dung của cấp ủy
Đảng, chính quyền, tạo điều kiện về nguồn lực để đáp ứng được tình hình mới
với nhiều biến động phức tạp như hiện nay. Mặc dù trong các kỳ đại hội,
huyện Nam Đàn đã tập trung vào rà soát nhân sự, kiện toàn đội ngũ tuyên
truyền về số lượng cũng như chất lượng để phục vụ cho công tác và đáp ứng
các yêu cầu về nhiệm vụ cho công tác tuyên truyền,...Tuy nhiên vẫn còn tồn
tại một số khuyết điểm cần khắc phục và khó khăn trong q trình thực hiện
cơng tác.
Có thể kể đến như địa bàn rộng dân cư đơng, trình độ của một số cán
bộ làm cơng tác tun truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em cịn hạn
chế, nhiều nơi chưa bám sát dân, ít am hiểu tâm tư nguyện vọng của người
dân,... Một số cấp ủy địa phương cịn mờ nhạt trong cơng tác tun truyền,
chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của nó,...Vì vậy vấn đề đặt ra cho cơng tác
tun truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em ln là một nhiệm vụ khó
khăn và phức tạp. Vấn đề này khơng chỉ đòi hỏi về nguyên lý luận luận mà
còn là những giải pháp gắn liền với thực tiễn.

14



Đội ngũ cán bộ làm cơng tác tun truyền phịng, chống xâm hại tình
dục trẻ em chưa đáp ứng được đầy đủ u cầu của cơng tác phịng, chống xâm
hại tình dục ở trên địa bàn. Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên
truyền chưa theo kịp và chưa đáp ứng được những yêu cầu của quá trình cơng
tác. Năng lực tổng hợp, dự báo, nắm bắt tình hình tư tưởng của đội ngũ cán
bộ và tuyên truyền viên trên địa bàn còn thụ động, thiếu sắc bén và tính thuyết
phục.
2.3.3. Sự bất cập trong nội dung, hình thức, phương pháp, kỹ năng
và phương tiện tuyên truyền cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ
em
Hiệu quả của cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục phụ thuộc rất
nhiều vào nội dung, phương pháp, kỹ năng và phương tiện. Để đạt được hiệu
quả cao thì những yếu tố đó cực kỳ quan trọng. Đặc biệt là kỹ năng tuyên
truyền của đội ngũ cán bộ làm công tác này cần phải được nâng cao, đổi mới
hàng ngày. Trước yêu cầu mang tính chất thực tiễn như hiện nay thì nội dung,
phương pháp, hình thức và phương pháp cần được đầu tư, đổi mới. Cần có sự
thay đổi cơ bản về nội dung, hình thức, phương pháp để có thể đem lại hiệu
quả thực sự cho công tác tuyên truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em.

15


CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUN
TRUYỀN PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Ở
HUYỆN NAM ĐÀN - NGHỆ AN HIỆN NAY
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả tun truyền phịng, chống
xâm hại hình dục trẻ em hiện nay

Một là, xây dựng môi trường sống an tồn cho trẻ em.
Để cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em ở huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An đạt kết quả tốt thì việc đầu tiên là cần đảm bảo được môi trường
sống cho trẻ em trên địa bàn. Trẻ cần có mơi trường sống an tồn mới có thể
được bảo vệ và ni dưỡng một cách tốt nhất. Để xây dựng được mơi trường
sống an tồn cho trẻ em thì phải có thêm nhiều hoạt động, trong đó việc tun
truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em hiện nay cần được thực hiện
theo đúng các kế hoạch và hướng dẫn từ cấp trên.
Cần xác định việc xây dựng mơi trường sống an tồn cho trẻ em là
nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị các cấp. Điều này đòi hỏi sự quan
tâm, lãnh đạo và chỉ đạo từ các cấp ủy Đảng và chính quyền của địa phương;
song song với đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể, hội nhóm
nhằm tạo nên sự đồng thuận và nhất trí cao trong hành động giữa các cấp lãnh
đạo. Đặc biệt, đối với trẻ em, cần phải làm cho các em nhận thức được mình
có quyền được sống và bảo vệ ở một mơi trường sống an tồn. Nhân dân trên
địa bàn cần có nhận thức đầy đủ về việc phịng, chống xâm hại tình dục trẻ
em sẽ liên quan đến sự phát triển nhân cách và thể chất của trẻ em.
Hai là, tạo mơi trường xã hội đồng thuận về phịng, chống xâm hại tình
dục trẻ em.
Trẻ em cần được sống an tồn và bảo vệ khi có sự phối hợp chặt chẽ
giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Cần xây dựng bộ máy quản lý nhà nước
về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cần có thêm cơ chế nghiêm minh về Luật bảo vệ,
16


chăm sóc và giáo dục trẻ em, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức,
ban ngành, đoàn thể trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Các tổ chức cơ quan,
khu phố, thơn xóm cần có bộ phận theo dõi, tổng kết và đánh giá, theo dõi về
tình hình phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Xây dựng và hồn thiện các
quy trình, tiêu chuẩn về bảo vệ trẻ em bị xâm hại; thống nhất hoạt động phối

hợp liên ngành để xác minh, điều tra, xử lý từng trường hợp trẻ em bị xâm
hại, trong đó quy định rõ các thủ tục, quy trình và trách nhiệm phòng ngừa,
phát hiện, tố giác, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại của
các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình, cá nhân và trẻ
em.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tun truyền phịng, chống xâm
hại tình dục trẻ em
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối
với vấn đề phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em.
Các cán bộ làm cơng tác tun truyền cần có chun mơn, nghiệp vụ và
nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Trong giai đoạn đất nước ta đang đẩy
mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, địi hỏi các cán bộ làm cơng
tác cần có tầm nhìn chiến lược tốt và phát triển cơng tác phịng, chống xâm
hại tình dục trẻ em.
Mục đích đặt ra cho hoạt động tun truyền phịng, chống xâm hại tình
dục trẻ em, trước hết là cung cấp kiến thức, thay đổi và nâng cao nhận thức,
hiểu biết về tác hại phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em cho các cấp lãnh
đạo. Nam Đàn cần phát huy vai trị các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội
trong việc phối hợp làm tốt cơng tác tun truyền phịng, chống xâm hại tình
dục trẻ em; cần gắn liền với các sinh hoạt về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao vui tươi lành mạnh thu hút trẻ em, thanh thiếu niên tham gia, để góp
phần xây dựng một mơi trường lành mạnh khơng tội phạm, nhằm chú trọng
một xã hội phát triển bền vững, lành mạnh. Đặc biệt là việc tuyên truyền cần
17


hướng đến đối tượng cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và những đối tượng có
liên quan nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng, chống xâm hại, bảo vệ
cho trẻ em.

Các cơ quan chức năng cần kịp thời khảo sát thường xuyên và thống kê
về số lượng trẻ em, nhất là trẻ em có hồn cảnh khó khăn để có biện pháp hỗ
trợ vật chất, ổn định tâm lý kịp thời. Điều này sẽ giúp làm giảm thiểu được rất
nhiều nguy cơ cho việc xảy ra các hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em, đó chính
là lý do rất cần đến đội ngũ cộng tác viên để nắm bắt thông tin kịp thời tại địa
phương.
Hai là, đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ
tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác tun truyền phịng, chống xâm
hại tình dục trẻ em.
Người tuyên truyền cần hiểu rõ được nhiệm vụ cấp bách, nói đi đơi với
làm thì cơng việc mới đạt được kết quả tốt. Việc nhận thức rõ về chất lượng
của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền sẽ quyết định đến sự thành bại
của cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em ở địa phương. Do đó, lãnh
đạo địa phương cần có tiêu chí cụ thể về năng lực và phẩm chất để tuyển chọn
cán bộ thực hiện nhiệm vụ này. Họ phải là những người đã được đào tạo đầy
đủ về chuyên môn ngành công tác tư tưởng, có kiến thức về tâm lý lứa tuổi,
được đào tạo bài bản về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Bên cạnh đó,
cần u cầu cán bộ phải có lập trường tư tưởng vững vàng, nắm vững được
các đường lối và quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phịng,
chống xâm hại tình dục ở trẻ em.
Cơ quan tuyên giáo cũng cần thường xuyên cập nhật tài liệu và kiến
thức nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ này. Có thể sử dụng nhiều hình thức
khác nhau như phát tài liệu để nghiên cứu, mở các lớp bồi dưỡng, các hội thảo
cho các đối tượng liên quan tham gia. Đó có thể là Hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên,... Nắm vững được nghiệp vụ
tuyên truyền, có hiểu biết sâu sắc về phịng, chống xâm hại tình dục ở trẻ em
18


sẽ giúp cho đội ngũ này chuẩn bị tốt các nội dung tun truyền phục vụ cho

cơng tác phịng, chống xâm hại tình dục ở trẻ em.
Ngồi ra, việc đãi ngộ tốt để tạo động lực cho công tác tuyên truyền
phịng, chống xâm hại tình dục cũng cần được các cấp lãnh đạo quan tâm.
Hiện nay, hầu hết các cán bộ làm cơng tác tun truyền phịng, chống xâm hại
tình dục trẻ em trên địa bàn đều là kiêm nhiệm nên vấn đề về tiền lương, phụ
cấp chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Vì vậy, để cán bộ có động lực, sự
say mê và gắn bó với cơng việc thì cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Nam
Đàn cần có chính sách, chế độ đãi ngộ với cán bộ thỏa đáng về chính sách về
phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, chế độ bảo vệ sức khỏe và đời
sống,... Cơ chế, chính sách đúng đắn, hợp lý sẽ tạo nên động lực thúc đẩy cán
bộ yên tâm công tác và hồn thành nhiệm vụ được giao. Đó chính là lý do,
chính quyền địa phương cần có một chiến lược đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
phù hợp trong hiện tại và tương lai.
Ba là, đổi mới về nội dung và phương pháp tun truyền phịng, chống
xâm hại tình dục trẻ em.
Các nội dung tuyên truyền cần phải được chuẩn bị và xây dựng phù
hợp với trình độ cũng như nhận thức của từng nhóm đối tượng. Ngồi ra nội
dung tuyên truyền cũng cần đảm bảo tính thiết thực. Không chỉ cần đảm bảo
thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về vấn đề này mà cần phải tập trung thu hút hơn với những nội dung
mang tính thiết thực. Thơng tin càng liên quan đến lợi ích của người dân thì
sẽ càng được chú ý. Cần chỉ rõ được hậu quả nặng nề mà trẻ em phải gánh
chịu nếu bị xâm hại tình dục, các cán bộ làm cơng tác tun truyền cần tập
trung phân tích tác hại cho các đối tượng liên quan biết và nắm rõ, nhằm giúp
họ có thể chủ động điều chỉnh nhận thức và hành vi của bản thân trong việc
phịng, chống xâm hại tình dục ở trẻ em.
Với thực trạng hiện nay thì nội dung phịng, chống xâm hại tình dục trẻ
em khá khơ cứng và chưa có nhiều điểm mới. Vì vậy, giải pháp cho công tác
19



tun truyền phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em là cần có sự đa dạng,
phong phú và phản ánh được đúng nội dung tuyên truyền. Cần dùng thêm
nhiều hình ảnh, ví dụ thực tế điển hình để giúp đối tượng tiếp nhận thơng tin
đúng đắn, dễ dàng và chính xác hơn. Cần đẩy mạnh thông tin hai chiều theo
hướng dân chủ hố và tăng cường đối thoại, có thể thành lập những hịm thư
góp ý cũng như những đường dây nóng để nhân dân và các em có thể thơng
tin về những cá nhân có những hành vi xâm hại tình dục trẻ em để kịp thời
can thiệp và giải quyết.
Về hình thức, cần phải chứa đựng nhiều thơng tin phù hợp với mục
đích tuyên truyền, những thay đổi về nhận thức của các đối tượng phụ thuộc
vào phần lớn hình thức của cơng tác tun truyền. Có thể tận dụng lợi thế của
mạng xã hội để phục vụ cho cơng tác tun truyền phịng, chống xâm hại tình
dục, lập ra các trang fanpage để chia sẻ hình ảnh, tin tức lên đó cho nhân dân
xem. Cần đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống xâm hại tình
dục trẻ em vào chương trình chính khóa ở các trường học và sinh hoạt đoàn,
đội; tổ chức hoạt động ngoại khóa tại sân trường, tổ chức các hội thi… Phối
hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ
trẻ em trong Luật trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan để Luật trẻ em
và các quy định được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tăng cường giáo dục
kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đặc biệt về phịng ngừa xâm hại tình dục và
bạo lực đối với trẻ em cho cha, mẹ, các thành viên gia đình, giáo viên, người
chăm sóc trẻ, người trực tiếp làm việc với trẻ em.

20



×