Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận cao học qlnn vận dụng phương pháp cưỡng chế trong quản lý nhà nước của uỷ ban nhân dân quận cầu giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.27 KB, 24 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ những nội dung và số liệu trong bài
luận này là do tôi nghiên cứu và thực hiện.
Những nội dung nghiên cứu, tham khảo từ các nguồn tài liệu của cơ
quan, thư viện, các thông tin trên internet, các nhà khoa học, tiến sĩ, …được
trích dẫn chính xác, đầy đủ, tin cậy và sử dụng đúng theo nguyên tắc khoa
học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đã đưa môn học Nguyên lý quản lý nhà nước vào chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn –
Vũ Thị Thu Quyên đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học, em đã
có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm
túc. Đây chắc chắn sẽ là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Nguyên lý quản lý nhà nước là một môn học thú vị và vơ cùng
bổ ích. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của
sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng có lẽ bài tiểu luận khó có
thể tránh khỏi những sai sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ
xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
QLHCNN: Quản lý hành chính nhà nước
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

2


MỞ ĐẦU

1, Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài
Quản lý hành chính nhà nước là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành
pháp trên cơ sở theo quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh của cơ quan lập
pháp nhằm tổ chức chỉ đạo công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục, an
ninh, quốc phịng, hành chính, chính trị. Hoạt động quản lý này được các chủ
thể có thẩm quyền thực hiện thơng qua những phương pháp QLHCNN nhằm
đạt được những hành vi xử sự cần thiết. Có 4 phương pháp QLHCNN bao
gồm phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành
chính và phương pháp kinh tế. Trong đó, phương pháp cưỡng chế có vai trị
quan trọng và được sử dụng phổ biến.
Chúng ta vừa mới thoát khỏi cuộc chiến tranh lâu dài, bước vào xây
dựng cuộc sống mới, cơ chế cũ chưa mất, cơ chế mới chưa hình thành ổn định
và phát triển, đời sống xã hội cịn nhiều khó khăn, do đó trong xã hội tồn tại
những nhân tố xã hội chủ nghĩa và cả những nhân tố chưa phải là xã hội chủ
nghĩa, còn nhiều nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp
luật, cộng với ý thức pháp luật chưa cao trong một bộ phận lớn của dân cư,
trình độ, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước chưa đáp ứng được
nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong quản lý hành chính nhà nước. Trong xã
hội cũng cịn tồn tại tội phạm, vi phạm pháp luật, còn sự chống đối, phá hoại
trật tự quản lý hành chính nhà nước và an ninh quốc gia, an tồn xã hội. Vì

vậy, việc áp dụng phương pháp cưỡng chế là rất cần thiết và việc áp dụng này
không trái với nguyên tắc nhân đạo và dân chủ của Nhà nước ta, trái lại, nó
thực hiện vì lợi ích chung của nhân dân, xã hội, nhà nước, trong đó có cả lợi
ích cá nhân. Khơng áp dụng cưỡng chế, hay coi nhẹ nó cũng có nghĩa là
bng nhẹ kỷ cương dẫn tới tình trạng vơ Chính phủ, vơ kỷ luật trong xã hội
và trong bộ máy nhà nước. Ngược lại, việc sử dụng phương pháp cưỡng chế
3


khơng đúng, khơng hợp lý sẽ dẫn đến độc đốn, chuyên quyền, trái với bản
chất nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân. Vì vậy cần kết hợp hài hòa,
hợp lý để phát huy tác dụng của phương pháp cưỡng chế một cách tốt nhất.
Chính vì những lý do trên, em chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp
cưỡng chế trong quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy”
làm đề tài nghiên cứu, để làm rõ hơn về phương pháp cưỡng chế cũng như vai
trò của phương pháp này, bên cạnh đó sẽ đánh giá kết quả đạt được và những
hạn chế còn tồn tại của việc áp dụng phương pháp cưỡng chế trong quản lý
nhà nước tại UBND quận Cầu Giấy.
2, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Phương pháp cưỡng chế
Phạm vi: UBND quận Cầu Giấy
3, Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống háo một số vấn đề lý luận
về phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước, thực tiến tại
UBND quận Cầu Giấy, qua đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như
những hạn chế, tồn tại trong việc áp dụng phương pháp này, từ đó đưa ra một
số kiến nghị nhằm nâng cao hiejeuq ủa trong việc áp dụng phương pháp
cưỡng chế.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trị của phương pháp cưỡng chế

Phân tích, đánh giá thực trạng việc áp dụng phương pháp cưỡng chế
trong quản lý nhà nước tại UBND quận Cầu Giấy, khảo sát trên thực tế những
kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại và đưa ra một số
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương pháp cưỡng chế.
.4, Phương pháp nghiên cứu
4


Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu,
phân tích, sắp xếp... để làm sáng tỏ vấn đề. Ngồi ra, trong q trình nghiên
cứu, tác giả còn tiến hành trao đổi, thảo luận với đồng môn, tranh thủ sự giúp
đỡ của thầy cô trong khoa để bổ sung cho tiểu luận.
5, Kết cấu nội dung
Ngoài mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tham khảo, tiểu luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của phương pháp cưỡng chế trong
quản lý hành chính nhà nước
Chương 2: Thực trạng việc vận dụng phương pháp cưỡng chế trong
quản lý hành chính nhà nước của UBND quận Cầu Giấy
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng
phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính tại UBND quận Cầu Giấy

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP
CƯỠNG CHẾ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1. Khái niệm phương pháp cưỡng chế trong quản

lý hành chính nhà nước
Theo tiến sĩ Trần Minh Hương thì cưỡng chế là biện pháp bắt buộc
bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân
hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định, về mặt vật
chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hoặc tổ chức đó phải thực hiện
hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng
những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do
thân thể của các cá nhân.
Theo từ điển Luật học thì cưỡng chế là những biện pháp bắt buộc cá
nhân hay tổ chức phải thực hiện và phục tùng một mệnh lệnh nhất định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định.
Như vậy, cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định
trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải
thực hiện hay khơng thực hiện những hành vi nhất định hoặc phỉa phục tùng
những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể.
Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện
trong việc áp dụng những quyết định bắt buộc đơn phương đối với đối tượng
quản lý. Phương pháp cưỡng chế thường được sử dụng trong những trường
hợp quyết định đơn phương không được thực hiện một cách tự giác. Nếu
khơng có cưỡng chế thì kỷ luật nhà nước không được bảo đảm, pháp chế
không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển,
6


cho kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà nước. Cưỡng chế
nhà nước XHCN là cưỡng chế của đa số đối với thiểu số và được áp dụng
trong giới hạn do pháp luật quy định một cách chặt chẽ. Đó là bạo lực dựa
trên cơ sở pháp luật, vừa bảo đram việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỉ
luật nhà nước đồng thời vừa bảo đảm quyền lợi chính đáng của cơng dân, cơ

quan tổ chức có liên quan.
1.2.

Đặc điểm của phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành

chính nhà nước
Cưỡng chế nhà nước bao gồm 4 loại:
Cưỡng chế hình sự: là biện pháp cưỡng chế do các cơ quan có thẩm
quyền áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội hoặc bị tình nghi
phạm tội.
Cưỡng chế dân sự: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan
có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm dân
sự, gây thiệt hại cho nhà nước, tập thể hoặc công dân.
Cưỡng chế kỷ luật: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan
và người có thẩm quyền áp dụng đối với những cán bộ cơng chức có hành vi
vi phạm kỷ luật nhà nước.
Cường chế hành chính: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ
quan và người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức
có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định
với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa các vi phạm pháp luật…
Giữa 4 loại cưỡng chế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng cũng có
sự khác nhau về cơ sở áp dụng, bản chất pháp lý, chủ thể có thẩm quyền áp
dụng, trình tự-thủ tục áp dụng, mức độ nguy hiểm của hành vi,…Để bảo vệ
trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng

7


dân, cần phải nhận thức rõ mối quan hệ của cưỡng chế hành chính với các
loại cưỡng chế nhà nước khác.

Cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền áp dụng theo quy định của pháp luật. Khơng phải bất kì cơ quan nhà
nước nào cũng có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính. Chỉ những cơ
quan quản lý nhà nước được văn bản pháp luật quy định có thẩm quyền áp
dụng cưỡng chế hành chính mới được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành
chính.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (2002) quy định rõ những cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính
gồm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng công an phường; Trưởng công an
cấp huyện; Trưởng phịng cảnh sát giao thơng trật tự, Trưởng phịng cảnh sát
hình sự, Trưởng phịng cảnh sát kinh tế, Trưởng phịng quản lý xuất cảnh,
nhập cảnh của công an cấp tỉnh; thủ trưởng đơn vị cảnh sát đặc nhiệm ở trung
ương; thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại hội trở lên hoạt động có
tính độc lập; Chỉ huy trưởng Trạm công an cửa khẩu; Hạt trưởng hạt kiểm
lâm; Trưởng Hải quan cửa khẩu; Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Thanh tra
nhà nước chuyên ngành;…
Trong một số trường hợp, cưỡng chế hành chính cịn được thực hiện
bởi các cơ quan khác của nhà nước, ví dụ: xử phạt hành chính do Thẩm phán
chủ tọa phiên tịa thực hiện; người chỉ huy tàu bay, trong tgian tàu bay đang
bay, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những người thực hiện
các hành vi như: không tuân theo hướng dẫn của ng chỉ huy tàu về việc bảo
đảm an tồn cho tàu bay, duy trì trật tự, kỉ luật trong tàu; các hành vi vi phạm
thuần phong, mỹ tục dân tộc, vi phạm trật tự công cộng,…
1.3.

Vai trị của phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành

chính nhà nước
8



Trong giai đoạn hiện nay, cưỡng chế có vai trị rất quan trọng trong
việc đảm bảo pháp chế và kỉ luật nhà nước. Nhà nước ta trong giai đoạn hiện
nay vẫn còn nhiều tội phạm và vi phạm pháp luật, các thế lực thù địch ln
tìm cách chống phá trật tự quản lý hành chính nhà nước của nước ta, bên cạnh
đó vẫn cịn một số bộ phận người dân có ý thức chấp hành pháp luật kém,
vẫn khơng tự giác chấp hành các quy định của pháp luật. Nếu khơng có cưỡng
chế thì kỉ luật nhà nước khơng được bảo đảm, pháp chế khơng cịn được tơn
trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển, cho kẻ thù giai
cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà nước. Cưỡng chế là bạo lực dựa
trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỉ
luật nhà nước, đồng thời vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của cơng dân, cơ
quan, tổ chức có liên quan. Biện pháp cưỡng chế được sử dụng ở những
trường hợp cần thiết, khi phương pháp thuyết phục không đạt lại hiệu quả như
mong đợi. Cưỡng chế có một phần vai trị trong việc răn đe các đối tượng
quản lý khác, để họ thấy được sự nghiêm minh của pháp luật. Các loại cưỡng
chế nhà nước đều nhằm tới các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, như
cưỡng chế hình sự đối với người có hành vi phạm tội hoặc bị tình nghi phạm
tội, cưỡng chế dân sự đối với người có hành vi vi phạm dân sự, gây thiệt hại
cho nhà nước, cơng dân…; cưỡng chế kỉ luật có đối tượng là những cá nhân,
tổ chức có hành vi vi phạm kỉ luật nhà nước; và cưỡng chế hành chính áp
dụng cho các đối tượng cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.
Cưỡng chế hành chính là phương pháp được pháp luật quy định rất chặt
chẽ về thẩm quyền áp dụng, về các trường hợp được phép áp dụng, về các
biện pháp cụ thể để cưỡng chế trong từng trường hợp cụ thể, về thủ tục cưỡng
chế trong từng trường hợp. Nguyên nhân của việc quy định rất chặt chẽ là do:
thứ nhất, đây là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước rõ nét cho nên cần
thiết phải có quy định chặt chẽ để tránh tình trạng lạm quyền; thứ hai, phương
pháp này có thể dẫn đến oan sai cho nên cần có quy định chặt chẽ để tránh

tình trạng oan sai.
9


1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp cưỡng

chế trong quản lý hành chính
1.4.1. Về yếu tố khách quan
Do điều kiện phân bố dân cư không đồng đều, phức tạp, nhiều dân tộc
thiểu số sống ở miền núi, cao nguyên, dân cư phân bố không tập trung, cơ sở
vật chất, hạn tầng, giao thơng đi lại khó khăn. Chính vì vậy đã gây khó khăn
trong cơng tác tuyên truyền chính sách, pháp luật đến người dân.
1.4.2. Về yếu tố chủ quan
Việc áp dụng cưỡng chế chưa đảm bảo được ngun tắc bình đẳng của
cơng dân trước pháp luật. Một số cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp
luật. Một số cán bộ công chức nhà nước vi phạm pháp luật, thối hóa, biến
chất, tham nhũng vẫn chưa được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Các chế tài được ban hành để áp dụng vẫn còn mang tính chung chung,
khơng rõ ràng.
Khi áp dụng cưỡng chế thì lại không thông báo cho đối tượng bị cưỡng
chế được rõ, dẫn đến lạm quyền gây bức xúc cho họ.
Quản lý hành chính nhà nước là quản lý theo chiều dọc, tức là cấp trên
quản lý cấp dưới. Việc phổ biến để cấp dưới phục tùng và nghe theo những
mệnh lệnh cấp trên phải trải qua nhiều giai đoạn. Nhiều khi mệnh lệnh đó một
thời gian dài mới đến được các cấp.

10



11


CHƯƠNG II: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN CẦU GIÂY

2.1. Thực trạng việc áp dụng phương pháp cưỡng chế của UBND
quận Cầu Giấy
Trong quản lý hành chính chúng ta thường bắt gặp và dễ dàng nhận
thấy việc áp dụng phương pháp cưỡng chế là hết sức phổ biến. Đặc biệt là
trong đời sống xã hội nước ta hiện nay, loại vi phạm pháp luật hành chính xảy
ra khá phổ biến. . Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính
thấp hơn so với vi phạm pháp luật dạng tội phạm, nhưng hành vi gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể, cá nhân cũng như
lợi ích chung cuả toàn xã hội đang diễn biến hết sức phức tạp. Vì vậy cơng tác
đấu tranh phịng chống vi phạm pháp luật hành chính ln là vấn đề được nhà
nước và toàn xã hội quan tâm. Trong thời gian gần đây chính phủ đã ban hành
rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, điển hình và gần đây nhất là ngày
12/11/2013, chính phủ ban hành nghị định số 166/2012/NĐ-CP quy định về
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi
hành từ ngày 28/12/2013. Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ
tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm
hành chính gây ra trong trường hợp khơng áp dụng xử phạt, trách nhiệm thi
hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế, quy định về nguyên tắc
cưỡng chế, các hình thức cưỡng chế.
Phương pháp cưỡng chế là những phương pháp được sử dụng phổ biến
trong quản lý hành chính nhà nước vì nó có những đặc tính ưu việt mà các

phương pháp khác khơng có được. Để xem xét những đặc tính ưu việt đó thì
12


phải kể đến những thành quả mà nó mang lại trong quản lý hành chính nhà
nước.
Chúng ta thấy rằng cưỡng chế nhà nước có vai trị rất quan trọng để
đảm bảo pháp chế và kỷ luật nhà nước. Bởi vì đất nước ta trong giai đoạn
hiện nay vẫn còn tội phạm và vi phạm pháp luật, các thế lực thù địch ln tìm
mọi cách chống phá trật tự quản lý hành chính nhà nước của nước ta . Bên
cạnh đó vẫn còn bộ phận người dân chấp hành pháp luật kém, vẫn không tự
giác chấp hành các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, trong hoạt động
quản lý hành chính, phương pháp cưỡng chế đã hạn chế trường hợp trên góp
phần đảm bảo trật tự xã hội. Sự tồn tại khách quan của cưỡng chế nhà nước
đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ quan chức năng để thực hiện các biện
pháp cưỡng chế. Đó là các cơ quan xét xử, các viện kiểm sát.
Trong thực tiễn quản lý, đôi khi phát sinh những sự kiện pháp lý hoặc
những tình huống bất ngờ địi hỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước
cần có những biện pháp khẩn cấp để khắc phục hậu quả, ngăn chặn những khả
năng vi phạm pháp luật, hoặc khôi phục lại những thiệt hại xảy ra. Vì mục
đích đó, các cơ quan hành chính nhà nước được quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế để đảm bảo thiết lập lại trật tự và xử lý các tình huống bất ngờ đã
xảy ra. Theo quy định của pháp Luật hành chính chúng được coi là những
biện pháp cưỡng chế hành chính. Ví dụ, khi có thiên tai, bão lụt, hoả hoạn,
dịch bệnh, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơng an, Uỷ ban nhân dân)
có quyền u cầu cơng dân, các tổ chức xã hội phải thực hiện những nghĩa vụ
nhất định, hoặc phải rời khỏi nơi đang xảy ra nguy hiểm.
Trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra tình trạng các cơng
trình xây dựng trái phép, phá vỡ quy hoạch đô thị. Cụ thể, như một vài vụ
việc nổi bật sau đây:


13


Dự án Cống hóa mương thốt nước Nghĩa Đơ kết hợp làm bãi đỗ xe và
cơng trình phụ trợ ở phố Nguyễn Khánh Tồn, phường Quan Hoa, quận Cầu
Giấy.
Cơng trình xây dựng vi phạm tại số 38 Trần Đăng Ninh kéo dài (nay là
số 38 phố Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy)
Cưỡng chế giải phóng mặt bằng Tòa nhà hỗn hợp Constrxim Complex.
Khi tiến hành cưỡng chế cần phải làm đúng theo trình tự và thủ tục theo
quy định của Luật đất đai 2013, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và các
Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai:
- Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện sau khi đã có biên bản vi phạm
hành chính, quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế của
người có thẩm quyền. Trước khi tổ chức cưỡng chế, tổ chức ra quyết định
cưỡng chế phải gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân (tổ chức) vi phạm và
các cơ quan cấp trên để cùng thực hiện.
- Đối với quyết định cưỡng chế phá dỡ cơng trình xây dựng trái phép
phải được gửi đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, UBND cấp xã nơi tiến hành
các biện pháp cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế 5 ngày để phối hợp
thực hiện.
- Người đã ra quyết định cưỡng chế hành chính có nhiệm vụ tổ chức thi
hành quyết định cưỡng chế đó. Khi nhận được quyết định cưỡng chế tháo dỡ
cơng trình xây dựng trái phép, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức
thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy
động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.
- Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự
nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự

nguyện thi hành. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt
14


thì vẫn tiến hành cưỡng chế. Khi thực hiện cưỡng chế phải có đại diện chính
quyền địa phương và người chứng kiến…
Để thấy rõ hơn các bước tiến hành cưỡng chế chúng ta cùng điểm lại
vụ việc Cưỡng chế GPMB ô đất kí hiệu D28 ở khu đô thị mới Cầu Giấy vào
năm 2016:
Ngày 24/12/2015, UBND quận Cầu Giấy nhận được đơn khiếu nại của
bà Nguyễn Thị Hương (địa chỉ: căn hộ C14, khu X1, phường Cầu Diễn, quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội) khiếu nại dự án Xây dựng Tòa nhà trung tâm thương
mại dịch vụ thuộc ô đất D28 khu đô thị mới Cầu Giấy. Đơn khiếu nại của bà
Nguyễn Thị Hương đã được UBND quận Cầu Giấy giao Thanh tra quận xem
xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Thanh tra quận đã có 03 Giấy mời bà Nguyễn Thị Hương
đến để làm việc nhưng bà Nguyễn Thị Hương khơng đến, khơng có lý do. Do
đó, UBND quận Cầu Giấy đã có Thơng báo số 136/TB-UBND ngày
04/02/2016 về việc dừng xem xét, giải quyết đơn khiếu nại của bà.
Ngày 08/01/2016, UBND quận Cầu Giấy ban hành Quyết định số
51/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất. Ngày
20/01/2016, UBND quận ban hành Quyết định số 167/QĐ-UBND v/v thành
lập Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất. Đồng thời niêm yết công khai và gửi
đến hộ gia đình theo quy định.
Trong các ngày 22/01/2016, 30/01/2016, 25/02/2016, UBND quận Cầu
Giấy, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất tổ chức mời họp, trao đổi, đối thoại
với bà Nguyễn Thị Hương, các đồng thừa kế của cụ Nguyễn Văn Phẩm để
vận động, thuyết phục bà Nguyễn Thị Hương phối hợp, thống nhất các đồng
thừa kế trong gia đình nhận tiền, chấp hành bàn giao mặt bằng để triển khai
dự án theo đúng các quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời tiếp tục cung

cấp hồ sơ pháp lý và các tài liệu liên quan đến dự án cũng như các Quyết định
thu hồi đất và phê duyệt phương án của hộ gia đình.
15


Ngày 07/3/2016, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành Kế hoạch số
64/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định cưỡng chế thu hồi đất,
Ngày 07/3/2016, UBND quận Cầu Giấy tiếp nhận ý kiến chỉ đạo của
Quận ủy Cầu Giấy về việc kiểm tra trả lời nội dung văn bản số 04.03/CVACV của Công ty Luật TNHH Á Châu Việt (theo ủy quyền của bà Nguyễn
Thị Hương) về việc dừng việc thực hiện Quyết định cưỡng chế số 51/QĐUBND ngày 08/01/2016 của Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, TP Hà Nội .
Ngày 10/3/2016, UBND quận Cầu Giấy đã có văn bản số 194/UBNDGPMB gửi đến Công ty Luật TNHH Á Châu Việt về việc thực hiện Quyết
định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng dự án và đề nghị Cơng ty phối hợp vận
động hộ gia đình chấp hành thực hiện Quyết định thu hồi đất, bàn giao mặt
bằng theo các quy định của pháp luật hiện hành. Ngày 11/3/2016, UBND
quận có báo cáo số 41/BC-UBND báo cáo các cơ quan chức năng về việc giải
phóng mặt bằng thực hiện dự án.
Ngày 14/3/2016, UBND quận có văn bản số 206/UBND-GPMB v/v trả
lời kiến nghị của bà Nguyễn Thị Hương.
Vụ việc cưỡng chế trên cũng phần nào cho thấy được lần lượt các thủ
tục tiến hành theo quy định của pháp luật mà UBND quận Cầu Giấy thực hiện
khi có những vụ việc vi phạm đất đai, phá vỡ quy hoạch đô thị.
2.2. Đánh giá việc áp dụng phương pháp cưỡng chế của UBND
quận Cầu Giấy
Về vấn đề áp dụng phương pháp cưỡng chế của UBND quận Cầu Giấy
hầu hết các vụ việc đều được xử lý đúng quy trình tiến hành. Nhưng bên cạnh
đó, vẫn cịn một số trường hợp chậm chễ, kéo dài, lạm quyền, coi thường, cố
tình vi phạm lại, chưa đạt hiệu quả…
Điển hình như vụ việc Dự án cống hóa mương thốt nước Nghĩa Đơ
(phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy). Dự án có mục tiêu là biến nơi đây thành
16



nơi trơng giữ trung bình 200 xe ơ tơ và khoảng 200 xe máy các loại cho người
dân. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, thay vì những
bãi đỗ xe và những cơng trình phụ trợ, dự án Cống hóa mương thốt nước
Nghĩa Đơ đã biến tướng. Được biết, chính quyền quận Cầu Giấy và phường
Quan Hoa đã nhiều lần ra tay xử lý sai phạm tại khu đất dự án này. Tuy nhiên,
chỉ được một thời gian, tranh thủ sự vắng mặt của các lực lượng chức năng,
các hộ kinh doanh, chủ đầu tư lại cố tình vi phạm. Một trong những lý do mà
chủ đầu tư đưa ra để biện minh cho hành vi vi phạm của mình là, hiện diện
tích đất trồng cây xanh của dự án đã bị áp mức thuê như các hoạt động kinh
doanh. Do đó, chủ đầu tư phải vi phạm dù biết đó là sai. Chính sự thiếu kiên
quyết của các cơ quan chức năng đã tiếp tay đất dự án bí biến thành nhà hàng,
quán ăn trong nhiều năm.
Theo đó, vụ việc được giao cho Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy kiểm
tra, đôn đốc, yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư Xây lắp, Thương mại, Dịch vụ
nghiêm túc thực hiện phá dỡ ngay các công trình vi phạm. Trong trường hợp
Cơng ty khơng chấp hành thì UBND quận Cầu Giấy áp dụng biện pháp cương
chế, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật; Nếu Cơng ty cố tình
khơng chấp hành thì lập hồ sơ chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định.
Vì vậy, nhận thấy bên cạnh những vụ việc áp dụng cưỡng chế thành
cơng thì vẫn cịn đâu đó những vụ việc được “nới lỏng”, một phần do ý thức
của người bị cưỡng chế, một phần cũng do sự thiếu kiên quyết, không dứt
điểm, không thật sự “răn đe” làm cho các hộ kinh doanh, chủ đầu tư lại cố
tình vi phạm.
Liệu rằng sau khi tháo dỡ, cưỡng chế hạng mục vi phạm thì sau này có
tái vi phạm?? Câu chuyện cưỡng chế và tuân thủ pháp luật sau cưỡng chế vẫn
là câu hỏi được đông đảo người dân quan tâm. Làm cho vấn đề Áp dụng
phương pháp cưỡng chế như thế nào cho hợp lý vẫn là vấn đề đáng quan
ngại !!

17


2.3. Nguyên nhân hạn chế
Biện pháp cưỡng chế trong vi phạm hiện nay chưa hiệu quả, do đó kéo
theo nhiều hậu quả phát sinh, dẫn đến tình trạng lạm quyền, oan sai cho đối
tượng được quản lý.
Việc quy định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế hiện nay trong một
số trường hợp chưa đúng với tính chất của các biện pháp đã làm biến dạng
mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này.
Pháp luật không quy định chính xác tính chất, nội dung, vai trị của
biện pháp cưỡng chế đã làm cho pháp luật thiếu tính đồng bộ, thống nhất, từ
đó làm hạn chế đến hiệu quả của hoạt động cưỡng chế.
Nguyên nhân của việc phải quy định chặt chẽ biện pháp cưỡng chế này
là do: thứ nhất, đây là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước rõ nét cho
nên cần thiết phải có quy định chặt chẽ để tránh tình trạng lạm quyền; thứ hai,
phương pháp này có thể dẫn đến oan sai cho nên cần có quy định chặt chẽ để
tránh những oan sai.
Phương pháp cưỡng chế trong quản lý nhà nước đều có những ưu
nhược điểm riêng. Có thể giải thích bằng một số lý do sau: Một là: Có thể
thấy rằng đây là phương pháp được sử dụng trong quản lý nhà nước. Hai là:
Xuất phát từ mục đích của việc thực hiện pháp luật là làm cho pháp luật đi
sâu vào đời sống xã hội, làm cho mọi người hiểu và thực hiện một cách tự
giác. Ba là: Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do
dân, vì dân.
Việc áp dụng phương pháp cưỡng chế trong quản lý nhà nước là cần
thiết và quan trọng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp việc áp dụng biện pháp
này vẫn khơng có hiệu quả. Có nhiều lý do cho trường hợp này, cụ thể như:
các quy định của pháp luật quá xa với thực tiễn tạo ra sự bất bình, đối kháng
trong nhân dân hoặc trình độ của người thực hiện pháp luật không đủ…

18


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA UBND QUẬN CẦU GIẤY

Để quản lý hành chính nhà nước một cách có hiệu quả đáp ứng nhu cầu
đổi mới quản lý thì phải áp dụng các phương pháp một cách phù hợp. Sau đây
là những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng phương pháp cưỡng
chế trong quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Một là, rà soát và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật theo từng
lĩnh vực, loại bỏ những quy định của pháp luật khơng cịn hiệu lực hoặc
chồng chéo, trùng lặp
Hai là, đảm bảo có sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào quá trình
xây dựng pháp luật, tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Thực
tế cho thấy để hoạt động quản lý diễn ra một cách dễ dàng cần có sự tích cực
tham gia, chấp hành của nhân dân.
Ba là, cần cung cấp cho cán bộ, cơng chức đầy đủ thơng tin về chính
sách, pháp luật nhà nước để vận dụng giải quyết công việc theo chức trách và
thẩm quyền, nói đúng hơn là phải bắt họ học luật.
Bốn là, khi tiến hành cưỡng chế phải thơng báo cho đối tượng bị cưỡng
chế, trước đó phải tiển hành các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.
Năm là, phải đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng
trong khi giải quyết công việc hành chính. Xóa bỏ những thủ tục rườm rà,
chồng chéo dễ bị lợi dụng.

19




×