Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.94 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC ………..

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ
LỚP 6 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC
(Bộ sách Cánh diều)

Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….

Năm học: 20….20…
1/24


CHUYÊN ĐỀ:
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mơn Lịch sử có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ.
Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với
những thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định và làm tốt công
việc, nhiệm vụ được giao. Với tầm quan trọng đó thì việc nâng cao chất lượng
bộ mơn nói riêng - chất lượng giáo dục nói chung, ln là mối quan tâm lớn nhất
của Đảng, của Chính phủ, ngành giáo dục và nỗi trăn trở của chính những người
trực tiếp tham gia nhiệm vụ giảng dạy. Trong việc nâng cao chất lượng nói
chung - mơn Lịch sử nói riêng thì việc cải tiến phương pháp dạy học là một
nhân tố quan trọng.


Năm học 2021 – 2022, HS khối lớp 5 vẫn thực hiện chương trình SGK hiện
hành. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học đều được
quan tâm nhằm nâng cao chất lượng. Các nhà trường đều hướng tới dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh. Song thực tế thì hầu hết giáo viên chưa
nắm rõ dạy như thế nào là phát triển năng lực học sinh, phát triển được năng lực
gì? Cách soạn giảng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực là như thế nào?
Đặc biệt HS lớp 5 chuyển từ bậc tiểu học lên bậc trung học cơ sở sẽ có nhiều
điểm bỡ ngỡ khi phải làm quen với cách học mới: Sự thay đổi về vị trí, sự ngỡ
ngàng khi tiếp cận các môn học, sự bất ngờ về ghi chép. Với lí do trên, tơi đã
mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “Đồi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử
6 theo định hướng phát triển năng lực” nhằm trao đổi, chia sẻ về những vấn
đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực và giúp học sinh từng bước tiếp
cận với phương pháp học của học sinh lớp 6 nói chung và mơn lịch sử nói riêng.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH LỚP 6 HIỆN NAY:
Khi lên lớp 6 học sinh được học nhiều thầy cô giáo với nhiều môn học khác
nhau (Mỗi thầy cô phụ trách một mơn), mỗi thầy cơ lại có phong cách cũng như
2/24


phương pháp dạy học riêng và thời lượng quy định là 45 phút/1tiết học nên việc
thực hiện chương trình của từng mơn/tiết là khơng thay đổi vì hết 45 phút học
sinh phải chuyển sang môn khác với thầy cô giáo khác. Như vậy nếu như trong
45 phút ấy có học sinh chưa hiểu bài, chưa ghi được bài giáo viên cũng không
thể kéo dài thời gian để giảng giải tỉ mỉ cho học sinh được. Các thầy cơ ít có
điều kiện quan tâm giúp đỡ từng học sinh như ở Tiểu học. Đồng thời đa số giáo
viên còn nặng về dạy kiến thức, ít chú ý rèn kỹ năng cho học sinh.
Ở lớp 6 phần lớn chưa được học 2 buổi/ngày; các em phải vừa nghe giảng
vừa hoạt động học tập vừa tự ghi bài nên các em gặp nhiều khó khăn trong học
tập. Các em mới làm quen cách học ở cấp THCS nên tốc độ học còn chậm, học

sinh phải làm quen với các bài học trừu tượng. Trong môn Lịch sử ở ngay các
bài đầu tiên của sách Cánh Diều, học sinh phải tìm hiểu các sự kiện lịch sử (khởi
nghĩa Hai Bà Trưng, Bác Hồ đọc tun ngơn độc lập, …); hoặc tìm hiểu các loại
tư liệu lịch sử, học sinh phải tự soạn bài trước ở nhà; số bài kiểm tra, thời gian
kiểm tra khác nhau, nhiều hơn… cách kiểm tra miệng bằng cách học thuộc, bài
tập phải viết thành văn bản nên cách viết chưa thuần thục, cách trình bày diễn
đạt cịn kém… Đây là một sự khác biệt giữa việc dạy học ở lớp 5 và dạy học ở
lớp 6 do đó các em sẽ bỡ ngỡ với cách học này nếu như ở Tiểu học không được
làm quen với phương pháp tự học.
Từ những thực trạng trên, tôi đã đổi mới phương pháp, đổi mới cách dạy
môn Lịch sử, chú ý phát triển năng lực học sinh và chú ý tiếp cận dần dần với
cách dạy của cấp trung học cơ sở nhằm giúp học sinh từng bước làm quen với
cách học, cách ghi bài của lớp 6 và đặc biệt phát triển năng lực tự học, góp phần
nâng cao chất lượng cho cả quá trình học
III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN
1. Giáo viên cần hiểu và xác định rõ được một số năng lực cơ bản học
sinh trong quá trình học tập
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là mơ hình dạy học
nhằm phát triển tối đa năng lực của người học. Trong đó người học tự mình
hồn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của người dạy. Như
3/24


vậy, mỗi giáo viên cần xác định được vai trò, tầm quan trọng của việc dạy học
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Để học sinh có thể học tốt
mơn khác nói chung và mơn Lịch sử nói riêng thì giáo viên cần đặc biệt chú ý
đến năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề của học
sinh.
a. Năng lực tự học:
Để hình thành năng lực tự học cho học sinh, cần xây dựng hệ thống nội dung

học tập logic, chặt chẽ và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nội dung đó bằng các
việc làm cụ thể sao cho đạt được kết quả chắc chắn, qua đó nhằm khuyến khích
học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá ra kiến thức mới gần giống như kiến thức mà
các em đã được học. Với những nội dung vừa phân tích ta có thể thấy “Năng lực
tự học là cốt lõi trong thời đại mới”.
b. Năng lực hợp tác:
Thông qua hợp tác trong học tập người học rèn luyện được nhiều kĩ năng như
tổ chức nhóm, kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực, kĩ năng đánh giá, tự đánh
giá, ... Học sinh lớp 6 phát triển năng lực hợp tác sẽ giúp các em mạnh dạn, tự
tin hơn, biết phối kết hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm để nâng cao
hiệu quả của các hoạt động học tập. Điều này giúp các em tiếp cận được dễ dàng
hơn với môi trường học tập của lớp 6, của bậc trung học cơ sở.
c. Năng lực giải quyết vấn đề:
Học sinh rất cần thiết để phát triển năng lực giải quyết vấn đề bởi nó giúp
học sinh nắm vững kiến thức, liên hệ giữa các kiến thức; có khả năng vận dụng
các kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống, cơng việc; có ý thức trách nhiệm đối với
gia đình, xã hội; ý thức nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
Việc áp dụng các biện pháp phát triển năng lực là điều rất cần thiết đối với
học sinh tiểu học, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn và tích cực tham gia vào
hoạt động của nhà trường, được bày tỏ ý kiến, tăng cường vận dụng kiến thức
nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn; đồng thời cũng góp phần
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh trong các nhà trường.
4/24


2. Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực
cho học sinh.
Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực thì
phương pháp học của học sinh là mối quan tâm hàng đầu. Phương pháp dạy và

học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hố hoạt động
học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó các hoạt động học
tập được tổ chức, được định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động,
chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình, tìm kiếm, khám phá, phát
hiện kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học
tập và phát triển năng lực sáng tạo. Một số phương pháp giáo viên có thể sử
dụng: phương pháp giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trị chơi. Dạy và học theo
hướng tích cực là dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh và
chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Năm học 2021 - 2022 này đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp dạy
học nhằm phát triển năng lực của học sinh với các đặc trưng cơ bản: dạy học
thông qua các hoạt động của học sinh, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học,
tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của
thầy với tự đánh giá của trò.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tiếp cận với cách dạy và học
của lớp 6 cần thể hiện ở việc dạy học chú ý khắc sâu kiến thức cho học sinh
hướng tới dạy học sinh cách tự học, tự nhớ kiến thức và tự ghi bài.
2.1.Giúp các em tìm tài liệu tham khảo:
Khi học sinh mới bước vào cấp II còn lạ lẫm với thầy cô mới, phương
pháp học tập mới. Các em khơng cịn được học tất cả bộ mơn bởi một thầy cơ
mà thay vào đó là mỗi thầy cô phụ trách một bộ môn nhất định. Mỗi thầy cơ có
cách giảng dạy riêng, mỗi bộ mơn có đặc thù riêng. Vì vậy các em chưa thích
ứng ngay được, để giúp các em có thể nhanh chóng hịa nhập, phát huy tốt nhất
khả năng của các em đối với mơn Lịch sử tơi đã hướng dẫn các em tìm các tài
liệu, giúp các em tự học, tự ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Tất cả các tài liệu trên có
thể tìm kiếm trên Internet. Cụ thể một số tài liệu tham khảo:
5/24


Hoặc: Nếu đồng ý hịa thì chúng ta nên cảnh giác thế nào …?

Khi tổ chức cho học sinh giáo viên cần lưu ý vấn đề thời gian, nếu học sinh
trả lời q lan man, dài dịng hoặc khơng ăn nhập chủ đề giáo viên có thể ngắt
lời để tránh mất quá nhiều thời gian .
Với cách đặt vấn đề như vậy học sinh vừa được đặt mình vào nhân vật lịch
sử, vừa tự đưa ra cách giải quyết riêng và vừa tự rút ra cho mình bài học kinh
nghiệm lịch sử. Với cách làm việc như vậy giáo viên khơng cần làm việc nhiều,
học sinh làm việc là chính khơng những vậy cịn tạo hứng thú cho học sinh rất
nhiều .
Khi tổ chức cho học sinh giáo viên cần dẫn dắt để học sinh có thể hiểu rõ
vấn đề. Phương pháp tự học bằng cách giải quyết vấn đề là phương pháp học
sinh phải tiến hành hoạt động trí tuệ, tự lĩnh hội tri thức mới bằng cách giải
quyết vấn đề học tập dưới sự giúp đỡ của giáo viên, góp phần phát triển tư duy
cho học sinh.
2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp các em tự học :
Ngày nay có một phương tiện dạy học hiện đại có tác dụng lớn trong việc
tạo hứng thú cho các em trong dạy học đó là sử dụng giáo án trình chiếu được
thiết kế trên các phần mềm như powerpoint, Violet, …, đối với môn Lịch sử
giáo viên khéo léo sử dụng giáo án trình chiếu sẽ giúp các em tự học tốt hơn rất
nhiều.
Ví dụ như Lịch Sử lớp 6 bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ
(Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X), mục 3. khởi nghĩa Lí Bí và nước Vạn Xuân
(542- 602) giáo viên có thể lồng ghép đoạn phim hoạt hình nói về khởi nghĩa Lí
Bí là đoạn phim “Vạn Xuân Chiến Quốc” sẽ tạo hứng thú cho học sinh rất nhiều
và xem phim học sinh có thể khắc sâu kiến thức khơng chỉ những kiến thức có
trong sách giáo khoa mà cịn có thể bổ sung thêm kiến thức bên ngồi . Những
đoạn phim hoạt hình này trên mạng in tơ nét rất dễ tìm kiếm.

10/24



/>Hay dạy bài 17, mục 3. Ngô Quyền và Chiến Thắng Bạch Đằng (năm
938) giáo viên có thể đưa đoạn phim hoạt hình “ Đại chiến Bạch Đằng” hay dạy
bài 15, mục 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, giáo viên có thể đưa đoạn phim hoạt
hình “Trưng Nữ Vương” (Phim lấy từ http:youtube.com).

11/24


/>Với những đoạn phim hoạt hình này phù hợp với lứa tuổi của các em, kích
thích các giác quan. Khơng chỉ giúp các em nắm kiến thức vững hơn còn có tác
dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm u q hương, đất nước, căm thù quân xâm
lược.
Cần lưu ý giáo viên không nên đưa những đoạn phim quá dài sẽ chiếm
nhiều thời gian của tiết dạy. Giáo viên cũng có thể cắt bớt những phần không
cần thiết trước khi đưa vào giáo án trình chiếu. Để làm tốt việc này mỗi giáo
viên chúng ta phải trau dồi thêm kiến thức tin học để phục vụ tốt nhất cho việc
giảng dạy của mình .
Hay khi dạy về Triệu Quang Phục và đầm Dạ Trạch giáo viên có thể trích
một đoạn phóng sự giới thiệu về Đầm Dạ Trạch ngày nay. Như phóng sự “Câu
chuyện đầm Dạ Trạch” qua phóng sự học sinh có thể quan sát được về khung
cảnh đầm Dạ Trạch mặc dù chỉ là khung cảnh của ngày nay nhưng phần nào học
sinh cũng sẽ nhận thấy được ưu thế của đầm mà sử dụng tranh thì khơng đem lại
tác dụng tối ưu. Khơng những vậy học sinh cịn tự nắm được về truyền thuyết
của đầm không chỉ gằn liền với tên tuổi của Triệu Quang Phục mà còn gắn với
truyền thuyết Tiên Dung – Chử Đồng Tử mà nếu chỉ sử dụng lời giảng của giáo
viên dễ đem đến sự nhàm chán. Hay khi dạy bài 15, mục 1. Khởi nghĩa Hai Bà
Trưng, giáo viên chiếu lược đồ: Kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Với
những kí hiệu, mũi tên quân ta, quân Hán có màu sắc đối lập rõ ràng dễ phân
biệt, hiệu ứng sinh động rất hấp dẫn học sinh khi theo dõi diễn biến.
Trước khi tường thuật diễn biến giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi lược

đồ, giáo viên giới thiệu phần chú thích, sau đó chiếu đến đâu tường thuật diễn
biến đến đó, trong quá trình tường thuật diễn biến kết hợp ra câu hỏi cho học
sinh

.

12/24


2.2.4. Hướng dẫn học sinh tự học thông qua tiết hoạt động ngoại khóa:
Thi kể chuyện lịch sử.
Lịch sử với tư cách là một mơn khoa học có vai trị quan trọng trong việc
giáo dục học sinh khơng chỉ lịng yêu nước, lòng biết ơn, mà còn giáo dục học
sinh tình cảm yêu ghét, yêu cái đẹp, yêu lao động, căm thù quân xâm lược.
Những câu chuyện lịch sử phù hợp với cách tổ chức dạy học phù hợp có tác
dụng rất to lớn trong việc giáo dục đạo đức học sinh khơng những vậy cịn tạo ra
một động lực mạnh mẽ để các em phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập,
sáng tạo, trong quá trình học tập nhằm vươn tới nắm bắt kiến thức, biến kiến
thức trong sách vở, kiến thức của thầy cô thành kiến thức của mình .
13/24



×