Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.56 KB, 16 trang )

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến
"Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5"
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Áp dụng trong lĩnh vực Giáo dục Tiểu học.
3. Tác giả
Họ và tên:

DƯƠNG THANH TÙNG

Ngày, tháng, năm sinh:

11/07/1978

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Vĩnh Phong - Tiền
Phong
Điện thoại:

0987.141.845

4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị : Trường Tiểu học Vĩnh Phong - Tiền Phong
Địa chỉ :

Vĩnh Bảo - Hải Phòng

Điện thoại : 02252 200 888
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT


1. Giải pháp đã biết
Việc giáo dục một con người toàn diện khơng chỉ giáo dục cho họ có đạo
đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà còn
1


phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết
làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể
nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là
giáo dục thơng qua các mơn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan
trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh
nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là mơn học bắt buộc,
trong đó có mơn Âm nhạc.
Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là
ở bậc tiểu học, thơng qua mơn học này đã hình thành cho các em những kiến
thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có
một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó
giúp các em học tốt các mơn học khác.
Ở lớp 4 - 5 ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài tập đọc
nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như: Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép
lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc và vậy việc học âm nhạc ở lớp 4
của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực
tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khng nhạc có khố son đó là một
phân mơn mới, phân mơn Tập đọc nhạc.
Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển
tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần
thiết .
2



Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước
một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt
yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn
thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu
nhanh nhất kiến thức bài học. Từ đó, tôi đưa ra một số biện pháp dạy tập đọc
nhạc cho học sinh khối 4 - 5 ở bậc Tiểu học cũng là những kinh nghiệm mà tôi
đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường.
2. Ưu điểm
- Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, bồi dưỡng về
chuyên ngành âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy âm nhạc tại Trường
Tiểu học Vĩnh Phong - Tiền Phong.
- Được tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.
- Học sinh u thích học mơn âm nhạc.
- Với thuận lợi về cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, sĩ số học sinh ít,
các em đều thuộc địa bàn dân cư trong xã nên việc tiếp cận học sinh khá dễ
dàng.
- Học sinh có hứng thú học tập, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.
- Giờ học sinh động, kết quả học tập được nâng cao.
- Giải pháp đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng với mọi khối lớp.
3. Nhược điểm

3


- Các em lần đầu tiên làm quen với cao độ tiết tấu, vì ở lớp 3 các em chỉ
mới làm quen với tên nốt hình nốt mà chưa giải quyết đến phần đọc cao độ.
Chính vì thế việc đọc nhạc của các em chưa tốt.
- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 4 - 5 rất năng động, khi
đọc nhạc chưa biết kiềm chế được âm thanh gây ồn ào cho cả lớp.

- Mức độ cảm nhận âm nhạc của trẻ không đồng đều.
* Nguyên nhân:
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng như đã nói ở trên nhưng có
những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Học sinh còn lúng túng khi đọc bài TĐN.
- Học sinh quan sát nốt nhạc còn đại khái, lướt qua nên không đọc đúng
tên nốt nhạc trong bài.
- Do giáo viên chưa có khả năng đọc nhạc tốt để làm mẫu cho học sinh,
chưa nắm được cụ thể trình độ “đọc” của học sinh, chuẩn bị bài dạy thiếu chu
đáo.
- Giáo viên chưa coi trọng việc rèn đọc nhạc cho học sinh nên khi dạy
mới chỉ hướng dẫn cách đọc chung chung, chưa cụ thể và không phát huy được
tính tích cực học tập của học sinh.
- Phụ huynh học sinh chỉ chú trọng vào các môn, phân môn khác còn xem
nhẹ môn Âm nhạc.

4


- Phần hướng dẫn cách đọc ở SGV một số bài còn chung chung chưa cụ
thể.
- Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy,
không gây hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì vậy tôi đã sử dụng một số
biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5"
III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

- Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên
người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên.
Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp
3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: các hình nốt, khng

nhạc, khóa Son, đọc 8 bài tập đọc nhạc ở lớp 4, sang lớp 5, các kỹ thuật đó được
duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương
pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của
bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
1. Tính mới, tính sáng tạo
1.1 Tính mới
a. Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc
- Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son,
khng nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khng nhạc, … đặc
biệt vị trí các nốt nhạc trên khng nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc

5


đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh
ghi nhớ bằng các câu hát như sau:
* Những nốt trong khe đếm từ dưới lên:
Fa La Do Mi bốn nốt trong khe
Nhớ mãi nghe em, nhớ mãi không quên
Fa khe đầu (1) Lá khe hai (2) Đố khe ba (3) và Mí thì ở khe tư (4)
* Những nốt trên dòng đếm từ dưới lên:
Xòe bàn tay ta được khuôn nhạc đàn
Mi dòng thứ nhất, dòng nhì (2) nốt son
Si si si dòng ba (3) khắc ghi
Rế và Fa trên dòng trên dòng 4 - 5.
- Ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc
trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay
trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc
đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với

phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người
giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí
các nốt nhạc trên khng trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận
với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi –
Pha – Son La – Si.
6


- Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã
học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc

đều viết ở nhịp

;

dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc

thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
- Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc
đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt
có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi
các hình nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
- Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả
cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi
giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở
tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt
nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các
nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em
thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận
xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho

học sinh đọc, có thể hốn đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức
độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em.
- Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của
bài tập cho học sinh đọc tiết tấu.

7


- Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai
đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ
đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức,
có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể
hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực
hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu
theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn,
giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá
nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang
ghép lời ca.
- Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo
viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu
lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và
ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này
đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm
nhạc cụ.
- Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các
em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho
các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
b. Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp
- Ở những khâu lên lớp cơ bản, trong thời gian cho phép giáo viên có thể


8


tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc. Ví dụ có thể tiến hành bài dạy
theo các bước sau:
2.1 Kiểm tra bài cũ
- Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc
bài tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng với tốc độ,
cường độ, cao độ của bài cần được sữa chữa để đọc cho đúng. GV không nên
cho điểm cao những em đọc chưa đúng theo những yêu cầu trên.
2.2. Bài mới: Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 2
Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN cho học sinh quan sát

Bước 2: Cho học sinh nói tên nốt theo thứ tự trong bài TĐN từ đầu đến
hết bài và so sánh cao độ của 2câu nhạc (giống nhau chỉ khác ở ô nhịp cuối)
Câu 1 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Son -Mi
Câu 2 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Mi -Đô

9


Bước 3: Tách tiết tấu cho học sinh nhận biết và tập gõ đệm,đọc tiết tấu
theo âm hình tiết tấu
Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
Bước 4: Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh tiết tấu của 2 câu nhạc trong
bài TĐN số 2 (giống nhau hoàn toàn)
Bước 5: Cho học sinh nêu các nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao Đ-R-MS-L.
Giáo viên đánh đàn chuỗi âm trên cho học sinh luyện đọc từ thấp đến cao
và ngược lại từ 3 – 4 lần, hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc TĐN.

Bước 6: Cho học sinh tự đọc bài TĐN trên theo sự hiểu biết của mình, tự
thể hiện khả năng của mình trước lớp.
Bước 7: Giáo viên bổ sung sửa chữa thêm cho học sinh đọc được đúng,
chia tổ, nhóm luyện đọc kết hợp gõ đệm theo nhịp phách.
Với mục đích tiếp tục luyện đọc nhạc với yêu cầu cao hơn, hướng đến
mục đích là đọc hay và đọc đúng bài tập đọc nhạc nên ở bước này giáo viên tổ
chức cho học sinh tập luyện để thể hiện năng khiếu của mình. Bởi vì tập luyện là
yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước
người nghe. Khi luyện tập giáo viên cần chỉ ra những nốt khó đọc, những “điểm
nút” trong bài đòi hỏi học sinh phải hiểu được mới tìm cách thể hiện điều đó

10


trong cách đọc. Trong bước tập luyện, học sinh phải thảo luận, nhận xét về cách
đọc, giải thích vì sao đọc như thế là chưa hay, đọc như thế là chưa đúng.
Bước 8:

Chia nhóm đọc ghép lời ca phối hợp.

Bước 9:

Thực hiện trò chơi củng cố qua bài TĐN cho 5 em học sinh

mỗi em mang tên một nốt nhạc. Trình bày bài tập đọc nhạc theo yêu cầu của
giáo viên. Việc tổ chức trò chơi bắt buộc các em phải nhớ vị trí và cao độ của
nốt mình mang tên để đọc nhạc và ghép lời bài TĐN. Nếu em nào đọc sai cao
độ, tên nốt thì em đó xuống để bạn khác lên thay thế và trò chơi kết thúc khi các
em đọc nhạc một cách thành thạo.
Cuối cùng GV nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần

luyện đọc thêm và trước khi kết thúc tiết học cho học sinh nghe một bạn đọc hay
nhất lớp đọc lại bài tập đọc nhạc vừa học. Nếu có băng của nghệ sĩ (hoặc giáo
viên có năng khiếu) thì càng tốt. Như vậy cách đọc và nội dung của bài tập đọc
nhạc một lần nữa được khắc sâu trong trí nhớ các em.
Lưu ý: Cũng như phần dạy hát giáo viên không nên dừng lại quá lâu để
sửa chữa cho các em đọc kém, đọc sai để tạo sự tập trung cho cả lớp. Trong bất
kỳ tình huống “xấu” nào giáo viên khơng nên gây tâm lý tự ti vào khả năng ca
hát và TĐN của học sinh. Phải ln hình thành và củng cố lòng tự tin, động viên
khuyến khích kịp thời. Giáo viên phải luôn quan tâm sát sao tới học sinh trong
khi học bài cần thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi, khi đọc các âm cao thì lực
đẩy hơi to và mạnh, còn khi âm vực thấp thì lực đẩy hơi nhỏ và khẽ. Quá trình
thực hành nghe hát, nghe đọc nhạc và được thực hành nhiều lần sẽ giúp các em
11


nâng cao được khả năng ca hát và đọc nhạc của bản thân. Các em phải được
thực hành nhiều trong tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thường xuyên
được chơi trò chơi âm nhạc. Đồng thời qua các câu chuyện kể âm nhạc học sinh
còn được nghe các tác phẩm âm nhạc có giá trị, những tác giả nổi tiếng trong
nước và thế giới tạo cho các em có thói quen thích học âm nhạc và hoạt động âm
nhạc.
c. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc
Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên
khng cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang
nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi
chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em
ghi chép đơn giản và dễ thực hiện.
Tuy nhiên, đơn giản khơng có nghĩa là khơng quan trọng, ngược lại tập
ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu
kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên

khng nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên
các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó
có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi
nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ cho việc tập đọc nhạc
hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm
dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu…

12


Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện
một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện
ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em
cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp
còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà.
d. Xây dựng phong trào “tập xướng âm” ngoài giờ học
Phần này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều cơng sức và có những biện
pháp, hình thức tổ chức sinh động hấp dẫn. Giáo viên nên tổ chức những nhóm
giúp đỡ nhau đọc nhạc ở nhà, ở lớp và thường xuyên tổ chức những đợt thi đọc
trong lớp, trong khối thông qua các tiết ôn tập, qua các buổi sinh hoạt tập thể
hoặc trong những ngày lễ... và có giải thưởng.
Để làm được điều đó cần có sự phối hợp của tập thể giáo viên trong nhà
trường, vì vậy giáo viên cần tham mưu đề xuất với các giáo viên trong tổ, khối
và BGH để xây dựng phong trào này.
e. Tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa
Ngoài những bài tập đọc đã được biên soạn trong chương trình Tiểu học,
học sinh cần nắm được các thông tin cập nhật hàng ngày liên quan đến cuộc
sống thường ngày của các em và cần được tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc
khác.
Các nhà trường cần tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa, vì thơng qua các

giờ học này ngoài nhiệm vụ cung cấp vốn hiểu biết còn có tác dụng rèn đọc nhạc
13


cho các em, rèn cho các em kỹ năng hát đúng và hay các bài hát mà mình u
thích.
1.2. Tính sáng tạo
- Việc luyện đọc nhạc phần nâng cao hiệu quả của việc học tập ở trường
Tiểu học cũng như kĩ năng đọc nhạc và gõ đệm phát triển tư duy cho học sinh.
Từ đó góp phần vào việc hình thành nhân cách con người mới.
- Học sinh được tham gia học tập trong nhóm phát huy được tính chủ
động sáng tạo của bản thân.
2. Khả năng áp dụng, nhân rộng
Có thể áp dụng với mọi đối tượng học sinh khối 4 - 5 (đặc biệt cả học sinh
yếu ở tất cả các khối lớp).
3. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
a) Hiệu quả kinh tế
- Việc tìm ra được biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 - 5 đọc nhạc một
cách thích hợp, kịp thời sẽ góp phần nâng cao việc học Âm nhạc cho học sinh
đặc biệt trong mơ hình trường học mới như hiện nay.
- Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để học tập các môn học khác, khả năng
phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng, phát triển những thao tác trí tuệ, hoàn thiện kĩ
năng giao tiếp đã được hình thành từ các lớp dưới, khơng tốn kém kinh phí mà
vẫn nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
b) Hiệu quả về mặt xã hội
14


- Do kết quả học tập của của các em được nâng cao, nên các em không
còn tự ti về bản thân. Mà các em sẽ mạnh dạn hơn, sôi nổi h ơn trong giờ học và

trong giao tiếp.
- Cũng nhờ kết quả học tập tiến bộ các em sẽ hăng say học tập, hứng thú
khi đến trường, gần gũi với thực tế và tin yêu cuộc sống nhiều hơn.
- Trong q trình đứng lớp, tơi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy
học sinh có tiến bộ rõ rệt. Bản thân các em cũng tự tin hơn, Tuy rằng đây mới
chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn mà tôi đưa ra “Một số biện pháp dạy tập đọc
nhạc cho học sinh lớp 4 - 5” là một q trình lâu dài song tơi vẫn cảm thấy rất
vui vì cơng việc mình làm bước đầu đã có hiệu quả.
c) Giá trị hàm lợi khác
- Chất lượng đại trà của khối 4 -5 và kết quả qua các lần kiểm tra đọc
nhạc của học sinh có nhiều tiến bộ. Từ chỗ các em ngại giao tiếp, tự tin, rụt rè,
nhút nhát đã trở nên mạnh dạn. Nhiều em dám thể hiện cái tơi của mình một
cách rõ ràng thơng qua việc tự đánh giá bản thân mình và nhận xét đánh giá bạn.
Có em còn tự ý thức lắng nghe thầy cô giảng giải hướng dẫn cách đọc, thông
qua ghi chép vào sổ tay cá nhân.
- Phụ huynh học sinh phấn khởi về kết quả học tập của con em mình.
- Qua quá trình nghiên cứu sáng kiến, bản thân tôi đã học hỏi được rất
nhiều điều bổ ích và lí thú cho nghiệp vụ chuyên môn. Đồng thời đáp ứng được
yêu cầu đặt ra của thực tế giảng dạy môn Âm nhạc ở Tiểu học.

15


Vĩnh Bảo, ngày 02 tháng 01 năm 2023
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


(kí tên)

(xác nhận)
………………….……………………
.............................................................

Dương Thanh Tùng

.............................................................
……………...………………………..
……………………………………….

16



×