Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.33 KB, 20 trang )

GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls
DANH SÁCH NHÓM
STT Họ Và Tên MSSV
1 Nguyễn Văn Cước 10277871
2 Lê Văn Đại 08242941
3 Bùi Thị Kim Loan 10009185
4 Lê Hoàng Lộc (Trưởng nhóm) 10031541
5 Đinh Thị Thanh Nga 10225891
6 Trần Thị Ánh Sương 10045241
7 Tạ Thị Tân 10085991
8 Lê Thị Thao 10058531
9 Lê Thị Thanh Trà 10044531
10 Lê Thị Trang 10051501
11 Trần Thị Xuyến 10088281
1
GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls
LỜI CẢM ƠN
• Đại diện Nhóm Wonder Girls, mình trưởng nhóm đầu tiên xin cảm ơn tất cả các thành viên
trong nhóm đã cùng hợp tác để hoàn thành Tiểu luận môn Kinh Tế Vĩ Mô này.
• Kế tiếp là cảm ơn Giảng viên. Cô Trần Nguyễn Minh Ái đã một phần khách quan đem đến chủ
đề này cho Nhóm thực hiện và những chỉ dẫn của cô trên giảng đường.
• Cuối cùng là xin cảm ơn nhà trường về mặt cơ sở vật chất và nhiều thứ liên quan khác.
2
GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................


......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
3
GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Như vậy, năm 2010 đã khép lại cả những tín hiệu khả quan và không ít những thách thức.
Trong năm qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra và tiếp tục được duy trì
ở mức cao trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn như vấn đề khủng hoảng nợ tại khu
vực châu Âu, vấn đề phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ khi thị trường việc làm Mỹ vẫn chưa có dấu
hiệu bứt phá. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần bộc lộ những dấu hiệu bất ổn cần
phải giải quyết như cơ cấu kinh tế không bền vững, hiệu quả đầu tư thấp, khả năng cạnh tranh … Tuy
nhiên, có những vấn đề nổi bật trước mắt cần phải giải quyết ngay trong năm 2011 là vấn đề lạm phát
tăng cao với tốc độ xấp xỉ 12%, tỷ giá đang chịu áp lực lớn phải điều chỉnh… Vì vậy trong năm 2011,
Chính phủ sẽ phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và ổn định để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế sẽ
kéo theo sự cải thiện mức độ phúc lợi của người dân. Những thay đổi trong trọng tâm chính sách này
sẽ ảnh hưởng nhiều đến động thái chính sách của nhà nước (chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ dược thực
hiện theo hướng thắt chặt hơn), và đến lượt nó, các chính sách này sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh của các doanh nghiệp nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Vì vậy, trong năm 2011,

nhà đầu tư cần phải tập trung theo dõi các diễn biến chính sách đề có hành động phù hợp.
Trong năm 2011 bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, các chính sách tiền tệ, tài khóa của Chính
phủ tiếp tục được giám sát chặt chẽ trên tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP khiến kì vọng của
nhiều người về vấn đề lạm phát tương đối ổn định. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nước, đặc biệt của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã và đang phải chịu nhiều tác động bất lợi từ mặt
bằng lãi suất vẫn ở mức cao và những nguy cơ tiềm ẩn trong sự lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ
công trên thế giới đang ngày càng lớn.
Hiện nay, tình hình lạm phát đã có xu hướng giảm khi chỉ số CPI trong các tháng quý 3 và cả
tháng 10 năm 2011 đã giảm đáng kể sau Nghị quyết số 11/NQ-CP được ban hành và những bất ổn
kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc hơn.
Vậy muốn biết được Chính sách gồm có những gì mà có thể kiềm giảm lạm phát, thì Nhóm
Wonder Girls đã dự theo giáo trình Kinh tế Vĩ mô và một số tài liệu liên quan để phân tích lý giải vì
sao lạm phát đã được làm giảm xuống. Mặc dù đã rất chao chuốt và làm hết khả năng của mình,
nhưng những sai sót là không thể tránh khỏi mong Cô chỉ dẫn để Nhóm rút kinh nghiệm và từ đó có
thể hoàn thiện hơn cho những lần làm tiểu luận về sau.
4
GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế,
lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế
khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
2. Đo lường lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng
hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau
để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ
số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng
tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của
mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc

vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu
vực kinh tế mà nó được thực hiện. Phép đo của chỉ số lạm phát ở Việt Nam là: Chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng điển hình" một cách có lựa
chọn. Trong nhiều quốc gia, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con
số lạm phát thông thường hay được nhắc tới.
3. Nguyên nhân gây ra lạm phát
3.1. Lạm phát do cầu kéo
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên.
Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể
tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt
hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
3.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì
muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền
kinh tế cũng tăng.
5
GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls
4. Hậu quả của lạm phát
4.1. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Trong điều kiện lạm phát ở mức cao, giá cả hàng hóa tăng lên liên tục, điều này làm cho sản xuất
khó khăn. Quy mô sản xuất không tăng hoặc bị giảm sút do nhu cầu phải bổ sung vốn đầu tư liên tục.
Cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì có xu hướng phát triển những ngành sản xuất có chu kì ngắn,
thời gian thu hồi vốn nhanh, còn những ngành sản xuất có chu kì dài, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ có
xu hướng đình đốn phá sản.
4.2. Trong lĩnh vực thương mại
Người ta từ chối tiền giấy trong vai trò chung gian trao đổi đồng thời chuyển sang đầu cơ tích trữ
vàng, hàng hóa đẩy khỏi tay mình những đồng tiền mất giá. Điều này làm cho lưu thông tiền tệ bị rối
loạn. Lạm phát xảy ra còn môi trường tốt để những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh, như
đầu cơ, tích trữ gây cung cầu hàng hóa giả tạo.
4.3. Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng

Tín dụng cũng bị rơi vào khủng hoảng khi người dân không an tâm đầu tư trong điều kiện lạm
phát gia tăng. Lạm phát làm sức mua đồng tiền bị giảm, lưu thông của tiền tệ diễn biến khác thường,
tốc độ lưu thông của tiền tệ tăng lên một cách đột biến, hoạt động của hệ thống tín dung rơi vào tình
trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sút giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá
sản do mất khả năng thanh toán, và thua lỗ trong kinh doanh dẫn đến hệ thống tiền tệ bị rối loạn
không thể kiểm soát nổi.
4.4. Trong lĩnh vực tài chính nhà nước
Tuy lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập cho ngân sách nhà nước qua cơ chế phân phối lại sản
phẩm và thu nhập quốc dân, nhưng do ảnh hưởng nặng nề của lạm phát mà những nguồn thu của ngân
sách nhà nước ngày càng bị giảm do sản xuất bị sút kém, do nhiều công ty xí nghiệp bị phá sản, giải
thể…
4.5. Trong lĩnh vực đời sống xã hội
Đại bộ phận tầng lớp dân cư sẽ rất khó khăn và chật vật do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá
cả. Giá trị thực tế của tiền lương giảm sút nghiêm trọng dẫn đến trật tự an toàn xã hội bị phá hoại
nặng nề.
6
GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls
5. Tóm tắt chính sách kiềm chế lạm phát
5.1.Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế.
 Tác dụng
Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu để chống lại.
Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng.
Khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để
ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này
gọi là chính sách tài khóa thắt chặt.
5.2.Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền, thường là hướng tới một
lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như kiềm chế lạm
phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách

tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các
nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách
về tiền sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất
chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở.
5.2.1. Thay đổi lãi suất chiết khấu
Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông
qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi
theo. Vì MS = số nhân tiền* M mà M = C + D với C là lượng tiền mặt và D là lượng tiền dự trữ trong
các ngân hàng, khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thu được từ việc
NHTW chiết khấu các chứng từ có giá giảm xuống, khả năng cho vay của các ngân hàng giảm sút làm
tổng cung tiền giảm
7
GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls
5.2.2. Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại
chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định
về mức gửi tài sản đó. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng
tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị
trường cũng giảm đi.
5.2.3. Thay đổi các nghiệp vụ thị trường mở
Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước
đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua
đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền.
8

×