Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối - kinh nghiệm từ Trung Quốc và các giải pháp phát triển cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.5 KB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

---------***---------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TRIỂN KHAI CÁC NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRÊN
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI – KINH NGHIỆM TỪ TRUNG
QUỐC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Kim Oanh

Lớp

: Anh 4 – TCNH B

Khóa

: 45

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai

Hà Nội, tháng 5 năm 2010



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ PHÁI SINH
TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI .......................................................... 4
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI ............ 4
1. Ngoại hối .................................................................................................. 4
2. Tỷ giá hối đoái .......................................................................................... 6
2.1. Khái niệm ............................................................................................... 6
2.2. Cách yết tỷ giá: ...................................................................................... 6
2.3. Yết tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng ................................................ 8
3. Ngày giá trị trong kinh doanh ngoại hối .................................................. 9
4. Trạng thái ngoại hối, luồng tiền và rủi ro trong kinh doanh ngoại hối .10
4.1. Trạng thái ngoại tệ ................................................................................10
4.2. Trạng thái luồng tiền: ...........................................................................12
4.3. Ảnh hưởng của giao dịch kinh doanh ngoại hối đến trạng thái hối đoái
và trạng thái luồng tiền ................................................................................13
4.4. Rủi ro về tỷ giá: ....................................................................................14
II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI .................................15
1. Khái niệm và phân loại thị trường ngoại hối ..........................................15
1.1. Khái niệm ..............................................................................................15
1.2. Phân loại thị trường ngoại hối: ............................................................15
2. Chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối ............................................16
2.1. Nhóm khách hàng mua bán lẻ................................................................16
2.2. Những nhà môi giới ngoại hối: .............................................................16
2.3. Ngân hàng thương mại: .........................................................................17
2.4. NHTW: .................................................................................................17
3. Đặc điểm kinh doanh của thị trường ngoại hối ......................................18

4. Nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối ....................................19


4.1. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cơ sở ...................................................20
4.2. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh .............................................20
III. NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI ......21
1. Nghiệp vụ kì hạn .....................................................................................21
1.1. Khái niệm: .............................................................................................21
1.2. Ngày giá trị kỳ hạn: ...............................................................................21
1.3. Tỷ giá kì hạn: .......................................................................................22
2. Nghiệp vụ tương lai .................................................................................23
2.1. Khái niệm : ............................................................................................23
2.2. Đặc điểm: ..............................................................................................23
3. Nghiệp vụ quyền chọn .............................................................................24
3.1. Khái niệm: .............................................................................................24
3.2. Nghiệp vụ quyền chọn mua (Call), quyền chọn bán (Put) ......................25
3.3. Hình thức nghiệp vụ quyền chọn: .........................................................26
3.4. Tỷ giá quyền chọn: ...............................................................................26
3.5. Premium – Phí hợp đồng quyền chọn ...................................................27
4. Nghiệp vụ hoán đổi .................................................................................28
4.1. Khái niệm: .............................................................................................28
4.2. Ngày giá trị hốn đổi: ..........................................................................28
4.3. Tỷ giá hốn đổi: ....................................................................................29
4.4. Hình thức nghiệp vụ hốn đổi: .............................................................29
5. Vai trị của các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối ...............29
5.1. Là cơng cụ phịng ngừa rủi ro ...............................................................29
5.2. Là cơng cụ đầu cơ trên thị trường ........................................................32
CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ PHÁI SINH
NGOẠI HỐI TRÊN THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC ............................35
I. CƠ SỞ PHÁP LÍ ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG .........................................35

1. Quy định chung về giao dịch ngoại hối phái sinh tại thị trường Trung
Quốc: ...........................................................................................................35


2. Quy định cụ thể liên quan tới hoạt động ngoại hối phái sinh tại Trung
Quốc ............................................................................................................36
2.1. Quy định về giao dịch kì hạn ngoại hối: ................................................36
2.2. Quy định đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại thị trường liên ngân
hàng quốc gia ...............................................................................................40
II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ
TRƢỜNG NGOẠI HỐI TRUNG QUỐC .................................................42
1. Lịch sử ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối Trung Quốc: .......42
1.1. Giai đoạn trước năm 1979: ...................................................................42
1.2. Giai đoạn 1979 – 1993: .........................................................................42
1.3. Giai đoạn năm 1994 và sau năm 1994: ................................................43
2. Quá trình phát triển của thị trường phái sinh ngoại hối của Trung Quốc
.....................................................................................................................45
2.1. Giai đoạn phát triển sơ khai của thị trường ngoại hối phái sinh Trung
Quốc (1997 – 2003)......................................................................................45
2.2. Giai đoạn từ năm 2004 tới nay: hoạt động kinh doanh kì hạn và hoán đổi
ngoại hối được phát triển sang thị trường liên ngân hàng: ..........................50
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
NGOẠI HỐI PHÁI SINH TRUNG QUỐC ..............................................62
1. Thành cơng đạt được: .............................................................................62
2. Vấn đề cịn tồn tại: ..................................................................................63
2.1. Về luật pháp ..........................................................................................63
2.2. Số lượng thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: .......64
2.3. Số lượng các loại ngoại tệ tham gia trên thị trường: ............................65
2.4. Loại hình ngoại hối phái sinh cịn thiếu tính đa dạng ............................65
2.5. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc: .......................................................65

3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho sự phát triển thị trường ngoại hối phái
sinh Việt Nam ..............................................................................................66
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM ...............67


I. SỰ CẦN THIẾT RA ĐỜI NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI
VIỆT NAM – CÁC NGHIỆP VỤ PHÁP LÍ CĨ LIÊN QUAN ................67
1. Đối với doanh nghiệp: ............................................................................67
2. Đối với nhà đầu tư (các cá nhân và tổ chức): .......................................68
3. Đối với NHNN ........................................................................................69
II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TẠI VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA.............................................................70
1. Sự ra đời và vai trò của thị trường liên ngân hang .................................70
1.1. Mơ hình trung tâm giao dịch ngoại tệ: .................................................70
1.2. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: ......................................................70
2. Quy định pháp luật liên quan tới hoạt động giao dịch ngoại hối phái sinh
.....................................................................................................................71
2.1. Các quy định chung về giao dịch ngoại hối phái sinh tại Việt Nam ......71
2.2. Các quy định cụ thể liên quan tới hoạt động ngoại hối phái sinh tại Việt
Nam..............................................................................................................73
3. Thực trạng triển khai nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam ........75
3.1. Đối với giao dịch kì hạn ngoại hối: .......................................................76
3.2. Giao dịch hốn đổi kì hạn: ...................................................................77
3.3. Giao dịch quyền chọn ngoại tệ: ............................................................77
4. Đánh giá chung về hoạt động giao dịch ngoại hối phái sinh tại Việt
Nam: ............................................................................................................81
5. Nguyên nhân dẫn tới hạn chế giao dịch phái sinh tại Việt Nam: ...........82
5.1. Có sự biến đổi thấp về tỷ giá hối đối chính thức: .................................82
5.2. Thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng. ...........................................84

5.3. Thiếu cơ sở pháp lý: .............................................................................85
5.4. Thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh. .....................................86
5.5. Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng chưa cao: ..................................86
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI
TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM ...........................................................87
1. Về phía ngân hàng nhà nước ..................................................................87


1.1. Cải cách cơ chế điều hành chính sách tỷ giá: ........................................87
1.2. Cải tiến văn bản pháp luật hướng dẫn nghiệp vụ phái sinh ngoại hối: ..87
1.3. Tăng cường vai trò của NHNN trên thị trường liên ngân hàng ..............87
1.4. Tiến tới thành lập thị trường quyền chọn ngoại hối tập trung: ..............87
2. Về phía ngân hàng thương mại ..............................................................89
2.1. Các ngân hàng cần có định hướng kinh doanh cụ thể: .........................89
2.2. Nâng cao uy tín của các NHTM trên thị trường ngoại hối: ....................90
2.3. Không ngừng nâng cao, cải thiện trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân
hàng: ............................................................................................................90
2.4. Khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối:................91
2.5. Thực hiện chính sách giá cả hợp lí đối với khách hàng: ........................92
2.6. Về phương tiện, thiết bị. ........................................................................92
IV. KIẾN NGHỊ ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
NGOẠI HỐI PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM .............................................92
1. Đối với các cơ quan chính phủ: ..............................................................93
2. Đối với NHNN: .......................................................................................93
3. Các ngân hàng thương mại: ...................................................................93
4. Các doanh nghiệp ....................................................................................94
KẾT LUẬN .................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................95
PHỤ LỤC....................................................................................................98



DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Ví dụ về quyền chọn bán USD, ATM, ITM và OTM ...................... 27
Bảng 2: Dùng hợp đồng kì hạn để bảo hiểm khi tỷ giá biến động ................ 30
Bảng 3: Quy trình kinh doanh chênh lệch lãi suất thông qua giao dịch Swap
..................................................................................................................... 34
Bảng 4: Doanh số giao dịch hàng tháng của Ngân hàng Trung Hoa 1997 ... 47
Bảng 5: Giao dịch kì hạn ngoại hối tại thị trường liên ngân hàng Trung Quốc
2006 ............................................................................................................. 53
Bảng 6: Giao dịch hoán đổi ngoại tệ cuối năm 2006 ..................................... 54
Bảng 7: Giao dịch hoán đổi ngoại tệ nửa đầu năm 2007 ............................... 57

Biểu đồ 1: Hoạt động kinh doanh kì hạn và giao ngay ngoại hối tại Ngân hàng
Trung Quốc giai đoạn 1997 – 2002 .............................................................. 48
Biểu đồ 2: Tỷ giá kì hạn USD/RMB vào năm 2006 ...................................... 53
Biểu đồ 3: Mức tỷ giá hoán đổi ngoại tệ qua đêm nửa đầu năm 2007 ........... 58
Biểu đồ 4: Mức tỷ giá 1 năm của hoán đổi RMB/USD vào đầu năm 2008 ... 59
Biểu đồ 5: Tỷ giá hoán đổi ngoại tệ vào cuối năm 2008 ............................... 60
Biểu đồ 6: Tỷ giá hốn đổi kì hạn 1 năm RMB/ USD

trong nửa đầu năm

2009 ............................................................................................................. 61
Biểu đồ 7: Trị giá giao dịch hốn đổi và kì hạn trên thị trường liên ngân hàng
Trung Quốc .................................................................................................. 63
Biểu đồ 8: Số lượng thành viên tham gia thị trường ngoại hối phái sinh liên
ngân hàng Trung Quốc ................................................................................. 64
Biểu đồ 9: Tỷ giá USD/RMB giao ngay, kì hạn và dự báo của Deutsche Bank
..................................................................................................................... 66
Biểu đồ 10: Tỷ giá VND/USD trong thời gian qua ....................................... 81



DANH MỤC VIẾT TẮT
BOC

- Ngân hàng Trung Hoa

CBRC

- Hệ thống làm luật ngân hàng

CFETS

- Hệ thống kinh doanh tỷ giá hối đoái

DN

- Doanh nghiệp

FED

- Tổ chức tiền tệ thế giới

FOREX

- Thị trường ngoại hối

KDNH

- Kinh doanh ngoại hối


NH

- Ngân hàng

NHCP

- Ngân hàng cổ phần

NHND

- Ngân hàng nhân dân

NHTM

- Ngân hàng thương mại

NHTMCP

- Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW

- Ngân hàng Trung Ương

PBOC

- Ngân hàng nhân dân Trung Hoa

SAFE


- Cục quản lí ngoại hối Trung Quốc

TCTD

- Tổ chức tín dụng

TTNH

- Thị trường ngoại hối

TTTC

- Thị trường tài chính


LỜI MỞ ĐẦU

1) Tính cấp thiết của đề tài:
Bước sang thế kỉ 21, một xu thế tất yếu không thể đảo ngược đó chính là
tồn cầu hố, quốc tế hố nền kinh tế thế giới ngày càng trở lên mạnh mẽ.
Việt Nam cũng khơng đứng ngồi xu thế trên, đặc biệt kể từ khi chúng ta trở
thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Tự do hố
thương mại, đầu tư và tài chính diễn ra với cường độ và quy mơ lớn chưa từng
có. Sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của kinh tế Việt Nam thông qua cơ
chế thị trường là một xu thế khách quan. Với vai trò là chiếc cầu nối giữa nền
kinh tế trong nước với thế giới, việc phát triển nghịêp vụ kinh doanh trên thị
trường ngoại hối theo hướng hịên đại, phù hợp chuẩn mực và trình độ thế giới
là một điều cần thiết. Điều đó khơng những nhằm thúc đẩy các hoạt động xuất
nhập khẩu của mọi thành phần kinh tế mà cịn kích thích ln chuyển các

khoản vốn đầu tư và tín dụng quốc tế, tạo môi trường để tỷ giá xác định một
cách khách quan theo quy luật cung cầu trên thị trường, cung cấp các biện
pháp hữu hiệu để phòng ngừa sự biến động của rủi ro tỷ giá cho nhà đầu tư,
ngân hàng và nhà xuất nhập khẩu trên thị trường thông qua hợp đồng hốn
đổi, quyền chọn, kỳ hạn, tương lai.
Có thể nói nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam mới ra đời trong
chục năm trở lại đây nhưng thực sự chưa phát triển do những vướng mắc,
những hạn chế và những bất cập trong cơ chế quản lý. Xuất phát từ thực tế
đời sống, em mạnh dạn nghiên cứu về: “Triển khai các nghiệp vụ phái sinh
trên thị trường ngoại hối – Kinh nghiệm từ Trung Quốc và giải pháp phát
triển cho Việt Nam” với hy vọng sẽ góp tiếng nói vào cơng cuộc phát triển
cơng cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam.

1


2) Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở làm rõ các vấn đề nhận thức lý luận và phân tích hoạt động
kinh doanh ngoại hối nói chung và các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường
ngoại hối Trung Quốc nói riêng, khố luận đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại Việt Nam.
3) Đối tƣợng và phạm vi nghiên cúu:
 Đối tượng nghiên cứu: Các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại
hối.
 Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong việc triển khai nghiệp vụ phái sinh
trên thị trường ngoại hối Trung Quốc.
4) Phƣơng pháp nghiên cứu:
Khoá luận vận dụng tổng hợp các phương pháp:
 Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của CN Mác – Lênin.
 Phương pháp so sánh, thống kê tổng hợp, quy nạp, phân tích, mơ hình

hố, khái qt hố, dự đốn và dự báo.
5) Kết cấu của khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục chữ viết tắt, luận văn gồm 3 chương:
 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ phái sinh trên thị
trường ngoại hối
 Chương 2: Kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ phái sinh trên thị
trường ngoại hối Trung Quốc
 Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp phát triển nghiệp vụ phái
sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam
Để hoàn thành khoá luận này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
tận tình của ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai, sự cung cấp tài liệu của thư viện
Trường đại học Ngoại Thương…

2


Mặc dù đã có nhiều cố gắng, do kiến thức và kinh nghiệm thực tế cịn
nhiều hạn chế nên khố luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cơ và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôi, ngày 20 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Kim Oanh

3


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ
PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI

I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
1. Ngoại hối
Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các loại sau đây:
1. Ngoại tệ (Foreign Currency) tồn tại trong các hình thái là tiền giấy,
tiền kim loại, tiền tài khoản bao gồm: đồng tiền quốc gia khác hoặc; đồng
tiền chung Châu Âu (Euro), quyền rút vốn đặc biệt SDR.
2. Phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ gồm có: séc (cheque);
hối phiếu và kì phiếu (Bill of Exchange, Promissory Note); Thẻ tín dụng
(Credit Card);
3. Các loại chứng từ có giá ghi bằng ngoại tệ gồm có: Cổ phiếu
(Stock); Trái phiếu doanh nghiệp (Corporate Bond), Trái phiếu chính phủ
(Government Bond); Chứng chỉ quỹ đầu tư (Investement Unit); Các chứng từ
phái sinh (Derivative Documents).
4. Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài
của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi hạt, miếng trong trường hợp
mang vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
5. Tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường
hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng
trong thanh toán quốc tế.1
Tại Điều 4, khoản 1 theo Pháp lệnh số 28/2005/PL - UBTVQH11, ngày
13/5/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCNVN, khái niệm
ngoại hối được quy định như sau:
Ngoại hối bao gồm:
1

GS.NGƯT. Đinh Xuâ n Trình ( 2006), Thanh toán quốc tế, NXB Lao động- Xã hội – 64 - Hà Nội.

4



 Đồng tiền quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng
tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây
gọi là ngoại tệ);
 Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh tốn, hối
phiếu địi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
 Các loại giấy tờ có giá khác ghi bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu cơng ty, kỳ phiếu, cổ phiêú và các loại giấy tờ có giá khác;
 Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản nước ngoài
của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp
mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
 Đồng tiền của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong
trường hợp chuyển ra và chuyển vào khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử
dụng trong thanh toán quốc tế.
Ngoại hối là hàng hoá mua bán trên thị trường ngoại hối, nhưng trên
thực tế, người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá khác
ghi bằng ngoại tệ khơng được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối.
Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường ngoại hối, thì trước hết
phải bán và chiết khấu các giấy tờ có giá để có ngoại tệ, sau đó mới tíên hành
mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Như vậy đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối thông thường chỉ
bao gồm:
 Mua bán các đồng tiền khác nhau ( ln có ngoại tệ tham gia)
 Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Ngày nay do vai trò tiền tệ của vàng đã giảm đáng kể, chính vì vậy khi
nói tới thị trường ngoại hối thường được hiểu theo nghĩa thực tế là thị trường
mua bán ngoại tệ.

5



2. Tỷ giá hối đối
2.1. Khái niệm
Giá cả ln là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh trên thị
trường hối đoái. Vậy tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thơng qua đồng tiền
khác.2
Ví dụ: 1 USD = 18000 VND. Trong ví dụ này, giá của USD được biểu
thị thơng qua VND và 1 USD có giá là 18000 VND.
2.2. Cách yết tỷ giá:
Trên thế giới tồn tại 2 cách yết tỷ giá khác nhau: Phương pháp yết tỷ
giá ngoại tệ trực tiếp và phương pháp yết tỷ giá ngoại tệ gián tiếp.
 Phương pháp yết tỷ giá ngoại tệ trực tiếp (Direct Quotation/ Price
Quotation): Đây là phương pháp yết tỷ giá mà xét từ góc độ quốc gia thì
ngoại tệ với vai trị là hàng hố (Commodity Currency) là đồng tiền yết giá,
có số đơn vị thường bằng 1. Nội tệ với vai trò là tiền tệ (Term Currency) là
đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên
TTNH.
 Phương pháp yết tỷ giá ngoại tệ gián tiếp (Indirect Currency/
Volume Quotation): Đây là phương pháp yết giá ngoại tệ mà xét từ góc độ
quốc gia thì nội tệ đóng vai trị là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và
thường bằng 1. Ngoại tệ đóng vai trị là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay
đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường liên ngân hàng.
Ví dụ:
Yết tỷ giá USD: Đồng tiền đứng trước là đồng tiền yết giá, đồng tiền
đứng sau là đồng tiền định giá.

2

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối , Nhà xuất bản Thống Kê -29- Hà Nội


6


- Theo phương pháp yết tỷ giá trực tiếp: E (USD/VND) = 18000 VND,
ta hiểu 1 USD = 18000 VND
- Theo phương pháp yết tỷ giá gián tiếp: E (VND/ USD) = 1/18000
VND, ta hiểu 1 VND = 1/18000 USD
Trong thực tế, phương pháp yết tỷ giá trực tiếp được phần lớn các quốc
gia sử dụng. Hai cách yết tỷ giá trên đứng từ góc độ quốc gia, trong tỷ giá bao
giờ cũng có đồng nội tệ. Nhưng trên thực tế trong KDNH, nội tệ không nhất
thiết lúc nào cũng có mặt bên trong tỷ giá. Ví dụ, ở Việt Nam, tỷ giá
EUR/JPY sẽ không phụ thuộc vào cách yết tỷ giá trực tiếp hay gián tiếp bởi vì
cả 2 đồng tiền đều là ngoại tệ đối với Việt Nam.
Do đó, để đơn giản và thống nhất cách gọi người ta quy ước phương
pháp yết tỷ giá kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ, như sau: Trong phương pháp yết tỷ
giá kiểu Châu Âu, đồng USD là đồng tiền yết giá, còn trong phương pháp yết
tỷ giá kiểu Mỹ, đồng USD là đồng tiền định giá.
Vì nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế số 1 của thể giới, cho nên đồng USD
có vị trí chủ yếu trong hoạt động thương mại, đầu tư và quan hệ tín dụng. Do
đó, tỷ giá của các đồng tiền quốc gia được hình thành với USD thông qua
quan hệ cung cầu trên thị trường ngân hàng và có tỷ giá gốc tại quốc gia phát
hành đồng tiền này. Còn tỷ giá của đồng tiền quốc gia được hình thành với
đồng tiền của quốc gia khác khơng phải là USD khơng được hình thành trên
quan hệ cung câù trực tiếp, mà được suy ra từ tỷ giá giữa chúng với USD, hay
nói một cách khác là ta phải tính tỷ giá chéo. Ví dụ, muốn biết tỷ giá
AUD/VND là bao nhiêu thì ta phải căn cứ vào tỷ gía USD/VND tại Việt Nam
và tỷ giá AUD/USD tại Úc.
Tóm lại:
Tại một thời điểm xác định, mỗi đồng tiền đều có một giá trị xác định
và giá trị này không bị ảnh hưởng bởi phương pháp yết tỷ giá.


7


Trên thị trường ngoại hối, hầu hết các đồng tiền được yết giá theo kiểu
Châu Âu, nghĩa là số đơn vị của đồng tiền này là trên 1 USD.
Chỉ có 5 trường hợp, trong đó các đồng tiền được yết giá theo kiểu Mỹ,
nghĩa là bao nhiêu đơn vị USD trên 1 đơn vị tiền tệ. Các đồng tiền đó bao
gồm: GBP, AUD, NZD, EUR và SDR.
2.3. Yết tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng
Trên thị trường Interbank, trong mỗi giao dịch có 2 đối tác tham gia
đều là ngân hàng, đó là ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá.
 Ngân hàng yết giá (Quoting bank): Là ngân hàng thực hiện niêm
yết tỷ giá mua vào và bán ra. Với tỷ giá được yết, ngân hàng yết giá phải luôn
sẵn sàng mua vào hay bán ra vô điều kiện khi có ngân hàng khác (là đối tác,
là khách hàng) muốn giao dịch.
 Ngân hàng hỏi giá (Asking bank): Là ngân hàng liên hệ với ngân
hàng yết giá để hỏi giá. Với giá được yết, nếu chấp nhận, ngân hàng hỏi giá sẽ
tiến hành giao dịch, ngược lại thì giao dịch khơng xảy ra.
Trong kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng luôn yết tỷ giá 2 chiều:
Chiều mua vào (tức tỷ giá mua) và chiều bán ra (tức tỷ giá bán). Như vậy, tỷ
giá mua vào– Bid rate là tỷ giá tại đó mà ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào
đồng tiền yết giá còn tỷ giá bán ra – Ask (or Offer) rate là tỷ giá mà tại đó
ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá. Tỷ giá mua luôn đứng
trước, tỷ giá bán đứng sau. Tỷ giá mua thấp hơn tỷ giá bán.
Do đó, chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra là spread – thu nhập
gộp của ngân hàng nghĩa là bao gồm: chi phí hoạt động và phần lợi nhuận gộp
của ngân hàng. Spread có thể được tính theo điểm tỷ giá và tỷ lệ phầm trăm
như sau:
-


Tính theo điểm tỷ giá:

8


-

Tính theo tỷ lệ phầm trăm:

Spread khơng phải là một tỷ lệ cố định cho tất cả các giao dịch và các
đồng tiền, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố:
 Số lượng ngoại tệ trong giao dịch: Số lượng giao dịch càng lớn thì
spread càng nhỏ.
 Tầm cỡ cũng như sự nổi tiếng của trung tâm giao dịch tài chính.
 Tính chất ổn định hoặc khơng ổn định của các đồng tiền tham gia
giao dịch.
 Tỷ trọng của các đồng tiền tham gia giao dịch.
 Phương tiện giao dịch là tiền mặt, hối phiếu, séc, kì phiếu, thẻ tín
dụng hay chuyển khoản.
Rõ ràng nếu ngân hàng vừa mua vừa bán một số lượng như nhau, thì
ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận mà không cần bỏ ra một đồng vốn nào. Nếu
ngân hàng mở rộng spread, thì lợi nhuận sẽ thu được lớn hơn trong mỗi giao
dịch. Tuy nhiên mở rộng spread không phải là việc làm tuỳ ý, bởi vì nếu mở
rộng khó thu hút được khách hàng. Do đó, trong chiến lược cạnh tranh ngân
hàng thường có xu hướng thu hẹp spread để tăng doanh số giao dịch, tạo lập
được thị trường giúp ngân hàng có được tiếng tăm tốt trong kinh doanh.
3. Ngày giá trị trong kinh doanh ngoại hối
Trong các hợp đồng ngoại hối, ngày kí kết hợp đồng (contract date –
CD) và các ngày các bên tham gia thực sự thanh toán cho nhau thường là

khác nhau. Ngày mà các bên thanh toán thực sự cho nhau gọi là ngày giá trị
(value date – VD).
Ngày giá trị quan trọng nhất trên thị trường ngoại hối là ngày giá trị
giao ngay (spot value date – SVD). Theo thông lệ, ngày giá trị giao ngay là

9


ngày làm việc thứ 2 sau ngày kí kết hợp đồng. Nếu ngày kí kết hợp đồng là T,
thì ngày giá trị giao ngay được biểu diễn theo quy tắc: SVD = T + 2 ( trong đó
2 là sau hai ngày làm việc)
Ngoài ngày giá trị giao ngay, trên thị trường ngoại hối cịn có các ngày
giá trị sau:


Ngày giá trị kì hạn (forward value date – FVD): Những giao dịch

ngoại hối có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay gọi là giao dịch kì hạn.
Theo thơng lệ, ngày giá trị kì hạn là ngày làm việc thứ 2 sau ngày hợp đồng
kỳ hạn đến hạn. Nếu hợp đồng kì hạn có thời hạn là n ngày (n lớn hơn hoặc
bằng 1), thì ngày giá trị kì hạn được biểu diễn theo nguyên tắc: FVD = (T + n)
+2


Ngày giá trị ngày mai (tomorrow value date – tom): Những giao

dịch ngoại hối có ngày giá trị là một ngày sau ngày kí kết hợp đồng gọi là
ngày giá trị ngày mai (T+1).



Ngày giá trị hôm nay (today value date – tod): Những giao dịch

ngoại hối có ngày giá trị trùng ngày kí kết hợp đồng gọi là ngày giá trị hôm
nay (same day value date = T).
Tóm lại bàng trục thời gian ta có thể biểu diễn:
CD – Tod

T

Tom

T+1

Spot

Forward

T+2

(T + n) + 2

4. Trạng thái ngoại hối, luồng tiền và rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
4.1. Trạng thái ngoại tệ
Các giao dịch liên quan tới ngoại tệ được chia thành 2 nhóm: Nhóm
làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng và nhóm làm phát sinh sự
chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ. Trong đó, chỉ các giao dịch làm phát

10



sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ mới làm phát sinh trạng thái
ngoại tệ. Trong đó bao gồm các giao dịch sau:
 Mua, bán ngoại tệ (giao ngay và kì hạn)
 Thu chi trả lãi suất bằng ngoại tệ
 Thu trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ
 Cho, tặng, biếu và viện trợ bằng ngoại tệ
 Các khoản ngoại tệ bị rách, nát hư hỏng …không sử dụng được nữa
 Tiền lương thưởng bằng ngoại tệ
Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh
trạng thái trường (hay trạng thái dương) ngoại tệ đó (Long the Foreign
Currency – LFC) cịn những giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại
tệ sẽ làm phát sinh trạng thái đoản (hay trạng thái âm) về ngoại tệ đó (Short
the Foreign Currency – SFC).
Trạng thái ngoại tệ ròng đối với ngoại tệ (F) tại thời điểm (t) được xác
định theo các phương pháp sau:
Thứ nhất: Bằng hiệu số giữa doanh số phát sinh trạng thái trường và
trạng thái đoản đối với ngoại tệ F trong một thời kỳ nhất định.

- NEFF(t) - Trạng thái ngoại tệ ròng đối với ngoại tệ F tại thời điểm t
- LFCF(t0-t) - Doanh số phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ F trong
kỳ
- SFCF(t0-t)- Doanh số phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ F trong kỳ
Thứ hai: Trong thực tế, trạng thái ngoại tệ thường được tính tại thời
điểm cuối ngày giao dịch, tức khơng tính riêng cho từng thời kỳ với cơng thức
tính như sau:

11


Trong đó:

- NEPF(t) - Trạng thái ngoại tệ rịng cuối ngày giao dịch t.
- NEPF(t-1) - Trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch (t-1).
- LFCF(t) -D. số phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ F trong ngày t.
- SFCF(t)-D. số phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ F trong ngày t.
Thứ ba: Xét từ góc độ kế tốn, trạng thái ngoại tệ rịng của ngoại tệ F
tại thời điểm t được xác định như sau:

- TSCF(t) - Tài sản có của ngoại tệ F tại thời điểm t.
- TSNF(t) - Tài sản nợ của ngoại tệ F tại thời điểm t.
4.2. Trạng thái luồng tiền:
Trong thực tế, các hoạt động mua bán ngoại tệ làm phát sinh sự chuyển
giao quyền sở hữu đối với ngoại tệ, tạo ra trạng thái ngoại tệ trong khi đó các
giao dịch trên thị trường tiền tệ (đi vay và cho vay) không làm phát sinh
chuyển giao quyền sở hữu đối với ngoại tệ nên không tạo ra trạng thái ngoại
tệ. Mặt khác, giao dịch trên thị trường FOREX (mua và bán) làm phát sinh
luồng tiền dương và âm của hai đồng tiền tại cùng một thời điểm còn giao
dịch trên thị trường tiền tệ làm phát sinh luồng tiền dương và âm của một
đồng tiền tại các thời điểm khác nhau. Trong đó:
 Luồng tiền dương (positive cash flows – PCF) hay luồng tiền vào
(inflows of cash) là các khoản thu nhận tiền từ người khác được tính trong
một khoảng thời gian xác định, ví dụ: doanh số chi trong một ngày, một tuần
hay một tháng…
 Luồng tiền âm (negative cash flow – NCF) hay luồng tiền ra
(outflows of cash) là các khoản tìên chi trả cho người khác được tính trong
một khoảng thời gian xác định.

12


 Trạng thái luồng tiền ròng (Net Cash Flow Position – NETCF): là

chênh lệch giữa luồng tiền dương và âm tại một thời điểm, do đó nó phản ánh
số dư tại một thời điểm. Vậy nếu gọi kỳ tính tốn các luồng tiền là (t 0-t1),
trong đó: điểm xuất phát của kỳ tính tốn là t0; điểm kết thúc (điểm cuối của
kỳ tính tốn là t1) thì ta có cơng thức tính trạng thái luồng tiền rịng tại thời
điểm t1 là:
NETCF(t1) = PCF(t0-t1) – NCF(t0-t1)
Trong đó:
-

PCF(t0-t1) - Tổng luồng tiền vào trong kỳ tính tốn (t0-t1)

-

NCF(t0-t1) - Tổng luồng tiền ra trong kỳ tính tốn (t0-t1)

-

NETCF(t1) - Trạng thái luồng tiền ròng tại thời điểm (t1)

Nếu:
-

NETCF(t1) >0: gọi là trạng thái luồng tiền dòng dương (Net positive

cash flow position)
-

NETCF(t1) <0: gọi là trạng thái luồng tiền ròng âm (Net negative

cash flow position)

-

NETCF(t1) =0: gọi là trạng thái luồng tiền cân bằng (Square cash

flow position)
4.3. Ảnh hưởng của giao dịch kinh doanh ngoại hối đến trạng thái hối
đoái và trạng thái luồng tiền
Trong kinh doanh ngoại hối các giao dịch như mua bán ngoại tệ dẫn tới
việc chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, từ đó làm phát sinh trạng thái
ngoại hối.
Các giao dịch mua bán ngoại tệ tạo ra trạng thái luồng tiền ròng và
trạng thái ngoại tệ ròng. Khi mua một ngoại tệ vào sẽ tạo ra luồng tiền vào và
tạo ra trạng thái ngoại hối ròng dương của ngoại tệ đó. Và ngược lại, khi bán
một ngoại tệ tạo ra luồng tiền ra và trạng thái ngoại hối rịng âm của ngoại tệ
đó.

13


Các giao dịch tiền tệ chỉ tạo ra trạng thái luồng tiền ròng khi đi vay một
ngoại tệ sẽ tạo ra luồng tiền vào và khi cho vay ngoại tệ sẽ tạo ra luồng tiền ra
của ngoại tệ đó.
Do vậy để cân bằng trạng thái luồng tiền có thể sử dụng giao dịch tiền
tệ hoặc giao dịch ngoại hối nhưng để cân bằng trạng thái ngoại hối rịng chỉ
có thể thực hiện những giao dịch mua bán ngoại tệ.
4.4. Rủi ro về tỷ giá:
Về bản chất, kinh doanh ngoại hối cũng chứa đựng trong nó một loại
rủi ro đặc biệt – đó là rủi ro tỷ giá bên cạnh nhiều loại rủi ro khác như rủi ro
lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp
lý,..Vậy rủi ro tỷ giá là gì?

Rủi ro tỷ giá là biến động được gây ra do sự biến động về tỷ giá. Cho
dù có duy trì cơ chế tỷ giá cố định hay biến đổi, thì rủi ro tỷ giá vẫn xuất hiện
do chịu ảnh hưởng của hoạt động cung cầu ngoại hối trên thị trường, tình hình
dư thừa hay thiếu hụt cán cân thanh tốn quốc tế, mức chênh lệch lạm phát
của các quốc gia có đồng tiền tham gia vào giao dịch. Trong thực tế, các yếu
tố trên thường xuyên biến đổi làm cho tỷ giá biến động theo. Rủi ro tỷ giá
thường xuất hiện dưới các dạng sau:
 Do trạng thái ngoại hối ròng: Nếu duy trì trạng thái ngoại tệ trường
rịng, lãi khi tỷ giá tăng và lỗ khi tỷ giá giảm và ngược lại đối với trạng thái
ngoại tệ đoản ròng.
 Do trạng thái hốn đổi khơng trùng khơng trùng khớp về kỳ hạn.
Khi thực hiện các giao dịch hoán đổi sẽ khơng ảnh hưởng trạng thái ngoại hối
rịng. Tuy nhiên, có thể xuất hiện sự hiện sự chênh lệch về thời hạn giao dịch
hốn đơi, dẫn tới rủi ro tỷ giá.

14


II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI
1. Khái niệm và phân loại thị trƣờng ngoại hối
1.1. Khái niệm
Bằng tiếng Anh, thị trường ngoại hối là: The foreign Exchange Market,
và được viết tắt là FOREX hay FX.
Giống như thương mại, đầu tư, du lịch, quan hệ tín dụng và các quan hệ
tài chính quốc tế khác đêù làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi) các
đồng tiền khác nhau trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác
nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này gọi là thị trường ngoại
hối. Một cách tổng quát: Thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc mua
bán các đồng tiền khác nhau3.
Trong thực tế, do hoạt động mua bán chủ yếu diễn ra giữa các ngân

hàng (chiếm khoảng 85% tổng số giao dịch), chính vì vậy theo nghĩa hẹp
(nghĩa thực tế) thị trường ngoại hối chủ yếu mua bán ngoại tê giữa các ngân
hàng, tức thị trường Interbank.
1.2. Phân loại thị trường ngoại hối:


Căn cứ vào tính chất nghịêp vụ: Thị trường giao ngay, thị trường

kì hạn, thị trường hốn đổi, thị trường tương lai và thị trường quyền chọn.


Căn cứ vào tính chất kinh doanh: Thị trường bán buôn

(Interbank), thị trường bán lẻ


Căn cứ vào địa điểm giao dịch: Giao dịch tập trung trên sở giao

dịch (Exchange), giao dịch phi tập trung


Căn cứ vào tính chất pháp lí: Thị trường chính thức (thị trường

hợp pháp) và thị trường phi chính thức (chợ đen, thị trường ngầm).


Căn cứ vào quy mô: Thị trường ngoại hối quốc tế và thị trường

ngoại hối nội địa.
3


PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản thống kê-13- Hà Nội.

15




Căn cứ vào phương pháp giao dịch: Thị trường giao dịch trực

tiếp (Direct interbank) và thị trường giao dịch qua môi giới (Indirect
Interbank).
2. Chủ thể tham gia trên thị trƣờng ngoại hối
2.1. Nhóm khách hàng mua bán lẻ
Nhóm khách hàng mua bán lẻ (retail clients hay bank customers) bao
gồm các công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả
những ai có nhu cầu mua bán ngoại tệ vơí 2 mục đích: Chuyển đổi tiền tệ và
phịng ngừa rủi ro tỷ gía.
Ví dụ, nhà nhập khẩu cần mua ngoại tệ spot hay forward để thanh toán
hoá đơn nhập khẩu ghi bằng ngoại tệ; khách du lịch có nhu cầu bán ngoại tệ
lấy nội tệ để chi tiêu…
Như vậy, nhóm khách hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để
phục vụ cho mục đích hoạt động của chính mình chứ khơng nhằm mục đích
kinh doanh ngoại hối (kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi). Thơng thường nhóm
khách hàng mua bán lẻ không giao dịch trực tiếp với nhau mà thường mua
bán thơng qua các NHTM.
2.2. Những nhà mơi giới ngoại hối:
Ngồi hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp giữa các ngân hàng với
nhau, thì hình thức giao dịch qua nhà mơi giới ngoại hối cũng phát triển. Hình
thức này có ưu điểm ở chỗ: nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và

đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở cung cấp cho khách
hàng giá chào mua và giá chào bán một cách nhanh, rộng khắp với giá tay
trong (inside rate). Tuy nhiên, giao dịch qua hình thức này có nhược điểm là:
ngân hàng phải trả cho các nhà môi giới một khoản phí làm cho chênh lệch tỷ
giá mua bán hẹp lại. Các nhà mơi giới phải có giấy phép hành nghề và chỉ
cung cấp dịch vụ môi giới, chứ không được mua bán cho chính mình.

16


2.3. Ngân hàng thương mại:
Các NHTM tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm mục đích:
Thứ nhất nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đem lại lợi nhuận cho ngân
hàng. KDNH thông qua việc mua bán để hưởng chênh lệch tỷ giá hay thông
qua đầu cơ trên cơ sở dự báo biến động của tỷ giá có thể đem lại lợi nhuận
đáng kể cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng thu khoản phí dịch vụ từ khách
hàng.
Thứ hai, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối làm tăng quy mô ngân hàng
thông qua việc thúc đẩy hoạt động thanh toán và tài trợ xuất khẩu, từ đó thu
hút thêm được nhiều khách hàng cho ngân hàng.
Thứ ba, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối còn giúp cho ngân hàng chống
rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh thơng qua việc ngân hàng có những cách
thức xử lý linh động hơn trước những biến động của giá trị đồng nội tệ và có
thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
2.4. NHTW:
Có nhiều cách để một NHTW có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Trong trường hợp FED, điều này thường xảy ra thông qua sử dụng các ngoại
tệ để mua vào đồng USD khi đồng USD yếu, hay bán ra đồng USD để lấy
ngoại tệ khi đồng USD mạnh để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế.
Tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng thị trường, NHTW có thể:



Phối hợp hoạt động của mình với các NHTW khác hay thực hiện

một mình.


Yêu cầu tái cam đoan hành động để làm dịu các thị trường.



Can thiệp để làm thay đổi hoàn toàn, chống lại, hay nâng đỡ chiều

hướng diễn biến của thị trường.


Thông báo hay không thông báo hoạt động của mình, rất dễ thấy,

hay bí mật.

17


×