TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ THEO
LỘ TRÌNH CAM KẾT WTO
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa
Giáo viên hướng dẫn
: Nguyễn Đức Thiện
: Nhật 3
: 45E
: ThS. Phạm Thị Mai Khanh
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI THU HÚT FDI ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN
PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM................................................................ 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành dịch vụ phân phối bán lẻ
............................................................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm dịch vụ phân phối bán lẻ ............................................. 4
1.1.2. Đặc điểm ....................................................................................... 5
1.1.2.1. Dịch vụ phân phối bán lẻ có tính chất phân tán cao ................ 5
1.1.2.2. Dịch vụ bán lẻ luôn theo sát nhu cầu thực tế và thỏa mãn
nhanh nhất nhu cầu đó ......................................................................... 5
1.1.2.3. Dịch vụ bán lẻ hướng tới người tiêu dùng cuối cùng ............... 6
1.1.3. Các mơ hình tổ chức bán lẻ chính ................................................ 6
1.1.4. Vị trí và vai trị của dịch vụ bán lẻ ................................................ 8
1.1.4.1. Vị trí của bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối ...................... 8
1.1.4.2. Vai trò của ngành bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân ............... 9
1.2. Tổng quan về ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam ........ 13
1.2.1. Chủ thể tham gia vào dịch vụ phân phối bán lẻ ......................... 13
1.2.2. Hàng hóa lưu thông trên thị trường phân phối bán lẻ ............... 17
1.2.3. Các hệ thống tổ chức bán lẻ tại Việt Nam .................................. 17
1.2.3.1. Hệ thống chợ truyền thống .................................................... 17
1.2.3.2. Hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại ......................... 20
1.2.3.3. Hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ ...................................... 21
1.2.3.4. Hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, kinh doanh nhỏ lẻ . 22
1.2.4. Doanh thu và tốc độ phát triển .......................................................... 23
1.3. Sự cần thiết phải mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ cho các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài ....................................................................................................... 25
1.3.1. Mở cửa để phù hợp yêu cầu của tiến trình hội nhập ....................... 25
1.3.2. Mở cửa để phát triển phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của
người dân ...................................................................................................... 26
1.3.3. Mở cửa để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong
nước .............................................................................................................. 30
1.3.4. Mở cửa để hạn chế tình trạng độc quyền trong phân phối ............ 32
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI VÀO NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT NAM SAU
KHI GIA NHẬP WTO ...................................................................................... 34
2.1. Các quy định của Việt Nam đối với thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ .................................................. 34
2.1.1. Cam kết và lộ trình mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ trong WTO . 34
2.1.2. Các quy định của Việt Nam đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành dịch vụ bán lẻ ................................................................... 37
2.2. Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào dịch vụ bán lẻ .. 39
2.2.1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối
bán lẻ trước khi gia nhập WTO ................................................................... 39
2.2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ phân
phối bán lẻ sau khi Việt Nam gia nhập WTO ............................................. 43
2.2.2.1. Về quy mô ..................................................................................... 43
2.2.2.2. Về cơ cấu vốn ............................................................................... 45
2.2.3. Đánh giá tác động của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành dịch vụ phân phối bán lẻ Việt Nam ................................................. 48
2.2.3.1. Tác động tích cực ......................................................................... 48
2.2.3.2. Tác động tiêu cực ......................................................................... 58
CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA
VIỆT NAM MỘT CÁCH HỢP LÝ VÀ CÓ CHỌN LỌC THEO LỘ TRÌNH
CAM KẾT WTO ................................................................................................ 64
3.1. Dự báo phát triển ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam theo
lộ trình cam kết WTO .................................................................................... 64
3.1.1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào dịch vụ bán lẻ Việt Nam ........................................................ 64
3.1.1.1. Thuận lợi ............................................................................... 64
3.1.1.2. Hạn chế ................................................................................. 69
3.1.2. Dự báo phát triển ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam
theo lộ trình cam kết WTO ..................................................................... 73
3.2. Các giải pháp nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành
dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam một cách hợp lý và có chọn lọc
theo lộ trình cam kết WTO .......................................................................... 75
3.2.1. Các giải pháp về phía nhà nước ................................................. 76
3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài: ...................................................... 76
3.2.1.2. Xây dựng quy hoạch tổng thể ................................................. 77
3.2.1.3. Tăng cường công tác xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại .......... 79
3.2.1.4. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp ........... 80
3.2.1.5. Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, giám sát ............ 83
3.2.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp bán lẻ trong nước ............. 83
3.2.2.1. Chủ động đổi mới phong cách làm việc, tổ chức, quản lý ...... 83
3.2.2.2. Tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư ............................... 84
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................... 85
3.2.2.4. Xây dựng chính sách về mặt hàng, giá, phương thức và hình
thức bán hàng, khuyến mại ................................................................. 86
KẾT LUẬN ................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 90
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối ................... 8
Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối ....................................... 9
Bảng 3: Tổng hợp các chỉ tiêu về mạng lưới chợ trên cả nước năm 2006 ... 19
Bảng 4: Tổng hợp số liệu về siêu thị trên cả nước đến năm 2006................. 21
Bảng 5: Bảng tổng hợp xếp hạng về độ hấp dẫn thị trường bán lẻ của Việt
Nam giai đoạn 2004 - 2008 .......................................................................... 25
Bảng 6: So sánh tổng mức bán lẻ hàng hóa với quỹ tiêu dùng cuối cùng thời
kỳ 1996-2008 ............................................................................................... 27
Bảng 7: FDI đăng ký vào dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo
thời gian nhận vốn đầu tư trước khi gia nhập WTO ...................................... 40
Bảng 8: FDI đăng kí vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam sau khi gia
nhập WTO.................................................................................................... 43
Bảng 9: FDI đăng ký vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo
đối tác đầu tư tính đến tháng 3/2008 ............................................................. 46
Bảng 10: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo địa bàn
đầu tư tính đến tháng 3/2008 ........................................................................ 47
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ ... 24
Biểu đồ 2: Tỷ lệ lựa chọn các kênh phân phối của người tiêu dùng Việt Nam
..................................................................................................................... 28
Biểu đồ 3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2002–2008
..................................................................................................................... 41
Biểu đồ 4: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo
các khu vực kinh tế giai đoạn 2002 – 2008 ................................................... 42
Biểu đồ 5: Tăng trưởng trong tổng mức bán lẻ hàng hóa.............................. 49
Biểu đồ 6: Các loại hình phân phối bán lẻ của Việt Nam trong giai đoạn
2004–2008 ................................................................................................... 71
Danh mục từ viết tắt
Chữ viết tắt
Tên tiếng Anh
Tên tiếng Việt
BTA
Bilateral Trade Agreement
Hiệp định Thương mại song
phương Việt Nam – Hoa Kỳ
ENT
Economic Need Test
Kiểm tra nhu cầu kinh tế
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
GDP
Gross domestic product
Thu nhập bình quân đầu
người
GRDI
Global Retail Development
Chỉ số bán lẻ toàn cầu
Index
Hợp tác xã
HTX
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
OECD
Organisation for Economic
Tổ chức hợp tác phát triển
Co-operation and
kinh tế
Development
POS
Point of sales
Hệ thống thanh toán tiền tại
cửa hàng bán lẻ
Trung tâm thương mại
TTTM
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cho đến nay, có thể nói hội nhập kinh tế thế giới đã và đang diễn ra
từng bước, trong từng ngành nghề và tác động đến tất cả các thành phần kinh
tế của Việt Nam. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế tăng trưởng cao, hoạt động sản xuất kinh
doanh sôi động hơn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng (năm 2008
là 11,5 tỷ USD và năm 2009 là 10 tỷ USD vốn thực hiện), đời sống nhân dân
ngày càng được cải thiện.
Trong xu thế hội nhập sâu rộng đó, ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã
có bước phát triển nhanh chóng, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo nhiều công
ăn việc làm cho xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành bán lẻ ở mức
trên 20% từ năm 2005 trở lại đây đã tạo công ăn việc làm cho hơn 5 triệu lao
động phổ thông. Khi mở cửa dịch vụ bán lẻ, người được hưởng lợi nhiều nhất
là người tiêu dùng với cơ hội mua sắm hàng hóa phong phú, hiện đại, chất
lượng dịch vụ hoàn hảo. Tuy nhiên, việc mở cửa gần như hoàn toàn thị trường
bán lẻ là mối đe dọa với các doanh nghiệp phân phối trong nước bởi lẽ so với
các nhà phân phối nước ngoài, doanh nghiệp của chúng ta còn nhiều yếu kém
(thiếu vốn, kinh nghiệm quản lý, hoạt động manh mún, thiếu liên kết) nên khó
có thể chống đỡ rủi ro, biến động trên thị trường và rất dễ bị tổn thương khi
phải đương đầu với những áp lực cạnh tranh từ phía tập đồn phân phối nước
ngồi. Chính vì vậy, dịch vụ phân phối bán lẻ Việt Nam sẽ chịu nhiều tác
động từ quá trình mở cửa thị trường, nhất là khi chúng ta thực hiện các cam
kết và lộ trình mở cửa trong thỏa thuận gia nhập WTO.
Hội nhập kinh tế thế giới là một điều tất yếu và sớm hay muộn, chúng
ta đều phải mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tham
gia dẫu biết rằng nguồn vốn FDI đó khơng chỉ sẽ tác động về mặt kinh tế mà
-1-
cịn tạo ra khơng ít những tác động về mặt xã hội ở Việt Nam. Làm thế nào để
vừa có thể thu hút FDI một cách có chọn lọc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
vừa có thể hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dịng vốn này chính là chìa
khóa cho sự phát triển kinh tế nước ta. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn
đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO” làm đề tài khóa
luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, tác giả hy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về
thực trạng phát triển ngành dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam. Khóa luận
phân tích hoạt động thu hút FDI vào dịch vụ phân phối bán lẻ và những tác
động của nó đến nền kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt là giai đoạn sau khi
nước ta gia nhập WTO. Từ những phân tích trên cũng như định hướng thu hút
FDI của chính phủ, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút FDI một
cách hợp lý và có chọn lọc vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam trong
bối cảnh thực hiện cam kết gia nhập WTO.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung phân tích thực trạng thu hút
FDI vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ và những tác động của nó đến nền
kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt chú trọng vào giai đoạn sau khi Việt Nam gia
nhập WTO đến nay.
-2-
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu dựa trên một số phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp
tổng hợp – phân tích, biểu đồ để làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nhằm
giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra.
5. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu,
khóa luận được chia làm ba phần chính:
- Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và sự cần thiết phải thu hút FDI
để phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam
- Chƣơng 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành dịch vụ phân phối bán lẻ Việt Nam
- Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam
Tác giả xin đặc biệt gửi lời cám ơn tới Thạc sĩ Phạm Thị Mai Khanh
là người đã trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho tơi. Xin chân thành
cám ơn về sự giúp đỡ, chỉ dạy rất nhiệt tình của cô.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các giảng viên trường Đại học
Ngoại Thương Hà Nội, những người đã trực tiếp truyền đạt kiến thức về
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cho tác giả trong suốt bốn năm học tập tại
trường.
-3-
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
THU HÚT FDI ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ
PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành dịch vụ phân phối bán lẻ
1.1.1. Khái niệm dịch vụ phân phối bán lẻ
Trên thế giới hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về dịch vụ phân
phối bán lẻ.
Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ tài liệu số MTN.GNS/W/120
(W/120) vòng đám phán Uruguay của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC) thì dịch vụ bán
lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính (dịch vụ đại lý ủy quyền, dịch vụ bán
buôn, dịch vụ bán lẻ, nhượng quyền thương mại (franchising)): Theo đó, dịch vụ
bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu
dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán
trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan. [33]
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều định nghĩa về dịch vụ phân phối
bán lẻ.
Trong sách “Quản trị Marketing”, Philip Kotler định nghĩa bán lẻ như sau:
Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng
hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào
mục đích cá nhân, khơng kinh doanh. [14, tr.603]
Từ hai định nghĩa trên có thể thấy mọi tổ chức làm công việc bán
hàng này, cho dù là người sản xuất, người bán sỉ hay người bán lẻ, đều là
làm công việc phân phối bán lẻ, bất kể là hàng hóa hay dịch vụ đó được
bán như thế nào (trực tiếp, qua bưu điện, qua điện thoại hay máy tự động
-4-
bán hàng) hay được bán ở đâu (tại cửa hàng, ngồi phố hoặc tại nhà người
tiêu dùng).
Tóm lại, tuy có nhiều cách định nghĩa, nhưng nói chung có thể hiểu dịch vụ
phân phối bán lẻ là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà
sản xuất hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán cho người tiêu dùng nhằm phục vụ
nhu cầu cá nhân hay gia đình.
1.1.2. Đặc điểm
1.1.2.1. Dịch vụ phân phối bán lẻ có tính chất phân tán cao
Nhu cầu tiêu dùng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người.
Cho dù là người dân ở nước giàu hay nước nghèo, có thu nhập thấp hay thu
nhập cao thì nhu cầu tiêu dùng là điều khơng thể thiếu. Ở đâu có người dân
thì ở đó xuất hiện các chợ, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, thậm
chí chỉ là một vài sạp hàng nhỏ (chợ cóc) để mang hàng hóa tới người tiêu
dùng. Dịch vụ bán lẻ phát triển và trải rộng theo mỗi địa điểm phân bố dân
cư, phụ thuộc vào mật độ dân số cũng như thu nhập quốc dân.
Đặc biệt trong những năm đầu thế kỉ 20, sự bùng nổ công nghệ thông
tin tạo điều kiện cho việc cung cấp hàng hóa dịch vụ bán lẻ đến người tiêu
dùng nhanh chóng hơn, ưu việt hơn so với gặp gỡ trực tiếp. Hình thức bán
hàng qua các trang web thương mại điện tử ngày càng phổ biến và thu hút
được
sự quan tâm của
công chúng
như
hay
... Bước tiến này đã khiến cho q trình mua bán hàng hóa
và dịch vụ khơng cịn bị giới hạn về khơng gian, đồng thời bảo đảm hoạt động
liên tục 24/24 giờ mỗi ngày.
1.1.2.2. Dịch vụ bán lẻ luôn theo sát nhu cầu thực tế và thỏa mãn nhanh nhất
nhu cầu đó
Nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên họ là
người am hiểu nhất những mong muốn và những thay đổi trong nhu cầu của
người tiêu dùng, từ đó nhanh chóng phản ánh các thơng tin này cho nhà sản
xuất để giúp nhà sản xuất điều chỉnh quy trình sản xuất, chất lượng, mẫu mã
-5-
sản phầm cho phù hợp. Với vai trò cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng, nhà bán lẻ đóng vai trị quan trọng truyền tải những thơng tin về chương
trình ưu đãi, khuyến mại, thơng điệp từ nhà sản xuất hay các thông tin mới
nhất về sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng. Có thể nói, dịch vụ bán lẻ
phản ánh chính xác nhu cầu thực tế thơng qua q trình theo sát người tiêu
dùng từ lúc chuẩn bị mua hàng đến sau khi mua và thỏa mãn nhanh nhất
những nhu cầu ấy.
1.1.2.3. Dịch vụ bán lẻ hướng tới người tiêu dùng cuối cùng
Dịch vụ bán lẻ là q trình chuyển giao hàng hóa từ người bán lẻ đến
tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hay gia đình của
họ chứ khơng vì mục đích mua về để bán lại, thu lợi nhuận. Người tiêu dùng có
thể nhận hàng hóa trực tiếp từ nhà bán lẻ hoặc gián tiếp thông qua đường bưu
điện, qua mạng internet, máy bán hàng… tùy theo sự tiện lợi của từng phương
thức này với cá nhân họ. Sự phát triển của ngành bán lẻ phụ thuộc chủ yếu nhu
cầu hàng hóa trên thị trường. Đó là lý do tại sao dịch vụ bán lẻ luôn hướng tới
người tiêu dùng cuối cùng và thị trường bán lẻ luôn diễn ra sôi động với sự xuất
hiện ngày càng nhiều chính sách lơi kéo khách hàng như: chương trình ưu đãi,
khuyến mại, phiếu quà tặng, chính sách “giá thấp cho mọi nhà”, “tối đa lợi ích cho
người tiêu dùng” hay “dịch vụ hấp dẫn, phục vụ tận nơi”…
1.1.3. Các mơ hình tổ chức bán lẻ chính
Mạng lƣới cơng ty: Các cửa hàng của mạng lưới là hai hay nhiều cửa
hàng cùng thuộc một quyền sở hữu và kiểm soát, có chung một bộ phận thu
mua và tiêu thụ tập trung, đồng thời bán những chủng loại hàng hóa tương tự
nhau. Mạng lưới công ty xuất hiện trong tất cả các loại hình bán lẻ, nhưng
phát triển mạnh nhất là ở cửa hàng bách hóa tổng hợp, các cửa hàng tạp hóa,
các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng dược phẩm, cửa hàng giày dép và cửa
hàng trang phục phụ nữ.
Mạng lƣới tự nguyện và hợp tác xã bán lẻ: Mạng lưới tự nguyện
gồm một nhóm những người bán lẻ độc lập được người bán sỉ bảo trợ thu
-6-
xếp để mua số lượng lớn hàng hóa và cùng bán. Hợp tác xã bán lẻ gồm
những người bán lẻ độc lập đứng ra thành lập một tổ chức mua hàng tập
trung và cùng hợp lực để thực hiện những biện pháp khuyến mại.
Hợp tác xã tiêu thụ: Hợp tác xã tiêu thụ là mơ hình mà mọi cơng ty
bán lẻ đều thuộc quyền sở hữu của chính những khách hàng của nó. Hợp tác
xã tiêu thụ do dân cư của một cộng đồng lập ra khi họ cảm thấy rằng những
người bán lẻ ở địa phương phục vụ không chu đáo, vì địi giá cao hay bán
những sản phẩm kém chất lượng. Họ chung tiền để mở một cửa hàng của
chính mình rồi họ biểu quyết về những chính sách của cửa hàng đó và bầu ra
một nhóm người để quản lý nó. Cửa hàng có thể hoặc là định giá thấp, hoặc
là bán theo giá bình thường và các xã viên có quyền được chia lợi tức theo
số lượng hàng mà họ đã mua.
Tổ chức đặc quyền: Tổ chức đặc quyền là một sự liên kết theo hợp
đồng giữa người cấp đặc quyền (nhà sản xuất, người bán sỉ hay tổ chức dịch
vụ) và người hưởng đặc quyền (những người kinh doanh độc lập mua quyền
sở hữu hoặc khai thác một hay nhiều đơn vị trong hệ thống đặc quyền). Các
tổ chức đặc quyền thường được xây dựng trên cơ sở một sản phẩm, dịch vụ
đặc sắc nào đó hay trên cơ sở tên thương mại, bằng sáng chế, uy tín mà
người đặc quyền đã tạo ra. Việc cấp đặc quyền được áp dụng phổ biến đối
với thức ăn nhanh, cửa hàng video, trung tâm phục hồi sức khỏe, hiệu cắt
tóc, cửa hiệu cho th ơ tơ, motel, công ty du lịch, bất động sản và hàng
chục các sản phẩm cùng lĩnh vực dịch vụ khác.
Tập đoàn bán lẻ: Các tập đồn bán lẻ là những cơng ty dạng tự do,
kết hợp với một số hướng và hình thức bán lẻ khác nhau dưới quyền sở hữu
tập trung với sự nhất thể hóa tới một mức độ nào đó chức năng phân phối và
quản lý của mình. Tập đồn bán lẻ gồm các cơng ty có mối quan hệ gắn bó
với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ, thị trường và liên kết với nhau bằng
quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng địi hỏi của thị trường bán lẻ
hàng hóa.
-7-
1.1.4. Vị trí và vai trị của dịch vụ bán lẻ
1.1.4.1. Vị trí của bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối
1.1.4.1.1. Vị trí của phân phối bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối
Theo phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ phân phối được chia
thành 5 tiểu ngành và phân phối bán lẻ là một trong 5 tiểu ngành đó (5 tiểu
ngành này gồm: Dịch vụ đại lý hoa hồng, Dịch vụ bán buôn, Dịch vụ bán
lẻ, Cấp phép, Các dịch vụ khác).
Tuy nhiên, cũng theo tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 được hầu
hết các thành viên WTO sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình cam
kết, thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối
(xem Bảng 1). [33]
Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối
Dịch vụ phân
phối
Dịch vụ đại lý ủy
quyền
Dịch vụ bán
buôn
Dịch vụ bán lẻ
Nhƣợng quyền
Nguồn: Bảng phân ngành dịch vụ của WTO
1.1.4.1.2. Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối
Hàng hóa được sản xuất ra sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua
các kênh phân phối. Dù sử dụng kênh phân phối nào đi chăng nữa (cấp khơng, cấp
một, cấp hai hay cấp ba) thì bán lẻ cũng ln nằm ở vị trí cuối cùng của kênh phân
phối đó. Nói cách khác, người bán lẻ chính là cầu nối giữa nhà sản xuất với người
tiêu dùng cuối cùng. Điều này được thể hiện rõ hơn qua Bảng 2 dưới đây:
-8-
Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối
Kênh
cấp
không
Người
tiêu dùng
Nhà SX
(NK)
Kênh
cấp
một
Nhà SX
(NK)
Kênh
cấp
hai
Nhà SX
(NK)
Nhà bán
lẻ
Nhà bán
sỉ
Nhà bán
lẻ
Người
tiêu dùng
Người
tiêu dùng
Kênh
Nhà SX
Nhà bán
Người
Nhà bán
Người
cấp Nguồn: Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, HN, trang 596
(NK)
sỉ
bán sỉ
lẻ
tiêu dùng
ba
nhỏ
Nguồn: Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, HN, trang 596
Như vậy, người bán lẻ sẽ trực tiếp nhận hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà
nhập khẩu, hoặc nhà bán sỉ rồi chuyển tới người tiêu dùng. Nhà bán lẻ là mắt
xích cuối cùng trong chuỗi giá trị của hàng hóa. Vai trị của nhà bán lẻ là cực
kỳ quan trọng bởi vì chính ngay tại điểm bán lẻ, người tiêu dùng có cơ hội
chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. Người bán lẻ là
người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ
cũng chính là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu
hướng tiêu dùng của khách hàng.
1.1.4.2. Vai trò của ngành bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân
Nếu như sản xuất là gốc rễ, cung cấp hàng hóa vật phẩm cho nền kinh
tế thì hệ thống phân phối chính là huyết mạch của nền kinh tế ấy. Phân phối
bán lẻ đứng vị trí cuối cùng trong hệ thống nên nó đóng vai trị rất quan
-9-
trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong
bối cảnh tồn cầu hóa với cơ cấu kinh tế chuyển dần từ công nghiệp - nông
nghiệp - dịch vụ sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Thứ nhất, phân phối bán lẻ cung cấp hàng hóa đến tay ngƣời tiêu
dùng cuối cùng
Khi phát sinh nhu cầu thì người ta mới có mong muốn về hàng hóa
nhưng khơng phải lúc nào người tiêu dùng có thể đến mua hàng hóa trực tiếp
từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn được. Nhà bán lẻ mới thực sự có vai trị
thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó của người tiêu dùng, cung cấp hàng hóa
cho họ đúng thời gian, đúng địa điểm và ở mức giá họ có thể trả. Đây khơng
phải cơng việc dễ dàng, đặc biệt trong điều kiện hàng hóa và dịch vụ sản
xuất ngày càng đa dạng và nhu cầu của khách hàng luôn biến đổi. Nhà bán lẻ
phải luôn luôn thu thập những thông tin cần thiết về nhu cầu về thị hiếu của
khách hàng… để từ đó làm hài lịng họ bằng những sản phẩm và dịch vụ của
mình. Như thế bản thân hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa cũng tạo thêm
lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hóa
cung ứng, tạo thuận tiện về địa điểm mua, bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo
hành và cung cấp thơng tin. Khi có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh
vực phân phối hàng hóa thì chi phí trong khâu phân phối được chuyển vào
giá bán cho người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh trong dịch vụ phân phối hàng
hóa sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và việc giảm giá bán cuối cùng
cho người tiêu dùng.
Thứ hai, nhà phân phối bán lẻ có vai trị thu thập thông tin thị
trƣờng, phản ánh trở lại nhà sản xuất
Quá trình chuyển dịch hàng hóa tới tay người tiêu dùng thông qua
dịch vụ phân phối bán lẻ luôn gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trường cả
về sản phẩm, thời gian và khơng gian nên có thể chuyển tải những thông tin
cần thiết về nhu cầu thị trường cho những người sản xuất và người cung ứng
-10-
hàng hóa để điều chỉnh theo những điều kiện của thị trường, vì thế tạo lập
những cầu nối để dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường,
thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường,
trên cơ sở đó mà tăng cường thương mại hóa và phát triển thị trường cho
những sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế đất nước.
Thứ ba, phân phối bán lẻ thúc đẩy sản xuất phát triển
Khi hàng hóa được sản xuất ra thì việc tiếp theo là chúng cần được
tiêu thụ. Và ngược lại thì khi hàng hóa được tiêu thụ các doanh nghiệp mới
có thể tiếp tục sản xuất. Các nhà bán lẻ đóng vai trị quan trọng trong việc
kích thích tiêu thụ và truyền bá những thơng tin về hàng hóa cho nhà sản
xuất. Điều này có được là do họ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối
cùng và hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ sẽ có thể
tiếp tục những biện pháp kích thích tiêu thụ của nhà sản xuất, hoặc có thể có
phương pháp kích thích tiêu thụ của riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể nhận
hàng hóa đã hồn thiện từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn, nhưng với nhiều
mặt hàng nhà bán lẻ cũng đảm nhiệm vai trò phân loại, sắp xếp, sơ chế, đóng
gói… để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong điều kiện tốt nhất và
dưới hình thức phù hợp nhất từ đó sẽ thúc đẩy q trình tiêu thụ sản phẩm.
Hơn nữa, nhà bán lẻ cịn có chức năng thiết lập mối liên hệ, tạo dựng và duy
trì mối liên hệ với người mua tiềm ẩn. Các doanh nghiệp có thể lơi kéo thêm
được khách hàng cũng một phần không nhỏ là dựa vào nhà bán lẻ. Sản xuất là
cái gốc của phân phối bán lẻ và bán lẻ tự nó có thể kích thích sản xuất mở rộng
và phát triển. Một doanh nghiệp thành công không chỉ làm tốt nhiệm vụ sản
xuất mà còn phải nắm vững được khâu phân phối bán lẻ hàng hóa của mình và
ai nắm được khâu phân phối bán lẻ thì qua đó sẽ điều phối cả sản xuất.
Thứ tƣ, phân phối bán lẻ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời
lao động
Thống kê từ năm 2000 trở lại đây cho thấy, tỉ trọng lao động trong
ngành dịch vụ phân phối hàng hóa ngày càng gia tăng từ 10,4% (năm 2000)
-11-
lên 12% (năm 2006). Nếu so sánh với ngành nông nghiệp thì đóng góp của
dịch vụ phân phối trong GDP không thấp hơn đáng kể so với ngành nông
nghiệp, nhưng lao động của lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa chỉ bằng
1/6 so với ngành nơng nghiệp. Xu hướng chung là tỉ trọng lao động làm việc
trong lĩnh vực dịch vụ phân phối sẽ ngày càng gia tăng, còn trong ngành
nơng nghiệp sẽ ngày càng giảm. Tính đến năm 2006, số lao động đang làm
việc trong lĩnh vực phân phối khoảng hơn 5 triệu người. Lĩnh vực phân phối
bán lẻ lại là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất trong ngành dịch vụ phân
phối. Theo thống kê của Bộ cơng thương, Việt Nam hiện tại ước tính có
khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ cùng với 9.100 chợ truyền thống các loại
và khoảng 300 siêu thị phân bố trên 32 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lĩnh
vực này đã thu hút một số lượng lao động lớn hoạt động kinh doanh một
cách nhỏ lẻ chưa có kiến thức chuyên môn về phân phối bán lẻ. [6]
Thứ năm, dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa đóng vai trị trong
việc tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
Khi quyết định liên kết với các nhà bán bn, bán lẻ, các nhà sản xuất
đã có chiến lược kinh doanh của mình với các quyết định về sản phẩm như
về giá bán, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, họ đã chủ động xây dựng mối liên
kết với các nhà bán buôn, bán lẻ trong hệ thống phân phối tạo nên sự phân
cơng chun mơn hóa và hợp tác hóa trong dây chuyền tạo giá trị gia tăng,
điều đó đã giúp các nhà sản xuất và các nhà bán buôn, bán lẻ tập trung được
mọi nỗ lực vào những hoạt động mà mình có lợi thế, vì vậy đảm bảo được
năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn và nhờ vậy mà nâng cao hơn sức
cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nhờ tham gia vào các liên kết như vậy, mỗi doanh nghiệp đều được
hưởng những lợi ích kinh tế nhờ hoạt động phối hợp, khi mà mối liên kết
giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, bán lẻ ổn định nhà sản xuất sẽ tiếp cận
tốt hơn và rẻ hơn thông tin về thị trường, bảo đảm nguồn cung ứng hoặc nhu
cầu ổn định, nâng cao quyền thương lượng đáng kể, tạo hình ảnh, tăng
-12-
cường khả năng khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ so với các đối thủ cạnh
tranh.... nhờ vậy có được lợi thế cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp
khác.
Các nhà bán bn, bán lẻ khi liên kết có hiệu quả với nhà sản xuất đã
tạo lập được lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho lợi ích của mình trước các đối
thủ cạnh tranh nước ngoài khi nước ta thực hiện các cam kết hội nhập kinh
tế quốc tế, vì họ phải mất thời gian và tiền của để tạo lập được mối liên kết
này. Mặt khác cùng với các cam kết tự do hóa thương mại và đầu tư để hội
nhập kinh tế quốc tế, nhà nước sẽ dỡ bỏ dần các rào cản thuế và phi thuế bảo
hộ cho các ngành sản xuất trong nước, khi đó liên kết hiệu quả giữa các nhà
bán buôn, bán lẻ và nhà sản xuất sẽ là các rào cản hiệu lực nhất của doanh
nghiệp Việt Nam để bảo vệ mình trước đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài.
1.2. Tổng quan về ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam
1.2.1. Chủ thể tham gia vào dịch vụ phân phối bán lẻ
Nếu như trước đây nền thương mại chủ yếu là do nhà nước độc
quyền thì giờ đây đã chuyển sang một nền thương mại đa thành phần. Sự
phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân, sự xuất hiện các nhà đầu tư
có vốn nước ngồi và q trình cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước
đã làm cho ngành thương mại biến đổi sâu sắc. Đến năm 2004 cả nước có
khoảng 54.000 doanh nghiệp ngồi quốc doanh, trên 1.000 DN có cổ phần
của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình (trong
tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động trong lĩnh vực
thương mại trong nước. Ngồi ra, cịn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000
văn phịng đại diện của thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động
hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại… [6]
Thêm vào đó là việc hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện với
nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện những
cam kết của mình trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, đặc biệt là những cam
-13-
kết trong khn khổ của WTO. Theo đó, các nhà phân phối nước ngoài sẽ
từng bước được tham gia vào thị trường dịch vụ này ở Việt Nam một cách
ngày càng rộng rãi hơn. Đến năm 2009, Việt Nam sẽ cơ bản xoá những hạn chế
đối với sự tham gia thị trường phân phối đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Với những cam kết khá mạnh mẽ và cởi mở của Việt Nam, chắc hẳn trong thời
gian tới sẽ có thêm khơng ít các tập đồn phân phối nước ngồi vào kinh doanh
tại thị trường Việt Nam. Để phân tích chi tiết hơn nữa các chủ thể tham gia lĩnh
vực này ta xét tới ba chủ thể chính sau:
- Nhóm đối tượng thứ nhất - Các công ty phân phối trong nước, bao
gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước .
Đây là những nhà phân phối có trình độ khá chun nghiệp và mạng lưới
hệ thống phân phối rộng trải đều trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong cả nước. Họ có hệ thống phân phối theo chuỗi khá hiện
đại: Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh với
chuỗi hơn 28 siêu thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi mang tên Saigon
Co.op, Công ty XNK INTIMEX với chuỗi 8 siêu thị mang tên INTIMEX,
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ An Phong với chuỗi 5 siêu thị
MAXIMARK, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng với
chuỗi 10 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh mang tên CITIMART, Tổng
công ty Dệt may Việt Nam với chuỗi 17 siêu thị và 19 cửa hàng chuyên
doanh thời trang mang tên VINATEX…Quá trình thành lập, kéo dài các
chuỗi vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển trong những năm tới. Khơng
dừng lại ở đó, các doanh nghiệp cịn cùng nhau tạo ra những liên minh
mạnh hơn, có quy mơ kinh doanh lớn hơn trên cơ sở tích hợp thế mạnh
của nhau (vốn, đất đai, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu…). Công ty
Xây dựng VINACONEX và Công ty Thương mại Tràng Tiền hợp tác xây
dựng và vận hành TTTM Tràng Tiền PLAZA, Liên hiệp HTX Thương
mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh liên doanh, hợp tác với một số
-14-
doanh nghiệp thương mại ở địa phương để xây dựng các siêu thị…Các
doanh nghiệp phân phối hàng đầu Việt Nam gồm Satra, Hapro, Saigon
Co.op và Tập đoàn Phú Thái liên kết thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và
Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với số vốn lên đến 6.000
tỉ đồng. Với sự tự đổi mới, các doanh nghiệp cũng đã đạt được những
thành công đáng kể như chuỗi siêu thị Saigon Co.op đã được bầu chọn
nhà nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và nằm trong top 500 nhà bán lẻ trong
khu vực Châu Á Thái Bình Dương. [9] [40]
Như vậy, có thể nói đây là khu vực có những chuyển biến tích cực
nhất trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, các doanh nghiệp
nhà nước nhìn chung có tiềm lực về tài chính và lợi thế về các cơ sở sản
xuất hơn nên đóng vai trị vừa là nhà phân phối vừa là nhà sản xuất và thu
mua hàng hóa để kinh doanh trong hệ thống phân phối của mình. Trong
khi đó, các doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước chủ yếu tập trung vào
hoạt động phân phối để tạo nên những hệ thống chuyên doanh phân phối
mà thường không tham gia vào hoạt động sản xuất như nhiều doanh
nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những đặc điểm khá đặc thù của
Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống phân p hối nói
riêng và hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa nói chung. Tuy
nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối trong
nước còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, cơng nghệ, kỹ năng tổ chức
quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ... so với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi cùng hoạt động trong lĩnh vực này.
- Nhóm đối tượng thứ hai - Các tập đoàn phân phối nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam. Trong những năm qua, các tập đoàn phân phối
nước ngoài đã bắt đầu tiếp cận, xâm nhập vào thị trường Việt Nam và đã
nhanh chóng có những đóng góp khơng nhỏ tạo nên một thị trường kinh
doanh hàng hóa và dịch vụ nội địa của Việt Nam đa dạng, phong phú và
-15-
có tính cạnh tranh cao hơn. Tính đến nay, đã có 6 tập đồn bán lẻ, phân
phối quốc tế có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều tập đồn lớn như
Metro Cash & Carry, Parkson, Big C... đã kinh doanh khá thành cơng và
đang đẩy nhanh q trình củng cố, mở rộng hệ thống phân phối của mình
tại Việt Nam.
Nhìn chung, các doanh nghiệp nước ngồi hoạt động trong lĩnh vực
phân phối hàng hóa ở Việt Nam có những lợi thế nổi trội so với các doanh
nghiệp trong nước về năng lực tài chính, cơng nghệ, áp dụng các phương
thức kinh doanh mới và đặc biệt là kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản
trị kinh doanh. Hầu hết đây đều là những tập đoàn lớn của thế giới, có bề
dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này và đã thiết lập được một
mạng lưới kinh doanh có tính chất tồn cầu. Vì vậy, sự có mặt của các tập
đoàn này một mặt tạo nên áp lực lớn về cạnh tranh đối với các doanh
nghiệp trong nước nhưng cũng là cơ hội tốt để hình thành một thị trường
nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và tiếp cận được trình độ
hiện đại của thế giới.
Do có những lợi thế về năng lực tài chính, trình độ tổ chức kinh
doanh... như đã nêu trên nên các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu
tư nước ngồi có cách tổ chức hoạt động kinh doanh rất chuyên nghiệp và
thường tập trung vào khâu phân phối dựa trên việc ký hợp đồng thu mua
sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau (từ các nhà sản xuất trong nước và
nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngồi) mà khơng trực tiếp sản xuất ra
sản phẩm để phân phối như một số doanh nghiệp trong nước.
- Nhóm đối tượng thứ ba - Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ
trong nước.
Đây vẫn đang là một trong những thành phần quan trọng tham gia
vào thị trường bán lẻ của Việt Nam và tạo ra việc làm cho khoảng 5 triệu
lao động phổ thông trong cả nước. Tuy nhiên, đặc điểm chung của khu
-16-
vực đối tượng này là hoạt động kinh doanh mang nặng tính tự phát, thiếu
kiến thức và kỹ năng để chống đỡ những rủi ro, biến động có thể xảy ra
trên thị trường và hầu hết đây là những lao động phổ thông, gần như
không qua bất kỳ trường lớp, khóa đào tạo nào về kỹ năng kinh doanh.
Hơn nữa, thông thường ở Việt Nam những hộ kinh doanh cá thể kiểu này
lại thường là đối tượng tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Chính vì vậy,
những tác động dù nhỏ tới khu vực này cũng có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn
tới cuộc sống của nhiều người khác là thành viên trong gia đình họ.
1.2.2. Hàng hóa lưu thông trên thị trường phân phối bán lẻ
Các loại hàng hóa tham gia lưu thơng trên thị trường bán lẻ trong
nước cũng ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và cấp độ sản
phẩm. Bên cạnh những hàng hóa được sản xuất trong nước, cùng với q
trình mở cửa thị trường trong những năm gần đây, rất dễ để nhận ra rằng
ngày càng có nhiều loại hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài về phục
vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, đã và đang tạo nên một thị
trường nội địa hoạt động sôi động, đa dạng và nhiều màu sắc. Tro ng các
trung tâm thương mại lớn như Diamond plaza, Parkson, Zen Plaza, các
thương hiệu thời trang nổi tiếng trong và ngoài nước đã tập trung về đây.
Trong đó có những thương hiệu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam như CK
(Anh), Mo&Co (Pháp).... đã tạo nên các hiệu ứng không nhỏ đối với
người tiêu dùng.
1.2.3. Các hệ thống tổ chức bán lẻ tại Việt Nam
Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, thị trường hàng hóa trở
nên sơi động, các hệ thống bán lẻ cũng tự nó có những chuyển biến một
cách rất tích cực để đáp ứng nhu cầu đó. Từ hệ thống bán lẻ truyền thống
đến hệ thống hiện đại đều tăng đáng kể về cả số lượng và chất lượng.
1.2.3.1. Hệ thống chợ truyền thống
-17-
Tính đến năm 2006, trên địa bàn cả nước có 7.676 chợ các loại (khơng
tính các chợ hình thành tự phát). Trong đó, vùng Đồng bằng sơng Hồng
chiếm 19,1%, vùng Đông Nam Bộ chiếm 14,9%; Tây Bắc Bộ: 3,1%; Bắc
Trung Bộ: 15,4%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 10,8%; Tây Nguyên: 4,9%:
Đông Nam bộ: 11,3%; Đồng bằng sông Cửu Long: 20,5%. [5]
Chợ bán lẻ phục vụ dân sinh ở các xã, phường, thị trấn, thị tứ chiếm
tỉ trọng lớn tới 91,5%. Chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ hạng I: chiếm
2,3%. Chợ đầu mối bán buôn nông sản; chiếm 0,6% tập trung nhiều ở
Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và Đông bắc bộ. Chợ
biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: chiếm 1,9%, nhiều
nhất là vùng Đơng Bắc Bộ. [5]
Bình qn chung của cả nước là 0,71 chợ/xã, phường, thị trấn. Khu
vực phía Bắc (từ Bắc Trung Bộ trở ra) và vùng Tây Nguyên có mật độ
chợ thấp so với mức chung của cả nước và so với khu vực phía nam. [5]
Trên địa bàn cả nước, bình qn cứ 42,13km 2 có một chợ hay bán
kính phục vụ trung bình của một chợ là 3,66km. Có sự chênh lệch khá lớn
về chỉ tiêu này giữa các vùng, các tỉnh. Vùng Đồng bằng sông Hồng có
diện tích phục vụ trung bình một chợ nhỏ nhất, lớn nhất là vùng Đơng
Bắc. [5]
Khối lượng hàng hóa lưu thông qua chợ ở các thành phố lớn chiếm
tỉ trọng khoảng 40-50% tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn. Ở
khu vực nơng thơn hàng hóa giao dịch trên chợ chiếm khoảng 60 -70%.
Cơ cấu hàng hóa lưu thơng khá phong phú và khác nhau trên mỗi
chợ. Trung bình có khoảng 70-80% hộ kinh doanh các nhóm hàng chính;
nơng sản, thực phẩm, tạp hóa, may mặc, giầy dép. Trong đó hàng thực
phẩm tươi sống chiếm tỉ trọng 35-40%. [5]
-18-