Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Khóa luận tốt nghiệp văn học hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.11 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975

NGUYỄN THỊ BÉ

Hậu Giang, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975

Giảng viên hướng dẫn:
NGUYỄN LÂM ĐIỀN

Hậu Giang, 2013

Sinh vên thực hiện:


NGUYỄN THỊ BÉ


LỜI CẢM TẠ

Sau thời gian học tập, nghiên cứu tôi đã hồn thành luận văn tốt nghiệp. Tơi
xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ ở Trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài, và các thầy cơ
thỉnh giảng đã giảng dạy tơi trong suốt khóa học.
Đặc biệt, tơi xin kính gửi lời cảm ơn ñến thầy Nguyễn Lâm Điền, người ñã
hướng dẫn để tơi hồn thành khóa luận.
Đồng thời, tơi cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và
động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bé


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu và kết quả phân
tích trong đề tài là trung thực, đề tài khơng trùng với bất cứ đề tài nào.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bé


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Mục ñích nghiên cứu............................................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn ñề....................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6
CHƯƠNG 1: NGUYỄN KHẢI VỚI THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN
1.1. Những nét chính về tác gia Nguyễn Khải .........................................................7
1.1.1. Sơ lược về tiểu sử và con người......................................................................7
1.1.2. Quá trình sáng tác...........................................................................................8
1.2. Thể loại truyện ngắn trong sáng tác của Nguyễn Khải..................................... 14
1.2.1. Những cảm hứng nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Khải ............................ 14
1.2.2. Đặc ñiểm nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Khải ..................................... 16
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975
2.1. Người phụ nữ chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh.................................. 19
2.1.1. Người phụ nữ chịu thương chịu khó ............................................................. 19
2.1.2. Người phụ nữ giàu ñức hi sinh ..................................................................... 23
2.2. Sự thủy chung nghĩa tình và ñảm ñang tháo vát............................................... 28
2.2.1. Sự thủy chung nghĩa tình.............................................................................. 28
2.2.2. Sự đảm đang tháo vát ................................................................................... 33
2.3. Ý thức giữ gìn nét đẹp truyền thống của gia đình ............................................ 36
2.3.1. Nét đẹp trong tình cảm gia đình.................................................................... 36
2.3.2 .Nét đẹp trong sinh hoạt gia đình ................................................................... 39
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975
3.1. Nghệ thuật giới thiệu và khắc họa ngoại hình nhân vật nữ............................... 43
3.1.1. Nghệ thuật giới thiệu nhân vật nữ................................................................. 43
3.1.2. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật nữ ................................................ 47
3.2. Nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật nữ ...................................................... 52



3.2.1. Thể hiện tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ ñộc thoại và ñối thoại................. 52
3.2.2. Thể hiện tâm trạng nhân vật qua xung ñột, mâu thuẩn nội tâm ..................... 56
3.3. Nghệ thuật thể hiện hành ñộng của nhân vật nữ............................................... 58
3.3.1. Hành ñộng thể hiện sự chịu thương, chịu khó............................................... 58
3.3.2. Hành động thể hiện sự giữ gìn vẻ ñẹp truyền thống ...................................... 60
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 66


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà văn Nguyễn Khải là một trong số những cây bút tiêu biểu của nền văn
xi cách mạng sau 1945. Ơng thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình một
quan điểm độc ñáo về nghệ thuật, về vai trò văn học và trách nhiệm của một nhà
văn. Nguyễn Khải là một nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và ln có mặt ở
những nơi “mũi nhọn” của cuộc sống. Các sáng tác của ơng đa phần đều hướng đến
việc thể hiện những mảng hiện thực lớn có ý nghĩa tiêu biểu cho hiện thực đời sống,
nó gắn liền với những vấn đề thời sự - chính trị, bám sát vào nhiệm vụ cơ bản của
mỗi một giai ñoạn cách mạng ñồng thời lại ñi sâu vào nghiên cứu, khám phá những
bí ẩn của cuộc sống và những khía cạnh phức tạp của tâm lí con người.
Với ngịi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và óc phân tích sắc sảo,
Nguyễn Khải ñã ñem ñến cho người ñọc những trang văn mang hơi thở của cuộc
sống ñất nước và con người ñương thời.
Trước năm 1975 Nguyễn Khải ñược biết ñến qua nhiều tác phẩm như Xung
ñột, Mùa lạc, Người trở về, Chủ tịch huyện, Tầm nhìn xa…tất cả những vấn đề
được đặt ra trong các tác phẩm trên ln là những vấn đề nóng hổi của thời đại lúc
bấy giờ như cuộc ñấu tranh giai cấp gay gắt trong thời gian sau hịa bình, là cuộc
đấu tranh với những tàn tích cũ để xây dựng cuộc sống mới với biết bao vấn ñề

ñược ñặt ra ñối với những người cán bộ trên con ñường cải tạo và xây dựng xã hội
chủ nghĩa.
Đến những năm sau 1975, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả
nước, ñặc biệt là thời kì đổi mới, Nguyễn Khải đã thể hiện trong các tác phẩm nhiều
loại người với cách nghĩ, cách sống và nhìn chung là thái độ của họ trước những
vấn ñề mới ñặt ra trong thời cuộc vốn rất ña dạng và ñầy phức tạp. Ở giai ñoạn này
tác giả ñặt biệt quan tâm ñến ñạo ñức và lối sống của con người trước sự biến ñổi
của các giá trị trong thời buổi kinh tế thị trường. Cũng chính thời điểm này thì hình
ảnh người phụ nữ xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của ông, họ xuất hiện như
một phần không thể thiếu trong việc thể hiện những nét ñẹp cũng như những phẩm
chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, ñồng thời cũng thể hiện ước muốn cuar
Nguyễn Khải trong việc gìn giữ những nét ñẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
1


trong các mối quan hệ với gia đình và xã hội… Vì vậy có thể nói hình ảnh người
phụ nữ là một nét ñặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975.
Từ những lí do trên nên tơi đã chọn ñề tài Hình ảnh người phụ nữ trong
truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 với mong muốn tìm hiểu sâu sắc và toàn diện
hơn của truyện ngắn Nguyễn Khải và những đóng góp của ơng cho truyện ngắn
Việt Nam hiện đại.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau
1975 ñể thấy rõ hơn những vẻ ñẹp của tâm hồn, và những phẩm chất cao quý ở
người phụ nữ.
Đi vào tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải ñể
từ ñó ta thấy ñược tài năng nghệ thuật của ông trong miêu tả và khắc họa hình
tượng nhân vật người phụ nữ với những vẻ ñẹp về tâm hồn. Đồng thời cũng thấy rõ
cách tiếp cận hiện thực ñộc ñáo, cái nhìn sắc sảo và ñầy tinh tế những khía cạnh của
cuộc sống của nhà văn.

Sau q trình nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta tích lũy ñược thêm vốn
kiến thức, và là tư liệu thiết thực, ñể trên cơ sở ñó hiểu hơn về văn chương của
Nguyễn Khải.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn ñề
Chặng ñường sáng tác của Nguyễn Khải luôn gắn liền với những bước ñi của
ñất nước, những sáng tác của ông bao giờ cũng nhắm thẳng vào ñời sống hiện tại ñể
thức tỉnh người đọc cùng nghĩ. Chính vì vậy những những sáng tác của ơng ln
được đơng đảo bạn đọc đón nhận, không chỉ thế các tác phẩm của ông cũng là đề tài
cuốn hút sự chú ý, tìm hiểu của khơng ít người trong giới nghiên cứu và phê bình
văn học. Vì vậy ta thấy cùng với sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật
của Nguyễn Khải, còn có một số lượng khá lớn, khá phong phú những bài nghiên
cứu phê bình về Nguyễn Khải được cơng bố dưới nhiều dạng khác nhau và ñề cập
ñến nhiều phương diện khác nhau trong sáng tác Nguyễn Khải.
Nhóm những ý kiến ñánh giá chung về thể loại truyện ngắn của Nguyễn
Khải
Sáng tác của Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời sự vừa có tầm khái qt về
nhiều vấn đề thiết cốt ñặt ra từ ñời sống xã hội và con người ñương thời. Tác phẩm
2


của ơng, vì thế, ln được giới nghiên cứu phê bình quan tâm luận bàn và đơng
đảo bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời
giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải: “Ông là một trong những nhà văn dẫn ñầu thời
ñại. Sáng tác của ơng ln ln đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc
cách mạng này, những năm tháng ñấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một
bằng chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời ñại với
tất cả những cái hay cái dở của họ, ñời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn
Khải” [15; tr.61]. Với ngịi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và óc phân tích
sắc sảo, Nguyễn Khải ñã ñem ñến cho người ñọc những trang văn mang hơi thở của
cuộc sống ñất nước và con người ñương thời. Hay trong bài viết Nguyễn Khải trong

sự vận ñộng của văn học cách mạng từ sau năm 1945, Vương Trí Nhàn đã giúp
người đọc nhận ra nét căn bản trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là:
“Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hơm nay. Đối
thoại với chính mình và tự phát hiện trở lại - một phong cách vừa dân dã vừa hiện
ñại”[14; tr.114].
Trong chuyên luận Giọng ñiệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
những năm tám mươi đến nay, Bích Thu đã tập trung sự chú ý vào một yếu tố quan
trọng tạo nên phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải, cũng là một yếu tố đặc
trưng của hình tượng tác giả. Theo Bích Thu: “Sức chinh phục của truyện ngắn
Nguyễn Khải những năm gần ñây một phần ñáng kể là do nghệ thuật kể chuyện,
trong đó giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức
hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn”[21; tr.122]. Tác giả ñã chỉ ra sự
phức hợp giọng ñiệu ñược thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Khải như: giọng triết
lý, tranh biện; giọng ñiệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân, tâm tình, chia sẻ; giọng
hài hước hóm hỉnh... Kết thúc bài viết, tác giả khẳng ñịnh: Sáng tác của Nguyễn
Khải từ những năm tám mươi cho ñến nay khơng “chệch ra khỏi quy luật tiếp nối
và đứt đoạn của q trình văn học. Một giọng điệu trần thuật chịu sức hút của chủ
nghĩa tâm lý, kết hợp kể, tả, phân tích một cách linh hoạt, thơng minh và sắc sảo.
Lời văn nghệ thuật Nguyễn Khải là lời nhiều giọng, được cá thể hố, mang tính đối
thoại của tự sự hiện ñại”[21; tr.132].
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945- 1975 (tập II) Phan Cự Đệ ñã chỉ ra
phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo trong sáng tác của Nguyễn Khải. Theo ông,
3


sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải là nhờ ở những chi tiết tâm lý sâu sắc và
chi tiết sự việc sống động: “Truyện ngắn và truyện vừa có màu sắc trí tuệ của
Nguyễn Khải vẫn tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt nhờ ở tính thời sự nhạy bén của
các sự kiện và ý nghĩa lâu dài của các vấn ñề ñặt ra, nhờ ở những chi tiết tâm lý
sâu sắc và chi tiết sự việc sống ñộng - những chi tiết ñó lấp lánh rải rác trong các

truyện của anh - nhờ ở lối kể chuyện linh hoạt trong đó có sự kết hợp khiếu quan
sát tinh tế của nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng”[4; tr.51]. Như vậy, cái nhìn nghệ
thuật thể hiện trong hệ thống chi tiết - một trong những yếu tố ñặc trưng của hình
tượng tác giả đã được Phan Cự Đệ khẳng ñịnh và coi như một dấu hiệu tạo nên sự
hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải.
Đoàn Trọng Huy trong bài viết Vài ñặc ñiểm phong cách nghệ thuật Nguyễn
Khải ñã nhận ra tính chất ña giọng ñiệu trong sáng tác Nguyễn Khải: “Ngôn ngữ
của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực. Đặc biệt là
tính chất nhiều giọng điệu. Nhà văn thường đứng ở nhiều góc độ, nhiều bình diện
để tả và kể. Khơng chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của người dẫn truyện, tác
giả cịn biết biến hố thành nhiều giọng ñiệu phong phú khác nhau”[6; tr.98].
Trong Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích
Đào Thủy Nguyên ñã khẳng ñịnh rằng “Sau người chồng, người cha, Nguyễn Khải
chú ý đến vai trị và vị trí của người vợ, người mẹ. Theo nhà văn, người nhen nhóm
và gìn giữ ngọc lửa u thương trong các ngơi nhà bao giờ cũng là những người
phụ nữ lặng lẽ mà can trường chống chọi với bão giơng cuộc đời để tạo dựng một
cuộc sống gia đình n ấm trong những hoàn cảnh nhiều éo le, trắc trở”[12;
tr.166]. Hay “Những người phụ nữ trong Người vợ, Chút phấn của ñời, Nếp nhà,
Một người Hà Nội ; những nhà văn, nhà báo trong Người kể chuyện thuê, Lạc thời,
Một thời gió bụi… ñều là những con người biết giữu gìn phẩm giá và nhân cách
bằng chính nghị lực và lịng tự trọng của mình. Lý trí ln là người bạn dẫn dắt và
mách bảo để họ có thể sống tốt hơn, trong bất kì cảnh ngộ nào”[12; tr.158].
Trần Thanh Phương trong Nguyễn Khải với “Hà Nội trong mắt tơi” cũng đã
đề cặp đến hình ảnh người phụ nữ “Đó là một bà cơ suốt đời chăm lo giữ gìn gia
phong của thế hệ dòng họ (Nếp nhà); một bà cụn Măm “chỉ là người đàn bà tầm
thường thơi nhưng cách ứng xử một đời khơng thay đổi của bà lại chẳng tầm
thường một chút nào” (Người của ngày xưa);.v.v. Những nhân vật như thế với cách
4



sống rất riêng của mình, họ đã góp phần giữ gìn cho Hà Nội cái vẻ vốn có của nó.
Viết về họ, hình như Nguyễn Khải muốn khẳng định rằng những gia đình dịng dõi
lại ln có cốt cách sống vững vàng sao cho xứng đáng với dịng dõi của họ, bất
chấp thời thế thay ñổi thế nào”[18; tr.395].
Vũ Kỳ Hương cùng từng nhắc ñến người phụ nữ trong Thi pháp trong truyện
ngắn Nguyễn Khải sau 1975 “Mẹ nuôi con gian lao cực khổ khơng ngại bẩn thỉu,
có khổ cực đến đâu thì những người mẹ cũng nghĩ rằng đó là nỗi khổ cực của hạnh
phúc. Nhưng khi con cái trưởng thành lại thờ ơ, xa lánh, thậm chí khinh rẻ, xấu hổ
về mẹ (Mẹ và các con, Một mẹ chồng tuyệt vời, Chúng tôi và bọn hắn). Vọ chê
chồng khơng có khả năng làm ra nhiều tiền nên bỏ theo người khác (Đàn bà)…”[5]
Trong Những chặng ñường văn Nguyễn Khải, Hà Cơng Tài cũng từng đề cặp
đến hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975, đó là “cơ
Hiền, một người bình thường như bao người bình thường khác nhưng trong suy
nghĩ và tình cảm của bà lại ẩn giấu nhiều giá trị nhân văn và làm nên một phong
thái Hà Nội”. Hay “Một bà cơ suốt đời chăm lo giữu gìn gia phong của một dịng
họ (Nếp nhà)”[20; tr.30].
Ở Hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới thì
Hồng Thị Anh cũng đã từng nói về người phụ nữ “trong truyện ngắn Nắng chiều
nhà văn lại phát hiện ra những thay ñổi tinh tế trong tâm hồn những người già
ñang được hồi sinh vì tình u. Đó là câu chuyện của chị Bơ, một bà chị họ, "năm
nhận lời xuất giá vừa trịn bảy chục tuổi"”[1; tr.47].
Những cơng trình nghiên cứu trên đã giúp cho người đọc một hình dung khá
cụ thể về Nguyễn Khải cả ở sự nghiệp sáng tác, giá trị tác phẩm cùng phong cách
riêng của ông. Hầu hết các tác giả ñều khẳng ñịnh rằng: Nguyễn Khải là một trong
những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam từ sau 1945.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hình ảnh người phụ nữ trong truyện
ngắn Nguyễn Khải sau 1975. Đề tài chủ yếu ñi sâu vào khai thác hình ảnh người
phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975 ở một số tác phẩm sau: Cặp vợ
chồng ở chân ñộng Từ Thức, Người vợ, Đời khổ, Mẹ và các con, Người của nghề,

Chúng tôi và bọn hắn, Một người Hà Nội, Nếp nhà, Chị Mai, Má hồng, Tiền.

5


5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích tốt nhất trong q trình nghiên cứu, người viết
đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Với phương pháp hệ thống – cấu trúc, người viết tiếp cận vấn ñề theo một hệ
thống cấu trúc chặt chẽ ñể trên cơ sở đó có thể nhìn nhận và lí giải vấn ñề một cách
thấu ñáo.
Với phương pháp so sánh, người viết sẽ so sánh hình ảnh người phụ nữ trong
truyên ngắn của Nguyễn Khải trước và sau 1975. Đồng thời so sánh với hình ảnh
người phụ nữ trong truyện ngắn của một số tác giả cùng thời ñể chỉ ra những nét
tương đồng và dị biệt của hình ảnh người phụ nữ.

6


Chương 1
NGUYỄN KHẢI VỚI THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN
1.1 Những nét chính về tác giả Nguyễn Khải
1.1.1 Sơ lược về tiểu sử và con người
Nguyễn Khải (03/12/1930 – 15/01/2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh
Khải. Ông sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930, tại xã Hiến Nam, Hà Nội, trong một gia
đình viên chức. Q nội ơng ở phố Hàng Than, thành phố Nam Định; quê ngoại ở
xã Hiếu Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ ông sống ở q ngoại, có
thời gian học ở Hải Phịng và Hà Nội.
Vừa học xong năm thứ 3 ở một trường trung học tại Hà Nội thì kháng chiến
chống Pháp bùng nổ, ông rời thành phố, cùng mẹ và em tản cư về quê ngoại. Năm

1946 ông tham gia kháng chiến ở thị xã Hưng Yên. Đến 1948, ông làm y tá ñồng
thời có viết bài cho tờ Dân quân Hưng Yên. Nhờ vậy, 1949, ơng được điều lên làm
phóng viên cho tờ báo này. Cuối 1950, Nguyễn Khải ñi dự lớp nghiên cứu văn nghệ
tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, do hội văn nghệ Trung ương và Chi hội Văn
nghệ Khu IV phối hợp tổ chức. Tháng 5 năm 1955, Nguyễn Khải lại ñược cử ñi dự
trại viết của hai Chi hội Văn nghệ Liên Khu III và Liên Khu IV, tổ chức ở Kim Tân,
Thanh Hóa. Năm 1955, Tổng cục Chính trị cử ơng tham gia trại viết truyện anh
hùng. Năm 1956, Nguyễn Khải chuyển hẳn công tác về tờ Sinh hoạt văn nghệ của
Tổng cục Chính trị. Liên tục trong 2 năm 1957, 1958 ông lần lượt cho in các tập
trong phần ñầu của tiểu thuyết Xung ñột. Với tác phẩm này Nguyễn Khải “bắt ñầu ý
thức về chức năng người cầm bút và thật sự bước vào con ñường viết truyện”.
Nguyễn Khải là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Từ Đại hội lần thứ
II (1963) cho ñến hai kỳ Đại hội III (1983) và Đại hội IV (1989) tiếp theo, ông là
Ủy viên Ban chấp hành rồi Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 1985 và năm 1988, ông nhận Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 2000, nhận Giải thưởng văn học ASEAN. Ngày 1 tháng 9 năm 2000, Nguyễn
Khải ñã ñược Chủ tịch nước ký quyết ñịnh phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
(đợt II) cho chum tác phẩm Gặp gỡ cuối năm, Xung ñột, Cha và Con và…
Sinh thời Nguyễn Khải ñã tâm sự cùng bạn ñọc: “Nếu như trái tim chưa
nguội lạnh” thì nhà văn vẫn ñi và vẫn viết. Và khi nhà văn ñã ñi vào cõi vĩnh hằng
7


thì những tác phẩm nghệ thuật của ơng vẫn mãi ñược bạn ñọc ñón nhận. Cả cuộc
ñời say mê lao ñộng nghệ thuật của Nguyễn Khải mãi là tấm gương sáng cho những
người cầm bút thế hệ sau.
1.1.2 Quá trình sáng tác
Trong suốt hơn một nữa thế kỉ lao ñộng sáng tạo, Nguyễn Khải ñã ñể lại cho
ñời một khối lượng khá lớn tác phẩm, đem lại một cái nhìn nghệ thuật độc đáo, mới
mẻ chỉ có ở riêng ơng và là một thành tựu quan trọng của nền văn học nước nhà.

Nguyễn Khải đã từng tự chia q trình sáng tác của mình như sau làm hai
giai đoạn như sau: “Từ 1955 đến năm 1977 tơi sáng tác theo một cách khác(…) từ
năm 1978 ñến nay sáng tác theo một cách khác”[20].
1.1.2.1 Giai ñoạn sáng tác trước 1978
Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Khải bắt ñầu tham gia cách mạng và làm
quen với nghề viết, lúc ñầu là viết báo, làm một cán bộ tuyên huấn. Đó cũng là
những năm tháng kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi và hào hùng. Là một
chiến sĩ cách mạng, Nguyễn Khải nhận thức được nhiệm vụ của người cầm bút,
chính vì thế trong giai đoạn này, ơng đã viết nhiều tác phẩm phục vụ cho cơng cuộc
đấu tranh chung của cả dân tộc.
Nguyễn Khải mở ñầu sự nghiệp văn chương bằng truyện ngắn Ra ngồi trên
tạp chí Lúa Mới của chi hội văn nghệ lien khu III năm 1950. Và tiếp sau đó là
truyện vừa Xây dựng được viết vào năm 1955. Nhưng như tự nhà văn ñã ñánh giá,
những tác phẩm ấy đều thất bại và khơng le lói chút tài năng nào của người cầm
bút. Đến năm 1956 truyện ngắn Nằm vạ ra đời thì ơng mới xem Nằm vạ là truyện
chính thức. Sau đó trong hai năm 1957 – 1958, Nguyễn Khải bắt ñầu cho xuất bản
những phần ñầu tiên của tiểu thuyết Xung ñột. Tác phẩm này là kết quả của chuyến
ñi thâm nhập thực tế của ơng ở vùng cơng giáo tồn tong thuộc huyện Hịa Hậu tỉnh
Nam Định khi Đảng ta tiến hành sửa sai trong cải cách ruộng ñất và bắt ñầu cho
cuộc vận động phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp, tác phẩm phản ánh rõ những
mâu thuẩn giữa ta và ñịch với mọi hình thức, bọn phản động đội lớp tơn giáo ñể phá
hoại thành quả cách mạng. Xung ñột xuất hiện là một sự kiện ñáng chú ý trên văn
ñàn lúc bấy giờ, được dư luận sơi nổi đón nhận và ñánh giá.
Trong phong trào xây dựng vùng kinh tế mới, hàn gắn vết thương chiến
tranh, Nguyễn Khải đã có mặt ở vùng nơng trường Điện Biên, nơi ngày đêm đang
8


diễn ra cơng cuộc lao động, xây dựng chủ nghĩa xã hội – gieo mầm xanh trên những
bãi chiến trường ñẫm máu năm xưa, ông ñã viết tập truyện Mùa lạc (1960) trong

niềm tin lạc quan trước cuộc sống mới. Từ những thay ñổi của cuộc ñời mỗi nhân
vật, người ñọc sẽ nhận thấy rằng chúng ta ñang sống trong một xã hội tốt đẹp, ở đó
con người chung sống với nhau bằng một tấm lòng chân thành và nhân đạo.
Tiếp sau đó là các tác phẩm như Tầm nhìn xa, Người trở về lần lượt ñã ra
mắt ñộc giả. Có thể nói, cho đến nay Tầm nhìn xa vẫn là một trong những tác phẩm
hàng ñầu thể hiện sự nhạy cảm của nhà văn về vấn đề nơng thơn nói riêng và mối
quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập trong cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta nói chung. Tầm nhìn xa và Người trở về có thể nói đây là hai tác phẩm ñánh
dấu một bước phát triển mới trong tài năng của Ngun Khải. Đó là sự thành cơng
trong việc xây dựng nhân vật phản diện với những cá tính rõ rệt. Khắc hoạ thành
công những cá nhân tiên tiến là những điển hình cho những con người mới trong xã
hội xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là những bước ñi quan trọng của Nguyễn Khải
giai ñoạn này.
Khi miền Bắc bị Mĩ đánh phá, Nguyễn Khải đã kịp thời có mặt ở những nơi
nóng bỏng nhất của cuộc chiến đấu, ñể có thể tiếp tục cho ra ñời những sáng tác
mang hơi thở hào hùng của cuộc chiến ñấu chống Mĩ cứu nước. Ở giai đoạn này
ơng có các tác phẩm như Họ sống và chiến đấu (kí sự 1966); ñến với những chiến sĩ
công binh ñang trấn giữu một đại điểm cực kì ác liệt ở Trường Sơn. Ơng viết
Đường trong mây (tiểu thuyết 1970); vào vùng ñất lửa Vĩnh Linh, để cùng với
những con người nơi đây xơng pha vượt mọi nguy hiểm ñể ñưa hàng tiếp tế ra Cồn
Cỏ, ơng có tác phẩm Ra đảo (1973).
Qua chặng ñường sáng tác trên, ta thấy Nguyễn Khải ñã có cách nhìn nhận
và lối viết riêng để làm bật lên ñược những vấn ñề bức thiết trong xã hội lúc bấy
giờ. Tất cả đã làm nên một Nguyễn Khải khơng thể lẫn lộn với bất kì một tác giả
nào khác.
Nguyễn Khải đã từng nhìn nhận về q trình sáng tác này của mình như sau:
“Tơi khơng thích nhân vật chỉ đơn thuần một chiều. Tơi muốn nhân vật của mình
lớn lên trong dằn vặt, mâu thuẩn ñể ñến với chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhưng
trong thời chiến, cả nước ñang lao vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mình


9


khơng thể viết như thế được. Vì vậy, để khai thác những nhân vật nội tâm, nay tôi
phải chuyển sang hướng ñề tài khác”[20, tr.22]
1.1.2.2 Giai ñoạn sáng tác sau 1978
Sau 1975, ñất nước thống nhất, ñây cũng là thời ñiểm Nguyễn Khải tiếp cận
với một ñời sống hiện thực hồn tồn mới mẻ đó là cuộc sống miền Nam sau giải
phóng. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi, nó làm thay đổi tất cả
mọi phương diện trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và cả những thói
quen sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Vốn là một người nhạy bén trước cuộc
sống nên Nguyễn Khải nhanh chống nhận ra ñược sự tác ñộng mạnh mẽ của sự
chuyển biến trên tới các tầng lớp, giai cấp nhân dân miền Nam. Cùng với những trải
nghiệm của bản thân và sự trưởng thành trong nhận thức, Nguyễn Khải ñã cho ra
ñời những tác phẩm mang ý nghĩa thâm trầm và giàu tính triết lí như: Cách mạng
(kịch 1978), Hành trình đến tự do ( kịch 1980), Khoảng khắc ñang sống (kịch
1982); tiểu thuyết: Cha và con và…(1979, Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của
người (1985)… Tính triết lí thể hiện rõ trong sáng tác của Nguyễn Khải qua thể loại
kịch, triết lí với tác giả, với bạn ñọc ñể tranh luận ñi ñến làm sáng tỏ một vấn đề nào
đó. Tiểu thuyết Cha và con và… tiếp tục đề tài tơn giáo. Tác phẩm Gặp gỡ cuối
năm thể hiện khả năng lựa chọn tình huống, sở trường trong trong việc miêu tả phản
ánh những cái ngổn ngang, bề bộn, xô bồ của cuộc sống. Chỉ vỏn vẹn trong vịng
năm giờ đón phút giao thừa nhà văn đã nói lên được biết bao điều vẫn dang tồn tại.
Thời gian của người, thông qua từng số phận của nhân vật, tác giả ñã bàn luận, ñối
thoại với bạn đọc về những khía cạnh để làm nên mỗi cuộc ñời của con người. Mỗi
người chúng ta sống trong cuộc đời chỉ có một khoảng thời gian khơng dài lắm
trong cái vô hạn của thời gian vũ trụ, vậy kéo dài thời gian đó bằng cách nào? Đó là
câu hỏi mà tác phẩm muốn ñặt ra và mời gọi mọi người cùng trả lời và giải quyết.
Thời kì ñổi mới từ 1986, ñặc biệt là sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường
kéo theo nhiều sự thay ñổi về các quan hệ xã hội và ngay cả trong quan niệm về

cuộc sống của con người, ñiều này ñã làm thay ñổi quan niệm về con người của nhà
văn. Mà khi nhắc ñến những nhà văn hàng ñầu trong cơng cuộc đổi mới văn học thì
tên tuổi của Nguyễn Khải vẫn ln được xếp hàng đầu. Nếu những sáng tác của ông
trước năm 1975 chủ yếu xoay quanh vấn đề cách mạng, đó cũng chính là vấn đề
chung của của cả dân tộc, đất nước thì những sáng tác của Nguyễn Khải ở những
10


năm sau 1975 lại tìm về với sự hiu quạnh, lặng lẽ hơn của những cuộc ñời, những
số phận con người. Ơng thiết tha đi tìm cái đẹp đang ẩn giấu trong những bề bộn
của cuộc sống để từ đó nhà văn tự chiêm nghiệm để tìm ra những giá tri, những vẻ
đẹp đích thực trong cuộc sống. Vì vậy ta thấy ở giai ñoạn này những sáng tác của
Nguyễn Khải có phần nhẹ nhàng, sâu lắng với cái nhìn gần gũi hơn với cuộc sống
của con người.
Ngoài ba cuốn tiểu thuyết: Điều tra về một cái chết (1986), Vòng sóng đến
vơ cùng (1987), Một cõi nhân gian bé tí (1989). Ở giai ñoạn này, Nguyễn Khải chủ
yếu viết với thể loại truyện ngắn. Những truyện ngắn của ông ra ñời từ trước ñến
nay luôn là sự cuốn hút ñối với độc giả và cả giới phê bình nghiên cứu. Một giọt
nắng nhạt (1988), tập truyện Một người Hà Nội (1990) và một số truyện ngắn nổi
tiếng như: Nếp nhà, Chúng tơi và bọn hắn, Đất kinh kì, Một người Hà Nội, Nắng
chiều… chủ yếu là viết về những con người mà nhân cách, nếp sống của họ là
những tinh hoa của một Tràng An xưa, cịn xót lại giữa bao bề bộn của cuộc sống,
những tinh hoa ấy vẫn luôn lấp lánh tron mỗi con người nhỏ bé, sống lặng lẽ ở mỗi
ngõ phố, hay giữa chốn phồn hoa náo nhiệt của ñất Hà thành.
Trong giai ñoạn này, dù có biết bao nhà văn đã chạy theo thị hiếu với những
mức ñộ khác nhau, nhưng Nguyễn Khải vẫn giữ được phong cách của mình, vẫn
ln tìm về và trân trọng những gì tốt đẹp của cuộc sống xưa kia. Đây cũng chính là
thời kì đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải. Càng về sau những tập
truyện của ơng càng có chất lượng và được đánh giá cao, thể hiện rõ được phong
cách riêng của mình như: Sư già chùa Thắm và ơng đại tá về hưu (1993), Một thời

gió bụi (1993). Tập truyện ngắn: Hà Nội trong mắt tơi (1995), Danh dự, Sống ở đời
(2002). Thời kì này, Nguyễn Khải rất ưu ái và đặt biệt có duyên với thể loại truyện
ngắn, và ở thể loại này ơng đã phát huy được sở trường ngịi bút của mình. Truyện
ngắn của Nguyễn Khải giàu tính chất chiêm nghiệm, sự lịch lãm, trải ñời, khiến
người ñọc bị cuốn hút trước bao nhiêu những suy tư, trăn trở về số phận nhân vật.
Khơng dừng lại ở đó, năm 2003, Nguyễn Khải cho ra đời một quyển tiểu
thuyết mang tính chất tự truyện với nhan đề Thượng đế thì cười. Với tác phẩm này,
người ñọc vẫn nhận thấy rõ ñược chất giọng triết lí, thích đùa cợt, tự trào của ông
như ngày trước.

11


Đánh giá về quá trình sáng tác của Nguyễn Khải và những gì mà nhà văn đã
đóng góp cho nền văn chương nước nhà, Vương Trí Nhàn viết: “Ơng đã là một
trong những nhà văn dẫn ñầu của thời ñại. Với cuộc cách mạng này, những năm
tháng ñấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng, một tài liệu
tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời ñại với tất cả những cái hay, cái
dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, ñời sống tinh thần của họ, phải ñọc
Nguyễn Khải”[14].
Men theo thời gian chúng ta ñã phác họa chặng ñường nghệ thuật hơn nửa
thế kỷ cầm bút của ñời văn Nguyễn Khải. Ông là nhà văn của lý tưởng, của những
triết lý nhân sinh, của những khát khao vơ tận được sống để sáng tạo nên nhiều tác
phẩm văn chương đích thực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc cũng
như nhiệm vụ xây dựng con người mới cho xã hội.
1.1.3 Quan ñiểm nghệ thuật
Ngay từ những năm rất trẻ của nghề cầm bút, Nguyễn Khải đã có một quan
niệm rõ ràng về thiên chức của văn học. Ông cho rằng: “Tác phẩm văn học là một
mảnh của ñời sống chung, phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cho sự nghiệp
chung”[20; tr.31]. Cũng từ đó, Nguyễn Khải có một niềm tin mãnh liệt lấy văn học

làm vũ khí chiến đấu và đem hết sức mình góp phần tích cực vào việc xây dựng
cuộc sống.
Với Nguyễn Khải ơng xem “Nghệ thuật là cuộc tìm kiếm mãi mãi” [6;
tr.35]. Vì thế, trong suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật, nhà văn khơng ngừng tìm
tịi và khám phá cái mới, cái bí ẩn của đời sống con người. Ơng cho rằng văn học
phải bắt nguồn từ đời sống, khơng thể chỉ ngồi ở nhà mà viết nên tác phẩm hay
ñược. Do vậy, Nguyễn Khải ln đi tìm hiểu thực tế. Ông tâm sự: “Đi, ñể hiểu ñời
hơn, ñể viết ñúng hơn... Mỗi chuyến đi đều gợi cho tơi rất nhiều tị mị, rất nhiều
thích thú, háo hức như kẻ mới vào nghề. Vì tơi đã có những quan niệm đúng hơn về
con người Việt Nam hiện ñại, về những nhân vật văn học có khả năng làm bạn với
bạn đọc lâu dài” [8; tr.42]. Đi thực tế ñối với Nguyễn Khải là để kiếm tìm “tư liệu”
đưa vào tác phẩm. Vì vậy nên những đề tài của ơng ln nhắm thẳng vào cuộc sống
hiện tại khiến cho tác phẩm của mình trở thành nơi giao tiếp, đối thoại với bạn ñọc
cùng thế hệ và cả những bạn ñọc thế hệ sau của tác giả, với ơng văn chương khơng
đơn thuần là một thứ cơng cụ để giúp người ta giải trí, mà nó cịn là nơi giúp cho
12


con người ta nhìn thấu đáo hơn về cuộc sống hiện tại, bởi vì có thể nói rằng mỗi
một tác phẩm của Nguyễn Khải là một thế giới thu nhỏ của cuộc sống hiện tại, một
thế giới ngổn ngang, bề bộn, ơng muốn mọi người có thể nhìn vào đó mà có thể suy
ngẫm, nhìn nhận ra được nhiều vấn ñề ñang diễn ra ở thế giới xung quanh mà có thể
chúng ta vẫn chưa nhìn ra được, nó có sự ñan xen giữa cái cao cả - thấp hèn, tốt –
xấu, tích cực – tiêu cực,... nó hịa quyện vào đó biết bao cung bậc của cảm xúc.
Vương Trí Nhàn cũng từng nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Khải rằng “Đến
với truyện của ơng, người ta được ñến với một thế giới ña dạng hơn, nhiều sắc thái
hơn, cái anh hùng xen với cái bình thường, cái đáng căm giận đáng phỉ nhổ khơng
thiếu, nhưng cịn bao nhiêu cái đáng cảm động, đáng để tin u, nó góp phần làm
nên một cuộc sống thú vị có cả tiếng cười lẫn nước mắt”[14; tr.124].
Có thể nói suốt cuộc đời cầm bút của của mình, Nguyễn Khải ln ln ý

thức sống có trách nhiệm với xã hội, với con người. Ơng ln coi “văn học là khoa
học của lịng người”. Vì vậy ơng ln quan tâm miêu tả đời sống nội tâm của nhân
vật hơn là miêu tả ngoại hình. Nhưng dù là miêu tả vẻ đẹp tâm hồn hay vẻ đẹp hình
thể thì mục đích sáng tác của ông cũng là phục vụ con người và ñời sống của con
người. Quan ñiểm này của Nguyễn Khải gắn liền với quan điểm của nhà văn vơ sản
Nga M.Gorki (1868 – 1936): “Văn học là nhân học”[1; tr.45].
Với ông “Tác phẩm là sự kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả,
biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực
văn hoá , xã hội khách quan cho mọi người soi ngắm, suy nghĩ” [14; tr.241]. Chính
vì vậy những trang viết của ơng ln mang đậm hơi thở của cuộc sống, của thời đại.
Những sáng tác của ơng ln là nơi để người đọc có thể tìm hiểu, khám phá ra
những vấn đề của xã hội, Vương Trí Nhàn cũng đã từng nhận xét rằng “Muốn hiểu
con người thời ñại với tất cả cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ
của họ, ñời sống tinh thần của họ phải đọc Nguyễn Khải”[15].
Chính từ những quan điểm trên nên ta có thể thấy rằng Nguyễn Khải nhà văn
thuộc loại càng viết càng hay và càng có sức hấp dẫn đối với người đọc. Có được
điều đó bởi ơng luôn tâm niệm: “Phải say mê, phải cuồng nhiệt, phải triệt để trong
mọi niềm tin và mọi u ghét. Có như vậy anh ta mới tạo nên những tác phẩm nghệ
thuật có sức truyền cảm mãnh liệt”[5; tr. 45]. Chính cách nghĩ đó, ngịi bút của

13


Nguyễn Khải ln hướng đến mục đích “gieo mầm thiện trong tương lai” và “ngăn
cản mầm ác sinh sôi trong tương lai”.
1.2 Thể loại truyện ngắn trong sáng tác của Nguyễn Khải
1.2.1 Những cảm hứng nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
V.Biêlinxki từng nói: “Cảm hứng là một sức mạnh hùng hậu. Trong cảm
hứng nhà thơ là người yêu say tư tưởng, như yêu cái ñẹp, yêu một sinh thể, đắm
đuối vào trong đó và anh ta ngắm nó khơng phải bằng lý trí, lý tính, khơng phải

bằng tình cảm hay một năng lực nào đó của tâm hồn, mà là bằng tất cả sự tràn đầy
và tồn vẹn của tâm hồn mình, và do đó tư tưởng xuất hiện trong tác phẩm không
phải là những suy nghĩ trừu tượng, khơng phải là hình thức chết cứng, mà là một
sáng tạo sống ñộng” [19; tr.108]. Là một nhà văn vốn có năng lực quan sát, óc
phân tích phê phán sắc sảo, ñồng thời cộng với khả năng nhạy bén trong việc nhìn
nhận các vấn đề đang xảy ra xung quanh mình, vì thế có thể nói những sự vật, hiện
tượng hay tất cả các vấn ñề trong cuộc sống dưới cái nhìn của ơng thì mọi thứ với
ơng đều trở thành nguồn cảm hứng dạt dào để ơng có thể tạo ra được những tác
phẩm mà cho đến hơm nay vẫn cịn thu hút được khơng ít các bạn đọc quan tâm.
Từ năm 1965 trở về trước: cảm hứng chính để ơng có thể xây dựng thành
cơng các tác phẩm của mình đó chính cơng cuộc xây dựng chế độ mới – Xã hội chủ
nghĩa. Trong những năm tham gia phong trào xây dựng quê hương mới và hàn gắn
vết thương chiến tranh, Nguyễn Khải đã có đến với nơng trường Điện Biên, một nơi
tiêu biểu thuộc miền rừng núi tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Nơi mà trước ñây từng là
một bãi chiến trường ñẫm máu, nơi ñã diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt giữa quân ta
với kẻ thù xâm lược, ñã trở thành nỗi ám ảnh của biết bao người. Nhưng bằng ngòi
bút nhạy cảm với cái mới cùng với cảm hứng nhân ñạo và cảm hứng lãng mạng của
mình Nguyễn Khải đã đi sâu vào miêu tả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc nước ta, một cuộc sống mới ñang ñược dựng xây, về tình u, sự đổi thay
và trách nhiệm của con người trong xã hội. Nhà văn ñã ñứng trên mảnh đất “màu
nhiệm” ấy để nhìn ngắm, để nhận xét, ñể ñánh giá những sự kiện và những nhân vật
của mình, để tâm tình cùng bạn đọc. Nơi đây cuộc sống và con người hết sức gần
gũi ñối với nhà văn, vì vậy ơng có điều kiện để phát biểu nhiều hơn những suy nghĩ,
ước mơ của mình. Đó cũng chính là ngun nhân tạo nên mạch trữ tình ñầm thắm
trong nhiều truyện viết về nông trường Điện Biên của Nguyễn Khải. Đa phần những
14


tác phẩm thời kỳ này của Nguyễn Khải ñều hướng tới một câu hỏi lớn: “Làm thế
nào ñể con người ñược giải phóng? Làm thế nào ñể con người có tự do hạnh

phúc?”[4; tr.39].
Khi ñế quốc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc, có thể nói đây là một trong
những nguồn cảm hứng to lớn ñối với tất cả các văn nghệ sĩ yêu nước, và Nguyễn
Khải cũng nằm trong số ấy, ông cũng như bao nhà văn khác, hăng hái có mặt ở
những nơi nóng bỏng nhất của cuộc chiến đấu để tìm kiếm và khai thác nhiều khía
cạnh mới mẻ về công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
Nguyễn Khải là nhà văn mặc áo lính nên khi viết về những người anh hùng, ngịi
bút của ơng đầy hào hứng và nhiệt huyết. Cuộc chiến tranh ác liệt của nhân dân và
quân ñội ta ñược ông phản ánh rõ nét vào trong những tác phẩm thời kỳ này. Âm
hưởng chủ ñạo của tác phẩm Nguyễn Khải cả giai ñoạn này là ngợi ca chủ nghĩa
anh hùng cách mạng và ca ngợi những con người sống có lý tưởng vì độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Ở giai đoạn này có một số tác phẩm tiêu biểu như Đường
trong mây, Ra ñảo, Họ sống và chiến đấu,…
Có thể nói âm hưởng chính trong những tác phẩm Nguyễn Khải viết về
người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, ngợi ca những con người sống có lí tưởng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. trong cuộc kháng chiến, họ ñã thể hiện tất cả những phẩm chất cao cả ñáng
quý.
Đất nước tiến hành sự nghiệp ñổi mới, sự xuất hiện của nền kinh tế thị
trường ñã ñem lại nhiều biến chuyển lớn lao cho xã hội. Nguyễn Khải vẫn tiếp tục
ñi và viết. Dù ñến với nhiều miền ñất lạ hay trở lại những mảnh đất mà ơng đã từng
qua, Nguyễn Khải đều khắc khoải với những con người, những số phận ñau khổ, éo
le trong cuộc sống xơ bồ hiện tại. Ơng ghi lại những đổi thay nhanh chóng của đời
sống, nói lên những trải nghiệm của cá nhân, những suy nghĩ về thời gian, về giới
hạn của cuộc ñời, về khả năng vượt qua những giới hạn đó ở mỗi con người, mỗi
thế hệ. Nguyễn Khải bắt nhịp nhanh với hơi thở của cuộc sống hiện tại, nhiều
truyện ngắn của ông thời kỳ này ñã phát hiện nhiều vấn ñề nhân sinh ẩn giấu sau
những cuộc ñời, những quan niệm về ñạo ñức truyền thống, lợi ích kinh tế, giá trị
ñồng tiền... Cái thời lãng mạn, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Anh hùng bĩ vận,
Người kể chuyện thuê, Tiền, Chúng tơi và bọn hắn. Ơng khắc khoải với những con

15


người, những số phận ñau khổ, éo le trong cuộc sống xô bồ hiện tại như chị Vách
(Đời khổ), hai ơng cháu (Ơng cháu).... Ơng ghi lại những đổi thay nhanh chóng của
đời sống, nói lên những trải nghiệm của cá nhân, những suy nghĩ về thời gian, về
giới hạn của cuộc ñời, về khả năng vượt qua những giới hạn đó ở mỗi con người,
mỗi thế hệ. Đặt biệt ở thời kì này Nguyễn Khải cịn có những sáng tác về Hà Nội.
Ngịi bút của ơng đi vào tìm hiểu, khám phá nhiều giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa
trong những nhân vật rất đỗi bình thường của Hà Nội như cô Hiền (Một người Hà
Nội), bà cô (Nếp nhà), bà Mặm (người của ngày xưa)… Từ đó ta có thể thấy rằng
các sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ này tập trung vào hai ñề tài chủ yếu: “Một là
cuộc sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè ñồng nghiệp quen biết,
cùng tuổi tác và tâm sự. Hai là số phận của những người thân trong họ hàng nội
ngoại của tác giả, những ông cậu bà mợ mà tâm tư tình cảm Nguyễn Khải cịn
quyến luyến” [20; tr.122].
1.2.2 Đặc ñiểm nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Khải
Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Khải, ta thấy những sáng tác cảu ông
không chỉ thành công về mặt nội dung mà ngay cả về mặt nghệ thuật.
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành cơng cho truyện ngắn
Nguyễn Khải đó chính là cách ơng sắp xếp các sự kiện. Các sự kiện trong tác phẩm
ñược nhà văn sắp xếp theo ý ñồ nghệ thuật, làm cho truyện ngắn của ơng có phần
hấp dẫn và sinh ñộng hơn.
Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975, ta thấy cách sắp xếp các sự
kiện Nguyễn Khải không sắp xếp các sự kiện theo tính liên tục hữu hạn trong một
trật tự thời gian mà được ơng sắp xếp theo một cách riêng nhằm bộc lộ một ý nghĩa
nào đó, có khi ơng đảo lộn trật tự sự kiện xảy ra theo ý đồ nghệ thuật của mình giúp
người ñọc nhận ra ý nghĩa về cuộc ñời và tình người sau khi đọc xong tác phẩm.
Tuy nhiên nhà văn cũng giúp người ñọc nắm bắt ñúng chuỗi các sự kiện ñể hiểu
nhân vật, hiểu bức tranh ñời sống, hiểu ý nghĩa của tác phẩm và tìm thấy hứng thú

khi ñọc tác phẩm. trong truyện ngắn Người của nghề, câu chuyện nói về sự lựa chọn
nghề nghiệp và đời sống của nhân vật Tú làm nhà báo hay làm kinh tế và câu
chuyện bà Tuất trở về quê hương làm tương hay tiếp tục sống với con cháu, các sự
kiện sảy ra ñược Nguyễn Khải sắp xếp xen kẽ trong suốt tác phẩm. Hay trong
truyện Đã từng có ngày vui, nhà văn lần lượt sắp xếp các sự kiện nói về những ngày
16


vui so với những ngày sống ñầy ñủ tủi cực trong gia đình bên nội. Tác giả lần lượt
dựng lại từng chân dung trong cái gia đình ở phố Đỗ Đức Vị: bà bác sang cả, ñầy uy
quyền một ñời khơng mó tay vào việc nhà mà vẫn được chồng con vị nể; ơng anh
bác sĩ có tư tưởng đối lập với hai cơ em gái thân Việt Minh, đang tích cực tham gia
hoạt động kín của cách mạng. Chuyện trong quá khứ với thay ñổi của mỗi người
giữa những ngày tháng cách mạng sơi động cũng được tác giả điểm lại. Bà bác thì
“trở nên dễ dãi, có gì ăn nấy, khơng mắng mỏ phiền trách ai”[9; tr.337]. Cịn hai cơ
Linh và Nga thì rất vui khi được phục vụ cách mạng.
Về phần kết cấu, thì sáng tác của Nguyễn Khải ln mang chứa trong nó
nhiều lối kết cấu khác nhau, các hình thức ấy khơng tách rời nhau mà quyện chặt,
lồng kết vào nhau, rất khó tách bạch. Có lẽ đó cũng là điểm đáng chú ý để có cách
đọc, cách hiểu Nguyễn Khải, biết thấm cùng cái thấm của nhà văn trước những hiện
thực của cuộc sống. Một kiểu kết cấu khá ñặt biệt và thường xuyên xuất hiện trong
sáng tác của Nguyễn Khải ở những năm sau 1975 đó là lối kết cấu bỏ ngõ. Nếu như
những sáng tác trước đây như Mùa lạc¸ Hãy đi xa hơn nữa… dù nhà văn vẫn xây
dựng ñược nhiều tính cách, nhiều cuộc đời, nhiều số phận nhưng tất cả đều ln
ln được quy về cái tất yếu để chứng minh cho một chân lí duy nhất đúng. Đào
(Mùa lạc), Tấm (Đứa con nuôi), Thoa (Chuyện người tổ trưởng máy kéo)… đều
được cảm hóa, giúp đỡ, và cuối cùng học đã tìm được niềm tin và hạnh phúc từ ngơi
nhà tập thể ở nơng trường. Tất cả đều là kết thúc có hậu, kết thúc theo kiểu truyền
thống. Thì sau 1975, từ kết thúc khép Nguyễn Khải đã hồn tồn chuyển sang lối
kết thúc mở, tạo cho người đọc liên tưởng sáng tạo. Giờ đây nhà văn khơng đóng

vai trị của một người truyền pháp chân lí mà chủ yếu là kích thích bạn đọc cùng
bàn bạc, cùng tìm kiếm, sáng tạo và cùng nhau suy ngẫm. Ví như ở truyện Đổi ñời
khép lại người ñọc sẽ tự ñặt ra câu hỏi: liệu số phận của Tần rồi sẽ ra sao, liệu vợ
anh có kịp thức tỉnh để tránh cho gia đình rơi vào thảm cảnh, hay chị vẫn tiếp tục
dấn thân vào hố thẩm.
Cách tổ chức ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Khải cũng rất đặt biệt.
Ơng dùng văn chương trao chuốt, ngơn ngữ gọt giũa, bóng bẩy. Ngơn ngữ được ơng
sử dụng là ngơn ngữ hàng ngày hết sức đa dạng và phong phú. Vì vậy văn chương
của Nguyễn Khải ln có nét riêng và ln hấp dẫn người ñọc.

17


Nguyễn Khải cũng thường xuyên sử dụng ngôn ngữ dân gian để cho nhân
vật được đối thoại, nói năng. Lại Ngun Ân đã từng nhận xét rằng “Tơi để ý là khi
nào “nói lí” nhiều q, anh Khải sẽ tìm cách “xổ giọng phong tục” (tôi tạm gọi
thế)… nghe khác giọng lí sự, bới vì nó giống như cái điệu, cái giọng của người
trong dân dã ñang kể những chuyện đời thường”[3; tr.8]. Có những chuyện mà kiểu
ngơn ngữ này xuất hiện với tần số cao như trong truyện ngắn Đời khổ, chị Vách tuy
không biết chữ nhưng chị ăn nói lại rất hay, chị sử dụng ngơn ngữ dân gian hóm
hỉnh “Quan tử ẩn hình, tiểu nhân lộ tướng, ơng ấy vẫn phê bình tơi nói năng vơ
chính trị, khơng được chính chắn như các bà cán bộ ở tỉnh. Người học cao, lỡ lấy
vợ dại cũng ñã khổ tâm lắm.. Thời trước thì họ đuổi mình ra đường rồi”[7; tr.268].
Có thể nói sự đổi mới ngơn ngữ là một đóng góp đáng kể của Nguyễn Khải
cho văn xi Việt Nam.
Nguyễn Khải có một năng lực quan sát và óc phân tích phê phán sắc sảo. Vì
thế tác phẩm của ơng thường ln mang tính vấn đề, thường phát hiện và ñặt ra
những vấn ñề cốt yếu của cuộc sống. Có thể nói những sáng tác của ơng ln ñánh
dấu những chuyển biến của xã hội. Vừa là một nhà văn, vừa là một người lính vì
vậy nhà văn ln có những quan niệm đúng đắn về thiên chức của văn học, lấy văn

học làm vũ khí hiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc và góp phần xây
dựng cuộc sống mới. Ngơn ngữ trong truyện ngắn của ơng rất độc đáo, để tạo được
phong cách riêng cho mình, nhà văn đã sử dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển
những từ ngữ và câu văn. Nguyễn Khải ln có ý thức sâu sắc việc sử dụng ngơn
ngữ trong các trang viết của mình.

18


Chương 2
NHỮNG VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975
2.1 Người phụ nữ chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh
2.1.1 Người phụ nữ chịu thương chịu khó
Tác phẩm của Nguyễn Khải sau 1975, đa phần thể sự cảm thơng sâu sắc của
nhà văn đối với mỗi số phận con người, là nỗi trăn trở, suy tư về con người. nhà văn
khai thác ở nhiều khía cạnh mới hơn, đưa ra những con người đời thường như nó
vốn có. Trong sáng tác của ơng , người phụ nữ ln hiện lên trong những hồn cảnh
khó khăn, vất vả thơng qua đó để làm nổi bật lên được đức tính cần cù, lam lũ, chịu
thương chịu khó của họ. Họ chịu thương chịu khó là vì trong lịng họ ln có niềm
tin mãnh liệt rằng: “Sơng có khúc, người có lúc, khơng ai sướng được mãi, cũng
khơng ai phải khổ mãi”[7; tr.438]. Đó là hình ảnh của chị Khuê (Người vợ), chị
Vách (Đời khổ), bà Bơ (Nắng chiều), bà Mão (Mẹ và các con)… Họ là những người
phụ nữ tuy không gây nên sự chú ý mạnh mẽ về hồn cảnh xuất thân, địa vị, về
ngoại hình nhưng lại sáng lên bởi những tâm hồn cao ñẹp, nhân cách cao thượng,
biết sống và hi sinh vì hạnh phúc người khác. Nguyễn Khải viết về những con
người nhỏ bé bình thường nhưng lại có những phẩm chất ñáng kính trọng biết bao.
Chị Khuê (Người vợ), ñã phải sống những năm tháng dài dằng dặc, âm thầm
nuốt nước mắt vào trong ñể giữ ñược sự ổn ñịnh tinh thần và vật chất cho gia đình.
Chị sống lầm lũi và nhẫn nại gắng gỏi giữ cho ñược “cả sự ổn ñịnh về tinh thần”

lẫn “sự ổn ñịnh trong cuộc sống vật chất hằng ngày”[7; tr.437], ở một gia đình mà
chị phải vừa lo việc trang trải kinh tế trong gia đình vừa phải chăm sóc chồng con.
Hạnh phúc nhất của người phụ nữ là khi lấy ñược một người chồng biết lo lắng cho
cuộc sống của họ trong suốt qng đời cịn lại. Tuy nhiên chị Kh đã khơng có
được điều may mắn đó khi chị lấy anh Trần Dần, một người chồng luôn kêu rên
rằng nhà nước làm khó ơng nhưng “ơng cịn làm khó vợ mình gấp trăm lần”, suốt
ngày chỉ biết quát mắng vợ mình là “Con ác phụ!” mặc dầu chị hết lòng chăm lo
cho anh, cho con cho cả cái gia đình đang phải sống trong cảnh cơm chẳng ñủ ăn,
áo chẳng ñủ mặc. Dù phải chịu bao cay ñắng như thế, nhưng ñến khi chồng đau yếu
thì chị vẫn hết lịng săn sóc, chị chăm chồng “Như ni con mọn, con mọn cịn gửi
19


×