Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

nghiên cứu và đề xuất các biện pháp đảm bảo tính bền vững của công tác chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp các tỉnh miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.47 KB, 89 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ


NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO
TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP
CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC


Chủ nhiệm đề tài: KS. TRẦN ANH TUẤN














7505
07/9/2009

HÀ NỘI – 6/2009













LỜI MỞ ĐẦU




- 2 -
Vùng miền núi phía Bắc là vùng có tiềm năng lớn về phát triển nông
nghiệp. Tuy nhiên, đây là vùng có tỷ lệ đói nghèo cao nhất và kinh tế, văn hóa
xã hội chậm phát triển. Vùng miền núi phía Bắc chiếm 6 trong 8 tỉnh của cả
nước có chỉ số phát triển con người thấp nhất Việt Nam. Hiện tại có đến trên

60% tổng số các hộ nghèo sống ở các tỉnh trong vùng miền núi phía Bắc. Quá
75% số người nghèo là đồng bào dân tộc thiể
u số (Báo cáo của UNDP năm
2006). Nông nghiệp và nông thôn ở đây chưa thực sự phát triển xứng với tiềm
năng. Năng suất cây trồng và vật nuôi thấp, sản xuất nông nghiệp không ổn
định, tài nguyên rừng bị giảm cấp và ngày càng kiệt quệ. Tình hình trên đe dọa
sự phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn không những ở miền núi và
đồng bằng.
Có nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ (TBKHCN) trong nông nghiệp
đã
được chuyển giao tới nông dân thông qua các chương trình, dự án, các tổ chức
quốc tế và các tổ chức phi chính phủ tiến hành. Tuy vậy, hiệu quả của công tác
chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp còn bị hạn chế do chúng ta chưa có
những biện pháp phù hợp và còn nhiều bất cập trong phương thức chuyển giao.
Công tác chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp còn nặng đưa từ trên xuống,
chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội, t
ập quán và nhu cầu của
nông dân và cộng đồng. Chưa gắn chặt giữa việc chuyển giao với thị trường tiêu
thụ sản phẩm. Công tác chuyển giao chưa huy động được sự tham gia có hiệu
quả của nông dân và cộng đồng và vì thế, các TBKHCN trong chuyển giao
thường kém bền vững.
Từ trước đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về chuyển giao TBKHCN trong
nông nghiệp. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về biện pháp nhằm chuyể
n giao
TBKHCN trong nông nghiệp một cách bền vững được tiến hành. Xuất phát từ
những đòi hỏi thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp đảm
bảo tính bền vững của công tác chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ
trong nông nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc" được thực hiện theo Quyết
định số 1042/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ

. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 12
năm 2008. Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng vốn
không phải là những nhà lý luận, nhưng bù lại đã dành nhiều công sức và tận
dụng triệt để những kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn của mình để hoàn
thành những nhiệm vụ được giao phó. Mục tiêu nghiên cứu đã được vạch ra là:
• Xác định những yếu tố chủ
yếu có ảnh hưởng đến tính bền vững của việc
chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp ở một số
tỉnh đại diện cho vùng miền núi phía Bắc.
• Đề xuất những tiêu chí và biện pháp để đảm bảo tính bền vững khi chuyển
giao công nghệ trong nông nghiệp ở vùng miền núi phía Bắc.


- 3 -
Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, nghiên cứu này sẽ thảo luận các vấn đề
chuyển giao TBKHCN ở vùng miền núi phía Bắc và tập trung nghiên cứu sâu ở 7
tỉnh đại diện. Về thời gian, số liệu nghiên cứu này phản ánh tình hình chuyển giao
TBKHCN trong nông nghiệp ở những năm gần đây nhất, nhất là giai đoạn 2005 –
2007. Về nội dung, nghiên cứu này tập trung vào chuyển giao TBKHCN trong
nông nghiệp cho một số sản phẩm chủ yế
u của trồng trọt và chăn nuôi chính có ý
nghĩa chiến lược cho phát triển nông nghiệp tại vùng miền núi phía Bắc.
Phương pháp nghiên cứu: Khối lượng công việc trong mỗi nội dung không ít;
đặc điểm và tính chất cũng khá riêng biệt, nên đề tài tổ chức thực hiện thành các
chuyên đề khác nhau. Các chuyên đề đã lựa chọn phương pháp thích hợp để tiếp
cận và giải quyết vấn đề cho phù hợp với thực tiễn. Cách ti
ếp cận và giải quyết vấn
đề của mỗi chuyên đề có khác nhau, nhưng phương pháp nghiên cứu đều theo định
hướng của đề tài là:
- Thu thập, tổng hợp thông tin, kết quả các đề tài nghiên cứu trong và

ngoài nước từ các nguồn hiện có (lưu trữ và trên mạng,…), phân tích,
đánh giá, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
- Nghiên cứu, thẩm định, phân tích số liệu đ
ã thu thập khi điều tra, khảo
sát thực tiễn; so sánh giữa thực tiễn và văn bản hiện hành, tìm hiểu
nguyên nhân và đề xuất khuyến nghị.
- Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện đề xuất, khuyến nghị.
Trước thời điểm đề tài này được xác lập, các nghiên cứu về chuyển giao
tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp đã được tiến hành ở Việ
t Nam
một cách có hệ thống, bởi những nhóm tác giả uyên bác và giàu kinh nghiệm:
• Những nghiên cứu của PGS.TS Đỗ Kim Chung được tổng kết trong cuốn sách
"Chính sách và phương thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông
nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam", xuất bản năm 2005.
• Những nghiên cứu của nhóm tác giả Viện Chiến lược và Chính sách Khoa
học và Công nghệ do KS. Nguyễn Văn Phú chủ trì, trong khuôn khổ đề tài:
"Nghiên c
ứu đánh giá phương thức tổ chức chuyển giao công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp", tổng kết tháng 4 năm 2004.
• Những nghiên cứu của nhóm tác giả Viện Dân tộc do TS. Phan Văn Hùng
chủ trì, trong khuôn khổ dự án: "Điều tra, đánh giá một số hoạt động
chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiếu số và miền núi", tổ
ng kết tháng 12
năm 2007.






- 4 -
• Những nghiên cứu của nhóm tác giả Viện Chiến lược và Chính sách Khoa
học và Công nghệ do TS. Bùi Mạnh Hải chủ trì, trong khuôn khổ đề tài:
"Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn xây dựng mô hình ứng
dụng KH&CN phục vụ phát triển nông thôn và miền núi", tổng kết tháng
4 năm 2001.
• Những nghiên cứu của nhóm tác giả Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Vùng do KS. Quách Ngọc Ân chủ trì, trong đề tài “Xây dựng sổ tay
chuyể
n giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền
núi”, tổng kết tháng 3 năm 2007.
• Những nghiên cứu của nhóm tác giả Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Vùng do TS. Đinh Đức Sinh chủ trì, trong đề tài “Nghiên cứu thực trạng
hệ thống chính sách an sinh xã hội nông thôn vùng dân tộc thiểu số
miền núi phía Bắc”, tổng kết tháng 12 năm 2007.
Đề tài này đã kế thừa một cách triệt để, có chọn lọc các tinh hoa của
các nghiên cứu này, để
giảm bớt sự thiếu hụt của chính mình cả về trình độ
nghiên cứu, sự hạn hẹp thông tin cũng như kinh phí được phân bổ. Những
dòng in đậm này thể hiện sự tri ân của chúng tôi và sự trân trọng bản quyền của
các tác giả và tác phẩm nói trên.
Báo cáo tổng kết đề tài gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ
khoa học và công nghệ.
Chương 2. Đánh giá tính bền vững trong chuyển giao tiến bộ khoa học
và công nghệ trong nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía
Bắc.
Chương 3. Đề xuất tiêu chí và giải pháp đảm bảo tính bền vững của việc
chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông
nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc.

Các khuyến nghị.
Việc định hướng nghiên cứu và trình bày các kết quả đạt được của đề tài đều
dựa trên một triết lý đơn giản là: chúng tôi muốn chia sẻ những trăn trở của người
chuyển giao và người được chuyển giao là làm thế nào để việc chuyển giao
TBKHCN được hiệu quả và góp phần phát triển nông thôn một cách bền vững
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, sau rất nhiều nỗ lực, chúng tôi vẫn không
thể vượt qua những hạn chế, những thiếu sót trong kết quả nghiên cứu này. Vấn
đề
nghiên cứu là rất rộng và cũng rất khó. Chúng tôi mong muốn nhận được những ý
kiến phê bình, góp ý từ phía độc giả với sự trân trọng và biết ơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2009
Nhóm nghiên cứu
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG

- 5 -












CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ





- 6 -
I – KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO
TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
1.1 – Khái niệm về khoa học và công nghệ
Khoa học, theo cách hiểu thông thường là một hình thái ý thức xã hội, bao
gồm tập hợp các hiểu biết của con người về các quy luật tự nhiên, xã hội, tư duy,
và nó sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp khi nó được đem vào áp dụng
trong sản xuất và cuộc sống củ
a con người.
Công nghệ: là tập hợp những hiểu biết (các phương pháp, các quy tắc, các kỹ
năng) hướng vào cải thiện thiên nhiên phục vụ cho các nhu cầu của con người.
Công nghệ là hiện thân của văn minh xã hội và sự phát triển của nhân loại.
Quá trình lịch sử phát triển khoa học và công nghệ cho thấy, trong giai
đoạn phát triển, nhờ hoạt động thực tiễn con người đã dần dần tích luỹ được
những kinh nghệm nghề nghiệp nhất định, và việc tổng kết các kinh nghiệm này
đã tạo nên những bộ môn công nghệ khác nhau. Việc hệ thống hoá các tri thức
tích luỹ được đã dẫn tới sự ra đời của khoa học. Nói một cách khác, ở giai đoạn
đầu, sản xuất đi trước công nghệ và công nghệ lại đi trước khoa học.
Nhưng trong giai đoạn cách mạng khoa học - kỹ thu
ật ngày nay, nhờ những
phát minh lớn của khoa học, một xu thế mới đã hình thành là nhiều nghành công
nghệ mới như: điện tử và tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công

nghệ vũ trụ, v.v lại là kết quả trực tiếp của vận dụng các thành quả của hoạt
động nghiên cứu cơ bản.
Tuy mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ hết sức gắ
n bó, nhưng giữa
chúng cũng có những khác biệt quan trọng:
Một là, nếu như các tri thức khoa học có thể được phổ biến không hạn chế, thì
công nghệ lại là một thứ hàng dùng để mua bán với các yếu tố sở hữu và giá cả.
Hai là, trong khi các hoạt động khoa học thường được giá bằng các thước
đo trực cảm thì thước đo đối với công nghệ lại là phần đóng góp cụ thể
đối với
việc giải quyếtcác mục tiêu kinh tế xã hội.
Ba là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi phỉ có một khoảng thời gian
giải quyết dài với các yếu tố bất định khá lớn, ngược lại, đối với hoạt động công
nghệ thời gian giải quyết thường ngắn hơn.
1.2 – Khái niệm về chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ
Khái niệm về
chuyển giao công nghệ (CGCN) đã xuất hiện ở nhiều nước
trên thế giới trong thế kỷ 20. Dưới đây xin trích dẫn một số định nghĩa về
chuyển giao công nghệ của các cơ quan, tổ chức từ nhiều góc nhìn khác nhau:
Định nghĩa 1. CGCN được định nghĩa trong Dự thảo luật quốc tế về thực
hiện CGCN là: chuyển giao một hệ thống kiến thức để
tạo ra một sản phẩm, để

- 7 -
áp dụng một quy trình hay để cung cấp dịch vụ; khái niệm này không bao trùm
các giao dịch chỉ đơn thuần là bán và cho thuê hàng hóa
1
.
Định nghĩa 2. CGCN có nghĩa là việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài và
là một quá trình vật lý (trí tuệ), một quá trình đi kèm với việc huấn luyện toàn

diện của một bên và sự hiểu biết, học hỏi của một bên khác
2
.
Định nghĩa 3. Chuyển giao kỹ thuật: việc một xí nghiệp (công ty) chuyển
cho một xí nghiệp khác kiến thức kỹ thuật hay một bí quyết kỹ thuật mà công ty
đó đã phát triển và có khi đang khai thác
3
.
Định nghĩa 4. CGCN là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp
đồng CGCN đã được thỏa thuận, phù hợp với các quy định pháp luật của nước
bên bán và bên mua
4
. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức công nghệ
hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ,…kèm theo công nghệ cho bên
mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán các khoản cho bên bán để tiếp thu, sử
dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã được ghi trong hợp đồng
CGCN.
CGCN có hai loại: chuyển giao ra và chuyển giao vào. Chuyển giao vào
là bên không có công nghệ có nhu cầu nhập công nghệ vào. Ngược lại, chuyển
giao ra là bên có công nghệ cần xuất công nghệ ra nướ
c ngoài.
Định nghĩa 5. CGCN liên quan đến phương thức một nước tiếp nhận công
nghệ (thu nhận) hoặc khả năng công nghệ từ nước khác. Nó cũng bao gồm bất
cứ hình thức chuyển giao một công nghệ nào giữa các hình thái tổ chức hoặc
trong nội bộ một tổ chức. (Theo J.Dunning – OECD, 1992).
Định nghĩa 6. CGCN thường là cách gọi việc mua bán công nghệ mới. Nó
thường xảy ra do có sự tồn tại c
ủa “người mua” và “người bán”. Người bán
thường được gọi là “người giao” và người mua thường được gọi là “người nhận”
của quá trình CGCN.

CGCN có thể diễn ra:
- Từ một ngành công nghiệp sang một ngành khác.
- Từ một tổ chức này sang một tổ chức khác.
- Ở quy mô quốc tế.
- Giữa hai nước phát triển.
- Giữa hai nước đang phát triển.
- Giữa một nướ
c phát triển và đang phát triển.

(Theo Nawaz Sharif, Quản lý chuyển giao và phát triển công nghệ - APCTT, 1983).

1
Water Goode: Từ điển chính sách thương mại quốc tế. Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế - Đại học
Adelaide, NXB Thống kê 1995.
2
Ủy ban kinh tế - xã hội châu Á – Thái Bình Dương: Hỏi đáp về CGCN nước ngoài, đàm phán và ký kết hợp
đồng, Hà nội 1999.
3
Từ điển kinh tế, tài chính, kế toán Anh Pháp Việt, NXB KHKT – 2001.
4
Từ điển Bách khoa Việt Nam tập I, năm 1995.

- 8 -
Định nghĩa 7. Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao
sang bên nhận công nghệ. (Luật chuyển giao công nghệ – Quốc hội khoá XI –
Số 80/2006 QH II ngày 29-11-2006).
Trong sản xuất và đời sống, các cụm từ “công nghệ” và “kỹ thuật” hay
được dùng khá phổ biến. Theo nghĩa hẹp, “kỹ thuật” thường được hiể
u là các

yếu tố phần cứng của quá trình sản xuất ra một sản phẩm cụ thể (ví dụ, yếu tố
đất, phân, giống để sản xuất ra lúa gạo) còn “công nghệ” thì ý nghĩa rộng hơn,
gồm cả “phần cứng” và “phần mềm” của quá trình sản xuất. “Phần mềm” của
quá trình sản xuất mà “công nghệ” chứa đựng bao gồm quy trình sản xuất (sự
phối hợp, k
ết hợp giữa các yếu tố đầu vào, máy móc và thiết bị trong quá trình
sản xuất), các biện pháp và hình thức tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản
xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện nông nghiệp nhất là nông nghiệp ở vùng miền
núi phía Bắc, các yếu tố cho phép áp dụng một quy trình công nghệ đồng bộ và
hiện đại như ở trong công nghiệp còn hạn chế. Vì thế nghiên cứu này, cụm từ
“chuy
ển giao tiến bộ khoa học và công nghệ” có ý nghĩa tương tự như “chuyển
giao công nghệ”. Nó bao gồm việc chuyển giao “phần cứng” và cả “phần mềm”
cho sản xuất.
Chuyển giao TBKHCN là quá trình đưa các kỹ thuật tiến bộ đã được
khẳng định là đúng đắn trong thực tiễn vào áp dụng trong diện rộng để đáp ứng
nhu cầu của sản xuất và đời sống của con ng
ười. Thông thường, quá trình phát
triển khoa học và công nghệ bao gồm các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao
thực nghiệm và chuyển giao diện rộng. Trong giai đoạn nghiên cứu, các vấn đề
nghiên cứu được đặt ra do đòi hỏi của thực tiễn sản xuất và đời sống và được
giải quyết tập trung chủ yếu ở phạm vi cơ quan nghiên cứu. Sau khi được đánh
giá là thành công ở cơ quan nghiên cứu, các kết qu
ả nghiên cứu này được kiểm
định về tính thích ứng của chúng về sinh thái, kinh tế xã hội ở từng vùng khác
nhau. Sau khi thử nghiệm ở các vùng khác nhau thành công, các kỹ thuật đó
được chuyển giao trên diện rộng. Giai đoạn chuyển giao bao gồm việc nhân
rộng các kỹ thuật đã được khẳng định là đúng đắn không những của cơ quan
nghiên cứu mà còn là do nông dân tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. Như vậy,
phạm trù “chuyể

n giao TBKHCN” trình bày trong nghiên cứu này chủ yếu là
giai đoạn thứ ba của việc chuyển giao công nghệ.
TBKHCN trong nông nghiệp là những kỹ thuật được khẳng định là phù
hợp và khả thi về sinh thái, kinh tế xã hội trên đồng ruộng của người dân, góp
phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp, tạo điều kiện
phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cho nông nghiệp và nông
thôn. Tính t
ừ “tiến bộ” ở đây thể hiện sự “tốt hơn” và “mới hơn” so với những gì
hiện có. TBKHCN góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và
cải thiện đời sống của nông dân và cư dân nông thôn. Khoa học và công nghệ

- 9 -
mang tính “tiến bộ” phải phù hợp với nhu cầu địa bàn chuyển giao. Theo tác giả
Bùi Mạnh Hải và Nguyễn Văn Thu (năm 2002), khi xem xét khả năng ứng dụng
và phổ cập một TBKHCN vào thực tiễn, cần phải tính toán đến “sức đẩy của công
nghệ” và “sức kéo nhu cầu” của công nghệ đó. Sự phổ cập của một TBKHCN
phụ thuộc rất nhiều vào “sức kéo của nhu cầu”. Vì thế, v
ẫn theo hai tác giả trên
khi lựa chọn TBKHCN để chuyển giao cần không những xem xét “tính tiến bộ”
mà quan trọng hơn phải làm rõ được “nhu cầu” thật của địa bàn sẽ tiếp thu công
nghệ. TBKHCN là khái niệm chỉ mang tính tương đối, TBKHCN có thể mới với
cộng đồng nông dân này, vùng này mà có thể là không “mới” với cộng động nông
dân khác, vùng khác. TBKHCN có thể là sản phẩm của cơ quan nghiên cứu và
chuyển giao, cũng có thể là kết quả của quá trình t
ự đánh giá, lựa chọn và đổi mới
của nông dân cho phù hợp hơn với nhu cầu sản xuất và đời sống của họ. Chuyển
giao TBKHCN trong nông nghiệp là quá trình giúp nông dân áp dụng được các
TBKHCN để giải quyết được các khó khăn trong nông nghiệp và nâng cao đời
sống, lợi ích của nông dân.
1.3 – Khái niệm về “tính bền vững” của chuyển giao TBKHCN

Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu: Để cho quá trình chuyển giao
được bền vững thì quá trình đó ph
ải có tính liên tục, mãi mãi, hoặc các lợi ích
của nó phải được duy trì không hạn định. Điều này có ý nghĩa là quá trình hoạt
động không chứa đựng các yếu tố nào hạn chế thời gian tồn tại của nó. Việc xem
xét một hoạt động chuyển giao có phải là bền vững hay không là một dự báo
tương lai, có tính rủi ro cao, bởi vì “tính bền vững” là một quá trình ngẫu nhiên,
không chắc chắn. Cách tốt nhất để đạt được bề
n vững là lựa chọn những hoạt
động bảo đảm tính bền vững. Có rất nhiều cơ hội lựa chọn để đạt được bền
vững, đồng thời cũng có nhiều cơ hội loại bỏ các hoạt động gây tác hại tới tính
bền vững này. Tóm lại: “tính bền vững” được định nghĩa là một tổ hợp các hoạt
động có thể giúp cải thiện
được điều kiện hoạt động theo cách thức sao cho có
thể duy trì được sự cải thiện đó.
Khái niệm “tính bền vững” là khái niệm rộng, có thể phân tích nội hàm
của nó thông qua một số góc nhìn khác nhau.
Thứ nhất, bền vững xã hội. Một hoạt động có tính bền vững về mặt mặt
xã hội nếu nó phù hợp với những tiêu chuẩn xã hội hoặc không làm thay đổi
dẫn đến vượ
t quá sức chịu đựng của cộng đồng. Những tiêu chuẩn xã hội luôn
dựa vào tôn giáo, phong tục và truyền thống văn hoá có thể hoặc không có thể
được hệ thống hoá bằng luật pháp. Phần lớn những tiêu chuẩn đó là khó đo
lường và do đó rất khó xác định.
Thứ hai, tính bền vững về kinh tế. Sự bền vững về kinh tế phụ thuộc vào mối
quan hệ giữa lợi ích và chi phí,
độ bền vững của kinh tế chủ yếu được quy định bởi
tính hữu ích và các chi phí đầu vào, chi phí khai thác và chế biến. Tất cả những yếu
tố này luôn thay đổi theo thời gian ở hầu hết khắp các khu vực trên thế giới. Sự bền


- 10 -
vững về kinh tế sẽ bị đe doạ nếu cả mức cung và mức cầu đều giảm, dẫn đến phá
vỡ sự bền vững nếu như cân bằng giữa lợi ích và chi phí không đạt được.
Khi bàn tới “tính bền vững” của chuyển giao TBKHCN người ta thường
cân nhắc trên cả hai giác độ:
Một là, công nghệ chuyển giao phải “phù hợp” với mục tiêu ưu tiên của
địa bàn ứng d
ụng.
Hai là, công nghệ chuyển giao phải phù hợp với “điều kiện tiếp thu” của
địa bàn nói chung và người dân nói riêng.
1.4 – Mục đích của chuyển giao TBKHCN
Công tác chuyển giao TBKHCN nhằm giúp nông dân tự giải quyết các
vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống
và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua áp dụng
thành công TBKHCN bao gồm cả những kiến thức và kỹ năng qu
ản lý, thông tin
và thị trường, các chủ trương chính sách và nông nghiệp – nông thôn – nông
dân. Chuyển giao TBKHCN còn phải giúp nông dân liên kết lại với nhau để
phòng và chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến
thương mại, giúp nông dân tự phát triển khả năng quản lý điều hành và tổ chức
các hoạt động xã hội nông thôn ngày càng tốt hơn. Như vậy, mục đích của
chuyển giao TBKHCN là:
- Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá một cách bền v
ững, góp phần xây dựng
nông nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng
được các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện việc xoá đói giảm nghèo.
- Nâng cao dân trí trong nông thôn.
- Phát hiện các vấn đề mới nẩy sinh, thẩm định các kết quả nghiên cứu để
hình thành các chiến lược nghiên cứu. Công tác chuyển giao TBKHCN chỉ có

thể có hiệu quả khi kết quả chuyển giao đượ
c nông dân chấp nhận, tồn tại bền
vững trong nông dân và cộng đồng, góp phần cải thiện cuộc sống của nông dân.
II – CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP TỚI NÔNG DÂN HIỆN NAY
2.1 - Khái quát các phương thức:
Phương thức là cách tiến hành để đem lại hiệu quả cao. Như vậy, muốn
chuyển giao TBKHCN đạt hiệu quả cao cần phải có phương thức tốt. Tổ ch
ức
lương thực quốc tế (FAO) đã đưa ra 8 phương thức chuyển giao công nghệ.
Những phương thức này gồm có:
- Chuyển giao theo phương thức dự án, chương trình.
- Chuyển giao theo phương thức có người dân tham gia.
- Chuyển giao theo phương thức chuyên ngành.
- Chuyển giao theo phương thức huấn luyện và thăm hỏi.

- 11 -
- Chuyển giao theo phương thức cùng chịu phí tổn.
- Chuyển giao theo phương thức chung.
- Chuyển giao theo phương thức hệ thống.
- Chuyển giao theo phương thức giáo dục, đào tạo.
Do những mục đích chuyển giao TBKHCN khác nhau nên cần lựa chọn
phương thức thích hợp. Tuy các phương thức trên đây có những điểm khác nhau
nhưng tất cả các phương thức này đều có những điểm giống nhau. Đó là:
- Các phươ
ng thức chuyển giao TBKHCN đều là cách giáo dục, đào tạo
không chính thức cho nông dân và người sản xuất nhằm nâng cao năng lực và
kỹ năng cho họ.
- Các phương thức này đều thực hiện mục tiêu chung là chuyển giao công
nghệ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân và người sản xuất.

Để thực hiện việc chuyển giao TBKHCN các phương thức này đều phải
thực hiện cách tiếp cận giống nhau đố
i với người nông dân và người sản xuất.
Những cách tiếp cận bao gồm:
+ Xây dựng mô hình để tiếp cận: chuyển giao, trình diễn, lan rộng
+ Huấn luyện kỹ thuật cho nông dân và người sản xuất là một trong những
cách tốt nhất để tạo cơ hội cho họ tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật.
+ Tiếp cận qua thăm hỏi nông dân và người sản xuất ở đồ
ng ruộng,
chuồng trại, cơ sở sản xuất hoặc qua câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm cùng sở
thích. Đó là cách tiếp cận trực tiếp. Cũng có thể tiếp cận với người nông dân và
người sản xuất thông qua điện thoại trao đổi, viết thư cá nhân hoặc sử dụng các
phương tiện thông tin công cộng để trả lời hay hướng dẫn. Đó là cách tiếp cận
gián tiếp.
+ S
ử dụng phương tiện nghe, nhìn để nông dân và người sản xuất tiếp cận
thực hiện phương thức chuyển giao TBKHCN.
+ Thông tin, quảng bá qua các tài liệu, ấn phẩm, áp phích…
Vì các phương thức chuyển giao TBKHCN đều áp dụng cách tiếp cận
phổ biến là: xây dựng mô hình, tổ chức huấn luyện, thực hiện tuyên truyền
quảng bá cho nên nhiều khi người ta cho cách tiếp cận này là phương thức
chuyển giao TBKHCN.
2.2 - Các phương thức chuyển giao công ngh
ệ đang được áp dụng
2.2.1 - Phương thức dự án, chương trình (The project approach)
Phương thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ theo dự án có
mục tiêu, biện pháp đồng bộ được ứng dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực kinh tế-
xã hội. Trong đó, được xác định mục tiêu chung có tính lâu dài và mục tiêu cụ
thể cần đạt được khi kết thúc dự án. Vì vậy, dự án thường có kinh phí thực hiện.
V

ề tài chính được xây dựng trên cơ sở tính toán nguồn vào, nguồn ra, giá trị và
hiệu quả thu được của dự án. Tính hiệu quả của dự án được xem đến về các mặt

- 12 -
kinh tế, xã hội và môi trường. Nếu hiệu quả kinh tế không cao thì chuyển giao
TBKHCN khó được chấp nhận.
Địa bàn áp dụng phương thức chuyển giao TBKHCN theo dự án được áp
dụng ở những nơi triển khai chương trình, dự án nông thôn, miền núi.
Đối tượng tiếp thu phương thức chuyển giao TBKHCN theo dự án là
những người được hưởng thụ chương trình, dự án.
Về lực lượng cán bộ kỹ thuật thực hiện ph
ương thức chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật và công nghệ theo dự án là cán bộ của các ngành tham gia dự án.
Điều kiện để thực hiện phương thức này là phải có kinh phí và cán bộ.
Chuyển giao công nghệ theo phương thức dự án là phương thức tổng hoà của
nhiều công đoạn từ việc đề xuất ý tưởng đến việc lựa chọn công nghệ phù hợp
với điều kiệ
n kinh tế – xã hội nơi sẽ được lựa chọn để triển khai. Sau đó phải lựa
chọn đối tác chuyển giao công nghệ, xây dựng đề cương thuyết minh chi tiết để
trình Hội đồng khoa học thẩm định.
Thực hiện phương thức chuyển giao TBKHCN theo dự án có ưu điểm do
được tập trung nguồn lực nên nhanh chóng đạt được mục tiêu.
Nhược điểm của phương th
ức này là cần có kinh phí lớn, nội dung
TBKHCN được chuyển giao chủ yếu phục vụ để thực hiện dự án. Thời gian thực
hiện chuyển giao TBKHCN phụ thuộc vào thời gian thực hiện dự án.
2.2.2 - Phương thức chuyển giao công nghệ có người dân tham gia (The
Participatory – Rural – Approach, PRA)
Phương thức chuyển giao TBKHCN có người dân tham gia (PRA) là
phương thức được nhiều nước tiên tiến áp dụng và ngày càng trở thành phương

thức chính thống bởi tính hiệu quả và s
ự bền vững của nó. Phương thức này
được FAO khuyến khích áp dụng. Chương trình xây dựng mô hình chuyển giao
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi trong thời gian
1998 - 2002 có hàng vạn hộ nông dân tham gia là một chứng minh cụ thể cho
việc ứng dụng phương thức này.
Mục tiêu của phương thức chuyển giao TBKHCN có người dân tham gia
là tạo ra sự bền vững cho những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong s
ản xuất và
đáp ứng yêu cầu của người sản xuất.
Địa bàn áp dụng phương thức này ở tất cả mọi nơi khi nông dân và người
sản xuất có yêu cầu.
Đối tượng áp dụng phương thức chuyển tiến bộ kỹ thuật và giao công
nghệ có người dân tham gia là nông dân và người sản xuất. áp dụng phương
thức này người dân tham gia được bảo đảm sự dân chủ và bình đẳng khi lựa
chọ
n tiến bộ, kỹ thuật và công nghệ không bị áp đặt bởi các cơ quan của Nhà
nước, của các đơn vị nghiên cứu khoa học và của doanh nghiệp. Người dân tham

- 13 -
gia thảo luận quy hoạch và xây dựng kế hoạch, nội dung và phương thức chuyển
giao công nghệ.
Về lực lượng thực hiện phương thức chuyển giao TBKHCN này rất rộng
rãi bao gồm người dân và cán bộ kỹ thuật.
Điều kiện để thực hiện là phải có phương thức vận động quần chúng tốt
thì mới có người dân tham gia. Muốn vậy người cán bộ kỹ thuật phải bi
ết vận
động, chứng minh, thuyết phục và giúp đỡ nông dân và người sản xuất áp dụng
TBKHCN. Mặt khác phải lựa chọn các hoạt động chuyển giao TBKHCN có
người dân tham gia là không tốn kém, tạo được sự bền vững và dễ dàng khi mở

rộng ra diện.
Nhược điểm của phương thức này khi người dân tham gia theo kiểu tự
phát thì khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát.
2.2.3 - Phương thức chuyển giao công nghệ theo ngành (The
Commodity Specialized Approach)
Mụ
c tiêu của phương thức này thường được các ngành hàng áp dụng
nhằm chuyển giao TBKHCN để người nông dân sản xuất ra những sản phẩm
theo yêu cầu của ngành hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, phương thức này sẽ được các ngành hàng áp
dụng rộng rãi vì chính sự tồn tại của ngành hàng. Ở nước ta, phương thức này
cũng đã được nhiều ngành hàng áp dụng như: Công ty cổ phần mía đường Lam
Sơn (Thanh Hoá) chuyển giao TBKHCN thâm canh mía cho vùng nguyên liệ
u
quanh Nhà máy; Công ty cà phê chuyển giao TBKHCN phát triển các giống cà
phê chè (arabica) để cải thiện chất lượng và thương hiệu cà phê Việt Nam.
Về địa bàn áp dụng phương thức thực hiện ở những nơi ngành hàng có
nhu cầu thu mua sản phẩm.
Đối tượng áp dụng phương thức chuyển giao TBKHCN theo ngành hàng
là những người thực hiện theo hợp đồng với ngành hàng.
Điều kiện để áp dụng là có hợp đồng đảm bảo vật tư
đầu vào đối với sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra đối với người sản xuất.
Ưu điểm của phương thức chuyển giao TBKHCN theo ngành là người sản
xuất yên tâm, áp dụng phương thức này nên nhanh chóng đạt được mục tiêu của
ngành hàng.
Nhược điểm của phương thức này là tính cục bộ, phiến diện về TBKHCN
được chuyển giao, bởi vì ngoài lợi ích phục vụ cho ngành hàng có nhi
ều sản
phẩm, họ không quan tâm đến bất cứ lĩnh vực nào khác.

2.2.4 - Phương thức chuyển giao công nghệ theo huấn luyện và thăm
hỏi (The Training and Visit approach - T and V):
Đây là một trong những phương thức chuyển giao TBKHCN được áp
dụng phổ biến ở nước ta. Nông dân vốn là người thực hiện cho nên đối với tiến

- 14 -
bộ kỹ thuật họ mong muốn “trăm nghe không bằng một thấy” cho nên cách tốt
nhất là xây dựng mô hình trình diễn để nông dân và người sản xuất được thăm
quan, huấn luyện tại chỗ từ đó thuyết phục để họ làm theo.
Mục đích của phương thức chuyển giao TBKHCN theo huấn luyện và thăm
hỏi là nhằm nâng cao năng lực cho nông dân và người sản xuất.
Địa bàn áp dụng phương th
ức này được thực hiện rộng rãi nhất là những
vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn.
Đối tượng áp dụng là người nông dân và người sản xuất.
Điều kiện để thực hiện cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn giỏi.
+ Có kinh phí để thực hiện đào tạo.
+ Công việc đào tạo huấn luyện phải đều đặn, liên tục.
Về huấn luy
ện:
Mục đích cuối cùng là huấn luyện nông dân và người sản xuất có khả
năng tự giải quyết công việc của bản thân, gia đình, cộng đồng của họ.
Người thực hiện huấn luyện cho nông dân và người sản xuất là những cán
bộ kỹ thuật các cấp. Vì vậy họ phải được đào tạo có bài bản về chuyên môn và
phương thức chuyển giao TBKHCN để họ có kh
ả năng giúp đỡ và huấn luyện
cho nông dân.
Về thăm hỏi:
Cán bộ kỹ thuật ở các cấp nhất là ở cơ sở phải có lịch tiếp xúc trao đổi

thường xuyên với nông dân và người sản xuất, thăm các hoạt động sản xuất của
nông dân liên quan đến tiến bộ kỹ thuật đang áp dụng. Mục đích thăm cơ sở là để:
- Nắm được nhữ
ng vấn đề của thực tiễn và đời sống của nông dân và
người sản xuất.
- Trên cơ sở khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của mình, cán bộ kỹ thuật
giúp nông dân và người sản xuất tìm ra và thực hiện các giải pháp thích hợp cho
những vấn đề đặt ra theo từng vụ sản xuất hoặc cả năm.
- Kiểm chứng lại những giải pháp do kết qủa nghiên cứu đư
a ra cho nông
dân và người sản xuất xem có hiệu quả hay không?
- Xây dựng hoặc phát hiện những điển hình tốt của nông dân và người sản
xuất để tổ chức thăm quan, trao đổi, học tập. Đó là cách để nông dân đến nông dân.
Ưu điểm của phương thức chuyển giao TBKHCN theo huấn luyện và
thăm hỏi có những điểm nổi bật.
+ Do được đào tạo thường xuyên, cán bộ kỹ
thuật có thể nắm vững thông
tin và kỹ thuật mà nông dân và người sản xuất yêu cầu.
+ Các cán bộ kỹ thuật ở cơ sở được giám sát chặt chẽ hơn về mặt kỹ thuật.

- 15 -
+ Nói chung phương thức này dễ áp dụng, năng lực của người nông dân
và người sản xuất tăng lên, cán bộ kỹ thuật dễ gắn kết với cơ sở.
Nhược điểm của phương thức này là cần có kinh phí để đào tạo, phải có
lực lượng cán bộ kỹ thuật giỏi, đôi khi người sản xuất tiếp thu một cách thụ
động qua các lớp huấn luyệ
n.
2.2.5 - Phương thức chuyển giao có sự chia sẻ phí tổn (The cost sharing
approach)
Theo phương thức chuyển giao TBKHCN có sự chia sẻ phí tổn của người

dân và người sản xuất là để đạt mục tiêu của Nhà nước và người sản xuất đều
mong muốn. Đây là cách chuyển giao TBKHCN theo phương châm Nhà nước
và nhân dân cùng làm.
Những nơi quá nghèo, Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần và trả lương cho
cán bộ đến địa phương làm vi
ệc, thực hiện chuyển giao TBKHCN cho nông dân
và người sản xuất. Địa phương bỏ một phần kinh phí chủ yếu giá trị được tính từ
đóng góp công, đất đai, chuồng trại và các vật tư địa phương đã có cũng như
việc bố trí nhà ở, văn phòng làm việc cho cán bộ kỹ thuật, có nơi còn cung cấp
lương thực thực phẩm cho cán bộ kỹ thuật khi họ ở địa ph
ương để thực hiện
nhiệm vụ xây dựng mô hình chuyển giao TBKHCN.
Chương trình nông thôn - miền núi trong thời gian 1998 - 2002 đã hỗ trợ
các tỉnh 131.095 triệu đồng bằng 42% so với tổng đầu tư 313.437 triệu đồng
(các nguồn vốn khác huy động từ ngân sách địa phương, đóng góp của nhân
dân, vốn các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng ) đã thể hiện rõ việc thực hiện
phương thức chuyển giao công nghệ theo cùng chia sẻ phí tổn vớ
i người dân.
Hiện nay chương trình khuyến nông, khuyến ngư quốc gia đang thực hiện hỗ trợ
từ nguồn ngân sách bằng 60% kinh phí đầu tư đối với mô hình thực hiện ở các
tỉnh miền núi, những vùng khó khăn và 40% đối với các tỉnh đồng bằng phần
còn lại do dân đóng góp nhằm huy động nguồn nhân lực tại chỗ và tăng cường
trách nhiệm của người dân thông qua đóng góp đối vớ
i tiến bộ kỹ thuật họ được
chuyển giao và tiếp nhận.
Địa bàn thực hiện phương thức này ở những nơi dân có yêu cầu được tiếp
nhận tiến bộ kỹ thuật và ở những nơi triển khai các mô hình, dự án chuyển giao
TBKHCN.
Đối tượng áp dụng chuyển giao TBKHCN theo phương thức cùng chia sẻ
phí tổn đối với tất cả mọi nông dân và người sản xuất. Tuy nhiên ở nh

ững vùng
rẻo cao với dân tộc ít người như H’Mông, Khơ Mú, Giáy, Dao,… một số vùng
sâu ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thì sự đóng góp của người dân khi tiếp
thu tiến bộ kỹ thuật là một vấn đề khó khăn cần phải xem xét cụ thể trong việc
hỗ trợ kinh phí cũng như phải kiên trì sự vận động thuyết phục.

- 16 -
Điều kiện để thực hiện phương thức này là người nông dân và người sản
xuất có yêu cầu tiếp thu TBKHCN phải thực hiện nghĩa vụ chia sẻ phí tổn. Nhà
nước có kinh phí để hỗ trợ.
Ưu điểm của phương thức chuyển giao TBKHCN cùng chia sẻ phí tổn là
cơ sở bền vững cho việc tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật. Do có đóng góp kinh phí
thực hiện củ
a nông dân tham gia xây dựng mô hình, dự án, giám sát việc thực
hiện nên chương trình đạt kết quả và hiệu quả cao.
Nhược điểm của phương thức này là nguồn tài chính của nông dân có hạn
nhất là ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn
không phải hộ nào cũng sẵn sàng chia sẻ phí tổn với Nhà nước.
2.2.6 - Phương thức chuyển giao công nghệ chung (The general
agricultural extension approach)
Mục tiêu của phương thức này là thực hiện tất cả các biệ
n pháp tổng hợp:
kinh tế, kỹ thuật, quản lý để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các chương
trình quốc gia của Nhà nước như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình
327, chương trình 135, chương trình 661, chương trình 186
Việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo điều hành trên quy mô cả nước do Chính
phủ đảm nhiệm và có sự điều chỉnh hợp lý khi tiến hành ở từng địa phương. Số
lượng cán bộ và kinh phí t
ương đối lớn để thực hiện phương thức chuyển giao công
nghệ chung, đôi khi tổ chức các ban điều hành tương đối cồng kềnh.

Địa bàn áp dụng chuyển giao TBKHCN theo phương thức chung được áp
dụng ở những nơi thực hiện chương trình Quốc gia.
Đối tượng áp dụng cho tất cả người dân được hưởng lợi chương trình quốc
gia, ví dụ như chương trình nước sạch nông thôn.
Lực lượng tham gia thu hút đông đảo cán bộ nhiều ngành, nhiều cấp
không đơn thuần chỉ là cán bộ kỹ thuật.
Điều kiện áp dụng chuyển giao là phải có kinh phí và cán bộ.
Ưu điểm của phương thức này là nhanh chóng đạt mục tiêu vì bản thân nó
được thực hiện có các biện pháp đồng bộ kèm theo.
Nhược điểm nói chung là tốn kém, nếu quản lý không tốt còn có thể gây
ra sự lãng phí về tài chính và đôi khi không phát huy nguồn lự
c tại chỗ.
2.2.7 - Phương thức chuyển giao TBKHCN theo hệ thống phát triển
nông nghiệp (The Farming systems Development - FSD).
Phương thức chuyển giao TBKHCN theo hệ thống phát triển nông nghiệp
cho thấy một số tiến bộ kỹ thuật nào đấy muốn được người dân áp dụng phải xem
xét đến tính hệ thống hay mối quan hệ của tiến bộ kỹ thuật ấy đối với các vấn đề
khác để có giải pháp đồng bộ. Phương thức phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM được
áp dụng trong công tác bảo vệ thực vật là phương thức giống như việc chuyển giao
TBKHCN theo hệ thống phát triển nông nghiệp.

- 17 -
Như vậy, phương thức chuyển giao TBKHCN theo hệ thống phát triển
nông nghiệp - FSD dựa trên cơ sở nông nghiệp sinh thái và nhân văn, bao gồm:
+ Về tự nhiên gồm: Đất, nước, khí hậu, thảm động - thực vật.
+ Về xã hội gồm: Dân cư, dân tộc, đời sống, tập quán canh tác, văn hóa và
tổ chức xã hội.
Đây là phương thức đem đến cho người nông dân và người sản xuất
những tiế
n bộ kỹ thuật phù hợp trong hệ thống phát triển mà họ đang cần.

Địa bàn áp dụng được triển khai tương đối rộng rãi.
Đối tượng áp dụng phương thức này là tất cả nông dân và người sản xuất.
Lực lượng thực hiện phương thức chuyển giao TBKHCN theo hệ thống
phát triển nông nghiệp có thể được nhiều ngành tham gia nhưng chủ yếu vẫn là
cán bộ kỹ thuật ngành nông, lâm, ngư
nghiệp.
Điều kiện thực hiện phương thức này là phải có kinh phí và cán bộ.
Ưu điểm của phương thức chuyển giao TBKHCN theo hệ thống phát triển
nông thôn là do giải quyết vấn đề được đặt trong hệ thống phát triển nông
nghiệp nên có sự bền vững và nhanh chóng đạt được mục tiêu.
Nhược điểm thực hiện phương thức này cũng tốn kém và đòi hỏi cán bộ
th
ực hiện chuyển giao công nghệ phải có trình độ chuyên môn giỏi, hiểu biết
rộng trong nhiều lĩnh vực.
2.2.8 - Phương thức chuyển giao TBKHCN công nghệ theo đào tạo,
giáo dục (The Education institution approach)
Đây là phương thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ với sự
tham gia của các trường Đại học, Trung cấp chuyên nghiệp và các trường quản
lý, nhằm gắn học đường với thực tế sản xuất.
Quan điểm của trường Đại học tổng hợp Philippines ở Los Banos cho
rằng: “Họ không chỉ tham gia vào việc nghiên cứu kỹ thuật mà còn phải thường
xuyên tiếp xúc với nông dân để thích nghi với họ, nắm bắt được những kinh
nghiệm mới về bản chất con người và kinh tế xã hội, thực tế nông thôn”.
Ở nước ta nhiều trường Đại học như: Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội;
Đạ
i học Nông nghiệp II - Huế; Đại học Nông nghiệp III - Thái Nguyên; Đại học
Lâm nghiệp đều có xây dựng giáo trình khuyến nông và đưa vào giảng dạy
chính khóa. Các trường Đại học này còn lập Trung tâm chuyển giao kỹ thuật và
cử các giáo viên đến cơ sở đào tạo, hướng dẫn và chuyển giao TBKHCN để
người nông dân, người sản xuất áp dụng.

Mục tiêu của phương thức này là áp dụng việc giáo dục cơ bản, lâu dài, có hệ
th
ống về kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và đào tạo về phương thức
chuyển giao TBKHCN, phương thức khuyến nông cho các học viên và sinh viên.
Địa bàn áp dụng phương thức này chủ yếu ở trong trường học.

- 18 -
Đối tượng để được giáo dục, đào tạo là học sinh, sinh viên, học viên của
các địa phương được gửi đến đào tạo hệ thống tại nhà trường.
Điều kiện để thực hiện phương thức này là phải có nguồn tài chình ổn
định hàng năm, có cơ sở vật chất và trường sở để đào tạo.
Ưu điểm của phương thức chuyển giao TBKHCN theo giáo d
ục, đào tạo
là kiến thức truyền đạt tương đối toàn diện, hệ thống và cơ bản. Phương thức
này là cách nâng cao năng lực cho cán bộ và người nông dân, người sản xuất.
Đó là cách đào tạo nguồn nhân lực tốt nhất nên khi họ đã tiếp thu TBKHCN thì
sẽ tạo được sự bền vững.
Nhược điểm của phương thức này là tốn kém, số lượng ngườ
i được đào
tạo hạn chế vì phụ thuộc vào trình độ của người được đào tạo và nguồn kinh phí
đào tạo được Nhà nước cấp. Đôi khi phương thức này còn nặng về lý thuyết.
Trên đây là các phương thức để thực hiện chuyển giao TBKHCN, được
giới thiệu một cách tóm tắt. Mỗi phương thức có đặc thù, ưu điểm, nhược điểm
riêng, nhưng c
ả 8 phương thức đều giống nhau mục đích là chuyển giao
TBKHCN cho nông dân và người sản xuất, giống nhau về phương thức tiếp cận.
Đây là những phương thức để cùng thực hiện một mục đích chuyển giao
TBKHCN tùy thuộc theo điều kiện cụ thể từng ngành, của địa phương, của
người nhận chuyển giao để lựa chọn áp dụng phương thức nào cho phù hợp
nhằm mang lại kết quả và hiệu quả. Trách nhiệm lựa chọn này thuộc về cán bộ

kỹ thuật khi thực hiện xây dựng mô hình chuyển giao TBKHCN.
III – GIỚI THIỆU KINH NGHIỆM VỀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC.
Chuyển giao TBKHCN là một nội dung chủ yếu trong chiến lược phát
triển nông nghiệp và nông thôn của các nước trên thế giới và nhất là các nước
đ
ang phát triển (Chamber,1990; Daniel, 1997; Niels, 1990). Công tác chuyển
giao TBKHCN chủ yếu do các cơ quan khuyến nông nhà nước, các viện nghiên
cứu nông nghiệp, các tổ chức nghiên cứu phát triển và thành phần kinh tế tư
nhân tiến hành. Khoa học khuyến nông ra đời hơn 100 năm trước (năm 1887) do
Richard Moulton – một giảng viên đại học Cambridge – Vương quốc Anh khởi
xướng. Chương trình khuyến nông bao gồm bốn yếu tố cấu thành: xác định nhu
cầu giải quyết công việc; xác định kỹ
thuật cần được chuyển giao để giải quyết
nhu cầu đó, nông dân cần được hướng dẫn và tổ chức khuyến nông. Từ đó khoa
học khuyến nông ra đời. Khuyến nông được tổ chức thành hệ thống từ trung
ương đến địa phương để giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn của
chính họ. Các nước Đông Nam Á, đều có các Cục Khuyến nông hay các tổ chức
tương t
ự làm nhiệm vụ khuyến nông. Trung Quốc không tổ chức thành Cục
Khuyến nông nhưng họ có Cục Truyền bá kỹ thuật nông nghiệp. Hệ thống
khuyến nông được tổ chức rộng khắp, phương pháp cơ bản trong chuyển giao
TBKHCN được họ sử dụng là phương pháp nhóm (tập huấn có sự tham gia, mô

- 19 -
hình trình diễn, tham quan, hội nghị đầu bờ,…), phương pháp cá nhân (tập huấn
và gặp gỡ, trao đổi và tư vấn).
Chính phủ các nước như Philippin, Singapo, Thái Lan đều thực hiện chính
sách trợ giá đầu vào cho nông dân thông qua các chương trình chuyển giao
KHCN. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ trợ giá, hiệu quả của chương trình

khuyến nông không cao. Hiện nay xu hướng chung là công tác chuyển giao
TBKHCN được thực hiện dưới nhiều hình thức thích hợp, giảm dần sự trợ cấp
của chính phủ, tăng cường sự phát huy và tham gia của nông dân. Theo Robert
Chamber (năm 1993), có một số nhược điểm lớn của các chương trình khuyến
nông ở các nước phát triển là: tập trung nhiều vào người giàu, nam giới hơn là
người nghèo và phụ nữ;
Các tác giả Chamber (năm 1994), Media (năm 1989), Light Food (năm
1985) bà Baker (năm 1998) đã khẳng định: Phần lớn các nghiên cứu trên đều
hướng vào việc xây dựng phương pháp tiếp cận trong chuyển giao TBKHCN
trong nông nghiệ
p cho nông dân. Từ trước đến này, từ khi có khoa học khuyến
nông, trên thế giới trải qua các phương thức chuyển giao chủ yếu sau:
a) Chuyển giao theo chiều hướng từ trên xuống (kỹ thuật được nghiên
cứu ở cơ quan nghiên cứu và đưa thẳng cho nông dân).
b) Chuyển giao từ dưới lên.
c) Chuyển giao với sự tham gia của người dân.
d) Chuyển giao với sự tham gia chặt chẽ giữa nhà nghiên cứu, khuy
ến
nông và nông dân để cùng giải quyết những vấn đề khó khăn của nông
dân. Nhiều nghiên cứu đã đánh giá chuyển giao TNKHCN có sự tham
gia của người dân là một phương thức tốt nhất đã được nhiều nước trên
thế giới áp dụng.
Nghiên cứu tình hình chuyển giao TBKHCN ở một số nước trên thế
giới có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:
• Chuyển giao TBKHCN là cần thiết trong m
ọi chiến lược phát triển nông
nghiệp và nông thôn. Chuyển giao TBKHCN cần được coi trọng là trọng
tâm trong tổ chức hệ thống nghiên cứu và phát triển nông nghiệp và nông
thôn. Nghiên cứu và chuyển giao là hai nhiệm vụ không thể tách rời nhau.
• Chuyển giao TBKHCN lấy chiến lược hướng cầu là chính: phải dựa vào

nhu cầu của dân và của thị trường để xác định kỹ thuật cần đưa tới cho
nông dân.
• Trợ cấp cho chuy
ển giao chỉ nên được tiến hành ở đầu thời kỳ đầu để
khuyến khích sự ứng dụng kỹ thuật mới. Việc trợ cấp trong chuyển giao sẽ
được giảm dần trong quá trình lan truyền của kỹ thuật mới. Đồng thời, quá
trình chuyển giao TBKHCN phải đảm bảo phát huy nguồn lực của nông
dân. Khi thị trường KHCN và nền sản xuất hàng hóa phát triển, người nhận

- 20 -
chuyển giao phải trả phí cho công tác chuyển giao và kỹ thuật tiến bộ mà
họ sử dụng.
• Chuyển dần công tác chuyển giao TBKHCN từ nhà nước sang trách nhiệm
của các cơ quan nghiên cứu và phát triển với sự tham gia của thành phần
kinh tế tư nhân.
• Hiệu quả của công tác chuyển giao chỉ có thể đạt được khi quá trình chuyển
giao có sự tham gia đầy đủ của nông dân trong xác định nhu cầu, phân tích
vấn đề khó khă
n, lựa chọn giải pháp, đóng góp nguồn lực, tổ chức thử
nghiệm, đánh giá và hoàn thiện.
• Các chương trình chuyển giao TBKHCN của chính phủ chỉ nên tập trung
vào vùng có tài nguyên nghèo (tài nguyên rừng, đất và nước bị suy giảm,
thời tiết khắc nghiệt), người nghèo và dân tộc thiểu số. Có sự phối hợp chặt
chẽ chương trình chuyển giao TBKHCN với các chương trình khác của
chính phủ, các tổ chức phát triển, các doanh nghiệ
p và cá nhân.
• TBKHCN được chuyển giao phải phù hợp với nhu cầu của dân, của thị
trường, khả năng đầu tư, kiến thức và phong tục tập quán của người dân.



- 21 -









CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA
CHUYỂN GIAO
TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRONG NÔNG NGHIỆP Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC


- 22 -
I – ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Vùng miền núi phía Bắc nước ta được cấu thành bởi vùng Đông Bắc và
vùng Tây Bắc với tổng thể 15 tỉnh, trong đó:
- Vùng Đông Bắc bao gồm 11 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên
Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang và
Phú Thọ.
- Vùng Tây Bắc gồm 04 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên.
Vùng miền núi phía Bắc có tới 3/4 diệ
n tích đất đai là đồi núi cao phổ
biến từ 200m đến 2.000m, địa hình dốc và chia cắt phức tạp nhất của lãnh thổ

nước ta. Có nhiều dãy núi cao như Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxiphan
3.143m, Putalung 3.069m. Vùng miền núi phía Bắc có thể chia làm ba vùng sinh
thái khác nhau:
Vùng núi cao, có độ cao trung bình từ 1.000 - 1.600 m, chủ yếu là núi đá
vôi, chiếm khoảng 35% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng, phân bố ở hầu hết
các tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở Hà Giang, Cao Bằ
ng, Lạng Sơn, Hoà Bình,
Sơn La, Yên Bái. Vùng này hạ tầng chưa phát triển, nguồn nước rất khan hiếm,
dân cư thưa thớt và sản xuất nông nghiệp rất khó khăn.
Vùng đồi núi, có độ cao trung bình từ 500 - 900m, chiếm khoảng trên
40% diện tích đất tự nhiên và phân bổ ở hầu hết các tỉnh, phần lớn diện tích là
rừng nghèo kiệt và đất rừng, đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, sản xuất
nông nghi
ệp chủ yếu làm nương rẫy trên đất dốc, trên ruộng bậc thang, cây
lương thực chủ yếu là lúa ngô.
Vùng thấp, có độ cao trung bình từ 200 - 500m, chiếm khoảng 25% đất tự
nhiên của vùng, địa hình đồi núi thấp, giao thông thuận tiện, có nhiều cánh đồng
tương đối bằng phẳng, gần các sông suối nên thích hợp cho sản xuất nông lâm
nghiệp nhất là sản xuất lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Về khí hậu: vùng miề
n núi phía Bắc có nhiệt độ trung bình năm khoảng từ
22 - 23
o
C những năm gần đây nhiệt độ trung bình có su hướng tăng hơn khoảng
0.5 - 0.6
o
C; lượng mưa trung bình năm khá cao nhưng phân bố không đồng đều
cả về không gian và thời gian, ở các tỉnh như Sơn La, Cao Bằng khoảng 1500 -
1700mm, ở Hà Giang là 2710mm, hơn nữa trong mỗi tỉnh lượng mưa phân bố
giữa các tiểu vùng cũng không đồng đều do ảnh hưởng của địa hình khác nhau.

Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, chiếm khoảng 80% tổng
lượng mưa cả năm. Đây là một đặ
c điểm vừa gây hạn lại vừa gây úng, trở ngại
cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Do địa hình bị chia cắt mạnh, núi cao, suối sâu, độ dốc lớn nên đã hình
thành nhiều tiểu vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới khác nhau. Ở vùng thấp có
khí hậu lạnh cả mùa đông, ở vùng cao có khí hậu ôn đới mát mẻ, thuận lợi cho
phát triển ngành nông nghiệp.

- 23 -
Vùng miền núi phía Bắc có khoảng 11,9 triệu người và 2,2 triệu hộ, chiếm
15,2% dân số và 15,7 số hộ cả nước và 40 dân tộc sinh sống. Hơn 89% dân số
làm nghề nông lâm nghiệp.
II – NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
So với cả nước thì vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc chiếm tỷ trọng
khá về lâm nghiệp (40,3%), chiếm tỷ trọng nhỏ về nông nghiệp (9,6%) và chi
ếm
tỷ trọng rất nhỏ về thủy sản (1,77%). Nhưng về cơ cấu giá trị nông lâm thủy sản
của vùng thì: nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (76 – 80%), lâm nghiệp chiếm
16 – 23%, thế mạnh lâm nghiệp chưa được phát huy, còn thủy sản chiếm tỷ
trọng rất nhỏ (1,3 – 3,7%).
Bảng 1 - GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NĂM 2007
Nguồn: Niêm giám thống kê năm Việt Nam 2007
a. Trồng trọt:
Về trồng trọt, đã tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng lương
thực; góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nạn đói kinh niên vùng đồng bào
dân tộc thiểu số cơ bản đã được giải quyết. Do tích cực thâm canh tăng vụ, áp
dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nên diện tích gieo trồng lúa bình quân 5 năm
(2000 - 2007) tă

ng 13% so với năm 1995; trong đó diện tích lúa xuân chiếm
95% diện tích lúa chiêm xuân, tỷ lệ lúa lai xuân năm 2007 đạt 21%.
Nếu năm 2000, diện tích cây lương thực có hạt của khu vực miền núi phía Bắc
là 975,7 ngàn ha thì đến năm 2007 đã lên tới 1079,1 ngàn ha (trong đó Đông Bắc là
770 ngàn ha, Tây Bắc là 309 ngàn ha). Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu
người năm 2000 ở Đông Bắc là 278,6 kg; Tây Bắc là 277kg (cả nước là 440,9kg), thì
đến năm 2007 đã đạt đến: Đ
ông Bắc là 341,2kg, Tây Bắc là 369,3kg (cả nước là
475,8kg). Bình quân lương thực đầu người đạt 491kg/người/năm. Trong những năm
qua, trên địa bàn các địa phương, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm tiếp tục
được đầu tư, với các lớp huấn luyện về trồng trọt, chăn nuôi và việc áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Một điều dễ nhận thấy là việc sả
n xuất của người
dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số không những thiếu sự ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất mà các điều kiện để sản xuất cũng vô cùng bấp bênh: sản xuất trên đất
dốc, điều kiện tưới tiêu hoàn toàn trông chờ vào thiên nhiên là chính, hệ thống kênh
Ngành Cả nước Đông Bắc Tây Bắc
Tổng giá trị 100% 100% 100%
- Nông nghiệp 78,5% 80,3% 76,0%
- Lâm nghiệp 4,1% 16,0% 22,0%
- Thủy sản 17,3% 3,7% 1,3%

- 24 -
rạch và mương máng cho tưới tiêu tương đối ít và chủ yếu ở những vùng trũng. Vì thế
năng suất và sản lượng thu hoạch khá bếp bênh.
Ngoài lúa là cây trồng chủ đạo thì trong những năm gần đây khu vực miền
núi phía Bắc đã tập trung mạnh vào việc thâm canh tăng vụ. Cây trồng truyền
thống của khu vực miền núi phía Bắc từ lâu luôn là ngô và sắn. Hiện nay, có
điều kiện cải thiện tình hình
đất trồng và thời vụ mà cả diện tích và sản lượng

đều tăng lên đáng kể, góp phần rất lớn không chỉ vào việc cứu đói cho bà con
vùng dân tộc thiểu số mà còn tham gia vào việc làm kinh tế phụ cho gia đình.
Khoai lang được sử dụng đầu tư cho chăn nuôi, đậu tương được đưa vào làm các
nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình và thường là nguồn thức ăn chủ yếu và duy
nhất củ
a những khu vực miền núi đặc biệt khó khăn.
Để tận dụng diện tích đất bị bỏ phí và đất trên đất dốc, người dân đã biết
trồng thêm các loại cây ăn quả ưa địa hình và điều kiện khí hậu. Mận, lê, đào là
những cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc và trở thành
sản phẩm mang đặc trưng của vùng miền Bắ
c so với cả nước. Trong những năm
gần đây, nhiều cây ăn quả đã trở thành hàng hóa đem ra thị trường bên ngoài
tiêu thụ và mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân. Tuy nhiên, do
thiếu kỹ thuật và điều kiện để nhân rộng và phát triển, nên thu nhập từ cây ăn
quả đem lại cho người dân địa phương không nhiều và chủ yếu là lợi nhuận
thuộc về những ngườ
i kinh doanh, các đại lý ở thành phố và huyện lỵ.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa chuyển dịch mạnh theo
hướng sản xuất hàng hóa: chủ yếu vẫn là cây lương thực; cây ăn quả tăng nhanh
nhưng chỉ nhiều ở Đông Bắc và chưa tương xứng với tiềm năng. Năng suất các
cây trồng có tăng nhưng đều thấp hơn nhiều so với mức bình quân của c
ả nước.
Trình độ cơ giới hóa Nông nghiệp thấp, diện tích cây hàng năm được cày bừa
bằng máy mới chỉ có 7,3% - 20,7%.
b. Chăn nuôi:
Chăn nuôi đã có sự phát triển khá. Năm 2007, đàn trâu tăng 133%, đàn bò
tăng 150%, đàn lợn tăng 160% so với năm 1990. Mặc dù dịch bệnh ngày càng
bùng phát nhiều trong cả nước, nhưng số đàn gia súc ở miền núi phía Bắc vẫn tiếp
tục tăng. Nế
u năm 2000 ở Đông Bắc là 31602 ngàn con, thì đến năm 2007 đã lên

tới 41611 ngàn con. Tây Bắc năm 2000 là 5077 ngàn con, thì đến năm 2007 là
8328 ngàn con.

×