Tình Hình Tiêu Cực & Tích Cực Trong Khai Thác
Du Lịch Việt Nam
I.Chiến lược khai thác:
1.Mục Tiêu:
Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai
thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn
hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác,
hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ
của khu vực, phấn đấu sau năm 2012 du lịch Việt Nam được xếp vào
nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
2.Thị Trường:
Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông á - Thái
Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các
thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand và Đông Âu.
Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy
tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao
lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho
nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí,
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
3.Vùng Du Lịch Cần Được Phát Triển:
a) Vùng du lịch Bắc Bộ: Gồm các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh. Hà
Nội là trung tâm của vùng và của địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Hà
Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du
lịch văn hóa, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ
dưỡng.
b) Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình
đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động
lực tăng trưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Sản
phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng
biển, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, di sản văn hoá thế
giới.
c) Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Gồm các tỉnh từ Kon Tum
đến Cà Mau với hai vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trung tâm
của vùng là thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn tăng trưởng du lịch là:
thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh -
Cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu -
Phan Thiết. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan,
nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế mạnh du lịch của dải ven biển
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng
bằng châu thổ sông Cửu Long.
Phát triển du lịch ở các vùng, các địa bàn trọng điểm du lịch, cần phải
xuất phát từ điều kiện, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa
phương và lợi thế về du lịch của từng vùng nhằm khai thác tốt nhất tiềm
năng của cả nước để phát triển du lịch.
II.Mặt Tích Cực:
a).Du Lịch Huế:
Mỗi năm, thành phố Huế đều tổ chức festival với nhiều hoạt động văn
hóa hấp dẫn như lễ hội ẩm thực, hoa cây cảnh, lễ hội thả diều nghệ thuật
và trình diễn áo dài, thời trang. Năm nay, festival Huế sẽ được tổ chức từ
ngày 30/4 tới 3/5.
Huế là thành phố tràn ngập cây xanh với không khí thanh bình, yên tĩnh
nhưng cũng không kém phần nhộn nhịp, đông đúc. Khắp thành phố vẫn
lưu giữ được những lăng tẩm, đền đài và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài
trăm năm tuổi.
Nếu đã có dịp tới thăm thành phố Huế mộng mơ, mời bạn chia sẻ với các
độc giả cách thức di chuyển, những điểm vui chơi và các món ăn ngon
thú vị ở đây.
1. Phương tiện đi lại
- Từ Hà Nội tới Huế: có đường bay của Vietnam Airlines.
- Từ TP HCM tới Huế: cả Vietnam Airline và Jetstar Pacific đều có đường
bay.
- Ngoài ra bạn có thể đi tàu hoặc giường nằm chất lượng cao.
2. Khách sạn và nơi nghỉ tại Huế
- Bạn có thể đến khu vực đường Lê Lợi, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt,
Nguyễn Tri Phương, Hùng Vương, là những tuyến phố trung tâm để tìm
khách sạn. Giá cả cho một phòng đôi ở Huế là từ 200.000 đồng trở lên,
tùy loại và tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.
3. Địa chỉ ăn uống và vui chơi khi Du Lich Hue
- Khi tới Huế, bạn có thể thuê xe máy với giá từ 80.000 đồng tới 120.000
đồng để đi khám phá Kinh thành cổ và nhiều điểm tham quan quanh
thành phố. Những địa điểm du lịch xa như chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức,
Minh Mạng, Khải Định... chỉ cách khu phố trung tâm từ 5 km tới 15 km
nên việc đi lại trong ngày khá tiện.
- Ngoài xe máy, bạn có thể đi xe xích lô vòng quanh Đại Nội và khu
Hoàng thành Huế. Giá xích lô rẻ và các bác lái xe ở đây thường nhiệt tình
giới thiệu về những địa điểm du lịch và các cửa hiệu, quán ăn nổi tiếng.
- Nếu không có điều kiện đi biển Lăng Cô cách Huế gần 70 km, bạn có
thể tới biển Thuận An, cách thành phố Huế 12 km. Đây là bãi biển hoang
sơ, nước trong xanh, cát trắng và sạch. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể
thuê xe ôm hoặc đi xe buýt với giá 6.000 đồng tới gần bãi biển, sau đó đi
bộ khoảng 10 phút là ra tới biển.
Du Lich Hue
Trên đường từ biển Thuận An về thành phố, bạn ghé vào cồn Hến ăn cơm
hến và dạo bước trên con đường Hàn Mặc Tử ở phường Vĩ Dạ thơ mộng.
Buổi chiều trong mát, ngồi ngắm cảnh sông Hương từ quán cà