Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Báo cáo kiến tập tổng hợp công ty cổ phần Nam Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.14 KB, 51 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, với xu thế phát triển của quá trình hội nhập khu
vực và thế giới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đã làm cho tính chất cạnh tranh
của nền kinh tế thị trường đang ở đỉnh cao của sự phát triển. Trong bối cảnh ấy,
sự hình thành các khu công nghiệp ở khắp mọi miền đất nước đã tạo ra một diện
mạo mới cho nền kinh tế nước ta. Đặc biệt, khi nước ta mới gia nhập vào tổ chức
thương mại quốc tế (WTO) đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ
hội và thách thức mới.
Hiện nay, trong cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh
tế, các doanh nghiệp đều đứng trước những thử thách to lớn, đòi hỏi phải luôn tự
đổi mới mình và phát huy những ưu điểm của ngành nghề kinh doanh. Công ty
Cổ phần Nam Sơn là một công ty đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực chế
biến vật liệu xây dựng. Đồng thời công ty đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm qua, công ty Cổ phần Nam Sơn đã có những nổ lực đáng
kể thể hiện vai trò trách nhiệm của mình đối với nền kinh tế tỉnh nhà nói chung và
bản thân công ty nói riêng. Ban Lãnh đạo công ty đã nổ lực tìm kiếm những giải
pháp tối ưu, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty luôn quan tâm
đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm và mẫu mã đẹp phong phú đa dạng, chất
lượng sản phẩm cao nhưng với một chi phí sản xuất thấp nhất.Vì vậy, việc phấn
đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của công ty, nhằm đảm bảo vị trí của mình trên thị trường
trong nước.
Do đó, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Vì nó là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá trình độ quản lý sản xuất
và chất lượng sản xuất kinh doanh của công ty. Nó là công cụ giúp các nhà quản
1
lý nắm bắt tình hình tài chính cũng như các khoản mục chi phí, nhằm tìm ra biện
pháp tối ưu để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Với mục đích tìm hiểu, làm quen với tình hình thực tế tại công ty Cổ phần


Nam Sơn; đồng thời vận dụng những kiến thức cơ bản đã học, Em chọn đề tài:
“Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần
Nam Sơn” làm điểm thực tế và viết báo cáo này.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung Báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về công ty Cổ Phần Nam Sơn.
Phần 2: Thực hành về ghi sổ kế toán.
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại công ty và
các hình thức kế toán còn lại.
Qua thời gian tiếp cận thực tế tương đối ngắn, kiến thức còn hạn chế nên bài
làm của em còn có nhiều thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo và hướng dẫn của Thầy,
Cô và các cô, chú trong Phòng Kế toán của công ty Cổ phần Nam Sơn để bài Báo
cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Lê Thị Mỹ
Kim và các cô, chú trong Phòng Kế toán đã giúp em trong đợt thực tập này.
Quảng Nam, ngày 12 tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lưu Thị Hồng Sáu

2
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN NAM SƠN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ,
nhằm thay đổi quyền sở hữu, tăng cường trách nhiệm quản lý của nhà nước, nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Công ty Cổ phần Nam Sơn là một trong hai doanh
nghiệp đầu tiên của tỉnh Quảng Nam thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp. Để có
được một doanh nghiệp cổ phần hoá như hiện nay, đơn vị đã trải qua nhiều chặng
đường phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Có thể khái quát
như sau:
Công ty được thành lập vào ngày 17/06/1977, có tên gọi là “Hợp tác xã sản

xuất gạch ngói Nam Sơn” với 150 xã viên, chuyên sản xuất gạch ngói bằng thủ
công giản đơn. Lúc này, quy mô sản xuất của đơn vị còn nhỏ bé, trình độ kỹ thuật
lạc hậu. Chính vì vậy, sản lượng sản xuất ra còn rất thấp so với khả năng tiêu thụ,
thực tế hằng năm công ty đều thiếu hụt sản phẩm giao cho khách hàng.
Tháng 10/1978, Hợp tác xã chuyển đổi thành “Xí Nghiệp Hợp Doanh Sản
Xuất Gạch Ngói Nam Sơn”. Mặc dù có sự đầu tư của Nhà nước và bản thân công
ty nhưng đơn vị vẫn chưa cải tạo được quy mô sản xuất.
Ngày 27/03/1993, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam–Đà Nẵng (cũ) ký
Quyết định số 209/QĐ-UB về việc cho phép đổi tên “Xí Nghiệp Gạch Ngói Nam
Sơn” thành “Công Ty Sản xuất Vật liệu và Xây dựng Nam Sơn”, bổ sung thêm
nhiệm vụ xây dựng công trình giao thông nông thôn.
Ngày 02/04/1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 88/QĐ-TTg về
việc phê duyệt danh sách các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh Quảng Nam để
thực hiện cổ phần hoá, trong đó có công ty Sản xuất Vật liệu và Xây dựng Nam
Sơn.
3
Ngày 21/07/1999, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam có Quyết định số
2212/QĐ-UB về việc chọn doanh nghiệp Nhà nước, công ty Sản xuất Vật liệu và
Xây dựng Nam Sơn để thực hiện cổ phần hoá.
Ngày 08/05/2000, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ra Quyết định số 2695
QĐ-UB chính thức công nhận công ty là công ty cổ phần.
Tên Công ty: Công Ty Cổ phần Nam Sơn
Tên giao dịch quốc tế: Nam Sơn Joint – Stock Company
Tên viết tắt: NASOSCO
Trụ sở chính: Hương An - Quế Sơn - Quảng Nam.
Điện thoại: (0510)3886501
Số tài khoản: 56210000000060 Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Nam
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh gạch - vật liệu xây dựng, xây
dựng giao thông nông thôn.
Từ khi thành lập đến nay, công ty Cổ phần Nam Sơn có những bước phát

triển đáng kể được thể hiện như sau:
Về tình hình lao động của công ty cụ thể như sau: năm 2007 là 140 lao động,
đến năm 2008 tăng 8 lao động tương ứng tăng 5,71%. Đến năm 2009 tăng đến 16
lao động tăng 10,81%. Từ những con số trên cho thấy được quy mô sản xuất của
công ty được mở rộng tương ứng với nguồn lao động được tăng thêm. Đây là một
nhân tố đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của công ty cũng như hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Về nguồn vốn, chủ yếu hình thành từ vốn điều lệ.
Nguồn vốn của công ty tăng đáng kể: Năm 2007 là 600 triệu đồng; năm
2008 là 1,2 tỷ ; năm 2009 là 2 tỷ.
Nguồn vốn là yếu tố không những quyết định sự tồn tại và phát triển của
công ty mà còn thể hiện khả năng và tiềm lực của công ty. Chính vì vậy công ty
4
luôn quan tâm đến việc đầu tư mở rộng quy mô đến việc sản xuất kinh doanh
ngày càng ổn định và phát triển.
Trải qua một chặng đường hơn 30 năm không ngừng phấn đấu và phát triển,
đặc biệt với sự nổ lực vươn lên của Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công
nhân viên đã đưa hợp tác xã sản xuất gạch ngói thô sơ thành một công ty Cổ phần
Nam Sơn có công nghệ tiên tiến , đội ngũ lao động ổn định, hoàn thành vượt mức
về số lượng, đạt chất lượng đẹp về mẫu mã giữ được uy tín trên thị trường, góp
phần vào sự phát triển của đất nước.
Sau đây là bảng kết quả kinh doanh của công ty qua các năm:
(Bảng 1: Bảng tóm tắt kết quả kinh doanh trong 3 năm)
ĐVT: (đồng)
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1 Doanh thu thuần 8.990.559.800 9.445.853.400 20.645.687.500
2 Lợi nhuận sau thuế 668.517.347 819.040.365 1.860.035.243
Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận từ năm 2007 đến 2008 tăng
22,52%. Từ năm 2008 đến 2009 tăng 127%. Chứng tỏ công ty kinh doanh ngày
càng có hiệu quả, đưa sản phẩm từng bước chiếm lĩnh thị trường và đóng góp vào

ngân sách Nhà nước.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
1.2.1. Chức năng:
- Công ty cổ phần Nam Sơn hoạt động độc lập trực thuộc Sở công nghiệp
Quảng Nam. Sản xuất các loại gạch xây dựng gồm: gạch thẻ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ;
nhận thầu xây dựng các công trình giao thông nông thôn.
- Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được phép nhập khẩu máy móc
thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn theo quy định của pháp
luật.
5
- Tổ chức bộ máy kinh doanh và nhân sự phù hợp.
- Ngoài ra còn có các chức năng khác do pháp luật quy định.
1.2.2. Nhiệm vụ:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề quy định.
- Bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
- Tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm phát triển vốn của công ty, góp phần
giải quyết việc làm cho người dân và thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
- Tuân thủ về chế độ hạch toán kế toán, thực hiện nghĩa vụ về thuế và các
nghĩa vụ khác theo quy định của Nhà nước.
- Chấp hành các quy định về tuyển dụng và quản lý lao động.
- Tuân thủ quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
1.3.1 Loại hình kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu:
- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty sản xuất ra các loại gạch: gạch
thẻ , gạch ống 4 lỗ, gạch ống 6 lỗ.
1.3.2 Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty:
- Thị trường đầu vào của công ty là tất cả các loại vật tư phục vụ cho quá
trình sản xuất, xây dựng của công ty như: than, đất, xi măng được mua trong
huyện và các huyện khác.

- Thị trường đầu ra là các sản phẩm của công ty làm được tiêu thụ rộng rãi
trong và ngoài tỉnh Quảng Nam.
1.3.3. Đặc điểm nguồn vốn kinh doanh của công ty:
Trong mỗi công ty, vốn là điều kiện không thể thiếu được để một công ty
hình thành và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô của nguồn
vốn phản ánh quy mô của công ty cũng như cơ hội mà công ty có thể khai thác
được. Nguồn vốn kinh doanh lớn là điều kiện để công ty đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị, mở rộng sản xuất, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng cả về số
6
lượng lẫn chất lượng. Vốn điều lệ của công ty hiện nay là 2 tỷ, trong đó tỷ lệ cổ
phần của Nhà nước là 0%, tỷ lệ cổ phần của người lao động trong công ty 100%.
Như vậy, nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn điều lệ, để gia tăng nguồn
vốn kinh doanh công ty đã tiến hành mở rộng nhiều sản phẩm đa dạng hơn.
1.3.4 Đặc điểm nguồn lực chủ yếu của công ty:
Tình hình lao động của công ty qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu
sau:
(Bảng 2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Người Người Người
±
%
±
%
Tổng số
Lao
động
140 148 164 8 5,71 16 10,81
Qua bảng số liệu ta thấy được nguồn lực lao động của công ty càng ngày

càng tăng. Bên cạnh đó, công ty đã tổ chức đào tạo cán bộ và công nhân viên có
trình độ tay nghề cao góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Quy mô sản
xuất được mở rộng nên số lượng lao động được tăng lên đáng kể.
1.3.5. Tài sản cố định:
Tình hình tài sản của công ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009 như sau:
(Bảng 3: Tình hình tài sản của Công ty qua các năm)
ĐVT: (Triệu Đồng)
Chỉ
tiêu
Năm So sánh
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị Giá trị Giá trị
±
%
±
%
Tài sản 10.056 10.248 10.271 192 1,91 23 0,22
Chỉ tiêu tài sản này phản ánh toàn bộ tài sản hiện thời của công ty và qua đó
ta có thể nhận định được quy mô và tiềm lực của công ty.
7
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công
ty:
Sơ đồ1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
Giải thích về quy trình công nghệ sản xuất:
- Công ty Cổ phần Nam Sơn sản xuất ra các loại gạch: gạch thẻ, gạch ống 4
lỗ, gạch 6 lỗ nên công nghệ sản xuất cũng phù hợp và đảm bảo. Nguyên liệu
chính dùng cho quá trình sản xuất là đất sét. Sản phẩm hoàn thành cần qua 2 giai
đoạn công nghệ chính:
- Khâu chế biến tạo hình bao gồm:
Khai thác và vận chuyển đất sét

Kho chứa đất
Nhà chứa đất để chế biến
Lao động thủ công
Máy cấp liên thùng
Băng tải
Máy cán thô
Kho thành phẩm
Lò nung Tuvnel
Sân chơi – nhà có mái
Máy cắt gạch
Máy đùn ép có hút chân không
Máy nhào hai trục
Băng tải
Máy cán mịn
8
+ Chế biến tạo hình bằng thủ công bán cơ khí: là khâu nhằm trang bị
thêm máy móc như máy nhào trộn, đùn ép có thể sản xuất gạch rỗng, gạch chất
lượng được cải tiến, chủng loại đa dạng nhưng độ rỗng còn hạn chế.
+ Chế biến tạo hình bằng thiết bị băng chuyền đùn ép có hút chân không.
Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, dự báo sẽ phát triển nhanh và lâu dài.
Về mặt kỹ thuật, công nghệ này cho phép chế biến các loại đất thô, có độ dẻo
thấp mà các thiết bị thông thường không thể chế biến được. Đất được chế biến kỹ,
nhưng khi tạo hình còn qua buồng lái chân không nên có độ nén cao, độ sít đặc
lớn, độ ẩm của gạch mộc thấp. Sản phẩm đa dạng theo khuôn, sau đó phơi tự
nhiên trong nhà chứa từ 5 – 7 ngày là đem nung.
+ Khâu nung: Lò nung tuy-nen là lò nung hiện đại, nó khắc phục được các
nhược điểm của lò nung thủ công, các sản phẩm đổ vỡ trong kho nung thấp khoản
1%, tiết kiệm được trên 2% nhiên liệu, giảm 15% nhân công lao động, sản phẩm
đạt loại A cao (đạt từ 98 – 99%).
+ Điều kiện sử dụng lò nung tuy-nen là phải có dây chuyền công nghệ hiện

đại và hoàn chỉnh. Sản phẩm phải được tạo hình bằng máy đùn ép chân không,
quy mô sản xuất lớn, sản phẩm ra vào liên tục. Lò nung tuy-nen vẫn sử dụng năng
lượng là than cám, tận dụng phần nhiều ở khâu đốt để đưa vào 1 buồng sấy khô
các bán thành phẩm, cứ như vậy sản phẩm liên tục được đưa vào và ra lò. Chu kỳ
của lò nung là 2 ngày công suất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện đầu tư.
9
Sơ đồ 2: Tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Nam Sơn
* Ghi chú:
Giải thích chức năng, nhiệm vụ của phòng ban:
* Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công
ty. Đại hội đồng cổ đồng được triệu tập định kỳ thường vào cuối năm 31/12 nhằm
giải quyết các công việc và hoạt động kinh doanh của công ty trong khuôn khổ
điều lệ, trừ khi có những thay đổi cần thiết phải thông qua các cổ đông thì mới
được triệu tập bất thường. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ:
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển của công ty và kế hoạch
kinh doanh hằng năm.
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soátHội đồng Quản Trị
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng
tổ chức
hành chính
Phòng
kinh tế
kế hoạch
Phòng kế
toán
Phân
xưởng sản

xuất
Tổ
sản xuất
Tổ
sản xuất
Tổ
sản xuất
10
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
- Bầu và bãi nhiệm các thành viên trong Hội đồng quản trị, thành viên trong
Ban kiểm soát.
- Hội đồng quản trị là cơ quan thường trực quản lý công ty, do Hội đồng cổ
đông bầu ra, nhiệm kỳ trong 5 năm, gồm 5 thành viên.
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển của công ty và kế hoạch
kinh doanh của công ty
* Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, do Hội đồng cổ đông bầu
ra, nhiệm kỳ 5 năm, gồm 5 thành viên. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ:
- Quyết định giá cổ phiếu và trái phiếu chào bán của công ty, định giá tài sản
góp vốn.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc và cán bộ quản
lý chủ chốt khác của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định
thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Quyết định mức cổ tức được trả hoặc xử lý các khoản lãi, lỗ phát sinh trong
quá trình kinh doanh.
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông.
- Ban hành giám sát việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật,
mức thu, chi tài chính và nội quy của công ty.
* Ban kiểm soát: Do Hội đồng cổ đông bầu ra, gồm có 3 thành viên.

Ban kiểm soát có nhiệm vụ sau:
- Kiểm soát các hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty.
- Giám sát các hành vi, vi phạm pháp luật hay Điều lệ của công ty, Hội đồng
quản trị và Giám đốc điều hành trong quá trình thi hành nhiệm vụ.
- Có quyền tìm hiểu tài liệu, số liệu, các thuyết minh liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
11
- Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường
xảy ra trong công ty, các ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của Hội đồng
quản trị.
- Tham gia các cuộc họp do Hội đồng quản trị tổ chức, có quyền kiến nghị
nhưng không tham gia biểu quyết. Trường hợp phát hiện những hành vi gây tổn
thất đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu
Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp bất thường.
- Trung thực, khách quan trong thi hành các chức trách, nhiệm vụ chính xác
của mình theo luật pháp của Nhà nước và theo Điều lệ công ty.
* Giám đốc công ty: Do Hội đồng quản trị bầu ra. Giám đốc có nhiệm vụ
sau:
- Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Căn cứ Quyết
định của Đại hội đồng cổ đông, của Hội đồng quản trị giám sát, điều hành thực
hiện.
- Kiến nghị phương án bố trí về cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công
ty, lựa chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó giám đốc, Kế
toán trưởng, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty (trừ các
chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức)
- Được quyền ký kết các hợp đồng tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc, giảm
lương, nâng lương, đối với các công nhân viên dưới quyền nếu được Hội đồng
quản trị phân cấp.
- Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng kinh tế, sổ sách, chứng từ kế toán của
công ty.

- Trình Hội đồng quản trị các báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu
trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị
và trước cổ đông.
12
* Các phòng ban chức năng: tham mưu cho Giám đốc đề xuất ý kiến trong
phạm vi mình phụ trách, là cơ quan chuyên môn tác nghiệp thực hiện các công
việc mang tính nghiệp vụ, trực tiếp tham gia công tác điều hành, quản lý công ty,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc và kết quả của công việc trong lĩnh vực phụ
trách.
* Phòng kinh tế kế hoạch: theo dõi điều hành mọi hoạt động dưới sự chỉ
đạo của Giám đốc, phòng kế hoạch cần nắm bắt thông tin về giá cả, nhu cầu mua,
bán hàng hoá, tổ chức kiểm tra hàng hoá lúc nhập và xuất kho nhằm đảm bảo
đúng số lượng và chất lượng
* Phòng tổ chức hành chính: đảm nhận công tác tổ chức quản lý mọi thủ
tục hành chính và nhân sự, tuyển chọn, đào tạo đáp ứng với nhu cầu điều kiện
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Phòng kế toán: tham mưu cho Giám đốc trong công việc kế toán, quản lý,
theo dõi sự biến động của toàn bộ tài sản và nguồn vốn của công ty.
1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần Nam Sơn.
Để phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, quy mô địa bàn hoạt động và phù
hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng, trình độ đội ngũ kế toán hiện có
của công ty. Do đó, công ty được hạch toán theo mô hình kế toán tập trung.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty có thể khái quát qua sơ đồ sau:
(Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty)
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ chức năng
13
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp

Kế toán
tiền gửi
ngân hàng
Kế toán vật tư,
công nợ, tài sản
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: phụ trách công tác kế toán chung, giám sát chỉ đạo trực
tiếp bộ máy kế toán trong công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động của bộ
phận kế toán. Kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính
của công ty, đồng thời có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, khoa học và
có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty, xác định hình thức kế toán
để áp dụng cho công ty mình.
- Kế toán tổng hợp: Đảm nhiệm việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm, đồng thời có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp số liệu kế toán từ các
bộ phận kế toán để lên báo cáo tài chính, cho toàn bộ công ty.
- Kế toán vật tư công nợ, tài sản: Theo dõi tình hình nhập xuất kho nguyên
vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng, thành phẩm… theo dõi tình hình biến động tăng
giảm tài sản cố định, định kỳ tính khấu hao tài sản cố định, theo dõi công nợ của
công ty.
- Kế toán ngân hàng: phụ trách chuyển trả tiền cho nhà cung cấp. Theo dõi
số dư tiền gửi ở ngân hàng, thời gian trả nợ vay và đối chiếu thường xuyên với
ngân hàng theo nghiệp vụ công ty giao, tính lương và các khoản trích theo lương.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:
Mỗi công ty sản xuất kinh doanh, để tiện lợi cho việc theo dõi các nghiệp vụ
kinh tế được chặt chẽ, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn được thuận tiện,
công ty phải lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp với trình độ kinh tế và cơ
cấu quản lý. Đối với công ty cổ phần Nam Sơn hình thức kế toán mà công ty này
lựa chọn áp dụng đó là hình thức “Nhật ký chung”.
(1) Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số

14
liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù
hợp.
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán cộng số liệu trên Sổ cái, lập
bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi
trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Sơ đồ 4: Sơ đồ hình thức “Nhật Ký Chung”
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
15
Chứng từ kế toán
PHẦN II
THỰC HÀNH GHI SỔ KẾ TOÁN VỀ CÔNG TÁC
HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1. Hình thức “ Nhật Ký Chung”
2.1.1 Tóm tắt trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: Công ty
Cổ phần Nam Sơn là một loại hình doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm của công ty
là gạch thẻ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ. Để lập kế hoạch và tổ chức tập hợp chi phí tính

giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần Nam Sơn một cách phù hợp, chính xác cần
nắm vững đặc điểm sau:
Chi phí sản xuất của công ty được phát sinh thường xuyên, liên tục trong
một quá trình sản xuất, quá trình tồn tại và phát triển. Do vậy, để phục vụ cho yêu
cầu quản lý, hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải hạch toán cho từng
tháng, từng năm, từng thời kỳ phù hợp với các kỳ báo cáo, những chi phí để tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh mới được coi là chi phí sản xuất, còn các chi
phí liên quan đến các hoạt động sản xuất khác như: chi phí hao hụt về nguyên vật
liệu ngoài định mức, lãi phải trả về các khoản vay quá hạn, thanh toán các khoản
tiền phạt do vi phạm hợp đồng sẽ không phải là chi phí sản xuất kinh doanh.
Giá thành sản phẩm là giai đoạn tiếp theo trên cơ sở số liệu của hạch toán chi
phí sản xuất, tập hợp theo từng đối tượng và khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Trên cơ sở đó kiểm tra và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành
theo từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm của công ty.
Do đặc điểm của công ty Cổ phần Nam Sơn trong cùng một quá trình sản
xuất, sử dụng cùng một lượng nguyên vật liệu, tiến hành trong một quá trình lao
động cho nên đã tạo ra nhóm sản phẩm cùng loại. Đối tượng tập hợp chi phí là
nhóm sản phẩm, đối tựợng tính giá thành là từng thứ sản phẩm. Do vậy, để tính
16
giá thành công ty đã quy định hệ số kinh tế kỹ thuật của các thứ sản phẩm thu
được.
Sản phẩm Công ty gồm 3 loại: gạch thẻ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ. Công ty đã tính
hệ số quy đổi cho từng sản phẩm như sau:
+ Gạch thẻ: Hệ số quy đổi là 1
+ Gạch 4 lỗ: Hệ số quy đổi là 0,9
+ Gạch 6 lỗ: Hệ số quy đổi là 1,35
Chi phí sản xuất bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung

2.1.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký Chung”.
Hằng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, công ty thường sử dụng các chứng từ
sau:
17
Đơn vị: Công Ty Cổ Phần Nam Sơn Mẫu số: 01-VT
Địa chỉ: Hương An - Quế Sơn - Quảng Nam Ban hành theo QĐ số: 999 - TC/QD/BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Dũng
Địa chỉ (bộ phận): Bộ phận sản xuất
Lý do xuất kho: Sản xuất sản phẩm
Xuất tại kho: Công ty Cổ phần Nam Sơn
STT
Tên vật tư, sản
phẩm

số
Đơn
vị tính
Số lượng
Đơn giá
(đồng/m
3
)
Thành tiền
(đồng)
Yêu
cầu
Thực

xuất
A B C D 1 2 3 4
01
Xuất đất sét
dùng để chế tạo
sản phẩm
m
3
7072,203 7072,203 38437,2 271.835.681
02 Xuất than dùng
để chế tạo sản
phẩm
kg
518.381 518.381 406,66 210.804.817
Tổng cộng
482.640.498
Tổng số tiền: Viết bằng chữ: Bốn trăm tám hai triệu sáu trăm bốn mươi
nghìn bốn trăm chín tám đồng y.
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
18
Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính và nhiên liệu, kế toán
phản ánh vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh:
Đơn vị: Công Ty Cổ phần Nam Sơn
Địa chỉ: Hương An - Quế Sơn - Quảng Nam
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài khoản: 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

ĐVT: (Đồng)
NTGS

Chứng từ
Diễn giải TKĐƯ
Ghi nợ tài khoản
Số
hiệu
Ngày
tháng
Tổng số tiền Tk 621
A B C D E 1 2
Số dư
đầu kỳ
Số phát
sinh trong
kỳ
31/12/2009
PXK
45
31/12/2009
Xuất kho
nguyên vật
liệu chính
152
271.835.681 271.835.681
31/12/2009
PXK
46
31/12/2009
Xuất kho
nguyên liệu
152

210.804.817 210.804.817
Cộng số
phát sinh
trong kỳ
482.640.498 482.640.498
Ghi có
TK 154
482.640.498
Số dư
cuối kỳ
482.640.498
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng
19
Đơn vị: Công ty Cổ Phần Nam Sơn
Địa chỉ: Hương An - Quế sơn - Quảng Nam
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
QUÝ IV NĂM 2009
S
T
T
Ghi có tài
khoản
Đối tượng
sử dụng
TK 334
Phải trả
người lao
động
TK 338 – phải trả, phải nộp khác

Tổng cộng
KPCĐ BHXH BHYT Cộng
1 TK 622 - Chi
phí nhân công
trực tiếp
351.758.720 7.035.176 45.112.725 6.015.030
58.162.931 409.921.711
I TK 627 – Chi
phí sản xuất
chung
28.907.563 578.151 4.128.075 550.410
5.256.636 34.164.199
Tổng cộng
380.666.283 7.613.327 49.240.80
0
6.565.440
63.419.567 444.085.910
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập sổ Kế toán trưởng
Đơn vị: Công Ty Cổ phần Nam Sơn
Địa chỉ: Hương An - Quế Sơn - Quảng Nam
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
QUÝ IV/2009
STT
Ghi có tài
khoản
Đối tượng
sử dụng
TK 152 TK 153 TK 142 TK 242
Giá hạch

toán
Giá thực tế
Giá hạch
toán
Giá thực
tế
112599000 2635400 4250000
Tổng cộng
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng
20
Đơn vị: Công ty Cổ Phần Nam Sơn
Địa chỉ: Hương An - Quế Sơn - Quảng Nam
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
TK : 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
ĐVT: (Đồng)
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Tài
khoản
đối ứng
Ghi nợ tài khoản
SH NT Tổng số tiền Tk 622
A B C D E 1 2
Số dư đầu
kỳ
Số phát sinh
trong kỳ
31.12.2009

BPBTL &
CKTTL
31.12.2009
Tiền lương
phải trả
CNTTSX
334 351.758.750 351.758.750
31.12.2009
BPBTL &
CKTTL
31.12.2009 Trích KPCĐ 3382 7.035.176 7.035.176
31.12.2009
BPBTL &
CKTTL
31.12.2009
Trích
BHXH
3383 45.112.725 45.112.725
31.12.2009
BPBTL &
CKTTL
31.12.2009
Trích
BHYT
3384 6.012.030 6.012.030
Cộng số
phát sinh
trong kỳ
409.921.711 409.921.711
Ghi có Tk

622
154 409.921.711
Số dư cuối
kỳ
409.921.711
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng
21

Đơn vị: Công Ty Cổ Phần Nam Sơn
Địa chỉ: Hương An - Quế Sơn - Quảng Nam
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
QUÝ IV/2009
S
T
T
Chỉ tiêu
Tỷ lệ
khấu hao
hoặc thời
gian sử
dụng
Nơi sử
dụng toàn
doanh
nghiệp
TK 627
chi phí sản
xuất chung
TK

641
TK 642
chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
1
I- Số khấu
hao trích
Quý trước
163.600520 20.432.175
2
II - Số khấu
hao TSCĐ
tăng trong quý
0 0
3
III - Số khấu
hao TSCĐ
giảm trong quý
0 0
4
IV - Số khấu
hao trích quý
này ( I + II + II)
163.600.520 20.432.175
Tổng cộng 163.600.520 20.432.175
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng
22

Đơn vị: Công ty Cổ phần Nam Sơn
Địa chỉ: Hương An - Quế Sơn - Quảng Nam
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài khoản: 627_ Chi phí sản xuất chung
ĐVT : (Đồng)
NTGS Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Ghi nợ tài khoản 627
SH NT
Tổng số
tiền
627 133
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong
kỳ
31/12/
2009
BPBTL
&
CKTTL
31/12/
2009
Tiền lương phải
trả cho nhân viên
phân xưởng
334 28.907.563 28.907.563
31/12/
2009

BPBTL
&
CKTTL
31/12/
2009
Trích KPCĐ 3382 578.151 578.151
31/12/
2009
BPBTL
&
CKTTL
31/12/
2009
Trích BHXH 3383 4.128.075 4.128.075
31/12/
2009
BPBTL
&
CKTTL
31/12/
2009
Trích BHYT 3384 550.410 550.410
31/12/
2009
BPBNL,
VL,CC,DC
31/12/
2009
Xuất kho VL,
CC, DC

152 112.599.000
112.599.000
31/12/
2009
BPBNL,
VL,CC,DC
31/12/
2009
Xuất kho CCDC
cho phân xưởng
153 2.635.400 2.635.400
31/12/
2009
BPBNL,
VL,CC,DC
31/12/
2009
Giá trị CCDC
phân bổ
142 4.250.000 4.250.000
31/12/
2009
BT&PB
KHTSCĐ
31/12/
2009
Trích KHTSCĐ
trong quý
214 163.600.520
163.600.520

31/12/
2009
BCL
31/12/
2009
Chi phí DN mua
ngoài tại phân
xưởng
112 44.304.370 40.276.700 4.027.670
31/12/
2009
BCL
31/12/
2009
Chi phí khác tại
phân xưởng sản
xuất
111 13.520.000 13.520.000
Cộng số phát sinh
trong kỳ
375.073.489
371.045.819 4.027.670
Ghi có TK 627 154
375.073.489
Số dư cuối
kỳ
375.073.48
9

Ngày 31 tháng 12 năm 2009

Người ghi sổ Kế toán trưởng
23
Đơn vị: Công Ty Cổ Phần Nam Sơn
Địa chỉ: Hương An - Quế Sơn - Quảng Nam
SỔ NHẬT K Ý CHUNG Trang số : 01
Tháng 12/2009 ĐVT: Đồng
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Đã
ghi sổ
cái
SốTT
dòng
Số hiệu
TKĐƯ
Số phát sinh
SH
NT Nợ Có
Trang trước
mang sang
31/12
PXK45
31/
12
Xuất kho
nguyên vật
liệu chính
R
1

2
621
152
271.835.681
271.835.681
31/12
PXK 46
31/
12
Xuất kho
nguyên vật
liệu chính
R
3
4
621
152
210.804.817
210.804.817
31/12
BPBTL
31/
12
Tiền lương PT
cho CNTTSX
R
5
6
622
334

351.758.780 351.758.780
31/12
BPBTL
31/
12
Trích BHXH,
BHYT,KPCĐ
R
7
8
622
338
58.162.931 58.162.931
31/12
BPBTL
31/
12
Tiền lương
phải trả cho
NVPX
R
9
10
627
334
28.907.563 28.907.563
31/12
BPBTL
31/
12

Trích BHXH,
BHYT, KPCĐ
R
11
12
627
338
5.256.636 5.256.636
31/12 BPB,
NVL,
CC
31/
12
Xuất kho
nhiên liệu
chạy máy
R
13
14
627
152
112.599.000 11.599.000
31/12
BPB,
NVL,
CC
31/
12
Xuất kho, CC,
DC Cho phân

xưởng
R
15
16
627
153
2.635.400 2.635.400
31/12
BPB,
NVL,CC
31/
12
Giá trị CC,
DC, phân bổ
R
17
18
627
142
4.250.000 4.250.000
….
… …
…. … …
… …
31/12
31/
12
K/c chi phí
nguyên vật
liệu trực tiếp

R
23
24
621
154
482.640.498 482.640.498
31/12
31/
12
K/c chi phí
nhân công
trực tiếp
R
25
26
622
154
409.921.711 409.921.711
31/12
31/
12
K/c chi phí sx
chung
R
27
28
627
154
371.045.819 371.045.819
Giá thành sp

hoàn thành
nhập kho
R
29
30
154
155
1.260.804.459 1.260.804.459
Cộng phát sinh
1.260.804.459
24
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT PHÁT SINH
QUÝ IV/2009
ĐVT: (Đồng)
STT Nội dung chính Số tiền
1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu chính
- Chi phí nhiên liệu
482.640.498
271.835.681
210.804.817
2 Chi phí nhân công trực tiếp 409.921.711
3 Chi phí sản xuất chung 371.045.819
Tổng cộng 1.293.608.028
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
THEO SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM QUY ĐỔI
QUÝ IV NĂM 2009
SỐ LƯỢNG:

Khoản mục
gia thành
Giá trị spdd
đầu kỳ
Chi phí
sản xuất phát
sinh trong kỳ
Giá tri spdd
cuối kỳ
Tổng giá
thành sản
phẩm
Giá thành
đơn vị sản
phẩm
1. Chi phí
NVL trực
tiếp
21.127.248 482.640.498 22.535.514 481.232.233 104,356
2. Chi phí
NCTT
11.526.848 409.921.711 12.260.271 409.188.288 88,733
3. Chi phí
sản xuất
chung
10.435.719 371.045819 11.097.599 370.383.939 80,318
Tổng cộng 43.089.815
1.263.608.02
8
458.933.844 1.260.804.459 273,407

25

×