Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Báo cáo kiến tập công ty cổ phần thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.89 KB, 60 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
MỤC LỤC
Mục lục 01
Danh mục chữ viết tắt 03
Danh mục bảng biểu 04
Lời mở đầu 05
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 07
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 07
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 11
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 12
1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ 12
1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty 12
1.3.3. Vốn kinh doanh của Công ty 14
1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty 14
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty 15
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 15
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 17
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty 18
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty 18
1.5.2. Bộ máy kế toán của Công ty 18
1.5.3. Hình thức kế toán Công ty áp dụng 20
PHẦN 2: THỰC HÀNH GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 23
2.1. Hình thức kế toán và trình tự ghi sổ tại Công ty 23
2.1.1. Các loại sổ kế toán 23
2.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty 24
2.2. Tổ chức ghi sổ tổng hợp 25
2.2.1. Ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ 26
2.2.2. Các hình thức ghi sổ khác: Nhật ký – Sổ Cái, Nhật ký chung 39
2.3. Quy trình kế toán máy 46
Trang 1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim


PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY 48
3.1. Công tác kế toán tại công ty 48
3.2. Nhận xét đánh giá khái quát về hình thức kế toán Công ty đang áp
dụng và một số kiến nghị 49
3.3. Nhận xét hình thức kế toán khác 50
Lời kết 53
Tài liệu tham khảo 54
Trang 2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SỐ HIỆU TÊN SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TRANG
Bảng 1.1
Sơ đồ 1.1
Kết quả kinh doanh năm 2008 – 2009
Quy trình chế biến tôm sú vỏ lặt đầu cấp đông Block
11
15
Trang 3
CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
C.ty
CPCT
CPVC
CTGS
ĐVT
KD - XNK
KT
NK
NSNN

PXSX

QLCL
STTD
TCHC
TCKT
TSCĐ
UB
UBND
XK
XNK
Công ty
Chi phí chạy thử
Chi phí vận chuyển
Chứng từ ghi sổ
Đơn vị tính
Kinh doanh –Xuất nhập khẩu
Kế toán
Nhập khẩu
Ngân sách nhà nước
Phân xưởng sản xuất
Quyết định
Quản lý chất lượng
Số thứ tự dòng
Tổ chức hành chính
Tài chính kế toán
Tài sản cố định
Ủy ban
Ủy ban nhân dân
Xuất khẩu

Xuất nhập khẩu
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ 1.3
Sơ đồ 1.4
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ tổ chức quản lý
Sơ đồ bộ máy kế toán
Quy trình hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Quy trình hạch toán theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái
Quy trình hạch toán theo hình thức Nhật ký chung
Quy trình hạch toán theo hình thức Kế toán máy
17
19
20
40
42
47
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một
doanh nghiệp nào cũng cần phải có ba yếu tố. Đó là: con người, tư liệu lao
động, và đối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của
chủ sở hữu.Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương
Trang 4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Nó là
một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó Tài sản cố định
là một trong những bộ phận quan trọng nhất.

Đối với các doanh nghiệp thì Tài sản cố định được sử dụng rất phong
phú, đa dạng và có giá trị lớn. Chi phí cố định chiếm một phần không nhỏ
trong giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán sản phẩm cũng như
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Vì vậy, việc sử dụng chúng sao cho có
hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn. Tài sản cố định nếu được sử dụng đúng
mục đích, phát huy được năng suất làm việc kết hợp với công tác quản lý sử
dụng Tài sản cố định,… được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả
thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số lượng lẫn chất
lượng sản phẩm sản xuất. Từ đó, Doanh nghệp sẽ thưc hiện được mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận của mình.
Tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ hợp lý công suất của Tài sản cố định
sẽ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn nhanh để tái sản xuất và không
ngừng đổi mới Tài sản cố định.Đó là những mục tiêu quan trọng khi đưa Tài
sản cố định vào sử dụng.
Trong thực tế ở Việt Nam hiện nay, không những trong các doanh
nghiệp Nhà nước mà trong các doanh nghệp tư nhân mặc dù đã nhận thức
được tác dụng của Tài sản cố định đối với quá trình sản xuất kinh doanh
nhưng đa số vẫn chưa có kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầu tư đồng bộ
và chủ động. Chính vì vậy, Tài sản cố định sử dụng một cách lãng phí, chưa
phát huy được hiệu quả, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được điều này, sau một thời gian kiến tập thực tế bổ ích tại
Công ty Cổ phần Thực phẩm -XNK Lam Sơn, em đã hoàn thành báo cáo thực
tập tổng hợp với phần hành: ”Tài sản cố định”.Với ba phần chính, Báo cáo
tổng hợp lần lượt trình bày những vấn đề sau :
Trang 5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Thực phẩm
-XNK Lam Sơn
Phần 2: Thực hành ghi sổ kế toán
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại

Công ty và các hình thức còn lại.
Bảng báo cáo là chuyến đi thực tế đầu tiên nên không tránh khỏi
những sai sót. Với mong muốn hoàn thiện hơn kiến thức đã học, em rất mong
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS Lê Thị Mỹ
Kim – giảng viên trường Đại học Quy Nhơn, cùng các anh chị phòng kế toán
nói riêng và các phòng ban khác trong Công ty đã giúp em hoàn thành bài
thực tập này!
Quy Nhơn, ngày 29 tháng 07 năm 2010
SV thực hiện
Nguyễn Thị Phương Thanh
Phần 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM - XNK LAM SƠN FIMEXCO
Trang 6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
1.1 . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY :
1.1.1 Tên công ty:
Công ty Cổ phần Thực phẩm -XNK Lam Sơn Fimexco.
1.1.2 Địa chỉ công ty:
- Tên giao dịch : LAM SƠN FIMEXCO.
- Địa chỉ trụ sở chính : Đường Tây Sơn, Phường Quang Trung,TP Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Điện thoại : 0563 847 428 - Fax : 0563 846 747.
- Mã số thuế : 4100259626
- Email :
- Website :
- Đơn vị chủ quản : Văn phòng tỉnh ủy Bình Định
- Đơn vị trực thuộc : Xí nghiệp khai thác chế biến nông-lâm-khoáng sản
XK tại An Nhơn.

- Vốn điều lệ : 16 tỷ đồng
1.1.3 Thời điểm thành lập và các mốc thời gian quan trọng:
- Tiền thân của công ty Cổ phần Thực phẩm-XNK Lam Sơn là nhà máy
súc sản được xây dựng năm 1989 tại khu vực 4, phường Quang Trung,TP
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với sự đồng ý của UBND tỉnh Bình Định.Nhà máy
được đầu tư xây dựng thông qua việc tiến hành kí kết liên doanh giữa hai đơn
vị là Liên Hiệp XNK Bình Định và Ngân hàng Ngoại Thương Quy Nhơn.
- Đầu năm 1990, theo quyết định số 475/QĐ_UB ngày 7/5/1990 của
UBND tỉnh Bình Định về việc thành lập xí nghiệp Liên doanh chế biến súc
sản đông lạnh XK Bình Định .
- Năm 1991, xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm chế biến đông lạnh(thịt lợn, thịt bò…)để
xuất bán sang thị trường các nước Đông Âu(chủ yếu là Liên Bang Nga).
Trang 7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
- Đến năm 1992, những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội,…ở Liên
Xô nói riêng và các nước Đông Âu nói chung đã làm cho thị trường biến động
dẫn đến việc tiêu thụ các mặt hàng súc sản đông lạnh của công ty bị bế tắc.
Mặc khác, lúc này Liên hiệp XNK Bình Định đang chuẩn bị giải thể, còn
Ngân hàng Ngoại Thương xin rút vốn liên doanh.Công ty đứng trước nguy cơ
giải thể,do đó ban tài chính quản trị tinh ủy Bình Định đã đứng ra tiếp nhận
cơ sở tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Ngày 7/12/1993,UBND tỉnh Bình Định đã kí quyết định số 413/QĐ-
UB về việc thành lập doanh nghiệp của Đảng-Xí nghiệp liên doanh chế biến
súc sản đông lạnh XNK Bình Định và được đổi tên thành công ty Thực phẩm
-XNK Lam Sơn (gọi tắt là Lam Sơn Fimexco).
- Ngày 28/09/2006, UBND tỉnh đã kí quyết định số 688/QĐ_UBND về
việc chuyển đổi Công ty Thực phẩm -XNK Lam Sơn thành Công ty TNHH
Thực phẩm -XNK Lam Sơn trực thuộc văn phòng tỉnh ủy.
- Ngày 16/7/2009,Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt phương

án cổ phần hóa công ty TNHH Thực phẩm XNK Lam Sơn.Trong đó, tổng giá
trị doanh nghiệp để cổ phần hóa hơn 43,6 tỉ đồng.Vốn điều lệ của công ty tại
thời điểm cổ phần hóa là 16 tỉ đồng. Đồng thời sẽ có 1,6 triệu cổ phần phát
hành lần đầu,mệnh giá mỗi cổ phần là 10 000 đồng, trong đó cổ phần nhà
nước còn nắm giữ chiếm 35%, cổ phần ưu đãi cho người lao động chiếm
6,74%, cổ phần bán đáu giá bên ngoài chiếm 58,26%.
Như vậy bắt đầu từ tháng 1/2010, Công ty TNHH Thực phẩm -XNK
Lam Sơn đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn .
Mọi sự khởi đầu của thành công hầu hết đều bắt đầu từ khó khăn và
thử thách.Công ty đi vào hoạt động với số vốn ban đầu 7 tỷ đồng, thời gian
đầu công ty đã không thuận lợi trong khâu thu mua nguyên liệu và chế biến
sản phẩm,thị trường tiêu thụ còn hạn chế…Nhờ sự chỉ đạo và quan tâm kịp
thời của UBND, các ban ngành,công ty đã nổ lực không ngừng và vượt qua
Trang 8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
khó khăn. Ban đầu ngành kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất, chế
biến hàng hải sản, súc sản, nông sản,…để XK và kinh doanh hàng NK
như:thiết bị, nguyên liệu và vật tư phục vụ sản xuất, phương tiện giao thông
vận tải(ô tô, xe gắn máy và các loại phụ tùng khác), vật liệu xây dựng trang trí
nội thất,hàng hóa tiêu dùng thiết yếu,…để tiêu dùng trong nước.Hiện nay, mặt
hàng sản xuất chủ yếu của công ty là chế biến hải sản đông lạnh XK như: tôm
sú vỏ lặt đầu rút gân, tôm sắt thịt, tôm sú nguyên con, tôm thẻ đông IQF,…
- Sau gần 10 năm hoạt động, trải qua nhiều biến động thăng trầm, Công
ty đã thực sự đứng vững trên thị trường, kinh doanh hiệu quả, giải quyết vấn
đề việc làm, cải thiện đời sống cho người dân trong tỉnh nói riêng và ngoài
tỉnh nói chung; với máy móc thiết bị hiện đại theo dây chuyền công nghệ
NIPON của Nhật đã giúp cho các sản phẩm của công ty đều đạt tiêu chuẩn
quốc tế và được phép xuất sang thị trường các nước EU, giúp mở rộng thị
trường…Ngoài ra, công ty còn có một đơn vị trực thuộc là xí nghiệp khai thác
chế biến nông lâm khoáng sản tại Nhơn Hòa-An Nhơn-Bình Định, khai thác

kinh doanh đá granit. Nhìn chung quy mô công ty đang được mở rộng, tăng
sức cạnh tranh cả thị trường trong nước và quốc tế, kinh doanh đạt hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng của công ty:
Hiện nay trụ sở công ty đặt tại phường Quang Trung, TP Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định.Mặt bằng sản xuất là 24.481m
2
. Công ty nằm trên một diện
tích khá rộng và thông thoáng.Trong đó, gồm các phân xưởng sản xuất hải
sản đông lạnh XK và các trang thiết bị chế biến :
+ Dãy nhà làm việc 2 tầng
+ 2 phân xưởng chế biến hải sản đông lạnh XK, mỗi phân xưởng
chia thành nhiều ngăn có hệ thống điện nước đầy đủ.
+ 2 kho lạnh bảo quản sản phẩm
+ 2 nhà ăn cho công nhân khi nghỉ giữa ca
+ 1 kho chứa nguyên liệu
Trang 9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
+ 1 dãy nhà kho
+ 1 bể nước dùng cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho công ty
+ 1 tháp chứa nước
+ 1 lò hơi dùng để hấp hải sản
+ 3 nhà vệ sinh cho cán bộ và công nhân
+ 1 sân phơi rộng rãi với diện tích 4850.3m
2
+ 1 trạm biến áp và 1 máy phát điện riêng
+ 1 hệ thống hầm ngầm dùng để xử lý nước thải bằng phương
pháp kị khí.
+ 2 hầm đông gió
+ 4 tủ đông tiếp xúc công suất 500-1000kg/mẻ/2 giờ
+ 1 băng chuyền IQF công suất 250kg/giờ

` + 1 máy rửa và phân cỡ công suất 1.5 tấn/giờ
+ 1 máy đóng gói chân không
1.1.4 Quy mô hiện tại của công ty :
Doanh nghiệp hạng 2
1.1.5 Kết quả kinh doanh và đóng góp của công ty qua các năm:
Trong những năm qua, công ty đã từng bước vượt qua khó khăn và
vươn lên hoạt động hiệu quả thể hiện ở bảng kết quả sau :

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh 2008-2009
ĐVT : 1.000đ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Trang 10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
± %
Tổng doanh thu 90.520.279 89.683.262 - 837.017 99,08%
Tổng chi phí 89.720.010 88.733.010 - 987.000 98,9%
Tổng lợi nhuận 800.269 950.252 + 149.983 118,74%
Nộp vào NSNN 650.000 850.000 + 200.000 130,77%
(Nguồn : Phòng TCKT)
Phân tích một cách khái quát bảng trên ta thấy năm 2009 so với 2008 thì:
tổng doanh thu giảm 837.017.000đ chỉ đạt 99,08%; tuy nhiên chi phí giảm
987.000.000đ đạt 98,9%. Điều này cho thấy, mặc dù tổng doanh thu của năm
2009 giảm so với 2008, nhưng C.ty đã tiết kiệm được chi phí và làm cho lợi
nhuận năm 2009 tăng 149.983.000đ đạt 118,74%. Với kết quả như vậy, có thể
kết luận tình hình SXKD của C.ty khá khả quan. Đồng thời với sự gia tăng
KQKD, đóng góp vào NSNN cũng tăng 200.000.000 đạt 130,77%.
1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY:
Mỗi doanh nghiệp tồn tại dù lớn hay nhỏ đều gắn liền với những chức
năng, nhiệm vụ cụ thể. Với cơ chế thị trường hiện nay, công ty đã trở thành
một doanh nghiệp của Đảng, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh

doanh của mình. Ngoài mục tiêu phục vụ chính trị, mục tiêu bao trùm là hoạt
động sản xuât kinh doanh sao cho có lãi,cố gắng làm sao đưa con số lợi nhuận
tăng lên tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh nhà trước mắt cũng như lâu dài để
tự cân đối hoạt động và tiến tới khấu trừ nguồn ngân sách do nhà nước cấp.
Đảm bảo nghĩa vụ đối với nhà nước và các quy định của pháp luật.
1.2.1 Nhiệm vụ :
• Xác định đúng đắn nhu cầu mặt hàng đông lạnh XK trên thị trường.
• Tìm mọi biện pháp để nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm bán ra
để tăng doanh thu của Công ty.
• Lập kế hoạch nguồn vốn, mở rộng nguồn nguyên liệu, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động địa
phương.
Trang 11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
1.2.2 Chức năng :
• Chế biến các mặt hàng đông lạnh XK để nâng cao kim ngạch sản xuất.
• Khai thác và sử dụng triệt để thế mạnh của địa phương, đặc biệt là
nguồn nguyên liệu và lao động.
• Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh
doanh, mô hình sản xuất kiểu mẫu của ngành chế biến, nhất là chế biến thủy
sản đông lạnh XK. Đẩy mạnh và phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hợp lí
hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
• Hướng dẫn kĩ thuật cho những người nuôi trồng thủy sản, giải quyết
việc làm.
• Nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng, giao thông vân tải, nông cụ.
1.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY:
1.3.1 Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà công
ty đang kinh doanh:
 Loại hình kinh doanh : sản xuất thực phẩm XK, NK máy móc thiết bị

xây dựng, giao thông vận tải, máy nông cụ, hàng tiêu dùng thiết yếu ,…
 Các loại hàng hóa,dịch vụ chủ yếu : Hàng đông lạnh (tôm,cá,mực,…)
1.3.2 Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty:
1.3.2.1 Thị trường đầu vào :
Chủ yếu là ở trong tỉnh, gồm các huyện như : Tuy Phước (Phước Thuận,
Phước Sơn, Phước Hòa), Phù Mỹ (Mỹ Hòa, Mỹ Chánh),Phù Cát(Cát Tiến,
Cát Chánh), Hoài Nhơn, Quy Nhơn ( phường Đống Đa, phường Nhơn Bình,
Nhơn Hội). Ngoài ra, thị trường đầu vào của Công ty còn ở ngoài tỉnh như:
huyện Sông Cầu - tỉnh Phú Yên, Sa Huỳnh - tỉnh Quảng Ngãi.
1.3.2.2 Thị trường đầu ra :
Trang 12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
Công ty chủ yếu làm ra sản phẩm để XK do đó thị trường chủ yếu là ngoài
nước, nội địa ít. Ngoài những thị trường quen thuộc từ trước như: Nhật, Úc,
Mỹ, Quốc,…công ty đang mở dần thị trường sang EU.Các mặt hàng chủ đạo
của công ty được Bộ Thủy Sản công nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, đủ điều kiện XK vào thị trường Châu Âu, đây là một thuận lợi lớn.Mỗi
thị trường đều có những thuận lợi và khó khăn khác nhau nên việc nắm bắt
khuynh hướng, yêu cầu từng thị trường không giống nhau.Cụ thể :
• Thị Trường Nhật Bản: Đây là thị trường khó tính,đòi hỏi chất lượng sản
phẩm cao nhất về độ tươi, mùi vị, tiêu chuẩn vi sinh, kháng sinh, thị trường
này cho phép logo, nhãn của nhà XK gắn lên sản phẩm thuận lợi việc quảng
bá sản phẩm. Hơn nữa, Nhật Bản là thị trường khó về uy tín, chất lượng, nhất
là thời gian giao hàng. Nếu mất uy tín với một lô hàng sẽ mất uy tín với tất cả
các khách hàng trong thị trường này.
• Thị trường Hàn Quốc : mua với số lượng ít, từng container và ghép nhiều
sản phẩm cùng container. Tuy nhiên, các quy định về mẫu mã, chủng loại,
bao bì ,…nhãn mác của hải quan Hàn Quốc rất khó và thường xuyên thay đổi.
• Thị trường Châu Âu : thị trường này không đòi hỏi về độ tươi, mùi vị như
các thi trường khác mà tiêu chuẩn vi sinh, kháng sinh là rất cao, thị trường

này đòi hỏi CODE EU tức tiêu chuẩn phần cứng,phần mềm của cộng đồng
Châu Âu theo hệ thống quản lý HACCP.Tiêu chuẩn phần cứng như: nhà
xưởng, dụng cụ làm việc, bảo hộ lao động,tuổi tác người lao động,…tiêu
chuẩn phần mềm như: hồ sơ theo dõi chất lượng lô hàng từ khâu nuôi trồng,
đánh bắt, vận chuyển, chế biến, đóng gói, bảo quản,…Thị trường này dù khó
về các tiêu chuẩn CODE EU nhưng sức mua ngày càng tăng chính là thuận
lợi để công ty xâm nhập, mở rộng thị trường.
Mỗi thị trường đều có những thuận lợi, khó khăn nhưng công ty đã kịp thời
nắm bắt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của từng thị trường, đảm bảo sản
phẩm luôn có sự thay đổi thích ứng cao nhất yêu cầu khách hàng.
Trang 13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
1.3.3 Vốn kinh doanh của công ty :
Tổng giá trị để cổ phần hoá hơn 43,6 tỉ đồng. Vốn điều lệ của C.ty tại thời
điểm cổ phần hoá là 16 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là
hơn 11,6 tỉ đồng và giá trị phát hành thêm là gần 4,4 tỉ đông. Sẽ có 1,6 triệu
cổ phần phát hành lần đầu, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó cổ
phần nhà nước còn nắm giữ chiếm 35% (5,6 tỉ đồng), cổ phần bán ưu đãi cho
người lao động chiếm 6,74% (1,079 tỉ đông), cổ phần bán đấu giá bên ngoài
chiếm 58,26% (9,321 tỉ đồng).
1.3.4 Đặc điểm của các nguồn lực chủ yếu của công ty :
 Lao động :
Theo số liệu năm 2009, Công ty hiện đang có đội ngũ lao động với hơn
300 công nhân lành nghề, trong đó:
- Công nhân sản xuất : 250 người
- Công nhân kỹ thuật : 55 người
- Cán bộ quản lý : 17 người
Cán bộ quản lý có trình độ đại học và sau đại học là khoảng 12 người
(chiếm 70,59%)
(Nguồn : Phòng TC-HC)

 Tài sản cố định :
Hệ thống Tài sản cố định của công ty theo số liệu năm 2009 bao gồm đất
sản xuất, nhà xưởng, máy móc thiết bị,…trong đó :
- Nhà xưởng trị giá : 5,1 tỉ đồng
- Máy móc thiết bị : 18,3 tỉ đồng
- Thiết bị dụng cụ quản lý : 216 triệu đồng
- Phương tiện vận tải : 1,9 tỉ đồng
- Đất : 2,6 tỷ đồng
(Nguồn : Phòng KT-TC)
Trang 14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
1.4 . ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC
QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY :
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty :
Công ty chế biến và XK hàng Thủy sản, Hải sản các loại :
- Tôm sú HLSO, HOSO, PD, PTO, Easy Peel, Nobashi, SushiEbi; cấp
đông lạnh : IQF, Block.
- Tôm sắt, Tôm thẻ HLSO, PD, PTO; cấp đông lạnh : IQF, Block.
- Tôm chì HSLO, PD; Cấp đông lạnh : IQF, Block.
- Mực các loại.
- Cá các loại.
Mặt hàng chủ yếu là tôm đông IQF và đông Block.
 Quy trình công nghệ sản xuất :
QUY TRÌNH CHẾ BIẾN TÔM SÚ VỎ LẶT ĐẦU CẤP ĐÔNG BLOCK
Sơ đồ 1.1:Quy trình chế biến tôm sú vỏ lặt đầu cấp đông Block
Diễn giải quy trình :
+ Nguyên vật liệu : Các nhà cung cấp nguyên vật liệu chuyển nguyên vật
liệu đến công ty sau khi đã kiểm tra cảnh quan, yêu cầu nguyên vật liệu có
màu sắc, độ trong tự nhiên, không có mùi lạ, đảm bảo độ tươi, không có tạp
chất bám vào.

Trang 15
Nguyên liệu Xử lý Lặt đầu
Xếp Tiền đông Cấp đôngPhân loại Cân tinh
Tiếp nhận
Ra đông Xuất
hàng
Vận
chuyển
Bảo quảnĐóng gói
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
+ Tiếp nhận : Nguyên vật liệu được chuyển bằng cầu trượt từ trên xe xuống
khu tiếp nhận của công ty, cho vào sọt và dùng nước dội sạch,tiếp nhận theo
cơ cấu đã dược tỷ lệ (số con/kg).
+ Xử lý : Sau khi tiếp nhận số lượng,nguyên vật liệu được đưa vào thùng có
chứa clorin để khử trùng và được chuyển vào khu chế biến.
+ Lặt đầu : yêu cầu công nhân thao tác phải nhanh và chính xác vị trí để
tránh hao hụt. Đồng thời, công đoạn này tôm luôn được trộn với đá lạnh để
bảo quản.
+ Phân cỡ : đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao và phân ra thành ba màu
cơ bản:màu nâu, màu xanh, màu đen và được bảo quản ở nhiệt độ 5
0
C±1.
+ Cân tịnh : tiến hành cân tịnh mỗi Block là 1,98kg để sau khi cấp đông dự
trữ đến lúc khách hàng kiểm tra lại thị trọng lượng phải đảm bảo ≥ 1,8kg.
+ Xếp khuôn : tùy theo cỡ tôm và yêu cầu của bên mua,công nhân phải xếp
trình tự tôm vào khay, phần đầu của tôm xếp ra phía ngoài theo chiều dài của
khay, phần đuôi quay về phía trong.
+ Tiền đông : Sau khi hoàn thành công đoạn xếp khuôn,khuôn tôm được
chiêm nước đá vào đến mức cho phép và được đưa vào tủ tiền đông, nhiệt độ
là 5

0
C.
+ Cấp đông : khi đã đủ số lượng thì số khay ở tiền đông được chuyển vào tủ
cấp và đậy nắp cẩn thận nhằm để tiếp xúc với bên làm lạnh và giữ được block
hàng.Thời gian cấp đông từ 2-3 giờ tùy thuộc vào công suất của máy và số
lượng mỗi lần cấp.
+ Ra đông : Trong thời gian quy địnhcho mỗi lần cấp đông,cán bộ quản lý
chất lượng kiểm tra mỗi khay ở vị trí trong tôm đạt từ -30
0
C đến -35
0
C thì
mới tiến hành tắt máy cho ra đông.
+ Đóng gói : Số lượng hàng chuyển từ tủ cấp đông qua một thiết bị tách
khuôn, người công nhân kiểm tra những block hàng và cho vào túi PE, hàn
kín miệng cho vào thùng.
Trang 16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
+ Bảo quản: các thùng hàng phải đai nẹp đóng gói và chuyển vào kho dự
trữ, nhiệt độ ở trong kho cho phép -20
0
C ±2.
+ Vận chuyển : Khi có lệnh xuất hàng,số lượng hàng theo yêu cầu của đơn
hàng được chuyển vào xe chuyên dùng,nhiệt độ trong xe cho phép -20
0
C ±2.
+ Xuất hàng : Xe vận chuyển đến nơi quy định,hàng được đóng gói vào
container hoặc vào hầm tôm lạnh, nhiệt độ ở đây phải đạt -20
0
C ±2.

1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý :
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức quản lý


Ghi chú :
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
• Giải thích chức năng,nhiệm vụ của các thành phần chính trong sơ đồ :
- Giám đốc : Là người được nhà nước bổ nhiệm trọng trách,là người chịu
trách nhiệm cao nhất đối với mọi hoạt động của công ty.Giám đốc có nhiệm
vụ trực tiếp theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,đề xuất các biện
pháp để đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra bình thường, ra các quyết định
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình tài chính của công ty .
Trang 17
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
TCHC
Phòng
KD-XNK
Phòng
Kỹ
thuật-Cơ
điện
Phòng
QLCL
Phòng
PXSX
Phòng
TCKT

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
- Phó giám đốc : Là người phụ trách công tác cung ứng vật tư cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, liên lạc với khách hàng để ký kết hợp đồng và
thường xuyên thông báo cho giám đốc biết về tình hình máy móc thiết bị
trong công ty.
- Phòng TCHC : phụ trách quản lý tiền lương, lưu trữ tài liệu và theo dõi
các văn bản có liên quan tới người lao động.
- Phòng KD- XNK : Phòng có nhiệm vụ thu mua nguyên vật liệu có liên
quan đến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng phương án kinh doanh,xây dựng kế
hoạch giá thành cho mặt hàng sản xuất và đề xuất giá bán với phòng TCKT,
tính toán hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo với Giám
đốc, làm thủ tục XNK hàng hóa.
- Phòng TCKT : Phòng thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp,hạch toán tiền
lương, tính gía thành sản phẩm, theo dõi tình hình tài chính, thế chấp tài sản
cố định,quản lý thu chi, thanh toán.
- Phòng QLCL : Kiểm tra chất lượng từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến
khâu chế biến thành thành phẩm, giám sát bảo quản và giữ gìn vệ sinh an toàn
thành phẩm, tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức QLCL để tiết kiệm chi
phí bảo quản nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Phòng PXSX : Phụ trách sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, đúng tiến độ và an
toàn kĩ thuật.
1.5. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY :
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại công ty :
Loại hình kinh doanh của công ty là Công ty Cổ phần, có đầy đủ điều
kiện pháp lý để tổ chức hạch toán kế toán độc lập.Mô hình tổ chức kế toán tại
Công ty theo kiểu tập trung – phân tán.
1.5.2. Bộ máy kế toán của công ty :
Trang 18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm các phần hành : Kế toán công nợ kiêm

tiền mặt,kế toán tiêu thụ, kế toán kho kiêm tài sản cố định, kế toán ngân hàng
và kế toán tổng hợp. Mối quan hệ giữa các phần hành thể hiện ở sơ đồ sau :

Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ bộ máy kế toán
• Ghi chú :
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng

Giải thích chức năng nhiệm vụ :
- KT trưởng : là người chịu trách nhiệm cao nhất về vấn đề tài chính trước
Giám đốc công ty, hướng dẫn, điều hành, kí quyết định thu-chi và quản lý
chung toàn bộ các phần hành KT khác đảm bảo công tác KT được thông suốt
và bảo mật.
- KT công nợ - tiền mặt : có nhiệm vụ quản lý tình hình công nợ với khách
hàng và đồng thời theo dõi sự tăng giảm của tiền mặt VND, USD tại quỹ và
tham mưu cho KT trưởng.
- KT thanh toán – tiêu thụ : có nhiện vụ theo dõi việc thanh toán nợ với
ngân hàng, khách hàng, lập hóa đơn GTGT bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- KT kho – TSCĐ : quản lý tình hình tăng giảm TSCĐ,trích và tính khấu
hao. Ngoài ra, theo dõi lượng hàng hóa ra vào kho, lập phiếu nhập-xuất kho,
tính toán mức tồn kho hợp lý và báo cáo với KT trưởng.
Trang 19
KT trưởng
kiêm KT tổng hợp
KT
công
nợ-
tiền
mặt
KT

thanh
toán
tiêu
thụ
KT
kho
kiêm
TSCĐ
KT
ngân
hàng
Thủ
quỹ
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
- KT ngân hàng : phụ trách giao dịch với ngân hàng và quản lý các khoản
vay nợ ngân hàng.
- Thủ quỹ : thu chi tiền mặt theo lệnh của Giám đốc và kế toán trưởng.
1.5.3. Hình thức kế toán công ty áp dụng :
Hình thức mà công ty đang áp dụng là hình thức Chứng từ ghi sổ.
Quy trình hạch toán trên sổ của công ty từ chứng từ gốc ra Báo cáo tài
chính như sau :

Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ trình tự hạch toán theo chứng từ CTGS
Ghi chú :
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
: Ghi chép định kỳ
Trang 20
Chứng từ gốc

Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ chi tiết
Sổ đăng kí
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
Số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
KT chứng từ cùng loại
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
Quy trình hạch toán :
- Hạch toán chi tiết :
+ Tiền lương và các khoản trích theo lương : KT mở sổ chi tiết các tài
khoản như : 334, 338, 335 để hạch toán .
+ TSCĐ : KT mở Sổ theo dõi chi tiết TSCĐ dùng chung cho toàn công
ty(Bảng tổng hợp TSCĐ) để hạch toán TSCĐ và sử dụng phương pháp tính
khấu hao TSCĐ theo dường thẳng.
+ NVL-CCDC : tính giá xuất NVL-CCDC theo phương pháp bình quân
hàng tháng và sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán.Theo đó, ở
kho ,thủ kho tiến hành mở thẻ kho theo dõi từng loại vật tư (căn cứ vào Phiếu
nhập kho, Phiếu xuất kho để mở thẻ kho, sổ chi tiết )
+ Mua hàng và thanh toán người bán : sử dụng phương pháp thẻ song
song để hạch toán quá trình mua hàng ; Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 331
cho từng khách hàng , vào cuối tháng lập bảng tổng hợp thanh toán với người
bán.
+ Quá trình sản xuất : sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính

giá xuất thành phẩm. Kế toán mở sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 627, 631 (
Kiểm kê định kì )để hạch toán chi phí sản xuất.
+ Quá trình bán hàng : Mở sổ chi tiết theo dõi các tài khoản 632, 511,
33311, 641, lập Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua căn cứ vào
số lượng khách hàng giao dịch.
- Hạch toán tổng hợp :
+ Tiền lương và các khoản trích theo lương : Căn cứ vào các chứng từ gốc,
Kế toán lập các Chứng từ ghi sổ, sau khi ghi vào Sổ đăng kí CTGS thì mở Sổ
Cái các tài khoản như : 334, 338, 335.
+ TSCĐ : cũng theo trình tự trên nhưng mở Sổ Cái cho các tài khoản :
211, 212, 213, 214.
Trang 21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
+ Vật tư :tương tự như trên nhưng mở Sổ Cái cho các tài khoản : 152,
153.
+ Mua hàng và thanh toán với người bán : tương tự như trên nhưng mở Sổ
Cái cho các tài khoản : 331, 156.
+ Chi phí sản xuất và tính giá thành : trình tự như trên và mở Sổ Cái cho
các tài khoản : 621, 622, 627, 631, 155 ,…
Trang 22
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
Phần 2
THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN
2.1. CÁC LOẠI SỔ VÀ TRÌNH TỰ GHI SỔ TẠI CÔNG TY :
2.1.1. Các loại sổ được sử dụng :
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
- Bảng kê chứng từ (bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại)
- Sổ Cái
- Sổ quỹ

- Sổ chi tiết
- Bảng tổng hợp chi tiết
- Bảng cân đối số phát sinh
2.1.2. Các loại chứng từ sử dụng trong công tác hạch toán Tài sản cố
định :
Tài sản cố định là tài sản dài hạn (có thời gian chu chuyển hoặc thu hồi
giá trị trên một chu kì kinh doanh bình thường hoặc trên một năm ) do doanh
nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch
vụ hoặc do các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ : Theo chuẩn mực KT Việt Nam các tài sản
được ghi nhận là TSCĐ phải đồng thời thõa mãn cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận :
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó .
+ Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một các tin cậy.
+ Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành là từ 10.000.000đ trở
lên.
Tài sản cố định của Công ty gồm :
Trang 23
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
+ Nhà cửa, vật kiến trúc như : phân xưởng chế biến, kho cấp đông, nhà
hành chính, bể lọc nước ,…
+ Máy móc thiết bị như : máy đá vảy , tủ cấp đông , máy trộn mực, máy
hàng kít dây,…
+ Phương tiện vận tải như : xe Tozota, xe Vinaxuki,…
+ Dụng cụ quản lý như : máy vi tính, máy photocoppy,…
Kế toán Tài sản cố định sử dụng các chứng từ như :
- Phiếu nhập kho (Số hiệu 01-VT)
- Phiếu xuất kho (Số hiệu 02-VT)
- Phiếu thu (Số hiệu 01-TT)

- Phiếu chi (Số hiệu 02-TT)
- Hóa đơn giá trị gia tăng ( Số hiệu 01GTKT-3LL)
- Biên bản giao nhận TSCĐ (Số hiệu 01-TSCĐ)
- Biên bản thanh lý TSCĐ (Số hiệu 02-TSCĐ)
2.1.3 Tài khoản sử dụng :
Công ty đang sử dụng hệ thông tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Một số tài khoản có liên quan đến hạch toán tiền Tài sản cố định :
- Tài khoản tổng hợp: Tài khoản 211(Tài sản cố định), Tài khoản
111(Tiền mặt),Tài khoản 112 (Tiền gửi ngân hàng), Tài khoản133 (thuế VAT
được khấu trừ), …
- Tài khoản chi tiết : Tài khoản 2111 (Nhà cửa, vật kiến trúc), Tài
khoản 2112 (Máy móc thiết bị), Tài khoản 2113 (Phương tiện vận tải, truyền
dẫn), Tài khoản 1111 (Tiền mặt VNĐ), Tài khoản 1121 (Tiền gửi ngân hàng
VNĐ) ,…
2.1.4. Trình tự ghi sổ :
Hàng ngày, nhân viên Kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các
chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ. Đối với những nghiệp vụ
Trang 24
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Lê Thị Mỹ Kim
kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc sau khi kiểm tra được
ghi vào Bảng tổng hợp chứng từ gốc, cuối tháng căn cứ vào bảng tổng hợp
chứng từ gốc để lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong với
đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo được chuyển đến cho Kế toán trưởng kiêm
Kế toán tổng hợp kí duyệt và Kế toán trưởng tiến hành ghi sổ đăng kí chứng
từ ghi sổ và sau đó ghi vào Sổ Cái. Cuối tháng, khóa sổ tìm ra tổng số tiền của
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và
tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có của từng tài khoản trên các Sổ Cái.
Tiếp đó, căn cứ vào Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản
tổng hợp. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài

khoản tổng hợp trên Bảng cân đối số phát sinh phải khớp với nhau và khớp
với tổng số tiền trên Sổ dăng kí chứng từ ghi sổ. Sau khi kiểm tra, đối chiếu
khớp với số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập Bảng cân
đối kế toán và các biểu kế toán khác.
Đối với những tài khoản có mở sổ hoặc thẻ chi tiết thì chứng từ gốc sau
khi được dùng để ghi chứng từ ghi sổ và Sổ kế toán tổng hợp thì được chuyển
đến các phần hành kế toán chi tiết làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ Kế toán chi
tiết theo yêu cầu của từng định khoản.Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế
toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp
chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với Sổ Cái thông qua Bảng
cân đối Số phát sinh.Các Bảng tổng hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số
liệu cùng với Bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập Báo các
kế toán.
2.2. TỔ CHỨC GHI SỔ TỔNG HỢP :
Qua thời gian kiến tập tại Công ty, em có thu thập được một số nghiệp
vụ kinh tế về tăng - giảm Tài sản cố định trong quý IV năm 2009 như sau :
- Ngày 21/10 : Dùng quỹ đầu tư phát triển mua hai máy hàng kít dây
SN401 xuất xứ Trung Quốc dùng cho bộ phận sản xuất của Công ty xuất nhập
Trang 25

×