Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty tnhh một thành viên kinh doanh nước sạch hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.08 KB, 73 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý sang cơ chế thị trường có sự thay
quản lý của nhà nước bằng pháp luật, trong những năm qua đã đặt ra yêu cầu cấp
bách phải đổi mới hệ thống công cụ quản lý, mà trong đó kế toán là một công cụ
quan trọng. Trong nền kinh tế, kế toán có vai trò tích cực đối với việc quản lý vốn,
tài sản và việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, nó là
nguồn thông tin số liệu đáng tin cậy để Nhà nước điều hành nền kinh tế, kiểm tra
kiểm soạt hoạt động của các ngành, các khu vực.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng cường khả năng cạnh tranh trong
quá trình hội nhập vào hệ thống kinh tế khu vực và quốc tế, doanh nghiệp cần quan tâm
đến hàng loạt các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của mình. Trong đó việc quản
lý tốt quá trình vận động của tiền vốn, tài sản sẽ góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tài sản cố định hữu hình là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của
quá trình sản xuất nó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm từ
đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường của sản
phẩm hàng hoá. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý tài sản cố định những yêu cầu
và nhiệm vụ ngày càng cao. Tài sản cố định phải được quản lý chặt chẽ cả về hiện
vật và giá trị.
Trong thời gian thực tập ở Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh Nước
sạch Hải Dương, bằng những kiến thức đã học và nghiên cứu trong nhà trường, được
sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Tiến sỹ Phạm Thị Thuỷ, cùng sự giúp đỡ của Ban
lãnh đạo, cán bộ nhân viên phòng Kế toán tài vụ Công ty, em đã nhận thấy tầm quan
trọng của Tài sản cố định hữu hình trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên em chọn
đề tài: “ Kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Công Ty TNHH Một thành viên
kinh doanh Nước sạch Hải Dương ” làm chuyên đề thực tập.
Do thời gian thực tập ngắn và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bản báo
cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, kính
mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy Cô để bản báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, tiến sỹ Phạm Thị Thuỷ trường Đại học
Kinh tế quốc dân Hà nội cùng Lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
1
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nước sạch Hải Dương và Cán bộ Công nhân viên trong Phòng kế toán đã tận tình
giúp đỡ để em hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp này.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần:
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình tại
Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương
Chương II: Thực trạng hạch toán kế toán tài sản cố định hữu hình tại
Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương
Chương III: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty
TNHH Một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
2
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƯỚC SẠCH
HẢI DƯƠNG
1.1 Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV kinh
doanh nước sạch Hải Dương.
Công ty đang tiến hành Cổ phần hoá theo Nghị định 64/NĐ- CP chuyển
doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Do vậy, có việc điều chuyển Tài
sản cố định của doanh nghiệp từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác do Ban
đổi mới và phát triển doanh nghiệp Tỉnh chỉ đạo.
Sự tăng giảm Tài sản cố định ở Công ty vẫn xảy ra thường xuyên theo yêu
cầu của kinh doanh .
Các chế độ khấu hao Tài sản cố định vẫn được duy trì nhưng ở mức thấp hơn

hoặc ở một vài Tài sản cố định không đều.
Chính những đặc điểm trên ảnh hưởng trực tiếp đến hạch toán Kế toán Tài
sản cố định của doanh nghiệp trong năm qua.
Để đi sâu nghiên cứu tình hình thay đổi Tài sản cố định hữu hình của Công ty
TNHH MTV kinh doanh nước sạch Hải Dương và hạch toán kế toán ở công ty thể
hiện trên những nội dung sau:
Căn cứ vào hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, người ta chia
toàn bộ Tài sản cố định của doanh nghiệp thành các loại sau:
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình
- Tài sản cố định tài chính
* Phân loại TSCĐ hữu hình
TSCĐ trong các doanh nghiệp là một bộ phận tài sản chủ yếu, phong phú về
chủng loại và nguồn hình thành… Việc quản lý tới từng đối tượng TSCĐ là cần
thiết, đồng thời phải quản lý TSCĐ theo các nhóm TSCĐ, các loại TSCĐ có cùng
đặc điểm tính chất, do vậy cần tiến hành phân loại TSCĐ
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
3
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phân loại theo hình thái biểu hiện
Tên tài sản Theo sổ sách Theo xác định lại
Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại
A-Tài sản cố định cần
dùng
3.930.040.217 1.864.526.141 9.255.775.155 7.391.249.01
4
- Nhà cửa vật kiến trúc 2.100.652.222 1.180.909.023 2.778.992.604 1.453.594.377
- Máy móc thiết bị 794.924.862 252.352.757 785.165.862 288.488.222
-Phương tiện vận tải 1.034.463.133 431.264.361 1.034.463.133 463.572.557
- Đất 7.050.120.000 7.050.120.000

B- TSCĐ không cần dùng 1.285.693.283 1.049.809.368 1.301.379.163 1.149.628.91
3
- Nhà cửa, vật kiến trúc 1.285.693.283 1.049.809.368 1.301.379.163 1.149.628.913
Tổng cộng TSCĐ hiện có

5.215.733.500 2.914.355.509 10.557.154.318 8.540.877.927
* Tổng hợp về đất đai
TT Địa điểm kinh doanh Địa chỉ
Diện tích
đất m2
1 Công ty TNHH MTV KDNS HD Số 10 – Hồng Quang - TPHD
913
2 Xí nghiệp Sản xuất nước Việt Hoà Đường Việt Hoà - TPHD
646
3 Xí nghiệp Sản xuất nước Cẩm
Thượng
Đường Cẩm Thượng – TPHD
1.170
4 Xí nghiệp Sản xuất nước Kinh Môn Thị trấn Kinh Môn
1.368
5 Xí nghiệp Sản xuất nước Phú Thái Thị trấn Phú Thái
1.089
6 Xí nghiệp Sản xuất nước Cẩm Giàng Thị trấn Cẩm Giàng
1.819
7 Xí nghiệp Sản xuất nước Ninh Giang Thị trấn Ninh Giang
242
9 Xí nghiệp Sản xuất nước Thanh Mịên Thị trấn Thanh Miện
1.923
10 Xí nghiệp quản lý công trình Số 6 – Đường Hồng Quang
390

11 Xí nghiệp quản lý đồng hồ nước Số 8 - Đường Hồng Quang
1.349
12 Xí nghiệp Quản lý tiêu thụ sản phẩm Đường Thanh Niên
1.073

- Phân loại theo nguồn hình thành.
+ TSCĐ đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn tự có
+T SCĐ mua sắm đầu tư bằng nguồn vốn khác (vốn vay)
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
4
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phân loại theo tình hình sử dụng TSCĐ.
+ TSCĐ dùng cho kinh doanh:
+ TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi :
1.2- Tình hình tăng giảm tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV kinh
doanh nước sạch Hải Dương.
Tình hình về tài sản của Doanh nghiệp
Trong năm 2010 có những biến chuyển về Tài sản cố định nên Tài sản cố
định cuối năm 2010 như sau :
- Nguyên giá Tài sản cố định = 11.819.477.383
- Giá trị đã khấu hao Tài sản = 2.625.116.721
- Giá trị còn lại = 9.194.360.662
Những chuyển biến của Tài sản cố định bao gồm : Tăng, giảm Tài sản cố định
và khấu hao Tài sản cố định trong năm sẽ được phản ánh chi tiết trong phần thực
trạng hạch toán Kế toán Tài sản cố định Công ty TNHH MTV kinh doanh nước
sạch Hải Dương.
* Tăng TSCĐ
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng
do mua sắm, xây dựng, cấp phát kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể
để ghi sổ cho phù hợp.

Nhìn chung trong năm 2010 vừa qua, tình hình TSCĐ ở Côngt y không có
sự thay đổi đáng kể.
Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong công ty, căn cứ vào kế hoạch đầu
tư,triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi đổi mới công nghệ tiên
tiến vào sản xuất kinh doanh công ty đã lên kế hoạch mua sắm TSCĐ hữu hình cho
mỗi năm.
Tăng Tài sản cố định hữu hình: 587.678.394 đ
- Nâng cấp nhà kho văn phòng công ty: 21.385.090 đ
- Mua máy Fôtôcoopi: 7.800.000 đ
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
5
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Mua máy tính HP-COMPAQ NX 6120 13.563.000 đ
- Xây dựng Cổng hàng rào văn phòng 24.691.000 đ
- Xây dựng nhà xe công ty 10.483.394 đ
- XD Công trình phụ VP công ty 63.317.000 đ
- XD Nhà để xe VP công ty 11.246.000 đ
- Mua 1 xe ô tô Ford Transits 435.193.000 đ
* Giảm TSCĐ
Trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ dẫn đến một số TSCĐ bị cũ, hao mòn, lạc
hậu không phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty sẽ bị loại bỏ.Nhiều tài sản
của công ty thời gian sử dụng vẫn còn dài nhưng thực sự không có lợi ích cho sản xuất
kinh doanh nên để sử dụng chỉ gây lãng phí vốn trong khi công ty lại cần vốn cho việc
cải tiến mua sắm máy móc mới nhằm mục đích nâng cao hiệu qủa sử dụng TSCĐ.Do
vậy, công ty cần phải thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ đi để thu hồi vốn nhanh.
Tài sản cố định hữu hình của công ty giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kế
toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp.
Bàn giao cho Tỉnh theo QĐ4707/QĐ-UBND ngày 23/11/2010.
Nguyên giá TSCĐ = 1.301.379.163 đ

Giá trị còn lại 1.149.628.913 đ
Với số liệu tăng giảm Tài sản cố định trên đây được phân biệt cụ thể:
+ Tài sản cố định xây dựng mua sắm mới:
- Xây dựng Cổng hàng rào văn phòng 24.691.000 đ
- Xây dựng nhà xe công ty 10.483.394 đ
- XD công trình phụ trợ VP 63.317.000 đ
- XD Nhà để xe VP công ty 11.246.000 đ
+ Nâng cấp - Sửa chữa lớn Tài sản cố định
- Nâng cấp nhà kho văn phòng 21.385.090 đ
- Nâng cấp nhà làm việc 4.033.300 đ
- Sửa chữa lớn máy Fôtôcoppy: 7.800.000 đ
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
6
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Mua bổ xung phần mềm kế toán máy KT1 1.110.000 đ
- Thay màn hình cột bơm xăng dầu Bảo sài 5.000.000đ
- Đại tu Ôtô MAZDA 18.670.000 đ
- Lắp ổ cứng mới máy vi tính Kt 2 3.000.000 đ
1.3. Đánh giá tài sản cố định hữu hình.
* Khái niệm về đánh giá TSCĐ hữu hình.
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện trị giá TSCĐ bằng tiền theo nguyên tắc nhất
định. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để kế toán TSCĐ, để tính khấu hao và
phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, TSCĐ hữu hình tại công ty TNHH Một thành viên kinh doanh nước
sạch Hải Dương được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại của chúng.
* Đánh giá TSCĐ hữu hình theo nguyên giá.
Nguyên giá TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại
doanh nghiệp.
Khi xác định nguyên giá TSCĐ, kế toán phải quán triệt các nguyên tắc chủ

yếu sau:
- Thời điểm xác định nguyên giá là thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng (đối với TSCĐ hữu hìn.
- Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên các khoản chi tiêu hợp
lý được dồn tích trong quá trình hình thành TSCĐ.
- Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính vào
nguyên giá nếu như chúng làm tăng thêm giá trị hữu ích của TSCĐ.
Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ tại Công ty
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Chi phí + Thuế (Nếu có) - Các khoản giảm trừ
- Nguyên giá TSCĐ xây dựng mới, tự chế: Là giá thành thực tế (giá trị quyết
toán) của TSCĐ tự xây dựng, tự chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có)
Việc ghi sổ theo nguyên giá cho phép đánh giá đúng năng lực sản xuất, trình độ
trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật và quy mô của đơn vị, là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi
tình hình thu hồi vốn đầu tư và xác định hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
7
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kế toán TSCĐ phải triệt để tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá.
Nguyên giá của từng đối tượng TSCĐ ghi trên sổ và báo cáo kế toán chỉ được xác
định một lần khi tăng tài sản và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của
TSCĐ ở doanh nghiệp trừ các trường hợp sau:
+ Đánh giá lại TSCĐ.
+ Xây dựng trang bị thêm cho TSCĐ.
+ Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ.
+ Tháo dỡ bớt một số bộ phận làm giảm giá trị của TSCĐ.
* Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ.
Giá trị còn lại của TSCĐ được tính bằng nguyên giá trừ (- ) giá trị đã hao
mòn (số đã trích khấu hao) theo sổ kế toán, hoặc được tính bắng giá trị thực tế còn
lại theo công thức:
Giá trị còn lại của

TSCĐ
=
Nguyên
giá
- Giá trị hao mòn
+ Đánh giá lại TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động có
thời gian sử dụng dài. Trong quá trình sử dụng do nhiều nguyên nhân, giá trị ghi sổ
ban đầu (nguyên giá) và giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình trên tài liệu kế toán
không phù hợp với giá trị thị trường của TSCĐ. Điều đó làm giảm chất lượng của
thông tin kế toán. Để khắc phục vấn đề này doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ
theo mặt bằng giá ở thời điểm đánh giá lại TSCĐ và được xác định theo công thức:
Giá trị còn lại của TSCĐ
sau khi đánh giá lại
=
Giá trị còn lại của
TSCĐ trước khi đánh
giá lại
X
Giá đánh lại của
TSCĐ Nguyên giá cũ
của TSCĐ
Nếu theo nguyên tắc thay thế thì giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại
được xác định.
Giá trị còn lại =
Giá
đánh lại
- Số khấu hao luỹ kế
Tác dụng của chỉ tiêu giá trị còn lại: thông qua chỉ tiêu này cho biết hiện
trạng TSCĐ của doanh nghiệp để từ đó có kế hoạch đầu tư trang bị bổ sung TSCĐ
cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

* Ví dụ 1:
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
8
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngày 15/4/2010, công ty mua 3 máy tính HP-COMPAQ NX 6120 của công
ty Thiết bị vi tính Hiếu Hằng để trang bị cho văn phòng công ty. Giá hoá đơn:
14.809.300 đồng / chiếc (bao gồm cả VAT 10%). Chi phí vận chuyển của lô hàng
này là 300.000 đồng.
Nguyên giá của mỗi chiếc máy tính nói trên được xác định bằng giá mua
(chưa thuế) cộng với chi phí vận chuyển:
(1) Giá mua: 14.809.300 x 110/100 = 13.463.000 đồng
(2) Chi phí vận chuyển: 300.000/3 = 100.000 đồng
Nguyên giá: (1) + (2) = 13.463.000 + 100,000 = 13.563.000 đồng
- Giá trị hao mòn của TSCĐ
Giá trị hao mòn của TSCĐ được chuyển vào giá trị sản phẩm tạo ra hoặc vào chi
phí kinh doanh trong kỳ nhằm thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ để tái sản xuất.
Theo ví dụ 1 nêu trên, công ty xác định thời gian sử dụng cho máy tính là 3
năm, thời gian bắt đầu tính khấu hao tính từ ngày đầu tháng tiếp theo (tháng
5/2010), tài sản được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức trích khấu hao
trong năm là:
13.563.000 đồng
X 8 tháng = 3.014.000 đồng
3 năm x 12 tháng
- Giá trị còn lại của TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế
Cũng theo ví dụ 1, giá trị còn lại của máy tính tại thời điểm 31/12/2010 là:
13.563.000 đồng - 3.014.000 đồng = 10.549.000 đồng
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương

9
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức
này, toàn bộ công tác kế toán tài chính được thực hiện trọn vẹn tại phòng kế toán
của công ty từ khâu đầu đến khâu cuối: tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo
tài chính, lưu giữ chứng từ và kiểm tra kế toán tại các phòng, nhà máy nước
không tổ chức bộ máy riêng mà chỉ bố chí nhân viên quản lý làm nhiệm vụ thống
kê ghi chép ban đầu, tập hợp chứng từ để đảm bảo số liệu chính xác khách quan.
Để đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ, phòng kế toán của công ty
được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán của Công ty TNHH MTV kinh doanh nước
sạch Hải Dương
Nhiệm vụ của từng kế toán đối với những
công việc cụ thể như sau:
+ Kế toán trưởng: là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán
của công ty. Với chức năng này kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh vực
chuyên môn kế toán, tài chính cho Giám Đốc.
- Nhiệm vụ của kế toán trưởng là: Tổ chức bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm
về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của công ty. Trực tiếp tham mưu giúp
Giám Đốc về các hoạt động tài chính, đồng thời nghiên cứu vận dụng chế độ chính
sách của Nhà nước và điều kiện cụ thể của công ty, xây dựng thành quy chế về tài
chính của công ty.
+ Kế toán tổng hợp:
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
10
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán
Tổng
Hợp
KT TM,

TGNH
Tiền
Lương,
thanh
toán
KT
TSCĐ
vật tư,
tập hợp
chi phí
Thủ
quỹ
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Theo dõi các tài khoản về nguồn vốn và quỹ như: Nguồn kinh doanh, lãi
chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi.
- Từ các chứng từ gốc, kế toán tổng hợp ghi sổ kế toán tổng hợp, cuối tháng
đối chiếu với sổ kế toán chi tiết của các phần hành cụ thể khác.
- Cuối mỗi tháng, kế toán tổng hợp xác định kết quả của các hoạt động kinh
doanh, sau đó báo cáo kế toán trưởng.
- Định kì lập báo cáo tài chính theo quy định, bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Ngoài ra kế toán tổng hợp còn lập báo cáo khác theo yêu cầu quản lý hoặc
do yêu cầu của các cơ quan chức năng khác như: cơ quan tài chính cấp trên, cơ
quan thuế
- Sổ kế toán gồm:
+ Sổ cái các tài khoản sử dụng trong công ty
+ Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền lương và thanh toán.
- Kế toán Tiền gửi Ngân hàng: phụ trách các nghiệp vụ về ngân hàng như: Mở
sổ tài khoản tiền gửi, tiền vay, tiền đang chuyển, mở giao dịch với ngân hàng về

nghiệp vụ thanh toán quốc tế, có trách nhiệm giao dịch với ngân hàng.
- Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết các tài khoản 111,112,113.
- Kế toán Tiền lương: tiến hành công việc tính lương, thưởng, BHXH, thanh
toán các khoản phải thu, phải trả lương đến cán bộ, công nhân viên trong công ty.
- Hàng tháng lập bảng phân bổ lương và các khỏan trích theo lương. Cuối
tháng lập bảng thanh toán lương.
- Sổ kế toán sử dụng:
+ Sổ kế toán chi tiết các tài khoản 334, 338
+ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Kế toán Tiền mặt và Thanh toán:
- Lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền
mặt, lập sổ chi tiết tài khoản tiền mặt.
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
11
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Theo dõi và kiểm tra các khoản phải thu, phải trả như: Phải thu của khách
hàng, phải trả người bán, tạm ứng, thanh toán với Ngân sách Nhà nước, phải trả,
phải nộp khác
- Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết các tài khoản 111, 131, 141, 331, 311, 138, 338
+ Kế toán tài sản cố định và vật tư hàng hoá:
Kế toán Tài sản cố định:
- Theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định của công ty, của từng bộ phận
trong công ty.
- Làm các thủ tục cần thiết khi tăng, giảm tài sản cố định
- Giám sát việc sửa chữa tài sản
- Hàng tháng tính khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao
- Sổ kế toán sử dụng bao gồm:
+ Thẻ tài sản cố định: theo dõi từng tài sản cố định
+ Sổ chi tiết tài sản cố định theo bộ phận sử dụng
+ Sổ chi tiết các tài khoản: 211, 214, 241.

Kế toán Vật tư hàng hoá:
- Lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Theo dõi chất lượng và giá cả hàng nhập kho trong kỳ
- Lập báo cáo hàng tồn kho theo từng tháng và tiến hành kiểm kê theo từng quý.
- Sổ kế toán sử dụng gồm:
+ Sổ hạch toán chi tiết các tài khoản 152, 153, 1561, 1562, 155
+ Bảng tổng hợp nhập -xuất-tồn
- Thủ quỹ: nhận và quản lý cấp phát tiền khi có lệnh của Giám Đốc Công ty.
Kiểm tra, theo dõi và hạch toán các quỹ chi tiêu, phúc lợi khen thưỏng của công ty.
* Hình thức kế toán
Hình thức kế toán của Công ty hiện nay là hình thức Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại doanh nghiệp:
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
12
Chứng từ gốc
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, hợp
pháp, kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ.
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi thủ quỹ
lập nên sổ quỹ.
- Căn cứ vào chứng từ gốc, các chứng từ phản ánh các hoạt động kinh tế cần
quản lý cụ thể và chi tiết, hàng ngày kế toán ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết . Các chứng
từ có liên quan đến thu, chi tiền mặt đựơc thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.
- Hàng ngày căn cứ vào số liệu ở các chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp vào
sổ cái và sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, đồng thời căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập

nên Bảng tổng hợp chi tiết.
- Cuối tháng kế toán căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau đó
kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi kiểm tra, đối
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
13
Sổ
quỹ
Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Sổ đăng kí
chứng từ ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo tài chính
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chiếu thấy số liệu ở các sổ hợp lệ với nhau, kế toán căn cứ vào Bảng cân đối số phát
sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập nên báo cáo tài chính.
* Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
Các chính sách kế toán chủ yếu mà Công ty áp dụng để ghi sổ và lập báo cáo
tài chính phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán Việt Nam và các quy định hiện
hành của Bộ Tài chính.
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp việt
Nam ban hành theo Quyết định số:15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.

Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số:
167/2000/QĐ-BTC ngày 25

tháng 10 năm 2000 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính
Hình thức kế toán: chứng từ ghi sổ
Niên độ kế toán thực hiện từ ngày: 01/01 đến 31/12 hàng năm
Đồng tiền ghi sổ: Đồng Việt Nam (VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc
TSCĐ hữu hình được hạch toán theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn luỹ kế
và giá trị còn lại. Trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, tỷ
lệ khấu hao theo tỷ lệ quy định.
Phương thức kê khai và nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƯỚC SẠCH
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
14
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
HẢI DƯƠNG
2.1. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV
Kinh doanh nước sạch Hải Dương
2.1.1. Chứng từ và sổ sách.
TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, tham gia nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh và đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Từ đó đặt ra yêu cầu của công ty về quản lý TSCĐ đòi hỏi phải theo dõi rất
chặt chẽ tình hình mua sắm, thanh lý, nhượng bán và sửa chữa từng loại TSCĐ về
chất lượng, số lượng, chủng loại, các tiêu chuẩn kỹ thuật, để đáp ứng yêu cầu quản
lý và sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả.
Để thực hiện được toàn bộ công tác kế toán nói chung, kế toán TSCĐ nói
riêng thì trước hết phải bằng phương pháp chứng từ kế toán để phản ánh tình hình
tăng giảm TSCĐ, đồng thời ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về sự

biến động của tài sản.
Những chứng từ này là cơ sở pháp lý để kiểm tra và ghi sổ kế toán. Trên thực
tế chứng từ và sổ sách kế toán được sử dụng trong phần hành kế toán TSCĐ của
công ty bao gồm:
- Hợp đồng kinh tế
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Thẻ TSCĐ
- Sổ TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Hồ sơ kỹ thuật
- Các chứng từ liên quan
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
15
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Bảng tính và phân bổ khấu hao.
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ Cái TK 211, 214
* Tài khoản sử dụng tại Công ty.
- Để hạch toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình kế toán Công ty sử dụng TK 211,
tài khoản này được mở chi tiết cho từng nhóm loại TSCĐ cụ thể:
Các tài khoản chi tiết mà công ty sử dụng là:
- TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc
- TK 2112: Máy móc thiết bị
- TK 2113: Phương tiện vận tải truyền dẫn
- TK 2114: Thiết bị dụng cụ quản lý
Kết cấu của TK 211

Nợ TK 211 Có
- NG TSCĐ tăng do mua sắm
- Nguyên giá TSCĐ tăng do đánh
giá lại
- TSCĐ giảm trong trường hợp
thanh lý, nhượng bán
- TSCĐ giảm nguyên giá do
đánh giá lại
- NG TSCĐ hữu hình hiện có của
doanh nghiệp
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan đến quá trình tăng giảm
TSCĐ như tài khoản 111N, 112, 711, 214
- Tài khoản sử dụng để theo dõi khấu hao và hao mòn TSCĐ hữu hình trong
công ty là:
TK 214: Hao mòn TSCĐ
Kết cấu của TK 214K:
Nợ TK214 Có
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
16
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do - Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích
TSCĐ thanh lý, nhượng bán khấu hao TSCĐ
Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ
* Phương pháp hạch toán tại Công ty.
+ Kế toán tăng TSCĐ
Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình kể cả mua mới hoặc mua lại TSCĐ đã
sử dụng) dùng vào sản xuất kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, căn cứ vào các chứng từ có liên quan
đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập
biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112
Có TK 331 – phải trả cho người bán
Có TK 341 – Vay dài hạn .
Cụ thể 25/9/2010 Công ty có phát sinh tăng TSCĐ do mua sắm 01 máy Pho
to coppy vốn đầu tư XDCB giao cho Văn phòng công ty sử dụng đã trả ngay bằng
tiền mặt số tiền là 185.136.000 đồng, thuế GTGT là: 9.256.800 đồng. Thời gian
tính khấu hao là 10 năm. Theo hoá đơn giá trị gia tăng số 073992.
Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 073992 ngày 25/9/2010, kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 211: 185.136.000
Nợ TK 133: 9.256.800
Có TK 111: 194.392.800
Sau đó kết chuyển nguồn:
Nợ TK 441: 185.136.000
Có TK 411: 185.136.000
+ Kế toán giảm TSCĐ
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
17
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TSCĐ hữu hình của công ty giảm do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện
thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ
một hoặc một số bộ phận Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ hữu hình, Kế toán
phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập(nếu có).
Hầu hết TSCĐ của Công ty đều giảm trong trường hợp thanh lý TSCĐ. TSCĐ
thanh lý là những tài sản hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ
lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có
TSCĐ thanh lý đơn vị phải ra quyết định thanh lý, thành lập hội đồng thanh lý
TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý theo
đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “ Biên bản

thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển
cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho đơn vị quản lý sử dụng TSCĐ.
Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu,
chi thanh lý TSCĐ, Kế toán ghi:
- Phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711 – Thu nhập kác (Giá bán chưa có thuế)
- Căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã thanh lý:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Cụ thể ngày 7/9/2010 Công ty có thanh lý một ô tô, nguyên giá là
232.000.000 đồng đã khấu hao hết từ 28/8/2010. Thời gian tính khấu hao là 7 năm.
Thu từ việc thanh lý TSCĐ là 11.321.600 đồng, bao gồm cả thuế GTGT phải nộp
5% (Hoá đơn GTGT số 62251, Phiếu thu số 5/3 ngày 7/10/2010)
- Căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 62251, phiếu thu số 05 ngày 7/9/2010, kế
toán phản ánh như sau:
Nợ TK 111: 11.321.600
Có TK 711: 10.782.480
Có TK 3331: 539.120
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
18
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ, Kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 214: 232.000.000
Có TK 211: 232.000.000
+ Kế toán sửa chữa TSCĐ
Sửa chữa tài sản cố định là một yêu cầu khách quan, không thể thiếu được
trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Một thành viên kinh doanh

nước sạch Hải Dương. Phần lớn TSCĐ chịu sự tác động của điều kiện thiên nhiên.
Vì vậy công tác sửa chữa TSCĐ của công ty được tổ chức thực hiện thường xuyên,
để đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty, đảm bảo phục vụ cho sản xuất đạt hiệu
quả cao.
Công tác sửa chữa của công ty bao gồm:
- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ.
- Sửa chữa lớn TSCĐ.
* Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Trong tháng 9/2010 Công ty có phát sinh sửa chữa thường xuyên TSCĐ với
tổng trị giá sửa chữa thường xuyên là 1.554.000 (bao gồm cả thuế GTGT 5%). Các
chứng từ tập hợp được như sau: Hoá đơn GTGT số 68015; Giấy đề nghị thanh
toán; Phiếu chi.
Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán phản ánh:
Nợ TK 627: 1.480.000
Nợ TK 133: 74.000
Có TK 111: 1.554.000
* Kế toán khấu hao TSCĐ:
Khấu hao là việc tính toàn bộ hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ. Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương
tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng với phương pháp tính làm tròn tháng,
tức là TSCĐ phát sinh tăng, giảm tháng này thì đến tháng sau mới bắt đầu tính hay
thôi không tính khấu hao.
Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi :
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng.
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
19
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 9/2010, kế toán
phản ánh như sau:
Nợ TK 627: 41.920.385
Nợ TK 642: 2.448.391
Có TK 214: 44.368.776
Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 10/2010, kế toán
phản ánh như sau:
Nợ TK 627: 40.701.280
Nợ TK 642: 2.448.391
Có TK 214: 43.149.671
* Sổ sách Kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Diễn giải:
Hàng ngày căn cứ vào những chứng từ gốc như: Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn
GTGT, Biên bản bàn giao và nghiệm thu TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ kế toán
ghi: Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Chứng từ ghi sổ.
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
20
Sổ TSCĐ
Chứng từ gốc
Bảng Phân bổ và
trích KH TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Chứng từ gốc
Sổ đăng ký
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cuối tháng căn cứ vào Chứng từ ghi sổ kế toán lập: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
và Sổ cái TK 211, 214.
2.1.2. Kế toán tăng TSCĐ
TSCĐ của công ty tăng chủ yếu là do mua sắm mới, ngoài ra còn do đánh giá
lại, do sửa chữa nâng cấp TSCĐ, do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao
Các chứng từ tăng TSCĐ công ty sử dụng bao gồm: Hoá đơn mua TSCĐ,
quyết toán xây dựng cơ bản bàn giao, biên bản giao nhận tài sản, biên bản đánh giá
lại tài sản cố định…
Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán lập phiếu hạch toán và ghi vào hệ
thống sổ sách.
- Xây dựng cổng hàng rào Văn phòng
Căn cứ hợp đồng xây dựng giữa Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh
nước sạch Hải Dương với bên B đơn vị thi công ( Cty xây lắp I Hải Dương )
Biểu số: 01
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*
Hải Dương, ngày 15 tháng 08 năm 2010
HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Số: 16/HĐXL
- Căn cứ Luật xây dung số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội
khoá XI, kỳ họp thứ 4.
- Căn cứ nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư XD công trình.
- Căn cứ Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về
việc hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dung.
- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
21

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hôm nay, ngày 15 tháng 08 năm 2010. Tại Công ty TNHH Một thành viên
kinh doanh nước sạch Hải Dương . Chúng tôi gồm:
ĐẠI DIỆN BÊN A: Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương
Địa chỉ : Số 10 Hồng Quang - TP Hải dương
Điện thoại : 0320.852247 FAX: 320.853048
Tài khoản : 460-10-00000-1778 Tại NH : Đầu tư và phát triển Hải Dương
Mã số thuế : 0800010134
Do Ông : Nguyễn Văn Đoàn Chức vụ: Giám đốc
ĐẠI DIỆN BÊN B: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP I
Địa chỉ : 6 Lê thanh Nghị -TP Hải dương
Điện thoại : 0320.891256 FAX: 320.890203
Tài khoản : 460-10-00000-3995 Tại ngân hàng: Đầu tư và phát triển
Hải dương
Mã số thuế : 0800288210
Do Ông : Đỗ Xuân Khu Chức vụ: Giám đốc
Hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng xây dựng công trình cổng và tường rào
văn phòng XN với các nội dung cụ thể:
Điều 1: Nội dung ký kết hợp đồng:
- Xây dựng mới toàn bộ công trình cổng và tường rào của Công ty TNHH
Một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương (Theo dự trù kèm theo).
- Thi công xây dựng các kết cấu gạch theo thiết kế.
- Vận chuyển vật liệu: gạch, xi măng, sắt thép và các loại vật liệu khác phục
vụ cho thi công
Hình thức HĐ: Bên A khoán gọn cho bên B thi công từ đào móng đến khi
hoàn thiện công trình bàn giao cho bên A đưa vào sử dụng.
Điều 2: Yêu cầu kỹ thuật
- Tường xây phải thẳng và phẳng, khi xây vữa phải đều, không rỗng ở khoảng
giữa các viên gạch, đảm bảo chất lượng, mỹ quan
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương

22
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Bên B phải chịu sự giám sát và chỉ đạo kỹ thuật thi công của cán bộ kỹ thuật
do bên A cử ra.
Điều 3 : Về an toàn lao động
Bên B phải chịu trách nhiệm toàn bộ việc an toàn lao động cho người và công
trình, kể cả cho môi trường xung quanh hiện trường đang thi công. Nếu để xảy ra
tai nạn lao động thì bên B hoà toàn chịu trách nhiệm .
Điều 4: Hình thức, thể thức thanh toán
- Thanh toán bằng chuyển khoản
- Sau khi công trình hoàn thành, nghiệm thu hai bên sẽ tiến hành quyết toán
công trình.
Điều 5: Trách nhiệm của mỗi bên
- Trách nhiệm bên A: Lo đầy đủ vật tư xây dựng theo yêu cầu thi công. Trong
quá trình thi công nếu xét thấy bên B không đủ năng lực thi công, thì có quyền từ
chối hợp đồng, mọi phí tổn do nguyên nhân gây ra do bên B phải chịu trách nhiệm.
- Trách nhiệm của bên B: Tự tổ chức mọi công việc sau khi đã nhận khoán,
thi công đúng yêu cầu tiến độ, thi công theo đúng bản vẽ thiết kế, đảm
bảo mỹ thuật, ký thuật và chất lượng. Khi kết quả công việc chưa bàn giao cho bên
A thì bên B phải chịu trách nhiệm về sự cố xảy ra do thi công sai về kỹ thuật.
Điều 6: Điều khoản chung
Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều khoản đã thoả thuận trên đây,
những điều khoản khác không nêu trong hợp đồng thì thực hiện theo các qui định
của nhà nước. Khi có tranh chấp hai bên giải quyết trên tinh thần hợp tác, trường
hợp không giải quyết được bằng đàm phán thì chuyển lên toà án tỉnh Hải dương để
giải quyết. Lệ phí toà án bên có lỗi chịu.
Hợp đồng được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản, hợp đồng có hiệu lực kể
từ ngày ký./.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
- Căn cứ biên bản bàn giao Tài sản cố định đưa vào sử dụng giữa bên B cho

Văn phòng Công ty được Giám đốc Công ty duyệt cho nghiệm thu tháng 10/2010.
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
23
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu số: 02
Đơn vị: Công ty TNHH Một thành viên
kinh doanh nước sạch Hải Dương
Địa chỉ: 10 Hồng Quang - TP Hải Dương
Mẫu số: 01-TSCĐ
Ban hành theo QĐ số: 15/2009/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2009 của Bộ tài chính
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Ngày 27 tháng 10 năm 2010
Số: 12
Nợ: 211
Có: 331
Căn cứ vào quyết định số 18 ngày 05/10/2010 của Công ty TNHH Một
thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương về việc bàn giao TSCĐ
Bàn giao nhận tài sản cố định gồm:
Ông: Phạm Văn Bình - Chức vụ: Trưởng phòng Tổ chức - Đại diện bên giao
Bà Lê Hiền- Chức vụ: Trưởng phòng TC hành chính - Đại diện bên nhận
Địa điểm giao nhận: Văn phòng Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh
nước sạch Hải Dương
Tên tài sản cố định: Cổng hàng rào Công ty
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:ĐVT: 1000ĐVT
STT Nguyên giá TSCĐ
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
24
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tên quy

cách, mã
hiệu
Số
hiệu
TSCĐ
Nước
SX
(Xây
dựng)
Năm
sản
xuất
Năm
đưa
vào
sử
dụng
Công
suất
(Diện
tích
thiết
kế)
Tỷ lệ
khấu
hao
(%)
Tài
liệu kỹ
thuật

kèm
theo
Cước
phí vận
chuyển
Chi phí
lắp đặt
chạy
thử
Giá
mua
Nguyên
giá
TSCĐ
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 E
1 Cổng,
hàng rào
2010 2010 24.691 10
Cộng 24.691
Dụng cụ kèm theo:
STT Tên, quy cách Đơn vị tính Số lượng Giá trị
A B C 1 2
Không
Thủ trưởng đơn
vị bên kiểm tra
(ký)
Kế toán trưởng
(ký)
Bên nhận
(Ký)

Ban bàn giao
(Ký, họ tên)
- Căn cứ hoá đơn GTGT của bên B
Biểu số: 03
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Liên 2: Giao khách hàng
Vũ Đức Khoa Lớp VB2 - K19 - Hải Dương
25

×