Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tại sao nói bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho những biến cố không chắc chắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.99 KB, 14 trang )

ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
DANH SÁCH NHÓM
1. NGUYỄN VIỆT HÙNG NH04 STT 14
2. TRƯƠNG HÙNG MẠNH NH04 STT 21
3. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO NH04 STT 36
4. PHAN PHÚC THUẦN NH04 STT 37
5. CA THỊ TUYẾT TRINH NH04 STT 40
6. ĐOÀN THỊ BÍCH VÂN NH04 STT 44
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
MỤC LỤC
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 2
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
LỜI NÓI ĐẦU
Trong đời sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, dù muốn hay không, lúc này
hay lúc khác và dù khoa học kỹ thuật có tiến bộ đến đâu đi nữa, người ta vẫn phải
gánh chịu những tổn thất, hậu quả do rủi ro, trong sự tác động của các nguy cơ đưa
tới. Đó là những biến cố không lường trước được hoặc con người có thể sẽ nhận
thức được phần nào đó, nhưng dù thế nào đi nữa, một khi rủi ro xảy ra, gánh nặng
hậu quả sẽ là rất lớn nếu nó không được chia sẻ thành nhiều phần. Bằng cách đó,
bảo hiểm với quy luật số đông ra đời để góp phần khắc phục những biến cố xấu, tạo
cho tất cả mọi người niềm tin, tương lai và một cuộc sống tốt đẹp.
Với mỗi biến cố, người ta chọn cho mình một cách xử lý khác nhau, tránh né
rủi ro, chấp nhận rủi ro, giảm thiểu nguy cơ tổn thất,… và trong đó mua bảo hiểm là
hình thức tối ưu nhất được áp dụng rộng rãi trong xã hôi hiện nay vì nó bao hàm tất
cả các phương thức xử lý trên, giảm hậu quả thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.
Nhưng “Tại sao bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho nhưng biến cố không chắc chắn” mà
không phải là cho tất cả các loại biến cố, chúng tôi sẽ làm rõ qua đề tài này.
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 3
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
1. Khái quát chung về bảo hiểm.


1.1. Lịch sử phát triển của bảo hiểm.
Vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên người ta đã tìm cách giảm nhẹ
tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều
chuyến hàng. Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi là hình thức nguyên
khai của bảo hiểm.
Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay mạo
hiểm” đã xuất hiện, theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hoá trong
quá trình vận chuyển, người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn
lẫn lãi. Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao khi hàng hoá đến bến an toàn,
như vậy có thể hiểu lãi suất cao này là hình thức sơ khai của phí bảo hiểm. Song số
vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng
lâm vào thế nguy hiểm và thay thế nó là hình thức bảo hiểm ra đời.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra đời của phương thức
sản xuất TBCN thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu
vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Mở đường cho sự phát triển này là
luật 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do
Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành , đó là những đạo luật mở đường cho
lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.
Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện của bảo hiểm hoả hoạn, đánh dấu bằng
vụ cháy thảm khốc ở Luân Đôn nước Anh ngày 2/9/1666 hủy diệt 13.000 căn nhà
trong đó có hơn 100 nhà thờ trong 4 ngày để lại một sự thiệt hại quá lớn không thể
cứu trợ được. 6 công ty bảo hiểm hỏa hoạn ra đời năm 1967, sau đó được thực hiện
ở các nước Châu Âu khác.
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 4
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
Ở Việt Nam, bảo hiểm xuất hiện khoảng vào năm 1880 khi các Hội bảo hiểm
ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ đã để ý đến Đông
Dương. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các Công ty thương
mại lớn, ngoài việc buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện
bảo hiểm.

Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo
Việt) chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành
các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu
viễn dương….
1.2. Bảo hiểm .
1.2.1. Khái niệm .
Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh
của số ít.
Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người
được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong
muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro (xảy ra
rủi ro sự cố bất ngờ và gây thiệt hại) sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất
được trả bởi một bên khác (đó là nhà bảo hiểm). Nhà bảo hiểm nhận trách nhiệm đối
với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ
chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho
công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất
thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được
bảo hiểm.
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 5
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là
hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh
nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo
hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm .
Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người
cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên
Quy luật số đông (the law of large numbers).

Trong đó quy luật số đông nói rằng: nếu số lần thực hiện phép thử càng lớn,
kết quả thu được từ phép thử sẽ tiến dần về xác suất lý thuyết xảy ra biến cố đang
xem xét.
Dựa trên bản chất của bảo hiểm ta có những nguyên tắc sau về bảo hiểm:
 Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity
not certainty): Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn
của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra.
 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Tất cả các giao dịch
kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả
người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề.
 Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest): Quyền lợi có
thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ
thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ
ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền
lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đó có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo
hiểm.
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 6
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
 Nguyên tắc bồi thường (indemnity): Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn
thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người
được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không
kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.
 Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo
hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được
bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
Ở trong bài tiểu luận này chỉ đi sâu vào phân tích vì sao bảo hiểm chỉ bảo
hiểm cho rủi ro chứ không bảo hiểm cho sự chắc chắn.
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 7
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
2. Tại sao nói “Bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho những biến cố không chắc chắn” ?

2.1. Các loại biến cố .
Việc thực hiện một nhóm các điều kiện cơ bản để quan sát một hiện tượng
nào đó được gọi là một phép thử còn hiện tượng có thể xảy ra trong kết quả của
phép thử được gọi là biến cố. Một biến cố chỉ có thể xảy ra khi một phép thử gắn
liền với nó được thực hiện. Trong thực tế ta có thể gặp các loại biến cố sau đây:
 Biến cố chắc chắn: là biến cố nhất định sẽ xảy ra khi thực hiện phép
thử. Ví dụ: Khi thực hiện phép thử tung một con xúc xắc, biến cố “xúc xắc
xuất hiện mặt có số chấm nhỏ hơn hoặc bằng sáu” là biến cố chắc chắn.
 Biến cố không thể: là biến cố không thể xảy ra khi thực hiện phép thử.
Ví dụ: Khi tung một con xúc xắc, biến cố “xuất hiện mặt 7 chấm” là biến cố
không thể có.
 Biến cố ngẫu nhiên (biến cố không chắc chắn): là biến cố có thể xảy ra
hoặc không xảy ra khi thực hiện phép thử. Ví dụ: Khi tung một đồng xu, biến
cố “xuất hiện mặt chữ” là biến cố ngẫu nhiên.
2.2. Tại sao nói “Bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho những biến cố không chắc chắn” ?
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, con người vì thế cũng luôn đối mặt với
những biến cố khác nhau. Đó có thể là những biến cố không lường trước được hoặc
những sự việc mà con người nhận thức được có thể xảy ra hay chắc chắn xảy ra
hoặc không thể nào xảy ra. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, chúng cũng ảnh hưởng đến
lợi ích và thậm chí làm thay đổi đời sống của con người. Do đó, với nhũng biến cố
trong cuộc đời mà con người nhận thấy có thể gây thiệt hại cho mình, hay nói cách
khác là những rủi ro có thể gặp phải, họ đều cố gắng tìm cách tránh né hoặc giảm
thiểu nguy cơ, thiệt hại ở mức thấp nhất có thể được để góp phần khắc phục những
biến cố xấu, tạo cho bản thân và gia đình một cuộc sống tốt đẹp, đồng thời còn giúp
xã hội giảm được tổn thất đáng kể.
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 8
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
Trong nhiều phương thức xử lý rủi ro như tránh né rủi ro, chấp nhận rủi ro,
giảm thiểu nguy cơ tổn thất, hoán chuyển rủi ro và mua bảo hiểm thì bảo hiểm là
phương thức hoán chuyển rủi ro ưu việt hơn cả vì nó phân tán được tổn thất và giảm

thiểu được rủi ro cho toàn bộ nền kinh tế.
Như đã đề cập ở trên trong số các nguyên tắc của bảo hiểm thì nguyên tắc:
“Bảo hiểm chỉ bào hiểm cho những biến cố không chắc chắn” là nguyên tắc cơ
bản mà chúng ta cần quan tâm. Để làm rõ nguyên tắc trên, nhóm xin đi vào những
luận điểm và môt số ví dụ sau:
Thứ nhất, xuất phát từ định nghĩa của bảo hiểm: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ
qua đó một người (người được bảo hiểm) cam đoan trả một khoản tiền (phí bảo
hiểm) cho mình hoặc cho một người thứ 3. Trong trường hợp rủi ro xảy ra (sự cố
bất ngờ và gây thiệt hại) sẽ nhận được một khoản bồi thường được trả bởi một bên
khác (nhà bảo hiểm). Nhà bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và
bồi thường thiệt hại dựa theo các phương pháp của thống kê”. Từ định nghĩa cho
thấy, một biến cố xảy ra muốn được xem là rủi ro phải hội đủ 2 yếu tố tổn thất và
xác suất, trong đó xác suất ∈ (0,1). Nghĩa là trường hợp chắc chắn xảy ra hay chắc
chắn không xảy ra thì không được gọi là rủi ro và chắc chắc sẽ không có nghiệp vụ
bảo hiểm xảy ra, mà trong đó nghiệp vụ không thực hiện được đến từ cả hai bên:
khách hàng và công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ từ chối nhận bảo hiểm cho
những hợp đồng bảo hiểm mà tổn thất chắc chắn xảy ra. Tương tự, trong trường hợp
người đi mua bảo hiểm biết rằng sẽ không có biến cố xảy ra cho đối tượng bảo hiểm
của mình, thì họ sẽ không bỏ tiền vào để mua bảo hiểm. Ví dụ: Đối với những vùng
rất hiếm khi xảy ra sóng thần như Lào, Campuchia … thì loại hình bảo hiểm thảm
họa sẽ không phát triển bởi vì không có đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này.
Hoặc ít có khả năng người dân sẽ mua bảo hiểm hỏa hoạn cho mảnh đất của mình
nếu trên đó họ chưa xây dựng một công trình nào hoặc chứa bất cứ của cải vật chất
nào ở đó.
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 9
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
Thứ hai, xuất phát từ bản chất của bảo hiểm: “Bản chất của bảo hiểm là việc
phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo
hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông”. Mà nội dung của
nguyên tắc này là: “Số lần thực hiện phép thử càng lớn thì xác suất thực tế sẽ đi dần

đến xác suất ngẫu nhiên”. Nếu biến cố là chắc chắn, thì sẽ phá vỡ quy luật xác suất
từ số đông, vì thế bảo hiểm không thể dựa vào nguyên tắc này để tính được xác suất
xảy ra rủi ro của đối tượng bảo hiểm. Không tính được xác suất này thì sẽ không
tính được mức thiệt hại, không có căn cứ để tính phí bảo hiểm và công ty bảo hiểm
cũng không dám mạo hiểm ký hợp đồng. Ví dụ: Rủi ro cháy nhà của một người bào
hiểm không tính được nhưng nếu xét 1000 căn trong một khoảng thời gian có bao
nhiêu căn cháy, ta sẽ tính được xác suất xảy ra đối với nhà bị hỏa hoạn. Nhưng nếu
những ngôi nhà mà trong nhà chứa nhiều chất dễ cháy mà không có bất cứ hệ thống
hay dụng cụ chữa cháy nào thì việc hỏa hoạn là chắc chắn xảy ra, xác suất cháy của
những căn này cho dù thực hiện nhiều phép thử cũng không thể nào lấy nó làm xác
suất cháy cho tất cả ngôi nhà.
Thứ ba, xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty bảo hiểm
cũng là doanh nghiệp và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, công ty bảo hiểm
sẽ không nhận bảo hiểm cho những biến cố chắc chắc xảy ra, chắc chắn có tổn thất
và chắc chắn phải bồi thường. Trong khi khách hàng tiền đóng phí của khách hàng
không thể bằng với tiền bồi thường tổn thất, vì nếu bằng hoặc lớn hơn thì khách
hàng sẽ không tham gia bảo hiểm. Mặt khác ngoài chi phí bồi thường cho khách
hàng, công ty bảo hiểm còn cần chi phí để duy trì hoạt động như: thuê mặt bằng,
thuê nhân viên, chi phí điện nước, nghiên cứu… Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm
muốn hoạt động có lợi nhuận trong trường hợp bảo hiểm cho những biến cố chắc
chắn thì phải thu phí của khách hàng rất cao, phải bù bù đắp chi phí bồi thường, chi
phí hoạt động và đảm bảo doanh nghiệp có lời. Ví dụ: Công ty bảo hiểm sẽ không
nhận bảo hiểm sinh mạng cá nhân cho trường hợp đối tượng bảo hiểm là người đang
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 10
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, hoặc bảo hiểm hỏa hoạn cho nhà đang nằm trong
khu vực cháy, nhà trong khu vực thường xuyên có bão, hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển đang trong cơn bão… Ngay cả khi hợp đồng đã được ký trước đó nhưng
rủi ro xảy ra do người được bảo hiểm vi phạm những điều khoản đã thỏa thuận
trong hợp đồng về các biện pháp làm giảm rủi ro hoặc khi người đươc bảo hiểm cố

ý gây tổn thất thì công ty bảo hiểm cũng không bồi thường.
Nhằm làm sáng tỏ thêm nguyên tắc “Bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho những biến
cố không chắc chắn?”, nhóm xin đưa ra bảng liệt kê một số trường hợp, trong đó
công ty bảo hiểm chấp nhận hoặc không chấp nhận bảo hiểm.
Không bảo hiểm những trường hợp chắc
chắn sau
Chấp nhận bảo hiểm những trường hợp
rủi ro tương ứng sau
 Về hàng hải: không chấp nhận bảo
hiểm cho tàu thuyền cũ nát, hư hỏng
không đủ điều kiện lưu thông. Vì
những tàu thuyền này gặp bão gần như
chắc chắn sẽ chìm.
 Về hàng hải: bảo hiểm cho tàu
thuyền có chứng nhận đạt yêu cầu lưu
thông. Nếu gặp bão thì có thể chìm
hoặc không.
 Không chấp nhận bảo hiểm nhân
thọ cho người bị vấn đề nghiêm trọng
về sức khỏe như: những căn bệnh hiểm
nghèo y học không thể cứu chữa: ung
thư não giai đoạn cuối, AIDS, … vì
khả năng sống của họ gần như bằng 0.
 Chấp nhận bảo hiểm nhân thọ khi
có chứng nhận sức khỏe đạt yêu cầu.
Rủi ro chết của họ là thấp và chấp
nhận được.
 Không chấp nhận mở hợp đồng
bảo hiểm nhà khi đang trong khu vực
chịu ảnh hưởng của thiên tai không thể

ngăn chặn được như: nhà sát khu vực
cháy rừng lớn chưa dập tắt được và tiếp
tục phát triển , nhà dưới chân núi lửa
 Chấp nhận bảo hiểm nhà đủ tiêu
chuẩn về phòng cháy chữa cháy. Trong
khu vực đang không phải chịu ảnh
hưởng trực tiếp của thiên tai không thể
ngăn cản: cháy rừng, núi lửa…
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 11
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
đang phun… vì theo dự báo chắc chắn
sẽ bị hủy hoại.
 Không chấp nhận bảo hiểm hàng
hóa là vật nuôi đang nuôi trong vùng
xảy ra dịch bệnh lớn, lây lan nhanh, và
vât nuôi đó không có điều kiện cách ly
tốt( thả rong, không có ao chứa nước -
dùng nước sông, chưa có kiểm định,
tiêm ngừa. Vì không cách ly và tiêm
ngừa thì vật nuôi trong vùng dịch chắc
chắn sẽ bị nhiễm bệnh.
 Chấp nhận bảo hiểm trong trường
hợp đã kiểm định, tiêm ngừa, chứng
minh điều kiện cách ly tốt và vật nuôi
chỉ vận chuyển ngang qua vùng dịch
 Không bảo hiểm nhà cấp 4 trong
vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa
bão hàng năm. Vì chắc chắn sẽ bị thiệt
hại 1 phần hoặc hoàn toàn khi bão dù
lớn hay nhỏ.

 Nhận bảo hiểm nhà đủ tiêu chuẩn
an toàn về phòng cháy chữa cháy, nhà
cấp 3 trở lên trong vùng hàng năm phải
chịu ảnh hưởng của bão.
 Không đồng ý bảo hiểm hư hỏng
cho hàng hóa dễ bị hư hỏng trong vận
chuyển như: gạo kém phẩm chất vận
chuyển vào mùa mưa bão với lịch trình
dài ngày, trái cây không đủ tiêu chuẩn
Global phải vận chuyển dài ngày. Vì
những loại này vận chuyển trong vài
tháng sẽ hỏng ngay
 Chấp nhận bảo hiểm nếu hàng hóa
có thời gian bảo quản lâu và không phụ
thuộc thời tiết: bánh, kẹo, thức ăn đóng
hộp…
 Không bảo hiểm nhân thọ cho
binh lính thuộc đội “Cảm tử quân”. Vì
ra chiến trường chắc chắn họ sẽ phải hy
sinh.
 Vài công ty chấp nhận bảo hiểm
tính mạng cho binh lính sĩ quan cả
trong thời bình và thời chiến nếu công
tác trong đơn vị khác đội “Cảm tử
quân”.
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 12
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
Tóm lại, sự công bằng trong bảo hiểm thể hiện ở tính không chắc chắn của
bảo hiểm, ở việc không thể biết trước liệu có tổn thất xảy ra cho đối tượng được bảo
hiểm hay không. Sự không chắc chắn đó gọi là rủi ro. Bản chất của bảo hiểm là chia

sẻ và giảm bớt rủi ro. Như vậy, rủi ro ở đây bản thân nó đã mang tính ngẫu nhiên và
không chắc chắn nên có thể nói bảo hiểm là bảo hiểm cho các biến cố xấu nhưng
không chắc và không mong muốn sẽ xảy ra.
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 13
ĐỂ TÀI: TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM CHỈ BẢO HIỂM CHO NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG CHẮC CHẮN
3. Kết luận .
Vậy bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho những biến cố không chắc chắn, những biến
cố mà trong tương lai không thể dự đoán trước khi nào nó sẽ xảy ra. Khi đó, bên
được bảo hiểm muốn có sự an tâm về những tổn thất không chắc chắn xảy ra trong
tương lai sẽ mua bảo hiểm để đổi lấy sự chắc chắn được bù đắp bằng tài chính khi
thiệt hại xảy ra.
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bán được hợp đồng bảo hiểm đồng thời
gánh lấy rủi ro cho bên được bảo hiểm và bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Để đạt
được hiệu quả bảo hiểm, tăng uy tín đối với khách hàng, đồng thời ký được nhiều
hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải dự tính trước một cách tương đối trung
bình số lần xảy ra rủi ro về cả thời gian và không gian thông qua quan sát hoặc các
mô hình thống kê, xác định xác suất xảy ra để có thể lựa chọn phương thức hợp lý,
giảm nhẹ tổn thất, chuyển giao rủi ro và định giá thích hợp cho hợp đồng bảo hiểm.
Công tác thống kê một cách khoa học sẽ cung cấp cho công ty bảo hiểm về số lần
rủi ro đã xảy ra trong quá khứ và trị giá của tổn thất. Qua đó dự báo được mức độ
công ty bảo hiểm phải chi trả cho các rủi ro trong tương lai và số tiền người tham
gia bảo hiểm phải đóng tương ứng. Mức độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào
kích thước của mẫu, thời gian quan sát và việc xác định chính xác các yếu tố tác
động. Do đó, công ty bảo hiểm phải theo dõi thường xuyên sự biến động của các số
liệu thống kê nhằm điều chỉnh phí bảo hiểm phù hợp với thực tế.
GVHD: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG 14

×