Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai Du Thi - Co Hoc Tro Ngheo Tro Thanh Thu Khoa _ Pham Thuy Bich Thuy_Thpt Chu Van An.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.49 KB, 4 trang )

1

BÀI DỰ THI
Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề
“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Giai đoạn 2020 - 2021
“CƠ HỌC TRÒ NGHÈO… TRỞ THÀNH THỦ KHOA…”
Tôi biết em từ khi tôi dạy bộ môn Ngữ Văn lớp
11C8 của em cách đây vài năm. Trong mắt tôi, em
là một học sinh giàu nghị lực, hoạt bát, tích cực
tham gia các hoạt động phong trào. Bằng ý chí,
nghị lực, niềm tin, em đã mạnh mẽ vươn lên trong
cuộc sống, trong học tập để trở thành một tấm
gương sáng cho bao học sinh, sinh viên noi theo.
Em tên Lê Thị Cẩm Nhung, hiện là sinh viên, thủ
khoa ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành của
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănẢnh Lê Thị Cẩm
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm
học 2020-2021. Em là một bông hoa đẹp trong muôn vàn bông hoa của vườn hoa
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của huyện Phú
Tân, tỉnh An Giang.
Cẩm Nhung quê ở Phú Mỹ- Phú Tân- An Giang. Em sinh ra và lớn lên trong
một gia đình có hồn cảnh khó khăn. Ba sống bằng nghề phụ hồ, làm thuê, thu
nhập không ổn định. Mẹ thì làm giúp việc cho nhà giàu, công việc cực nhọc nhưng
lương cũng chẳng bao nhiêu.
Ngay khi còn là học sinh, em đã thấu hiểu được nỗi vất vả, cực khổ của ba mẹ
nên em bỏ qua sự mặc cảm của bản thân mà sắp xếp thời gian phụ mẹ bán hoa
ngoài chợ vào dịp rằm, hay dọn dẹp nhà cửa thuê cùng mẹ dịp tết. Còn những dịp
nghỉ lễ, địa phương có hội chợ,… em lại phụ mẹ bán bánh, kẹo singum, đậu phộng,
… Khi trực tiếp phụ mẹ, em càng hiểu hơn những vất vả, cực nhọc mà ba mẹ phải
trải qua trong cuộc sống mưu sinh để đảm bảo cái ăn, cái mặc và chuyện học hành


của em. Càng thấu hiểu những vất vả, hy sinh của ba mẹ, em càng yêu kính ba mẹ
hơn và tự hứa với lòng sẽ cố gắng học tập để sau này ba mẹ khơng cịn phải cực
khổ, bởi với em “Học tập là con đường để em giúp ba mẹ mình hết khổ”.
“Mọi sự cố gắng, nỗ lực đều được đền đáp xứng đáng”. Thật vậy, đáp lại sự
chuyên cần, nỗ lực, nhiệt huyết của Cẩm Nhung là một kết quả thật đáng nể. Suốt
12 năm học, em đều là học sinh giỏi. Em từng nhận Bằng khen của Trung ương
“CÔ HỌC TRÒ NGHÈO… TRỞ THÀNH THỦ KHOA”


2

Đoàn năm học 2017-2018; Riêng năm học 2018- 2019: em đạt giải Ba học sinh
giỏi cấp Tỉnh môn Lịch Sử và nhận Bằng khen của Tỉnh Đoàn An Giang.

Bằng khen của Cẩm Nhung
Đặc biệt, năm học 2019-2020, em trở thành học sinh danh dự toàn trường của
trường THPT Chu Văn An, Phú Tân, An Giang. Và không phụ lòng gia đình, thầy
cô, bằng sự nỗ lực của mình, Cẩm Nhung trở thành Thủ khoa khối C00, ngành
Quản trị Du lịch và Lữ hành của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
thành phố Hồ Chí Minh với số điểm ấn tượng: Ngữ Văn: 9,75 điểm, Lịch Sử và
Địa Lí đều được 9,5 điểm. Và em được nhận Giấy khen của trường về thành tích
này. Chưa dừng lại ở đó, Nhung còn vinh dự là một trong 85 thủ khoa được nhận
học bổng “Nâng bước Thủ khoa” năm 2020 của báo Tiền Phong.

Cẩm Nhung nhận Học bổng “Nâng bước Thủ khoa” năm 2020
“Tương lai được mua bằng hiện tại”. Ý thức được điều này nên em tận dụng
thời gian của mình một cách thật sự tiết kiệm. Là sinh viên năm nhất, em chia thời
gian cho nhiều việc khác nhau để đảm bảo việc học, phát triển bản thân cũng như
phụ giúp cho gia đình. Em vẫn dành phần lớn thời gian cho việc học tập tại giảng
đường. Phần thời gian còn lại em dành cho việc tự học tại kí túc xá và học nhóm

cùng các bạn. Ngồi việc học em cũng tham gia vào câu lạc bộ Sinh Viên Năm
Tốt, thường tham gia sinh hoạt định kì và các hoạt động do câu lạc bộ cũng như
khoa Du lịch tổ chức.
Cẩm Nhung cảm thấy vui và hạnh phúc khi cùng các bạn tình nguyện viên của
Câu lạc bộ Sinh viên năm tốt ghé thăm viện dưỡng lão hôm 16/01/2021 vừa qua.
Với những tiết mục văn nghệ hướng về quá khứ hào hùng của dân tộc, với sự giao
“CÔ HỌC TRÒ NGHÈO… TRỞ THÀNH THỦ KHOA…”


3

lưu, chia sẻ chân tình từ các cụ, với bữa cơm đầy ấm áp, yêu thương, hạnh phúc đã
đem đến cho em một trải nghiệm thật ý nghĩa. Và em mong ḿn tham gia nhiều
hành trình sẻ chia u thương như thế để có thể đem lại yêu thương, hạnh phúc cho
những người xung quanh.
Một cô gái biết quan tâm, chia sẻ với mọi người chắc hẳn phải là một người
con hiếu thảo. Quả thật vậy! Với thu nhập thấp và không ổn định nhưng mỗi tháng,
ba mẹ đều gửi Nhung ba triệu để em yên tâm học tập. Với những sinh viên gia
đình có điều kiện kinh tế thì khoảng tiền ấy không bao giờ đủ chi tiêu trong một
tháng. Nhưng với Nhung, đó là số tiền đủ để em trang trải việc học hành. Thương
ba mẹ cực khổ làm lụng ở quê để mình có tiền ăn học, nên thời gian rỗi, em đi làm
thêm (đi làm một số công việc bán thời gian thường được khoảng 15-20 ngàn mỗi
giờ) để kiếm thêm thu nhập, vừa phụ giúp ba mẹ vừa bổ sung kinh nghiệm sống
cho bản thân.
Tôi cảm phục cơ học trị Cẩm Nhung tuy nhỏ nhắn nhưng những gì em làm,
những gì em đạt được thật đáng khâm phục.
Khi tôi hỏi: Em cảm thấy thế nào với những kết quả mình đạt đươc? Cẩm
Nhung chia sẻ: “Em thấy vui và hạnh phúc vô cùng khi kết quả đạt được của em đã
đem lại niềm hãnh diện cho ba mẹ, góp phần xoa dịu những cực khổ, vất vả của ba
mẹ. Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để nụ cười ba mẹ luôn nở trên môi”.

Nhận xét về Nhung, em Trần Huỳnh Ngọc Châu - cùng lớp phở thơng với
Nhung - nói: “Em và Nhung đã học chung được bốn năm, em rất quý bạn về cả
cuộc sống lẫn học tập. Trong học tập, bạn rất chăm chỉ và đạt được nhiều thành
tích tốt. Bạn tích cực tham gia các phong trào ở trường lớp.Và có lẽ, kinh nghiệm
nhiều năm làm lớp trưởng của bạn cũng đã giúp cho tính cách của bạn có phần
quyết đốn và luôn biết cách kết nối tập thể. Bạn là tấm gương sáng để chúng em
noi theo”.
Chia tay với Cẩm Nhung, tôi nhớ mãi đến nụ cười tỏa nắng cùng ánh mắt
ngập tràn niềm tin của em khi trở thành tân sinh viên của trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn với ngành bản thân yêu thích. Tôi tin, với sự chuyên cần, sự
nỗ lực không ngừng, với niềm đam mê cháy bỏng, em sẽ là một sinh viên giỏi và
sẽ trở thành là một công dân tốt của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một
trăm bài diễn văn tuyên truyền". Với tôi, Cẩm Nhung là tấm gương sáng trong học
tập và làm theo Bác ở sự kiên cường, nghị lực, tiết kiệm, sống biết yêu thương,
quan tâm, chia sẻ. Thật trân quý biết bao với những tấm gương học sinh, sinh viên
giàu nghị lực như Nhung. Tơi ước mong rằng những tấm gương vượt khó như em
sẽ được lan tỏa sâu rộng trong xã hội để những ai khơng mai rơi vào nghịch cảnh,
“CƠ HỌC TRÒ NGHÈO… TRỞ THÀNH THỦ KHOA”


4

nhất là những người trẻ tuổi, những học sinh, sinh viên, chủ nhân tương lai của đất
nước, sẽ có động lực vươn lên, tự tin là chính mình, vượt lên chính mình để làm
những điều tốt đẹp, ý nghĩa, đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho xã hội, cho
đất nước để xã hội này, đất nước này mãi mãi đẹp tươi!
Người viết

Phạm Thị Bích Thủy


“CƠ HỌC TRÒ NGHÈO… TRỞ THÀNH THỦ KHOA…”



×