Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên khoa kỹ thuật công nghệ trường đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.56 MB, 149 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC DONG THAP

LÊ THỊ MỸ HẠNH

QUAN LY HOAT DONG THUC TAP TOT NGHIEP

CUA SINH VIEN KHOA KY THUAT - CONG NGHE
TRUONG DAI HQC DONG THAP

LUẬN VĂN THẠC

SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

2019 | PDF | 148 Pages


DONG THAP - NAM 2019


BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC DONG THAP

LÊ THỊ MỸ HẠNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TÓT NGHIỆP

CỦA SINH VIÊN KHOA KY THUAT - C


TRUONG DAI HQC DONG THAP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HỮU

ĐÔNG THÁP

- NĂM 2019

NGHE


LOI. CAM ON

Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lòng biết on đến Lãnh đạo Trường
Đại học Đồng Tháp, Phòng Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho.

chúng tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng u cầu địi hỏi
ngày cảng cao của nhiệm vụ mới.

Tôi xin được bày tỏ lời tri ân sâu sắc và xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ
Phạm Hữu Ngãi, người đã ln tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ, động viên và chia sẻ
cho tôi những kinh nghiệm q báu trong q trình thực
luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô và các bạn SV ở Trường.

Đại học Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi nghiên cứu và

thực hiện dé tài.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và đồng.
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên tơi trong
q trình học tập và hồn thành luận văn nay.
Với hy vọng luận văn này sẽ đóng góp tích cực vào việc quản lý
hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kỹ thuật - Công nghệ
Trường Đại học Đồng Tháp, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu cịn hạn chế
nên khơng thể tránh khỏi sự thiếu sót. Tơi nghĩ rằng dé có một luận văn hồn
chỉnh hơn, bản thân tơi cịn phải nghiên cứu rất nhiều và cần sự đóng gop y

kiến và giúp đỡ của Hội đồng khoa học đề đề tài nghiên cứu được hoàn thiện

tốt hơn.

Tác giả
Lê Thị Mỹ Hạnh


LOI. CAM DOAN

Luận văn *Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kỹ
thuật ~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp” được thực hiện từ thing 09
năm 2018 đến tháng 3 năm 2019. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ nguồn góc, số liệu đã được phân

tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn đúng quy định.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực nếu sai tơi xin

hồn tồn chịu trách nhiệm.

‘Tac giả luận văn
Lê Thị Mỹ Hạnh


iii
MUC LUC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan .

Mục lục

Danh mục các chữ vii

Danh mục các bảng biểu.
Danh mục các biểu đồ
MO DAU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP.
TOT NGHIEP CUA SINH VIÊN TRUONG DAI HQ!

1.1. Téng quan vé lich sir nghién ciru dé tai

1.1.1. Những nghiên cứu ở ngoải nước.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm "Hoạt động thực tập tốt nghiệp”.
1.2.2. Khái niệm “Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp”..
1.3. Lý luận về hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV trường Đại


học......

1.3.1. Trường đại học và chương trình đào tạo trình độ đại học..
1

trình độ đại học .
1.3
Mục tiêu hoạt động TTTN của SV trong đào tạo trình độ đại học.
1.3 4
Nội dung hoạt động TTTN của SV trong đào tạo trình độ đại hoc...
1.3.5. Hình thức hoạt động TTTN của SV trong dao tao trình độ đại học... 25
1.3.6. Đánh giá kết quả hoạt động TTTN của sinh viên trong đào tạo trình độ
đại học..
-.26
1.3.7. Sự cần thiết hoạt động TTTN của SV trong đảo tạo trình độ đại học 27
1.4. Quản lý hoạt động TTTN của SV trường Đại học.
--29


1
trường đại học
1
Nội dung quản lý hoạt động TTTN của SV trường đại học
trường Đại học
1.5.1. Các yếu tố chủ quan..

1 2. Các yếu tố khách quan...
Tiểu kết chương l....

ses


Chương 2 THỰC TRANG QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TÓT
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ
TRUONG DAI HQC DONG THAP..

Tháp
2.1.1.
2.1.2.
2.2. Mô
2.2.1.

Tổng quan Trường Đại học Đồng Tháp...
Khoa Kỹ thuật ~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp
tả q trình điều tra, khảo sắt.
Mục đích khảo sát

2.2.2. Nội dung khảo sát.
Mẫu khảo sát

Phương pháp khảo s t, công cụ khảos
"Xử lí và đánh giá kết quả khảo sắt .
2.3.

Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh

thuật - Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp
2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và SV về vai trò của hoạt động TTTN
trong chương trình đảo tạo trình độ đại học
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động


TTTN của SV...

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt déng TTTN cua SV .


Thực trạng thực hiện hình thức hoạt động

N của SV

Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động TTTN của SV
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh
Kỹ thuật ~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp..
2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động TTTN của Trưởng khoa Khoa Kỳ thuật
~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp.
59
2.4.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV về sự cần thiết quản lý
hoạt động TTTN trong chương trình đào tạo trình độ đại họ
61
2.4.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung hoạt động TTTN của SV
Khoa Kỹ thuật - Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp.

2.4.3.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động TTTN cia SV.
2.4.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động TTTN của SV...
2.4.3.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động TTTN của SV . .
2.4.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động TTTN của SV.
2.4.3.5. Thực trạng quản lý các nguồn lực đảm bảo công tác quản lý hoạt
đông TTTN của SV
wT
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN của
SV Trường Đại học

2.6. Đánh giá chung.
Kết quả đạt được.

Một số bắt cập, han cl
Nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn cl
Tiểu kết chương 2.

7

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG THỰC

TẬP TĨT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA
NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐƠNG THAP.

3.1. Nguyên

đề xuất các biện phát

KỸ THUẬT

- CÔNG


vi

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh
Kỹ thuật ~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp..
3.2 1.
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, CV, CVHT và SV ví
trọng của hoạt động TTTN..

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động TTTN của SV phù hợp với
cơ sở

tiếp nhận thực tập.

3.2.3. Tổ chức hoạt động TTTN của SV đáp ứng mục tiêu đảo tạo và hiệu
qua kinh t
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo hoạt động TTTN của SV trên tỉnh thần thúc diy
tốt quan hệ giữa trường đại học và cộng đồng doanh nghiệp

3.2.5. Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá và động viên khen thưởng cá
nhân, tập thể đạt thành tích đối với hoạt động TTTN.

3.2.6. Tăng cường huy động các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và tin
lực) phục vụ hoạt động TTTN của SV..
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp..
3.4. Khảo nghiệm sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp..

Tiểu kết chương 3.

KẾT LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ,

1. Kết luậi

2. Khuyến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

CONG TRINH KHOA HOC LIEN QUAN DEN LUAN VAN .


PHU
PHY
PHU
PHU

LUC
LUC
LUC
LUC

1.
2.
3.
4.


vil
DANH MỤC CÁC KY HIEU, CHU VIET TAT

Viết tắt
CBQL


Viết đầy đủ
: Cán bộ quản lý:
: Cao đẳng.

CT

: Cần thiết


CVHT
ĐH
DVSD
GV
KT

: Cổ vấn học tập
: Đại học
: Đơn vi sử dụng
: Giảng viên
: Khả thi

PTKNNN

: Phát triển kỹ năng nghề nghiệp

SL
sv
TTTN

: Số lượng
inh vién
: Thực tập tốt nghiệp


viii
DANH MUC CAC BANG

Bang 2.1. Đội ngũ CBQL, viên chức, GV thời điểm tháng 12 năm 2018...... 44

Bảng 2.2. Quy mơ SV hệ chính quy năm 2017-2018.
Bảng 2.3. Quy mơ SV hệ liên thông, vừa làm vừa học năm học 2017-2018. 45
Bảng 2.4. Kết quả nhận thức về vai trò của hoạt động TTTN trong chương

trình đảo tạo trình độ đại học...
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động TTTN của SV..
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện nội dung hoạt động TTTN của SV..

.48
.50
.52

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện hình thức tổ chức hoạt động TTTN của SV...... 54

Bảng 2.8. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động TTTN của SV...

.56

Bảng 2.9. Kết quả nhận thức về sự cần thiết của hoạt động TTTN trong chương.

trình đảo tạo trình độ đại học.
.58
.60
Bảng 2.10. Thực trạng quan lý hoạt động TTTN của Trưởng khoa...
Bảng 2.11. Kết quả nhận thức về sự cần thiết quản lý hoạt động TTTN trong
chương trình đào tạo trình độ đại học....

Bảng 2.12. Kết quả thực trạng lập kế hoạch hoạt động TTTN của SV......... 64
Bảng 2.13. Kết quả thực trạng tổ chức hoạt động TTTN của SV.
.66

Bảng 2.14. Kết quả thực trang chi đạo hoạt động TTTN của SV.
.68
Bảng 2.15. Kết quả thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động TTTN của SV . 70
Bảng 2.16. Thực trạng quản lý các nguồn lực đảm bảo công tác quản lý hoạt
động TTTN của SV...
.72
Bảng 2.17. Thực trạng khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
'TTTN của sinh viên.
.74
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp.
. 105
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
107


DANH MUC CAC BIEU DO.

Biểu đồ 2.4. Kết quả nhận thức vẻ vai trò của hoạt động TTTN..

Biểu đồ 2.9. Kết quả nhận thức về sự cần thiết của hoạt động TTTN

.48
.58

Biểu đồ 2.12. Kết quả nhận thức về sự cần thiết của quản lý hoạt động TTTN.

.62
Biểu đồ 3.1. Kết quả chung về sự cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt
động TTTN..
104

Biểu đồ 3.2. Kết quả chung về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
TTTN...
„108
của sinh viên


MO DAU
1. Lý do chọn đề tài

Trong những thập niên vừa qua giáo dục và đảo tạo Việt Nam đã đạt được
những thành tựu vượt bậc, có những đóng góp vô cùng to lớn, cung cấp nguồn

nhân lực chất lượng, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài,
góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Giáo dục và đảo tạo được xem là quốc sách hàng đầu, là một trong những
đông lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Chủ tịch Hồ
Chủ tịch đã từng nói “Lao động trí óc mà khơng lao động chân tay, chỉ biết
luận mà khơng biết thực hành thì cũng là tri thức có một nửa. Vì vậy, cho nên

trong lúc các chắu học lý luận cũng phái kết hợp với thực hành và tắt cả các
ngành khác đều phải: lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao
động ” Bác nói nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong hệ thống
giáo dục Việt Nam, giáo dục đại học đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với
việc phát huy tiềm năng của bản thân mỗi con người và là yếu tố thúc đẩy sự
phat trién mạnh mẽ của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí tại Đại hội SV Việt Nam lần
thứ 2 ngày 7 -1958 [30].
Trong chương trình đào tạo ở các trường đại học ngoài việc cung cấp,
trang bị cho SV những tri thức, thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV
bằng hoạt động thực tập môn học, thực tế bộ mơn, TTTN ngay từ khi cịn ngồi

trên ghế nhà trường là hết sức quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng.

đảo tạo. Luật giáo dục 2005 của nước ta đã xác định rõ nguyên lý giáo dục:

“Hoe đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền

với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”
[21]. Đây là kim chỉ nam, có tác dụng định hướng hoạt động giáo dục đảo tạo
ở các nhà trường, các cơ sở giáo dục. Trong quá trình đảo tạo nếu nhà trường.


thực hiện tốt nguyên lý này thì sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và

dio tao, giúp cho người học làm quen và rèn luyện với mội trường làm việc
sau này.
Nghị định 102-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 9 tháng 8 năm 1962
quy định về hoạt động thực tập cho SV các trường đại học, cao đẳng và trung.
học chuyên nghiệp nêu rõ: “ Thực

tập

là khâu quan trọng và cũng là yêu cầu

bắt buộc trong chương trình đảo tạo bậc đại học, cao đẳng. Thực tập là hình

thức học tập ngồi thực tế để tạo cơ hội cho SV vận dụng kiến thức đã học vào

i ¡ quyết các tình huống thực tế, mở mang kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn
và kiểm nghiệm sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn [6].
Đối với SV thì thực tập có vai trị quan trọng khơng chỉ là điểm số mà còn


giúp SV được tiếp cận với nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn khi bước chân vào.

trường. Các hoạt động thực tiễn, thêm một lần nữa hiểu được mình sẽ làm
cơng việc như thế nào sau khi ra trường và mình có thực sự phù hợp với cơng

việc đó hay khơng.

Ở Trường Đại học Đồng Tháp, những năm học vừa qua lãnh đạo nhà

trường giao nhiệm vụ quản lý hoạt động TTTN của SV cho Phòng Đào tạo,
Trung tâm Phát triển kỹ năng nghề nghiệp và các khoa phối hợp thực hiện, kết

quả đạt được được đánh giá khá tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và

đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó cịn những hạn ché, bat

cập trong cơng tác quản lý hoạt động TTTN của SV. Mặt khác, qua việc tổ
chức đi thực tập cơ sở và TTTN cho các SV các ngành Quản lý đất dai, Khoa
học môi trường, Nuôi trồng thủy sản của Khoa Kỳ thuật - Công nghệ đã có
viên

ố gắng xây dựng kế hoạch, nội dung thực tập cụ thể và phân công giảng.

hướng dẫn thực tập cho SV đúng qui định chung của trường đại học, tuy

nhiên chất lượng thực tập của SV vẫn còn những vấn đề cần xem xét và điều

chỉnh để nâng cao chất lượng đào tạo. Một bộ phận SV chọn nơi thực tập và



công việc thực tập chưa phù hợp và nhiều SV chưa liên hệ dé đi thực tập tại cơ
sở, vị trí thực tập chưa phù hợp với cơng việc với chuyên ngành mà SV học.
Để có những biện pháp thiết thực trong việc tổ chức hoạt động TTTN cho SV.
Khoa Kỹ thuật - Công nghệ ngày cảng tiếp

cận với thực tiễn nghề nghiệp, tăng

khả năng thực hành ứng dụng để đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động
đối với SV sau tốt nghiệp. Với ý thức trách nhiệm đối với nhà trường, đối với
Khoa Kỹ thuật ~ Cơng nghệ, đơn vị mà ở đó tác giả đã gắn bó nhiều năm với
nhiệm vụ quản lý học tập, rèn luyện của SV, tác giả cố gắng nghiên cứu, tìm

hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý hoạt động TTTN của SV'
để từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động này góp phần nâng cao hiệu quả

thực tập của SV Khoa Kỹ thuật - Cơng nghệ nói riêng và nâng cao chất lượng
đào tạo của Trường Đại học Đồng Tháp nói chung.

Xuất phát từ nội dung trình bày trên đây, tác giả chọn đề tài: “Quản jý
“hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kỹ thuật - Công nghệ Trường
Đại học Đồng Tháp” đề nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng
quản lý hoạt động TTTN của SV Khoa Kỹ thuật - Công nghệ Trường Đại học.
Đồng Tháp; tác giả đề xuất biện pháp quản lý hoạt động này nhằm góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo của khoa nói riêng và nhà trường nói chung.


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động thực tập của SV
trường đại học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp quản lý hoạt động TTTN của SV'

Khoa Kỹ thuật - Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp.


4. Giả

thuyết khoa học

Trong những năm qua, hoạt động TTTN của SV và quản lý hoạt động
TTTN của SV Khoa Kỹ thuật - Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp đạt kết

quả nhất định. Tuy nhiên, gần đây hoạt động này bộc lộ hạn chế, do nhiều
nguyên nhân, trong đó quản lý hoạt động TTTN của SV là nguyên nhân cần
được khắc phục. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động TTTN của
SV đảm bảo tính khoa học, sự cần thiết và tính khả thi sẽ nâng cao hiệu quả

hoạt động TTTN và góp phần đảm bảo mục tiêu của nhà trường, đáp ứng yêu
câu xã hội.
SŠ. Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé tai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

$.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận: Hệ thơng hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt

động TTTN của SV trường đại học.
$.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Khảo sắt, phân tích và đánh giá thực trạng
hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN cia SV Khoa Kỹ thuật ~ Công nghệ
“Trường Đại học Đồng Tháp hiện nay.
5.3. Đề xuất các biện pháp: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động.

TTTN của SV Khoa Kỹ thuật ~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp và khảo
nghiệm nhận thức về sự cần thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu

6.1.
~
trường
~

Phạm vỉ nội dung nghiên cứu.
Đề tải tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động TTTN của SV
đại học;
Thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV Khoa

Kỹ thuật - Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp;


- Biện pháp quản lý hoạt động TTTN của SV Khoa Kỹ thuật - Công nghệ
“Trường Đại học Đồng Tháp:
~ Chủ thể quản lý chính là Trưởng khoa có SV TTTN của trường đại học;
có sự phối hợp với các Phòng, Khoa, đơn vị liên quan cũng như sự lãnh đạo,
quản lý của Lãnh đạo nhà trường đại học.
6.2. Phạm vỉ về địa bàn và thời gian nghiên cứa
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại Khoa Ky thuật ~ Công nghệ Trường

Đại học Đồng Tháp.

2018.

Số liệu khảo sát được thu thập từ năm học 2015 -2016 đến năm 2017-

6.3. Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giảng viên, cố vấn học tập, chuyên.

viên các Phòng, Khoa liên quan và SV của khoa (số lượng 160).
7. Phương pháp nghiên cứu
Z1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích: Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến

đề tài nghiên cứu.
Các phương pháp cụ thể: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa, khái qt hóa tài liệu liên quan đến cơng tác quản lý hoạt động
TTTN của SV trường đại học.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Mục đích: Phác hoạ thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt động
TTTN cia SV Khoa Kỹ thuật ~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp, những
yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động trên đây; từ đó đề xuất biện

pháp quản lý hoạt động TTTN của SV Khoa Kỳ thuật ~ Công nghệ Trường Đại
học Đồng Tháp.


Các phương pháp cụ thẻ: Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin dựa trên cơ sở.


điều tra bằng phiếu hỏi dành cho CBQL, GV, SV và đơn vị tiếp nhận SV thực
tập qua đó đánh giá thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN
của SV Khoa Kỹ thuật ~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Thiết kế các câu hỏi để phỏng vấn

trực tiếp CBQL, GV, SV về thực trạng, các đề xuất, các biện pháp tăng cường.

quản lý hoạt động TTTN của SV Khoa Kỳ thuật - Công nghệ Trường Đại học
Đồng Tháp.

~ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu báo cáo kết
quả hoạt động TTTN của SV, các tải liệu hướng dẫn TTTN, bảng báo cáo
TTTN của SV, nhật ký thực tập, phiều đánh giá, nhận xét của cơ sở thực tập.
~ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của CBQL, giảng viên hướng
dẫn, SV và thông qua giảng viên hướng dẫn đến cơ sở thực tập để nắm bắt
được tình hình và các hoạt động diễn ra trong quá trình SV thực tập.
Điều tra, khảo sát, trao đổi, phỏng vấn nhằm thu thập những thông tin
phục vụ cho việc hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV Khoa Kỹ
thuật ~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp.
7.3. Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập được
trong quá trình khảo sát.
8. Những đóng góp của luận văn về mặt lý luận và mặt thực tiễn
8.1. Về mặt lý lua Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và hình thành

khung lý luận về quản lý hoạt động TTTN của SV trường đại học.
8.2. VỀ mặt thực tiễn:



- Lm sng tỏ thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN
của SV Khoa Kỹ thuật ~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp;
~ Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động TTTN của SV Khoa Kỹ thuật ~ Công
nghệ Trường Đại học Đồng Tháp;
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng vào công tác quản lý
hoạt động TTTN của SV ở các khoa của trường đại học có điều kiện tương
đồng với Khoa Kỹ thuật ~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp,
9. Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc luận văn gồm:

Phần mỡ đầu

Phần nội dung

Chương
viên trường đại
Chương
sinh viên Khoa
Chương
sinh viên Khoa

1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh
học.
2: Thực trạng quản lý hoạt động hoạt động thực tập tốt nghiệp của
Kỹ thuật - Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp.
3: Biện pháp quản lý hoạt động hoạt động thực tập tốt nghiệp của
Kỹ thuật - Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp.

Phần kết luận và khuyến nghị


Tài liệu tham khảo
Phụ lục


Chwong 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
THUC TAP TOT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

TRUONG ĐẠI HỌC

1.1. Tống quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà những thay đổi trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội đang diễn ra với tốc độ như vũ bão. Trong thời
đại này, nền kinh tế thế giới đang được toàn cầu hóa một cách hết sức mạnh
mẽ. Vì vậy, trong giáo dục cũng phải có những định hướng thay đổi phù hợp
với sự phát triển kinh tế của thời đại. Trong đó nâng cao chất lượng đảo tạo là
quan trọng nhất vì đó là khâu then chốt để nâng cao năng lực làm việc cho
người học sau khi ra trường. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì phải nâng
cao chất lượng dạy và học, học đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức đã

học vào thực tiễn cuộc sống, giúp người học tạo nền tảng vững chắc sau khi ra
trường tiếp xúc với môi trường làm việc.

Trong khi việc học trên lớp chỉ giúp cho SV nắm được các kiến thức lý

thuyết thì hoạt động thực tập giúp SV ứng dụng những kiến thức đã học vào


việc giải quyết các cơng việc thực tiễn. Vì vậy tổ chức các đợt thực tập tại cơ
sở sẽ tạo điều kiện cho SV hiểu rõ hơn về các yêu cầu công việc gắn với mỗi

vị trí làm việc cu thể ở cơ sở và tăng khả năng tiếp cận nghề nghiệp nếu chọn
được địa điểm thực tập và nội dung thực tập phủ hợp, thực hiện nội dung thực
tập nghiêm túc.
Công tác đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người học được nhiều nhà

nghiên cứu ở những mức độ, các hình thức tổ chức khác nhau, tùy theo những.
điều kiện, quan điểm ở từng vùng, lãnh thô và khu vực. Trên thế giới, nhiều

nước đã nghiên cứu, áp dụng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn


luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học, làm gần hơn khoảng cách giữa đảo.

tạo với sử dụng lao động.
Trong một nghiên cứu “Giới thiệu về nghiên cứu và phát triển chương.
trình” đã tuyên bố một phương pháp tiếp cận q trình lí thuyết và thực hành
làm chương trình giảng dạy, trong đó ơng nhấn mạnh: “tối

thiểu một chương.

trình giảng dạy nên cung cấp một cơ sở (đơn vị thực tế để thực tập) cho việc

lập kế hoạch một khóa học, nghiên cứu thực nghiệm và xem xét các căn cứ của
chương trình giáo dục”. Đó là những căn cứ để gắn chương trình giảng dạy lý
thuyết với thực tế - thực hành và thực tập nhằm biện minh cho tính hiện thực

của chương trình giảng dạy đáp ứng các nhu cầu lao động nghề nghiệp trong.

tương lai của người học và xã hội.
Ở Cộng hòa Liên bang Đức, đảo tạo kỹ năng nghề nghiệp chủ yếu được.

thực hiện qua việc kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp sản xuất. Điển
hình là mơ hình Dual System thường được dịch là “đào tạo kép”. Mơ hình này
có nhiều ưu điểm nổi trội trong việc nâng cao chất lượng. hiệu quả đảo tạo
nghề nên được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Tại một số nước ở Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada phương pháp DACUM.

được áp dụng đề xây dựng, phát triển các chương trình dạy nghề dựa trên việc

mơ tả và phân tích cơng việc. Với việc áp dụng phương pháp này, các trường
học có thể trả lời chính xác các câu hỏi nên dạy những gì cho người học để đáp
ứng được nhu cầu của xã hội.

Tại Trung Quốc, quan điểm" ba kết hợp” nhằm kết hợp đảo tạo với sản

xuất, dịch vụ và chấp nhận yếu tố thị trường trong đảo tạo nghề được quán triệt
đến các cơ sở đảo tạo nhằm làm phong phú, đa dạng công tác đào tạo kỹ năng

góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đảo tạo.


10

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Theo Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới cơ bản và tồn diện giáo dục
đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 thì phải: Đơi mới nội dung đào tạo,
gắn kết chặt chẽ với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và

nghề nghiệp trong xã hội. phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)

của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thể giới. Phát triển
tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong

\g đồng và khả năng lập nghiệp của người học. Xây dựng và thực hiện

trình chuyển sang chế độ đảo tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều

kiện để người

học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các
cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngồi” [7].
Trong chương trình đào tạo của các trường cao đẳng và đại học bao gồm
các học phần thuộc khối

thức giáo dục đại cương và các học phần thuộc.

khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (gồm 3 khối: kiến thức cơ sở ngành và
kiến thức chuyên ngành và kiến thức thực hành, thực tập nghề nghiệp). Trong.

khối kiến thức giáo dục nghề nghiệp thì khối kiến thức thực hành, thực tập
nghề nghiệp

được giảng dạy nhằm cung cấp kiến thức và giúp SV có được các.

kỹ năng nghề nghiệp nhất định gắn với chuẩn đầu ra của SV được xác định khi
xây dựng chương trình đào tạo.
Quán triệt tỉnh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung
ương lần thứ 8 Khóa XI và những chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đảo tạo

(GD&ĐT) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong bối cảnh

toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; các trường đại học tập trung đào tạo nguồn

nhân lực có kiến thức, kỹ năng và ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp,
đạt chuẩn kỹ năng nghề nghiệp đảm bảo chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu nhân
lực phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương và cả
nước [9]. Vì vậy, TTTN là một khâu rất quan trọng trong quá trình đảo tao.


"
Tại Hội thảo khoa học: “SV với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu

đất nước” (8/2008) do Trường Đại học Quốc Gia, Tp.HCM tổ chức nhắn mạnh
việc ngành giáo dục chủ động xây dựng chương trình chú trọng thực hành,
chuẩn bị kỹ năng nghề cho người học. Ngoài ra, các cơ sở đảo tạo tăng cường
tổ chức các hoạt động, các câu lạc bộ để SV có điều kiện rèn luyện các kỹ
năng liên quan đến nghề, phát huy được năng lực của bản thân sau khi tốt
nghiệp ra trường.
Hội thảo “Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” được Viện
Nghiên cứu giáo dục tổ chức vào tháng 04/2008 đã đánh giá được thực trạng
công tác tổ chức thực tập sư phạm hiện nay của các trường sư phạm, từ đó đẻ
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực tập.

Hội thảo quốc tế: *Đảo tạo nhân lực công nghệ cao theo nhu cầu xã hội”
và đảo tạo được tổ chức tháng 04/2009 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối
hợp với Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ sự yếu kém về năng lực thực hành của nguồn
nhân lực công nghệ cao của nước ta hiện nay. Vì vậy, chủ trì Hội nghị ông
Nguyễn Thiện Nhân đã nhắn mạnh trong phần kết luận: "Để có nguồn nhân lực.
chất lượng cần tạo mối quan hệ hợp tác hữu hiệu giữa các trường đại học, viện


nghiên cứu sớm hình thành chuỗi phịng thí nghiệm cơng nghệ, nhà nước có.
chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia làm công tác đào
tạo như miễn tiền thuê đất, nhập khẩu; đưa chỉ phí hỗ trợ đào tạo vào giá thành.

tính thuế, hỗ trợ người học đề học viên, SV có nơi thực tập về năng lực nghề

nghiệp” [18].

Hội nghị: “Đổi mới hoạt động thực tập, nâng cao chất lượng đào tạo gắn

liền với thực tiễn xã hội” do Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền
thông - Đại học Thái Nguyên tổ chức tháng 5/2013, ông Lê Lương Tài trong
bài phát biểu tại Hội nghị đã nhấn mạnh tới việc tăng cường, nâng cao kiến


12

thức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và định hướng cho SV thực tập tạo
ra những kết quả, sản phẩm cụ thể, hạn chế lý thuyết mang tính chất hàn lâm.
Cũng tại Hội nghị, ơng Nguyễn Mạnh Quyền cũng nhấn mạnh tằm quan trong
của việc xây dựng mạng lưới các cơ sở thực tập, tăng cường việc phối hợp tốt

giữa nhà trường và cơ sở thực tập nhằm kiểm sốt chặt chẽ q trình thực tập
của SV [24].
Trong bài viết “Quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở Trường Cao đẳng.

sư phạm Nha Trang: thực trạng và giải pháp” (2003) của tác giả Phan Phú Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang. Nội dung phân tích thực trạng của việc
quản lý hoạt động thực tập tại Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, tìm ra
các nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động


thực tập đạt hiệu quả tốt hơn [20].
Tác giả Bùi Trân Thúy - Trường Cao đẳng bán cơng Hoa Sen có
*Thực trạng việc quản lý thực tập ở Trường Cao đẳng bán công Hoa
một số giải pháp” [27], và Nguyễn Thị Mai Thu với đề tài “Thực trạng
báo chí tại Trường Cao đẳng Phát thanh ~ Truyền hình II (2009) [28].

bài viết
Sen và
quản lý
Hai tác

giả tập trung phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập và đề xuất một số

giải pháp cụ thể nhằm giúp cho nhà trường, các khoa và các bộ phận liên quan
có thể quản lý việc thực tập của SV một cách chặt chẽ, hiệu quả cao.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa với đề tai “Thue trạng quản lý thực tập tại
trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch” (2009) [26] và tác giả Nguyễn
Doãn Cường với đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động thực tập ở khoa điều

dưỡng - kỹ thuật y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh” (2010)[5].
Cả hai cơng trình đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý thực tập của SV y khoa
và SV ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y khoa nhằm đề xuất một số giải pháp

giúp cho các cấp quản lý có thể quản lý tốt hoạt động thực tập của SV đạt hiệu

quả hơn.


l3

Nguyễn Thị Thanh với đề

: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao.

chất lượng hoạt động thực hành, TTTN ở Khoa Công tác xã hội, Trường Đại
học Lao động xã hội” [25] và đề tài “Biện pháp quản lý thực tập của SV ngành
Quản lý văn hóa, Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Hải Dương” (2012) [15] của

Lê Xuân Kha. Tác giả của hai luận văn trên đều nói đến tầm quan trọng của

những biện pháp tổ chức hoạt động thực hành, trình tự thực hiện những biện
pháp thực hiện đảm bảo làm sao cho hoạt động thực hành đạt hiệu quả cao

nhất. Ngồi ra biện

pháp thực hiện cịn làm tăng cường mối quan hệ gắn kết

chặt chẽ giữa nhà trường — SV với đơn vị thực tập để nâng cao chất lượng thực
tập và tăng hiệu qua dio tao.

Đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập sư phạm.

cho SV thể dục Trường Cao đẳng sư phạm Hải Dương” của tác giả Nguyễn

Thái Hưng đã tiến hành khảo sát về thực trạng với đối tượng nghiên cứu là SV.

ngành sư phạm thể dục, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực
tập. Đề
chưa khảo sát đối tượng SV ngoài sư phạm, vì vậy chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn phát triển nhà trường theo mơ hình đảo tạo đa ngành

trong giai đoạn hiện nay [13].
Nhìn chung, những bài viết và đề tài nghiên cứu của các tác giả trên đây
góp phần hệ thống hóa lý luận về hoạt động thực tập và phác họa bức tranh về

thực trạng hoạt động, quản lý hoạt động thực tập của SV tại một số cơ sở đảo

tạo; qua đó đã giúp những người nghiên cứu đi sau có được hiểu biết nhất định.

về lý luận và thực tiễn hoạt động thực tập của SV.

Ở Trường Đại học Đồng Tháp, hoạt động nghiên cứu khoa học - công

nghệ được lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm đầu tư, đã có nhiều đề tài
nghiên cứu thành cơng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; tuy nhiên, về

hoạt động TTTN cho SV nói chung, SV Khoa Kỹ thuật

Cơng nghệ nói riêng


14
cho đến nay chưa có đề tài hay cơng trình nghiên cứu một cách bài bản. Vì vậy

luận văn cố gắng hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm rõ thực trạng quản lý hoạt
động TTTN của SV Khoa Kỹ thuật - Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp,
để rút ra kết quả đạt được và những hạn chế; từ đó đề xuất một số biện pháp
đảm bảo tính khoa học và khả thi nhằm nâng cao kết quả quản lý hoạt động

TTTN của SV Khoa Kỹ thuậ ~ Công nghệ Trường Đại học Đồng Tháp.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái

m “Hoạt động thực tập tốt nghiệp”

1.2.1.1. Hoạt động

Hoạt động là mối quan hệ tác đông qua lại giữa con người (chủ thể) va thé
giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người.

Hoạt động là quá trình cá nhân thực hiện các quan hệ giữa họ với thế giới
tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân. Do đó q trình chuyển hóa năng lực
lao động của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá
trình tách những thuộc tính sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thê, biến

thành vốn luyến tinh thần của chủ thể.
Hoạt động có 2 đặc điểm:
Tính đối tượng: để sống được trong thế giới xung quanh mình, con người

phải tiến hành các hoạt động với thế giới đó. Hoạt động là q trình tác động.

vào điều gì đó.

Tính chủ thể: Hoạt động có đối tượng thực hiện mối quan hệ giữa chủ thể

và thế giới xung quanh bao giờ cũng là hoạt động có chủ thể.
Tóm lại, trong q trình con người tham gia, thực hiện quá trình hoạt
động con người vừa tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống của con ngườ Mặt
khác, trong quá trình hoạt động con người hình thành tâm lý, ý thức, nhân cách
của chính bản thân mình.



×