Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh trường trung cấp thông tin truyền thông thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.63 KB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Thu Hải

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP THƠNG TIN
TRUYỀN THƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Thu Hải

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP THƠNG TIN
TRUYỀN THƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Quản lí giáo dục
Mã số:

60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGƠ ĐÌNH QUA

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Ngơ Đình Qua Người đã tận tình hướng dẫn và trực tiếp giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện, hồn
thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các, thầy cô khoa Khoa học giáo dục – Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các thầy cơ đã tham gia giảng dạy chương trình
cao học Quản lý giáo dục khóa 24 (2013-2015) và phòng Sau Đại học đã giúp đỡ
chúng tơi trong thời gian học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Công
nghệ Thông tin, khoa Truyền thông cùng các thầy cô giáo, các cơ sở thực tập và các
bạn học sinh đã tạo mọi điều kiện, hỗ trợ tôi trong học tập, cung cấp thông tin và tham
gia trả lời bảng khảo sát.
Tôi cũng xin được cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh - Học viện Quản lý
giáo dục đã cung cấp những tài liệu quý báu và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các anh, chị và các
bạn học viên lớp cao học Quản lý giáo dục khóa 24 đã chia sẻ, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn cịn nhiều thiếu sót, chúng tơi rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và
các anh chị học viên để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tác giả

Võ Thị Thu Hải



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản thân, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Ngơ Đình Qua .
Kết quả trình bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu
là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Võ Thị Thu Hải


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

STT

Tên của ký hiệu viết tắt

1

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

2

CBQL

Cán bộ quản lý


3

BGH

Ban Giám hiệu

4

GV

Giáo viên

5

HS

Học sinh

6

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

7

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


8

TTTN

Thực tập tốt nghiệp

9

CSTT

Cơ sở thực tập

10

TB

Trung bình

11

TBC

Trung bình chung

12

%

Phần trăm



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp

20

Bảng 2.1

Quy mô đào tạo của Trường Trung cấp Thông tin Truyền thông

42

Tp.HCM 2010-2015
Bảng 2.2

Bảng kê chi tiết diện tích phịng học và các phịng chức năng

43

Bảng 2.3


Đánh giá của CBQL-GV và HS về sự cần thiết của TTTN

46

Bảng 2.4

Nhận thức của CBQL-GV và HS về mục đích của TTTN

50

Bảng 2.5

Nhận thức của HS về lựa chọn CSTT

54

Bảng 2.6

Thực trạng hình thức liên hệ TTTN của HS

56

Bảng 2.7

Thực trạng phù hợp giữa nội dung TTTN và thực tiễn nghề nghiệp

58

Bảng 2.8


Thực trạng mức độ kiểm tra hoạt động TTTN

61

Bảng 2.9

Thực trạng xây dựng kế hoạch TTTN

63

Bảng 2.10 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện hoạt động TTTN

67

Bảng 2.11 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động TTTN

70

Bảng 2.12 Thực trạng thu thập thông tin và điều chỉnh hoạt động TTTN

75

Bảng 3.1

Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp

98

Bảng 3.2


Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

100


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

Hình vẽ 1.1 Mơ tả khái niệm quản lý

14

Hình vẽ 1.2 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

15

Hình vẽ 2.1 Đánh giá của CBQL-GV về mức độ cần thiết của hoạt động TTTN

49

Hình vẽ 2.2 Đánh giá của HS về mức độ cần thiết của hoạt động TTTN

49

Hình vẽ 2.3 Nhận thức của CBQL-GV&HS về mục đích của hoạt động TTTN


50

Hình vẽ 2.4 Vấn đề quan tâm của HS khi lựa chọn CSTT

55

Hình vẽ 2.5 Thực trạng hình thức liên hệ TTTN của học sinh

57

Hình vẽ 2.6 Thực trạng phù hợp giữa nội dung TTTN & thực tiễn nghề nghiệp

60

Hình vẽ 2.7 Thực trạng mức độ kiểm tra hoạt động TTTN

62

Hình vẽ 2.8 Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch TTTN

65

Hình vẽ 3.1 So sánh mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

101


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.


Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu ................................................................................................3

3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu .........................................................................3

3.1

. Khách thể nghiên cứu .........................................................................................3

3.2

. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3

4.

Giả thuyết khoa học .................................................................................................3

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................4

6.

Phương pháp luận nghiên cứu ..................................................................................4


6.1 . Cơ sở của phương pháp luận ..................................................................................4
6.1.1. Quan điểm hệ thống- cấu trúc .......................................................................4
6.1.2. Quan điểm lịch sử - logic ..............................................................................4
6.1.3. Quan điểm thực tiễn .......................................................................................5
6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................................5
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết .....................................................5
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .....................................................5
7.

Giới hạn nghiên cứu .................................................................................................8

8.

Cấu trúc của luận văn ...............................................................................................8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẤP TỐT
NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP ......................................9
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................9
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................................9
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước .......................................................................9

1.2.

Hệ thống khái niệm ............................................................................................12
1.2.1. Quản lý ........................................................................................................12
1.2.2. Quản lý giáo dục .........................................................................................15
1.2.3. Quản lý trường học .....................................................................................17

1.2.4. Thực tập........................................................................................................17


1.2.5. Thực tập tốt nghiệp .....................................................................................18
1.2.6. Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp .......................................................18
1.3. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh trường trung
cấp chuyên nghiệp .........................................................................................................19
1.3.1. Hoạt động thực tập tốt nghiệp ....................................................................19
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp ..............36
Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP THƠNG TIN TRUYỀN THƠNG THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................40
2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu ............................40
2.1.1. Khái quát chung về Trường Trung cấp Thơng tin Truyền thơng Thành phố
Hồ Chí Minh ...........................................................................................................40
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................................................43
2.2. Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh Trường Trung cấp Thơng
tin Truyền thơng Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................46
2.2.1. Thực trạng nhận thức và thái độ đối với hoạt động thực tập tốt nghiệp của
học sinh Trường Trung cấp Thơng tin Truyền thơng Thành phố Hồ Chí Minh ....46
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh Trường Trung cấp
Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................61
2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực tập tốt nghiệp của học sinh Trường
Trung cấp Thơng tin Truyền thơng Thành phố Hồ Chí Minh ................................61
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động thực tập tốt nghiệp tại Trường
Trung cấp Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh ................................64
2.3.3. Thực trạng cơng tác kiểm tra - đánh giá việc thực hiện kế hoạch thực tập
tốt nghiệp của học sinh Trường Trung cấp Thông tin Truyền thơng Thành phố Hồ
Chí Minh .................................................................................................................69
2.3.4. Đánh giá chung về hoạt động thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực

tập tốt nghiệp của học sinh Trường Trung cấp Thơng tin Truyền thơng Thành phố
Hồ Chí Minh ...........................................................................................................74


Chương 3:MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP THÔNG TIN TRUYỀN
THƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................80
3.1. Ngun tắc đề xuất biện pháp ................................................................................80
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc ..............................................80
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ..............................................................80
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................................81
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu ĐT ................................................................81
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh Trường
Trung cấp Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh .......................................81
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh của Trường về hoạt
động thực tập tốt nghiệp ........................................................................................81
3.2.2. Xây dựng và cơng khai qui trình tổ chức hoạt động thực tập cho học sinh
ngay từ đầu năm học có học phần thực tập tốt nghiệp ..........................................83
3.2.3. Xây dựng hệ thống các biểu mẫu, văn bản hướng dẫn thực tập tốt nghiệp
cho học sinh đảm bảo tính khoa học, cụ thể, dễ hiểu ............................................86
3.2.4. Xây dựng mạng lưới cơ sở thực tập, làm rõ cơ chế phối hợp giữa nhà
trường và cơ sở thực tập ........................................................................................88
3.2.5. Phát huy vai trò của giáo viên hướng dẫn, đẩy mạnh công tác tư vấn cho
học sinh về lựa chọn địa điểm, vị trí thực tập gắn với việc làm sau tốt nghiệp.....89
3.2.6. Tăng cường kiểm tra hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh và nghiêm
túc trong đánh giá kết quả thực tập .......................................................................91
3.2.7. Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo, điều chỉnh học
phần thực tập tốt nghiệp và chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra .....93
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................................94
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ...........................95

3.4.1. Khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp ..............................................95
3.4.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp ......................................................96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................101
1. Kết luận....................................................................................................................101


2. Kiến nghị .................................................................................................................102
2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo ...........................................................................103
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ...........................................................................103
2.3. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường ......................................................................103
2.4. Đối với các phòng chức năng ...............................................................................103
2.4.1. Đối với phòng Đào tạo và Công tác học sinh ............................................103
2.4.2. Đối với các khoa .......................................................................................104
2.4.3. Đối với phịng Kế hoạch tài chính ............................................................104
2.5. Đối với các giáo viên ............................................................................................104
2.6. Đối với học sinh của Trường ................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................106


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức
mạnh của một quốc gia thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục khơng
chỉ là phúc lợi xã hội mà cịn là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Vì
vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược,
là yếu tố quyết định tương lai của đất nước.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục chuyên nghiệp giữ vai trò quan
trọng trong việc đào tạo và cung cấp đội ngũ lao động có năng lực, phẩm chất nghề

nghiệp cho xã hội. Khi cả nước tiến hành đổi mới căn bản và tồn diện trong GD& ĐT
thì giáo dục nghề nghiệp cũng cần phải có những thay đổi để phù hợp với tình hình
mới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã nêu rõ
quan điểm chỉ đạo: “Phát triển giáo dục - đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý
luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội” [1]. Quan điểm này đã được cụ thể hóa trong Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm
của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề
nghiệp năm học 2014-2015, đó là: “Đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới mạnh mẽ
phương pháp đào tạo và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người
học nâng cao hiệu quả đào tạo” [3].
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (15/07/2011), Việt Nam có đến 50% các
cơng ty may mặc, hóa chất cho rằng lao động được đào tạo không đáp ứng nhu cầu;
khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề, TCCN, cao đẳng, đại học
cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng. Riêng ngành Cơng nghệ thơng tin có từ
80-90% học sinh được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp phải trải qua ít nhất một năm đào
tạo lại ở doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng đa số sinh viên không
đáp ứng ngay được yêu cầu cơng việc là do chương trình đào tạo ở các trường vẫn
nặng về lý thuyết, học thuật; chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề thực hành, thực tập
của sinh viên. Phương châm giáo dục “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực


2

tiễn” chưa được thực hiện triệt để trong các nhà trường. Đa số thời gian học tập của
học sinh là thời gian lên lớp học lý thuyết. Thời gian cho hoạt động tự học hay các
hoạt động thực hành, thực tập cịn hạn chế. Ngồi ra, trong một số trường hợp, hoạt
động thực tập của sinh viên cịn mang tính hình thức, đối phó.
Để khắc phục tình trạng trên, các trường cần phải xây dựng chương trình đào

tạo theo hướng tăng cường thời gian tự học, thảo luận chuyên đề, lấy việc phát triển
năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh làm định hướng. Có nghĩa
là các chương trình thực tế, thực tập tại các cơ sở cần được chú trọng hơn nữa trong xu
thế hiện nay.
Thực tập cơ bản và thực tập tốt nghiệp là hai nội dung bắt buộc trong chương
trình đào tạo TCCN, cao đẳng, đại học. Đây chính là thời gian để người vận dụng hệ
thống lý luận, lý thuyết của môn học vào thực tiễn nghề nghiệp. Những trải nghiệm
ban đầu này sẽ giúp học sinh nhận thức đúng đắn về cơng việc trong tương lai, tiếp tục
hồn thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập. Thông qua thời gian thực tập, học
sinh sẽ thiết lập được mối quan hệ với các nhà tuyển dụng, tìm kiếm cơ hội việc làm
sau khi tốt nghiệp.
Với các cơ sở giáo dục, thực tập là dịp để nhà trường kiểm chứng sự tương
thích của chương trình đào tạo với thực tiễn, là cầu nối trong việc tăng cường mối
quan hệ với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các trường sẽ nhận được thông tin phản
hồi của các cơ sở thực tập về nội dung, chương trình thực tập, kiến thức, kỹ năng của
người học từ đó những điều chỉnh thích hợp, thực hiện đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã
hội.
Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng, TCCN đều đã xây dựng chương trình,
kế hoạch và tổ chức cho học sinh các đợt thực tập. Đặc biệt, ở một số trường đại học
có uy tín, nhiều doanh nghiệp cịn “đặt hàng” học sinh đến thực tập. Tuy nhiên, thực tế
hoạt động này mới chỉ được quan tâm nhiều ở bậc cao đẳng, đại học. Cịn với các
trường TCCN thì hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh vẫn tồn tại nhiều bất cập.
Trường Trung cấp Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh là một
trường cịn non trẻ trong đào tạo trình độ TCCN. Cơng tác quản lý hoạt động thực tập
tốt nghiệp của học sinh đã được BGH, phòng Đào tạo, các khoa xây dựng chương


3

trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, BGH nhà trường thực hiện phân cấp,

phân quyền cho các khoa và phòng Đào tạo trực tiếp quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp của học sinh. Tuy nhiên, các Trưởng khoa lại để giáo vụ khoa thực hiện các
nhiệm vụ. Tuy nhiên, một số giáo vụ Khoa lại kiêm nhiệm cơng tác giảng dạy, do đó,
cơng tác cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động thực tập của học sinh vẫn chưa được
thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ .Nhiều học sinh không đến CSTT mà
sao chép, sử dụng các số liệu sẵn có để làm báo cáo thực tập. Công tác đánh giá, điều
chỉnh nội dung, chương trình thực tập tốt nghiệp chưa được lãnh đạo nhà trường quan
tâm thực hiện.
Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh rất quan trọng nhưng hiện
nay Trường chưa có cán bộ giảng viên nghiên cứu đề tài này. Xuất phát từ những vấn
đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp của học sinh Trường Trung cấp Thơng tin Truyền thơng Thành phố Hồ Chí
Minh” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh
Trường Trung cấp Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số
biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 . Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý đào tạo của trường trung cấp chuyên nghiệp.
3.2 . Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp tại Trường Trung cấp Thơng tin Truyền
thơng Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh Trường Trung cấp
Thông tin Truyền thơng Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả về việc
xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, công tác kiểm tra và đánh
giá việc thực hiện kế hoạch vẫn còn một số hạn chế.



4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp
của học sinh;
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh
Trường Trung cấp Thơng tin Truyền thơng Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp của học sinh Trường Trung cấp Thông tin Truyền thông TP. Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp luận nghiên cứu
6.1 . Cơ sở của phương pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống- cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc, chúng tôi xem công tác quản lý hoạt
động thực tập tốt nghiệp là một hệ thống bao gồm các yếu tố hợp thành:
- Chủ thể quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Đối tượng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Mục tiêu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Các chức năng quản lý hoạt động thực tốt nghiệp;
- Nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Phương pháp và phương tiện quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Kết quả quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp.
Các yếu tố hợp thành hệ thống ấy cũng phải được xem xét trong mối quan hệ
qua lại: chủ thể quản lý thực hiện các nội dung quản lý thông qua phương pháp và
phương tiện quản lý, tác động trực tiếp đến đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục
tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp cũng chịu sự tác động
từ công tác chuẩn bị, điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn nhân lực khác,...
6.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu khoa học giáo dục thể hiện ở việc thực hiện
quá trình nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử, tức là tìm hiểu, phát hiện sự
nảy sinh, phát triển của giáo dục trong những khoảng thời gian và khơng gian cụ thể

với những điều kiện, hồn cảnh cụ thể để phát hiện ra các quy luật tất yếu của quá
trình giáo dục.


5

Vận dụng quan điểm này vào đề tài, chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu cơng tác
quản lý thực tập tốt nghiệp trong các giai đoạn phát triển của nhà trường để phát hiện
quy luật tất yếu của quá trình quản lý.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn đòi hỏi người nghiên cứu khoa học giáo dục phải bám sát
thực tiễn, phục vụ sự nghiệp giáo dục của đất nước. Thực tiễn giáo dục là nguồn gốc,
động lực, tiêu chuẩn và mục đích của tồn bộ q trình nghiên cứu khoa học.
Xuất phát từ việc nghiên cứu quản lý hoạt động thực tốt nghiệp và kết quả khảo
sát thực trạng, chúng tơi đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh tại Trường Trung cấp Thông tin
Truyền thơng Thành phố Hồ Chí Minh.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
Phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận về thực tập tốt nghiệp, quản lý hoạt
động thực tập tốt nghiệp từ các văn bản chỉ đạo của Bộ GD & ĐT; các tài liệu có liên
quan đến cơng tác quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh ở Trường Trung
cấp Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó xác định cơ sở lý luận cho
đề tài.
6.2.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
Phân loại những tài liệu có liên quan đến các vấn đề lý luận về thực tập, thực
tập tốt nghiệp, quản lý và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp; hệ thống hóa những
tài liệu trên để viết phần lịch sử nghiên cứu của đề tài.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
 Mục đích điều tra
Nhằm thu thập thơng tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
 Đối tượng và nội dung điều tra


6

Đối tượng điều tra là những học sinh đã từng đi thực tập , giáo viên, cán bộ
quản lý, các khoa, phòng Đào tạo và cán bộ hướng dẫn thực tập tại các cơ sở.
Nội dung điều tra gồm có:
- Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh Trường Trung cấp
Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh Trường Trung
cấp Thông tin Truyền thơng Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên việc tiếp cận chức năng
và phân cấp quản lý.
- Thực trạng công tác quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của Học
sinhTrường Trung cấp Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên tiếp
cận nội dung quản lý.
 Cơng cụ điều tra
Công cụ điều tra là các bảng hỏi.
6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
 Mục đích phỏng vấn
Thu thập thơng tin về công tác quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học
sinh.
 Đối tượng và nội dung phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý, trưởng/ phó khoa/phòng Đào tạo, giáo
vụ khoa, trợ lý đào tạo, giáo viên hướng dẫn, học sinh đã từng đi thực tập và đại diện
các CSTT .

Nội dung phỏng vấn gồm có:
- Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh Trường Trung cấp
Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của học sinh trường Trung
cấp Thông tin Truyền thơng Thành phố Hồ Chí Minh theo các nội dung và chức năng
quản lý.
 Công cụ phỏng vấn
Công cụ phỏng vấn là hệ thống câu hỏi liên quan đến các nội dung phỏng vấn,
máy ghi âm, viết, biên bản.


7

6.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
 Mục đích nghiên cứu
Nhằm thu thập các dữ liệu, thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng
hoạt động thực tập tốt nghiệp, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp.
 Đối tượng và nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hồ sơ thực tập bao gồm: báo cáo thực tập , phiếu nhận
xét đánh giá và các sản phẩm thực tập của học sinh.
Nội dung nghiên cứu là các thông tin được trình bày trong hồ sơ thực tập của
học sinh: nội dung thực tập, kết quả đạt được,…
 Công cụ nghiên cứu
Cơng cụ gồm có: sổ ghi chép, viết, máy ảnh.
6.2.2.4. Phương pháp quan sát
 Mục đích quan sát
Nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
 Đối tượng và nội dung quan sát
Đối tượng và nội dung quan sát là hoạt động của chủ thể quản lý liên quan đến

các yếu tố như: nội dung, chức năng, đối tượng, phương pháp, công cụ và kết quả quản
lý hoạt động thực tập tốt nghiệp.
 Công cụ quan sát
Các công cụ phục vụ cho quan sát bao gồm: sổ ghi chép, viết, máy ảnh,…
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
 Mục đích thống kê
Nhằm xử lý các số liệu thu được từ điều tra bằng bảng hỏi.
 Đối tượng và nội dung thống kê
Đối tượng của phương pháp này là những phiếu trả lời thu được từ điều tra
bằng bảng hỏi, dữ kiện thu được từ phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn.
Nội dung của phương pháp này chính là xử lí thống kê liên quan đến các nội
dung đã nêu trong phương pháp điều tra
 Công cụ thống kê


8

Các phương pháp tính tốn thống kê được sử dụng bao gồm: tính tỉ lệ phần
trăm, tính trung bình cộng và các phép kiểm nghiệm thống kê cần thiết bằng phần
mềm SPSS for windows.
7. Giới hạn nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của
học sinh hệ TCCN tại Trường Trung cấp Thơng tin Truyền thơng Tp.Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp từ năm
2012 đến năm 2014.
Đối tượng khảo sát:
+ Ban Giám hiệu, lãnh đạo, nhân viên phòng Đào tạo, khoa Truyền thông, khoa
Công nghệ thông tin, giáo viên hướng dẫn, học sinh và cán bộ hướng dẫn tại các
CSTT.
8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
văn gồm ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về QL hoạt động thực tập tốt nghiệp ở trường TCCN
Chương 2: Thực trạng QL hoạt động thực tập tốt nghiệp tại Trường Trung cấp
Thông tin Truyền thông Tp.HCM
Chương 3: Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả QL hoạt động thực tập tốt
nghiệp tại Trường Trung cấp Thông tin Truyền thông Tp.HCM


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẤP
TỐT NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, hoạt động thực tập của sinh viên đã nhận được sự quan tâm của
nhiều trường học và các nhà nghiên cứu. Trong một số nghiên cứu, hoạt động thực tập
được coi là thời gian quan trọng giúp người học có cơ hội tiếp cận với các vị trí nghề
nghiệp, phát triển các kỹ năng và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường theo
chuẩn đầu ra.
Trong tài liệu Bảy nguyên tắc dạy tốt ở đại học (Seven principles for good
practice in undergraduate education), hai tác giả Chickering A.W và Gamson Z.F
(1987) đã đề cập đến các nguyên tắc thực hành trong giáo dục đại học và xây dựng các
tiêu chuẩn thực hành nghề nghiệp [39].
Tổ chức NASPA cũng đưa ra những ý kiến về các tiêu chuẩn thực hành chuyên
nghiệp trên trang web [43].
Nhóm tác giả Joan Shapland, Anthony Bottoms, Stephen Farrall, Fergus
McNeill, Camilla Priede and Gwen Robinson (2012) - Centre for Criminological
Research university of Sheffield and University of Glasgow cũng đã nghiên cứu hoạt

động thực tập và những đánh giá của cơ sở thực tập về chất lượng, hiệu quả công việc
của học sinh khi thực tập trong tài liệu “The quality of probation supervision – a
literature rewiew” [40]. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ
giữa thực tập với chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Hoạt động thực tập không phải là vấn đề mới lạ đối với các cơ sở giáo dục. Các
trường đại học, cao đẳng, TCCN đã chú trọng đến công tác tổ chức, quản lý hoạt động
thực tập, đặc biệt là các trường kỹ thuật, sư phạm và y khoa. Nâng cao chất lượng hoạt
động thực tập được xem là một trong những con đường hiệu quả để nâng cao chất
lượng đào tạo. Trong những năm qua, nước ta đã có nhiều hoạt động và cơng trình
nghiên cứu về hoạt động thực tập như:


10

Hội thảo khoa học quốc gia “Học sinh với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu
cầu đất nước” do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT - Phó Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Thiện
Nhân chủ trì ngày 20/08/2008. Tại Hội thảo, Bộ trưởng đã nhấn mạnh ngành giáo dục
cần chủ động xây dựng chương trình, chú trọng thực học, thực hành chuẩn bị kỹ năng
nghề cho người học; các cơ sở đào tạo tăng cường tổ chức các hoạt động, các loại hình
câu lạc bộ để học sinh có điều kiện rèn luyện các kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp,
phát huy được năng lực của bản thân sau khi ra trường.
Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo nhìn từ góc độ thực tập tốt nghiệp” [43]
do Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng tổ chức tháng 5/2013 cũng đã phân tích và đánh
giá kết quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên; rà soát lại những mặt chưa đáp ứng với
yêu cầu đào tạo, đề xuất các giải pháp đổi mới công tác thực tập tốt nghiệp của các
ngành phù hợp với tình hình thực tế.
Hội thảo khoa học “Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển
kinh tế” [45] do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức tháng 10/2013 nhấn mạnh
vai trò của hoạt động thực tế, thực tập trong việc đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực

chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Tháng 12 năm 2014, Trường Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức hội
thảo “Đào tạo theo CDIO: Từ thí điểm đến đại trà” [46] nhằm đúc kết và chia sẻ kinh
nghiệm áp dụng mơ hình CDIO trong 5 năm qua; đề xuất cách thức triển khai đại trà
cũng như đưa ra những giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo cho hệ thống
giáo dục đại học Việt Nam. Các đại biểu cũng đã thảo luận các vấn đề về phát triển
chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra; xây dựng không gian học tập hỗ trợ; giảng
dạy các môn học giúp sinh viên phát triển kiến thức ngành học, kỹ năng cá nhân và
năng lực thực hành nghề nghiệp.
Ơng Nguyễn Huy Hồng - Giám đốc chương trình hỗ trợ thực tập dành cho sinh
viên đã đưa ra bản hướng dẫn về quy trình chuẩn bị thực tập trên website:
[44].
Tác giả Lê Hồng Hạnh, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội đã đề cập đến mục
tiêu, nội dung của QL thực tập sư phạm và phân tích mối quan hệ giữa QL thực tập sư


11

phạm với nâng cao chất lượng đào tạo GV trong bài viết “Quản lý thực tập sư phạm
với nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên” đăng trên tạp chí Giáo dục số 63 [14].
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng việc quản lý thực tập ở Trường Cao đẳng Bán
công Hoa Sen và một số giải pháp” (2004) của tác giả Bùi Trân Thúy [30]. Đây là
cơng trình nghiên cứu đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý thực tập của Trường Cao
đẳng bán công Hoa Sen. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp cụ thể giúp
lãnh đạo nhà trường quản lý hoạt động thực tập chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Luận văn thạc sĩ “Thực trạng quản lý thực tập báo chí tại Trường Cao đẳng
Phát thanh - Truyền hình II” (2009) của tác giả Nguyễn Thị Mai Thu [32] đã nghiên
cứu thực trạng quản lý thực tập báo chí và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động
thực tập có tính khả thi cao đối với Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II.
Trong đã đề tài nghiên cứu “Quản lý thực tập đối với sinh viên Trường Cao

đẳng Công nghiệp – Dệt may thời trang Hà Nội” (2011), tác giả Nguyễn Thị Thanh
Huệ [17] đã hệ thống cơ sở lý luận về thực tập, phân tích thực trạng quản lý hoạt động
thực tập và xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà
trường .
Đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý hoạt động thực tập đối với sinh viên khoa
quản lý – Học viện Quản lý giáo dục” (2014) [28] của tác giả Trần Thị Thơm tập trung
nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành Quản lý giáo
dục từ năm 2012 đến năm 2014, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý hoạt động thực tập của khoa Quản lý và Học viện Quản lý giáo dục.
Với những cơng trình nghiên cứu trên, các tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận
về hoạt động thực tập, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập của học sinh,
qua đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp với ngành nghề đào tạo, điều kiện cụ thể
của mỗi trường. Tuy nhiên, các vấn đề như: quy trình tổ chức hoạt động thực tập, trách
nhiệm cụ thể của từng bên liên quan, việc xây dựng mạng lưới CSTT và cơ chế phối
hợp trong quản lí hoạt động thực tập giữa nhà trường với các đơn vị chưa được quan
tâm nghiên cứu.


12

1.2. Hệ thống khái niệm
1.2.1. Quản lý
Mặc dù, thuật ngữ quản lý đã phổ biến trong những năm gần đây nhưng do sự
khác biệt của thời đại, chế độ xã hội, nghề nghiệp nên quản lý được hiểu theo nhiều
cách hiểu khác nhau.
C. Mác từng viết: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên qui mơ tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều
hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận
động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của
nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần

phải có nhạc trưởng" [15, tr.12]. Theo quan điểm này, trong q trình lao động con người
phải có sự phân công, hợp tác với nhau. Sự tổ chức, phân cơng lao động đó là một chức năng
của quản lý.
Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý được hiểu là:“Trông coi và giữ gìn theo
những yêu cầu nhất định” [36, tr.329].
Frederick Winslow Taylor (1856-1915), người sáng lập thuyết quản lý theo
khoa học đã định nghĩa: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất” [11, tr.89].
Henry Fayol (1841-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính, cho rằng:
“quản lý hành chính là dự đốn và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm
tra” [11, tr.103].
Tác giả Harold Koontz, người khởi nguồn của lý luận quản lý hiện đại quan
niệm:“Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân
nhằm đạt mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một
mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời
gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [15, tr.32].
Mary Parker Follet thì cho rằng:“Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích
thơng qua nỗ lực của người khác” [16, tr.3]


13

James Stoner và Stephen giải thích tương đối rõ nét về quản lý như sau: “Quản
lý là tiến trình kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các
thành viên trong tổ chức và sử dụng tất các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục
tiêu đã đề ra” [16, tr.3].
Nếu xét quản lý với tư cách là một hoạt động, tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc
Hải và Đặng Quốc Bảo định nghĩa:“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra” [15,tr.12]

Như vậy, quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống có liên quan đến yếu tố cấu
trúc (chủ thể, đối tượng, cơ chế, mục tiêu) và các yếu tố khác như :tổ chức, mơi
trường, quyền uy,…).
Trên cơ sở phân tích khái niệm quản lý theo những quan điểm khác nhau của
các nhà khoa học, chúng tôi xin đưa ra khái niệm “quản lý” như sau: Quản lý là sự tác
động có định hướng, có tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều
khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người phù hợp với
quy luật khách quan, nhằm đạt đạt được các mục tiêu đề ra.
 Đặc điểm của quản lý
Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận và đưa ra nhiều định nghĩa khác về quản lý.
Tuy nhiên, các quan niệm đó đều thể hiện bản chất của quản lý là tác động có mục
đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
đặt ra. Trong đó:
-

Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức.

-

Đối tượng quản lý là những con người, nhóm người cụ thể.

-

Nội dung quản lý là các yếu tố cần quản lý của đối tượng quản lý.

-

Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng

quản lý như: mệnh lệnh, quyết định, chính sách,…

-

Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới đối

tượng quản lý.
-

Mục tiêu của tổ chức được xác định theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể

do chủ thể quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể và đối tượng quản lý.


14

Tóm lại, quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối
tượng và khách thể quản lý bằng một hệ thống các phương pháp nhằm thay đổi trạng
thái của đối tượng quản lý để đạt được hiệu quả cao nhất.
Khái niệm quản lý được khái qt bằng hình vẽ 1.1
Cơng cụ
Đối tượng
và khách
thể QL

Chủ thể
QL

Mục tiêu

Phương
pháp


Hình 1.1. Mơ tả khái niệm quản lý
 Các chức năng quản lý
- Kế hoạch hoá: là chức năng đầu tiên của chu trình quản lý. Chức năng này
xác định các mục tiêu, lựa chọn phương án, phân bổ và đảm bảo các nguồn lực cần
thiết để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Tổ chức: là chức năng chuyển hố các ý tưởng trong kế hoạch, hình thành cấu
trúc quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên, các bộ phận trong một tổ chức để đạt mục
tiêu của kế hoạch.
- Chỉ đạo: là chức năng dẫn dắt của tổ chức. Chức năng này liên kết các thành
viên trong tổ chức, động viên họ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chức năng
chỉ đạo có ảnh hưởng rất lớn đến hai chức năng kia vì nó thấm sâu, đan xen vào quá
trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
- Kiểm tra - đánh giá: là một chức năng quan trọng của quản lý. Thông qua
chức năng này, người quản lý thiết lập được các mối liên hệ ngược, thu thập thông tin
và điều chỉnh hoạt động của các đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Bốn chức năng quản lý được thực hiện liên tiếp, đen xen với nhau tạo thành
một chu trình khép. Tuy nhiên, các chức năng quản lý được thực hiện khi có các thông
tin cần thiết.
Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý được thể hiện qua hình 1.


×