Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Co Che Dieu Hanh 2013.Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.66 KB, 12 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN ĐƠNG GIANG

Số:

/QĐ-UBND

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đông Giang, ngày tháng 04 năm 2013

Dự thảo
QUYẾT ĐỊNH
V/v Ban hành một số chủ trương, biện pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành kế
hoạch KT- XH và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2013
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐÔNG GIANG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số:
11/2003/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước số: 01/2002/QH11 được Quốc hội thông
qua ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số:4123/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 của UBND tỉnh
Quảng Nam V/v Ban hành một số chủ trương, biện pháp chủ yếu chỉ đạo điều
hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số 34/2012/NQ-HĐND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của
Hội đồng nhân dân huyện về nhiệm vụ năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số 33/2012/NQ-HĐND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của
Hội đồng nhân dân huyện về phân bổ dự toán thu chi ngân sách nhà nước và vốn
đầu tư xây dựng cơ bản năm 2013;
Theo đề nghị của Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện,


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này một số chủ trương, biện pháp
điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm
2013 trên địa bàn huyện.
Điều 2. Giao cho Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp với các ngành
liên quan hướng dẫn việc thực hiện quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phịng HĐND&UBND, Trưởng Phịng Tài chính-Kế
hoạch, Kho bạc nhà nước huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ
tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
- Như điều 4;
CHỦ TỊCH
- Thường vụ Huyện uỷ ;
- TTHĐND, UBND huyện;
- CPVP;
- Lưu :VT,TH.

Đỗ Tài


UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN ĐƠNG GIANG

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUI ĐỊNH

Một số chủ trương, biện pháp chủ yếu chỉ đạo,
điều hành kế hoạch kinh tế -xã hội và dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước năm 2013
(Kèm theo Quyết định số:
/QĐ-UBND ngày
của UBND huyện Đông Giang)

/

/2013

Để triển khai thực hiện đạt kết quả Nghị quyết số 34/2012/NQ-HĐND ngày
28 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân huyện về nhiệm vụ năm 2013 và
Nghị quyết số 33/2012/NQ-HĐND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân
dân huyện về phân bổ dự toán thu chi ngân sách nhà nước và vốn đầu tư xây dựng
cơ bản năm 2013; UBND huyện ban hành một số chủ trương, biện pháp điều hành
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm
2013 trên địa bàn huyện như sau:
I. Phân cấp quản lý ngân sách năm 2013.
1. Về phân cấp trong quản lý nguồn thu ngân sách:
Phân cấp nguồn thu ngân sách huyện, xã được qui định tại Quyết định số
32/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh ban hành Qui định về phân
cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân
sách địa phương năm 2011 , năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới theo qui
định của Luật ngân sách nhà nước và Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 09
tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh về sửa đổi bổ sung Quyết định số 32/2010/QĐUBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh.
Các cơ quan hành chính có nguồn thu, các đơn vị sự nghiệp có thu sử dụng
tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ để thực hiện cải cách tiền lương.
Nguồn thu từ xử phạt an tồn giao thơng được trích lại cho các ngành theo
Quyết định số: 07/2009/QĐ-UBND ngày 01/ 4/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam

để tăng cường cơng tác đảm bảo an tồn giao thông trên địa bàn huyện.
Nguồn thu từ bán lâm sản tịch thu sau khi trừ chi phí, được sử dụng tồn bộ
cho cơng tác quản lý bảo vệ rừng.
Mọi khoản thu, chi thuộc ngân sách huyện, xã quản lý thực hiện đầy đủ qua
ngân sách nhà nước. Các ngành và các địa phương cần tập trung phấn đấu tăng thu
từ 15% đến 20% so với chỉ tiêu huyện giao. Duy trì ni dưỡng, khai thác triệt để
các nguồn thu thuế GTGT, TNDN của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh , thuế
Tài nguyên, phí, lệ phí, thu từ các hoạt động khai thác vật liệu xây dựng nhỏ lẻ…
đáp ứng nhu cầu chi của huyện. Phấn đấu tăng thu từ nguồn khai thác quỹ đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và huy động nguồn thu của các tổ chức, cá
nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng và thanh toán nợ XDCB.
Trang 1


2. Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách năm 2013:
2.1. Về xây dựng cơ bản:
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước,
vốn trái phiếu Chính phủ và Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm
2011của Bộ Tài chính, theo đó bố trí, phân bổ vốn đầu tư XDCB năm 2013 và
những năm tiếp theo thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Tập trung bố trí vốn cho các dự án đó hồn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng
trước ngày 31/12/2012 nhưng chưa bố trí đủ vốn và các cơng trình chuyển tiếp,
vốn giải tỏa đền bù.
- Đối với dự án mới: Phải phù hợp với qui hoạch được duyệt, phải thật sự cấp
bách và có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật - dự
toán trước ngày 25/10/2012; đồng thời việc bố trí vốn cho dự án mới phải đảm
bảo: đã có số dự án đầu tư; đó được thẩm tra tính khả thi của nguồn vốn và tổng số
vốn bố trí cho dự án (gồm vốn ngân sách và vốn hợp pháp khác) tối thiểu bằng
20% đối với dự án nhóm B, 35% đối với dự án nhóm C so với tổng vốn đầu tư

được duyệt; dự án nhóm B phải hồn thành trong 05 năm, dự án nhóm C phải
hồn thành trong 03 năm.
Ưu tiên đầu tư cho khu vực thị trấn Prao, xã Ba và các xã điểm xây dựng
nông thôn mới. Kiên quyết khơng phê duyệt các cơng trình chưa xác định được
nguồn vốn đầu tư và chưa đáp ứng với yêu cầu thiết thực của ngành và địa phương
nhằm tránh tình trạng đầu tư dàn trải dẫn đến nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ
bản. Tăng cường công tác quán triệt chủ trương chính sách về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong cơng tác đầu tư xây dựng.
Q trình bố trí vốn thực hiện lồng ghép vốn mang lại hiệu quả. Đối với các
nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới thực hiện theo Công văn số 451/UBND-KTN
ngày 31 tháng 1 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Nam, vốn giao thông nông thôn
thực hiện theo Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 21 /09/2009 của UBND
tỉnh; vốn phát triển thủy lợi hóa đất màu thực hiện theo Quyết định số 543/QĐUBND ngày 18/2/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam.Quá trình thực hiện bê tơng
hóa giao thơng nơng thơn, xây dựng Nơng thơn mới, xây dựng thủy nhỏ đất màu,
các địa phương phải huy động vốn của nhân dân tham gia đóng góp theo qui định.
- UBND huyện thực hiện phê duyệt các dự án đầu tư, báo cáo KTKT, kế
hoạch đấu thầu, quyết tốn cơng trình hồn thành dưới 10 tỷ đồng. Cấp xã phê
duyệt đối với các dự án xây dựng Nông thơn mới có mức vốn dưới 3 tỷ đồng.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý đầu tư theo các Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 10/02/2009 V/v quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, Nghị định
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng;
Thơng tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số
nội dung về lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình theo Nghị
định 12/CP và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành
Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.
Trang 2


- Tăng cường hướng dẫn và giám sát của các ngành đối với các địa phương
trong quản lý đầu tư, tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế giám sát được ban hành
theo Quyết định số: 125/2003/ QĐ-UB ngày 13/12/2003 của UBND tỉnh.

- Các cơng trình xây dựng mới phải tổ chức thực hiện hoàn thành trước mùa
mưa lũ. Các đơn vị Chủ đầu tư chấp hành nghiêm túc về thời gian lập báo cáo
quyết tốn cơng trình hồn thành, cụ thể: Các cơng trình có mức vốn trên trên 1 tỷ
đồng thời gian gởi báo cáo quyết toán chậm nhất là 2 tháng và các cơng trình cịn
lại là 1 tháng kể từ ngày nghiệm thu bàn giao gửi cho Phịng Tài chính - Kế hoạch
tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán kịp thời, tránh dồn ép về cuối năm ảnh
hưởng đến công tác giải ngân.
- Thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo giám sát đánh giá đầu tư hằng q,
năm theo Thơng tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/06/ 2010 của bộ Kế hoạch-Đầu
tư về hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
2.2. Chi thường xuyên:
Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc phân cấp của UBND tỉnh về chi ngân
sách cho sự nghiệp giáo dục; sự nghiệp phát thanh, truyền hình… Đồng thời quản
lý tốt các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế và các nguồn vốn sự nghiệp khác nhằm
từng bước góp phần cho xây dựng phát triển kinh tế trên địa bàn.
Chi hỗ trợ theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg: Tập trung cho công tác hổ
trợ tiền mặt cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo QĐ 102/2009/QĐTTg ngày 07/08/2009 của Thủ tướng Chính Phủ.
Sự nghiệp nơng- lâm nghiệp: Chú trọng cơng tác xây dựng lực lượng
khuyến nông, khuyến lâm giúp cho các xã, thị trấn nhất là 2 khu tái định cư thuỷ
điện A vương để phát triển sản xuất nông nghiệp; tăng cường cơng tác phịng
chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dự trữ vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất, quy
vùng nương rẫy. Đầu tư quy hoạch mở rộng thị tứ Sông vàng- xã Ba, hỗ trợ công
tác phục vụ đền bù triển khai dự án trồng cây cao su. Phát triển trồng chuối, trồng
mây theo các Đề án đã được Hội đồng nhân huyện đã thông qua.
Sư nghiệp giao thơng: Tập trung bố trí vốn duy tu sữa chữa hệ thống đường
xã Ba –xã Tư và sữa chữa đường, cống rãnh bị hư hỏng xuống cấp phục vụ đi lại
kịp thời cho nhân dân nhất là mùa mưa bão.
Sự nghiệp kiến thiết thị chính: Chủ yếu phân cấp về cho các xã , thị trấn
chi cho công tác lắp đặt điện chiếu sáng tại trung tâm các: xã Ba, xã Mà Cooih và
một số khu vực còn lại thị trấn Prao; duy tu bổ dưỡng đường giao thông nội thị,

cống rãnh vĩa hè, trồng cây xanh tạo cảnh quan thị trấn .
Sự nghịêp phòng chống thiên tai: Bố trí kinh phí hoạt động của Ban phịng
chống bão lụt, kinh phí cịn lại phục vụ cơng tác khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt
và dịch bệnh gia súc gia cầm.
Sự nghiệp giáo dục: Năm 2013 tiếp tục tất cả các trường điều được phân
cấp quản lý ngân sách, ngân sách phân bổ đảm bảo cơ cấu 80% chi cho con người
gồm: Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương của viên chức
Trang 3


và hợp đồng trong phạm vị định mức qui định; chi hoạt động khác 20% gồm: Mua
sắm trang thiết bị dạy học, sữa chữa tài sản, trường lớp, chi phục vụ giảng dạy (kể
cả dạy tăng dạy thay nếu có), cơng tác phí, coi thi chấm thi vv...Các trường chủ
động sắp xếp biên chế phục vụ việc dạy, không để tình trạng nợ chế độ chính sách
của Giáo viên.
Các chương trình mục tiêu triển khai chi trả chế độ cho học sinh đúng đối
tượng theo qui định tại Quyết định số 15/2010/UBND ngày 23 tháng 07 năm 2010
của UBND tỉnh, Nghị định 49/2010/NĐ-CP, chế độ tiền ăn cho trẻ em 5 tuổi theo
Quyết định số 239/QĐ-TTg, trẻ mầm non 3-4 tuổi theo Quyết định số
60/2011/QĐ-TTg. Riêng Nghị định 61/ NĐ-CP Nghị định 116/NĐ-CP, Nghị định
54/NĐ-CP khi tỉnh bổ sung huyện phân bổ lại cho các đơn vị. Kinh phí tăng lương
tạm thời chỉ bổ sung 60% cải cách tiền lương, cuối tháng 3 các trường khẩn trương
báo cáo nhu cầu gởi huyện tổng hợp trình tỉnh bổ sung sau.
Sự nghiệp môi trường: Thực hiện theo hướng dẫn liên ngành Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Công văn số 06/STNMT-VP ngày 7 tháng 01 năm 2013
v/v hướng dẫn thực hiện kế hoạch và dự tốn kinh phí sự nghiệp 2013. Tập trung
xử lý rác thải và vệ sinh môi trường tại xã Ba, khu vực thị trấn Prao, xử lý môi
trường nông thôn, môi trường làng nghề, rác thải y tế và thực hiện quan trắc môi
trường. Trong năm phát sinh thu phí bảo vệ mơi trường huyện bổ sung tăng thêm
cho hoạt động môi trường.

Sự nghiệp khuyến công: Thực hiện theo hướng dẫn của sở Công thương tại
công văn số 1257/SCT-QTCN ngày 28 tháng 12 năm 2012 về triển khai kế hoạch
khuyến cơng địa phương năm 2013.
Kinh phí sự nghiệp văn hố thơng tin, thể dục thể thao: Chi cho hoạt
động của Trung tâm văn hóa thể dục thể thao, hoạt động của Đội thông tin lưu
động, chi cho lễ 10 năm tái lập huyện và tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục
thể thao miền núi.
Sự nghiệp phát thanh, truyền hình: Đảm bảo kinh phí hoạt động cho Đài
phát thanh truyền hình huyện, Trạm phát lại truyền hình AVương. Tiếp tục đầu tư
phủ sóng truyền hình tại các thơn chưa được phủ sóng.
Chi đảm bảo xã hội: Chi hỗ trợ thăm hỏi động viên gia đình chính sách, và
người có cơng cách mạng vào ngày 27 tháng 07 và dịp tết Nguyên Đán, chi hỗ trợ
xây dựng nhà có cơng cách mạng, nhà theo Quyết định 167/CP, dự trữ cứu tế thiên
tai đột xuất.
Đối với các chế độ trợ cấp hằng tháng thanh niên xung phong đã hoàn thành
nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/NĐ-CP ngày 27/7/2011
của Thủ tướng Chính phủ; Chi thù lao cho cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác
chi trả trực tiếp trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định tại Quyết định
1353/QĐ-UBND ngày 29/4/2011 của UBND tỉnh; chi hoạt động các nhiệm vụ
quản lý, điều tra, khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, xã
hội trên địa bàn; khi có kinh phí tỉnh bổ sung huyện phân bổ sau.
Trang 4


Kinh phí quản lý hành chính, Đảng, Nhà nước, Đồn thể:
Các đơn vị sử dụng kinh phí bắt buộc thực hiện Nghị định số: 130/2005/
NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan
hành chính và Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài

chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Kinh phí đào tạo lại: Chi trả chế độ cho học sinh, sinh viên đi học đại học
cao đẳng ngồi tỉnh và kinh phí mở lớp của Trung tâm bồi dưỡng chính trị .
Kinh phí Quốc phịng: Thực hiện theo hướng dẫn liên ngành số 1990/LNSTC-BCHQS ngày 19 tháng 12 năm 2012 giữa Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Sở Tài
chính tỉnh Quảng Nam.
2.3. Nguồn dự phòng ngân sách: Dự phòng ngân sách huyện sử dụng để
phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ về an ninh quốc
phòng và các nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngồi dự tốn. Định kỳ hằng quí,
UBND huyện báo cáo Thường trực HĐND huyện về nội dung, định mức cụ thể
trước khi sử dụng và báo cáo Hội đồng nhân dân trong kỳ họp gần nhất.
2.4. Nguồn chi ngân sách xã:
Chi đầu tư: Đối với các xã thị trấn có khả năng quản lý tốt các nguồn vốn
đâù tư , huyện sẽ phân cấp quản lý các chương trình mục tiêu xây dựng Nơng thơn
mới, chương trình giảm nghèo, Bê tơng hóa giao thơng nơng thôn, ... Các xã tập
trung quản lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 2
năm 2012 của Bộ Tài chính và một số văn bản liên quan đến sử dụng vốn XDCB
của cấp xã. Qua phân cấp đơn vị nào quản lý vốn thiếu chặt chẽ, triển khai thi cơng
chậm tiến độ, quyết tốn vốn khơng kịp thời làm ảnh hưởng công tác giải ngân
nguồn vốn của huyện, UBND huyện sẽ điều chuyển vốn cho đơn vị khác và không
phân cấp cho các năm sau.
-Chi thường xuyên :
+ Sự nghiệp kinh tế phân cấp về cho các xã quản lý sữa chữa nhỏ các cơng
trình thủy lợi, nước sinh hoạt và vốn hỗ trợ phát triển sản xuất theo cơ chế của
tỉnh , lắp đặt điện chiếu sáng cơng cộng...
+ Đối với sự nghiệp văn hóa thơng tin, thể dục thể thao được phân bổ kinh
phí ổn định như năm 2012 đảm bảo cho các hoạt động tại xã phục vụ cho công tác
thể dục, thể thao và kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
+ Nguồn đảm bảo xã hội: Ngoài việc phân bổ kinh phí đảm bảo chi trợ cấp
thường xuyên cho các đối tượng hưởng bảo trợ xã hội theo NĐ 67,13/NĐ-CP, chi
trả tiền lương hưu xã theo đúng NĐ 31/2012/ NĐ-CP, NĐ 32 /2012/ NĐ-CP, trong

dự tốn năm 2013 có kinh phí đảm bảo xã hội dùng để chi cứu tế, cứu trợ đột xuất,
thăm hỏi gia đình chính sách, điều tra giải quyết việc làm, điều tra hộ nghèo hộ cận
nghèo, khảo sát xét duyệt đối tượng chính sách …
+ Đối với chi hành chính khối QLNN, Đảng, Đồn thể:
Trang 5


Trong năm 2012 tất cả các xã thị trấn điều thực hiện Nghị định số:
130/2005/ NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ .
Kinh phí bố trí đảm bảo chi lương và các khoản đóng góp theo lương
BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ công chức cấp xã theo đúng quy định tại Nghị
định 31/2012/NĐ-CP, Nghị định 34/2012/NĐ-CP. Chi phụ cấp hằng tháng và chế
độ BHXH, BHYT cho cán bộ không chun trách cấp xã, cán bộ thơn tính đủ theo
Quyết định số: 10/2010/QĐ-UBND ngày 29/05/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam
và Quyết định số: 02/2010/QĐ-UBND ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh Quảng
Nam. Riêng chênh lệch tăng lương tạm cấp 50%, cuối tháng 3 năm các xã tổng
hợp nhu cầu báo huyện tổng hợp trình tỉnh phân bổ, sẽ bổ sung sau.
Các chế độ hoạt động Đảng uỷ cấp xã, hoạt động các tổ chức cơ sở đảng
phân bổ theo QĐ 99-QĐ/TW tăng từ 38-52% so với năm 2012; các chế độ đối với
HĐND cấp xã phân bổ theo Quyết định số: 3334/2011/QĐ-UBND ngày
17/10/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam; Các chế độ chi hỗ trợ toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hố khu dân cư theo Thơng tư 160/2010/TT-BTC ngày 19
tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính, ban thanh tra nhân dân, giám sát cộng đồng
đảm bảo cho các địa phương hoạt động.
+ Chi hoạt động khác của xã dùng để chi cơng tác cải cách hành chính,
tun truyền phổ biến pháp luật, trang bị, mua sắm, sữa chữa cơ quan và các khoản
chi khác theo quy định.
+ Khoán kinh phí hoạt động cho các Đồn thể cấp xã với mức 112 triệu/ 5
đoàn thể theo Nghị Quyết của HĐND tỉnh ( sau khi trừ 20% tiết kiệm cho tăng
lương và chính sách an sinh xã hội). Riêng kinh phí hỗ trợ cho các Chi hội tổ chức

chính trị-xã hội thuộc các xã đặc biệt khó khăn (mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng /1 chi
hội) các xã khẩn trương thành lập và gởi nhu cầu huyện phân bổ sau.
+ Công tác an ninh, quốc phòng mỗi xã ổn định như năm 2012 dùng để chi
cho các hoạt động an ninh- quốc phòng tại địa phương.
+Chi dự phòng ngân sách xã ổn định như năm 2012 chủ yếu sử dụng cho
công tác phòng chống thiên tai hoả hoạn và các nhiệm vụ cấp bách khác của địa
phương, định kỳ 3 tháng UBND xã báo báo thường trực HĐND xã sử dụng dự
phịng đúng mục đích và thơng qua kỳ họp HĐND xã trong kỳ họp gần nhất.
3. Biện pháp điều hành dự toán:
3.1. Điều hành chi ngân sách phải bám sát dự tốn giao, khơng bố trí thêm
nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn thu, tránh tình trạng mất cân đối ngân sách. Đối
với các nhu cầu chi phát sinh, các ngành, các địa phương phải chủ động sắp xếp
trong kinh phí được giao và từ nguồn tăng thu. Huyện khơng bổ sung thêm kinh
phí cho các ngành các địa phương trừ những khoản chi thật bức xúc do thiên tai
dịch bệnh và các khoản chi có mục tiêu của tỉnh. Quy trình và thủ tục giải quyết
thơng qua phịng ban tham mưu, định kỳ 6 tháng xử lý 1 lần để giảm bớt tính sự vụ
trong điều hành ngân sách.
3.2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực, từng khâu
công việc ; cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước cần tăng cường cơng tác quản
Trang 6


lý, giám sát, kiểm sốt chi, kiên quyết khơng giải ngân những khoản chi khơng
đúng với chế độ, chính sách, khơng có trong dự tốn, chưa có quy định chế độ
chính sách, đảm bảo mọi khoản chi tiêu của ngân sách Nhà nước phải gắn liền với
kết quả đầu ra; Kiểm tra, giám sát và hướng dẫn quản lý đối với công tác quản lý
đầu tư xây dựng, tổ chức thực hiện tốt vai trò giám sát của nhân dân, cộng đồng
đối với các cơng trình xây dựng từ NSNN và nguồn vốn đóng góp của nhân dân
trên địa bàn.
3.3. Tăng cường cơng tác thanh tra, thanh tra tài chính, tập trung thanh tra

có trọng tâm, trọng điểm về cơng tác quản lý thu, chi NSNN, quản lý và sử dụng
nguồn lực tài chính về đất đai, phê duyệt và chi tiền bồi thường, giải phóng mặt
bằng, các nguồn thu để lại chi quản lý qua ngân sách.
3.4. Phần vượt thu ngân sách:
Kết thúc niên độ ngân sách năm 2013 nếu ngân sách huyện, xã vượt thu dự
toán so với kế hoạch giao, số vượt thu này sử dụng 50% để thực hiện cải cách tiền
lương, số còn lại được xem là 100%, trong đó dành tối thiểu 50% bổ sung chi đầu
tư XDCB, số còn lại bổ sung chi thường xun, trong đó có bố trí cho sự nghiệp
giáo dục
UBND huyện, xã xây dựng phương án sử dụng kinh phí vượt thu ngân sách
trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước khi sử dụng.
Trường hợp thu khơng đạt dự tốn giao, UBND huyện, xã xây dựng dự tốn giảm
chi tương ứng, trong đó tập trung cắt giảm những nhiệm vụ chưa thật bức xúc báo
cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét quyết định.
3.5.Năm 2013: Tiếp tục chỉ cho phép chuyển nguồn để thực hiện chế độ tiền
lương mới, các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển nguồn kinh phí của các cơ
quan hành chính và đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính.
IV. Một số lĩnh vực khác.
1.Công tác qui hoạch, xây dựng, kiến trúc.
-Thực hiện theo đúng luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11
năm 2003, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị .
-Thực hiện theo đúng Kết luận số 26-KL/HU ngày 12/3/2010 của Ban
thương vụ huyện ủy về điểm nhấn kiến trúc, điểm nhấn cây xanh ở đô thị, các
trung tâm xã và các cơng trình cơng cộng.
- Quy hoạch phải mang tính khả thi cao, làm cơ sở chỉ đạo các cấp chính
quyền địa phương. Đồ án quy hoạch phải phù hợp với thực tiển và phát triển trong
tương lại.
2. Quản lý quy hoạch.
Sau khi quy hoạch được phê duyệt các địa phương phải tiến hành công bố

quy hoạch, tổ chức cắm mốc quản lý hiện trạng. khơng cấp phép xây dựng các
cơng trình, nhà ở trái với đồ án quy hoạch.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có trách nhiệm quản lý hồ sơ, hiện trạng
mặt bằng quy hoạch. Phối hợp các ngành tổ chức thực hiện.
3. Quản lý cơng trình giao thơng:
Trang 7


3.1.Cơng tác bổ trì đường bộ:
Cơng tác tác bổ trì đường bộ phải thực hiện thường xuyên, hằng năm, đảm
bảo giao thơng thơng suốt. Kinh phí thực hiện bổ trì đường bộ, đối với cơng trình
cấp huyện ( ĐH) giao phòng Kinh tế và Hạ tầng thực hiện, đối với các tuyến
đường xã ( ĐX) giao cho UBND các địa phương thực hiện.
3.2. Công tác quản lý hành lang bảo vệ cơng trình giao thơng.
UBND huyện giao cho UBND các xã và thị trấn Prao tổ chức tuyên truyền
và quản lý hành lang bảo vệ cơng trình giao thơng theo Nghị định số 11/2010/NĐCP ngày 24/02/2010 của Chính phủ, Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ. Phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ giải quyết các
trường hợp lấn chiếm hành lang.
4. Về sản xuất nông lâm nghiệp:
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch để đảm bảo
phát triển nơng nghiệp có định hướng, bền vững. Chỉ đạo, hướng dẫn ngành nông
nghiệp các ngành liên quan và các xã, thị trấn tổ chức thực hiện có hiệu quả các
nội dung quy hoạch dựa trên lợi thế từng vùng, từng địa phương.
- Tập trung chỉ đạo phát triển diện tích trồng chuối, keo, mây dưới tán rừng
và tháo gỡ kịp thời những khó khăn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai
dự án trồng cây cao su theo kế hoạch đã được HĐND huyện phê chuẩn.
- Tiếp tục nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực nơng nghiệp và chỉ đầu tư cho hộ,
nhóm hộ, cộng đồng và địa phương có nhu cầu trong đó ưu tiên đầu tư địa bàn Xã
Ba, Jơ Ngây, A Rooi và TT Prao. Kiên quyết không giao vốn cho các đơn vị, địa
phương chưa đủ năng lực làm chủ đầu tư tránh thất thốt, lãng phí nguồn vốn nhà

nước. Đầu tư tập trung, khơng dàn trải từng bước hình thành các vùng sản xuất
chuyên canh. Đẩy mạnh, khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cơ sở giết mổ gia súc
gia cầm theo quy hoạch, quản lý chặt chẽ và thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch
bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phát
triển nơng nghiệp trong đó ưu tiên về giống mới, quy trình sản xuất nơng sản an
tồn cơ cấu mùa vụ và có cơ chế khuyến khích áp dụng cơ giới hóa một số khâu
trong sản xuất và sau thu hoạch phù hợp từng vùng, đối tượng để tăng năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất.Tăng cường công tác khuyến nông, tập trung nâng
cao năng lực người dân thơng qua các mơ hình sản xuất gắn với đào tạo nghề nông
nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn.
5. Cơng tác dân tộc.
Tập trung hồn thiện hệ thống chính sách dân tộc trên địa bàn huyện theo
từng giai đoạn, trước mắt là giai đoạn 2011-2015 đảm bảo phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện để làm cơ sở cho các ngành có liên
quan và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện, tránh chồng chéo.
Rà soát các chế độ chính sách về dân tộc triển khai thực hiện, đồng thời
định kỳ 6 tháng, một năm kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các
chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện , qua đó Tổ chức sơ kết, tổng
Trang 8


kết để rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời điều chỉnh,
bổ sung những vấn đề chưa sát đúng với thực tiển của huyện.
6. Công tác giải tỏa đền bù, khai thác quĩ đất.
6.1 Công tác đền bù
Triển khai nhanh, kịp thời công tác giải tỏa đền bù các dự án Đầu tư xây
dựng, các dự án trồng cây cao su, đảm bảo tính cơng khai minh bạch đảm bảo
quyền lợi của nhân dân và chủ đầu tư , tránh xảy ra các tình trạng khiếu nại kéo

dài. Việc triển khai chấp hành nghiêm Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày
30/9/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các văn
bản khác liên quan.
6.2 Khai thác quĩ đất.
Tập trung đẩy nhanh khai thác quĩ đất tại thị tứ sông vàng,xã Ba, khu vực thị
trấn Prao nhằm tăng thu ngân sách. Việc tổ chức khai thác quĩ đất đảm bảo công
khai minh bạch và theo đúng qui định tại Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày
15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu theo Luật xây dựng; Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND ngày
28/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành quy chế đấu giá quyền sử
dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam và các văn bản qui định hiện hành .
7. Công tác quản lý tài nguyên khốn sản.
8. Cơng tác văn hóa thơng tin.
9. Cơng tác lao động thương binh xã hội.
V. Tổ chức thực hiện:
1. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách được giao Thủ trưởng các
cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND xã, thị trấn thực hiện công khai theo qui định hiện
hành, đồng thời có kế hoạch triển khai ngay từ đầu năm. Đối với các chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, chỉ tiêu về xố đói giảm nghèo các địa phương nên giao đến
tận thôn, hộ gia đình, có đơn đốc, kiểm tra, sơ kết đánh giá từng quý, 06 tháng
nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2013.
2.Yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các Phòng, ban căn cứ chức năng nhiệm
vụ của mình phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện tốt các chủ
trương, biện pháp nêu trên nhằm thực hiện thắng lợi KH-KTXH năm 2013.
3. Chánh Văn phịng UBND huyện, Trưởng phịng Tài chính-Kế hoạch Chi
cục trưởng Chi cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện, Thường trực Hội
đồng thi đua khen thưởng huyện chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, kiểm tra các
Ngành, UBND các xã trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, biện

pháp quy định tại Quyết định này, định kỳ báo cáo UBND huyện để xem xét trong
thi đua khen thưởng, hoặc có biện pháp chấn chỉnh, nhắc nhở kịp thời./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
Trang 9


CHỦ TỊCH

Đỗ Tài

Trang10


2. Phịng Nội vụ phối hợp với Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện và các
ngành có liên quan hướng dẫn việc thực hiện theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và
Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ; hướng dẫn việc xây dựng ban hành tiêu
chí đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ giao của từng đơn vị trong năm.
3.Phòng TC- KH và Kho bạc Nhà nước quản lý cấp phát ngân sách đảm bảo
các đơn vị hoạt động hoàn thành nhiệm vụ giao. Thẩm tra quyết tốn vốn các cơng
trình XDCB theo phân cấp của UBND tỉnh; tăng cường công tác kiểm soát chi
Ngân sách, kiểm tra việc chấp hành dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng
ngân sách huyện. Thường xun đơn đốc hướng dẫn Ban tài chính các xã, thị trấn
trong việc tạm ứng và thanh toán qua Kho bạc.
4.Thực hiện chế độ báo cáo vốn đầu tư xây dựng, kinh phí chi thường
xuyên, UBND các xã, thị trấn các đơn vị thụ hưởng ngân sách trước ngày 15 tháng
cuối của hàng qúi báo cáo tình hình triển khai thực hiện gởi về Phịng Tài ChínhKế hoạch để tổng hợp gởi Sở Tài Chính
5.Yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các Phòng, ban căn cứ chức năng nhiệm
vụ của mình phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện tốt các chủ
trương, biện pháp nêu trên nhằm thực hiện thắng lợi KH-KTXH năm 2013.
6. Chánh Văn phịng UBND huyện, Trưởng phịng Tài chính-Kế hoạch Chi

cục trưởng Chi cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện, Thường trực Hội
đồng thi đua khen thưởng huyện chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, kiểm tra các
Ngành, UBND các xã trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, biện
pháp quy định tại Quyết định này, định kỳ báo cáo UBND huyện để xem xét trong
thi đua khen thưởng, hoặc có biện pháp chấn chỉnh, nhắc nhở kịp thời./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Đỗ Tài

Trang11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×