Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TỈNH HÀ GIANG NĂM 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.62 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN TIẾN MẠNH

THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
MỘT SỐ BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TỈNH HÀ GIANG NĂM 2021

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN TIẾN MẠNH

THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
MỘT SỐ BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TỈNH HÀ GIANG NĂM 2021
Chuyên ngành: Dịch tễ học

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Vũ Tùng Sơn
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Chuyên

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi với sự hướng
dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Số liệu trong luận văn là một
phần của đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thực trạng, chất lượng cuộc sống
của người cao tuổi mắc bệnh tim mạch và hiệu quả một số kỹ thuật điều
trị” - Mã số: ĐTĐL.CN.52/21. Tôi đã được chủ nhiệm đề tài cho phép sử
dụng dữ liệu của nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo
khoa học. Luận văn chưa từng được cơng bố. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm
về thông tin xác nhận ở trên.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Mạnh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện
Quân y và Khoa Dịch tễ học Quân sự, Phòng sau Đại học – Học viện Quân y
đã cho phép, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong q trình tơi học tập và
hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Vũ Tùng Sơn – Phó chủ
nhiệm Khoa Dịch tễ học Quân sự - Học viện Quân y, thầy PGS.TS. Nguyễn
Văn Chuyên – Chủ nhiệm Khoa Vệ sinh Quân đội - Học viện Quân y đã trực

tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy
giáo và các cán bộ của Khoa Dịch tễ Quân sự đã dạy dỗ, chia sẻ, giải đáp và
hỗ trợ tôi trong suốt 3 năm qua.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người
đã luôn sát cánh cùng tôi vượt qua khó khăn trong cuộc sống để tơi có thể
hồn thành khóa học này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022
Học viên

Nguyễn Tiến Mạnh


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………...

1

Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………

3

1.1. Một số khái niệm liên quan đến bệnh tim mạch ở người cao tuổi..


3

1.1.1. Bệnh tim mạch………………………………………………...

3

1.1.2. Người cao tuổi………………………………………………....

8

1.2. Thực trạng mắc bệnh tim mạch....................................................... 11
1.2.1. Trên Thế Giới............................................................................. 11
1.2.2. Tại Việt Nam………………………………………………...... 14
1.3. Yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch…………………………………… 17
1.3.1. Một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch không thay đổi được…

17

1.3.2. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch có thể thay đổi…………... 19
1.4. Thơng tin về tỉnh Hà Giang………………………………………. 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…

25

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu……………………….. 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………..……….. 25
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………….. 25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu…………………………………………. 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………. 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………… 25

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn

25

mẫu……………………………
2.2.3. Bộ công cụ nghiên cứu……………………………………...… 27


2.2.4. Các biến số nghiên cứu……………………………………….. 27
2.2.5. Chẩn đoán và phân loại các tình trạng liên quan đến một số 31
bệnh

tim

mạch

thường

gặp……………………………………………
2.2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu……………………………….. 36
2.2.7. Kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu………………………… 39
2.2.8. Sai số và biện pháp khống chế………………………………... 40
2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………….. 41
2.2.10. Hạn chế của nghiên cứu…………………………………...

41

….
Chương 3: KẾT QUẢ……………………………………………..


42

….
3.1. Một số đặc điểm chung của đối

42

tượng…………………………….
3.2. Thực trạng một số bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi

47

tại Hà Giang năm
2021……………………………………………………
3.2.1. Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh tim mạch thường gặp ở người cao 47
tuổi……………………………………………………………………..
3.2.2. Tỷ lệ hiện mắc bệnh tim mạch theo các đặc

48

điểm……………..
3.2.3. Đặc điểm nhóm đối tượng mắc bệnh tim

50

mạch………………..
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh tim mạch thường 53
gặp




người

cao

tuổi

tại



Giang

năm

2021………………………………..
3.3.1. Liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng và tình trạng 53
mắc

bệnh

tim


mạch………………………………………………………...
3.3.2. Liên quan giữa thói quen sinh hoạt, ăn uống và tình trạng mắc 56
bệnh

tim


mạch………………………………………………………...
3.3.3. Liên quan giữa rối loạn Lipid máu, đái tháo đường và tình 59
trạng

mắc

bệnh

tim

mạch…………………………………………………...
Chương

4:

BÀN 61

LUẬN……………………………………………….
4.1.

Đặc

điểm

chung

của

đối


tượng

nghiên 61

cứu………………………..
4.2. Thực trạng một số bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi 65
tại



Giang

năm

2021…………………………………………………….
4.2.1. Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh tim mạch thường gặp ở người cao 65
tuổi……………………………………………………………………
..
4.2.2.

Tỷ

lệ

hiện

mắc

bệnh


tim

mạch

theo

các

đặc 67

bệnh

tim 69

điểm……………..
4.2.3.

Đặc

điểm

nhóm

đối

tượng

mắc

mạch…………………

4.3. Một số yếu tố liên quan đến một số bệnh tim mạch thường gặp ở 71
người

cao

tuổi

tại



Giang

năm

2021…………………………………
4.3.1. Liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân và tình trạng mắc 71
bệnh

tim

mạch……………………..

……………………………………….
4.3.2. Liên quan giữa thói quen sinh hoạt và tình trạng mắc bệnh tim 72


mạch………………………………………………………………….
4.3.3. Liên quan giữa rối loạn Lipid máu, đái tháo đường và tình 74
trạng


mắc

bệnh

tim

mạch…………………………………………………...
KẾT

77

LUẬN……………………………………………………………
KIẾN
NGHỊ…………………………………………………………...
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

79


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt
BMI

Phần viết đầy đủ
Chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index)


BMV

Bệnh mạch vành

BTM

Bệnh tim mạch

BTTMCB

Bệnh tim thiếu máu cục bộ

ĐTĐ

Đái tháo đường

HDL-c

Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng cao
(High Density Lipoprotein Cholesterol)

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương


LDL-c

Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng thấp
(Low Density Lipoprotein Cholesterol )

NCT

Người cao tuổi

NMCT

Nhồi máu cơ tim

THA

Tăng huyết áp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)


WHR

Tỷ số vịng eo trên vịng mơng
(Waist–Hip Ratio)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1. Phân loại mức độ suy tim theo Hội Tim mạch Mỹ

6

1.2. Tỷ lệ bệnh tim mạch thường gặp tại Viện Tim mạch

15

2.1. Số lượng đối tượng được chọn tại 06 xã thuộc huyện Bắc Mê

26

2.2. Danh sách biến số nghiên cứu

27

2.3. Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch học Quốc gia Việt


34

Nam (2018)
2.4. Phân loại chỉ số khối cơ thể dành riêng cho người Châu Á

35

3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính

42

3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

42

3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp, tình trạng

43

hơn nhân, kinh tế
3.4. Cân nặng, chiều cao, vịng eo và vịng mơng của đối tượng

44

nghiên cứu theo nhóm tuổi
3.5. Cân nặng, chiều cao, vịng eo và vịng mơng, chỉ số khối cơ

45


thể, tỷ lệ vịng eo/vịng mơng của đối tượng nghiên cứu theo
giới tính
3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chỉ số khối cơ thể và tỷ lệ

46

vịng eo/vịng mơng
3.7. Phân loại huyết áp của đối tượng nghiên cứu

48

3.8. Tỷ lệ hiện mắc bệnh tim mạch của đối tượng nghiên cứu theo

49

giới tính và nhóm tuổi
3.9. Tỷ lệ hiện mắc bệnh tim mạch của đối tượng nghiên cứu theo

50

dân tộc
3.10. Một số đặc điểm nhóm đối tượng mắc bệnh tim mạch

50

3.11. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân và tình trạng mắc bệnh tim

53



mạch
3.12. Liên quan giữa các yếu tố hoàn cảnh sống và tình trạng mắc

54

bệnh tim mạch
3.13. Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể, chỉ số vịng eo/vịng mơng

55

và tình trạng mắc bệnh tim mạch
3.14. Liên quan giữa sử dụng chất kích thích, uống rượu, hút thuốc

56

và tình trạng mắc bệnh tim mạch
3.15. Liên quan giữa các yếu tố hoạt động và tình trạng mắc bệnh

57

tim mạch
3.16. Liên quan giữa thói quen ăn uống và tình trạng mắc bệnh tim

58

mạch
3.17. Liên quan giữa rối loạn Lipid máu, đái tháo đường và tình

59


trạng mắc bệnh tim mạch
3.18. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh tim mạch
trong phân tích hồi quy logistic đa biến

60


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
2.1.

Tên biểu sơ đồ
Sơ đồ nghiên cứu

Trang
38

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu sơ đồ

Trang

3.1.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn

44


3.2.

Tỷ lệ hiện mắc các bệnh tim mạch ở đối tượng nghiên

47

cứu
3.3.

Tỷ lệ hiện mắc bệnh tim mạch ở đối tượng nghiên cứu

48

theo giới tính và nhóm tuổi
3.4.

Tỷ lệ bệnh lý cơ quan khác kèm theo trong nhóm đối

51

tượng mắc bệnh tim mạch
3.5.

Tỷ lệ rối loạn Lipid máu ở đối tượng nghiên cứu và
trong nhóm mắc bệnh tim mạch

52


13

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân tử
vong hàng đầu trên Thế giới với khoảng 17,9 triệu người chết mỗi năm. Trong
đó, hơn 3/4 số ca tử vong do bệnh tim mạch xảy ra ở các quốc gia có thu nhập
thấp và trung bình [1]. Tại Việt Nam, có khoảng 170.000 người tử vong do
bệnh tim mạch, chiếm 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016 [2].
Hiện nay, gánh nặng bệnh tim mạch có xu hướng tăng nhanh, cùng với
sự phát triển xã hội và già hóa dân số. Tại Mỹ, ước tính 82% những người tử
vong do bệnh tim mạch là người cao tuổi [3]. Trong khi đó, Việt Nam hiện là
nước có tốc độ già hóa dân số nhanh. Tỷ lệ người cao tuổi tăng từ 10% năm
2011 lên 11,9% trong năm 2019 [4], [5]. Đồng thời, tỷ lệ tử vong do bệnh tim
mạch cũng ở mức cao và tăng theo tuổi, cụ thể tỷ lệ này tại 2 tỉnh Hà Nam và
Bắc Ninh lần lượt chiếm 34,5% và 33,4% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân
[6].
Mặc dù gây ra gánh nặng bệnh tật lớn, nhưng theo Tổ chức Y tế Thế
giới hầu hết các bệnh tim mạch có thể ngăn ngừa thơng qua việc kiểm sốt
các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được [2]. Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu,
đã có nhiều bằng chứng về các “yếu tố nguy cơ truyền thống” của bệnh tim
mạch bao gồm: Tuổi, tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, béo phì và
ít vận động… Một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác cũng đang được
nghiên cứu như: Nồng độ homocysteine máu, tổng điểm vôi hóa mạch
vành… [7]. Việc xác định mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ này và bệnh
tim mạch rất quan trọng. Tuy nhiên, mối liên hệ này đôi khi thay đổi theo
chiều hướng ngược lại ở người cao tuổi. Một số mức độ tăng chỉ số khối cơ
thể, Cholesterol và huyết áp ở người cao tuổi được cho là yếu tố bảo vệ với
bệnh tim mạch. Hiện tượng này được gọi là “Dịch tễ học đảo ngược - reverse
epidemiology” hoặc “nghịch lý yếu tố nguy cơ - risk factor paradox” [8].
Việt Nam trong xu hướng tồn cầu hóa - đơ thị hóa, mơi trường và thói



14
quen sống cũng có nhiều thay đổi. Theo đó, các yếu tố nguy cơ bệnh tim
mạch đang ở mức cao và phổ biến trong cộng đồng. Để phòng chống bệnh
tim mạch hiệu quả, ngoài việc giải quyết các yếu tố nguy cơ, còn cần phát
hiện sớm, quản lý và điều trị phù hợp với từng người bệnh. Tuy nhiên, thống
kê cho thấy, tại Việt Nam có gần 60% người mắc tăng huyết áp chưa được
phát hiện bệnh và chỉ 14% bệnh nhân tăng huyết áp hiện đang được điều trị
[9]. Bên cạnh đó, vấn đề điều trị, quản lý bệnh tim mạch và yếu tố nguy cơ
đặc biệt khó khăn tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa nơi các cộng đồng
dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó, Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo
nhất cả nước, với tỷ lệ hộ nghèo là 18,5% (2021) [10]. Đa số người dân sinh
sống là người dân tộc thiểu số với khoảng 23 cộng đồng các dân tộc, chủ yếu là
người dân tộc Mông, Tày, Dao. Mỗi dân tộc tại Hà Giang đều có nền văn hóa
dân gian, phong tục tập qn và thói quen đặc trưng. Trong q trình sống lâu
dài, những yếu tố này có thể có liên quan đến tình trạng mắc bệnh tim mạch.
Vì vậy, để góp phần trong cơng tác quản lý, phịng chống bệnh tim
mạch ở người cao tuổi tại cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực
trạng và một số yếu tố liên quan đến một số bệnh tim mạch thường gặp ở
người cao tuổi tại Hà Giang năm 2021” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng một số bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi
tại tỉnh Hà Giang năm 2021.
2. Đánh giá yếu tố liên quan đến một số bệnh tim mạch thường gặp ở
người cao tuổi tại tỉnh Hà Giang năm 2021.


15
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến bệnh tim mạch ở người cao tuổi
1.1.1. Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch (BTM) là nhóm bệnh lý liên quan đến cả tim và mạch
máu. Theo phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD - 10), BTM (I00-I99) gồm
những mã bệnh, nhóm bệnh như sau:
- Thấp khớp cấp (I00 - I02);
- Bệnh tim mạn tính do thấp (I05 - I09);
- Bệnh lý do tăng huyết áp (THA) (I10 - I15);
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) (I20 - I25);
- Bệnh tim do bệnh phổi và bệnh hệ tuần hoàn phổi (I26 - I28);
- Thể bệnh tim khác (I30 - I52);
- Bệnh mạch máu não (I60 - I69);
- Bệnh động mạch, tiểu động mạch và mao mạch (I70 - I79);
- Bệnh tĩnh mạch, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết không phân loại
nơi khác (I80 - I89);
- Rối loạn khác và khơng xác định của hệ tuần (I95 - I99) [11].
Ngồi ra, BTM có thể chia thành 2 nhóm chính: Nhóm BTM do xơ vữa
mạch máu (hoặc liên quan đến xơ vữa mạch máu) như bệnh động mạch vành,
bệnh mạch máu não, bệnh mạch ngoại vi và các vi mạch… và nhóm BTM
khơng do xơ vữa (như các bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim và van tim do thấp,
bệnh tim liên quan đến nhiễm trùng...).
1.1.1.1. Tăng huyết áp
Huyết áp động mạch là áp lực của máu tác động lên thành động mạch
được tính bằng mmHg hoặc kilopascal. Huyết áp động mạch phụ thuộc vào
cung lượng tim và sức cản ngoại vi của mạch máu. Ngồi ra, huyết áp cịn
phụ thuộc vào sức đàn hồi của thành mạch, độ nhớt của máu.


16
Huyết áp động mạch được biểu thị bằng hai chỉ số: Huyết áp tâm thu
(HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr). Theo Bộ Y tế Việt Nam THA khi
HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90mmHg [12].

Định nghĩa một số loại THA khác:
- THA tâm thu đơn độc: HATT ≥ 140mmHg và HATTr <90mmHg.
- THA tâm trương đơn độc: HATT < 140mmHg và HATTr ≥
90mmHg.
- THA thể ấn giấu: Đo huyết áp tại nhà hoặc đo huyết áp 24 giờ tăng
nhưng chỉ số huyết áp bình thường tại bệnh viện hoặc phịng khám bác sĩ.
- THA áo chồng trắng: Đo huyết áp tại nhà hoặc đo huyết áp 24 giờ
bình thường nhưng THA thường xuyên tại bệnh viện hoặc phòng khám [13].
1.1.1.2. Đột quỵ não
Đột quỵ não có hai thể lâm sàng chính:
- Đột quỵ thiếu máu não: Đặc trưng bởi sự mất lưu thông máu đột ngột
đến một khu vực của não do tắc nghẽn mạch bởi huyết khối hoặc cục tắc ở
động mạch não, gây mất chức năng thần kinh tương ứng.
- Đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân do nứt vỡ các động mạch trong
não. Bao gồm xuất huyết trong não và xuất huyết khoang dưới nhện.
Đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là nhồi máu não phổ biến hơn đột
quỵ xuất huyết não [14]. Do đặc tính của bệnh là đột ngột, đột quỵ có thể diễn
tiến nặng ngay từ đầu. Những dấu hiệu đột quỵ cần nhận định đúng đắn, khẩn
trương để xử lý kịp thời, hạn chế tử vong và những biến chứng nặng nề khác.
1.1.1.3. Bệnh động mạch vành
Bệnh mạch động vành là tên gọi chung của một nhóm các bệnh lý liên
quan đến động mạch vành - mạch máu duy nhất đến nuôi dưỡng cho cơ tim.
Bệnh động mạch vành bao gồm sự suy giảm lưu lượng máu qua các động
mạch vành, thông thường là do các mảng xơ vữa. Lưu lượng máu và oxy đến


17
tim giảm gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim (NMCT) và tổn
thương vĩnh viễn ở tim.
BMV do xơ vữa bao gồm 2 hội chứng trên lâm sàng:

- Hội chứng động mạch vành cấp bao gồm NMCT có ST chênh lên,
NMCT khơng có ST chênh lên và đau thắt ngực không ổn định.
- Hội chứng động mạch vành mạn gọi tắt là hội chứng mạch vành mạn,
là thuật ngữ mới được đưa ra tại Hội Nghị Tim Mạch Châu Âu 2019 [15],
thay cho tên gọi trước đây là đau thắt ngực ổn định, bệnh động mạch vành ổn
định, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính hoặc suy vành [16].
1.1.1.4. Suy tim
Suy tim là một hội chứng bệnh lý thường gặp và là hậu quả của các
bệnh tim mạch khác như THA, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ
tim... Trong hoạt động bình thường, tim và hệ tuần hồn ln có sự điều
chỉnh, thích nghi để đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ thể. Khi bị suy giảm
chức năng, tim khơng cịn đủ khả năng để cung cấp oxy (máu) theo nhu cầu
của cơ thể. Vì vậy, suy tim được định nghĩa: Là tình trạng bệnh lý trong đó,
cung lượng tim khơng đủ để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể trong mọi tình
huống sinh hoạt của bệnh nhân [17].
Hiện nay, trên lâm sàng suy tim thường được phân loại theo các cách:
- Phân loại theo phân suất tống máu gồm:
+ Suy tim với phân suất tống máu thất trái giảm.
+ Suy tim với phân suất tống máu thất trái bảo tồn (bảo tồn giới hạn và
bảo tồn cải thiện).
- Phân loại theo vị trí của buồng tim gồm: Suy tim trái, suy tim phải và
suy tim toàn bộ.
- Phân loại theo tải gánh đối với tim gồm: Suy tim do tăng tiền gánh và
suy tim do tăng hậu gánh.


18
- Phân loại theo chức năng sinh lý: Suy tim tâm thu, suy tim tâm
trương. Cụ thể, những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim dẫn
đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu gọi là suy tim tâm trương hoặc

không đủ khả năng tống máu gọi là suy tim tâm thu. Nói cách khác, suy tim
tâm thu là suy tim có phân suất tống máu thất trái giảm, suy tim tâm trương là
suy tim có phân suất tống máu bảo tồn.
- Phân loại theo cung lượng tim gồm: Suy tim cung lượng thấp (còn gọi
là suy tim ứ huyết) và suy tim cung lượng cao.
- Phân loại theo mức độ tiến triển gồm: Suy tim cấp tính và suy tim
mạn tính [17], [18].
- Phân loại theo mức độ rối loạn chức năng:
Bảng 1.1. Phân loại mức độ suy tim theo Hội Tim mạch Mỹ
Phân độ

1. Độ I

Đặc điểm

Không bị giới hạn về hoạt động thể chất. Các hoạt động thể chất thông thường
không gây mệt mỏi quá mức, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở (thở gấp).

Hạn chế nhẹ trong hoạt động thể chất. Cảm thấy thoải mái khi
2. Độ II

nghỉ ngơi. Hoạt động thể chất thơng thường có thể gây mệt mỏi,
hồi hộp, khó thở.
Hạn chế đáng kể các hoạt động thể chất. Cảm thấy khỏe hơn khi

3. Độ III nghỉ ngơi. Hoạt động thể chất ít hơn bình thường đã gây mệt
mỏi, tim đập nhanh hoặc khó thở.


19

Khơng có hoạt động thể chất nào khơng gây khó chịu. Các triệu
4. Độ IV chứng suy tim xảy ra cả khi nghỉ ngơi. Nếu có bất kỳ vận động
thể lực nào, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu hơn
5.

Khơng phân loại hoặc không thể định nghĩa
Nguồn: New York Heart Association (2018) [19]

1.1.1.5. Bệnh mạch máu ngoại vi
Bệnh mạch ngoại vi hay còn gọi là bệnh mạch máu ngoại biên. Đây là
tên gọi chung của các bệnh liên quan đến hệ mạch máu nằm xa tim. Bệnh
mạch máu ngoại vi ngoài bệnh động mạch ngoại vi (chi trên, chi dưới, động
mạch thận, động mạch cảnh) thì cịn bao hàm cả các bệnh lý khác như huyết
khối tĩnh mạch, suy tĩnh mạch, bệnh phình mạch và các bệnh lý mạch bạch
huyết. Bệnh động mạch ngoại vi là biểu hiện thông thường của xơ vữa động
mạch và có thể là hậu quả của huyết khối, thuyên tắc, loạn sản xơ cơ và viêm
động mạch. Với bản chất là tình trạng xơ vữa hệ thống, bệnh nhân có bệnh
động mạch ngoại vi có thể là đối tượng có nguy cơ cao về tình trạng mắc
bệnh và tử vong do các BTM khác. Đối với các bệnh lý tĩnh mạch, thuật ngữ
giãn tĩnh mạch chi dưới được định nghĩa là các tĩnh mạch dưới da bị giãn to
với đường kính ≥3mm đo ở tư thế đứng thẳng [20]. Tình trạng giãn tĩnh mạch
là một trong những biểu hiện của “Rối loạn chức năng tĩnh mạch mạn tính”
và dạng nặng hơn gọi là “Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính”.
1.1.1.6. Rung nhĩ
Rung nhĩ được định nghĩa là rối loạn nhịp nhanh trên thất được đặc
trưng bởi tình trạng mất đồng bộ điện học và sự co bóp cơ tâm nhĩ với các đặc
điểm điện tâm đồ: Các khoảng R-R không đều nhau (khi dẫn truyền nhĩ thất
cịn tốt), khơng cịn dấu hiệu của sóng P, các hoạt động bất thường của sóng
nhĩ. Rung nhĩ gây ảnh hưởng huyết động liên quan đến tần số đáp ứng thất bất



20
thường (quá nhanh hoặc quá chậm) và sự mất sự đồng bộ giữa nhĩ và thất.
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ và/hoặc tắc mạch ngoại vi do hình thành
các huyết khối trong buồng nhĩ, thường là khởi phát từ tiểu nhĩ trái.
Phân loại rung nhĩ:
- Rung nhĩ cơn: Kết thúc nhanh chóng hoặc tồn tại trong vịng 7 ngày
kể từ khi xuất hiện.
- Rung nhĩ bền bỉ: Rung nhĩ xuất hiện liên tục kéo dài > 7 ngày.
- Rung nhĩ dai dẳng: Rung nhĩ liên tục > 12 tháng.
- Rung nhĩ mạn tính: Khi bác sĩ và bệnh nhân chấp nhận việc khơng thể
chuyển nhịp hoặc duy trì nhịp xoang.
- Rung nhĩ không do bệnh van tim: Rung nhĩ khi khơng có hẹp van hai
lá, khơng có van tim cơ học hoặc sinh học hoặc sửa hẹp van hai lá [21].
1.1.1.7. Phình động mạch
Phình động mạch là sự giãn bất thường của động mạch. Nguyên nhân
bởi sự suy yếu của thành động mạch. Phình động mạch là kết quả của tình
trạng di truyền hoặc bệnh lý mắc phải. Mặc dù có thể xảy ra ở bất kỳ động
mạch nào, tuy nhiên một số loại phình động mạch đặc biệt có thể gây tử vong
là:
- Phình động mạch chủ bụng.
- Phình động mạch chủ ngực.
- Phình nhánh mạch lớn của động mạch chủ (động mạch dưới đòn và
động mạch tạng).
- Phình động mạch trong hệ thống mạch máu não.
1.1.2. Người cao tuổi
1.1.2.1. Khái niệm người cao tuổi
Quá trình lão hóa là một q trình sinh học tự nhiên mang tính tất yếu
ngồi tầm kiểm sốt của con người và mang ý nghĩa đặc trưng ở các xã hội khác
nhau. Vì vậy, khái niệm người cao tuổi (NCT) khơng giống nhau ở những quốc




×