Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Toan van luan an trinh thi hoai thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

TRỊNH THỊ HOÀI THU

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
ĐẾN CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
KHU VỰC ĐÔNG ANH - HÀ NỘI

Ngành: Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ
Mã số : 62520503

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Võ Chí Mỹ
2. PGS.TS. Phạm Văn Cự

HÀ NỘI - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Trịnh Thị Hoài Thu




ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

2.

Mục tiêu, nhiệm vụ ............................................................................................. 4

3.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4

4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5

5.

Các luận điểm bảo vệ .......................................................................................... 5


6.

Những điểm mới của luận án .............................................................................. 5

7.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 5

8.

Cơ sở tài liệu ....................................................................................................... 6

9.

Cấu trúc luận án .................................................................................................. 7

10. Lời cảm ơn .......................................................................................................... 8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN CƠ CẤU SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP ................................................................................................ 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá tác động của q trình đơ thị hóa đến thay đổi
sử dụng đất nông nghiệp ............................................................................................. 9
1.1.1. Các quan điểm về đơ thị hóa, đơ thị và khu vực ven đô ............................... 9
1.1.2. Các yếu tố của đô thị hóa ảnh hưởng đến thay đổi sử dụng đất nông nghiệp 12
1.1.3. Các phương pháp đánh giá tác động của các yếu tố đến sự biến động sử
dụng đất ................................................................................................................ 17
1.2. Tổng quan nghiên cứu lớp phủ và sử dụng đất.................................................. 28
1.2.1. Khái niệm về lớp phủ và sử dụng đất ......................................................... 28



iii

1.2.2. Các phương pháp phân loại và quy mô chiết tách thông tin sử dụng đất từ
tư liệu viễn thám ................................................................................................... 29
1.2.3. Các phương pháp nghiên cứu biến động lớp phủ và sử dụng đất .............. 34
1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của luận án......................................... 39
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI MỜ TIẾP CẬN ĐỐI TƯỢNG CHIẾT
TÁCH THÔNG TIN SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC ĐÔNG ANH, HÀ NỘI ........... 44
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..................... 44
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 44
2.1.2. Địa hình ...................................................................................................... 44
2.1.3. Khí hậu thủy văn ......................................................................................... 45
2.1.4 Thổ nhưỡng .................................................................................................. 46
2.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 48
2.2. Lựa chọn tư liệu ảnh ...................................................................................... 50
2.3. Xây dựng lớp chú giải cho sử dụng đất khu vực Đông Anh, Hà Nội .............. 51
2.4. Phân loại mờ tiếp cận đối tượng ........................................................................ 53
2.4.1. Lý thuyết mờ................................................................................................ 53
2.4.2. Quy trình phân loại..................................................................................... 58
2.4.3. Thông tin sử dụng đất khu vực Đông Anh, Hà Nội .................................... 76
Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN BIẾN ĐỘNG CƠ
CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP KHU VỰC ĐÔNG ANH, HÀ NỘI ...... 84
3.1. Đánh giá mức độ đơ thị hóa khu vực Đông Anh, Hà Nội ................................. 84
3.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đơ thị hóa cho khu vực Đơng Anh, Hà Nội .... 84
3.1.2. Phương pháp đánh giá mức độ đơ thị hóa ................................................. 86
3.1.3. Mức độ đơ thị hóa tại Đơng Anh, Hà Nội .................................................. 88
3.2. Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp tại Đông Anh, Hà Nội ............... 95
3.2.1. Đánh giá biến động sử dụng đất theo thời gian ......................................... 95
3.2.2. Đánh giá diện tích biến động sử dụng đất theo không gian ..................... 102

3.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp tại
Đông Anh, Hà Nội .................................................................................................. 105


iv

3.3.1. Hồi quy logistic ......................................................................................... 106
3.3.2. Cơ sở dữ liệu GIS của mơ hình................................................................. 109
3.3.3. Các yếu tố tác động chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp tại Đông Anh,
Hà Nội ............................................................................................................... 111
3.4. Mơ hình hóa biến động sử dụng đất nơng nghiệp ........................................... 120
3.4.1. Chuẩn hóa dữ liệu đầu vào cho mơ hình giai đoạn 2001-2006 và 2006-2013121
3.4.2. Khơng gian thích nghi cho các loại hình chuyển đổi sử dụng đất ........... 121
3.4.3. Kiểm chứng mơ hình ................................................................................. 126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 132
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........ 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 136
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 154


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANN

(Artifical neural networks) Mạng nơ –ron nhân tạo

CVA


(Change vector analysis) Phân tích vector thay đổi

GIS

(Geographic information system) Hệ thông tin địa lý

GPS

(Global positioning system) Hệ thống định vị tồn cầu

HIS

Hue, saturation, intensity

MPL

(Multilayer perceptron) Mơ hình nơ-ron nhân tạo nhiều lớp

NDVI

(Normalized differrence vegetation index) Chỉ số thực vật

OLS

(Ordinary least square) Bình phương nhỏ nhất

PCA

(Principal component analysis) Phân tích thành phần chính


RGB

Red, green, blue

ROC

Relative operating characteristic

SVM

(Support vector machine) Phương pháp vector hỗ trợ


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Ví trí vùng ven đơ trong cấu trúc phát triển của đơ thị............................ 11
Hình 1. 2. Thực trạng sử dụng đất [47] .................................................................... 13
Hình 1. 3. Phân loại các phương pháp phân tích biến động lớp phủ ........................ 19
và sử dụng đất dựa trên đối tượng và cấu trúc dữ liệu [95] ...................................... 19
Hình 1. 4. Các phương pháp xác định biến động ..................................................... 35
Hình 1. 5. Phân tích trước phân loại ......................................................................... 36
Hình 1. 6. Phân tích sau phân loại ........................................................................... 38
Hình 1. 7. Phương pháp kết hợp ............................................................................... 38
Hình 1. 8. Các bước nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ................................. 41
Hình 2. 1. Vị trí huyện Đơng Anh ............................................................................ 45
Hình 2. 2. Mối quan hệ giữa độ phân giải không gian và chi tiết phân loại [19] ..... 51
Hình 2. 3. Sơ đồ xác định thơng tin sử dụng đất có được từ kết quả dữ liệu lớp phủ
bề mặt tách được từ dữ liệu ảnh vệ tinh [106] ......................................................... 52
Hình 2. 4. So sánh phân loại cứng và phân loại mờ ................................................. 54

Hình 2. 5. Kiến trúc của một hệ thống mờ ............................................................... 55
Hình 2. 6. Các kiểu hàm liên thuộc : (a) monotonic, (b) tam giác, (c) hình thang, (d)
gauss [151]................................................................................................................. 56
Hình 2. 7. Sơ đồ các bước xử lý ảnh ........................................................................ 59
Hình 2. 8. Tiêu chí cho phân mảnh đối tượng .......................................................... 61
Hình 2. 9. Đối tượng ảnh nhận được từ phân mảnh ảnh theo các mức độ ............... 62
Hình 2. 10. Bộ quy tắc giải đốn ảnh ...................................................................... 68
Hình 2. 11. Ảnh chỉ số .............................................................................................. 70
Hình 2. 12. Tổng hợp diện tích sử dụng đất chiết tách từ tư liệu ảnh Landsat......... 77


vii

Hình 2. 13. Hiện trạng sử dụng đất năm 2001 .......................................................... 78
Hình 2. 14. Hiện trạng sử dụng đất năm 2004 .......................................................... 79
Hình 2. 15. Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 .......................................................... 80
Hình 2. 16. Hiện trạng sử dụng đất năm 2009 .......................................................... 81
Hình 2. 17. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 .......................................................... 82
Hình 3. 2. Các trục thành phần F và sự phân bố của các chỉ tiêu trên hai trục thành
phần chính F1 và F2 năm 2001................................................................................. 88
Hình 3. 3. Các trục thành phần F và sự phân bố của các chỉ tiêu trên hai trục thành
phần chính F1 và F2 năm 2006................................................................................. 89
Hình 3. 4. Các trục thành phần F và sự phân bố của các chỉ tiêu trên hai trục thành
phần chính F1 và F2 năm 2011................................................................................. 89
Hình 3. 5. Mức độ đơ thị hóa của 145 thơn và thị trấn Đơng Anh năm 2001 .......... 92
Hình 3. 6. Mức độ đơ thị hóa của 145 thôn và thị trấn Đông Anh theo năm 2006 .. 93
Hình 3. 7. Mức độ đơ thị hóa của 145 thôn và thị trấn Đông Anh theo năm 2011 .. 94
Hình 3. 8. Chuyển đổi cơ cấu giữa các loại hình sử dụng đất chính giai đoạn
2001-2006 ................................................................................................................. 96
Hình 3. 9. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2006 ........................................ 97

Hình 3. 10. Chuyển đổi cơ cấu giữa các loại hình sử dụng đất chính giai đoạn
2006-2013 ................................................................................................................. 98
Hình 3. 11. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2013 ...................................... 99
Hình 3. 12. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2013 .................................... 101
Hình 3. 13. Biểu đồ diện tích biến động theo khoảng cách tới Hà Nội .................. 104
Hình 3. 14. Biểu đồ phần trăm diện tích biến động theo mức độ đơ thị hóa .......... 105


viii

Hình 3. 15. Xác định các yếu tố của ảnh hưởng đến biến động sử dụng
đất nơng nghiệp....................................................................................................... 108
Hình 3. 16. Yếu tố tự nhiên của khu vực nghiên cứu ............................................. 110
Hình 3. 17. Thay đổi về mật độ dân số, thu nhập và số lao động ảnh hưởng đến
chuyển đổi sử dụng đất nơng nghiệp 2001-2013 .................................................... 119
Hình 3. 18. Mơ hình hóa biến động sử dụng đất nơng nghiệp ............................... 120
Hình 3. 19. Cấu trúc MLP của chuyển đổi giữa đất chuyên lúa sang đất xây dựng
2001-2006 ............................................................................................................... 123
Hình 3. 20. Khả năng chuyển đổi sử dụng đất sau năm 2001 ................................ 124
Hình 3. 21. Khả năng chuyển đổi sử dụng đất sau năm 2006 ................................ 125
Hình 3. 22. Đường cong ROC đánh giá từng loại chuyển đổi sử dụng đất giai đoạn
2001-2006 ............................................................................................................... 127
Hình 3. 23. Đường cong ROC đánh giá từng loại chuyển đổi sử dụng đất giai đoạn
2006-2013 ............................................................................................................... 128
Hình 3. 24. Phần trăm diện tích chuyển đổi từ đất lúa sang đất xây dựng theo mơ
hình và thực tế giai đoạn 2001-2006. .................................................................... 129
Hình 3. 25. Phần trăm diện tích chuyển đổi từ đất màu lúa sang đất xây dựng theo
mơ hình và thực tế giai đoạn 2001-2006. .............................................................. 129
Hình 3. 26. Phần trăm diện tích chuyển đổi từ đất lúa sang đất xây dựng theo mơ
hình và thực tế giai đoạn 2006-2013 ..................................................................... 130

Hình 3. 27. Phần trăm diện tích chuyển đổi từ đất màu lúa sang đất xây dựng theo
mơ hình và thực tế giai đoạn 2006-2013. .............................................................. 130


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tư liệu bản đồ sử dụng trong luận án............................................................ 6
Bảng 2. Số liệu về kinh tế - xã hội sử dụng trong luận án .......................................... 6
Bảng 3. Tư liệu viễn thám sử dụng trong luận án ...................................................... 7
Bảng 4. Các phần mềm chính sử dụng phân tích trong luận án ................................. 7
Bảng 1. 1. Lựa chọn phương pháp hồi quy dựa trên đặc điểm biến phụ thuộc [95] 22
Bảng 2. 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Đông Anh ......................................... 48
Bảng 2. 2. Chỉ tiêu về dân số huyện Đông Anh ....................................................... 49
Bảng 2. 3. Chỉ tiêu về cơ cấu lao động huyện Đông Anh ........................................ 49
Bảng 2. 4. So sánh chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế của tư liệu ảnh được đánh giá trong
nghiên cứu biến động sử dụng đất [59] .................................................................... 50
Bảng 2. 5. Chú giải sử dụng đất của khu vực Đông Anh Hà Nội ............................ 53
Bảng 2. 6. Số lượng mẫu sử dụng trong phân loại ảnh ............................................ 65
Bảng 2. 7. Các chỉ số khảo sát lựa chọn sử dụng trong phân loại ảnh ..................... 65
Bảng 2. 8. So sánh hàm liên thuộc của dữ liệu tập mẫu chỉ số tách nước ................ 69
Bảng 2. 9. Bảng so sánh hàm liên thuộc của dữ liệu mẫu chỉ số tách đất xây dựng 71
Bảng 2. 10. So sánh hàm liên thuộc của dữ liệu mẫu chỉ số tách thực vật............... 72
Bảng 2. 11. So sánh hàm liên thuộc của dữ liệu tập mẫu đất trống và hoa màu ...... 72
Bảng 2. 12. Ma trận lẫn kết quả kiểm chứng năm 2006 (Đơn vị: m2) .................... 75
Bảng 2. 13. Ma trận lẫn kết quả kiểm chứng năm 2009 (Đơn vị: m2) .................... 75
Bảng 2. 14. Ma trận lẫn kết quả kiểm chứng năm 2013 (Đơn vị: m2) ..................... 76
Bảng 3. 1. Nhóm tỉ trọng mục đích sử dụng đất ....................................................... 84
Bảng 3. 2. Nhóm lao động và cơ cấu kinh tế ............................................................ 85



x

Bảng 3. 3. Nhóm dân số và điều kiện cơ sở vật chất ................................................ 86
Bảng 3. 4. Giá trị đóng góp của các trục thành phần chính F1 và F2 ...................... 88
Bảng 3. 5. Hệ số đóng góp của các chỉ tiêu trên trục nhân tố .................................. 90
Bảng 3. 6. Biến động giữa các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2001-2006
(đơn vị ha) ................................................................................................................. 95
Bảng 3. 7. Biến động giữa các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2013
(đơn vị ha) ................................................................................................................. 98
Bảng 3. 8. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2001- 2013 ....................................... 100
Bảng 3. 9. Biến động giữa các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2013
(đơn vị ha) ............................................................................................................... 102
Bảng 3. 10. Biến động diện tích (ha) sử dụng đất theo đường giao thơng chính ... 103
Bảng 3. 11. Biến động diện tích (ha) theo khoảng cách tới Hà Nội ....................... 103
Bảng 3. 12. Diện tích biến động sử dụng đất theo mức độ đơ thị hóa năm 2011... 105
Bảng 3. 13. Biến phụ thuộc và biến độc lập ........................................................... 111
Bảng 3. 14. Tổng hợp hệ số của phương trình hồi quy từ kết quả chạy mơ hình giai
đoạn 2001 -2006 với giá trị P-value ≤0.1 ............................................................... 112
Bảng 3. 15. Bảng tổng hợp hệ số của phương trình hồi quy từ kết quả chạy mơ hình
giai đoạn 2006 -2013 với giá trị P-value ≤0.1 ........................................................ 114
Bảng 3. 16. Bảng kiểm chứng mơ hình .................................................................. 126


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đơ thị hóa là xu thế phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, trong
đó có Việt Nam với mốc khởi điểm vào năm 1980. Hiện nay, đơ thị hóa ở nước ta

diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh [147]. Bên cạnh những mặt tích cực của q
trình đơ thị hóa như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời
sống tạo đời sống xã hội thì đơ thị hóa q nhanh, thiếu quy hoạch khoa học sẽ
nảy sinh nhiều vấn đề như mất đất nông nghiệp, chênh lệch mức sống, ô nhiễm
môi trường [8].
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, q trình đơ thị hóa đã dẫn đến việc thu hồi
một diện tích lớn đất nông nghiệp sử dụng cho xây dựng khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu đô thị mới và nhiều dự án phi nông nghiệp khác. Theo báo cáo của Bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 có khoảng
366 000 ha đất nơng nghiệp đã chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp, trong
đó, có 16 tỉnh và thành phố thu hồi diện tích lớn như Tiền Giang, Đồng Nai, Hà Nội
và Vĩnh Phúc [147]. Dự kiến đến năm 2025 chính phủ sẽ chuyển đổi 450 000 ha đất
nông nghiệp sang đất phi nơng nghiệp [35]. Tính đến năm 2011, Hà Nội có tổng
cộng 19 khu cơng nghiệp mới sử dụng 7526 ha đất, cùng với một khu công nghệ
cao và 45 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, và nhiều khu đô thị mới tập trung ở khu
vực ven đô [7].
Đông Anh là huyện nằm ở phía bắc Hà Nội, nơi có tốc độ thị hóa mạnh mẽ,
q trình đơ thị hóa ln song hành với cơng nghiệp hóa. Là một huyện có vị trí
địa lý thuận lợi, Đơng Anh đang thu hút nhiều dự án đầu từ trong và ngoài nước.
Trên địa bàn huyện, cho đến nay, đã có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh trong và ngoài các khu công nghiệp. Trong thời gian tới, các dự
án còn tiếp tục gia tăng, đây là một thế mạnh của Đông Anh để thúc đẩy phát triển
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Cũng như các các vùng
ngoại thành khác, q trình đơ thị hóa ở Đơng Anh tất yếu dẫn đến mở rộng đô thị,


2

điều này đã phá vỡ cấu trúc không gian của khu vực nơng thơn và kéo theo là diện
tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi, bị thu hẹp để sử dụng sang các mục đích khác.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở đây diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sau năm
2000, điều này thể hiện qua mức độ mất đất nông nghiệp hàng năm tăng [67]. Đây
đang là vấn đề nóng bỏng của Đơng Anh và những khu vực tương tự, nơi đang
chịu áp lực nặng nề của hai xu hướng phát triển và bảo tồn giữa lợi ích kinh tế với
bảo vệ tài nguyên đất và mơi trường.
Trước thực tế đó, cần có một nghiên cứu đánh giá đầy đủ, chính xác và khoa
học tác động của các nhân tố đơ thị hóa đối với sự biến động cơ cấu sử dụng đất
theo không gian và thời gian. Kết quả nghiên cứu là tư liệu cho các nhà quy hoạch,
các nhà quản lý có cơ sở để điều chỉnh quy hoạch, bổ sung các cơ chế, chính sách
phát triển đơ thị hợp lý bảo đảm sự hài hòa của cả ba hợp phần phát triển kinh tế, xã
hội và bảo vệ tài nguyên môi trường, hướng tới một q trình đơ thị hóa bền vững.
Các nghiên cứu về đơ thị hóa và chuyển đổi đất nơng nghiệp đều có ba đặc
điểm chung. Một là, vấn đề mất đất nông nghiệp do xây dựng khu dân cư và phát
triển công nghiệp. Khu vực ven đô của các đô thị lớn như Hà Nội, Manila, Jakarta,
Trung Quốc là những ví dụ điển hình cho sự suy giảm đất nông nghiệp [35, 52, 67,
110, 113, 183]. Hai là, vấn đề tăng dân số, giảm đất nông nghiệp gây áp lực chuyển
đổi cây trồng và tăng cường sử dụng đất theo nhu cầu thị trường [158, 182]. Ba là,
đô thị hóa làm thay đổi mơ hình khơng gian của khu vực nông nghiệp. Tại các khu
vực ven đô trải qua đơ thị hóa, đất nơng nghiệp bị chia cắt và manh mún [35, 145,
146]. Cho đến nay, các nghiên cứu mối quan hệ giữa đơ thị hóa và sử dụng đất đang
tập trung theo hai hướng, hoặc (i) là đánh giá mối quan hệ theo quan điểm địa lý
học hoặc (ii) xem xét dưới góc độ sự phát triển kinh tế - xã hội. Hai hướng tiếp cận
độc lập, riêng rẽ này đã bộc lộ một số hạn chế. Các nhà nghiên cứu xã hội liên kết
vấn đề đô thị hóa và sử dụng đất theo phương pháp quy nạp thực tiễn [7, 158, 165],
phân tích và xem xét đơ thị hóa ở mức độ tổng hợp hơn bao gồm cả kinh tế và xã
hội. Hạn chế của họ là chỉ dựa vào số liệu thống kê đánh giá mà không định lượng
không gian của mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất. Trong khi đó các nhà


3


địa lý ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) chỉ xem xét đơ thị hóa tương
đồng với sự phát triển không gian, mở rộng không gian khu vực dân cư, khu công
nghiệp và khu đô thị để định lượng thay đổi sử dụng đất theo không gian đơ thị hóa
[35, 45, 47, 62, 110]. Do vậy, cần xây dựng một ý tưởng khoa học mới khi phân
tích mối quan hệ giữa q trình đơ thị hóa và sự biến động sử dụng đất, theo đó, cần
tiếp cận hệ thống hơn, tích hợp dữ liệu đa chiều hơn cả về khai thác dữ liệu không
gian mà viễn thám là tư liệu tiêu biểu với các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội trong
khu vực. Trên thế giới hướng tiếp cận mới này đã và đang được nhiều nhà khoa học
quan tâm, tuy rằng, mỗi nghiên cứu có hướng đi riêng và khai thác các khía cạnh
khác nhau [30, 67, 69, 71, 139]. Với nhiều ưu điểm nổi trội, tư liệu viễn thám
được coi là công cụ cung cấp thơng tin nhanh chóng, khách quan và trung thực
theo không gian và thời gian. Việc khai thác hiệu quả thông tin từ tư liệu viễn thám
trong nghiên cứu biến động sử dụng đất địi hỏi có các phương pháp xử lý và chiết
tách thông tin phù hợp với độ chính xác cao, nhất là đối với khu vực ven đơ, nơi có
cấu trúc và phản xạ phổ trên tư liệu ảnh vệ tinh rất phức tạp do q trình đơ thị hóa
[3, 176, 177]. Sự tích hợp các phương pháp phân tích thống kê, phân tích khơng
gian và mơ hình hóa khơng gian là một giải pháp mới, một bước đột phá trong
nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và q trình đơ thị hóa, nó
cho phép đánh giá tác động của quá trình đơ thị hóa đối với biến động cơ cấu sử
dụng đất một cách chặt chẽ hơn và toàn diện hơn. Qua đó, có thể giám sát hiệu quả
hơn sự biến động sử dụng đất theo không gian và thời gian, xác định chính xác
nguyên nhân và đặc biệt là lượng hóa được ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến
cơ cấu biến động sử dụng đất. Với các luận giải trên đây, đề tài "Nghiên cứu tác
động của q trình đơ thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp khu vực Đông
Anh Hà Nộị” đã được lựa chọn.


4


2. Mục tiêu và nhiệm vụ
a/ Mục tiêu:
Xác định mối quan hệ giữa q trình đơ thị hóa và sự biến động cơ cấu sử
dụng đất thơng qua mơ hình hóa khơng gian, tích hợp thơng tin viễn thám và thông
tin thống kê.
b/ Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu nêu trên, quá trình nghiên cứu đã thực hiện các nhiệm
vụ chính sau đây:
-

Tổng quan tài liệu các lý luận về đơ thị hóa, sử dụng đất, tác động của đơ
thị hóa đến sử dụng đất và phương pháp chiết tách thông tin sử dụng đất
từ tư liệu ảnh vệ tinh, phương pháp đánh giá biến động và phương pháp
đánh giá tác động của đơ thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất.

-

Nghiên cứu phương pháp phân loại mờ tiếp cận đối tượng chiết tách
thông tin sử dụng đất từ ảnh viễn thám và đánh giá biến động cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp của khu vực.

-

Nghiên cứu phương pháp phân tích thống kê khơng gian đánh giá mức độ
đơ thị hóa của khu vực Đơng Anh.

-

Nghiên cứu phương pháp phân tích hồi quy logistic và mơ hình hóa
khơng gian đánh giá các yếu tố tác động của đơ thị hóa đến cơ cấu sử

dụng đất nông nghiệp ở khu vực nghiên cứu.

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
a/ Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp xác định mối quan hệ giữa đơ thị hóa, biến động cơ
cấu sử dụng đất và ảnh hưởng của đơ thị hóa đến biến động cơ cấu sử dụng đất.
b/ Phạm vi nghiên cứu
-

Đề tài giới hạn phạm vi không gian huyện Đông Anh, Hà Nội.

-

Giới hạn phạm vi nghiên cứu cho một số loại hình sử dụng đất chính
trong đó, đất nơng nghiệp là trọng tâm được chiết tách từ tư liệu ảnh vệ
tinh Landsat.


5

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp quy nạp thực tiễn;
- Phương pháp mơ hình hóa;
- Phương pháp thực nghiệm.
5. Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Trong phân loại mờ tiếp cận đối tượng đối với khu vực đơ thị
hóa và sử dụng đất phức tạp, việc so sánh hàm liên thuộc của các tập mẫu để

lựa chọn các chỉ số phù hợp cho kết quả phân loại đạt độ tin cậy cao.
Luận điểm 2: Phân tích hồi quy khơng gian kết hợp với mơ hình mạng nơron cho phép đánh giá một cách định lượng tác động của đơ thị hóa đến biến
động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của khu vực nghiên cứu.
Luận điểm 3: Các yếu tố đặc trưng của đô thị hóa khu vực ven đơ bao gồm
yếu tố tự nhiên và xã hội đều có liên quan đến biến động cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp trong khu vực huyện Đông Anh, Hà Nội.
6. Các điểm mới của luận án
-

Thông qua so sánh hàm liên thuộc của các tập mẫu xác định các chỉ số
phù hợp cho chiết tách thông tin sử dụng đất.

-

Xây dựng phương pháp đánh giá mức độ đơ thi hóa cho khu vực ven đơ
thơng qua việc áp dụng phương pháp phân tích thành phần chính.

-

Xây dựng cách tiếp cận liên ngành tích hợp dữ liệu kinh tế - xã hội và dữ
liệu viễn thám phục vụ nghiên cứu đánh giá tác động của đô thị hóa đến
cơ cấu sử dụng đất.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a/ Ý nghĩa khoa học:


6

Khẳng định tính ưu việt của phương pháp phân loai mờ tiếp cận đối tượng

cho kết quả đạt độ chính xác cao.
Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu thông qua phân tích thành phần chính
đánh giá mức đơ đơ thị hóa, phân tích hồi quy và mơ hình hóa khơng gian đánh giá
tác động của các yếu tố đô thị hóa đến sử dụng đất.
b/ Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu là tư liệu hỗ trợ cho các cơ quan quy hoạch, cơ quan
quản lý điều chỉnh, bổ sung và xây dựng các cơ chế chính sách về định hướng quy
hoạch chương trình đơ thị hóa nói chung và cho khu vực Đơng Anh nói riêng nhằm
hướng tới một khu vực ven đô phát triển bền vững.
8. Cơ sở tài liệu
- Tư liệu bản đồ:
Bảng 1. Tư liệu bản đồ sử dụng trong luận án

STT

Dữ liệu

Năm

Nguồn

1

Bản đồ địa hình tỉ lệ 1: 25000

2005

Bộ Tài Nguyên và Môi trường

2


Bản đồ thổ nhưỡng tỉ lệ 1: 100000

2005

Viện Thổ nhưỡng nơng hóa

2010

Ủy ban nhân dân huyện
Đơng Anh

2012

Được cán bộ địa chính các xã
và trưởng thơn biên vẽ từ bản
đồ địa chính và bản đồ địa hình
tỉ lệ 1:5000

4

5

Bản đồ sử dụng đất tỉ lệ 1:25000

Ranh giới cấp thôn

- Số liệu về kinh tế xã hội:
Bảng 2. Số liệu về kinh tế - xã hội sử dụng trong luận án


STT

Dữ liệu

Năm

Nguồn

1

Số liệu về kinh tế xã hội về điều tra
nông hộ nông thôn cấp nông hộ.

2001; 2006; 2011

Tổng cục thống kê

2

Niên giám thống kê

2000 ÷ 2011

Ủy ban nhân dận
huyện Đơng Anh


7

- Tư liệu ảnh viễn thám:

Bảng 3. Tư liệu viễn thám sử dụng trong luận án

STT
1

Dữ liệu
Landsat TM

Ngày chụp
23/11/ 2001

Nguồn

2

Landsat TM

23/11/2004

United States

3

Landsat TM

15/12/2006

Geological Survey

4


Landsat TM

05/11/2009

5

Landsat8 OLI_TIRS_L1T

02/12/2013

(USGS)

- Các phần mềm phân loại, phân tích trong luận án
Bảng 4. Các phần mềm chính sử dụng phân tích trong luận án

STT

Mục đích sử dụng

Phần mềm

1

Ecognition

Phân loại ảnh

2


ArcGIS

Phân tích khơng gian, Kappa

3

XLSTAT

Phân tích PCA

4

SPSS

Phân tích hồi quy

5

IDRISI

Mơ hình MLP, ROC, Kappa

- Luận án cũng đã tham khảo nhiều đề tài, dự án, báo cáo khoa học về lĩnh
vực trắc địa bản đồ, viễn thám, GIS, đơ thị hóa, bảo vệ tài ngun mơi trường và
đất đai.
9. Cấu trúc luận án
Luận án bao gồm 03 chương cùng với phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham
khảo được trình bày trong 148 trang đánh máy, có sử dụng 35 bảng, 52 hình và biểu
đồ, bản đồ kèm theo 8 phụ lục. Dưới đây là tiêu đề các chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động

của quá trình đơ thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.
- Chương 2. Phân loại mờ tiếp cận đối tượng chiết tách thông tin sử dụng đất
khu vực Đông Anh – Hà Nội.


8

- Chương 3. Đánh giá tác động của đô thị hóa đến biến động cơ cấu sử dụng
đất nơng nghiệp khu vực Đông Anh, Hà Nội.
10.

Lời cảm ơn
Luận án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học GS. TS Võ Chí

Mỹ và PGS. TS Phạm Văn Cự tại bộ môn Trắc địa Mỏ khoa Trắc địa trường Đại
học Mỏ - Địa Chất. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy, người đã
giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tác giả trong suốt thời gian làm luận án.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả đã nhận được nhiều sự quan
tâm giúp đỡ từ nơi đào tạo, bộ môn Trắc địa Mỏ, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa
Trắc địa trường Đại học Mỏ - Địa Chất và trung tâm nghiên cứu biến đổi toàn cầu
(ICARGC). Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới ban lãnh đạo trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường, lãnh đạo Khoa Trắc địa - Bản đồ trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường, Bộ môn Trắc địa cơ sở và các bạn đồng nghiệp tại đây đã luôn sát cánh
động viên và hỗ trợ tác giả hồn thành luận án.
Tác giả xin được bày tỏ lịng cảm ơn tới bố mẹ, gia đình và bạn bè, những
người là chỗ dựa tinh thần và là điểm tựa vững chắc giúp tác giả hoàn thành
luận án.



9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN
CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
Trong chương 1 trình bày tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến vấn
đề đơ thị hóa, sử dụng đất và tác động của đơ thị hóa đến sử dụng đất. Mục đích
của chương này là định hướng cho luận án về khung lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu.
1.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá tác động của q trình đơ thị hóa đến
thay đổi sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Các quan điểm về đơ thị hóa, đơ thị và khu vực ven đơ
Thuật ngữ “đơ thị hóa” ra đời năm 1867 trong một tác phẩm của kỹ sư cầu
đường người Tây Ban Nha Ildefonso Cerdà có tên là “Lý luận chung về đơ thị hóa”.
Theo bà, đơ thị hóa là một hiện tượng nhiều tầm và đa diện về kinh tế, xã hội, môi
trường biểu hiện ở phát triển thủ công nghiệp, cơng nghiệp, sản xuất hàng hóa, phân
cơng lao động, chuyển đổi nơi ở và làm việc,…[9]. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên
cứu cũng như các báo cáo hiện nay về vấn đề đơ thị hóa đều lấy khía cạnh dễ nhận
biết nhất của nhân khẩu học đó là sự tăng dần của dân số đô thị trên tổng dân số của
một vùng, một quốc gia hoặc châu lục; hay xem xét vấn đề đơ thị hóa thơng qua
hiện tượng nhập cư vào đô thị làm đô thị tăng lên về lượng và mở rộng về không
gian để định nghĩa đô thị hóa [9]. Để xác định được các tiêu chuẩn của đơ thị hóa
phải hiểu được định nghĩa về đơ thị. Các nhà khoa học định nghĩa về đô thị theo
nhiều quan điểm chủ yếu là dựa trên địa vị chính trị, các thuộc tính về nhân khẩu
học, các tham số kinh tế và hành vi văn hóa xã hội. Do khơng có ngưỡng tiêu chuẩn
tối thiểu cho việc xác định một khu vực được gọi là khu vực đô thị, nên mỗi quốc
gia lại đưa ra một định nghĩa riêng, hiện nay đang tồn tại khoảng 30 định nghĩa
khác nhau về đô thị [32, 79, 150, 156, 159, 174].
Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý, các học giả đã đưa ra định nghĩa đô thị

dựa trên ngưỡng tối thiểu về lượng tập trung dân số và mật độ dân số [84, 150,


10

174]. Lấy tiêu chuẩn số dân tối thiểu cho một khu vực làm ngưỡng, nhiều nước đã
đưa ra định nghĩa về đơ thị là khu vực có số dân tối thiểu từ 2000 người trở lên như
Tây Ban Nha, Cộng hòa Sec và Ethiopia [156]. Một số nước khác còn thêm chỉ tiêu
về mật độ dân số để định nghĩa đơ thị: ở Canada, khu vực đơ thị phải có quy mô dân
số từ 1000 người và mật độ dân số từ 400 người trên 1 km2 trở lên [156].
Để phân biệt nông thôn với đô thị, không chỉ dựa vào nhân khẩu học, mà còn
dựa trên hoạt động kinh tế và chính trị của khu vực. Theo quan điểm của các nhà
kinh tế, đơ thị là khu vực có dân số chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
và dịch vụ [159, 174]. Ở Ấn Độ, ngoài hai tiêu chí tổng số dân và mật độ dân số, họ
cịn thêm một tiêu chí nữa đó là ba phần tư dân số nam giới trưởng thành lao động
phi nông nghiệp thì khu vực đó mới là đơ thị [156].
Các nhà xã hội học và nhân chủng học kết nối đô thị với hành vi và mối
quan hệ của con người. Trịnh Duy Luận trích dẫn lập luận của Louis Wirth rằng:
đặc trưng đô thị là các kiểu mẫu văn hóa, cấu trúc xã hội, đặc tính xã hội, cách
sống tiêu biểu của khu vực thành thị khác biệt rõ rệt với nơng thơn [4]. Đây cũng
là tiêu chí để định nghĩa đô thị [118, 159, 174].
Ở Việt Nam, đô thị được định nghĩa theo quan điểm của quản lý, đơ thị là
một khu vực dân cư tập trung có đủ 2 điều kiện [1, 5, 174]:
- Về phân cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thành lập.
- Về trình độ phát triển đơ thị, phải đạt được những tiêu chuẩn là trung tâm
tổng hợp hoặc là trung tâm chun ngành, có vai trị thúc đẩy kinh tế của cả nước
hay của một vùng lãnh thổ với quy mơ dân số tồn đơ thị tối thiểu phải đạt 4000
người trở lên và đạt được một số tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng.
Hầu hết các tài liệu nghiên cứu đơ thị hóa ở Việt Nam thiên về phân tích đơ

thị hóa ở khu vực đơ thị. Trong nghiên cứu của Lê Du Phong, tác giả đưa ra một số
chỉ tiêu định lượng và định tính cơ bản đánh giá mức độ đơ thị hóa theo chiều sâu
và chiều rộng cho khu vực đô thị [5]. Mức độ đô thị hóa cũng được Nguyễn Hữu


11

Đoàn đánh giá bằng việc xây dựng hệ thống tiêu chí và tiêu chuẩn cho tồn bộ đơ
thị lớn ở Việt Nam và tác giả lấy thực nghiệm đánh giá cho khu vực Hà Nội [2].
Báo cáo của Ngân hàng thế giới nhận định đơ thị hóa thơng qua đánh giá sự chuyển
đổi ở năm khía cạnh bao gồm các sự chuyển đổi về hình thể, hành chính, phúc lợi,
nhân khẩu và kinh tế giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mức độ và hình thức đơ thị hóa,
về chức năng của thành phố và không gian kinh tế- xã hội của nó. Báo cáo khẳng
định những chuyển đổi theo năm khía cạnh diễn ra trên tồn bộ hệ thống các thành
phố của Việt Nam [169].
Tuy nhiên, q trình đơ thị hóa khơng chỉ xảy ra ở những khu vực được coi
là đô thị, trên thực tế, sự hiện diện của đơ thị hóa cịn xuất hiện ở những khu vực
không phải là không gian đô thị, mà ở cả khu vực nông thôn và khu vực ven đô
[118, 152, 170].
Vùng ven đô là một vành đai chuyển tiếp giữa thành phố và nông thôn, chứa
đựng sự giao thoa và tương tác giữa nông thôn và đô thị [127, 152, 170]. Nó là nơi
tồn tại xen kẽ, đan xen các đặc tính đơ thị và đặc tính nơng thơn. Vì vậy, trong một
nghĩa nào đó, khu vực ven đơ có thể được coi là vùng nơng thơn bởi vì nó được đặc
trưng bởi các khu định cư mật độ thấp, khu vực canh tác nông nghiệp và các dấu vết
của lối sống nông thôn. Trong một nghĩa khác, khu vực này là khu vực đơ thị bởi vì
nó là khơng gian diễn ra các hoạt động cơng nghiệp hóa và phát triển cơ sở hạ tầng,
đồng thời nơi này đang phải chịu áp lực ngày càng tăng của đô thị cũ. Theo Michael
Leaf, khu vực ven đơ là vùng có cảnh quan năng động, hỗn độn, chắp vá và liên tục
biến đổi. Sự biến đổi này diễn ra chủ yếu theo hướng từ nơng thơn sang đơ thị [91].


Hình 1. 1. Ví trí vùng ven đơ trong cấu trúc phát triển của đô thị


12

Có thể coi khu vực ven đơ là vùng đệm cho bước chuyển từ nông thôn
sang thành thị, nơi phản ánh rõ nét nhất những ảnh hưởng của quá trình đơ thị
hóa đối với nơng thơn. Nguyễn Duy Thắng cho rằng: những biến đổi về đơ thị
hóa ở khu vực ven đơ có thể khác nhau đối với các nhóm xã hội và diễn ra trên
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như sử dụng đất, kiến trúc nhà cửa, quy
mô và cơ cấu dân số, lao động và việc làm, sức khỏe và môi trường, biến đổi lối
sống và phong tục tập qn [8].
Đơ thị hóa nói chung và đơ thị hóa ở khu vực ven đơ lại có những đặc tính và
sắc thái riêng. Đơ thị hóa ở khu vực ven đơ liên quan đến q trình chuyển đổi của
khu vực nông thôn nằm ngoại ô thành phố [7, 127, 152, 170, 171]. Đơ thị hóa ở khu
vực này nhấn mạnh sự hình thành lan tỏa và phát triển của đặc tính đơ thị thay thế
cho những đặc tính nơng nghiệp, nơng thơn vốn nổi trội trước khi bị đơ thị hóa [7].
Q trình đơ thị hóa ở những khu vực này đang diễn ra theo các hướng như sau [7]:
-

Theo hướng xuất hiện tính đơ thị ở một khơng gian nào đó để trở thành một

thị tứ, rồi phát triển dần thành một trung tâm đô thị theo thời gian.
-

Theo chiều rộng, nghĩa là sự mở rộng khơng gian đơ thị, làm cho tính đơ thị

lan tỏa sang khu vực nông thôn
-


Theo chiều sâu và cao, trong đó đơ thị được nén lại, đẩy lên, làm cho tính đơ

thị đậm đặc hơn trong khi khơng làm mở rộng không gian đô thị
-

Theo hướng kết hợp của các hướng nêu trên

1.1.2. Các yếu tố của đô thị hóa ảnh hưởng đến thay đổi sử dụng đất nơng nghiệp
Các nghiên cứu thay đổi sử dụng đất thường xoay quanh câu hỏi trọng tâm
về mối quan hệ giữa sử dụng đất và các yếu tố làm thay đổi sử dụng đất. Thay đổi
sử dụng đất bị tác động bởi rất nhiều nhân tố có nguồn gốc khác nhau [72]: yếu tố
tự nhiên [90, 103], phạm vi địa lý [164], thời gian và cường độ [57]. Các yếu tố ảnh
hưởng tới biến động sử dụng đất có thể được phân chia thành hai loại:
-

Nhân tố tác động của môi trường tự nhiên như khí hậu [36, 43, 90, 123, 144,

166], thủy văn [25], thổ nhưỡng [65, 115].


13

-

Nhân tố tác động của con người như dân số [37, 61, 163, 164], cơng nghệ

[22, 86], hệ thống chính trị và kinh tế [88, 93, 105], văn hóa và tôn giáo [18, 38,
119], yếu tố dân tộc [30].
Như vậy, có thể thấy rằng thay đổi sử dụng đất là kết quả của hoạt động kinh
tế - xã hội và điều kiện tự nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng của con người

được thể hiện trong hình 1.2 [28, 69, 94].
SỬ DỤNG ĐẤT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA

SỬ DỤNG ĐẤT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA

KINH TẾ - XÃ HỘI

MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA CON NGƯỜI

SỬ DỤNG ĐẤT

Hình 1. 2. Thực trạng sử dụng đất [48]

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi sử dụng đất trên đây, tác nhân kinh
tế - xã hội được coi là tác nhân chính và chủ yếu [105, 167]. Một đặc điểm dễ nhận
thấy, đó là việc chuyển đổi sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất đô thị, khu công
nghiệp là hiện tượng phổ biến và điển hình xảy ra ở hầu hết các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam [5, 11, 137].
Chuyển đổi sử dụng đất là một hiện tượng tất yếu của quá trình phát triển,
tăng trưởng kinh tế [149, 178]. Mật độ dân số cao, tăng trưởng kinh tế nhanh và q
trình đơ thị hóa được coi là những yếu tố chủ đạo gây ra chuyển đổi đất nông
nghiệp ở các nước đang phát triển [68]. Ở Việt Nam, chuyển đổi đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh mẽ từ những năm 1990
khi mà nhà nước có những chính sách thiên vị cho tăng trưởng và phát triển kinh tế
[147]. Theo Firman trích dẫn của Setiawan và Purwanto, các yếu tố của đơ thị hóa
tác động lên sử dụng đất nơng nghiệp được chia thành hai nhóm: yếu tố nội sinh và
yếu tố ngoại sinh [52].
• Yếu tố ngoại sinh



14

(1) Cơng nghiệp hóa
Phát triển cơng nghiệp được xem như là một động cơ cho tăng trưởng kinh tế
[101]. Nghiên cứu của Hualou Long và cộng sự chứng minh công nghiệp hóa là
ngun nhân gây ra mất đất nơng nghiệp ở khu vực Chongquing qua mối tương
quan nghịch với hệ số tương quan cao giữa tăng trưởng sản lượng công nghiệp và
giảm diện tích đất nơng nghiệp, đồng thời có mối tương quan thuận mạnh mẽ giữa
giá trị sản lượng cơng nghiệp với đất xây dựng [105]. Cơng nghiệp hóa cũng đã làm
thay đổi sử dụng đất ở hầu hết các tỉnh của Trung Quốc [58, 68, 110, 183].
Nghiên cứu của Firman cho thấy sự phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt
là ở các khu vực xung quanh Jakarta (Indonesia) chính là yếu tố ảnh hưởng đến thay
đổi diện tích đất nơng nghiệp. Một số khu vực có q trình chuyển đổi từ nền kinh
tế nơng nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ, sự chuyển đổi này cũng
được thể hiện thông qua việc thay đổi cơ cấu lao động và số lượng hộ gia đình hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm [52].
(2) Tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi kinh tế
Tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân
làm thay đổi sử dụng đất. Trong nghiên cứu của mình, Xiangzeng Deng và cộng sự
đã chứng minh được tăng thu nhập từ sản xuất và dịch vụ đóng một vài trị mạnh
mẽ trong việc mở rộng đơ thị ở Trung Quốc. Trong những năm 1980 - 1990, tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc đã thúc đẩy sự phát triển của các vùng nông thôn
với những ngôi làng công nghiệp và đây là yếu tố gây áp lực đáng kể trong việc
chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp sang phi nơng nghiệp [68].
(3) Dân số
Q trình đơ thị hóa và di cư từ nông thôn ra đô thị cũng là yếu tố chính ảnh
hưởng đến chuyển đổi đất nơng nghiệp. Han và đồng nghiệp đã nghiên cứu mơ hình
phân bố mất đất nông nghiệp ở một số thành phố ở Trung Quốc và ông đã xác định

được mối quan hệ giữa đơ thị hóa và chuyển đổi đất nơng nghiệp tại các thành phố
đó. Ơng phát hiện ra rằng: có tương quan cao giữa tăng dân số và mất đất nông


×